You are on page 1of 70

CHƯƠNG I.

ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


---------------------
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ:
1. Một số khái niệm:
 Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (vật mốc) theo thời gian.
Chất điểm: Vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi. .
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
 Quỹ đạo: là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
2. Hệ quy chiếu:
 Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
 Một mốc thời gian và một đồng hồ.
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU:
1. Tốc độ trung bình: là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
s
vtb 
t
Trong đó: vtb là tốc độ trung bình(m/s)
s là quãng đường đi được (m)
t là thời gian chuyển động (s)
2. Chuyển động thẳng đều : là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như
nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường:
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ với thời gian chuyển động t
s = vtbt = vt
4. Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt
v > 0 nếu vật chuyển động cùng chiều dương
v < 0 nếu vật chuyển động ngược chiều dương
BÀI TẬP
Dạng 1: Tính tốc độ trung bình và quãng đường đi được.
2.1: Một chiếc xe trong 2 giờ đầu chuyển động với tốc độ 20 km/h, trong 3 giờ tiếp theo chuyển động với tốc độ 30
km/h. Tính tốc độ của xe trên cả quãng đường.
2.2: Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 8h30, khoảng cách từ A đến B là 250
km. a. Tính vận tốc của xe.
b. Xe tiếp tục chuyển động thẳng đều đến C lúc 10h30. Tính khoảng cách từ B đến C.
Dạng 2: Phương trình chuyển động.
2.3: Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình: x  4  2.t (m, s ) .
a. Cho biết vị trí ban đầu và tốc độ trung bình của vật (x0; v).
b. Xác định vị trí của vật sau khi đi được 5 s.
2.4 Phương trình chuyển động thẳng đều của một vật có dạng: x = x0 + v.t (m,s). Vật chuyển động theo chiều dương.
Viết phương trình chuyển động của vật trong các trường hợp sau:
a. Vật xuất phát tại gốc tọa độ, chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s.
b. Vật xuất phát tại vị trí cách gốc tọa độ 10 m theo chiều dương và đi được quãng đường 100 m trong 5 s.
c. Vật xuất phát tại gốc tọa độ và cách tọa độ 5 m theo chiều dương.
Dạng 3: Chuyển động của hai vật.
2.5: Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động ngược chiều nhau, khởi hành cùng một lúc từ A và B cách nhau
100 km; xe đi từ A có tốc độ 20 km/h và xe đi từ B có tốc độ 30 km/h.

Page 1
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe. Lấy gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc
hai xe bắt đầu khởi hành.
b. Hai xe gặp nhau sau bao lâu và ở đâu? ĐS: a. x1 = 20t; x2 = -30t + 100;

c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. b. t = 2 h; x1 = x2 = 40 km.


2.6: Hai xe cùng khởi hành một lúc từ hai điaj điểm A và B trên một đường thẳng cách nhau 20 km, chuyển động
đều, cùng hướng từ A đến B. Tốc độ của xe đi từ A là 40 km/h, xe đi từ B là 20 km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ Ox, lấy A làm gốc tọa độ, chiều từ A đến
B là chiều dương.
b. Tìm khoảng thời gian và vị trí hai xe gặp nhau.
Dạng 4: Đồ thị.
2.7: Cho đồ thị tọa độ của một vật theo thời gian. (hình
x (km)
2.24). x (km)
a. Hãy xác định tính chất của chuyển động trong 12 II A B
40
từng giai đoạn. 8
b. Lập phương trình chuyển động của vật cho từng I
giai đoạn.
C
O 1 t (h) O 2 3 4 t (h)
2.8: Đồ thị chuyển động của hai xe (I) và (II) được mô
Hình 2.25 Hình 2.24
tả như hình 2.25.
a. Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Dựa vào đò thị hãy xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Viên bi rơi từ tầng 6 xuống đất.
C. Chuyển động của ô tô trên đường từ Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh.
D. Trái Đất quay quanh trục của nó.
Câu 2 Nếu chọn 7 giờ 30 phút làm gốc thời gian thì thời điểm 8 giờ 15 phút có giá trị
A. 8,25 giờ. B. 1,25 giờ C. 0,75 giờ. D. −0,75 giờ.
Câu 3 Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?
A. Quả bóng chuyển động trên sân bóng.
B. Tên lửa đang chuyển động trên bầu trời.
C. Ô tô chuyển động trong garage.
D. Vận động viên điền kinh đang chạy 100m.
Câu 4 Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
A. Một bộ phim được chiếu từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút.
B. Máy bay xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0 giờ ngày 1/8 đến Mỹ lúc 5giờ ngày 1/8 (giờ địa phương).
C. Một đoàn tàu rời ga Hà Nội lúc 0 giờ đến ga Huế lúc 13 giờ 05 phút.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Câu 5 Chọn câu sai.
A. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương hoặc âm.
B. Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 6 Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x: m, t đo
bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

Page 2
B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 7 Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/ s. Và lúc t = 2s thì vật có toạ độ x = 5m.
Phương trình toạ độ của vật là
A. x = 2t +5 B. x = -2t +5 C. x = 2t +1 D. x = -2t +1
Câu 8 Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây
đúng
A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động
B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động
C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 4/3 s
D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x = 4 m
Câu 9 Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe
nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc,
chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương.
Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t.
Câu 10 Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường
thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm
mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe
làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là?
A. xA = 54t;xB = 48t + 10. B. xA = 54t + 10; xB = 48t.
C. xA = 54t; xB = 48t – 10. D. xA = -54t, xB = 48t.
Câu 11 Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết x(m
kết luận nào sau đây là sai? )
A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m.
25
B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m.
C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ.
10
D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m.
Câu 12 Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?
O 5 t(s)
A. Đồ thị a B. Đồ thị b và d
C. Đồ thị a và c x D. Các đồ thị a, b và c đều đúng
x v x
a) c) d)
b)

O O O O
t t t t

Câu 13 Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu
vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả
quãng đường là:
A. 7m/s B. 5,71m/s C. 2,85m/s D. 0,7m/s
Câu 14 Nội dung như bài 13, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô
B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là
A. 1 h; 54 km. B. 1 h 20 ph; 72 km. C. 1 h 40 ph; 90 km. D. 2 h; 108 km.
Câu 15 Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động
không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
A. x = 15+40t (km, h B. x = 80-30t (km, h
C. x = -60t (km, h D. x = -60-20t (km,h)
Page 3
-----------------------------------------------

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.


1. Vectơ vận tốc tức thời:
- Gốc đặt ở vật chuyển động
- Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.
s
- Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó v 
t
2. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và đo bằng
thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên ấy. Gia tốc là đại lượng
vectơ.
v v  v0
Trong chuyển động thẳng a  ( m / s2 )
t t  t 0
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều .
- Là chuyển động trên đường thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều (CĐ nhanh dần đều) hoặc
giảm đều (CĐ chậm dần đều) theo thời gian
+ CĐT NDĐ : a v ( a cùng hướng v ); a cùng dấu v: a.v  0
+ CĐT CDĐ a v ( a ngược hướng v ); a ngược dấu v: a.v  0
Chú ý: Dấu của các đại lượng a và v phụ thuộc vào chiều dương của trục tọa độ.
- Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì vecto gia tốc không đổi.
4. Các phương trình trong chuyển động thẳng biến đổi đều
v v  v0
Gia tốc: a  m/s2
t t  t 0

Vận tốc: v  v0  a.t m/s


1 2
Quãng đường: s  v0 t  at m
2
Công thức liên hệ: v 2  v 02  2as -
Phương trình 1
x  x0  v0 .t  a.t 2
chuyển động 2
BÀI TẬP
Dạng 1: Tính gia tốc vận tốc và quãng đường đi.
3.1: Một đoàn bắt đầu tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 60 km/h.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
3.2: Một xe chuyển động không vận tốc đầu, sau 10 s xe đạt vận tốc 18 km/h.
a. Tính gia tốc của xe. Chuyển động của xe là chuyển động gì?
b. Sau 30 s tính từ lúc xuất phát, vận tốc của xe là bao nhiêu?
3.3: Một chiếc ca nô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau nửa
phút thì cập bến.
a. Tính gia tốc của ca nô?
b. Tính quãng đường mà ca nô đi được tính từ lúc tắt máy đến khi cập bến.
3.4: Một ô tô đang đi với tốc độ 54 km/h thì người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh
gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
a. Tính gia tốc của xe.

Page 4
b. Tính thời gian hãm phanh.
3.5: Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của
xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
3.6: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được các quãng đường liên tiếp nhau s1 = 24 m và s2 = 64 m trong
cùng khoảng thời gian 4 s. Xác định vận tốc ban đầu v0 và gia tốc của vật.
3.7: Một xe có tốc độ tại A là 20 m/s, chuyển động thẳng nhanhh dần đều tới B với gia tốc 0,8 m/s2. Tính:
a. vận tốc của xe tại B nếu A cách B là 1,25 km.
b. thời gian xe đến B.
Dạng 2: phương trình chuyển động.
3.8: Phương trình chuyển động của một chất điểm là: x = 10 + 5t + 4t2 (m,s).
a. Tính gia tốc của chuyển động.
b. Tính tốc độ của vật lúc t = 1 s.
c. Xác định vị trí của vật lúc có tốc độ 7 m/s.
3.9: Một xe máy bắt đầu xuất phát tại A với gia tốc 0,5 m/s2, đi đến B cách A 30 km. Chọn A làm mốc, chọn thời
điểm xe xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương từ A đến B.
a. Viết phương trình chuyển động của xe?
b. Tính thời gian để xe đi đến B?
c. Vận tốc của xe tại B là bao nhiêu?
Dạng 3: Chuyển động của hai vật.
3.10: Một xe có tốc độ tại A là 30 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều đến B với gia tốc 0,8 m/s2. Cùng lúc đó
xe thứ hai từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều về A cũng với gia tốc 0,8 m/s2. A và B cách nhau 100 m.
a. Hai xe gặp nhau ở đâu?
b. Quãng đường hai xe đi được.
3.11: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất có tốc độ ban đầu bằng 18
km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Người thứ hai có tốc độ 54 km/h và chuyển động xuống dốc
nhanh dần đều cũng với gia tốc 0,2 m/s2. Khoảng cách ban đầu giữa hai người là 120 m.
a. Viết phương trình chuyển động của hai người.
b. Thời điểm và vị trí hai người gặp nhau?
3.12: Quãng đường s = AB = 300 m. Một vật xuất phát tại A với vận tốc v01 = 20 m/s, chuyển động thẳng chậm dần
đều tới B với gia tốc 1 m/s2. Cùng lúc có một vật khác chuyển động thẳng đều từ B tới A với v2 = 8 m/s. Chọn trục
tọa độ gắn với đường đi, chiều dương từ A đến B, mốc tọa độ tại A, mốc thời gian là lúc hai vật cùng xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của hai vật.
b. Xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau.
c. Khi vật hai tới A thì vật B ở đâu? Tính quãng đường vật đi được lúc đó.
d. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai vật.
Dạng 4: Đồ thị.
3.13: Một chất điểm chuyển động có đồ thị vận
tốc – thời gian như hình 3.24. v (m/s)
v
a. Lập phương trình vận tốc của vật trong A B
(m/s)
10 30
từng giai đoạn.
20
b. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian.
3.14: Dựa vào đồ thị hình 3.25, hãy cho biết: C
a. Tính chất của chuyển động và gia tốc của O 2 6 12 t (s) O 5 10 15 t (s)
từng giai đoạn. Hình 3.24 Hình 3.25
b. Lập công thức tính tốc độ trong từng giai đoạn.
TRẮC NGHIỆM
Bài 1: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:
A. v luôn dương. B. a luôn dương.

Page 5
C. a luôn cùng dấu với v. D. a luôn ngược dấu với v.
Bài 2: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa v, a và s.
A. v + vo = 2as B. v2 + vo2 = 2as C. v - vo = 2as D. v2 + vo2 = 2as
Bài 3: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng
thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?
A. 360s B. 100s C. 300s D. 200s
Bài 4: Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s.
Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?
A. 500m B. 50m C. 25m D. 100m
Bài 5: Một đồn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm
được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc
hãm phanh đến lúc dừng lại là?
A. a = 0,5m/s2, s = 100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m.
C. a = -0,5m/s2, s = 100m. D. a = -0,7m/s2, s = 200m.
Bài 6: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2, thời điểm ban
đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng.
A. x  3t  t 2 B. x  3t  2t 2 C. x  3t  t 2 D. x  3t  t 2
Bài 7: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như hình bên.
Công thức vận tốc và công thức đường đi của vật là: v (m/s)
2
A. v = t ; s = t /2. 4
B. v = 20 + t; s = 20t + t2/2. 0
C. v = 20 – t ; s = 20t – t2/2. 2
D. v = 40 - 2t; s = 40t – t2. 0 t (s)
Bài 8: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s2 thì bắt đầu 0
chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s 10 20
kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là:
A. 0,7 m/s2 ; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s.
C. 1,4 m/s2 ; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s.
Bài 9: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2m/s, gia tốc 4m/s2:
A. Vận tốc của vật sau 2s là 8m/s B. Đường đi sau 5s là 60 m
C. Vật đạt vận tốc 20m/s sau 4 s D. Sau khi đi được 10 m, vận tốc của vật là
64m/s
Bài 10: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5 + 6t – 0,2t2 với x tính
bằng mét, t tính bằng giây. Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm:
A. 0,4m/s2; 6m/s B. -0,4m/s2; 6m/s C. 0,5m/s2; 5m/s D. -0,2m/s2; 6m/s
Bài 11: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng tốc và chuyển động nhanh
dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường 1km thì ô tô đạt được tốc độ 60km/h:
A. 0,05m/s2 B. 1m/s2 C. 0,0772m/s2 D. 10m/s2
Bài 12: Một tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40km/h.
I. Quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó là:
A. 500m B. 1000/3m C. 1200m D. 2000/3m
II. nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu tàu sẽ đạt tốc độ 60km/h
A. 2min B. 0,5min C. 1min D. 1,5min
Bài 13: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách
xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại:
I. Gia tốc của đoàn tàu là:
A. 2,5m/s2 B. -2,5m/s2 C. 5,09m/s2 D. 4,1m/s2
II. Thời gian hãm phanh là:
Page 6
A. 3s B. 4s C. 5s D. 6s
Bài 14: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi
sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:
A. 23s B. 26s C. 30s D. 34s
Bài 15: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều sau 10s vận tốc
giảm xuống còn 15m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu thì tàu dừng hẳn:
A. 30s B. 40s C. 50s D. 60s
Bài 16: Một ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều, sau 20s nó đạt
tốc độ 50,4km/h.
I. Vận tốc của ô tô sau 40s tăng tốc là:
A. 18m/s B. 16m/s C. 20m/s D. 14,1m/s
II. Thời gian để ô tô đạt vận tốc 72km/h sau khi tăng tốc là:
A. 50s B. 40s C. 34s D. 30s
Bài 17: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm
dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h.
I. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại:
A. 30s B. 40s C. 42s D. 50s
II. Vận tốc của tàu sau khi hãm phanh được 30s là:
A. 4m/s B. 3m/s C. 2,5m/s D. 1m/s
Câu 18 Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 3(m/s) và gia tốc 2(m/s2), thời
điểm ban đầu ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ thì phương trình chuyển
động của vật là
A. x = 3t + t2 (m;s). B. x = −3t − t2 (m;s). C. x = −3t + t2 (m;s). D. x = 3t − t2 (m;s).
Câu 19 Trong một chuyển động thẳng, đoạn đường của vật đi được trong 0,5 s liên tiếp sẽ tăng đều mỗi
lần 1(m). Vậy gia tốc của chuyển động là
A. a = 1(m/s2). B. a = 2(m/s2). C. a = 0,5 m/s2. D. a = 4(m/s2).
Câu 20 Một xe chuyển động nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m, lần lượt
trong 5s và 3,5s. Gia tốc của xe là
A. 2m/ s2. B. 1,5m/ s2. C. 1m/ s2 D. 2,4m/ s2
----------------------------------------

SỰ RƠI TỰ DO
Sự rơi tự do: Sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực gọi là sự rơi tự do.
a) Phương của sự rơi: phương thẳng đứng
b) Tính chất của chuyển động rơi: chuyển động nhanh dần đều.
c) Gia tốc của sự rơi tự do: Ở cùng một nơi trên Trái Đất, gần mặt đất, các vật rơi tự do với cùng một
gia tốc a = g = 9,8m/s2.
d) Công thức của sự rơi tự do:
Chọn trục toạ độ Oy thẳng đứng chiều dương từ trên xuống dưới
v0 = 0;
vt = gt;
h = gt2/2;
vt2 = 2gh
II. Bài tập tự luận:
Dạng 1: Tính thời gian rơi và vận tốc.
4.1: Một vật nặng được thả rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g
= 10 m/s2.

Page 7
4.2: Thả hòn đá từ độ cao h, sau 2 s nó chạm đất. Nếu thả hòn đá ở độ cao 4h thì hòn đá rơi chạm đất trong thời gian
bao lâu?
4.3: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2.
a. Thời gian rơi của vật và vận tốc khi chạm đất là bao nhiêu?
b. Tính vận tốc của vật khi còn cách mặt đất 9,6 m.
4.4: Một hòn đá được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao 100 m. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian và vận tốc của hòn đá khi chạm đất?
b*. Nếu người ta truyền cho hòn đá một vận tốc ban đầu bằng 2 m/s. Tính vận tốc và thời gian khi hòn đá chạm
đất.
4.5: Một vật được thả rơi trong 10 s. Tính:
a. Thời gian vật rơi trong 10 m đầu tiên. ĐS: a. 1,41 s.
b. Thời gian vật rơi trong 10 m cuối cùng. b. 0,1 s.
Dạng 2: Tính độ cao nơi thả vật và quãng đường rơi được.
4.6: Một vật được thả tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 4 s đầu và trong giây thứ
4.
4.7: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, thời gian rơi của vật là 10 s.
a. Độ cao từ nơi thả vật là bao nhiêu?
b. Tính quãng đường vật rơi trong 2 s đầu và quãng đường vật rơi trong 2 s cuối.
4.8: Một hòn được thả rơi xuống một miệng hang. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiềng hòn đá chạm vào đáy
hang. Tính chiều sâu của hang, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và lấy g = 9,8 m/s2.
b. Vận tốc mỗi vật khi chạm đất.
4. 9 Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong 2s cuối vật rơi được 180m. Tính thời gian rơi và độ
cao nơi thả vật.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Chọn câu sai
A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do
Câu 2 Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. v = 8,899m/s B. v = 10m/s C. v = 5m/s D. v = 2m/s
Câu 3 Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10m/s 2, thời gian
rơi là
A. t = 4,04s. B. t = 8,00s. C. t = 4,00s. D. t = 2,86s.
Câu 4 Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng
cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s 2. Để cho viên gạch
lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
A. v = 6,32m/s2. B. v = 6,32m/s. C. v = 8,94m/s2. D. v = 8,94m/s.
Câu 5 Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là
2h
A. v  2 gh . B. v  . C. v  2 gh . D. v  gh .
g
Câu 6 Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

Page 8
Câu 7 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy
gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. v = 9,8 m/s. B. v  9,9m / s . C. v = 1,0 m/s. D. v  9,6m / s .
Câu 8 Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s 2.
A. t = 1s. B. t = 2s. C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 9 Vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10m/s . Trong giây cuối cùng nó đi được 25m. Thời gian
2

vật rơi là
A. 4s B. 2s C. 3s D. 5s
Câu 10 Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 2h
xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu.
A. 4s B. 2s C. 2 s D. 3s
Câu 11 Thả một hòn sỏi rơi tự do từ độ cao s xuống đất, Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất hòn
sỏi rơi được quãng đường 15 m. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao h thả hòn sỏi là
A. 10 m. B. 15 m. C. 20 m. D. 25 m.
Câu 12 Một vật rơi tự do sau từ độ cao 80m. Lấy g = 10 m/s . Quãng đường vật rơi trong giây cuối là
2

A. 75 m. B. 35 m. C. 45 m. D. 5 m.
Câu 13 Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Chọn gốc toạ độ tại nơi vật rơi, gốc thời gian là lúc vật
bắt đầu rơi. Lấy g = 10m/s2, quãng đường mà vật rơi được trong giây thứ 4 là
A. 80 m B. 35m C. 20m D. 5m
Câu 14 Thả một vật từ miệng hang xuống đáy hang sau 3,1 s nghe tiếng vật đó chạm đáy hang phát ra.
Cho g=9,8 m/s2, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Độ sâu của hang xấp xỉ:
A. 47 m. B. 109 m. C. 43 m. D. 50 m.
Câu 15 Một vật rơi từ độ cao 125 m. Lấy g =10 m/s . Q uãng đường vật đi được trong giây cuối cùng
2

trước khi chạm đất là


A. 30 m. B. 35 m. C. 40 m. D. 45 m.
Câu 16 Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Vận tốc của vật tăng tỉ lệ với bình phương của thời gian.
B. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Chuyển động nhanh dần đều, ở gần mặt đất gia tốc bằng 9, 8m/s2 .
D. Chỉ chịu tác dụng duy nhất của trọng lực
Câu 17 Một vật rơi tự do trong 2s cuối cùng đi được quãng đường 180(m), thời gian rơi của vật là
A. 8(s). B. 9(s). C. 10(s). D. 6(s).
Câu 18 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia
tốc rơi tự do g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
A. v = 9,8 m/s B. v  9,9 m/s C. v = 1,0 m/s D. v  9,6 m/s
Câu 19 Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8m/s từ độ cao
39,2m. Lấy g = 9,8m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
A. t = 1 s B. t = 2 s C. t = 3 s D. t = 4 s
Câu 20 Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của
vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính tỉ số

các độ cao ℎ1 là bao nhiêu?
2
ℎ1 ℎ ℎ ℎ
A. ℎ = 2 B. ℎ1 = 0,5 C. ℎ1 = 4 D. ℎ1 = 1
2 2 2 2
-----------------------------------------------
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Câu 1. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn.
Tốc độ trung bình của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật
đi được và thời gian đi hết cung tròn đó.
Page 9
s
vtb =
t
Câu 2. Chuyển động tròn đều.
 Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là
như nhau.
 Đặc điểm vecto vận tốc:
 Điểm đặt: tại chất điểm
 Phương: tiếp tuyến với quỹ đạo
 Chiều: cùng chiều chuyển động
s
 Độ lớn (tốc độ dài) v  (m / s ) với ∆s là cung tròn vật đi được trong khoảng thời gian
t
∆t

 Tốc độ góc:   (rad / s) với  góc quay của bán kính trong khoảng thời gian ∆t.
t
 Chu kì quay T(s) : Khoảng thời gian chất điểm chuyển động quay được một vòng,
 Tần số f: số vòng quay được trong 1s , đơn vị héc (Hz = vòng/giây).,
1 2
 Công thức liên hệ: T  
f 
2 R
Liên hệ giữa vận tốc dài, vận tốc góc, chu kì quay v   R
T
 Gia tốc hướng tâm: đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vecto vận tốc. Gia tốc trong chuyển
động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
 Điểm đặt: tại chất điểm
 Phương: bán kính quỹ đạo.
 Chiều: hướng vào tâm quỹ đạo.
v2
 Độ lớn aht   2R với R: bán kính (m)
R

BÀI TẬP
5.1: Một đĩa tròn quay với tần số 600 vòng/phút. bán kính của đĩa là 7 cm. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của một
điểm nằm ở viền ngoài của đĩa.
5.2: Một quạt máy có chiều dài cánh quạt là 20 cm, tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là 10 m/s.
a. Tính tốc độ góc, chu kỳ, tần số của cánh quạt.
b. Tính góc mà cánh quạt quay được trong thời gian 5 s.
5.3: Bán kính vành ngoài của một ô tô là 50 cm. Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h.
a. Tốc độ dài của một điểm nằm ở vành ngoài bánh xe là bao nhiêu?
b. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe đối với trục của nó.
5.4: Một đu quay có bán kính 20 m, tốc độ dài của ca bin là 10 m/s.
a. Tính tốc độ góc, chu kỳ và tần số của ca bin.
b. Gia tốc hướng tâm của ca bin?
c. Tính quãng đường ca bin đi được và góc quay của ca bin trong thời gian 30 s.
5.5: Bán kính của một bánh xe là 30 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng thì số
chỉ trên tốc kế chỉ 1 km?
5.6: Một đĩa hát có đường kính 10 cm quay đều với tần số 100 Hz.
a. Tính tốc độ góc, chu kỳ quay và tốc độ dài của đĩa.
b. Tính gia tốc hướng tâm và quãng đường mà một điểm nằm ở vành ngoài của đĩa thực hiện được trong 1 phút.

