You are on page 1of 12

CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y KỲ THI “Y DU KÍ” – MÙA 2

Môn thi: VẬT LÝ - LÝ SINH.


Thời gian làm bài: 30 phút.
Số lượng câu hỏi: 20 câu
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

BẢN QUYỀN ĐỀ THI THUỘC VỀ


CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Một kit xét nghiệm miễn dịch phóng xạ Technetium - 99m với chu kì bán rã vật lý là
6h. Lúc 8h sáng, độ phóng xạ của 23mL dung dịch xét nghiệm là 140mCi. Hỏi vào lúc mấy giờ
cùng ngày thì ứng với 4,6mL dung dịch xét nghiệm sẽ có độ phóng xạ là 7mCi?
A. 14h
B. 17h
C. 20h
D. 23h
Đáp án: C
Giải thích: Lúc 8h sáng, độ phóng xạ của 23mL dung dịch xét nghiệm là 140mCi thì tương
ứng với 4,6mL có 28mCi. Khi so với độ phóng xạ lúc sau là 7mCi thì độ phóng xạ đã giảm đi 4
lần tương ứng với 2 chu kỳ bán rã 🡺 t = 2T = 12h; 8h + 12h = 20h.
Nguồn: Chương 8 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 2: Một người bị chiếu xạ photon gamma dẫn đến bị phơi nhiễm phóng xạ, phát biểu nào
sau đây đúng khi nói về trường hợp này?
A. Năng lượng của mỗi photon gamma tăng gấp đôi khi thời gian phơi nhiễm tăng gấp đôi.
B. Thời gian phơi nhiễm tăng bao nhiêu lần thì số photon gamma chiếu xạ lên người ấy tăng
bấy nhiêu lần.
C. Nếu thời gian phơi nhiễm tăng gấp ba lần thì vận tốc của các photon gamma cũng tăng lên
ba lần.
D. Nếu thời gian phơi nhiễm tăng lên thì năng lượng mà người ấy tiếp nhận không đổi vì
photon gamma là sóng điện từ có năng lượng chỉ phụ thuộc vào bước sóng, không phụ thuộc
thời gian.
Đáp án: B
Giải thích:
ℎ𝑐
A. năng lượng mỗi photon phụ thuộc vào bước sóng theo 𝐸 = ; thời gian phơi nhiễm tỷ lệ
𝜆
thuận với số lượng photon chiếu xạ
C. tốc độ của photon tương đương tốc độ ánh sáng = 3.108 m/s.
D. tổng năng lượng mà người ấy tiếp nhận tăng lên do phơi nhiễm thêm nhiều hạt photon.
Nguồn: Chương 8 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 3: Cho các bức xạ hạt neutron, hạt alpha, tia gamma và tia X đi qua khoảng giữa của hai
tấm kim loại phẳng được tích điện trái dấu, có bao nhiêu bức xạ không bị lệch khi đi qua bảng
kim loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Hạt neutron là hạt không mang điện. Tia gamma, tia X có bản chất là sóng điện từ,
không bao gồm các hạt thực tế và do đó không mang điện. Hạt alpha (He2+) mang điện tích
dương (+); hạt beta (β+ hoặc β-) mang điện tích dương hoặc âm.
Khi chùm tia/hạt đi qua hai tấm kim loại có bản chất là 1 điện cực âm và 1 điện cực dương,
thì hạt mang điện tích sẽ bị hút về phía điện cực trái dấu, vd. hạt alpha sẽ bị hút về điện cực
âm và do đó lệch khỏi quỹ đạo thẳng; hạt/tia không mang điện tiếp tục đi thẳng.
Nguồn:
[1] Chương 8 – Trang 266 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
[2] https://vi.books-kingdom.com/8876268-difference-between-alpha-beta-and-gamma-
particles
Câu 4: Số phát biểu đúng khi nói về nguyên tắc tạo hình ảnh X quang?
1. Chùm tia X được phát ra do máy phát tia X (1).
2. (2) là bộ phận cần chụp chiếu của người bệnh.
3. Do hiện tượng hấp thụ, khi qua (2) chùm tia X sẽ bị tổ chức hấp thụ một cách đồng
đều dẫn đến các điểm khác nhau trên màn chắn (3) sẽ bị chùm tia X tác động với một
cường độ như nhau.
4. Bộ phận hiện hình ảnh (3) có thể là màn huỳnh quang hoặc tấm phim.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Ý 1, 2, 4 đúng; 3 sai do mức độ hấp thụ là khác nhau giữa các điểm tạo nên hình
ảnh phim X-quang.
Nguồn: Chương 8 – Trang 284 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y
học.
Câu 5. Chất phóng xạ Polonium 84210𝑃𝑜 phát ra tia 82206𝑃𝑏 và biến đổi thành chì . Biết chu
kì của 84210𝑃𝑜 là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu Polonium nguyên chất. Tại thời điểm
t1, tỉ số giữa số hạt nhân Polonium và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/7. Tại thời điểm
t2=t1+276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân Polonium và số hạt nhân chì trong mẫu là:
A. 1/15
B. 1/16
C. 1/31
D. 1/32
Đáp án: C
Giải thích: tại t1 tỉ số giữa số hạt nhân Polonium và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/7 nên
𝑁𝑡 1 1
= = (Nt là lượng Po còn lại tại thời điểm t, N0 là lượng Po ban đầu) tương ứng với 3
𝑁0 7+1 8
chu kỳ bán rã.
t2 cách t1 một khoảng thời gian 138 x 2 = 276 ngày ~ 2 chu kỳ bán rã nên tại t2 đã xảy ra 2 +
3 = 5 chu kỳ bán rã, nên tỉ số giữa số hạt nhân Polonium và số hạt nhân chì trong mẫu là
1 1
= .
25 −1 31

