You are on page 1of 2

PHIẾU HỌC TẬP TUẦN 15

BÀI TẬP ÔN TẬP TỪ BÀI 7 ĐẾN BÀI 9


Câu 1: Công thức tính áp suất là:
A. p = F. S B. p = F/ S C. p = S/ F D. p = 10 m

Câu 2: Đơn vị của áp suất là:


A. Pa B. N/m2. C. m2 D. cả Pa và N/m2

Câu 3: Bé Lan nặng 10 kg đứng trên sàn nhà bằng 1 chân, diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một
bàn chân bé là 0,005m2, áp suất mà bé Lan tác dụng lên mặt sàn là:
A . p = 500 N/m2 B. p = 10.000 N/m2
C. p = 5000 N/m2 D. p = 20 000N/m2
Câu 4: Khi lặn người thợ phải mặc bộ áo lặn vì:
A. Khi lặn sâu, nhiệt độ thấp. B. Khi lặn sâu, áp suất lớn.

C.Khi lặn sâu, lực cản rất lớn. D. Đáp án khác

Câu 5: Một vật có khối lượng m1 = 0,5kg; vật thứ hai có khối lượng m2 = 1kg. Hãy so sánh áp
suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
A. Không đủ điều kiện để so sánh B. p1 = 2 p2

C. 2p1 = p2 D. p1 = p2
Câu 6: Áp lực là
A. lực tác dụng lên mặt bị ép.
B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.
D. lực tác dụng lên vật.
Câu 7: Áp suất không có đơn vị đo là
A. Paxcan B. N/m2 C. N/cm2 D. Niu tơn
Câu 8: Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm
ngang đều bằng nhau.
B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.
C. Bình thông nhau là bình ít nhất có hai nhánh.
D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
Câu 9:  Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào
A. sự truyền áp suất trong lòng chất lỏng
B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí
C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng
D. nguyên tắc bình thông nhau.
Câu 10: Một vật trọng lượng 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật
với mặt bàn là 40cm2. Áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
A. 1,5 N/m2. B. 150 N/m2. C. 1500 N/m2. D. 15000 N/m2.
Câu 11: Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao của cột nước là 3m, trọng lượng
riêng của nước d = 10000N/m2. Áp suất của nước tại những điểm cách mặt thoáng 1,8m là:
A. 18000N/m2 B. 10000N/m2 C. 12000N/m2 D. 30000N/m2
Câu 12: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 0,2km. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình
của nước biển là 10300N/m3. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
A. 2060N/m2. B. 206000N/m2. C. 20600N/m2. D.2060000N/m2.
Câu 13: Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng
A. p=d.V B .p=d.h C. p = F/S D. p =F.S
Câu 14: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vô hộp, bẹp theo nhiều
phía:
 A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại
B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài hộp.
C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
D. Vì vỏ hộp sữa rất mềm.
Câu 15: Một thùng cao 1,5m chứa đầy dầu. Trọng lượng riêng của dầu là 7000N/m3
a. Tính áp suất của dầu tác dụng lên đáy thùng.
b. Tính áp suất của dầu tác dụng lên 1 điểm cách đáy thùng 0,7m.
Câu 16: Tại sao khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh một số hành khách trên máy bay bị ù tai
hoặc có cảm giác đau nhức tai?
Câu 17: Nhiều tuyến đường , nhà dân gần kênh rạch ở TPHCM thường bị ngập do triều cường
gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây. Để khắc phục tình trạng
trên, chính quyền địa phương đã đắp bờ bao quanh các kênh, rạch ở nơi này để ngăn nước. Tuy
nhiên đôi lúc triều cường dâng quá cao làm một số tuyến bờ bao này bị vỡ. Theo em nguyên
nhân nào gây ra hiện tượng vỡ bờ bao?
Câu 18: Một người có khối lượng 60kg đứng trên nền nhà bằng 2 chân. Tính áp suất của người
này tác dụng lên nền nhà. Biết diện tích tiếp xúc mỗi bàn chân là 0,016 m2.

You might also like