P a g e 10
5.7: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27,3 ngày. Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 3,84.105 km. Coi như
Trái Đất đứng yên và quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là tròn. Tốc độ dài của Mặt Trăng đối với Trái Đất là
bao nhiêu?
5.8: Vệ tinh nhân tạo cách mặt đất 200 km, quay quanh Trái Đất với vận tốc 7,9 km/s (vận tốc vũ trụ cấp I). Bán
kính Trái Đất là R = 6400 km. Chu kỳ quay của vệ tinh quanh Trái Đất là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn là
A. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
B. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
C. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.
D. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.
Câu 2: Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
s   s
A. v  ;   ; v = R B. v  ;   ;  = vR
t t t t
s   s
C. v  ;   ;  = Vr D. v  ;   ; v = R
t t t t
Câu 3: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kỳ T và tần số f là
A.  = 2/T; f = 2. B. T = 2/; f = 2.
C. T = 2/;  = 2f. D.  = 2/f;  = 2T.
Câu 4: Chọn câu đúng? Trong các chuyển động tròn đều
A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. Chuyển động nào có chu kỳ nhỏ hơn thì thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì thì có chu kỳ nhỏ hơn.
D. Với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 5: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa
tốc độ dài của đầu mút hai kim là
A. h/min = 1/12; vh/vmin = 1/16. B. h/min = 12/1; vh/vmin = 16/1.
C. h/min = 1/12; vh/vmin = 1/9. D. h/min = 12/1; vh/vmin = 9/1.
Câu 6: Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300km bay với vận tốc 7,9km/s. Coi chuyển động là tròn
đều; bán kính Trái Đất bằng 6400km. Tốc độ góc; chu kỳ và tần số của nó lần lượt là
A.  = 0,26rad/s; T = 238,6s; f = 4,19. 10-3Hz.
B.  = 0,26rad/s; f = 238,6s; T = 4,19. 10-3Hz.
C.  = 1,18. 10-3rad/s; f = 5329s; T = 1,88. 10-4Hz.
D.  = 1,18. 10-3rad/s; T = 5329s; f = 1,88. 10-4Hz.
Câu 7: Chọn câu sai? Trong chuyển động tròn đều:
A. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc
C. Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
D. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
Câu 8: Chon câu sai Công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. aht = v2/R. B. aht = v2R. C. aht = 2 R. D. aht = 42f2/R.
Câu 9: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5cm. Gia tốc của đầu mút kim giây là
A. aht = 2,74. 10-2 m/s2. B. aht = 2,74. 10-3 m/s2.
C. aht = 2,74. 10-4 m/s2. D. aht = 2,74. 10-5 m/s2.
Câu 10: Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84. 108m, chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh
Trái Đất là 27,32ngày. Gia tốc của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất là

P a g e 11
A. aht = 2,72. 10-3m/s2. B. aht = 0,20. 10-3 m/s2.
C. aht = 1,85. 10-4m/s2. D. aht = 1,72. 10-3 m/s2.
----------------------------------

TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
1. Tính tương đối của chuyển động:
a. Tính tương đối của quỹ đạo: Hình dạng quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau
 quỹ đạo có tính tương đối
b. Tính tương đối của vận tốc: Vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau  vận tốc
có tính tương đối
2. Công thức cộng vận tốc:
a. Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động
- Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên
- Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động
b. Công thức cộng vận tốc:
𝑣⃗13 = 𝑣⃗12 + 𝑣⃗23
- Vận tốc tuyệt đối 𝑣⃗13 là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên
- Vận tốc tương đối 𝑣⃗12 là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động
- Vận tốc kéo theo 𝑣⃗23 là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng
yên
* Kết luận: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vecto vận tốc tương đối và vecto vận tốc kéo theo.
BÀI TẬP:
6.1: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng nước đi được 30 km trong 1 giờ. Tính vận tốc của thyền so với nước. Biết vận
tốc của nước so với bờ là 7 km.
6.2: Một chiếc thuyền xuất phát từ bến thuyền xuôi theo dòng nước, cùng lúc có một khúc gỗ cũng từ bến thuyền
trôi theo dòng nước. Sau 30 phút, thuyền cách bến 10 km và cách khúc gỗ 8 km.
a. Tính vận tốc của thuyền so với nước.
b. Tính vận tốc của nước so với bờ.
6.3: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông từ A đến B, sau đó lại ngược về A, s = AB = 60 km. Vận tốc của thuyền
so với nước là 25 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 5 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
6.4: Một chiếc thuyền xuôi theo dòng nước đi được quãng đường 40 km trong 2 giờ. Nếu dòng nước đứng yên thì
thuyền đi được 30 km trong 2 giờ. Tính vận tốc của nước so với bờ.
6.5: Một gói hàng trôi theo dòng nước với vận tốc 0,5 m/s. Một người chèo thuyền đuổi theo gói hàng với vận tốc
7,2 km/h. Xác định vận tốc thuyền đối với gói hàng và vận tốc của gói hàng đối với thuyền.
6.6: Một người đi với vận tốc 7,2 km/h trên một đoàn tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h. Tính
vận tốc của người so với đường trong hai trường hợp:
a. Người đó đi từ đầu tàu đến cuối tàu.
b. Người đó đi từ cuối tàu đến đầu tàu.
6.7: Hai ô tô A và B cùng chạy trên một đoan đường với vận tốc lần lượt là 40 km/h và 30 km/h. Tính vận tốc của ô
tô A so với ô tô B trong các trường hợp sau:
a. Hai ô tô chuyển động cùng chiều.
b. Hai ô tô chuyển động ngược chiều.
6.8: A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động
với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của A đối với B.
6.9: Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B mất 2 giờ và khi chạy ngược lại từ B về A
thì phải mất 3 giờ. Vận tốc của ca nô đối với nước là 30 km/h.
a. Tìm khoảng cách giữa hai bế A và B.
b. Tìm vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
P a g e 12
6.10: Lúc trời không gió,một máy bay bay với vận tốc không đổi 300 km/h từ thành phố A đến thành phố B mất 2,2
giờ. Khi bay trở lại B gặp gió thổi ngược nên máy bay phải mất 2,4 giờ mới về đến A. Xác định vận tốc của gió.
TRĂC NGHIỆM
Câu 1. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định:lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn
với ô tô).
Câu 2. Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai
toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía
sau. Tình huống nào sau đậy chắc chắn không xả ra?
A. Cả hai đoàn tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn.
B. Cả hai đoàn tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau.
Câu 3. Hòa đứng yên trên sân ga. Bình đứng yên trong toa tàu cũng đang đứng yên. Bỗng toa tàu chạy
về phía trước với vận tốc 7,2km/h. Hòa bắt đầu chạy theo toa tàu cũng với vận tốc ấy. Bình thì chạy
ngược lại với chuyển động của toa với vận tốc 7,2km/h đối với toa. Hỏi vận tốc của Bình đối với sân ga
và đối với Hòa bằng bao nhiêu?
A. vBình, ga = - 7,2km/h; VBình, Hòa = 0 B. vBình, ga = 0km/h; VBình, Hòa = - 7,2 km/h
C. vBình, ga = 7,2km/h; VBình, Hòa = 14,4 km/h D. vBình, ga = 14,4km/h; VBình, Hòa = 7,2km/h
Câu 4. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng
nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là
bao nhiêu?
A. v = 8,00 km/h B. v = 5,00 km/h C. v  6,70 km/h D. v  6,30 km/h
Câu 5: Một tàu thủy chở hàng đi xuôi dòng sông trong 4 giờ đi được 100 km, khi chạy ngược dòng trong
4 giờ thì đi được 60 km. Tính vận tốc vn, bờ của dòng nước và vt, bờ của tàu khi nước đứng yên. Coi vận
tốc của nước đối bờlà luôn luôn không đổi.
A. vn, bờ = 15 km/h, vt, bờ = 25 km/h B. vn, bờ = 25 km/h, vt, bờ = 15 km/h
C. vn, bờ = 5 km/h, vt, bờ = 20 km/h. D. vn, bờ = 20 km/h, vt, bờ = 5 km/h
Câu 6: Một chiếc xà lan chạy xuôi đòn sông từA đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. Nước chảy
với vận tốc 4 km/h. vận tốc của xà lan đối với nước bằng bao nhiêu?
A. 32 km/h B. 16 km/h C. 12 km/h D. 8 km/h.
Câu 7: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo
100
dòng sâu, sau 1 phút trôi được m. tính vận tốc của thuyền buồm so với nước?
3
A. 8 km/h B. 12 km/h. C. 10 km/h D. một đáp án khác
Câu 8: Hai bến sông A và B cách nhau 18km. Tính khoảng thời gian t đểmột ca nô xuôi dòng nước từ
A đến B rồi lại ngay lập tức chạy ngược dòng trở về A. Cho biết vận tốc của ca nô đối với dòng nước là
16,2 km/h và vận tốc dòng nước đối với bờ sông là 1,5m/s.
A. 1h 40ph B. 1h 20ph C. 2h30ph D. 2h10ph
Câu 9: Hai ô tô chạy cùng chiều nhau với tốc độ 60km/h và 45km/h. Vận tốc của ô tô thứ hai đối với ô
tô thứ nhất là
A. 15 km/h và cùng hướng với vận tốc của hai ô tô.
B. 105 km/h và cùng hướng với vận tốc của hai ô tô.
C. 15 km/h và ngược hướng với vận tốc của hai ô tô.
D. 105 km/h và ngược hướng với vận tốc của hai ô tô.

P a g e 13
Câu 10: Hai ô tô chạy ngược chiều nhau với tốc độ 50km/h và 40km/h. Vận tốc của ô tô thứ nhất đối
với ô tô thứ hai là
A. 10 km/h và cùng hướng với vận tốc của ô tô thứ nhất.
B. 90 km/h và cùng hướng với vận tốc của ô tô thứ nhất.
C. 10 km/h và ngược hướng với vận tốc của ô tô thứ nhất.
D. 90 km/h và ngược hướng với vận tốc của ô tô thứ nhất.

P a g e 14
Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Lực: đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm vật
biến dạng
▪ Lực: được biểu diễn bằng 1 vecto; đơn vị trong hệ SI là Niutơn (N).
▪ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
(Hay 𝐹⃗1 = −𝐹⃗2 )
▪ Một vật ở trạng thái cân bằng (đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều) khi các lực tác dụng vào nó
cân bằng nhau (Hay 𝐹⃗ℎ𝑙 = 𝐹⃗1 + 𝐹⃗2 + ⋯ 𝐹⃗𝑛 = 0
⃗⃗).
▪ Tổng hợp lực: thay thế nhiều lực tác dụng vào vật bằng 1 lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
▪ Phân tích lực: thay thế một lực bằng hai lực giống hệt như lực ấy.
▪ Phép tổng hợp và phân tích lực đều tuân theo quy tắc hình bình hành, tam giác lực.

BÀI TẬP:
9.1: Một quả cầu được treo thẳng đứng vào sợi dây có một đầu cố định (hình 9.1). Lực căng của sợi dây là 10 N.
Tính khối lượng của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.
9.2: Hai lực có độ lớn F1  F2  15 N , giá của hai lực hợp với nhau một góc  = 1200 (hình 9.2). Tính lực F là
tổng hợp của hai lực trên.
9.3: Một vật có trọng lượng 10 N được treo vào giữa một sợi dây có hai đầu cố định (hình 9.3), phương của hai sợi
dây bất kỳ tạo với nhau một góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
9.4: Một vật khối lượng m = 15 kg được giữ cố định ở mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng  = 300. Tìm lực của
dây giữ vật và lực ép của vật vào mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.
9.5: Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào sợi dây AB tại điểm O. Biết OA nằm ngang hợp với OB một
góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OB và OB.
9.6: Tính lực tổng hợp của hai lực F1 = 8 N, F2 = 6 N như hình 9.6.

II. Trắc nghiệm


Câu 1: Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
A. Cùng phương, cùng chiều. B. cùng phương, ngược chiều.
C. Vuông góc với nhau. D. hợp với nhau một góc khác không.
Câu 2: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi.
D. vật đứng yên.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về lực:
A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.
B. Lực là nguyên nhân làm vật vật bị biến dạng.
C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.

P a g e 15
Câu 4: Hợp lực của hai lực thành phần có độ lớn F1 , F2 là lực F có độ lớn:
A. F = |F1  F2|. B. |F1 F2|  F  F1+ F2.
C. F = F1 + F2. D. F = √𝐹12   +   𝐹22 .
Câu 5: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với
nhau một góc α =00
A. 20N B. 30N C. 40N D. 10N
Câu 6: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực F1= 4N, F2= 5N và F3= 6N.Trong đó F1, F2
cân bằng với F3. Hợp lực của hai lực F1, F2 bằng bao nhiêu ?
A. 9N B. 1N C. 6N D. 9N
Câu 7: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1 = 6N, F2 = 8N. Để hợp lực của chúng là 10N
thì góc giữa 2 lực đó bằng:
A. 90o B. 30o C. 45o D. 60o
Câu 8: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 150 N và 200 N. Giá trị nào sau đây là có thể là độ lớn của
hợp lực
A. 40 N. B. 250N. C. 400N. D. 500N.
Câu 9: Cho 2 lực đồng quy F1 = F2 =10N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau
một góc 600.
A. 10N B. 17,3N C. 20N D. 14,1N
Câu 10: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N. Góc hợp bởi hai lực đồng quy bằng bao nhiêu thì
hợp lực có độ lớn bằng 30N
A. 00 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 11: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600
và OB nằm ngang. Độ lớn của lực căng T1 của dây OA bằng:
2√3
A. P B. 𝑃
3
C. √3𝑃 D. 2P
Câu 12: Một quả cầu có trọng lượng 25 N được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp
với tường góc α = 600. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng T của dây
treo là 
A. 50 N. B. 12,25 N. C. 24,5 N. D. 30 N.
Câu 13: Một quả cầu có khối lượng 15 N được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với
tường góc α = 450. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường

A. 20 N. B. 10 N. C. 15 N. D. 17 N.
Câu 14: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi
một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 600. Cho g = 9,8 m/s2. Lực
ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là
A. 9,8 N. B. 4,9 N. 
C. 19,6 N. D. 8,5 N.
Câu 15: Phân tích lực 𝐹⃗ thành hai lực ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗2 theo hai phương OA và OB. Giá trị nào
𝐹1 và 𝐹
sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?
A. F1 = F2 = F. B. F1 = F2 = 0,53F.
C. F1 = F2 = 1,15F. D. F1 = F2 = 0,58F.

P a g e 16
Bài 10: Ba định luật Niuton
I. Lý thuyết cơ bản
𝐹=0 𝑣=0
▪ Định luật I: Nếu ⟨ ⃗ ⃗⃗ thì ⟨ .  Còn gọi là định luật quán tính.
𝐹ℎ𝑙 = 0 𝑣⃗ 𝑘ℎô𝑛𝑔 đổ𝑖
▪Cùng hướng với 𝐹⃗ℎ𝑙
1
▪ Định luật II: Gia tốc của vật ||▪Độ lớn a ~ F và a ~ m.
𝐹⃗ℎ𝑙
▪Biểu thức: 𝑎⃗ = 𝑚
▪ Định luật III: Khi A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lại A một lực thỏa 𝐹⃗𝐴.→𝐵 = −𝐹⃗𝐵→𝐴 .
▪ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả hướng và độ lớn.
▪đặc trưng cho mức quán tính của vật
▪đại lượng vô hướng, dương, không đổi
▪ Khối lượng m | .
▪có tính chất cộng
▪đơn vị trong hệ SI: kilgam (kg)
▪Xuất hiện và mất đi đồng thời
▪ Lực và phản lực: | ▪Là hai lực trực đối (cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều).
▪không cân bằng vì chúng đặt vào hai vật
▪Là lực của Trái Đất tác dụng vào vật
▪Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
▪ Trọng lực 𝑃⃗⃗ = 𝑚. 𝑔⃗ | .
▪Điểm đặt: tại trọng tâm của vật
▪Độ lớn gọi là trọng lượng P = m. g
BÀI TẬP
Dạng 1: Vật chịu tác dụng của một lực.
10.1: Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi đi được 50 m thì
vật có vận tốc 6 m/s.
a. Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên.
b. Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát.
10.2: Dưới tác dụng của một lực 20 N, một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4 m/s2.
a. Tìm khối lượng của vật.
b. Nếu vận tốc ban đầu của vật là 2 m/s thì sau bao lâu vật đạt tốc độ 10 m/s và đi được quãng đường bao nhiêu?
10.3: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì hãm lại, ô tô chạy thêm
được 50 m thì dùng hẳn. Tính:
a. Gia tốc và thời gian ô tô đi được quãng đường trên.
b. Giá trị của lực hãm tác dụng lên xe?
10.4: Dưới tác dụng của một lực kéo F, một vật có khối lượng 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau
khi đi được quãng đường 10 m thì đạt vận tốc là 25,2 km/h.
a. Tính giá trị của lực kéo. Bỏ qua ma sát.
b. Nếu lực ma sát là 100 N thì lực kéo lên vật là bao nhiêu?
10.5: Một ô tô đang đi với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s thì đạt vận tốc 14 m/s.
a. Tính gia tốc của ô tô và quãng đường ô tô đi được sau 40 s.
b. Bỏ qua ma sát. Tính lực phát động tác dụng vào ô tô.
10.6: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Tính
đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó.
10.7: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s
trong 3 s.
a. Tính độ lớn của lực tác dụng này.
b. Tính quãng đường mà vật đa đi được trong 3 s đó.

P a g e 17
10.8: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm bằng 250 N. Tính quãng
đường xe còn chạy thêm được trước khi dùng hẳn. ĐS: 200 m.
10.9: Một ô tô khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh, đi thêm được 50 m rồi dừng
hẳn. Tính lực hãm. ĐS: 8000 N.
10.10: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 4 m/s2; truyền cho một vật khác khối
lượng m2 một gia tốc 2 m/s2. Nếu dem ghép hai vật đó làm một thì lực đó truyền cho hệ vật một gia tốc bằng bao
nhiêu?
Dạng 2: Vật chịu tác dụng của hai lực.
10.11: Một xe hãm phanh trên đoạn đường dài 100 m, vận tốc của xe giảm từ 20 m/s xuống còn 10 m/s.
a. Tính gia tốc hãm.
b. Xe có khối lượng m = 2 tấn. Tính lực phát động của xe, biết lực cản Fc = 200 N.
10.12: Một đoàn tàu đang đi với vận tốc 18 km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a =
0,5 m/s2. Chiều dài của dốc là 400 m.
a. Tính vận tốc của tàu ở cuối dốc và thời gian khi tàu xuống hết dốc.
b. Đoàn tàu chuyển động với lực phát động 6000 N, chịu lực cản 1000 N. Tính khối lượng của đoàn tàu.
10.13: Một máy bay khối lượng m = 5 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường băng. Sau khi đi được 1 km thì
máy bay đạt vận tốc 20 m/s.
a. Tính gia tốc của máy bay và thời gian máy bay đi trong 100 m cuối.
b. Lực cản tác dụng lên máy bay là 1000 N. Tính lực phát động của động cơ.
10.14: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, tàu đi thêm được 100 m thì dừng hẳn.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Khối lượng của đoàn tàu là 5 tấn. Tính lực cản tác dụng lên đoàn tàu.
10.15: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo 20000 N. Sau 5 s
vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính lực cản của mặt đường tác dụng lên xe.
b. Tính quãng đường xe đi được trong thời gian nói trên.
10.16: Một vật có khối lượng 500 g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo 4 N, sau 2 s vận
tốc của vật đạt 4 m/s.
a. Tính lực cản tác dụng lên vật.
b. Tính quãng đường vật đi được trong thời gian trên.
10.17: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 2 m/s2, truyền cho vật có khối lượng
m2 một gia tốc 3 m/s2. Nếu dùng lực F đó tác dụng lên vật có khối lượng m1 + m2 thì vật thu được gia tốc bằng bao
nhiêu?
Trắc nghiệm
Câu 1: Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách
A. ngả người về phía sau. B. ngả người sang bên cạnh.
C. dừng lại ngay. D. chúi người về phía trước.
Câu 2: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
B. Vật dừng lại ngay.
C. Vật đổi hướng chuyển động.
D. Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại.
Câu 3: Một vật đang chuyển động thẳng đều bỗng chịu tác dụng đồng thời của ba lực có độ lớn khác
nhau, nhưng có hợp lực bằng 0. Nó sẽ chuyển động tiếp như thế nào?
A. Dừng lại và đứng yên B. Chuyển động theo phương của lực lớn nhất
C. Chuyển động thẳng đều như cũ D. Chuyển động thẳng với tốc độ lớn hơn
Câu 4: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. vật rơi tự do

P a g e 18
B. Vật rơi trong không khí
C. Xe ôtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
D. Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên mặt sàn nằm ngang.
Câu 5: Theo định luật II Newtơn:
A. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật và được
𝐹⃗
tính bởi công thức 𝑎⃗ = .
𝑚
B. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và được tính bởi công thức 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗.
C. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với gia tốc của vật và được tính bởi công thức 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗.
𝐹⃗
D. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và được tính bởi công thức 𝑚 = 𝑎⃗⃗.
Câu 6: Trọng lực tác dụng lên một vật có:
A. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống;
B. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang;
C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên;
D. độ lớn luôn thay đổi.
Câu 7: Một vật đang chuyển động với vận tốc không đổi. Tổng hợp lực F tác dụng vào vật được xác
định bởi:
A. F = m.a B. F = mv C. F = mg D. F = 0
Câu 8: Một vật có khối lượng m =500g, đang chuyển động với gia tốc a = 60 cm/s2. Lực tác dụng lên
vật có độ lớn là:
A. F = 30N B. F = 3 N C. F = 0,3 N D. F = 0,03 N
Câu 9: Một vật có khối lượng 200g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 4 m/s2. Độ lớn
của lực gây ra gia tốc này bằng: (Lấy g = 10 m/s2)
A. 0,8 N B. 8N C. 80N D. 800 N
Câu 10: Một vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực F1 với gia tốc a1. Nếu tăng lực F2 = 2F1 thì
gia tốc của vật là a2 bằng
A. a2 = a1/2 B. a2 = a1 C. a2 = 2a1 D. a2 = 4a1
Câu 11: Người ta truyền cho một vật ở trạng thái nghỉ một lực F thì sau 0,5 s thì vật này tăng tốc lên
được 1 m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp đôi độ lớn lực tác dụng vào vật thì gia tốc của
vật bằng
A. 1 m/s2 B. 2 m/s2 C. 4 m/s2 D. 3 m/s2
Câu 12: Một vật có khối lượng m = 4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng
đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s bằng:
A. 5m B. 25m C. 30m D. 20m
Câu 13: Lực F = 5 N tác dụng vào vật có khối lượng 1kg ban đầu đứng yên trong khoảng thời gian 4s.
Đoạn đường vật đi được là
A. 20m B. 30m C. 40m D. 50m
Câu 14: Lực cản F tác dụng vào vật khối lượng 4kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Vật đi được
đoạn đường 10m thì dừng lại. Tìm lực F
A. 5N B. 4N C. 2N D. 8N
Câu 15: Một lực F truyền cho một vật khối lượng m1 một gia tốc 6 m/s , truyền cho m2 gia tốc 3 m/s2.
2

Lực F sẽ truyền cho m1 + m2 một gia tốc là


A. 9 m/s2 B. 4,5 m/s2 C. 3 m/s2 D. 2 m/s2
Câu 16: Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều
và sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị
nào sau đây
A. F = 452 N B. F = 425 N C. F = 254 N D. F = 245 N

P a g e 19
Câu 17: Một vật có khối lượng 20kg, bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo, đi được quãng
đường s trong thời gian 10s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 10kg. Để đi được quãng đường
s và cũng với lực kéo nói trên, thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?
A. t’ = 12,25s B. t’ = 12,5s C. t’ = 12,75s D. t’ = 12,95s
Câu 18: Xe có khối lượng m =800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm
dần đều. Biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. Hỏi lực hãm của xe
nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Fh = 240N B. Fh = 2400N C. Fh = 2600N D. Fh = 260N
Câu 19: Điều nào sau đây sai khi nói về lực và phản lực
A. Những lực tương tác giữa hai vật là lực trực đối.
B. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau.
D. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi.
Câu 20: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của lực và phản lực
A. Có độ lớn như nhau B. Cùng giá nhưng ngược chiều
C. Đặt lên hai vật khác nhau D. Cân bằng nhau
Câu 21: Lực và phản lực không có tính chất sau:
A. luôn xuất hiện từng cặp. B. luôn cùng loại.
C. luôn cân bằng nhau. D. luôn cùng giá ngược chiều.
Câu 22: Vật khối lượng m = 2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ
lực 𝐹⃗ như hình, 𝐹⃗ hợp với mặt sàn nằm ngang một góc góc α = 600 và có độ lớn F
F = 2N. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của m khi chuyển động là: 600
2 2
A. 1 m/s B. 0,5 m/s
2
C. 0,85 m/s D. 0,45 m/s2
Câu 23: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2
m/s đến 8 m/s trong 3s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 2N B. 3N C. 4N D. 5N
Câu 24: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời
gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008 m/s. B. 2 m/s C. 8 m/s D. 0,8 m/s.
Câu 25: Vật chịu tác dụng của lực F ngược chiều chuyển động thẳng trong 16s, vận tốc giảm từ 12 m/s
còn 4 m/s. Trong 12s kế tiếp, lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không đổi. Độ lớn vận tốc
của vật ở thời điểm cuối có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. v = 7 m/s B. v = 8 m/s C. v =16 m/s D. v =12 m/s
Câu 26: Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần
lượt bằng 1 m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5
m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Khối lượng của quả cầu 2 là:
A. m2 = 0,75 g B. m2 = 7,5kg C. m2 = 0,75kg D. m2 = 0,5kg
Câu 27: Quả bóng khối lượng 200g bay đến đập vào tường theo phương vuông góc với vận tốc 90 km/h.
Bóng bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian bóng chạm tường là ∆t = 0,05s. Gia tốc
trung bình của bóng là:
A. 200 m/s2 B. - 200 m/s2 C. 800 m/s2 D. -800 m/s2
Câu 28: Quả bóng khối lượng 200g bay đến đập vào tường theo phương vuông góc với vận tốc 90 km/h.
Bóng bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian bóng chạm tường là ∆t = 0,05s. Độ lớn
của lực trung bình do tường tác dụng lên bóng bằng
A. 40N B. 80N C. 160N D. 120N

P a g e 20
Bài 11: Lực hấp dẫn
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Lực hấp dẫn là lực hút giữa hai vật có khối lượng bất kì.
▪Điểm đặt: trên mỗi vật m1
F21 m2
F12
▪Phương: trên đường thẳng nối hai vật
▪ 𝐹⃗ℎ𝑑 || ▪Chiều: hướng về nhau (ngược chiều)  Hình biểu diễn
𝑚 𝑚
▪Độ lớn Fhd = 𝐺. 𝑟1 2 2 r

Với G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.