Nguồn: Chương 8 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 6: Một bệnh nhân nhập viện vì khó thở và đau ngực phải sau tai nạn giao thông. Sau khi
thăm khám và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi
phải. Bệnh nhân được chỉ định đặt dẫn lưu màng phổi với hệ thống 1 bình. Để có thể dẫn lưu
dịch từ khoang màng phổi ra ngoài, bình dẫn lưu cần đặt thấp hơn bệnh nhân một khoảng
cách tối thiểu là bao nhiêu cm? Cho g = 9,8 m/s^2. Biết dung dịch có khối lượng riêng 10^3
kg/m^3 và giả sử bệnh nhân hít vào mạnh nhất với áp suất Δp = – 5,15 mmHg

A. 0,07
B. 7
C. 0,05
D. 5
Đáp án: B
Giải thích:

- Nếu bệnh nhân được dẫn lưu với hệ thống một bình:
+ Khi bệnh nhân hít vào, cột chất lỏng trong bình sẽ dâng lên một đoạn h
+ Để dịch không bị tràn vào phổi thì mực chất lỏng trong ống dẫn lưu tối đa tại vị trí M. Miệng
bình cần đặt thấp hơn bệnh nhân đúng bằng một đoạn MN = h = PQ
- Ta biết rằng, khi hít vào cơ hoành hạ xuống, thể tích phổi tăng, áp lực khoang phổi giảm so
với khí quyển. Ngược lại khi thở ra, cơ hoành hạ nâng lên, thể tích phổi giảm, áp lực khoang
phổi tăng so với khí quyển.
+ Gọi ∆𝑝 là áp suất tương đối của khoang phổi so với khí quyển
105 𝑁/𝑚2
−𝛥𝑝 −(−5,15𝑚𝑚𝐻𝑔. 760𝑚𝑚𝐻𝑔)
PQ = Pp + ρgh 🡺 ρgh = -Δp 🡺 h = = 𝑘𝑔 𝑚 ~ 7𝑐𝑚
𝜌𝑔 1000 3 .9,8 2
𝑚 𝑠

Nguồn:Ca lâm sàng “Dẫn lưu dịch màng phổi” – Giảng viên: ThS. Lê Thị Minh Huyền – Elearning
Đại học Y Dược TP.HCM.
Câu 7. Áp suất phụ của cột chất lỏng trong trường hợp không làm dính ướt thành bình có đặc
điểm?
A. Hướng ra xa chất lỏng
B. Hướng vào lòng chất lỏng
C. Hướng ra xa thành bình
D. Tiếp tuyến với mặt thoáng chất lỏng
Đáp án: B
Giải thích:
Định nghĩa góc làm ướt θ là đại lượng đặc trưng cho mức độ cong của bề mặt chất lỏng gần
thành bình. Góc làm ướt là góc hợp bởi phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng gần thành
bình và phần thành bình mà chất lỏng tiếp xúc.

