You are on page 1of 6

ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 KHTN

I. Vật lí:
Câu 1: Nêu kí hiệu, đơn vị thường dùng của các đại lượng sau: khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng,
trọng lượng riêng, áp suất, lực đẩy acsimet

Khối lượng: m (kg)

Khối lượng riêng: D (kg/ m³)

Trọng lượng: P (N)

Trọng lượng riêng: d (N/ m³)

Áp suất: P (N/ m²)

Lực đẩy acsimet: FA (N)

Câu 2: Khi nào xuất hiện môment lực. Cho ví dụ?

- Khi có lực tác dụng vào vật làm vật quay quanh 1 trục cố định thì xuất hiện môment lực. Ví dụ: trò chơi bập
bênh, đạp xe, nhai cơm,nâng tạ,…

Câu 3: Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những đại lượng nào? Giải thích một số hiện tượng thực tế

Dựa vào công thức: P = d.h => ASCL phụ thuộc vào:

- d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

- h: chiều cao tính từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất (m)
Hiện tượng thực tế: hoạt động của máy bơi và thăm dò biển: Khi ta lặn sâu dưới nc, ta cảm nhận áp suất tăng
lên do độ sâu, và máy bơi, thám hiểm biển sâu cần được thiết kế để chịu đc áp suất này.

Câu 4: Nêu cấu tạo đòn bẩy, phân loại, và cho ví dụ minh hoạ

- Cấu tạo đòn bẩy  một vật rắn có điểm tựa. Khi tác dụng lực vào điểm này thì sinh ra lực vào điểm kia:

 Điểm tựa O
 Điểm tác dụng cần nâng của lực F1 tại O1
 Điểm tác dụng cần nâng của lực F2 tại O2

- Phân loại đòn bẩy:

(1) Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa: Mái chèo thuyền, kéo,…

(2) Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia: kẹp làm vỡ hạt, xe rùa,…

(3) Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa 2 đầu (ở trường hợp
này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy): cần câu, đũa,…

Câu 5: Giải thích các hiện tượng sau:

a. Tại sao tàu ngầm lặn sâu dưới biển nhưng con người lại không?
Vì càng xuống sâu trong chất lỏng thì áp suất càng tăng. Tàu ngầm được thiết kế để chịu được áp suất cao bằng
cách sử dụng vật liệu và kết cấu chịu áp suất. Ngược lại, con người không thể chịu đc áp suất nước lớn nên
không thể lặn sâu dưới biển như tàu ngầm
b. Tại sao khi đứng bằng 2 chân trên mặt ruộng bị lún sâu hơn trên tấm gỗ
Khi một người đứng bằng 2 chân trên mặt ruộng sẽ bị lún sâu hơn trên tấm gỗ vì tác dụng của áp lực của người
lên mặt ruộng trong trường hợp đứng bằng 2 chân lớn hơn tác dụng của áp lực người lên mặt ruộng khi đứng
trên tấm gỗ, do diện tích tiếp xúc khi đứng bằng 2 chân nhỏ hơn đứng trên tấm gỗ
c. Tại sao khi đứng bằng 2 chân trên đệm bị lún sâu hơn nằm trên đệm
Khi một người đứng trên tấm nệm thì bề mặt của đệm bị lún sâu hơn so với khi nằm vì tác dụng của áp lực của
người lên diện tích mặt đệm bị ép ở trường hợp đứng lớn hơn tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt
nệm bị ép ở trường hợp nằm (do S tiếp xúc khi đứng bằng 2 chân nhỏ hơn khi nằm)
Câu 6: Vì sao tàu titan bị ép và phát nổ? Do áp suất cao dưới lòng biển khiến con tàu bị nghiền nát
Câu 7: Dùng mặt phẳng nghiêng, kéo 1 vật có khối lượng là 50kg lên cao 2m
a. Nếu không có ma sát, lực kéo là 125N, tính chiều dài MPN
b. Trong thực tế có ma sát nên lực kéo vật là 150N, tính lực ma sát và hiệu suất của MPN
Câu 8: a. Hai bạn chơi bập bênh, HS 1 nặng 45kg, HS 2 nặng 50kg. Khoảng cách từ điểm tựa đến HS1 là 2,5m.
Để bập bênh thăng bằng, HS2 phải ngồi cách điểm tựa là bao nhiêu?
b. Hai bạn chơi bập bênh, bạn nam nặng 50kg, bạn hùng nặng 44 kg. Biết khoảng cách giữa hai bạn bằng 1,6m.
Tính khoảng cách từ hai bạn đến điểm tựa khi bập bênh thăng bằng.
c. Một cái cầu bập bênh dài 2m có điểm quay ở trung điểm , hai người có m1=50kg m2=70kg ngồi ở hai đầu
bập bênh. Tính khoảng cách hai người ngồi trên bập bênh khi cân bằng

d. Hai bạn chơi bập bênh, HS 1 nặng 32kg, HS 2 nặng 40kg. Khoảng cách từ điểm tựa đến HS1 là 80cm. Để
bập bênh thăng bằng, HS2 phải ngồi cách điểm tựa là bao nhiêu?
e. Hai anh em ngồi vào hai đầu của một cái bập bênh. Khối lượng của anh và em lần lượt là 40 và 37 kg. Hỏi
bập bênh có thăng bằng không?Tại sao? Biết điểm tượng của bệnh nằm ở chính giữa, muốn thăng bằng thì anh
hay em phải cần thêm vật có trọng lượng là bao nhiêu?