▪ Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
▪ M ≈ 6.1024 𝑘𝑔: 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑇𝑟á𝑖 đấ𝑡
𝐺𝑀
▪ Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào độ cao: g = (𝑅+ℎ)2 | ▪ R ≈ 6400 km: Bán kính Trái đất
▪ h: độ cao, tính từ mặt đất
BÀI TẬP
Dạng 1: Áp dụng công thức lực hấp dẫn.
11.1: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1 km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng
lượng của một quả cân có khối lượng 20 g. Lấy g = 10 m/s2.
11.2: Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất nó có trọng lượng 10 N. Khi chyển lên tới vị trí cách mặt đất 2R (R
là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
11.3: Hai vật có khối lượng m1 và m2 hút nhau một lực F1 = 16 N. Nếu tăng khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì
lực hút của chúng thay đổi như thế nào?
11.4: Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 5,96.1024 kg, khối lượng
của Mặt Trăng là m = 7,30.1022 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là r = 3,84.105 m.
11.5: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9 N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì
nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
11.6: Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N. Khi lực hút là
5 N thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
11.7: Hai vật cách nhau 8 cm thì lực hút giữa chúng là 125,25.10-9 N. Tính khối lượng của mỗi vật trong hai trường
hợp:
a. Hai vật có khối lượng bằng nhau.
b. Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg và vật này nặng gấp 3 lần vật kia.
Dạng 2: Bài tập về “gia tốc rơi tự do”.
11.8: Cho gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất bằng g0 = 9,80 m/s2, bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính gia tốc rơi tự
do ở vị trí cách mặt đất một khảng:
a. h = 2R b. h = R c. h = 0,5R.
2
11.9: Biết gia tốc rơi tự do g = 9,81 m/s và bán kính Trái Đất R = 6400 km.
a. Tính khối lượng của Trái Đất.
b. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng bán kính Trái Đất và trọng lượng của vật ở độ cao này.
ĐS: a. M = 6.1024 kg; b. g = 2,45 m/s2.
11.10: Bán kín sao Hỏa bẳng 0,53 lần bán kính Trái Đất, khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất. Tìm
độ lớn của gia tốc rơi tự do trên bề mặt sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất là 10 m/s2.
11.11: Gia tốc trên bề mặt Trái Đất lớn gấp 6 lần gia tốc ở trên bề mặt của Mặt Trăng. Tinh bán kính của Mặt Trăng,
biết bán kính và khối lượng Trái Đất lần lượt là 6400 km và 6,0.1024 kg; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng
của Trái Đất 81 lần.
Trắc nghiệm
Câu 1: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
M Mm Mm
A. Fhd = G r2 B. Fhd = ma C. Fhd = G D. Fhd = G
r r2

P a g e 21
Câu 2: Hai quả cầu đồng chất được đặt cho tâm cách nhau khoảng r hút nhau bằng một lực F. Nếu thay
một trong hai quả cầu bằng quả cầu khác có bán kính lớn gấp hai, khoảng cách giữa hai tâm vẫn như cũ
thì lực hấp dẫn giữa chúng F’ sẽ là:
A. 4F B. 25F/6 C. 16F D. 8F
Câu 3: Một vật có khối lượng m ở độ cao h thì gia tốc rơi tự do sẽ được tính theo công thức nào:
GM GmM GM GM
A. g = (R+h) B. g = C. g = (R+h)2 D. g =
R2 R2
Câu 4: Gọi gia tốc trọng lực trên mặt đất là g0, tại một nơi ở cách tâm Trái đất khoảng 4R (R: bán kính
Trái đất) gia tốc trọng lực là g. Tỉ số g/g0 là:
9 1 1 1
A. 16 B. 9 C. 4 D. 16
Câu 5: Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực, lực này
A. Tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
B. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
C. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Câu 6: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn:
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá
C. bằng trọng lượng của hòn đá D. bằng 0
Câu 7: Khi khối lượng của hai vật (coi như hai chất điểm) và khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi
thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. tăng gấp bốn B. tăng gấp đôi C. giảm đi một nửa D. giữ nguyên như

Câu 8: Hai tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng có
giá trị:
A. F = 0,167N. B. F = 1,67 N. C. F = 16,7 N. D. 0,0167 N
Câu 9: Hai chiếc tàu thuỷ có khối lượng m1 =m2= 5.10 kg, lực hấp dẫn giữa chúng là 166,75.10- 3N. Khi
7

đó hai chiếc tàu thuỷ đặt cách nhau một khoảng là:
A. 1km B. 106 km C. 1m D. 106 m
Câu 10: Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 10cm thì lực hút giữa chúng là 1,0672.10-7N.
Khối lượng của mỗi vật là:
A. 2kg B. 4kg C. 8kg D. 16kg
Câu 11: Biết khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất, bán kính sao Hỏa bằng 0,5325 lần
bán kính Trái Đất. Tìm gia tốc trọng trường gH trên sao Hỏa theo đơn vị m/s2. Biết gia tốc trọng trường
Trái Đất gTĐ =9,8 m/s2
A. 1,204 B. 0,305 C. 3,802 D. 6,218
Câu12: Ở độ cao nào so với mặt đất, gia tốc rơi tự do có giá trị bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt
đất? Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400 km
A. 2550 km B. 2650 km C. 2600 km D. 2700 km
Câu 13: Người ta phóng một con tàu vũ trụ từ Trái Đất bay về hướng Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách
từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính R của Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn
khối lượng Trái Đất 81 lần. Hỏi ở cách tâm Trái Đất bao nhiêu thì lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng
lên con tàu vũ trụ sẽ cân bằng nhau?
A. 50R B. 60R C. 54R D. 45R
Câu 14: R là bán kính Trái Đất. Muốn lực hút của Trái Đất lên vật giảm đi 9 lần so với khi vật ở trên
mặt đất, thì vật phải ở cách mặt đất là
A. 9R B. 3R C. 2R D. 8R
Câu 15: Cho gia tốc g0 ở mặt đất là 10 m/s thì ở độ cao bằng hai lần bán kính trái đất, gia tốc này sẽ là:
2

A. 5 m/s2 B. 1,1 m/s2 C. 20 m/s2 D. 2,5 m/s2

P a g e 22
Câu 16: Một vật khối lượng 4kg ở trên mặt đất có trọng lượng 40N. Khi chuyển vật đến vị trí cách mặt
đất h = 3R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng là bao nhiêu:
A. 2,5N. B. 3,5N. C. 25N. D. 50N.
Câu 17: Gia tốc rơi tự do của vật tại mặt đất là g = 9,8 m/s . Độ cao của vật đối với mặt đất mà tại đó
2

gia tốc rơi gh = 8,9 m/s2 có thể nhận giá trị nào sau đây. Biết bán kính trái đất 6400 km.
A. 26500 km. B. 62500 km. C. 315 km. D. 5000 km.
Câu18: Một vật có khối lượng 2kg ở trên mặt đất có trọng lượng 20N. Nếu di chuyển vật tới một địa
điểm cách tâm trái đất 2R, thì nó có trọng lượng bao nhiêu?
A. 10N B. 5N C. 1N D. 0,5N
---------------------------------------------------
Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Lực đàn hồi: là lực xuất hiện khi vật bị biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra
biến dạng.
▪ Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng
của lò xo.
▪Độ cứng của lò xo (N/m)
▪ Biểu thức: Fđh = k.∆ℓ | .
▪ ∆l: Độ biến dạng của lò xo (m)
BÀI TẬP
12.1: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 10
cm? Lấy g = 10m/s2.
12.2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi
khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
12.3: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo dãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật
có khối lượng 150 g thì độ dãn của lò xo là bao nhiêu?
12.4: Một lò xo khi treo vật m1 = 100 g sẽ dãn ra 5 cm. Khi treo vật m2, lò xo dãn 3 cm. Tìm m2.
12.5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi
khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
12.6: Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật có khối lượng 500 k
g thì lò xo dài 22 cm. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo. Biết độ cứng của nó là 250 N/m, lấy g = M
10m/s2. α
12.7: Một vật có khối lượng M = 1 kg được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k = 40 N/m đặt
Hình 12.7
trên mặt phẳng nghiêng một góc  = 300, không ma sát vật ở trạng thái đứng yên (hình 12.7). Tính
độ dãn của lò xo.
12.8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng
5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Tìm độ cứng của lò xo.
12.9: Một lò xo xó chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi chịu tác dụng của lực bằng 5 N thì lò xo dài 24 cm. Lấy g = 10m/s2.
Tính:
a. Độ dãn và độ cứng của lò xo.
b. Khi lực tác dụng bằng 10 N thì chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu?
12.10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng
P1 = 5 N thì lò xo dài l1 = 44 cm.
a. Tính độ cứng của lò xo.
b. Khi treo vào lò xo vật có trọng lượng P2 thì lò xo dài 35 cm. Tính P2.
Trắc nghiệm
Câu 1: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ
A. nghịch với độ biến dạng của lò xo. C. với khối lượng của vật.
B. thuận với độ biến dạng của lò xo. D. nghịch với khối lượng của vật.

P a g e 23
Câu 2: Độ lớn lực đàn hồi của lò xo được xác định bằng công thức
A. F = k.∆ℓ B. F = - k.∆ℓ C. F = k.|∆ℓ| D. F = k.|ℓ|
Câu 3: Độ cứng k của lò xo có đơn vị
A. N.m B. N/m C. m/N D. N/m2
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lực đàn hồi của lò xo
A. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều với chiều biến dạng.
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng.
C. Nếu vật là lò xo, lực dàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
D. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 5: Chọn câu sai khi nói về lực đàn hồi:
A. xuất hiện khi vật bị biến dạng
B. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng đàn hồi của vật đàn hồi
C. ngược hướng với hướng của biến dạng
D. có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi
Câu 6: Treo vật có trọng lượng 10 N vào lò xo thì nó dãn ra 2cm. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu ?
A. 50N/m B. 5000N/m C. 5 N/m D. 500 N/m
Câu 7: Một lò xo có độ cứng k =200N/m để nó dãn ra 20cm thì phải treo vào nó một vật có khối lượng
bằng bao nhiêu ? (g = 10 m/s2)
A. 4kg B. 40kg C. 400kg D. 4000kg
Câu 8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm, độ cứng của lò xo là k = 100 N/m. Treo thẳng đứng lò
xo và móc vào đầu của lò xo một khối lượng m = 100g. Chiều dài của lò xo là bao nhiêu? (Lấy g = 10
m/s2)
A. 10cm B. 11cm C. 9cm D. 12cm
Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Treo một quả nặng có khối lượng 200g thì chiều dài của
lò xo là 24cm. Tính độ cứng của lò xo. Lấy g=10 m/s2.
A. 5 N/m B. 50 N/m C. 500 N/m D. 100 N/m
Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Khi bị kéo lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó
bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bao bao nhiêu ?
A. 28 cm. B. 30 cm. C. 45 cm. D. 20 cm.
Câu 11: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 21cm giữ cố định một đầu, đầu kia tác dụng một lực kéo 5N.
Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 20N/m B. 125N/m C. 1,25N/m D. 23,8N/m
Câu 12: Một lò xo có độ cứng 100N/m treo một vật có khối lượng 500g. Nếu dùng lò xo kéo vật lên
trên với gia tốc 2m/s2 thì lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.
A. 5cm. B. 5,5cm. C. 6,5cm. D. 6cm.
Câu 13: Một lò xo khi treo m1 = 500g thì dài 72,5cm, còn khi treo m2 = 200g thì dài 65cm. Độ cứng của
lò xo là
A. k = 20N/m B. k = 30N/m C. k = 40N/m D. k = 50N/m
Câu 14: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó một lực kéo 2N thì nó
có chiều dài 18cm; còn khi lực kéo là 3,6N thì nó có chiều dài 22cm. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của
lò xo là:
A. 12cm; 40N/m B. 12,5cm; 40N/m C. 13cm; 40N/cm D. 13cm; 45 N/m
Câu 15: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Đặt lò xo trên mặt
phẳng nghiêng với góc nghiêng α = 420, đầu trên lò xo gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ
nặng 0,9 kg. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Chiều dải của lò xo khi hệ ở trạng thái
cân bằng là
A. 28 cm. B. 35 cm. C. 26 cm. D. 14 cm.

P a g e 24
Bài 13: Lực ma sát +
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Lực ma sát trượt Fmst = μt.N
▪Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của 2 vật trượt lên nhau
▪ Phương: tiếp tuyến với mặt tiếp xúc A B
|
 ▪ Chiều: ngược chiều chuyển động của vật . Hình 13.9
|
▪ Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực N
▪ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc
▪ Phụ thuộc vật liệu
Với μt: hệ số ma sát trượt | Phụ thuộc tình trạng bề mặt tiếp xúc.

▪Thông thường giá trị: μt < 1
▪ Ma sát vừa có ích vừa có hại.
BÀI TẬP
13.1: Một tủ lạnh có khối lượng 90 kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là
0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
13.2: Một xe hơi chạy trên đường cao tốc với vận tốc có độ lớn là 15 m/s. Lực hãm có độ lớn 3000 N làm xe dừng
lại trong 10 s. Tìm khối lượng của xe.
13.3: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2.
13.4: Hùng và Sơn đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200 kg theo phương nằm ngang. Hùng đẩy với lực 500 N và
Sơn đẩy với lực 300 N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200 N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?
13.5: Một chiếc thùng nặng 50 kg đang nằm yên trên sàn thì được kéo một lực 260 N theo phương nằm ngang, trong
10 s thùng di chuyển được 20 m. Tính hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn.
13.6: Một vật đang trượt trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v0 = 10 m/s thì tắt máy, sau 10 s thì dừng lại. Tính
hệ số ma sát giữa vật và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s2.
13.7: Một vật có khối lượng 100 kg ban đầu đứng yên. Tác dụng vào vật một lực F = 200 N thì vật bắt đầu trượt
nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là μt = 0,1. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại.
13.8: Kéo đều một tấm bê tông có trọng lượng 1200 N trên mặt phẳng nằm ngang, lực kéo theo phương ngang có
độ lớn 540 N.
a. Xác định hệ số ma sát giữa tấm bê tông và mặt phẳng.
b. Kéo tấm bê tông chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu theo phương ngang, sao 10 s nó di
chuyển được quãng đường 25 m. Tìm lực kéo. Lấy g = 10 m/s2.
13.9: Một vật có khối lượng 2 kg được kéo không vận tốc đầu từ A tới dọc theo một mặt bàn nằm ngang dài AB =
4 m (hình 13.9) bằng một lực kéo F = 4 N theo phương song song với mặt bàn. Hệ
số ma sát giữa mặt bàn và vật là μt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tính vận tốc của vật khi
tới B.
α = 30o
13.10: Một người kéo kiện hàng có khối lượng m = 10 kg trượt đều trên mặt phẳng
nằm ngang bằng một sợi dây. Sợi dây hợp với mặt phẳng ngang một góc α = 30o,
hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là µt = 0,25. (hình 13.10) Hình 13.10
a. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
b. Tính lực kéo của người đó.
Trắc nghiệm
Câu 1: Lực ma sát trượt
A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần
B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật

P a g e 25
D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 2: Trong các cách để viết công thức của lực ma sát trượt sau đây, cách viết nào đúng?
A. 𝐹⃗𝑚𝑠𝑡 = t.N. B. 𝐹⃗𝑚𝑠𝑡 = t.𝑁
⃗⃗ . C. Fmst = t.N. D. Fmst = t. 𝑁
⃗⃗ .
Câu 3: Khi tốc độ của vật trượt trên một mặt phẳng tăng lên 2 lần thì hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng sẽ
A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Không đổi. D. tăng 4 lần
Câu 4: Lực ma sát phụ thuộc vào:
A. trạng thái bề mặt và diện tích mặt tiếp xúc
B. diện tích bề mặt tiếp xúc và vật liệu.
C. vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp xúc
D. trạng thái bề mặt tiếp xúc, diện tích mặt tiếp xúc và vật liệu.
Câu 5: Lực ma sát là không có đặc điểm
A. ngược chiều với chuyển động
B. phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc
C. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
Câu 6: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.
A. Không thay đổi; B. Tăng lên; C. Giảm đi; D. Không biết được.
Câu 7: Vật có khối lượng m được kéo trên một mặt phẳng nằm ngang. Vận tốc của vật là không đổi. Hệ
số ma sát giữa vật và bề mặt là k. Lực kéo F có giá trị bằng:
A. F= kmg B. F= kg C. F= mg/k D. F = k.m
Câu 8: Dùng lực kéo nằm ngang 100000N kéo tấm bêtông 20 tấn chuyển động đều trên mặt đất. Cho g
= 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa bê tông và đất
A. 0,2 B. 0,5 C. 0,02 D. 0,05
Câu9: Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m
vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là  = 0,05. Lấy g = 9,8m/s2.
Lực phát động song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là
A. 99 N. B. 100 N. C. 697 N. D. 599 N.
Câu 10: Một vật có khối lượng m bắt đầu chuyển động, nhờ một lực đẩy 𝐹⃗ song song với phương chuyển
động. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là , gia tốc trọng trường là g thì gia tốc của vật thu
được có biểu thức
𝐹+ 𝜇𝑔 𝐹 𝐹 𝐹− 𝜇𝑔
A. a = B. a = 𝑚 + μg C. a = 𝑚 - μg D. a =
𝑚 𝑚
Câu 11: Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 60kg theo phương ngang với lực 240N, làm thùng
chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng với mặt phẳng ngang là 0,35. Lấy g
=10 m/s2. Tính gia tốc của thùng
A. 1 m/s2 B. 1,5 m/s2 C. 0,5 m/s2 D. 5 m/s2
Câu 12: Một khúc gỗ có khối lượng 0,5kg đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận
tốc đầu 5 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ và sàn nhà là 0,25. Lấy g =10 m/s2. Tính thời gian khúc
gỗ từ lúc bắt đầu chuyển động cho đến khi dừng lại và quãng đường mà nó đi được.
A. 2s; 4,5m B. 2,5 s; 5 m C. 2 s; 5 m D. 2,5 s; 4,5m
Câu 13: Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình
chuyển động lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g = 10
m/s2. Thời gian chuyển động của vật bằng
A. t = 16,25s B. t = 15,26s C. t = 21,65s D. t = 12,65s
Câu 14: Một ôtô có khối lượng 1400kg chuyển động không vận tốc đầu, với gia tốc 0,7 m/s2. Hệ số ma
sát bằng 0,02. Lấy g =9,8 m/s2. Lực phát động của động cơ là
A. F = 12544 B. F = 1254,4 C. F = 125,44 D. 192,08 N

P a g e 26
Câu 15: Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng
lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu
của vật:
A. v0 =7,589 m/s B. v0 =7,598 m/s C. v0 = 7,859 m/s D. 7,895 m/s
Câu 16: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với độ lớn vận tốc ban đầu 2 m/s.
Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo F K và
lực cản Fc = 1,3 N. Độ lớn của lực kéo bằng
A. 1,5 N. B. 2,3 N. C. 2,5 N. D. 10 N.
Câu 17: Một vật có khối lượng 200g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang. Hỏi quãng đường vật đi được sau 2s?
Lấy g=10 m/s2.
A. 7m. B. 14cm. C. 14m. D. 7cm.
Câu 18: Một khúc gỗ khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ
bằng một lực có độ lớn F có hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một
góc α = 270 như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ và sàn nhà là 0,3. Lấy g =
9,8 m/s2. Nếu khúc gỗ chuyển động thẳng đều trên sàn nhà thì F gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 46 N. B. 56 N. C. 57 N. D. 95 N.
Câu 19: Một khúc gỗ khối lượng m=0,5 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng
chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc  = 300. Khúc gỗ chuyển động đều trên sàn nhà. Tính
độ lớn của lực F. Hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là t = 0,2. Lấy g=9,8 m/s2.
A. 1,01 N B. 0,98 N C. 0,51 N D. 0,49 N
Câu 20: Trong hình vẽ chiếc xe lăn nhỏ khối kượng 5 kg được thả từ điểm A cho trượt xuống một mặt
dốc nghiêng 30o với gia tốc không đổi 2 m/s2. Lực ma sát giữa mặt phẳng
nghiêng và xe lăn là bao nhiêu ?
A. 5 N B. 15 N
C. 7,5 N D. 10 N

----------------------------------------------
Bài 14: Lực hướng tâm
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Lực hướng tâm là lực tác dụng vào vật gây ra gia tốc hướng tâm.
𝑣2
▪ Biểu thức Fht = maht = m. 𝑅 = mω2R.
▪ Lực hướng tâm có thể chỉ là 1 lực hay tổng hợp nhiều lực tác dụng vào vật.
▪ Lực hướng tâm tác dụng vào vệ tinh nhân tạo chính là lực hấp dẫn của Trái Đất.
𝐺𝑀
+ Vận tốc của vệ tinh: v = √𝑅+ℎ