Nhận xét: θ < 90 độ : Chất lỏng làm ướt vật tiếp xúc; θ > 90 độ : Chất lỏng không làm ướt vật tiếp
xúc.
Khi bề mặt chất lỏng có dạng khum lồi, áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử P. Khi bề mặt
chất lỏng có dạng khum lõm, áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử P.
Theo đề bài thì trường hợp này cột chất lỏng không làm dính ướt vật tiếp xúc. Khi đó, θ > 90 độ
ứng với trường hợp bề mặt chất lỏng có dạng khum lồi, do đó áp suất phụ cùng chiều với áp suất
phân tử p và hướng vào lòng chất lỏng.
TLTK: [1] Trang 125 - Chương 4 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản
Y học. Trang 25-29 – Slide bài giảng Trạng thái chất lỏng.
Câu 8. Mọ t hẹ khí nhạ n từ môi trường ngoà i nhiẹ t lượng 150 kJ, hẹ khí giã n nở sinh công 120
kJ chó ng lạ i á p suá t bên ngoà i. Vạ y bié n đỏ i nọ i năng củ a hẹ khí sẽ là ?
A. 280 kJ
B. 230 kJ
C. 80 kJ
D. 30 kJ
Đáp án: D
Giải: ΔU = Q + W; Q = +150kJ (do hệ nhận nhiệt Q > 0), W = -120kJ (do hệ sinh công W < 0) 🡺
ΔU = 150 – 120 = 30kJ.
Nguồn: Chương 5 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 9. Động cơ nhiệt lý tưởng làm việc giữa hai nguồn nhiệt có nhiệt độ 27°C và 177°C.
Nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ nguồn nóng trong một chu trình là 2700J. Hỏi nhiệt
lượng tác nhân truyền cho nguồn lạnh trong một chu trình là bao nhiêu?
A. 412J
B. 2288J
C. 900J
D. 1800J
Đáp án: D
Giải thích: Hiệu suất của chu trình lí tưởng:
T1 − T2 (177 + 273) − (27 + 273) 1
= = =
T1 177 + 273 3
Q1 − Q2 1 2700 − Q2
= =
Mà: Q1 hay 3 2700

 Q2 = 1800 J

Vậy nhiệt lượng truyển cho nguồn lạnh là 1800J


Nguồn: Chương 5 – Trang 146 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y
học
Câu 10. Tổng năng lượng tim tiêu hao để co bóp một ngày đêm là 0.0312kwh và tim co bóp
65 lần trong một phút. Công của tim trong một lần co bóp là
A. 1J
B. 1.4J
C. 1.2J
D. 1.3J
Đáp án: C
Giải: Tổng số lần co bóp trong một ngày đêm là: 65 lần/phút x 60 phút/giờ x 24 giờ/ngày =
93600 lần. 0,0312kwh = 0,0312 x 103 x 3600 = 112320J
112320
🡺 công 1 lần co bóp: = = 1,2𝐽
93600

