You are on page 1of 9

CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y KỲ THI “Y DU KÍ” – MÙA 1

Môn thi: VẬT LÝ – LÝ SINH.


Thời gian làm bài: 30 phút.
Số lượng câu hỏi: 20 câu

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 31/12/2021 – 02/01/2022

BẢN QUYỀN ĐỀ THI THUỘC VỀ


CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Câu 1
Điện thế màng nghỉ của một tế bào ở điều kiện sinh lý bình thường là – 70 mV. Biết rằng
điện thế cân bằng của ion K+ EK+ = - 105 mV; điện thế cân bằng của ion Na+ ENa+ = +65 mV.
Hỏi (1) tính thấm của màng với K+ và Na+ ở trạng thái nghỉ như thế nào? Khi kênh Na+
mở ra, (2) dòng Na+ thay đổi như thế nào và (3) điện thế màng thay đổi như thế nào?
A. (1) Màng thấm tốt với K+, thấm ít với Na+; (2) Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong
tế bào; (3) Điện thế màng tăng phân cực
B. (1) Màng thấm tốt với K+, thấm ít với Na+; (2) Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong
tế bào; (3) Điện thế màng mất phân cực
C. (1) Màng thấm ít với K+, thấm tốt với Na+; (2) Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế
bào; (3) Điện thế màng tăng phân cực
D. (1) Màng thấm ít với K+, thấm ít với Na+; (2) Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế
bào; (3) Điện thế màng mất phân cực
Key: B.
Giải thích:
+ Do điện thế cân bằng của Na+ mang dấu dương 🡪 [Na+] bên ngoài tế bào cao hơn bên
trong tế bào (a)
+ Do điện thế cân bằng của K+ mang dấu âm (K+ mang điện dương) 🡪 [K+] bên trong tế
bào cao hơn bên ngoài tế bào
+ Điện thế nghỉ của tế bào gần với EK+ 🡪 màng tế bào thấm tốt với K+, thấm ít với Na+
+ Do (a) 🡪 khi kênh Na+ mở ra 🡪 Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào 🡪 làm tăng ion
dương bên trong màng tế bào 🡪 điện thế màng tế bào mất phân cực/khử cực
(Nguồn: Bài Điện sinh học, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 179. Nguyễn Thành Vấn
và cs (2021), Đại học Y Dược TP.HCM)
Câu 2
Tại điểm M, độ to của âm được đo bằng 70dB. Biết ngưỡng nghe của âm chuẩn là Io=10^-
12 W/m^2. Cường độ âm tại M là:
A. 10^-7 W/m^2
B. 10^-6 W/m^2
C. 10^-5 W/m^2
D. 2x10^-6 W/m^2
Key: C
Giải thích:
Áp dụng công thức
L=k log II0 , trong đó:
L là độ to của âm; k là hệ số điều chỉnh; I là cường độ âm ta muốn xác định độ to; I0 = 10-
12 W/m2 là cường độ cơ sở (ngưỡng nghe). Khi k = 1 thì đơn vị độ to là bel (B), k = 10 thì

đơn vị độ to là decibel (dB)