𝐺𝑀
+ Ở gần mặt đất (h << R) thì v = √ ≈ 7,9 km/s (vận tốc vũ trụ cấp I)
𝑅

BÀI TẬP
14.1: Một vật nặng 4,0 kg được gắn vào một dây thừng dài 2 m. Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh
trục thẳng đứng gắn với đầu dây với vận tốc dài là 5 m/s thì sức căng của dây là bao nhiêu?
14.2: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50
m/s. Khối lượng xe là 2000 kg . Tính độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên xe lúc này.
14.3: Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ có độ
lớn là 36 km/h Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ôtô tác dụng vào
mặt đường tại điểm cao nhất.
14.4: Trong thang máy, một người có khối lượng 60 kg đứng yên trên một lực kế bàn. Lấy g = 10 m/s2. Thang máy
đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 0,2 m/s2. Tìm số chỉ của lực kế.
P a g e 27
14.5: Một máy bay biểu diễn lượn trên một quỹ đạo tròn bán kính R = 500 m với vận tốc không đổi 540 km/h.
a. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của máy bay.
b. Tính lực hướng tâm nếu khối lượng máy bay là 0,5 tấn.
14.6: Một vật khối lượng 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi có thể quay bàn vs tần số lớn nhất là bao nhiêu để
vật không văng ra khỏi bàn? Biết mặt bàn hình tròn có bán kính là 1 m. Lực ma sát cực đại là 0,08 N.
14.7: Một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6400 km và g =
10 m/s2. Hãy tính tốc độ và chu kỳ quay của vệ tinh.
Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn biểu thức đúng về lực hướng tâm.
𝑚𝑟 2 𝑣2
A. Fht = B. Fht = mω2 r C. Fht = D. Fht = mω2
𝑣 𝑟
Câu 2: Một vật đang chuyển động tròn đều với lực hướng tâm F. Khi ta tăng bán kính quỹ đạo lên gấp
đôi và giảm vận tốc xuống 1 nửa thì lực F:
A. không thay đổi B. giảm 2 lần C. giảm 4 lần D. giảm 8 lần
Câu 3: Một ôtô khối lượng m chuyển động với vận tốc độ v không đổi, bỏ qua lực ma sát. Lực nén của
ôtô khi qua điểm giữa cầu trong trường hợp cầu vồng lên với bán kính R là:
v2 v2 v2
A. N=m(g − R ). B. N = m R C. N=P. D. N=m( R + R).
Câu 4: Áp lực của xe tác dụng lên cầu khi xe ở điểm giữa của cầu, biết cầu vồng xuống với bán kính R
là:
v2 v2 a2 a2
A. N = m(g- ) B. N = m(g+ ) C. N = m(g - ) D. N = m(g + )
R R R R
Câu 5: Một ôtô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn đường lõm (coi như cung tròn)
với vận tốc 36 km/h. Coi ôtô là một chất điểm. Biết bán kính cong của đoạn đườnng lõm R = 50m và g
= 10 m/s2. Áp lực của ôtô lên mặt đường tại điểm thấp nhất nhận gia trị nào sau đây?
A. F = 14400000N. B. F = 1440000N. C. F = 144000N. D. F = 14400N.
Câu 6: Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 100kg được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao
153km. Chu kì của vệ tinh là 5.103 s và bán kính của Trái Đất là R = 6400km. Lực hướng tâm tác dụng
lên vệ tinh có giá trị gần bằng
A. 1000 N B. 1034 N C. 1095 N D. 2019 N
Câu 7: Một vệ tinh nhân tạo nặng 20kg bay quanh trái đất ở độ cao 1000 km có chu kỳ T=24 h. Hỏi vệ
tinh chịu lực hấp dẫn bằng bao nhiêu biết bán kính trái đất R= 6400 km?
A. 0,782 N B. 0,676 N C. 0,106 N D. 0,842 N
Câu 8: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi
xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực ép của xe lên vòng
xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s bằng
A. 164 N. B. 186 N. C. 254 N. D. 216 N.
Câu 9: Diễn viên xiếc đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 6,4 m. Lấy g = 10 m/s . Để đi qua điểm cao
2

nhất mà không rơi thì người đó phải đi với tốc độ tối thiểu bằng
A. 15 m/s. B. 8 m/s. C. 12 m/s. D. 9,3 m/s.
Câu 10: Một viên bi có khối lượng 200g được nối vào đầu A của một sợi dây dài OA = 1m. Quay cho
viên bi chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng quanh O với vận tốc 60 vòng/phút. Lấy g =π2
=10 m/s2. Sức căng của dây OA khi viên bi ở vị trí cao nhất là
A. 6 N. B. 10 N. C. 30 N. D. 4 N.
Câu 11: Biết khối lượng của Trái Đất là M = 6.10 kg. Chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó là
24

24 h. Hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. Khoảng cách giữa tâm vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất với
tâm Trái Đất xấp xĩ bằng
A. 422980 km. B. 42298 km. C. 42982 km. D. 42982 m.
Câu 12: Một vệ tinh có khối lượng m = 60 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng
bán kính Trái Đất. Biết Trái Đất có bán kính R = 6400 km. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ dài của vệ tinh là
P a g e 28
A. 6,4 km/s. B. 11,2 km/s. C. 4,9 km/s. D. 5,6 km/s.
Câu 13: Dùng một dây nhẹ, không dãn để quay một vật có khối lượng m = 500 g chuyển động tròn đều
trong một mặt phẳng nằm ngang. Biết g = 10 m/s2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Lực
căng dây là
10√3
A. 5 N. B. 5√3 N. C. 10 N. D. N.
3
Câu 14: Một xô nước (coi như chất điểm) có khối lượng tổng cộng là 1 kg được buộc vào sợi dây dài
0,8m. Ta quay dây với vận tốc góc 45 vòng/phút trong mặt phẳng thẳng đứng. Tỉ số giữa lực căng khi
xô đi qua điểm thấp nhất và điểm cao nhất của quỹ đạo bằng
A. 4,83 B. 3,71 C. 3,46 D. 4,12
-------------------------------------------
Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
I. Lý thuyết cơ bản
▪Trên Ox vật chuyển động thẳng đều; x = v0 t
▪ay = 𝑔
▪ Chuyển động ném ngang được tách: ⟨ ▪v = 𝑔𝑡 .
▪Trên Oy: Vật chuyển động nhanh dần đều: | y
1
▪y = 2 𝑔𝑡 2
𝑥2
▪ Quỹ đạo: dạng parabol – phương trình quỹ đạo y = 𝑔 2𝑣 2
0

2ℎ
▪𝐓𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐜𝐡𝐮𝐲ể𝐧 độ𝐧𝐠 t = √ 𝑔
|
▪ Công thức 2ℎ (Với h: độ cao lúc ném, v0 là vận
| ▪𝐓ầ𝐦 𝐱𝐚: L = v0 𝑡 = 𝑣0 √ 𝑔
▪𝐕ậ𝐧 𝐭ố𝐜 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐡ạ𝐦 đấ𝐭 v = √𝑣02 + (𝑔𝑡)2
tốc ném)
▪ Lưu ý: ở cùng độ cao thì vật rơi tự do và vật được ném ngang sẽ chạm đất cùng lúc.
BÀI TẬP
15.1: Viên phi công lái máy bay ở độ cao 10 km với tốc độ 540 km/h. Viên phi công phải thả bom từ xa cách mục
tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2. Vẽ gần đúng dạng quỹ đạo của quả
bom.
15.2: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3
s. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tính:
a. Độ cao nơi ném quả bóng?
b. Vận tốc của quả bóng khi chạm đất.
c. Tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng.
15.3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép
bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian
rơi và vận tốc của hòn bi khi chạm đất.
15.4: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18 m. Lấy g =
10m/s2.
a. Tính vo.
b. Tính thời gian rơi của vật và vận tốc của vật khi chạm đất.
15.5: Từ trên đỉnh đồi cao 40 m, một người ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s.
Lấy g = 10m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động của quả cầu.
b. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu. Nhận xét?
c. Quả cầu rơi xuống mặt đất cách phương thẳng đứng (qua đỉnh đồi) bao xa? Tính vận tốc của nó khi chạm đất.
15.6: Một viên bi được ném theo phương ngang ở độ cao 1,25 m. Điểm chạm đất của nó cách nơi ném 1,5 m. Thời
gian rơi của viên bi là bao nhiêu?
P a g e 29
15.7: Một vật được ném ngang với tốc độ 30 m/s ở độ cao h = 80m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a. Lập phương trình chuyển động của vật.
b. Tính tầm xa của vật và vận tốc của vật lúc chạm đất.
c. Vẽ quỹ đạo của chuyển động của vật.
Trắc nghiệm
Câu 1: Tầm xa (L) của vật chuyển động ném ngang được xác định bằng biểu thức nào sau đây?
ℎ 2ℎ ℎ
A. L = xmax = v0√2𝑔ℎ B. L = xmax = v0√𝑔 C. L = xmax = v0 √ 𝑔 D. L = xmax = v02𝑔
Câu 2: Công thức nào sau đây cho biết thời gian chuyển động ném ngang của vật?
2ℎ ℎ ℎ
A. t =√ 𝑔 B. t =√2𝑔 C. t=√𝑔 D. t =√2ℎ𝑔
Câu 3: Tại độ cao h, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu v0, thời gian chuyển động
của vật là t. Vận tốc của vật khi chạm đất được xác định
A. v = g.t B. v = √𝑣02 + (𝑔. 𝑡)2 C. v = v0 + gt D. v = √𝑣0 + 𝑔𝑡 2
Câu 4: Một viên bi được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào
mô tả quỹ đạo của bóng khi rơi ra khỏi
bàn
A. Hình 4 B. Hình 2
C. Hình 1 D. Hình 3
Câu 5: Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó
phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. m và v0 B. m và h C. v0 và h D. m,v0 và h
Câu 6: Ở cùng một độ cao so với mặt đất, người ta đồng thời thả tự do viên bi A và ném viên bi B theo
phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí
A. Bi A chạm đất trước bi B B. Bi A chạm đất sau bi B
C. Bi A và bi B chạm đất cùng lúc D. tầm xa của hai bi như nhau
Câu 7: Tại cùng một vị trí, hai vật nhỏ được ném ngang với các vận tốc đầu v1, v2 cùng phương trái
chiều. Bỏ qua lực cản không khí. Đại lượng nào sau đây của hai chuyển động có giá trị bằng nhau
A. tầm bay xa B. vận tốc chạm đất C. thời gian chạm đất D. tầm xa và vận tốc
Câu 8: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h = 20 m so với mặt đất.
𝑥2
Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10 m/s2. Phương trình quỹ đạo của vật có dạng y = 20 (m). Vận tốc
ban đầu của vật có giá trị
A. v = 10 m/s B. v = 20 m/s C. v = 5 m/s D. v = 2√5 m/s
Câu 9: Bi 1 có trọng lượng lớn gấp đôi bi 2. Cùng một lúc tại một vị trí, bi 1 được thả rơi còn bi 2 được
ném theo phương ngang với tốc độ v0. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. 2 bi chạm đất cùng lúc. B. Bi 1 chạm đất trước.
C. Bi 1 chạm đất sau. D. Không biết được.
Câu 10: Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. Vận tốc ban đầu của vật là:
(Lấy g =10 m/s2)
A. 10 m/s B. 2,5 m/s C. 5 m/s D. 2 m/s.
Câu 11: Một vật được ném ngang ở độ cao 45m. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời
gian vật rơi tới khi chạm đất là:
A. 3s. B. 4,5 s C. 9s. D. √3s.
Câu 12: Một vật được ném ngang ở độ cao 80m với vận tốc ban đầu là 30 m/s, Lấy g= 10 m/s2. Tầm
bay xa của vật là:
A. 80m. B. 100m. C. 120m. D. 140m.

P a g e 30
Câu 13: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu v0. Vật bay xa 18m. Tính v0, cho
g = 10 m/s2.
A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 13,4 m/s. D. 3,18 m/s.
Câu 14: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0=30 m/s ở độ cao h=80m so với
mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí lấy g=10 m/s2. Phương trình quỹ đạo có dạng
𝑥2 𝑥2 𝑥2 𝑥2
A. y= B. y= C. y= D. y=
90 120 180 150
Câu 15: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0=25 m/s và rơi xuống đất
sau t=3s. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g=9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đã được ném từ độ cao nào và
tầm bay xa của quả bóng là bao nhiêu?
A. 49m; 72m. B. 45m; 75m. C. 44,1m; 75m. D. 50m; 75m.
Câu 16: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc đầu 15 m/s và rơi xuống đất sau 4s.
Bỏ qua sức cản không khí, lấy g =10 m/s2. Quả bóng được ném từ độ cao nào và tầm xa của nó là bao
nhiêu?
A. 80m, 80m B. 80m, 60m C. 60m, 80m D. 60m, 60m
Câu 17: Vật ném từ độ cao 20m với vận tốc 20 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc vật
khi chạm đất là:
A. 10√2 m/s B. 20 m/s C. 20√2 m/s D. 40 m/s
Câu 18: Từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với tốc độ ban đầu v 0 = 20
m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Chọn gốc thời gian là khi ném vật.
Véctơ vận tốc của vật hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 vào thời điểm
A. 3,46 s. B. 1,15 s. C. 1,73 s. D. 0,58 s.
Câu 19: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0=20 m/s.
Gọi M là một chất điểm trên quỹ đạo tại thời điểm vecto vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc
600. Khoảng cách từ M đến mặt đất là
A. 23,33m. B. 10,33m. C. 12,33m. D. 15,33m.

P a g e 31
Chương III: CÂN BẦNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Vật rắn là vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.
∑𝐹 = 0
▪ Điều kiện cân bằng: 𝐹⃗ℎ𝑙 = 0⃗⃗  { 𝑥
∑ 𝐹𝑦 = 0
▪ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực: Hai lực đó phải cùng phương, cùng độ
𝐹1 = 𝐹2
lớn, ngược chiều  { ⃗
𝐹1 𝑛𝑔ượ𝑐 ℎướ𝑛𝑔 𝐹⃗2
▪ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực:
▪Ba lực phải đồng phẳng, đồng quy.
| .
▪Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba (𝐹⃗1 + 𝐹⃗2 = −𝐹⃗3 )
BÀI TẬP
17.1: Một người kéo một kiện hàng có khối lượng m = 50 kg trượt đều trên một mặt phẳng nằm nagng bằng một
sợi dây. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là μt = 0,2. Tính lực kéo của người đó trong các trường hợp sau:
a. Sợi dây song song với mặt phẳng ngang.
b. Sợi dây hợp với mặt phẳng ngang một góc α = 300.
17.2: Một vật có khối lượng m = 5 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một
sợi dây song song với đường dốc chính (hình 17.2). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2
và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

α
Hình 17.2

a. Lực căng của dây.


b. Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật. A
17.3: Người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg lên trên giữa mặt phẳng tạo với phương
nằm ngang một góc α = 45o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính áp lực mà quả cầu gây lên mỗi mặt
phẳng. (hình 17.3). B
17.4: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một sợi dây AB, người ta đặt một thanh chống nằm
O
ngang để giữ cho đèn không đụng vào tường (hình 17.4). Biết đèn có khối lượng 2 kg và dây hợp với C
phương nằm ngang một góc 450. Tính lực căng của các đoạn dây AB, BC và phản lực của thanh. Lấy Hình 17.4
g = 9,8 m/s2.
Trắc nghiệm
Câu 1: Trọng tâm của vật rắn là
A. Tâm hình học của vật B. điểm chính giữa vật
C. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật D. điểm bất kì trên vật
Câu 2: Một vật cân bằng chịu tác dụng của 2 lực thì 2 lực đó sẽ:
A. cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. có giá vuông góc nhau và cùng độ lớn.
D. được biểu diễn bằng hai véctơ giống hệt nhau.
Câu 3: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:
A. Ba lực phải đồng phẳng.
B. Ba lực phải đồng quy.
P a g e 32
C. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
D. ba lực phải đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá. B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau. D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 5: Hai lực trực đối là hai lực
A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau
B. có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
C. cùng giá, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
D. có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau
Câu 6: Một quyển sách nằm cân bằng trên mặt bàn vì phản lực ⃗N ⃗⃗ và trọng lực ⃗P⃗ tác dụng lên nó quan
hệ với nhau như sau:
⃗⃗⃗ = P
A. N ⃗⃗ ⃗⃗⃗ = −P
B. N ⃗⃗ ⃗⃗⃗| = |P
C. |N ⃗⃗| ⃗⃗⃗| = −|P
D. |N ⃗⃗|
Câu 7: Khi vật treo trên sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật
A. cùng hướng với lực căng của dây. B. cân bằng với lực căng của dây.
C. hợp với lực căng của dây một góc 90°. D. bằng không.
Câu 8: Một quả cầu có khối lượng 2,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc
α = 600. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng T của dây treo

A. 49 N. B. 12,25 N. C. 24,5 N. D. 30 N.
Câu 9: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α =
450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường

A. 20,9 N. B. 14,7 N. C. 17,8 N. D. 25,5 N.
Câu 10: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song
song với đường dốc chính. Biết α = 300. Cho g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây treo

A. 4,9 N. B. 8,5 N.

C. 19,6 N. D. 9,8 N.
Câu 11: Trên giá ABC rất nhẹ treo vật P có trọng lượng 40N. Biết AB = 45cm;  = 450. Lực nén của
thanh AB và lực căng của thanh BC là: C
A. T = 20√2N; Lực N =40 N

B. T = 40N; Lực N =40 N
C. T = 40N; Lực N = 40√2 N
D. T = 40√2N; Lực N = 40 N
A B
Câu 12: Một vật có khối lượng m=5kg được treo bằng ba sợi dây như hình
vẽ. lấy g=9,8 m/s2. Tỉ số giữa lực kéo của dây AC và lực căng của dây BC 0
45 B

bằng
C
A. 0,707 B. 0,613 A
C. 1,414 D. 0,866

Câu 13: Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB
rất nhẹ. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3,5 kg như hình vẽ.
Lấy g = 9,8 m/s2. Biết AB = 4 m; CD = 10 cm. Độ lớn lực kéo mỗi
nửa sợi dây bằng
A. 344 N B. 256 N
C. 225 N D. 294 N

P a g e 33
Câu 14: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 350. Trên hai
mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg như hình vẽ.
Bỏ qua ma sát và lấy g= 10 m/s2. Độ lớn áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ
gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11 N. B. 12 N.
C. 14 N. D. 17 N.

-----------------------------------
Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Momen lực M: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
▪ Công thức M = F.d; với d: cánh tay đòn của lực = khoảng cách từ giá của lực đến trục quay.
▪ Đơn vị của momen lực: N.m
▪ Quy tắc momen lực (điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định): tổng các momen lực làm
vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

BÀI TẬP
18.1: Một người dùng chiếc gậy thẳng dài 1 m để bẩy một hòn đá nặng 50 kg, gậy được đặt lên điểm tựa cách hòn
đá 20 cm. Tính độ lớn tối thiểu mà người cần thực
hiện để có thể nâng hòn đá lên. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ
qua khối lượng của gậy. ℓ ℓ
18.2: Một người nâng một đầu của một thanh gỗ
thẳng, đồng chất tiết diện đều có khối lượng 30 kg lên
0 300 300
cao hợp với phương nằm ngang một góc α = 30 . Lấy
 Hình 18.2a Hình 18.2b
g = 9,8 m/s2. Tính độ lớn của lực nâng F của người
đó trong các trường hợp sau: ?

a. Lực F vuông góc với mặt phẳng tấm gỗ.

b. Lực F hướng thẳng đứng lên trên. O A B
18.3: Một thanh AB thẳng dài 3 m, đồng chất tiết diện A B
đều được treo lên một sợi dây tại vị trí O cách đầu A 1 m. mA ?
Treo vào đầu A một vật có khối lượng mA = 20 kg. Để
Hình 18.3 Hình 18.5
cho thanh AB nằm cân bằng thì phải treo vào đầu B một
vật có khối lượng bằng bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng của thanh. (hình 18.3).
18.4: Một thanh AB đồng chất tiết diện thẳng dài 1,5 m được đặt lên một giá đỡ. Tác dụng vào 2 đầu A và B lần lượt
2 lực có độ lớn FA = 10 N và FB = 20 N theo phương hướng thẳng đứng xuống dưới. Phải
đặt thanh AB lên giá đỡ ở vị trí nào để thanh AB nằm cân bằng? A B
18.5: Một thanh AB đồng chất tiết diện thẳng, dài 2 m, có khối lượng 10 kg đặt trên một giá
đỡ tại vị trí cách đầu A 50 cm (hình 18.5). Phải đặt lên đầu A hay đầu B một vật có khối
lượng bằng bao nhiêu để thanh gỗ nằm cân bằng?
D C
18.6: Một khối gỗ đồng chất hình hộp có khối lượng 8 kg, cạnh AB = a = 20 cm, BC = b =

40 cm. Người ta tác dụng một lực F lên diểm B theo phương của cạnh AB (hình 18.6). Hình 18.6

2
Tính giá trị lớn nhất của F để khối gỗ không bị lật đổ. Lấy g = 9,8 m/s .
Trắc nghiệm
Câu 1: Mô men lực tác dụng lên một vật là đại lượng:
A. Véctơ B. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng D. luôn có giá trị dương
Câu 2: Công thức tính momen lực là

P a g e 34
1 1
A. M = F.d B. M = 2F.d2 C. M = 2F.d D. M = F.d2
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai khi nói về momen lực và cánh tay đòn của lực
A. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
B. Mômen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của vật đó
C. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực
Câu 4: Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là
A. N/m B. N (Niutơn) C. Jun (J) D. N.m
Câu 5: Khi mở hoặc đóng cánh cửa (loại có bản lề) thì ta tác dụng lực như thế nào vào cánh cửa để cánh
cửa dễ quay nhất?
A. Tác dụng lực vào cạnh gần bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa.
B. Tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng song song với mặt phẳng cánh cửa.
C. Tác dụng lực vào cạnh xa bản lề, theo hướng vuông góc với mặt phẳng cánh cửa.
D. Tác dụng lực vào cạnh gần bản lề, theo hướng song song với mặt phẳng cánh cửa.
Câu 6: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục? Lực có giá
A. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. song song với trục quay.
C. cắt trục quay.
D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 7: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị:
A. bằng không B. luôn dương C. luôn âm D. khác không
Câu 8: Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì
A. tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen
của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại
B. tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
C. tổng mômen của các lực phải khác không
D. tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay
Câu 9: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách
từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:
A. 200N.m B. 200N/m C. 2N.m D. 2N/m
Câu 10: Để xiết chặt một êcu, người ta tác dụng lên một đầu cán cờlê một lực có
độ lớn F = 20 N làm với cán cờlệ một góc α = 700 và OA = 15 cm như hình vẽ. Độ
lớn momen lực F đối với trục của êcu bằng
A. 2,8 Nm. B. 1,5 Nm.
C. 2,6 Nm. D. 2,9 Nm.
Câu 11: Một người dùng búa để nhổ một chiếc định như hình vẽ. Khi người ấy tác
dụng một lực 110 N vào đầu búa thì định bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực cản của gỗ tác
dụng vào định bằng
A. 2000 N. B. 1500 N.
C. 1000 N. D. 1100 N.
Câu 12: Quan sát hình vẽ bên. Muốn cho cầu bập bênh thăng bằng thì giá trị của
x bằng
A. 0,75 m B. 1 m
C. 2,14 m D. 1,15 m

P a g e 35
Câu 13: Cho cơ hệ như hình vẽ. Chiều dài của đòn bẩy AB = 60 cm. Đầu A
của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Khoảng cách từ đầu A đến B
trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng A O
lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng?
A. 15 N. B. 20 N.
C. 25 N. D. 30 N.
Câu 14: Một thước AB có thể chuyển động quanh một trục nằm ngang O, như
𝑂𝐵 A B
hình vẽ. Biết OA = . Gọi P1 là trọng lượng treo ở A và P2 là trọng lượng treo O
3
ở B. Muốn cho thước cân bằng thì: P1
P2

A. P1 = P2 B. P1 = 3P2
𝑃2
C. P1 = 2P2 D. P1 = 3
Câu 15: Một thanh chắn đường dài 8,2m, trọng lượng P = 2400N có trọng tâm cách đầu A trái 1,4m.
Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,8m. Để giữ thanh ấy nằm ngang, người ta
phải tác dụng vào đầu B một lực bằng
A. 400 N B. 350 N C. 150 N D. 200 N
Câu 16: Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài OA = 20 cm, quay dễ dàng quanh trục
O nằm ngang như hình vẽ. Một lò xo gắn vào điểm giữa C của OA. Người ta tác
dụng lên bàn đạp tại điểm A một lực F vuông góc với bàn đạp và có độ lớn F/
30 N. Bàn đạp ở trạng thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA và
bị ngăn đi một đoạn 8 cm so với khi không bị nén. Lực của lò xo tác dụng lên
bàn đạp và độ cứng của lò xo là
A. 40 N, 50 N/m. B. 60 N, 750 N/m.
C. 40 N, 5 N/m. D. 40 N, 500 N/m.
Câu 17: Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh
liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây
AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc α = 400 như hình vẽ.
Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
A. 9,7 N. B. 15 N.
C. 10 N. D. 7,8 N.

-------------------------------------------
Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
I. Lý thuyết cơ bản
▪ F = F1 + 𝐹2
A
⃗⃗ ⃗⃗ ⃗⃗
▪ Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều: |▪ F 𝑐ù𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑣ớ𝑖 F1 𝑣à F2
F 𝑑
▪ F1 = 𝑑2 F1 d1 B

2 1 d2
{Có thể dùng quy tắc mô men lực để giải toán dạng này} F2
F

BÀI TẬP
19.1: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cách người thứ nhất 60 cm và
cách nguười thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu?
19.2: Một tấm ván nặng 400 N được bắc qua một con mương . Trọng tâm của tấn ván cách điểm tựa A 2,4 m và
cách điểm tựa B 1,6 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm mỗi điểm tựa bằng bao nhiêu?
19.3: Hai người cùng khiêng một khúc gỗ thẳng tiết diện đều, dài 2 m. Mỗi người chịu một lực bằng 400 N. Tính
khối lượng của khúc gỗ. Lấy g = 10 m/s2.