Nguồn: Chương 1 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 11. Quá trình hít vào của cơ thể sẽ dẫn đến những sự thay đổi nào?
A.Cơ hoành hạ xuống, thể tích phổi tăng, áp suất khoang phổi giảm.
B. Cơ hoành nâng lên, thể tích phổi tăng, áp suất khoang khổi tăng.
C. Cơ hoành hạ xuống, thể tích phổi giảm, áp suất khoang phổi tăng
D. Cơ hoành hạ xuống, thể tích phổi giảm, áp suất khoang phổi giảm.
Đáp án: A
Giải thích: Khi cơ hoành hạ xuống, thể tích phổi tăng lên và làm giảm áp suất khoang phổi
theo phương trình PV = nRT. Lúc này, sinh ra một áp suất âm trong phổi so với khí quyển nên
không khí sẽ đi vào trong – quá trình hít khí.
Nguồn: Chương 4 – Trang 117 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y
học.
Câu 12. Một người nhảy dù có khối lượng 70kg đang rơi xuống với vận tốc không đổi là
40km/h. Độ lớn lực cản không khí tác dụng lên người và dù là:
A. 1,75N
B. 80N
C. 2800N
D. 700N
Đáp án: D
Giải thích: Do vận tốc không đổi nên gia tốc a = 0 theo định luật II Newton: vt.Fcản + vt.mg =
vt.ma; mà vt.a = vt.0 (vt. là véctơ) nên F cản = mg (cùng độ lớn nhưng ngược chiều vectơ) =
70 x 10 = 700N.
Nguồn: Chương 1 – Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 13. Thủ thuật Helmich dùng để cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp hóc dị vật đã vận
dụng quy luật vật lí nào:
A. Định luật Pascal
B. Định luật Venturi
C. Định luật Newton
D. Định luật Bernoulli
Đáp án: A
Giải thích: Bác sĩ tác động chính xác vào một bệnh nhân bị hóc (vật lạ mắc ở cuống họng) tại
phần bụng, tạo một độ tăng áp suất đột ngột và nó được truyền đến cuống họng đẩy mạnh
vật lạ tắc nghẽn ở đó. Áp dụng định luật Pascal: độ biến thiên áp suất tác dụng vào một chất
lưu (trong trường hợp này là chất khí) bị giam kín được truyền không thuyên giảm cho mọi
phần của chất lưu và cho thành bình.
Nguồn: Trang 86 - Bài 3: Cơ học chất lưu. Chuyển động của máu trong hệ tuần hoàn – Lý + Vật
lý hạt nhân - Elearning ĐH Y Dược TP.HCM.
Câu 14. Một người đứng trên một chiếc ghế đang quay đều, hai tay cầm 2 quả tạ dang theo
phương nằm ngang. Bỏ qua ma sát ở trục quay. Sau đó, người ấy co tay lại kéo hai quả ta gần
sát vai. Tốc độ quay mới của hệ “người + ghế”?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không đổi
D. Giảm đến bằng 0
Đáp án: A
Giải thích: Ghế Giukopski, nếu người đó dang tay ra thì moment quán tính của người và ghế
tăng lên do đó ghế sẽ quay chậm lại. Ngược lại, nếu người đó co tay lại, moment quán tính
của hệ giảm xuống thì ghế quay nhanh lên.
Nguồn: Chương 1 – Trang 37 Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y học.
Câu 15. Một bệnh nhân được tiếp một dung dịch truyền vào mạch máu ở cánh tay. Dung dịch
có khối lượng riêng 1,02.10^3 kg/m3 và bình truyền dịch được đặt trên cao một khoảng tối
thiểu là 25cm? Cho g = 9,8 m/s2. Tính áp suất bên trong mạch máu của bệnh nhân?
A. 2,5.10^3 mmHg
B. 1,25.10^3 Pa
C. 18,75 mmHg
D. 19 Pa
Đáp án: C
Giải thích: ρgh = Δp = 1,02.10^3 kg/m3 x 0,25m x 9,8m/s2 = 2499 Pa ~ 18,75mmHg.
Nguồn: Chương 3 – Trang 83 - Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh – Nhà xuất bản Y
học.
Câu 16. Cho một tia sáng đi từ khối thủy tinh tới mặt phân cách giữa khối thủy với không khí,
biết chiết suất của khối thủy tinh n= √2 và chiết suất của không khí n=1. Tìm góc tới i để
không có tia ló ra không khí?
A. 43,35
B. 37,57
C. 47,23
D. 23,74
Đáp án: C
Giải thích: Không có tia ló nghĩa là xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện xảy ra
1
phản xạ toàn phần là: góc tới i ≥ igh với sin(igh)= 🡺 igh = 45o. 47,23 độ thoả mãn.
√2