Thay số vào, ta có:
70=10 log I10-12 →I= 10-5 W/m2
(Nguồn: Bài “Sóng âm”, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 64. Nguyễn Thành Vấn và
cs (2021), Đại học Y Dược TP.HCM)
Câu 3
Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông
lên làm thể tích của khí tăng thêm 0,5 m3 . Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp
suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công
là?
A. 3.105
B. 3.103
C. 2.106
D. 6.105
Key: C.
Giải thích:
Công thực hiện
A=F.h=P.S.h=P.V=8.106.0,5=4.106 (J)
∆U=Q+A = 6.106 - 4.106 = 2.106(J)
Nguồn: Bài “NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC – CÁC HỆ THỐNG SỐNG” , Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 141.
Câu 4
86Ra222 có chu kỳ bán
rã là 3,8 ngày. Ban đầu có 64 gam 86Ra222 thì sau thời gian t=1,5T thì
khối lượng Radon bị phân rã là:
A. 22,68 gam
B. 41,32 gam
C. 40,3 gam
D. 23,68 gam
Key: B
Giải thích:
λ= ln2T = ln23,8 ≈ 0,182 (ngày-1)
t= 1,5.T= 1,5.3,8=5,7 (ngày)
m = m0.e-λt = 64.e-0,182.5,7 ≈ 22,68 (gam)
Vậy khối lượng Radon bị phân rã là:
64-22,68= 41,32 (gam)
Nguồn: Bài Phóng xạ sinh học-Các phương pháp y học hạt nhân, Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 267.
Câu 5
Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối:
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề
đường.
Key: B.
Giải thích: Với các hệ quy chiếu khác nhau, chuyển động sẽ có dạng khác nhau. Việc chọn
hệ quy chiếu là tuỳ ý, nhưng nên chọn sao cho việc khảo sát là thích hợp và tiện lợi.
Nguồn: Trang 8, bài Chuyển động của chất điểm, giáo trình Vật lí - Lý sinh, PGS.TS Nguyễn
Thành Vấn, Đại học Y Dược TP.HCM
Câu 6
Chọn phát biểu sai về đường dòng:
A. Đường dòng là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với vecto vận tốc
của phân tử chất lưu tại điểm đó.
B. Đường dòng là quỹ đạo của các phần tử chất lưu
C. Đường dòng không thể cắt nhau
D. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng xa nhau.
Key: D
Giải thích: Đường dòng thưa ở chỗ chất lưu chảy chậm, dày ở chỗ chất lưu chảy nhanh.
[Nguồn: Bài Cơ học chất lưu - Chuyển động của máu trong hệ tuần hoàn -Nguyễn Thành
Vấn và cs (2021). Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr89]
Câu 7
Áp suất phụ của chất lỏng trong trường hợp không làm dính ướt thành bình có đặc điểm:
A. Hướng ra xa chất lỏng
B. Hướng vào trong chất lỏng
C. Hướng vào thành bình
D. Tiếp tuyến với mặt thoáng chất lỏng
Key: B
Giải thích: Lực căng mặt ngoài chất lỏng làm cho phần chất lỏng bên dưới chịu một áp suất
gọi là áp suất phụ. Các phân tử bề mặt chất lỏng chịu lực hút F1 do các phân tử thành bình
và lực hút F2 của các phân tử chất lỏng khác. Điều này làm cho bề mặt thoáng chất lỏng sẽ
có dạng lồi hoặc lõm. Đối với chất lỏng không làm dính ướt thành bình (như thủy ngân)
thì bề mặt thoáng sẽ có dạng lồi, do lực F1 yếu hơn F2 => Tạo áp suất phụ hướng vào trong
chất lỏng
[Nguồn: Bài Cơ học chất lưu - Chuyển động của máu trong hệ tuần hoàn - Nguyễn Thành
Vấn và cs (2021). Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr126 ]
Câu 8
Phát biểu nào sau đây SAI về lực hạt nhân:
A. Có bán kính tác dụng rất ngắn
B. Là lực hút rất mạnh
C. Lực hạt nhân phụ thuộc vào điện tích
D. Tương tác giữa neutron-neutron, neutron-proton, proton-proton là gần như nhau
Key: C.
Giái thích:
Bán kính tác dụng rất ngắn: 2 nucleon chỉ tác dụng mạnh với nhau khi chúng cách nhau
mội khoảng bé hơn r 10-13 cm.