P a g e 36
19.4: Một chiếc đèn khối lượng 3 kg được treo lên một thanh gỗ thẳng, dài 120 cm. Hai đầu thanh gỗ đặt lên hai
điểm A, B theo phương nằm ngang, đầu A chịu một lực 20 N, đầu B chịu lực 10 N. Xác định vị trí treo đèn trên
thanh gỗ. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua trọng lượng của thanh gỗ.
19.5. Một chiếc gậy thẳng, dài 50 cm, được treo lên một sợi dây tại điểm O cách đầu A 20 cm. Người ta treo vào hai
đầu A, B của chiếc gậy hai quả cầu có khối lượng lần lượt là mA = 1,5 kg và mB = 1 kg để chiếc gậy nằm cân bằng.
Tính lực căng của sợi dây. Bỏ qua khối lượng của gậy.
Trắc nghiệm
Câu 1: Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Điểm đặt của hợp lực được xác định dựa trên biểu
thức sau
F d F d F d F 𝐹
A. F1 = d1 B. F1 = d2 C. F2 = d2 D. 𝑑1 = d2
2 2 2 1 1 1 1 2
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây khi nói về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là không đúng?
A. Có phương song song với hai lực thành phần. B. Có chiều cùng chiều với lực lớn hơn.
C. Có độ lớn bằng hiệu các độ lớn. D. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn.
Câu 3: Hợp lực của hai lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây
A. Có phương song song với hai lực thành phần
B. Cùng chiều với chiều của lực lớn hơn
C. có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần
D. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần và cùng chiều với lực lớn hơn
Câu 4: Gọi ⃗F⃗ là lực tổng hợp, ⃗F⃗1 và ⃗F⃗2 là hai lực thành phần. Hình nào dưới đây biểu diễn đúng quy tắc
tổng hợp hai lực song song cùng chiều
A. Hình 1
B. Hình 3
C. Hình 2
D. Hình 4
Câu 5: Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2m.
Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Để giữ thanh nằm ngang thì lực
tác dụng vào đầu bên phải có giá trị là:
A. 2100 N B. 100 N C. 780N D. 150N
Câu 6: Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn
bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một
vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?
A. 15 N B. 20 N
C. 25 N D. 30 N

Câu 7: Một tấm ván năng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A
2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 60N. B. 80N. C. 100N. D. 120N.
Câu 8: Một tấm ván nặng 48N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A
1,2m và cách điểm tựa B 0,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:
A. 16 N B. 12 N C. 8 N D. 6 N
Câu 9: Một thanh chắn đường dài 6 m có khối lượng 80 kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,5m.
Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 2 m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên
phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g=10 m/s2.
A. 1000N B. 500N C. 100N D. 400N
Câu 10: Một tấm ván nặng 180 N được bắt qua một bể nước. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A
0,8 m và cách điểm tựa B là 1,2 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa B là:
A. 120 N. B. 72 N. C. 80 N. D. 60 N.
P a g e 37
Câu 11: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300N, một thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài
1m. Vai người ấy đặt ở điểm O cách hai đầu treo các khoảng d1 và d2 bằng bao nhiêu để đòn gánh cân
bằng và nằm ngang?
A. d1= 0,5m, d2 = 0,5m B. d1= 0,6m, d2 = 0,4m
C. d1= 0,4m, d2 = 0,6m D. d1= 0,25m, d2 = 0,75m
Câu 12: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một vật nặng 1000N. Điểm treo vật cách vai người
thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người thứ
nhất và thứ hai lần lượt chịu các lực F1 và F2 bằng bao nhiêu?
A. F1 = 500N, F2 = 500N B. F1 = 600N, F2 = 400N
C. F1 = 400N, F2 = 600N D. F1 = 450N, F2 = 550N
Câu 13: Một chiếc xà không đồng chất dài ℓ = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức
tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Lấy g = 10 m/s2.
Lực đỡ của tường lên các đầu xà tại A và B lần lượt là
A. 750 N; 450 N B. 450 N; 750 N
C. 400 N; 800 N D. 800 N; 400 N
C. 100 N; 600 N D. 580 N; 120 N
Câu 14: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 và F2 = 13 N cách nhau một đoạn 0,2 m.
Hợp lực của chúng có đường tác dụng cách giá của lực F1 một đoạn 0,08 m, có độ lớn F. Giá trị của
(F+F1) bằng
A. 30 N. B. 32,5 N. C. 52 N. D. 36,5 N.
Câu 15: Người ta khoét một lỗ tròn bán kính r = R/4 trong một đĩa phẳng mỏng,
đồng chất, bán kính R như hình vẽ. Biết OO1 = R/3. Gọi O2 trọng tâm của phần còn
lại. Giá trị của OO2 gần giá trị nào nhất sau đây?
O
1
A. 0,23R. B. 0,16R. O

C. 0,03R. D. 0,02R.

---------------------------------
Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân đế.
I. Lý thuyết cơ bản
▪Bền: trọng tâm thấp nhất so với các điểm lân cận
▪ Các dạng cân bằng: |▪Không bền: trọng tâm cao nhất so với các điểm lân cận.
▪Phiếm định: trọng tâm ở một độ cao không đổi
▪ Cân bằng của vật có mặt chân đế:
+ Mặt chân đế: là mặt đáy của vật.
+ Điều kiện cân bằng: giá của trọng lực phải qua mặt chân đế.
+ Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao trọng tâm và diện tích mặt chân đế.
 Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.
BÀI TẬP
20.1: Người ta xác định trọng tâm của một thước bằng các cách sau:
a. Đặt thước nằm sát mặt bàn, sau đó đẩy nhẹ cho thước nhô dần ra khỏi bàn. Khi
2,4 m
thước bắt đầu rơi thì giao thuyến giữa thước và mép bàn lúc đó đi qua trọng tâm của
thước. G
b. Người ta đặt thước nằm ngang lên trên một sợi dây đã được kéo căng ngang. 4m 2m
Khi thước nằm cân bằng thì giao thuyến giữa thước và sợi dây lúc đó đi qua trọng tâm
của thước.
α
Hãy giải thích các cách làm đó.
Hình 20.2

P a g e 38
20.2: Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng (hình 3.17). Hỏi mặt phẳng có thể nghiêng đến
một góc bằng bao nhiêu để không làm đổ khối lập phương?
Trắc nghiệm
Câu 1: Mặt chân đế của vật là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.
B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tíep xúc.
C. phần chân của vật.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.
Câu 2: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
A. hợp lực tác dụng vào vật phải bằng 0.
B. tổng momen lực tác dụng vào vật phải bằng 0.
C. mặt chân đế phải bằng diện tích tiếp xúc giữa vật và sàn.
D. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
Câu 3: Ba hình dưới đây, hình nào mô tả viên bi ở trạng thái cân bằng phiếm định
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
Hình 1 Hình 2 Hình 3
D. hình 1 và 2
Câu 4: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế. B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế. D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 5: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lổ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là:
A. cân bằng không bền.
B. cân bằng bền.
C. cân bằng phiếm định.
D. lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định.
Câu 6: Đối với cân bằng phiếm định thì
A. trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.
B. trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.
C. trọng tâm nằm ở một độ cao không thay đổi.
D. trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.
Câu 7: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vị trí trọng tâm của vật
A. cao nhất so với các vị trí lân cận B. thấp nhất so với các vị trí lân cận
C. bất kì so với các vị trí lân cận D. cao bằng với các vị trí lân cận
Câu 8: Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O
như ở hình vẽ. Trong mỗi hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái cân bằng nào? O

A. 1: bền; 2: không bền; 3: phiếm định. G G G≡O

B. 1: không bền; 2: bền; 3: phiếm định. O


C. 1: phiếm định; 2: không bền; 3: bền. Hình 1 Hình 2 Hình 3
D. 1: không bền; 2: phiếm định; 3: bền.
Câu 9: Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu
x L-x
sát mép bàn. Sau đó đẩy nhẹ thước cho nhô dần ra khỏi bàn. Gọi x là độ dài phần
thước nhô ra. Khi thước bắt đầu rơi khỏi bàn thì x bằng
A. L/8. B. L/4.
C. L/2. D. 3L/4.

P a g e 39
Bài 21: Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của
vật luôn song song với chính nó.
▪ Khi vật chuyển động tịnh tiến thì mọi điểm trên vật có cùng gia tốc  Áp dụng được các công thức
của chương I và II để giải bài tập.
▪ Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
+ Khi vật rắn quay quanh một trục thì mọi điểm của nó đều chuyển động tròn và có cùng tốc độ
góc.
+ Vật quay đều thì ω = hằng số; vật quay nhanh dần thì ω tăng dần; vật quay chậm dần thì ω giảm
dần.
▪ Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
▪ Mọi vật quay quanh trục đều có mức quán tính. Mức quán tính càng lớn thì vật càng khó thay đổi
tốc độ góc.
▪ Mức quán tính của một vật phụ thuộc vào khối lượng và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
▪ Lưu ý: Khi lực gây ra gia tốc cho vật có phương nằm ngang và chiều dương như (v)
𝐹𝑚𝑠 = 𝜇𝑚𝑔
hình vẽ thì { 𝐹−𝐹 Fmst
𝑎 = 𝑚𝑚𝑠 F
BÀI TẬP
21.1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thì hãm phanh với lực hãm 800 N. Tính độ lớn và xác định
hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây cho xe.

21.2: Một vật có khối lượng 2 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật một lực F nằm ngang làm nó đi
được 80 cm trong 2 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μt = 0,5. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính gia tốc và độ lớn của lực F .
b. Phải kéo vật một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều?
21.3: Một đầu tàu khối lượng 5 tấn được dùng để kéo 5 toa tàu khối lượng 50 tấn. Đoàn tàu chuyển động với gia tốc
1 m/s2. Hãy xác định:
a. Hợp lực tác dụng lên đầu tàu.
b. Hợp lực tác dụng lên 5 toa tàu.
21.4: Người ta dùng một xe moóc có khối lượng 3,5 tấn để chở một container khối lượng 2 tấn. Sau 1 phút xe đạt
vận tốc 6 m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc của xe và lực kéo của động cơ. mA
b. Tính quãng đường mà xe đi được trong 1 phút đó.
21.5: Một người kéo một thùng gỗ có khối lượng 20 kg trên sàn nhà bằng một sợi dây, mB
phương của sợi dây hợp với phương ngang một góc 300. Lực kéo dây là 80 N. Thùng gỗ Hình 21.6
chuyển động thẳng với gia tốc 0,5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa thùng
gỗ và nền nhà.
21.6: Một vật A được đặt trên mặt bàn nằm ngang được nối với vật B bằng một sợi dây vắt qua
một ròng rọc. Vật B được thả rơi thẳng đứng không ma sát từ trên xuống dưới như hình 21.6. Biết
mA = 1 kg, hệ số ma sát trượt giữa A và mặt bàn là μt = 0,25, gia tốc chuyển động của hệ là a = 5
m/s2. Hãy xác định:
a. Khối lượng mB. m1
b. Vận tốc và quãng đường đi của hệ sau 2 s đầu. m2
21.7: Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng môt sợi dây (không co dãn và khối lượng không
đáng kể) vắt qua một ròng rọc cố định (khối lượng không đáng kể, bán kính R = 10 cm). Lấy g = Hình 21.7
2
10 m/s . Tính momen lực tác dụng lên ròng rọc và gia tốc của hệ trong các trường hợp sau:
a. m1 = m2 = 2 kg.

P a g e 40
b. m1 = 3 kg, m2 = 5 kg.
Trắc nghiệm
Câu 1: Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của
vật luôn luôn:
A. song song với chính nó. B. ngược chiều với chính nó.
C. cùng chiều với chính nó. D. tịnh tiến với chính nó.
Câu 2: Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 5rad/s. Bỏ qua ma sát và sức cản không
khí. Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật dừng lại ngay B. Vật đổi chiều quay
C. Vật quay đều với tốc độ góc 5rad/s D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại
Câu 3: Mômen quán tính của một vật không phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật
B. Hình dạng và kích thước vật
C. Gia tốc hướng tâm gây ra chuyển động quay của vật
D. Vị trí trục quay
Câu 4: Đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay của một vật rắn là
A. tốc độ góc. B. tốc độ dài C. tốc độ trung bình D. gia tốc hướng tâm
Câu 5: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng:
A. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vậtt phải đứng yên.
C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Câu 6: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật. B. khối lượng của vật.
C. hình dạng và kích thước của vật. D. vị trí của trục quay.
Câu 7: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến
A. Hòn bi lăn trên mặt bàn. B. Kim đồng hồ đang chạy.
C. Pittong chạy trong ống bơm tiêm. D. Trái Đất quay chung quanh trục của nó
Câu 8: Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi:
A. Hợp lực các lực tác dụng có giá qua trọng tâm
B. Hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi
C. Các lực tác dụng phải đồng phẳng
D. Các lực tác dụng phải đồng qui
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một vật có trục quay cố định
A. Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay
B. Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay
C. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của một lực được gọi là momen lực
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
Câu 10: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục? Lực có giá
A. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. song song với trục quay.
C. cắt trục quay.
D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định?
A. những điểm không nằm trên trục quay đều có cùng tốc độ góc.
B. quỹ đạo chuyển động của các điểm trên vật là đường tròn.
C. những điểm nằm trên trục quay đều nằm yên.
D. những điểm không nằm trên trục quay đều có cùng tốc độ dài.

P a g e 41
Câu 12: Một vật không có trục quay cố định nếu chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật sẽ
A. không chuyển động vì ngẫu lực có hợp lực bằng 0.
B. quay quanh một trục bất kì.
C. quay quanh trục đi qua trọng tâm của vật.
D. quay quanh trục đi qua điểm đặt của một trong hai lực.
Câu 13: Một đĩa tròn quay đều quanh trục xuyên tâm vuông góc với đĩa. OA là một bán kính của đĩa, B
là trung điểm của OA. Giữa vận tốc dài vA và vận tốc dài vB có quan hệ
A. vA=vB B. vA=-vB. C. vA=0,5vB. D. vA=2vB
Câu 14: Một vật khối lượng m = 600 g nằm yên trên một mặt nghiêng một góc α = 300 so với mặt nằm
ngang. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt nghiêng gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,9 N. B. 2,8 N. C. 2,3 N. D. 3,6 N.
Câu 15: Một vật có khối lượng m bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt nghiêng một góc α so với phương ngang
xuống. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ. Gia tốc chuyển động của vật trượt trên
mặt phẳng nghiêng được tính bằng biểu thức nào sau đây?
A. a = g(cosα - μsinα). B. a=g(sinα - μcosα).
C. a = g(cosα + μsinα). D. a = g(sinα + μcosα).
Câu 16: Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng α so với phương
ngang. Lấy g = 10 m/s2. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,8 m trong
giây đầu tiên. Tính góc α
A. 300. B. 530. C. 350 D. 250
Câu 17: Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m
vật đạt tốc độ 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g= 9,8 m/s2. Lực
phát động song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là
A. 99 N. B. 100 N. C. 697 N. D. 599 N.
Câu 18: Một khúc gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa khúc
gỗ và sàn nhà là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Người ta truyền cho nó một tốc độ tức thời 5 m/s ở thời điểm t=
0. Quãng đường đi được của khúc gỗ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6,2 m. B. 7,1 m. C. 5,5 m. D. 7,7 m.
Câu 19: Hùng và Dũng cùng nhau đấy một thùng hàng chuyển động thẳng trên sàn nhà. Thùng hàng có
khối lượng 120 kg. Hùng đẩy với một lực có độ lớn 400 N. Dũng đẩy với một lực có độ lớn 300 N. Hệ
số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của thùng gần giá trị nào
nhất sau đây?
A. 0,46 m/s2. B. 3,3 m/s2. C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2.
Câu 20: Một khúc gỗ khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc
gỗ bằng một lực có độ lớn F có hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm
ngang một góc α = 30° như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ và sàn nhà là
0,3. Lấy g = 10 m/s2. Nếu khúc gỗ chuyển động thẳng đều trên sàn nhà thì F gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 46 N. B. 56 N. C. 60 N. D. 65 N.

--------------------------------------
Bài 22: Ngẫu lực
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
▪ Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật chuyển động quay chứ không tịnh tiến.
▪F: độ lớn của mỗi lực (N)
▪ Mômen của ngẫu lực M = F.d |
▪d: cánh tay đòn của ngẫu lực (m)

P a g e 42
▪ Mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu
lực.
BÀI TẬP
22.1: Hai lực của 1 ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Tính momen của ngẫu lực.
22.2: Một miếng gỗ phẳng, mỏng được gắn vào một trục quay cố định tại điểm O. Người
ta tác dụng một ngẫu lực vào miếng gỗ tại hai điểm A và B có FA = FB = 10 N, momen của
ngẫu lực trong trường hợp này là M = 4 Nm. Tính các khoảng cách OA, OB (OA = OB). A
22.3: Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng hình vuông ABCD, cạnh a = 30 cm. Người ta tác
dụng một ngẫu lực có độ lớn bằng 10 N nằm trong mặt phẳng hình vuông tại hai điểm A, O
C của nó. Tính momen ngẫu lực trong các trường hợp sau: B
a. Các lực vuông góc với cạnh AB.
Hình 22.2
b. Các lực song song với cạnh AB.
c. Các lực vuông góc với AC.
22.4: Một đĩa tròn phẳng, mỏng có bán kính R = 50 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực tại hai điểm A và B của
một đường kính các lực có độ lớn 8 N. Tính momen của ngẫu lực.
Trắc nghiệm
Câu 1: Với F là độ lớn của mỗi lực, biểu thức tính mô men ngẫu lực M = F.d thì d là
A. cánh tay đòn của mỗi lực. B. độ dài mỗi vec tơ lực.
C. cánh tay đòn của ngẫu lực. D. tổng độ dài của hai vec tơ lực.
Câu 2: Cánh tay đòn của lực ngẫu lực là:
A. Khoảng cách giữa hai điểm đặt của hai lực B. Khoảng cách từ giá của lực đến trục quay
C. Khoảng cách giữa hai giá của lực D. Khoảng cách giữa hai điểm ngọn của vectơ
lực
Câu 3: Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì trọng tâm của vật
A. Đứng yên. B. Chuyển động dọc trục.
C. Chuyển động quay. D. Chuyển động lắc.
Câu 4: Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm là
A. cùng phương và cùng chiều.
B. cùng phương và ngược chiều.
C. cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau.
D. cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
Câu 5: Một ngẫu lực có độ lớn F1=F2=F và có cánh tay đòn là d. Momen của ngẫu lực này là
A. (F1-F2)d B. 2Fd C. Fd D. (F1 + F2)d
Câu 6: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của
ngẫu lực là:
A. 1N. C. 2N. B. 0,5 N. D. 100N.
Câu 7: Hai tay lái của ghi-đông xe đạp cách trục cổ một đoạn 25 cm (hình vẽ). Nếu tác
dụng vào mỗi tay cầm một lực 18 N thì momen của ngẫu lực bằng
A. 9 N.m B. 4,5 N.m
C. 900 N.m D. 450 N.m
Câu 8: Ở hai điểm A và B của một vật cách nhau 40 cm, người ta tác dụng hai lực có độ
lớn bằng nhau, song song, ngược chiều (hình vẽ) và tạo thành một ngẫu lực có độ lớn
F2
0,098 Nm. Mỗi lực có độ lớn bằng
A. 0,24 N B. 0,03 N 300
C. 0,49 N D. 3,92 N F1

P a g e 43
Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Bài 23: Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng
I. Lý thuyết cơ bản
▪Là đại lượng vectơ
▪ Cùng hướng với vận tốc
▪ Động lượng 𝒑 ⃗⃗ = m.𝒗
⃗⃗:
▪p
⃗⃗ℎệ = p⃗⃗1 + p
⃗⃗2 + ⋯
{ ▪Đơn vị: kgm/s
▪ Độ biến thiên động lượng ∆𝒑 ⃗⃗.∆t (xung lượng của lực).
⃗⃗ = 𝑭
▪ Hay 𝑝⃗2 − 𝑝⃗1 = 𝐹⃗.∆t  m(𝑣⃗2-𝑣⃗1 ) = 𝐹⃗ . ∆𝑡
▪ Hệ kín: Khi không có các ngoại lực tác dụng lên vật bên trong hệ hoặc các ngoại lực khử lẫn nhau.
Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau, không tương tác với các vật ngoài hệ.
▪ Định luật bảo toàn động lượng: Tổng động lượng của 1 hệ kín được bảo toàn (cả về hướng và độ
lớn).
▪ Đối với hệ hai vật: 𝑝⃗1 + 𝑝⃗2 = không đổi hay 𝑝⃗1 + 𝑝⃗2 = 𝑝⃗1′ + 𝑝⃗2′
▪ Va chạm mềm: Là va chạm mà sau va chạm 2 vật dính vào nhau
𝑚1 𝑣
⃗⃗1
 Vận tốc sau va chạm: 𝑣⃗’ = 𝑚 {trước va chạm vật 2 đứng yên, vật 1 chuyển động}
1 +𝑚2
▪ Chuyển động bằng phản lực: là loại chuyển động của vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về
phía sau một phần chính nó, phần còn lại tiến về phía trước.
▪M ∶ khối lượng của súng
▪ Vận tốc giật lùi của súng khi bắn 𝑉 ⃗⃗ = − 𝑚𝑣⃗⃗ ▪V: vận tốc của súng
𝑀 ▪m: khối lượng của đạn
{ ▪v: vận tốc của đạn
▪ Sự giật lùi của súng khi bắn, tên lửa, pháo thăng thiên.. là chuyển động bằng phản lực.
BÀI TẬP
Bài tập về độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực
23.1: Một quả bóng khối lượng 2 kg được đá bay đi với vận tốc 15 m/s tới tay thủ môn, thủ môn bắt gọn trong
khoảng thời gian 0,2 s.
a. Tính động lượng của quả bóng tại thời điểm đầu và cuối của chuyển động.
b. Tìm lực mà tay tác dụng lên quả bóng trong khoảng thời gian đó.
23.2: Một cầu thủ đá quả bóng đang đứng yên với lực F = 150 N làm bóng bay đi với vận tốc 20 m/s. Biết khoảng
thời gian chân cầu thủ chạm bóng là 0,2 s.
a. Tính xung lượng của lực F.
b. Tính khối lượng quá bóng.
23.3: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h bỗng gặp một chướng ngại vật trên đường
nên hãm phanh gấp. Sau 6 s xe đứng lại.
a. Tính động lượng của ô tô khi bắt đầu hãm phanh và sau khi dừng lại.
b. Tính lực hãm phanh.
23.4: Một toa xe lửa khối lượng 10 tấn đang nằm yên trên đường ray nằm ngang. Đoàn tàu bắt đầu chuyển động
dưới tác dụng của lực kéo trung bình F = 1000 N. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khoảng thời gian 2 phút.
Định luật bảo toàn động lượng
23.5: Một xe hơi nặng 0,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì đụng phải một xe tải nặng 5 tấn đang
chuyển động cùng chiều phía trước với vận tốc 36 km/h làm xe hơi dừng lại. Tính vận tốc của xe tải sau va chạm.
23.6: Viên bi A khối lượng 200 g đang chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s thì tới đập vào viên bi B có khối lượng
100 g đang đứng yên (v2 = 0). Sau khi va chạm viên bi B tiếp tục chuyển động về phía trước với vận tốc v2' = 3 m/s.
Tính vận tốc v1' và chiều chuyển động của viên bi A sau va chạm. Biết các chuyển động là cùng phương.