Nguồn: Trang 13/72 - Tương tác giữa ánh sáng với môi trường – Lý + Vật lý hạt nhân -
Elearning ĐH Y Dược TP.HCM.
Câu 17. Khi nhìn vật ở xa, mắt điều tiết như thế nào?
A. Võng mạc đưa ra sau
B. Võng mạc đưa về trước
C. Thủy tinh thể phồng to
D. Thủy tinh thể dẹt lại
Đáp án: D
Giải thích: Sự điều tiết mắt là sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để làm cho ảnh của vật
cần quan sát hiện rõ trên võng mạc. Khi nhìn vật ở gần, thuỷ tinh thể phồng to làm tiêu cự
giảm. Khi nhìn vật ở xa, thuỷ tinh thể dẹt lại làm tiêu cự tăng. Khi mắt nhìn thấy vật nào thì
ảnh của vật đó hiện rõ trên võng mạc: ảnh thật, ngược chiều và rất nhỏ hơn so với vật.
Nguồn: Trang 47 - Slide bài giảng Quang học - Giảng viên: ThS. Phạm Minh Khang – Elearning
Đại học Y Dược TP.HCM.
Câu 18. Ở võng mạc, loại tế bào dưới đây có thể chứa sắc tố thị giác màu nào?

A. Đỏ, cam, vàng


B. Đỏ, lục, lam
C. Tím, lam, chàm
D. Tím, lục, lam
Đáp án: B
Giải thích: Đây là tế bào nón có thể chứa sắc tố thị giác màu đỏ, lục, lam.
Nguồn: Trang 66 - Slide bài giảng Quang học - Giảng viên: ThS. Phạm Minh Khang – Elearning
Đại học Y Dược TP.HCM.
Câu 19. Góc hợp bởi 2 phương quang trục của hai góc phân cực bằng 45 độ, cho một chùm
tia sáng tự nhiên lần lượt truyền qua hai bảng đó. Biết rằng hai bảng cùng hấp thụ và phản
xạ 10% cường độ chùm sáng đập vào chúng, sau khi truyền qua bảng phân cực thứ hai, cường
độ ánh sáng bằng a% cường độ ánh sáng tự nhiên tới bảng phân cực thứ nhất. Hãy xác định
a.
A. 21,27
B. 0,2025
C. 0,2127
D. 20,25
Đáp án: D
Giải thích: Hiện tượng phân cực ánh sáng: I1 không đổi theo góc quay; I1= I0/2
Hiện tượng phân cực ánh sáng- Định luật Malus: Khi cho một chùm ánh sáng tự nhiên chiếu
qua hai bản tourmaline (hay các tinh thể tương tự) có quang trục hợp với nhau một góc α thì
cường độ ánh sáng nhận được tỷ lệ với cos2α theo công thức: I2= I1. cos2α.

Qua tấm kính thứ nhất luôn giảm ½ cường độ, tấm thứ hai giảm còn cos2(45) = 1/2; qua mỗi
tấm tính giảm 10% còn 90%. Vậy a = ½ x ½ x 0,92 x 100% = 20,25%.
Nguồn: Slide bài giảng Quang học - Giảng viên: ThS. Phạm Minh Khang – Elearning Đại học Y
Dược TP.HCM.
Câu 20. Ý nào sau đây là một trong các vai trò của kênh kali:
A. Để đảm bảo điện thế động chỉ được lan truyền theo một chiều
B. Khiến điện thế nghỉ được phục hồi
C. Bắt đầu sự khử cực tiếp theo
D. Hình thành giai đoạn đầu tiên của điện thế hoạt động
Đáp án: B
Giải thích:
A. Do sự bất hoạt kênh Na+.
B. Sau khi đạt đỉnh dương của điện thế hoạt động, kênh K+ vẫn mở để nhanh chóng đưa điện
thế màng trở lại điện thế nghỉ.
C. Sự khử cực xảy ra do sự mở ra của kênh Na+.
D. Tính thấm của màng với Na+ bắt đầu tăng đột biến.
Nguồn: Trang 188, 190 - Chương 6 - Trang 188 - Giáo trình giảng dạy Đại học Vật lý Lý sinh –
Nhà xuất bản Y học.

You might also like