Lực hạt nhân về căn bản là lực hút rất mạnh và do đó tạo nên năng lượng liên kết rất lớn
của nucleon trong hạt nhân, duy trí trạng thái ổn định của hạt nhân.
C và D. Lực hạt nhân không phụ thuộc vào điện tích. Thực nghiệm đã chứng minh tương
tác giữa neutron-neutron, neutron-proton, proton-proton là gần như nhau
Nguồn: Bài Phóng xạ sinh học-Các phương pháp y học hạt nhân, Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 266.
Câu 9
Đơn vị của liều hấp thụ là:
A. J/kg
B. C/kg
C. Sv
D. REM
Key: A
Giải thích:
J/kg: đơn vị của liều hấp thụ
C/kg: đơn vị của liều chiếu
Sv: đơn vị của liều hiệu dụng, có thể được xem là đợn vị của liều tương đương. Trong hệ
SI, đương lượng sinh học H (liều tương đương) tính bằng Sievert (Sv). 1SV=100 REM. Đơn
vị của li hiệu dụng cũng là Sv.
REM: đơn vị của liều tương đương
Nguồn: Bài Phóng xạ sinh học-Các phương pháp y học hạt nhân, Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 268-270.
Câu 10
Hệ nhận nhiệt khi giá trị nhiệt lượng thỏa mãn điều kiện?
A. Q≥0
B. Q<0
C. Q>0
D. Q≤0
Đáp án : C
Nguồn: Bài “NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC – CÁC HỆ THỐNG SỐNG” , Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 141.
Câu 11
Nhiệt thứ cấp ( Nhiệt hoạt động ) tỷ lệ với yếu tố nào sau đây ?
A. Tỷ lệ với hoạt tính của mô, động cơ của cơ
B. Tỷ lệ với cường độ quá trình trao đổi chất
C. Tỷ lệ với hiểu suất suất trao đổi chất
D. Tỷ lệ nghịch với hiệu suất trao đổi chất
Đáp án : A
Nguồn: Bài “NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC – CÁC HỆ THỐNG SỐNG” , Giáo trình Vật lý – Lý sinh.
Nguyễn Thành Vấn và cs, NXB Y học. Tr 141.
Câu 12
[Chương 2 – Nhớ] So sánh vận tốc của sóng âm trong môi trường không khí, nước và thép
A. v không khí < v nước < v thép
B. v nước < v không khí < v thép
C. v thép < v nước < v không khí
D. v nước < v thép < v không khí
Key: A
Giải thích:
Vận tốc của sóng âm ( sóng dọc):
+ Không khí: 330m/s
+ Nước: 1450m/s
+ Thép: 5800m/s
Hoặc có thể nhớ đơn giản khi so sánh vận tốc của sóng âm: v rắn> v lỏng> v khí
Nguồn: Bài “Sóng âm”, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 62,63. Nguyễn Thành Vấn
và cs (2021), đại học Y Dược tp.HCM
Câu 13
Chọn phát biểu đúng về âm thanh?
A. Là những dao động có tần số dưới 20Hz
B. Là những dao động cơ có tần số trên 20000 Hz
C. Là những dao động cơ có tần số từ 20 - 20000 Hz
D. Là những dao động có tần số là 60Hz
Đáp án: C
Âm được chia làm 2 loại: âm nghe được và âm không nghe được. Trong đó:
+ Âm thanh ( âm nghe được) có tần số có tần số từ 20-20000Hz
+ Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm
+ Những âm có tần số trên 20000Hz gọi là siêu âm
Bài “Sóng âm”, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 62. Nguyễn Thành Vấn và cs (2021),
đại học Y Dược tp.HCM
Câu 14
Trường hợp nào sau đây lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục:
A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
C. Lực có giá song song với trục quay.
D. Lực có giá cắt trục quay.
Key: B.
Giải thích:
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Nguồn: Trang 33, bài Chuyển động quay quanh trục của vật rắn, giáo trình Vật lí - Lý sinh,
PGS.TS Nguyễn Thành Vấn, Đại học Y Dược TP.HCM
Câu 15
Trường hợp gấp cẳng tay vào cánh tay với điểm tựa là một điểm ở trong khớp khuỷu, lực
phát động là lực cơ bắp bám vào xương cẳng tay, lực cản là trọng lượng của cẳng tay, bàn
tay và vật nặng cầm ở bàn tay. Đây là thí dụ về loại đòn bẩy nào?