P a g e 44
Trắc nghiệm
Câu 1. Đơn vị của động lượng trong hệ SI là
A. kg m.s2 B. kg.m.s C. kg.m/s D. kg/m.s
Câu 2. Động lượng còn được tính bằng đơn vị
A. N/s B. N.s C. N.m D. N.m/s
Câu 3. Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, 𝑉 ⃗⃗ , 𝑣⃗ là vận tốc của súng và đạn khi đạn thoát khỏi nòng
súng. Vận tốc của súng (theo phương ngang) là:
⃗⃗ = − 𝑚𝑣⃗⃗
A. 𝑉 ⃗⃗ = 𝑚𝑣⃗⃗
B. 𝑉 ⃗⃗ = − 𝑀𝑣⃗⃗
C. 𝑉 ⃗⃗ = 𝑀𝑣⃗⃗
D. 𝑉
𝑀 𝑀 𝑚 𝑀
Câu 4. Chọn câu phát biểu sai khi nói về động lượng
A. Động lượng là một đại lượng véctơ
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 5. Chọn câu đúng khi nói về động lượng:
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn
B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn
D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn
Câu 6. Chọn câu phát biểu đúng: Biểu thức của định luật II N còn được viết dưới dạng sau:
∆𝑣
⃗⃗ ∆𝑝 ∆𝑝⃗ ∆𝑝⃗
A. 𝐹⃗ = m B. 𝐹⃗ = C. 𝐹⃗ = D. 𝐹⃗ = m
∆𝑡⃗ ∆𝑡 ∆𝑡 ∆𝑡
Câu 7. Phương trình của định luật bảo toàn động lượng cho trường hợp hệ hai vật:
A. m1 v1 + m2 v2 = m1v1 ’ + m2v2’ B. (m1 + m2)(v1 + v2) = m1⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗2′
𝑣1′ + m2𝑣
C. m1 ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣1 = m1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2 + m2⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣2′ + m2 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1′ D. m1 ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗2 = m1 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 + m2𝑣 𝑣1′ + m2⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2′
Câu 8. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực 𝐹⃗. Động lượng chất điểm
ở thời điểm t là:
𝐹⃗ 𝛥𝑡
A. 𝑃⃗⃗ = 𝐹⃗ 𝑚𝛥𝑡 B. 𝑃⃗⃗ = 𝐹⃗ 𝛥𝑡 C. 𝑃⃗⃗ = 𝑚 D. 𝑃⃗⃗ = 𝐹⃗ 𝑚
Câu 9. Một vật có m = 1kg đang chuyển động với vận tốc v = 7,2 km/h thì có động lượng
A. 2 kgm/s B. 7,2 kgm/s C. 4 kgm/s D. 14,4 kgm/s
Câu 10. Một vật có khối lượng m =2kg, có động lượng 6kgm/s, vật đang chuyển động với vận tốc bằng
A. 3 m/s B. 12 m/s C. 8 m/s D. 4 m/s
Câu 11. Một vật trọng lượng 1N có động lượng 1kgm/s, lấy g =10m/s khi đó vận tốc của vật bằng
2

A. 1 m/s B. 10 m/s C. 5 m/s D. 15 m/s


Câu 12. Một lực 20N tác dụng vào một vật m =400g đang nằm yên, thời gian tác dụng 0,015s. Xung
lượng tác dụng trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,3 kg.m/s B. 1,2 kg.m/s C. 120 kg.m/s D. 0,75 kg.m/s
Câu 13. Một vật nhỏ khối lượng m =2kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác
định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng (kgm/s) là
A. 6 B. 10 C. 20 D. 28
Câu 14. Một khẩu súng có viên đạn khối lượng m = 25g, nằm yên trong súng. Khi bóp cò, đạn chuyển
động trong nòng súng hết 2,5 ms và đạt được vận tốc khi tới đầu nòng súng là 800m/s. Lực đẩy trung
bình của hơi thuốc súng là:
A. 8N B. 80N C. 800N D. 8000N
Câu 15. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 200g, m2 = 300g có vận tốc v1 =3m/s, v2=2m/s. Biết
vận tốc của chúng cùng phương, ngược chiều. Độ lớn động lượng của hệ là:
A. 1,2 kgm/s B. 0 C. 120kgm/s D. 60√2kgm/s
P a g e 45
Câu 16. Một súng có khối lượng M = 400kg được đặt trên mặt đất nằm ngang. Bắn một viên đạn khối
lượng m = 400g theo phương nằm ngang. Vận tốc của đạn là v =50m/s. Vận tốc giật lùi của súng là
A. -5mm/s B. -5cm/s C. - 5m/s D. -50cm/s
Câu 17. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 102N. Động lượng
chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
A. 400 kgm/s B. 200 kgm/s C. 100 kgm/s D. 300 kgm/s
Câu 18. Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc độ. Vận
tốc bóng trước va chạm là 5m/s. Chọn chiều dương là chiều của quả bóng bay vào tường. Độ biến thiên
động lượng của bóng bằng
A. 3 kgm/s B. -3 kgm/s C. 1,5 kgm/s D. -1,5 kgm/s
Câu 19. Viên bi A có khối lượng m1= 60g chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s va chạm vào viên bi B có
khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận tốc 𝑣⃗2. Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Vận
tốc viên bi B là:
A. 8,5 m/s B. 6,5 m/s C. 7,5 m/s D. 5,5 m/s
Câu 20. Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều của vận tốc 𝑣⃗ và động lượng 𝑝⃗ của vật khi vật chuyển
động ngược chiều dương
p
A. Hình 3 B. Hình 1 p v v p v p=0
v
C. Hình 4 D. Hình 2
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

Câu 21. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc

v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc →
v2 .
Theo định luật bảo toàn động lượng thì
A. m1 v
⃗⃗1 = (m1 + m2 )v
⃗⃗2 B. m1 v
⃗⃗1 = −m2 v
⃗⃗2
1
C. m1 v
⃗⃗1 = m2 v
⃗⃗2 D. m1 v
⃗⃗1 = 2 (m1 + m2 )v
⃗⃗2
Câu 22. Khi khối lượng và vận tốc của vật tăng gấp đôi thì:
A. động lượng của vật tăng gấp bốn lần B. động lượng của vật tăng gấp đôi
C. động lượng không thay đổi D. động lượng giảm đi hai lần
Câu 23. Một khẩu súng đại bác nặng M = 0,5 tấn đang đứng yên, có nòng súng hướng lên hợp với
phương ngang một góc 600 bắn một viên đạn khối lượng m =1 kg bay với vận tốc v = 500m/s (so với
mặt đất). Bỏ qua ma sát. Súng giật lùi với vận tốc bằng
A. 1 m/s B. 1,5 m/s C. 0,5 m/s D. 2 m/s
Câu 24. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang
đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là:
A. v1 = 0 ; v2 = 10m/s. B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D. v1 = v2 = 20m/s
Câu 25. Trong khoảng thời gian 30s, ôtô có khối lượng 2 tấn tăng tốc từ 36 km/h lên 72 km/h. Xung
lượng của hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên ôtô trong khoảng thời gian này là:
A. 20.000 N.s B. 20 N.s C. 72 N.s D. 72.000N.s
Câu 26. Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma
sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng
100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 600 m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Chọn
chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động của đạn. Nếu trước khi bắn, bệ pháo chuyển động theo
chiều bắn với tốc độ v0 = 18 km/h thì vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 1,7 m/s. B. -1,7 m/s. C. 1,0 m/s. D. -1,0 m/s.
Câu 27. Một quả lựu đạn, đang bay theo phương ngang theo chiều dương trục Ox với tốc độ 10 m/s, bị
nổ và tách thành hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to chuyển động dọc theo
chiều dương trục Ox với tốc độ 23 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ chuyển động của mảnh nhỏ bằng
A. 62,5 m/s. B. 9,5 m/s. C. 12,5 m/s. D. 18,7 m/s.
P a g e 46
Câu 28. Một vật có khối lượng m = 1kg chuyển động thẳng với phương trình x = 2t2 + 2t – 5 (m;s).
Chiều dương là chiều chuyển động. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s bằng
A. 12kg.m/s. B. 6kg.m/s. C. 8kg.m/s. D. 4kg.m/s.
Câu 29. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g và m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng ngang
ngược hướng nhau với các tốc độ tương ứng 2 m/s và 0,8 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Chọn chiều dương
là chiều chuyển động của vật m1. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận
tốc v. Giá trị của v gần giá trị nào nhất sau đây?
A. -0,43 m/s. B. 0,43 m/s. C. 0,67 m/s. D. -0,67 m/s.
Câu 30. Một viên đạn đang bay ngang với tốc độ 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là m1 =
8 kg; m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay theo hướng thẳng đứng lên trên với tốc độ 225 m/s. Tốc độ của mảnh
lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 204 m/s. B. 195 m/s. C. 166 m/s. D. 187 m/s.
------------------------------------
Bài 24: Công và công suất
I. Lý thuyết cơ bản
▪A = F. s. cosα
▪Là đại lượng vô hướng
▪ Công của lực 𝑭 ⃗⃗ không đổi trên đoạn đường thẳng s là đại lượng A
⃗⃗, s⃗)
▪α = (F
6
{▪Đơn vị: J; 1 kWh = 3,6.10 𝐽
A
▪P = t
▪ Công suất P là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công { .
▪Đơn vị: W; 1 HP = 736 W
𝐴í𝑐ℎ 𝑃í𝑐ℎ
▪ Hiệu suất: H = = <1
𝐴𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 𝑃𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛

▪ Nếu lực F ⃗⃗ không đổi tác dụng lên vật có vận tốc 𝑣⃗ thì P = F.v.cosα
▪ Hộp số của động cơ ô tô, xe máy có tác dụng làm thay đổi vận tốc của động cơ, nhờ đó thay đổi lực
để có lực tác dụng cần thiết.
BÀI TẬP
24.1: Một người đẩy một xe hàng với một lực không đổi bằng 100 N đi trên đoạn đường dài 50 m trong 50 s, lực
đẩy song song với mặt đường. Tính công và công suất của lực đã thực hiện. Bỏ qua mọi ma sát.
24.2: Một vật đang chuyển động đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 7,2 km/h trong thời gian 10 phút, dưới tác
dụng của một lực kéo 40 N hợp với phương ngang một góc 600. Tính công và công suất của lực kéo.
24.3: Một động cơ ô tô có công suất trung bình là 120 W.
a. Tính công của lực kéo của động cơ khi ô tô di chuyển liên tục trong 30 phút.
b. Tính lực kéo của động cơ nếu trong 30 phút đó ô tô di được quãng đường 10 km?
24.4 Một hành khách kéo đều một vali đi trong nhà ga sân bay trên quãng đường dài 250 m với lực kéo có độ lớn
40 N hợp với phương ngang một góc 600. Hãy xác định:
a. Công của lực kéo của người.
b. Công suất của lực kéo trong khoảng thời gian 2 phút.
Trắc nghiệm
Câu 1: Lực F ⃗⃗ không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của
lực một góc α, biểu thức tính công của lực là:
A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A =F.s +cosα
Câu 2: Ki lô óat giờ (kWh) là đơn vị của
A. Hiệu suất B. Công suất C. Động lượng D. Công
Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 4: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức
công suất?
P a g e 47
A t
A. P = B. P = At C. P = A D. P = A.t2
t
Câu 5: Công cơ học là đại lượng:
A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.
Câu 6: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động
là:
A. 00 B. 600 C. 1800 D. 900
Câu 7: Lực F ⃗⃗ có độ lớn 500N kéo vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2m cùng hướng với lực kéo.
Công của lực thực hiện là
A. 2000 J B. 1500 J C. 1000 J D. 250 J
Câu 8: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc
60o, lực tác dụng lên dây là 100N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20m bằng
A. 2000 J B. 1730 J C. 1410 J D. 1000 J
Câu 9: Một ô tô có khối lượng 1tấn, chuyển động đều trên một đường thẳng nằm ngang có hệ số ma sát
trượt μt = 0,2. Cho g=10m/s2. Công của lực kéo của động cơ và công của lực ma sát khi ô tô chuyển dời
được 250 m lần lượt là
A. 5.103 J; - 5.103 J B. 5.104 J; - 5.104 J C. 5.106 J; - 5.106 J D. 5.105 J; - 5.105 J
Câu 10: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 800kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s2. Công suất
của cần cẩu là
A. 8000 W B. 2000 W C. 4000 W D. 6000 W
Câu 11: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng
có độ sâu 10 m lên cao trong thời gian 20 s là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 100 W B. 200 W C. 50 W D. 150 W
Câu 12: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn bắt đầu mở máy chuyển động với gia tốc không đổi và đạt vận tốc
18m/s sau thời gian 12s. Giả sử lực cản là không đổi và bằng 400N. Công của lực kéo thực hiện trong
thời gian đó bằng
A. 228600 J B. 268200 J C. 286200 J D. 226800 J
Câu 13: Gọi α là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của
lực là công cản nếu
A. 0 < α < π/2. B. α=0. C. α = π/2. D. π/2< α < π.
Câu 14: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy
g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó?
A. 20 s. B. 30 s. C. 15 s. D. 25 s.
Câu 15: Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng đứng
nhanh dần đều lên trên với độ lớn gia tốc bằng 0,5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn công mà cần cẩu thực
hiện được sau thời gian 3 giây là
A. 116104 J. B. 213195 J. C. 115107 J. D. 118125 J.
Câu 16: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương
ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của lực kéo thực
hiện độ dời 1,5m là
A. 7,5J. B. 50J. C. 75J. D. 45J.
Câu 17: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy
g = 9,8m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là
A. 230,5W. B. 250W. C. 180,5W. D. 115,25W.
Câu 18: Một ôtô có khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có tốc độ không đổi 54
km/h. Cho độ nghiêng của dốc là 4% (sinα = 0,04), g = 10 m/s2. Để có thể lên được dốc với tốc độ không
đổi là 36 km/h thì động cơ ôtô phải có công suất bằng
A. 15 kW. B. 12 kW. C. 8 kW. D. 20 kW.

P a g e 48
Bài 25: Động năng
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Năng lượng: là đại ℓượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nó.
▪ Các dạng năng lượng: cơ năng; nội năng; điện năng; quang năng.... có đơn vị là Jun (J)
▪ Cơ năng: là dạng năng lượng gắn với vật chuyển động.
▪ Cơ năng: gồm 2 phần: động năng: gắn với vật chuyển động và thế năng gắn với sự tương tác giữa
các vật.
1
▪ Wđ = 2 𝑚𝑣 2 > 0
▪ Động năng (Wđ): | .
▪ ∈ vào độ lớn của v; ∉ vào hướng của v ⃗⃗
▪ Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Wđ2 – Wđ1 = A; Wđ1; Wđ2 là động năng ở đầu và cuối quãng đường đi
Bài 26: Thế năng
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Thế năng là năng lượng mà một hệ vật có do tương tác giữa các vật của hệ và phụ thuộc vào vị trí
trương đối của các vật ấy.
▪ Thế năng hấp dẫn của một vật là năng lượng là vật có do nó có trọng lượng mg và độ cao h (so
với mặt đất): Wt = mgh
▪ Thế năng đàn hồi: là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
1 ▪∆l: độ biến dạng của lò xo (m)
▪ Thế năng khi lò xo bị biến dạng ∆ℓ: Wt = 2k.∆ℓ2 |
▪k: độ cứng của lò xo (N/m)

Bài 27: Cơ năng


I. Lý thuyết cơ bản
▪ Cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng: W = Wđ + Wt
1
▪ Cơ năng của vật dưới tác dụng của trọng lực: W = 2mv2 + mgh
1 1
▪ Cơ năng của vật dưới tác dụng của lực đàn hồi: W = 2mv2 + 2k.∆ℓ2.
▪ Nếu một vật (hệ) chỉ chịu tác dụng của lực thế (trọng lực, lực đàn hồ) thì trong quá trình chuyển
động, cơ năng của vật (hệ) được bảo toàn (không đổi theo thời gian), động năng có thể chuyển thành thế
năng và ngược lại  Định luật bảo toàn cơ năng.
▪ Khi có tác dụng của các lực khác, không phải lực thế thì cơ năng của hệ biến thiên và “độ biến thiên
cơ năng bằng công của các lực tác dụng lên vật, ngoài trọng lực, lực đàn hồi”
BÀI TẬP
Bài 1: Một ô tô có khối lượng 4,5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h. Tính động năng của xe. Bỏ qua
ma sát.
Bài 2: Một quả bóng có khối lượng 0,6 kg đang chuyển động ở vị trí A với vận tốc 2 m/s đến vị trí B có động năng
7,5 J. Hãy cho biết: a. Động năng của quả bóng tại điểm A.
b. Vận tốc của quả bóng tại điểm B.
Bài 3: Một vật khối lượng 1 kg được đặt ở vị trí A cách mặt đất 20 m. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10
m/s2. a. Tính thế năng của vật.
b. Tính độ giảm thế năng khi vật di chuyển từ A đến B. Biết B cách mặt đất 5 m.
Bài 4: Một vật có khối lượng m = 2 kg được thả rơi tự do từ vị trí A cách mặt đất 20 m. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tìm động năng, thế năng, cơ năng cuả vật tại A.
b. Vật rơi chạm đất tại B. Tính động năng và vận tốc của vật chạm đất tại B.
Bài 5: Một hòn đá nặng 1 kg được thả rơi tự do từ vị trí A cách mặt đất 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính:
a. động năng, thế năng, cơ năng tại vị trí thả vật.
b. Vận tốc của vật khi chạm đất (tại B).

P a g e 49
Bài 6: Một hòn sỏi khối lượng 200 g được ném thẳng đứng xuống dưới từ vị trí A với vận tốc 10 m/s, A
cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính động năng, thế năng, cơ năng của vật tại A.
b. Vật rơi đến vị trí B cách mặt đất 20 m. Tính độ giảm thế năng khi vật di chuyển từ A đến B.
Bài 7: Một vật khối lượng 2 kg tại vị trí A cách mặt đất 80 m có động năng là 900 J. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thế năng, cơ năng và vận tốc của vật tại A.
b. Vật rơi đến vị trí B có thế năng bằng 400 J. Tính độ cao, động năng và vận tốc của vật tại B.
Bài 8: Một vật có khối lượng 4 kg rơi tự do từ độ cao 6 m (vị trí A). Lấy g = 10 m/s2. Tính:
a. Cơ năng tại vị trí thả vật.
b. Thế năng và động năng khi vật còn cách mặt đất 2 m (vị trí B).
Bài 9: Một vật có khối lượng 100 g được thả rơi tự do với thế năng ban đầu là 10 J. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính động năng, cơ năng và độ cao tại vị trí thả vật.
b. Tính thế năng khi vật có động năng 5 J. Suy ra độ cao của vật lúc này.
c. Vận tốc lúc vật vừa chạm đất bằng bao nhiêu?
Bài 10: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt
đất 10m tới 1 trạm dừng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác ở độ cao 1300m.
a. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm trong các trường hợp:
- Lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s2.
- Lấy trạm dừng thứ nhất làm mốc thế năng.
b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ
- Từ vị trí xuất phát đến trạm 1; từ trạm 1 đến trạm kế tiếp.
Bài 11: Cho 1 lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N
kéo lò xo cũng theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Xác định giá trị thế năng của lò xo khi dãn ra 2cm.
Bài 12: Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 1kg, dây treo không dãn có chiều dài 1m, kéo con lắc
lệch so với phương thẳng đứng góc α=600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí, lấy 10m/s2.
a/ Tìm cơ năng của con lắc?
b/ Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng?
c/ Khi con lắc có vận tốc 1m/s, tìm thế năng của con lắc lúc này? chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng.
d/ Khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 thì động năng của con lắc là bao nhiêu?
Bài 13: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 250N/m được đặt nằm ngang. Một đầu gắn cố định, một đầu
gắn một vật có khối lượng M = 100g có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo
vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 5cm rồi thả nhẹ.
a. Vận tốc lớn nhất của vật là bao nhiêu ?
b. Theo chiều dương, tại vị trí nào thì động năng bằng 3 thế năng?
c. Tính vận tốc của vật khi thế năng bằng 2 lần động năng ?
Trắc nghiệm
Câu 1. Biểu thức tính động năng của vật là:
1 1
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = 2mv2 D. Wđ = 2mv
Câu 2. Biểu thức nào biểu diễn đúng quan hệ giữa động năng Wđ và động lượng p
𝑝2 𝑝2 2𝑝2 𝑚2
A. Wđ = 2𝑚 B. Wđ = C. Wđ = C. Wđ =
𝑚 𝑚 2𝑝
Câu 3. Động năng của vật tăng khi
A. gia tốc của vật lớn hơn không B. vận tốc của vật lớn hơn không
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương D. gia tốc của vật tăng
Câu 4. Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4

P a g e 50
C. động năng tăng gấp 8 D. động năng tăng gấp 6
Câu 5. Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ 𝑣⃗1 đến 𝑣⃗2 thì công của ngoại lực
được tính:
𝑚𝑣22 𝑚𝑣12 𝑚𝑣22 𝑚𝑣12
A. A= mv2 –mv1 B. A= − C. A= m𝑣22 - m𝑣12 D. A = +
2 2 2 2
Câu 6. Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với độ lớn vận tốc 80 km/h. Động năng của ôtô
gần giá trị nào sau đây?
A. 2,52.104 J. B. 2,47.105 J. C. 2,42.106 J. D. 3,2.106 J.
Câu 7. Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m
trong thời gian 45 s.
A. 2,765.103 J. B. 2,47.105 J. C. 2,42.109 J. D. 3,2.106 J.
Câu 8. Một vật có khối lượng 100 g và có động năng 5 J thì vận tốc của vật lúc đó bằng
A. 5 m/s B. 10 m/s C. 15 m/s D. 20 m/s
Câu 9. Một xe nhỏ khối lượng 8 kg đang đứng yên trên mặt sàn phẳng ngang không ma sát. Khi bị một
lực 9 N đẩy theo phương ngang, xe chạy thẳng được một quãng đường 4 m. Chọn chiều dương ngược
với chiều chuyển động. Xác định vận tốc của xe cuối quãng đường này.
A. 4 m/s. B. 3 m/s. C. -4 m/s. D. -3 m/s.
Câu 10. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s đến xuyên qua một tấm gỗ dày và
chui sâu vào gỗ 4 cm. Độ lớn lực cản (trung bình) của gỗ bằng
A. 25000 N. B. 30000 N. C. 15000 N. D. 20000 N.
Câu 11. Một chất điểm có khối lượng 100 g chuyển động theo phương trình x = 2 + 2t + 0,25t2 (m; s).
Tại thời điểm t = 4 s chất điểm có động năng bằng
A. 0,8 J B. 0,7 J C. 0,6 J D. 0,4 J
Câu 12. Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với tốc độ 900 m/s có động năng lớn hơn bao nhiêu
lần động năng của một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với tốc độ 54 km/h?
A. 24. B. 10. C. 1,39. D. 18.
Câu 13. Một viên đạn khối lượng 50g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s. Viên đạn đến
xuyên qua một tấm gổ với Lực cản trung bình của gổ l 25000N. Trường hợp tấm gỗ đó chỉ dày 2 cm thì
viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định vận tốc của đạn lúc bay ra khỏi tấm gỗ
A. 141,2 m/s B. 125,4 m/s C. 89,4 cm/s D. 107,6 m/s
Câu 14. Một vật khối lượng m =2kg trượt không vận tốc ban đầu trên mặt phẳng nghiêng dài 2m, góc
nghiêng so với mặt phẳng ngang là α = 600, lực ma sát trượt F = 1N thì vận tốc ở cuối mặt phẳng nghiêng
là:
A. √15 m/s B. 4√2 m/s C. 3√2 m/s D. √20 m/s
Câu 15. Một viên đạn khối lượng m = 10g bay ngang với vận tốc v1 = 300m/s xuyên vào tấm gỗ dày
5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc v2 = 100m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng
lên viên đạn là:
A. 8.103 N. B. - 4.103 N. C. - 8.103N. D. 4.103 N.
Câu 16. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 17. Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
C. Véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng
không
Câu 18. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng trong
trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là
A. Wt = mgz. B. Wt= 0,5mgz. C. Wt= mgz. D. W= 0,5mgz.

