You are on page 1of 6

ÔN TẬP VẬT LÝ HỌC KÌ 1

Câu 1. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm
chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 2: Đơn vị tính áp suất là đơn vị nào sau đây ?
A. Pa. B.N/ m2. C. N/m3. D.Cả A và B đều
đúng.
Câu 3: Muốn giảm áp suất thì ta làm thế nào ?
A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
Câu 4: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm
quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên. B. Giảm đi.
C. Không thay đổi. D. Chỉ số 0
Câu 5 : Công thức tính lực đẩy Acsimét là công thức nào sau đây ?
A. FA= d.V B. FA= v.t C. F A= d.h D.
FA= D.V
Câu 6 : 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 2cm3 Chì (trọng lượng
riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn
hơn?
A. Nhôm B. Chì C. Bằng nhau D.
Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 7: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là F A= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là
thể tích nào?

A. Thể tích phần chìm của vật


B. Thể tích chất lỏng
C. Thể tích toàn bộ vật
D. Thể tích phần nổi của vật
Câu 8 : Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng
chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3. Thể tích của vật là:
A. 213cm3 B. 183cm3 C. 30cm3 D. 396cm3
Câu 9. Hai lực cân bằng là hai lực
A. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
B. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 10. Công thức tính áp suất nào sau đây là đúng?
F
A. p = S
S
B. p = F

C. p = F.S
D. p = D.V
Câu 11. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Kéo bàn trượt trên sàn nhà. B. Chuyển động của cành cây khi gió
thổi.
C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường
dốc.
Câu 12. Chuyển động cơ học là
A. sự thay đổi phương chiều của vật.
B. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.
C. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác.
D. sự thay đổi hình dạng của vật.
Câu 13. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. km/h                          
B. cm/s                        
C. m.s                      
D. m/s
Câu 14. Áp suất được tính bằng
A. độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
B. áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
C. độ lớn trọng lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
D. độ lớn trọng lượng trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 15. Chuyển động không đều là chuyển động
A. mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
B. mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
C. mà quãng đường có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
D. mà quãng đường có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 16. Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét là
A. FA=d.V B. FA= d.h C. FA= D.V D. FA= Pvật
Câu 17. Đơn vị của lực đẩy Ác – si – mét nào sau đây đúng ?
A. Niutơn (N).
B. N/m2.
C. m3.
D. Paxcan (Pa).
Câu 18. Một người đang dùng tay giương cung. Hỏi lực tác dụng lên dây cung tên
là lực gì ?
A. Lực kéo.
B. Lực đẩy.
C. Trọng lực.
D. Lực nén.
Câu 19. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp
theo nhiều phía. Chọn câu giải thích đúng.
A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại.
B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.
C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
D. Vì hộp sữa rất nhẹ.
Câu 20. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố nào?
A. Phương, chiều.
B. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
C. Điểm đặt, phương, chiều.
D. Điểm đặt, phương, độ lớn.
Câu 21. Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 22. Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường
thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe?
A. Hai xe chuyển động so với cây cối ven đường.
B. Hai xe đứng yên so với các người lái xe.
C. Xe này chuyển động so với xe kia.
D. Xe này đứng yên so với xe kia.
Câu 23. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau
nhưng thể tích bằng nhau được nhúng trong nước. Lực đẩy của nước tác dụng lên
ba vật sẽ như thế nào?
A. Không bằng nhau vì ba vật làm bằng ba chất khác nhau.
B. Bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một loại
chất lỏng là nước.
C. Không bằng nhau vì ba vật có hình dạng khác nhau.
D. Bằng nhau vì ba vật có trọng lượng riêng giống nhau.
Câu 24. Đơn vị của áp lực là
A. N
B. N/cm2
C. N/m2
D. Pa
Câu 25. Muốn giảm áp suất thì
A. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
C. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 26. Chọn phát biểu sai:
A. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật
khác.
B. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C. Lực ma sát nghỉ sinh ra khi một vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang.
D. Lực ma sát có thể có ích hoặc có hại.
Câu 27. Một vật nặng trọng lượng 9,6N có thể tích là 300cm 3 được nhúng chìm
trong một thùng dầu, mực dầu đang ở độ cao 1,5m. Biết trọng lượng riêng của dầu
là 8000 N/m3.
a) Tính áp suất tại điểm A trên đáy thùng.
b) Tính áp suất tại điểm B trên vật biết rằng điểm B cách đáy thùng 2cm
c) Tính độ lớn của lực đẩy Ác- Si- Mét tác dụng lên vật.
d) Treo vật vào lực kế và nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ
của lực kế là 3,6 N. Hỏi chất lỏng này có khối lượng riêng là bao nhiêu?
Câu 28: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 35m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng
riêng trung bình của nước biển là 10 300 N/m3
a) Tính áp suất ở độ sâu đó?
b) Người thợ lặn đó mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là 463 500
N/m2.
Hỏi người thợ lặn đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?

You might also like