A. Đòn bẩy loại 1


B. Đòn bẩy loại 2 và 3
C. Đòn bẩy loại 3
D. Đòn bẩy loại 1 và 3
Key: C. Đòn bẩy loại 3
Giải thích: Đòn bẩy loại 3, điểm đặt của lực phát động ở giữa điểm tựa và điểm đặt của lực
cản.
Nguồn: Trang 42, bài Công và năng lượng trong hoạt động của cơ thể, giáo trình Vật lí - Lý
sinh, PGS.TS Nguyễn Thành Vấn, Đại học Y Dược TP.HCM
Câu 16
Ở tế bào neuron thần kinh, các ion quan trọng nhất quyết định đến điện thế màng là:
A. Na+, K+, Cl-
B. Na+, Mg2+, Cl-
C. K+, Cl-, Mg2+
D. Na+, K+, Mg2+
Key: A.
(Nguồn: Bài Điện sinh học, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 179. Nguyễn Thành Vấn
và cs (2021), Đại học Y Dược TP.HCM)
Câu 17
Giá trị hiệu điện thế ghi được trên vol kế sẽ như thế nào nếu ta đặt hai vi điện cực ở cùng
phía trên bề mặt của màng tế bào neuron mực ống?
A. Bằng 0
B. – 70 mV
C. – 90 mV
D. Thay đổi liên tục từ – 70 mV đến + 30 mV
Key: A. Khi đặt hai vi điện cực ở cùng phía của màng, không có chênh lệch về điện thế 🡪
hiệu điện thế ghi được trên vol kế bằng 0
(Nguồn: Bài Điện sinh học, Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học. Tr 179. Nguyễn Thành Vấn
và cs (2021), Đại học Y Dược TP.HCM)
Câu 18
Các phương pháp phân tích định lượng bằng quang phổ hấp thụ là
A. Phương pháp đo trực tiếp, phương pháp pha chuẩn so sánh, phương pháp lập
đường chuẩn.
B. Phương pháp đo trực tiếp, phương pháp pha loãng, phương pháp lập đường
chuẩn.
C. Phương pháp pha loãng, phương pháp pha chuẩn so sánh, phương pháp lập đường
chuẩn.
D. Phương pháp đo trực tiếp, phương pháp pha loãng, phương pháp pha chuẩn so
sánh.
Key: A
(Bài “Sự tương tác của ánh sáng với môi trường”, giáo trình Vật lý lý sinh, Nguyễn Thành
Vấn và cs (2021). Tr 236)
Câu 19
Sắp xếp thứ tự bước sóng từ thấp đến cao của 3 vùng phổ của tia tử ngoại mặt trời
A. UVA - UVB - UVC
B. UVB - UVA - UVC
C. UVA - UVC - UVB
D. UVC - UVB – UVA
Key: D
Giải thích: UVC (180-275 nm), UVB (275-320 nm), UVA (320 - 400 nm)
Nguồn: Bài “Sự tương tác của ánh sáng với môi trường”, giáo trình Vật lý lý sinh, Nguyễn
Thành Vấn và cs (2021)
Câu 20
Chất khí lí tưởng trong bình kín ở 00C có áp suất p0, cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu
độ để áp suất của nó tăng thành 3p0. Biết thể tích lượng khí không đổi:
A. 5460C
B. 8190C
C. 2730C
D. 910C
Key: A
Giải thích: Biểu thức định luật Boyle- Marriotte trong trường hợp này: P.V =nRT. Vì n,V
không đổi => P ~ T (tính theo 0K) -> T2=3T1= 8190K -> T2=5460C
Nguồn: (Chương 4- Thuyết động học phân tử và các hiện tượng vận chuyển trao đổi chất-
Nguyễn Thành Vấn và cs (2021). Giáo trình Vật lý – Lý sinh. NXB Y học)

You might also like