P a g e 51
Câu 19. Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định.
Khi lò xo bị nén lại một đoạn ∆ℓ (∆ℓ < 0) thì thế năng đàn hồi được xác định bằng biểu thức nào sau
đây
A. 0,5k(∆ℓ)2 B. 0,5k∆ℓ. C. -0,5k∆ℓ. D. -0,5k(∆ℓ)2.
Câu 20. Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 400N/m. B. 200N/m. C. 300N/m. D. 500N/m.
Câu 21. Ở độ cao 20m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Lấy g =
10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy tính độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng của vật?
A. 15m B. 25m C. 12,5m D. 35m
Câu 22. Một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy
g = 10 m/s2. Khi đạt độ cao cực đại thì thế năng bằng
A. 10 J B. 20 J C. 30 J D. 40 J
Câu 23. Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vặt nhỏ. Khi lò xo bị nén 4
cm thì thế năng đàn hồi của hệ là:
A. 800 J B. 0,08 J C. 8 N.m D. 8 J
Câu 24. Cơ năng của vật chuyển động chịu tác dụng của trọng lực được xác định bằng công thức
1 1 1 1 1 1
A. W = mgh + 2m2v B. W = mgh + 2mv2 C. W = 2mgh + 2m2 v D. W = 2mgh + 2mv2
Câu 2: Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi được xác định bằng công thức
1 1
A. W = mgh + 2k.∆ℓ2 B. W = mgh + 2k∆ℓ2
1 1 1 1
C. W = 2k.∆ℓ2 + 2mv2 D. W = 2k.∆ℓ2 + 2mv2
Câu 25. Ở độ cao 20m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Lấy g =
10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy tính độ cao mà ở đó thế năng bằng động năng của vật?
A. 15m B. 25m C. 12,5m D. 35m
Câu 26. Một vật khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m nghiêng một
góc α = 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,1. Lấy g =10m/s2. Vận tốc của vật cuối mặt
phẳng nghiêng là
A. 7,65m/s B. 9,56m/s C. 7,07m/s D. 6,4m/s
Câu 27. Một lò xo treo thẳng đứng, một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết k = 200N/m. Khi vật ở vị
trí A thế năng đàn hồi của lò xo là 4.10 -2 J (lấy gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật) khi đó độ biến
dạng của lò xo
A. 4,5cm B. 2cm C. 4.10-4 m D. 2,9cm
Câu 28. Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận
tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất
thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng?
A. 4,5 J. B. 12 J. C. 24 J. D. 22 J.
Câu 29. Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m = 1 kg treo vào sợi dây có chiều dài 4 = 40 cm.
Kéo vật đến vị trí dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí.
Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực căng của sợi dây khi nó đi qua vị trí cân bằng gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 15 N. B. 16 N. C. 22 N. D. 19 N.
Câu 30. Một viên đạn khối lượng m = 20 g bay theo phương ngang với vận tốc có độ lớn 400 m/s găm
vào khối gỗ khối lượng M = 2600 g đang đứng yên treo vào sợi dây có chiều dài 1 m. Lấy g= 10 m/s2.
Góc lệch cực đại của dây so với phương thẳng đứng gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 450. B. 580. C. 730. D. 870.
Câu 31. Một con lắc đơn có chiều dài 8 = 1 m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 45° rồi
thả tự do. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà
sợi dây làm với đường thẳng đứng một góc 30° là
A. 1,05 m/s. B. 1,96 m/s. C. 2,42 m/s. D. 1,78 m/s.
P a g e 52
Chương V: CHẤT KHÍ

Bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
I. Lý thuyết cơ bản
Ở thể khí Ở thể lỏng Ở thể rắn
▪ FK << nên phân tử chuyển ▪ FK < FL < FR nên các phân tử ▪ FR > > nên các phân tử chỉ dao
động hỗn loạn dao động quanh vị trí cân bằng động quanh vị trí cân bằng xác
có thể di chuyển được. định
▪ Mật độ phân tử nK << ▪ Mật độ phân tử nK < nL < nR ▪ Mật độ phân tử nR >>
▪ Không có hình dạng và thể tích ▪ Có hình dạng của bình chứa nó ▪ Có hình dạng và thể tích riêng
riêng.
▪ Thuyết động học phân tử:
▪Được cấu tạo từ các phân tử có size ≪ so với khoảng cách giữa chúng
| ▪Các phân tử có v ≠ 0; v càng lớn thì nhiệt độ càng cao. .
▪Khi chuyển động chúng va chạm vào thành bình gây ra áp suất
▪ Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác nhau khi va chạm  gọi
là khí lí tưởng.
▪ 1 mol của bất kì chứa nào chứa N A = 6,02.1023 hạt (số Avôgađrô).
𝑚
▪ Số phân tử có trong m (gam) của một chất: N = n.NA = 𝜇 .NA
Với n: số mol; μ: khối lượng mol của chất.
Trắc nghiệm
Câu 1: Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ th́ ì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút.
B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phân tử ở thể khí
A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định
B. Chuyển động hỗn loạn
C. Chuyển động không ngừng
D. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng
Câu 3: Theo thuyết động học phân tử, các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng. Thuyết này
áp dụng cho
A. Chất khí. B. Chất rắn, lỏng và khí. C. Chất lỏng. D. Chất rắn.
Câu 4: Số Avôgađrô có giá trị bằng:
A. Số phân tử chứa trong 18 g nước. B. Số phân tử chứa trong 20,4 lit khí Hidro.
C. Số phân tử chứa trong 16 g Oxi. D. Số phân tử chứa trong 40 g CO2.
Câu 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?
A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Câu 6: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình chứa.

P a g e 53
Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Bôilơ – Mariôt
I. Lý thuyết cơ bản
▪Áp suất p; đơn vị: atm; mmHg, Pa; N/m2 ; 𝑏𝑎𝑟; 𝑇𝑜𝑟
▪ Các thông số của trạng thái khí: |▪Thể tích V; đơn vị: m3 ; 𝑙í𝑡; 𝑚𝑙; 𝑐𝑚3 ; 𝑐𝑐 …
▪Nhiệt độ T; đơn vị K; T(K) = t(0 C) + 273
▪ Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi
▪ Định luật Bôilơ – Mariôt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
1
nghịch với thể tích. p ~ 𝑉 hay p.V = hằng số hay p1V1 = p2V2 = p3V3 …
▪ Đường đẳng nhiệt: Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không
đổi
BÀI TẬP
29.1: Một khối khí ban đầu có thể tích 1 m3, áp suất 100 atm được giữ ở nhiệt độ không đổi, người ta nén khối khí
lại chỉ còn 0,5 m3. Tính áp suất của khối khí lúc này.
29.2: Một lượng khí có thể tích 0,1 m3 và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất bằng ¼ áp suất ban
đầu. Tích thể tích khí nén. Vẽ đồ thị (p,V).
29.3: Người ta điều chế khí hiđro trong một bình chứa lớn có thể tích 50 lít dưới áp suất 1 atm. Nếu lấy khí từ bình
lớn ra để nạp vào bình nhỏ thì áp suất của khối khí là 5 atm. Tính thể tích của bình nhỏ. Coi nhiệt độ không đổi. Vẽ
đồ thị (p,V).
29.4: Một khối khí có thể tích 8 lít dãn đẳng nhiệt, áp suất khí giảm đi một nửa.. Tìm thể tích khí ở trạng thái sau.
29.5: Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ 8 lít xuống còn 6 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm.
a. Tìm áp suất khí ban đầu.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V).
Trắc nghiệm
Câu 1: Đẳng quá trình là
A. Quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi.
B. Quá trình trong đó các thông số trạng thái đều biến đổi.
C. Quá trình trong đó có ít nhất hai thông số trạng thái không đổi.
D. Quá trình trong đó có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt?
A. Nhiệt độ của khối khí không đổi. B. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm.
C. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. D. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng.
Câu 3: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất B. không đổi
C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất D. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất
Câu 4: Một khối khí thực hiện quá trình được biểu diễn như hình vẽ. Quá trình đó là quá
trình T
A. đẳng áp. B. đẳng tích.
C. đẳng nhiệt. D. bất kỳ.
Câu 5: Khi giãn nở khí đẳng nhiệt th́ ì:
O p
A. Áp suất khí tăng lên.
B. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng.
C. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm.
D. Khối lượng riêng của khí tăng lên.
Câu 6: Trong hệ tọa độ (V, T) đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục OT.
C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 7: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là
P a g e 54
A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục Op.
C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 8: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi- lơ-Ma-ri-ốt?
𝑝 𝑝2 𝑝 𝑉
A. p1V1 = p2V2. B. 𝑉1 = . C. p  V. D. 𝑝1 = 𝑉1 .
1 𝑉2 2 2
Câu 9: Trên hình bên là hai đường đẳng nhiệt của hai khí lý tưởng, thông tin nào
sau đây là đúng khi so sánh nhiệt độ T1 và T2
A. T2 > T1. B. T2 = T1.
C. T2 < T1. D. T2 ≤ T1.
Câu 10: Trong các hệ thức sau đây nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ –
Ma-ri-ốt?
1 1
A. p ~ 𝑉 B. V~ 𝑝 C. V~ p D. p1V1 = p2V2
Câu 11: Nén đẳng nhiệt một khối khí xác định từ 12 lít đến 3 lít thì áp suất tăng lên bao nhiêu lần:
A. 4 B. 3 C. 2 D. áp suất không đổi
Câu 12: Định luật Bôi_lơ – Ma_ri_ốt được áp dụng trong quá trình
A. Nhiệt độ của khối khí không đổi
B. Khối khí giãn nở tự do
C. Khối khí không có sự trao đổi nhiệt lượng với bên ngoài
D. Khối khí đựng trong bình kín và bình không giãn nở nhiệt
Câu 13: Trong quá trình đẳng nhiệt thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất P
của khí:
A. Tăng lên 2 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 4 lần D. Không đổi
Câu 14: Nén một lượng khí lí tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau:
A. Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất B. áp suất giảm, nhiệt độ không đổi.
C. áp suất tăng, nhiệt độ không đổi D. Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp
suất.
Câu 15: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng ∆p=40
kPa. Tính áp suất ban đầu của khí.
A. 25 kPa. B. 80 kPa. C. 15 kPa. D. 90 kPa.
Câu 16: Khi nhiệt độ không đổi, khối lượng riêng của chất khí phụ thuộc vào thể tích khí theo hệ thức
A. 𝑉1 𝜌2 = 𝑉2 𝜌1 ; B. 𝑉1 𝜌1 = 𝑉2 𝜌2 C. ρ ~ V; D. ρ ~ V2
Câu 17: Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên
của thể tích theo áp suất như hình vẽ. Khi áp suất có giá trị 0,5kN/m2 thì thể tích V(m3)
của khối khí bằng:
A. 3,6m3 B. 4,8m3 2,4
3 3 0 0,5 1
C. 7,2m D. 14,4m p(kN/m2)
Câu 18: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi 2.10 Pa thì thể
5

tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất cũng của lượng khí trên biến đổi 5.105Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết
nhiệt độ không đổi trong các quá trình trên. Áp suất và thể tích ban đầu của khí trên là:
A. 2.105Pa, 8 lít B. 4.105Pa, 9 lít C. 4.105Pa, 12 lít D. 2.105Pa, 12 lít
Câu 19: Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 10 Pa vào bóng. Mỗi lần
bơm được 125 cm3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt
độ của không khí không thay đổi. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm.
A. 2,25.105 Pa. B. 2,8.105 Pa. C. 1,5.105 Pa. D. 3.105 Pa.
Câu 20: Khí được dãn đẳng nhiệt từ thể tích 4 lít đến 8 lít, áp suất khí ban đầu là 8.10 5Pa th́ ì độ biến
thiên áp suất của chất khí
A. Tăng 6.105Pa B. Giảm 4.105Pa C. Tăng 2.105Pa D. Giảm 2.105Pa

P a g e 55
Bài 30: Quá trình đẳng tích – Định luật Saclơ
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi ba thông số:
▪𝐓𝐡ể 𝒕𝒊́ 𝒄𝒉 𝑽, đơ𝑛 𝑣𝑖̣ : 𝑚3 ; 𝑙𝑖́𝑡; 𝑚𝑙; 𝑐𝑐 …
|▪𝐀́𝐩 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐩, đơn v𝑖̣ : 𝑃𝑎, 𝑚𝑚𝐻𝑔; 𝑏𝑎𝑟; 𝑡𝑜𝑟
▪𝐍𝐡𝐢ệ𝐭 độ 𝑻, đơ𝑛 𝑣𝑖̣ : 𝐾; 𝑇 = 𝑡 (0 𝐶) + 273
▪ Quá trình đẳng tích: là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
▪ Định luật Saclơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với
nhiệt độ tuyệt đối.
𝑝 𝑝 𝑝
= hằng số, hay 𝑇1 = 𝑇2
𝑇 1 2
▪ Đường đẳng tích trong các hệ tọa độ (p, V) là đường hyperbol.
BÀI TẬP
30.1: Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 27o C và áp suất 105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiêt độ 47o C thì áp
suất trong bình sẽ là bao nhiêu?
30.2: Ở 37o C áp suất khí trong bình kín là 7,5 atm. Biết thể tích bình chứa không thay đổi.
a. Tính áp suất trong bình ở 140 C.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
30.3: Một khối khí ở 70 C đựng trong bình kín có áp suất 0,8 atm.
a. Hỏi phải nung nóng bình tới nhiệt độ bao nhiêu để áp suất trong bình là 4 atm?
b. Vẽ đồ thị đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
30.4: Một lượng khí hiđrô ban đầu ở 37oC biến đổi đẳng tích sang trạng thái có áp suất tăng gấp 3 lần. Tính nhiệt
độ khối khí ở trạng thái sau.
Trắc nghiệm
Câu 1: Làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi, áp suất của khí tăng gấp đôi thì:
A. Nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi B. Mật độ phân tử khí tăng gấp đôi
C. Nhiệt độ Xen–xi–ut tăng gấp đôi D. vận tốc của phân tử tăng gấp đôi
Câu 2: Làm lạnh một lượng khí xác định có thể tích không đổi thì:
A. áp suất khí không đổi
B. áp suất chất khí tăng
C. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi
D. Số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm theo nhiệt độ
Câu 3: Trên đồ thị p - T (xem hình bên) vẽ bốn đường đẳng tích của cùng một lượng khí.
Đường nào ứng với thể tích lớn nhất?
A. V1. B. V2.
C. V3. D. V4.
Câu 4: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. Khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng;
B. Đun nóng khí trong xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động;
C. Khí trong một căn phòng khi nhiệt độ tăng.
D. Đun nóng khí trong một b́ ình đậy kín;
Câu 5: Đối với một lượng khí xác định, quá trình đẳng áp là quá trình:
A. Nhiệt độ tăng, thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
B. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
C. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng
D. Khối khí đựng trong bình kín và bình không dãn nở nhiệt
Câu 6: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0
P a g e 56
Câu 7: Định luật Sác –lơ chỉ áp dụng được trong quá trình
A. Giữ nhiệt độ của khối khí không đổi
B. Khối khí giãn nở tự do
C. Khối khí không có sự trao đổi nhiệt lượng với bên ngoài
D. Khối khí đựng trong bình kín và bình không giãn nở nhiệt
Câu 8: Trong điều kiện thể tích không đổi, chất khí có nhiệt độ ban đầu là 27oC, áp suất thay đổi từ 1atm
đến 4atm th́ ì độ biến thiên nhiệt độ
A. 108oC B. 900oC C. 627oC D. 81oC
Câu 9: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p=p0.
D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.
Câu 10: Quá trình biến đổi của một lượng khí lí tưởng trong đó áp suất tỉ lệ thuận với số phân tử trong
đơn vị thể tích là quá trình:
A. Đẳng nhiệt B. Đẳng tích C. Đoạn nhiệt D. Đẳng áp
Câu 11: Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì:
A. Áp suất khí không đổi
B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi
C. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
D. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng:
A. Thể tích V của một lượng khí có áp suất thay đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí
B. Ở một nhiệt độ không đổi, tích của áp suất P và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng
số
C. Ở một nhiệt độ không đổi, tích của áp suất P và thể tích V của một lượng khí xác định luôn luôn
thay đổi
D. Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của khí
Câu 13: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ
370C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là:
A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa
Câu 14: Một lượng hơi nước ở 100 C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến 1500C
0

đẳng tích thì áp suất của khối khí trong bình sẽ là:
A. 2,75 atm B. 1,13 atm C. 4,75 atm D. 5,2 atm
Câu 15: Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xác định
p V1
như hình vẽ. Đáp án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích:
A. V1 > V2 B. V1 < V2 V2
C. V1 = V2 D. V1 ≥ V2 T
0
Câu 16: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 00C, làm nóng khí đến nhiệt độ
1020C đẳng tích thì áp suất của khối khí đó sẽ là:
A. 2,75 atm B. 2,13 atm C. 3,75 atm D. 3,2 atm
Câu 17: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí
0

trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí
trong đèn khi cháy sáng là:
A. 5000C B. 2270C C. 4500C D. 3800C
Câu 18: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất ban
đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là:
A. 870C B. 3600C C. 3500C D. 3610C

P a g e 57
Câu 19: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có
khối lượng 2kg. Tiết diện của miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để
không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0 = 105Pa.
A. 323,40C B. 121,30C C. 1150C D. 50,40C
Câu 20: Một lượng khí đã thực hiện liên tiếp bốn quá trình được biểu diễn trên đồ thị p - T (xem hình
vẽ). Quá trình nào sau đây là đẳng tích?
A. Quá trình 1-2. B. Quá trình 2-3.
C. Quá trình 3-4. D. Quá trình 4-1.

Câu 21: Một bình có thể tích không đổi được nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa sau đó bình
được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 370 C. Độ tăng áp suất của khí trong bình là:
A. 3,92kPa B. 4,16kPa C. 3,36kPa D. 2,67kPa
Câu 22: Một lượng khí lý tưởng ở nhiệt độ 100 C và áp suất 10 Pa được nén đẳng nhiệt đến áp suất
0

1,6.105 Pa. Để áp suất bằng lúc đầu, làm lạnh đẳng tích khí đó đến nhiệt độ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 40° C. B. -24° C. C. -40° C. D. 36° C.
Câu 23: Biết thể tích của một lượng khí không đổi. Chất khí ở 0 C có áp suất p0, cần đun nóng chất khí
0

lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần


A. 2730C B. 5460C C. 8190C D. 910C
Câu 24: Một khối khí Nitơ ở áp suất 15atm và ở nhiệt độ 270C được xem là khí lí tưởng. Hơ nóng đẳng
tích khối khí đến 1270 C. Độ tăng áp suất bằng:
A. 20 atm B. 5 atm C. 25 atm D. 15 atm
Câu 25: Một bình khí ở nhiệt độ -3°C được đóng kín bằng một nút có tiết diện 2,5 cm2. Áp suất khí
trong bình và ở ngoài bằng nhau và bằng 100 kPa. Hỏi phải đun nóng khí đến nhiệt độ nào để nút có thể
bật ra nếu lực ma sát giữ nút bằng 12 N?
A. 224°C B. 126,6° C C. 182° C D. 136° C
--------------------------------------------------
Bài 31: Phương trình trạng thái khí lý tưởng
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Khí thực: là những khí tồn tại trong thực tế; không tuân đúng các định luật về chất khí.
▪ Khí lí tưởng: Có các phân tử xem là chất điểm và chỉ tương tác nhau khi va chạm; tuân đúng các
định luật về chất khí.
▪ Khi độ chính xác không cao, ta cũng có thể áp dụng các định luật về chất khí cho khí thực.
𝑝𝑉 𝑝1 𝑉1 𝑝2 𝑉2
▪ Phương trình trạng thái khí lí tưởng: = hằng số, hay =
𝑇 𝑇1 𝑇2
V V
▪ Quá trình đẳng áp: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi  T1 = T2
1 2
 Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
▪ Khi T = 0 {kéo theo p = 0; V = 0} thì T = 0 K gọi là độ không tuyệt đối.
BÀI TẬP
Quá trình đẳng áp.
31.1: Một khối khí ở 27oC nó có thể tích 10 lít thì ở 87oC chiếm thể tích bao nhiêu?
a. Tìm trong điều kiện có cùng áp suất.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T).
31.2: Một khối khí được nén đẳng áp từ thể tích 10 m3 xuống còn 8 m3.
a. Tính nhiệt độ của khối khí sau khi bị nén biết nhiệt độ ban đầu của nó là 27oC.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T).
Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.

P a g e 58
31.3: Trong xy lanh của một động cơ đốt trong có 3 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 470
C. Pít tông nén xuống làm cho hỗn hợp khí chỉ còn 0,3 dm3 và áp suất là 4 atm. Tính nhiệt độ của hỗn
hợp khí nén.
31.4: Một lượng khí đựng trong một xi lanh có pit tông chuyển động được, ban đầu có áp suất 2 atm và nhiệt độ 300
K. Pit tông nén khí đến khi thể tích chỉ còn một nửa thì áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm. Xác định nhiệt độ của
khí nén.
31.5 : Một bình cầu có thể co dãn được ban đầu có dung tích 20 l chứa oxi ở nhiệt độ 17oC và áp suất 100 atm. Khi
nhiệt độ trong bình lên tới 67oC thì thể tích bình tăng 1,5 lần. Tính áp suất trong bình lúc này.
31.6: Một lượng không khí bị giam trong một quả cầu đàn hồi có thể tích 2,5 lít, ở nhiệt độ 200 C và áp suất 99,75
kPa. Khi nhúng quả cầu vào nước có nhiệt độ 50 C thì áp suất của không khí trong đó là 2.105 Pa. Hỏi thế tích của
quả cầu giảm đi bao nhiêu?
Trắc nghiệm
Câu 1: Công thức nào sau đây là phù hợp với quá trình đẳng áp
𝑃 𝑉 𝑃𝑉
A. 𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 B. PV=const C. 𝑇 =const D. =const
𝑇
Câu 2: Đối với một khối lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp
A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng
B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm
C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
Câu 3: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng xác định, từ trạng V
thái 1 đến trạng thái 2. Đồ thị nào dưới đây tương ứng với đồ thị bên biểu diễn đúng V1 (1)
quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này: (2)
V2
p p p p 0 T2 T1
(2) T
p2 p1 (1)
(1) (2) (2) (1)
p0 p0 (1)
p1 (2)
V V p2
0 V1 V2 0 V2 V1 0 T1 T2 T 0 T2 T1 T
B. C. D.
A.

Câu 4 Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái
1 đến trạng thái 2 là quá trình:
V (2)
A. đẳng áp. B. đẳng nhiệt.
C. bất kì không phải đẳng quá trình. D. đẳng tích.
(1)
D. đồ thị đó không thể biểu diễn quá trình đẳng áp 0
Câu 5: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình T
biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá trình: p (2)
A. Đẳng tích B. đẳng áp
C. đẳng nhiệt D. bất kì không phải đẳng quá trình (1) T
0
Câu 6: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ 1 đến 2. p
Hỏi nhiệt độ T2 bằng bao nhiêu lần nhiệt độ T1 ?
A. 1,5 B. 2 p2 = 3p1/2 (2)
C. 3 D. 4 p 1 T2
(1)
T1
Câu 7: Ở nhiệt độ 273 C thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất
0
0 V1 V2 = 2V1 V
không đổi, thể tích của khí đó ở 5460C là:
A. 20 lít B. 15 lít C. 12 lít D. 13,5 lít

P a g e 59
Câu 8: Cho đồ thị hai đường đẳng áp của cùng một khối khí xác định như hình vẽ.
Đáp án nào sau đây đúng: p1
V
A. p1 > p2 B. p1 < p2 p2
C. p1 = p2 D. p1 ≥ p2 T
Câu 9: Ở 270C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt 0
độ 2270C khi áp suất không đổi là:
A. 8 lít B. 10 lít C. 15 lít D. 50 lít
Câu 10: Một lượng khí Hiđrô đựng trong bình có thể tích 2 lít ở áp suất 1,5 atm, nhiệt độ 270C. Đun
nóng khí đến 1270C. Do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất khí trong bình bây giờ
là:
A. 4 atm B. 2 atm C. 1 atm D. 0,5 atm
Câu 11: Một khối khí ban đầu có các thông số trạng thái là: p0; V0; T0. Biến đổi đẳng áp đến 2V0 sau đó
nén đẳng nhiệt về thể tích ban đầu. Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng quá trình trên:
p p
p V
2p0 2V0
p0 p0 V0 P0

0 0 0 0 V0 2V0
V0 2V0 V T0 2T0 T T0 2T0 T V
A. B. C. D.
Câu 12: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình
nào:
A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt p V0
(2)
B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt 2p0

C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt p0 (1) (3)


D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt 0 T0 T

Câu 13: Nén 10l khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ còn 4l, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến
600 C. Áp suất chất khí tăng lên mấy lần?
A. 2,53 lần B. 2,78 lần C. 4,55 lần D. 1,75 lần
Câu 14: Nung nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp, người ta thấy nhiệt độ của nó tăng
thêm 6K, còn thể tích tăng thêm 3% thể tích ban đầu. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của lượng không khí.
A. 17°C B. -56° C C. 27° C D. -73° C
Câu 15: Nếu thể tích một lượng khí giảm 1/10, thì thể tích tăng 1/5 so với áp suất ban đầu và nhiệt độ
tăng thêm 160 C. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là:
A. 200K B. 2000C C. 300K D. 3000C
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế 40cm3 khí Hidrô ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ
270 C. Hỏi thể tích của lượng khí trên ở áp suất 720mmHg và nhiệt độ 170C là bao nhiêu?
A. 40 cm3 B. 43 cm3 C. 40,3 cm3 D. 403 cm3
Câu 17: Trên đồ thị V - T (xem hình vẽ bên) vẽ bốn đường đẳng áp của cùng một lượng khí. Đường nào
ứng với áp suất cao nhất?
A. p1. B. p2.
C. p3. D. p4.
Câu 18: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1
atm và nhiệt độ 270 C. Píttông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2dm3 và áp suất
tăng lên 15 atm. Nhiệt độ hỗn hợp khí khi đó là
A. t2 = 2070C B. t2 = 2700C C. t2 = 270C D. t2 = 20,70C
Câu 19: Cho biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 atm và nhiệt độ 0°C) là
1,29 kg/m3. Biết khối khí lý tưởng có n mol có áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T thỏa mãn: pV/T=nR

P a g e 60
với R = 8,31 J/mol.K. Coi không khí như một chất khí thuần nhất, hãy tính khối lượng mol của không
khí.
A. 0,041 kg/mol. B. 0,029 kg/mol. C. 0,023 kg/mol. D. 0,026 kg/mol.
Câu 20: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 49 cm khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt
3