Câu 9: Dùng ròng rọc động để đưa một vật có trọng lượng 640N lên cao 5m. Người công nhân phải tác dụng
lực vào sợi dây là 350N. Tính hiệu suất của ròng rọc?
Câu 10: Người ta dùng ròng rọc động để đưa vật nặng 100kg lên cao 10m người ta sử dụng 1 lực 1200N.
Tính hiệu suất của ròng rọc và lực ma sát sinh ra?

Câu 11: Dùng mặt phẳng nghiêng Kéo một vật khối lượng 40 kg lên cao 3m

a. Tính lực kéo vật nếu không có ma sát biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 8m

b. Do có ma sát nên phải kéo vật với lực F = 180N. Xác định hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Câu 12: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m để đưa vật có khối lượng 50 kg lên cao 2m
a) Khi bỏ qua lực ma sát.Tính vật kéo đưa vật lên
b) Thực tế có lực ma sát và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính lục ma sát
Câu 13: Để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 6m người ta dùng một ròng rọc động
a. bỏ qua ma sát, tính lực kéo và quãng đường kéo dây
b. nếu có ma sát và hiệu suất của ròng rọc là 60%. tính lực kéo và tính lực ma sát giữ dây
Câu 14: Dùng mặt phẳng nghiêng kéo 1 vật có khối lượng là 50kg lên cao 2m.
a. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài mặt phẳng nghiêng.
b. Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N.Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
c. Nếu hiệu suất mặt phẳng nghiêng là H=80%.Tính độ lớn lực ma sát.
Câu 15: Để đưa 1 vật có khối lượng 400kg lên cao 8m người ta dùng 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định.
a)Nếu bỏ qua ma sát thì tính lực kéo đầu dây và quãng đường kéo đầu dây.
b)Thực tế có ma sát nên lực kéo đầu dây là 2500N.Hãy tính hiệu suất của hệ thống,lực ma sát giữa dây và ròng
rọc
Câu 16: Một bể nước cao 2m, mặt nước sâu 1,5m. Tính AS tại đáy bể và AS tại điểm nằm giữa bể
SINH HỌC
Câu 1: Nêu đặc điểm các loại tế bào máu ở người? TP của máu?
* TP của máu: huyết tương và máu
- Huyết tương: nước, chất dinh dưỡng, chất hoà tan khác
- Máu: tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu
* Đặc điểm các loại TB máu:
- Tiểu cầu: thực hiện đông máu giúp cầm máu
- Bạch cầu: hàng rào miễn dịch cơ thể
- Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2
Câu 2: Kể tên các cơ quan ở hệ hô hấp, tiêu hoá?
- Hệ hô hấp: đường dẫn khí (xương mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản), lá phổi, cơ hoành
- Hệ tiêu hoá: gồm ống tiêu hoá (khoang miệng, hầu và thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và tuyến
tiêu hoá (tuyến nước bọt, tuyến vị, gan, túi mật, tuyến tuỵ, tuyến ruột).
- Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở ruột non

Câu 3: Nêu các BP chống cong vẹo cột sống?


- Ngồi học đúng tư thế , không cong vẹo .
- Mang vật đồ vật đều cả 2 vai,tay .
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân .
- Tập luyện thể dục thường xuyên, vừa sức
Câu 4: Nêu đặc điểm các nhóm máu ở người?
Trong hệ nhóm máu ABO, gồm 4 nhóm máu: A,B,AB,O
- Nhóm máu A: trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A, trong huyết tương có kháng thể anti-B
- NM B: trên BMHC có kháng nguyên B, trong huyết tương có kháng thể anti-A
- NM AB: trên BMHC có kháng nguyên A,B; không có kháng thể anti-A và anti-B
- NM O: không có kháng nguyên; trong huyết tương có kháng thể anti-A, antiB
Câu 5: Nêu tác hại của thuốc lá đối với con người
- Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hoá chất độc hại, chất gây nghiện, gây ung thư, khí CO và các loại khí độc
 giảm khả năng vận chuyển O2 của máu dẫn đến phá huỷ hệ hô hấp  hen suyễn, ung thư phổi, UT thanh
quản, phổi tắc ngẽn mạn tính,…
- Khói thuốc lá còn ảnh hưởng tới người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc, gây ô nhiễm MT
Câu 6: Nêu nguyên nhân gây ra mụn trứng cá? Mụn TC có phải là phản ứng miễn dịch không?
Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn phát triển mạnh khiến bạch cầu sẽ được huy động đến để tiêu diệt vi khuẩn
dẫn đến tạo ổ viêm, hình thành "mụn trứng cá", biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Như vậy, "mụn trứng
cá" chính là phản ứng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên "mụn trứng cá” trên da được coi là
phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Câu 7: Vì sao không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ để sưởi ấm
Chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ vì: Sự cháy của than củi sẽ tiêu hao khí O2 và sản sinh
ra 2 loại khí gây ngộ độc khí cho cơ thể là CO2 và CO. Bởi vậy, khi đốt than củi trong phòng kín – không có sự
lưu thông không khí với bên ngoài, O2 trong phòng dần cạn kiệt đồng thời lượng CO2 và CO tăng dẫn đến người
ngủ trong phòng nhanh chóng bị ngạt thở, lịm dần rồi hôn mê, thậm chí tử vọng nếu không được phát hiện kịp
thời.

II. Hoá học:


III. Sinh học:
Câu 1: BP chống vẹo cột sống
- Ngồi học đúng tư thế, ngay ngắn, không ngồi nghiêng vẹo
- Lao động vừa sức, không mang vác đồ quá nặng, khi mang vác đồ cần mang đều ở hai vai

- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức


Câu 2: Trong hệ nhóm máu ABO, con người có mấy nhóm máu. Đặc điểm
- Trong hệ nhóm máu ABO,

You might also like