độ 20° C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0°C gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 36,8 cm3 B. 36,4 cm3 C. 32,8 cm3. D. 45,1 cm3
Câu 21: Tính khối lượng không khí thoát ra khỏi một căn phòng có thể tích V = 60 m3 khi ta tăng nhiệt
độ của phòng từ T1 = 280K đến T2 = 300 K ở áp suất 101,3 kPa. Cho biết khối lượng riêng của không
khí ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 273K, áp suất 101,3 kPa) là 1,29 kg/m3.
A. 6 kg. B. 9 kg. C. 2 kg. D. 5 kg.
2
Câu 22: Nếu thể tích của một lượng khí giảm bớt 10 lần và nhiệt độ giảm bớt 300C thì áp suất tăng thêm
1
lần so với áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu.
10
A. 250 K B. 350 K .C. -200 K. D. 150 K.
Câu 23: Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3140 m. Biết rằng mỗi khi
lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2° C. Áp suất khí
quyển ở chân núi là 760 mmHg. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg
và nhiệt độ 0°C là 1,29 kg/m3.
A. 0,85 kg/m3. B. 0,48 kg/m3. C. 0,75 kg/m3. D. 0,96 kg/m3.
Câu 24: Có 22,4 dm3 khí ở áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0oC. Tính thể tích của lượng khí trên ở áp
suất 1atm và nhiệt độ 273oC ?
A. 3,6 dm3. B. 44,8 dm3. C. 36 dm3. D. 40,3 dm3.
-------------------------------------
Chương VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Nội năng (U): tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo nên vật  U = f(T; V)
▪ Độ biến thiên nội năng (ΔU): là phần nội năng tăng lên hay giảm xuống trong một quá trình.
Thực hiện công
▪ 2 cách làm thay đổi nội năng: [
Truyền nhiệt
▪ Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng ΔU = Q
▪ m: khối lượng (kg)
▪ c: nhiệt dung riêng (J/kg. K)
▪ Nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra: Q = mc.Δt
▪ Δt: độ biến thiên nhiệt độ
[ ▪ Q: Nhiệt lượng (J)
▪ Khi có sự cân bằng nhiệt thì Qtỏa = Qthu
BÀI TẬP
32.1: Để đun sôi 2 lít nước ở 20oC thì cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng
của nước là c = 4,18.103 J/(kg.K).
32.2: Để đun sôi một ấm nước ở 20oC người ta cung cấp cho nó một nhiệt lượng 627 kJ. Tính khối lượng nước có
trong trong ấm.
32.3: Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 250 g đựng 1,5 kg nước ở nhiệt độ 250 C. Tìm nhiệt lượng cần cung
cấp để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 0,92.103 J/(kg.K) và 4,18.103
J/(kg.K).
Trắc nghiệm
Câu 1: Nội năng của một vật là:
A. tổng động năng và thế năng của vật.
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
P a g e 61
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng ?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng ?
A. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
B. Nội năng là nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
C. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
D. Nội năng của khí lí tưởng không phụ thuộc vào thể tích,mà phụ thuộc vào nhiệt độ
Câu 4: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ?
A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn
C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn
D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ
Câu 5: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng ?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Câu 6: Trong quá trình đẳng tích, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được
A. chuyển hết sang công mà khi sinh ra.
B. chuyển hết thành nội năng của khí.
C. một phần dùng để làm tăng nội năng và phần còn lại biến thành công mà khi sinh ra.
D. được giữ nguyên nhiệt lượng đó trong khối khí và không làm tăng nội năng.
Câu 7: Một bình nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 200 C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nó tăng lên
50 0C. Biết nhiệt nhung của nhôm là 0,92.103J/kg.K
A. 13,8.103J B. 9,2.103J C. 32,2.103J D. 23,0.103J
Câu 8: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 5 kg nước từ 15°C đến 100°C trong một cái thùng bằng sắt có
khối lượng 1,5 kg. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của nước là
4200 J/kg.K và của sắt là 460 J/kg.K.
A. 1843650 J. B. 1883650 J. C. 1849650 J. D. 1743650 J.
Câu 9: Một cốc nhôm có khối lượng 100g chứa 300 g nước ở nhiệt độ 20 C. Người ta thả vào cốc nước
0

một chiếc thìa bằng đồng có khối lượng 75 g vừa được vớt ra từ một nồi nước sôi ở 1000 C. Biết nhiệt
dung riờng của nhôm và nước lần lượt là c Al = 920J/kgK và cn = 4190J/kgK, Cu = 380 J/kg.độ. Nhiệt độ
của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
A. 24,5 0C B. 21,6 0C C. 23,1 0C D. 26,7 0C
Câu 10: Một bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 0,118kg nước ở nhiệt độ 20o C. Người ta thả vào
bình một miếng sắt có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng tới nhiệt độ 75o C. Xác định nhiệt độ của
nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt.Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 920J/kgK; nhiệt dung riêng
của nước là 4180J/kgK; và nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kgK. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường
xung quanh.
A. 48,2 0C B. 42,8 0C C. 24,8 0C D. 28,4 0C

P a g e 62
Bài 33: Các nguyên lý của Nhiệt động lực học
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Nguyên lí I: Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.
▪ Q > 0: hệ nhận nhiệt
▪Q < 0: hệ truyền nhiệt
▪A > 0: hệ nhận công
ΔU = A + Q
▪A < 0: hệ truyền công
▪ΔU > 0: nội năng tăng
[ ▪ΔU < 0: nội năng giảm
▪ Quá trình đẳng tích thì ΔU = Q {A = 0}
▪ Quá trình đẳng nhiệt thì ΔU = A {Q = 0}
▪ Nguyên lí II:
+ PB của Clausisus: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
+ PB của Carnot: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ
học
Q1 : nhiệt lượng do nguồn nóng cung cấp
|𝑨|
▪ Hiệu suất của động cơ nhiệt: H = 𝑄 < 1 [Q 2 : nguồn lạnh, để thu nhiệt lượng .
1
A = Q1 − Q 2 : công phát động
BÀI TẬP
33.1: Người ta thực hiện một công 200 J để nén khí trong một xy lanh. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí,
biết khí truyền ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 25 J. ĐS: 175 J.
33.2: Nén một khí khí đựng trong xy lanh với một công A làm khối khí tỏa một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội
năng của khối khí là 100 J. Tính A. ĐS: 140 J.
33.3: Để nén một khối khí trong xy lanh, người ta tác dụng vào pít tông một lực 50 N làm pít tông dịch chuyển một
khoảng 10 cm, đồng thời tỏa một nhiệt lượng 2 J ra bên ngoài. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
33.4: Một ống hình trụ chứa không khí có nắp đậy có thể dịch chuyển lên xuống dọc theo thành ống. Người ta đốt
nóng bình để cung cấp cho khối khí một nhiệt lượng 50 J thì nội năng của khối khí tăng 100 J. Khí nóng đẩy nắp
bình dịch ra một đoạn 5 cm. Tính lực đẩy trung bình tác dụng lên nắp bình.
Trắc nghiệm
Câu 1: Biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học trong trường hợp nung nóng khí trong
bình kín (bỏ qua sự giãn nở của bình) là:
A. U = A B. U = Q – A C. U = Q D. U = Q + A
Câu 2: Động cơ nhiệt là thiết bị
A. Biến đổi hóa năng thành một phần cơ năng B. Biến đổi điện năng thành một phần cơ năng
C. Biến đổi nội năng thành một phần cơ năng D. Biến đổi quang năng thành một phần cơ năng
Câu 3: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?
A. U = A với A > 0 B. U = Q với Q > 0 C. U = A với A < 0 D. U = Q với Q <0
Câu 4: Hệ thức U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học
A. áp dụng cho quá trình đẳng áp B. áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
C. áp dụng cho quá trình đẳng tích D. áp dụng cho cả ba quá trình trên
Câu 5: Áp dụng nguyên lý 1 nhiệt động lực học cho các quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng,
ta có Q = A trong:
A. quá trình đẳng áp B. quá trình đẳng nhiệt
C. quá trình đẳng tích D. quá trình đoạn nhiệt
Câu 6: Trong các động cơ đốt trong, nguồn lạnh là:
A. bình ngưng hơi B. hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trong buồng đốt
C. không khí bên ngoài D. hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trong xi lanh

P a g e 63
Câu 7: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức U = A + Q phải có
giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.
Câu 8: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. U = Q với Q > 0. B. U = Q + A với A > 0.
C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0.
Câu 9: Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một
công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
A. 500 J. B. 3500 J. C. – 3500 J. D. – 500 J.
Câu 10: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẵng tích?
A. U = Q với Q > 0. B. U = Q với Q < 0.
C. U = A với A > 0. D. U = A với A < 0.
Câu 11: Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của
khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.
A. 120 J. B. 100 J. C. 80 J. D. 60 J.
Câu 12: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140
J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
A. 340 J. B. 200 J. C. 170 J. D. 60 J.
Câu 13: Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí , biết
khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J ?
A. U = -600 J B. U = 1400 J C. U = - 1400 J D. U = 600 J
Câu 14: Một lượng khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m và nội năng biến thiên 1280J.Nhiệt
3

lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình là đẳng áp ở áp suất 2.105Pa.
A. 2720J. B. 1280J C. 5280J. D. 4000J.
Câu 15: Hơ nóng đẳng tích một khối khí chứa trong một bình lớn kín. Độ biến thiên nội năng của khối
khí là
A. U = A, A>0. B. U = Q, Q>0. C. U = Q, Q<0. D. U = 0.
Câu 16: Hệ thức của nguyên lí I NĐLH có dạng AU=Q ứng với quá trình nào vẽ ở hình
vẽ bên.
A. Quá trình 1  2. B. Quá trình 2  3.
C. Quá trình 3  4. D. Quá trình 4  1.
Câu 17: Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực
hiện được một công 1200 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
A. 500 J. B. 800 J. C. -800 J. D. -500 J.
Câu 18 Hệ thức AU = Q là hệ thức của nguyên lí 1 NĐLH áp dụng cho quá trình nào sau đây của khí lí
tưởng?
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp.
C. Quá trình đẳng tích. D. Cả ba quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp và đẳng
tích.
Câu 19: Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông làm
thể tích của khí tăng thêm 0,25 m. Biết áp suất của khí là 8.10 6 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong
quá trình khí thực hiện công. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
A. 6.106 J. B. 4.106 J. C. 2.106 J. D. 3.106 J.

P a g e 64
Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ

Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
I. Lý thuyết cơ bản
Chất rắn
Chất rắn kết tinh.
Chất rắn vô định hình
Chất đơn tinh thể Chất đa tinh thể
▪ Có tính chất vật lí khác nhau: dẫn điện, dẫn nhiệt; độ cứng…có ▪ Không có nhiệt độ nóng chảy
nhiệt độ nóng chảy xác định. xác định.
▪ Có cấu trúc tinh thể xác định  có dạng hình học xác định ▪ Không có cấu trúc tinh thể 
không có dạng hình học xác định
▪ Ứng dụng: ▪ Các chất rắn vô định hình
+ Kim cương: dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài, … như thủy tinh, các loại nhựa,
+ Si, Ge…: dùng làm linh kiện bán dẫn cao su...được dùng phổ biến
+ Các kim loại và hợp kim: chế tạo máy, xây dựng cầu đường, điện trong các ngành công nghiệp
và điện tử, sản xuất đồ dùng gia dụng khác nhau vì chúng dễ tạo hình,
không bị rỉ, không bị ăn mòn, giá
thành rẻ....
▪ Được cấu tạo từ một tinh thể ▪ Được cấu tạo từ nhiều tinh thể
▪ Có tính (vật lí) dị hướng ▪ Có tính (vật lí) đẳng hướng ▪ Có tính đẳng hướng

Trắc nghiệm
Câu 1: Chất rắn đơn tinh thể bao gồm
A. muối, thạch anh, kim cương. B. muối thạch anh, cao su.
C. kim loại, lưu huỳnh, nhựa đường. D. Chì, kim cương, thủy tinh.
Câu 2: Chọn câu sai khi nói về chất rắn
A. Chất kết tinh có cấu tạo tinh thể.
B. Chất vô định hình không có cấu tạo tinh thể.
C. Chất vô định hình có nhịêt độ nóng chảy nhất định.
D. Cùng một loại tinh thể, tuỳ theo điều kiện kết tinh có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Câu 3: Tính chất chung của chất rắn đa tinh thể và chất rắn đơn tinh thể là:
A. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định B. Có tính đẳng hướng
A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định D. Có tính dị hướng
Câu 4: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về vật rắn?
A. Các vật rắn gồm hai loại: chất kết tinh và chất vô định hình.
B. Các vật rắn có thể tích xác định.
C. Các vật rắn có hình dạng riêng xác định.
D. Các vật rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.
B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.
C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.
D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
Câu 6: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:
A. có tính dị hướng B. có cấu trúc tinh thế
C. có dạng hình học xác định D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định
Câu 7: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định B. Có cấu trúc tinh thể.
P a g e 65
C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 8: Tính dị hướng của vật là
A. tính chất vật lí theo các hướng khác nhau là khác nhau.
B. kích thước của vật theo các hướng khác nhau là khác nhau.
C. hình dạng của vật theo các hướng khác nhau là khác nhau.
D. nhiệt độ của vật theo các hướng khác nhau là khác nhau.
Câu 9: Tính chất chung của chất rắn đa tinh thể và chất rắn đơn tinh thể là
A. không có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. có tính đẳng hướng.
C. có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. có tính dị hướng.
Câu 10: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Câu 11: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.
B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.
D. Chất vô định hình có tính dị hướng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình
A. không có cấu trúc tinh thể.
B. có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.
C. có tính đẳng hướng.
D. khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.
Câu 13: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 14: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn


I. Lý thuyết cơ bản
▪ Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng do bị nung nóng.
▪ Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.
 Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ ∆t và độ dài ban đầu ℓ0 của vật đó
∆ℓ = ℓ - ℓ0 = α.ℓ0.∆t, với α là hệ số nở dài, đơn vị K-1.
▪ Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.
 Độ nở khối của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆t và thể tích ban đầu V 0 của vật đó
∆V = V - V0 = β.V0.∆t, với β ≈ 3α là hệ số nở khối, đơn vị K-1.
▪ Ứng dụng: Chế tạo băng kép dùng làm rơle nhiệt, ampe kế nhiệt….
II. Trắc nghiệm

P a g e 66
Câu 1: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 00C; l là chiều dài ở t0C; α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây
đúng với công thức tính chiều dài của l ở t0C?
𝑙
A. l = l0 + αt B. l = l0αt. C. l = l0(1 +αt) 0
D. l = 1+𝛼𝑡
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa hệ số nở khối và hệ số nở dài α
𝛼
A. β = 3α B. β = α C. β = 3 D. β = α√3
Câu 3: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 20 oC. Lấy α = 11.10-6. K−1. Phải để một khe hở nhỏ
nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho
thanh giãn ra
A. 1,2 mm B. 6,6 mm. C. 3,3 mm. D. 4,8 mm.
-6 −1
Câu 4: Một thước thép ở 20 C có độ dài 100cm. Lấy α =11.10 K . Khi tăng nhiệt độ đến 400C, thước
0

thép này dài thêm bao nhiêu?


A. 2,4mm B. 3,2mm C. 0,22mm. D. 4,2mm
-6 −1
Câu 5: Khối lượng riêng của sắt ở 800 C bằng bao nhiêu? Lấy α =11.10 K . Biết khối lượng riệng của
0

nó ở 00C là 7800kg/m3
A. 7900 kg/m3 B. 7599 kg/m3 C. 7857 kg/m3 D. 7485 kg/m3
Câu 6: Một tấm nhôm hình vuông có cạnh 50cm ở nhiệt độ 100C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu
khi nhiệt độ là 400C. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24,5.10-6 K-1
A. 3,675μm2 B. 3,675mm2 C. 3,675cm2 D. 3,675dm2
Câu 7: Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài là l0. Khi nung nóng tới 1000C, độ dài
của hai thanh chênh nhau 0,5 mm. Xác định độ dài l0 của hai thanh này ở 00 C. Cho biết hệ số nở dài của
nhôm là 10-6 K-1 và của thép là 11.10-6 K-1.
A. l0 ≈ 0,38 m. B. l0 ≈ 5,0 m. C. l0 = 0,25 m. D. l0 = 1,5 m.
Câu 8: Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0 C sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép
0

luôn dài hơn thanh đồng một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1 và của
thép là 12.10-6 K-1.
A. 200mm và 150mm. B. 150mm và 200mm.
C. 250mm và 200mm. D. 200mm và 250mm.
Câu 9: Với kí hiệu: Δl là độ nở dài, l0 là chiều dài ở 00C; α là hệ số nở dài. Độ nở dài dài được xác định
bằng công thức
A. Δl = l0.αt B. Δl = αt C. Δl = l0.t D. Δl = 2l0.t

Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng


I. Lý thuyết cơ bản
▪xuất hiện ở mặt thoá ng của chất lỏng
|▪có phương tiếp tuyến vớ i mặt thoá ng và vuông gó c vớ i đườ ng giớ i hạn
▪ Lực căng bề mặt: ▪có chiều là m giảm diện tích bề mặt của chất lỏng
| ▪có độ lớ n: f = σ. ℓ (σ: hệ số căng bề mặt, đơn vị 𝑁/𝑚)
ℓ: đườ ng giớ i hạn mặt ngoà i của chất lỏng
▪ Hiện tượng dính ướt: xảy ra khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lòng lớn
hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau.
▪ Hiện tượng không dính ướt: xảy ra khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lòng
nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau.
 Ứng dụng: để giải thích hiện tượng tại sao mặt chất lỏng ở gần thành bình là mặt lõm hoặc mặt
lồi; trong công nghiệp tuyển quặng để loại các bẩn quặng....
▪ Hiện tượng mao dẫn: là hiện tượng dâng lên hay tụt xuống của mức chất lỏng bên trong ống có
tiết diện nhỏ so với mức chất lỏng trong bình.
P a g e 67
 Rễ cây, thân cây, giấy thấm, bấc đèn... có khả năng hút một số chất lỏng lên cao nhờ có hệ
thống các ống mao dẫn
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng
A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng
C. giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn ổn định D. giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn nằm
ngang
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng chất lỏng
B. Hệ số căng mặt ngoài σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
C. Hệ số căng mặt ngoài σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới
hạn của mặt thoáng
Câu 3: Lực căng mặt ngoài không có đặc điểm nào dưới đây
A. Phương vuông góc với bề mặt của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
B. Phương trùng với tiếp tuyến của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
C. Chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng.
D. Độ lớn tỉ lệ với chiều dài đường giới hạn mặt thoáng.
Câu 4: Suất căng mặt ngoài phụ thuộc vào
A. hình dạng bề mặt chất lỏng. B. bản chất của chất lỏng.
C. nhiệt độ của chất lỏng. D. bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng?
A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng
B. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bề mặt của chất lỏng
C. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ
D. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m.
Câu 6: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về lực căng bề mặt chất lỏng
A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông
góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với về mặt chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt tác dụng lên đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn f tỉ lệ với độ
dài l của đoạn đường đó.
Câu 7: Nhúng một khung hình vuông mỗi cạnh dài 8,75 cm, có khối lượng 2 g vào trong rượu rồi kéo
lên. Biết hệ số căng mặt ngoài của rượu là 21,4.10-3 N/m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Tính lực kéo
khung lên.
A. 0,054 N. B. 0,035 N. C. 0,075 N. D. 0,024 N.
Câu 8: Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng,
đoạn dây đồng ab dài 50 mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung. Màng xà phòng có
hệ số căng bề mặt 0,040 N/m. Tính trọng lượng P của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng.
A. 0,054 N. B. 0,005 N. C. 0,015 N. D. 0,004 N.
Câu 9: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm và có trọng lượng P = 68.10-3N được treo vào
một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực F để kéo bứt vòng nhôm ra
khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, nếu biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m.
A. F = 1,13.102 N. B. F = 2,26.10-2 N. C. F = 22,6.10-2 N. D. F = 9,06.10-2 N.
Câu 10: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi
kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ
số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây?

P a g e 68
A. σ = 18,4.10-3 N/m. B. σ =18,4.10-4 N/m. C. σ = 18,4.10-5 N/m. D. σ = 18,4.10-6
N/m.

Bài 38: Sự chuyển thể của các chất


I. Lý thuyết cơ bản
▪ Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, quá trình chuyển ngược lại từ thể
lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
▪λ: nhiệt nó ng chảy riêng (J/kg)
▪ Nhiệt nóng chảy: Q = λ.m |
▪m: khối lượng của chất rắn (kg)
▪ Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt của chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển
ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
▪ Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ; nếu chúng cân bằng nhau sẽ có
hơi bão hòa.
▪ Ở nhiệt độ xác định, áp suất hơi bão hòa có giá trị cực đại, phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
▪ Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và áp suất ở sát bề mặt của
chất lỏng.
▪ Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở cả bên trong và ở trên bề mặt của chất lỏng.
▪ Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.
▪ Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên bề mặt của chất lỏng.
▪L: nhiệt hó a hơi riêng (J/kg)
▪ Nhiệt hóa hơi: Q = L.m |
▪m: khối lượng của CL đã biến thà nh chất khí (kg)
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Nhiệt hóa hơi được xác định bằng công thức
A. Q = mc.∆t B. Q = λ.m C. Q = L.m D. Q = ∆U - A
Câu 2: Chọn câu sai khi nói về sự bay hơi và sự sôi
A. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
B. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
C. Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
D. Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Câu 3: Chọn câu sai khi nói về áp suất hơi bão hòa
A. Áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
D. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 4: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là
A. thăng hoa B. Ngưng kết. C. Ngưng tụ. D. Đông đặc.
Câu 5: Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.104 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy
hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 400 g là
A. 136.103 J. B. 273.103 J. C. 68.103 J. D. 36.103 J.
Câu 6: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào dưới đây là đúng?
A. Một lượng nước bất kỳ cần thu một nhiệt lượng là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp
suất chuẩn.

P a g e 69
Bài 39: Độ ẩm của không khí
I. Lý thuyết cơ bản
▪ Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính bằng gam) chứa
trong 1 m3 không khí, có đơn vị là g/m3.
▪ Độ ẩm cực đại (A) ở nhiệt độ đã cho là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước bão hòa (tính bằng
gam) chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy, có đơn vị là g/m3.
▪ Độ ẩm tỉ đối (f) của không khí ở một nhiệt độ xác định là đại lượng đo bằng thương số của độ ẩm
tuyệt đối của không khí và độ ẩm cực đại ứng với cùng một nhiệt độ của không khí, tính ra %.
𝑎
f = 𝐴.100%
▪ Độ ẩm tỉ đối càng cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các dụng
cụ quang, đồ điện tử, lương thực, thực phẩm..  Để chống ẩm người ta dùng nhiều biện pháp: hút ẩm,
sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ, phủ lớp chất dẻo lên bề mặt........
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Độ ẩm tuyệt đối trong khí quyển là đại lượng đo bằng
A. khối lượng m (tính ra kg) của hơi nước có trong 1 m3 không khí
B. khối lượng m (tính ra kg) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí
C. khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí
D. khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí
Câu 2: Độ ẩm tương đối của không khí được tính bằng công thức
𝑎 𝐴 𝑓 𝑓
A. f = 𝐴.100% B. f = 𝑎 .100% C. a = 𝐴.100% D. A = 𝑎.100%
Câu 3: Các loại độ ẩm nào dưới đây có cùng đơn vị
A. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối B. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại
C. độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại D. độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối
Câu 4: Không khí ẩm là không khí?
A. Có độ ẩm cực đại lớn. B. Có độ ẩm tuyệt đói lớn.
C. Có độ ẩm tỉ đối lớn. D. Áp suất riêng của hơi nước lớn.
Câu 5: Độ ẩm nào dưới đây không có đơn vị đo
A. độ ẩm tuyệt đối B. độ ẩm tỉ đối
C. độ ẩm cực đại D. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối
𝑝
Câu 6: Trong khí tượng học, đại lượng f = 𝑝 .100% thì p được gọi là
0
A. áp suất khí quyển B. áp suất riêng phần của hơi nước
C. áp suất của hỗn các chất khí trong khí quyển D. áp suất của hơi nước bão hòa
Câu 7: Ở 30 C không khí có độ ẩm tương đối là 64%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí
0

này là:
A. a = 19,4 g/m3 và t0 = 200C B. a = 21,0 g/m3 và t0 = 250C
C. a = 19,4 g/m3 và t0 = 220C D. a = 22,3 g/m3 và t0 = 270C
Câu 8: Buổi sáng nhiệt độ là 23 0C và độ ẩm tỉ đối của không khí là 80%. Độ ẩm tuyệt đối bằng
A. 1,65 g/m3. B. 16,5 g/m3. C. 1,65 g/cm3. D. 1,65 kg/m3.
Câu 9: Dùng ẩm kế khô ướt để đo độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ 240C, nhiệt kế ướt
chỉ 200 C. Độ ẩm tương đối của không khí là:
A. 77% B. 70% C. 67% D. 61%
Câu 10: Giả sử một vùng không khí có thể tích 1,4.10 m chứa hơi nước bão hòa ở 200 C. Hỏi lượng
10 3

nước mưa rơi xuống qua quá trình tạo thành mây là bao nhiêu nếu nhiệt độ hạ thấp tới 10 0C
A. 109 g B. 1011 g C. 1012 g D. 1013 g

P a g e 70

You might also like