You are on page 1of 24

Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

CÂU HỎI ĐỀ THI THỬ ĐGNL LẦN 3 – BÀI THI KHOA HỌC
VẬT LÝ
Câu 1. Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm.
Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01
s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây là:
A. 0,54 V
B. 1,54 V
C. 0,74 V
D. 0,63 V
Câu 2. Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 0,25 g mang điện tích q = 2,5. 10-9 C được
treo bởi một dây và đặt trong một điện trường đều phương nằm ngang và có độ lớn
E = 106 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là:
A. 300
B. 450
C. 600
D. 150
Câu 3. Trong các đài phát thanh, sau khi trộn tín hiệu âm tần số có fa với tín hiệu
dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phát:
A. biến thiên tuần điều hòa với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với
tần số f.
B. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần
số fa.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên tuần hoàn theo thời thời gian
với tần số bằng fa.
D. biến thiên tuần hoàn với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa thời thời gian với tần
số bằng f.
Câu 4. Hai đoạn mạch nối tiếp RLC khác nhau: mạch 1 và mạch 2, cộng hưởng với
dòng điện xoay chiều có tần số góc lần lượt là 0 và 0/2. Biết điện dung của mạch 2
bằng một nửa điện dung của mạch 1. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch đó với nhau
thành một mạch thì nó sẽ cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số là:

1
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

A. 0 3

B. 1,50

C. 20 3

0
D.
3

Câu 5. Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, nếu điện tích cực đại trên tụ điện
là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì:
A. khoảng thời gian hai lần liên tiếp năng lượng điện trường trong tụ cực đại là I0/Q0.
B. năng lượng từ trường trong cuộn dây biến thiên với chu kì bằng 2Q0/I0.
C. điện trường trong tụ biến thiên theo thời gian với chu kì bằng 2Q0/I0.
D. khoảng thời gian hai lần liên tiếp từ trường trong cuộn dây triệt tiêu là 0,5Q0/I0
Câu 6. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100 (g) dao động điều hòa
theo phương ngang. Lúc t = 0 vật qua vị trí cân bằng với tốc độ 5 (m/s). Sau khi dao
động được 1,25 chu kì, đặt nhẹ lên trên m một vật có khối lượng 300 (g) để hai vật
dính vào nhau cùng dao động điều hòa. Tốc độ dao động cực đại lúc này là
A. 5 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 2,5 m/s.
D. 0,25 m/s.
Câu 7. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên
độ góc max nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động
nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng ba lần thế năng thì li độ
góc  của con lắc bằng
− max
A.
2
 max
B.
2

− max
C.
2

2
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

 max
D.
2
Câu 8. Một mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có cảm
kháng ZL, biến trở R và tụ điện có dung kháng ZC. Khi chỉ R thay đổi mà ZL = 2ZC
thì điện áp hiệu dụng trên đoạn RC:
A. Không thay đổi
B. Luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch
C. Luôn giảm
D. Có lúc tăng có lúc giảm
Câu 9. Xét phản ứng: 1H 1 + 3Li7 → 2.X. Cho khối lượng: mX = 4,0015u; mH =
1,0073u; mLi = 7,0012u; 1uc2 = 931 (MeV) và số Avôgađrô NA = 6,02.1023. Tính năng
lượng toả ra khi tổng hợp được 1 (g) chất X.
A. 3,85.1023
B. 1,84.1019
C. 4,00.1020
D. 7,80.1023
Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách hai khe là 1 mm. Giao thoa
thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng  thì tại điểm M có tọa độ 1,2 mm là vị
trí vân sáng bậc 4. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 25 cm theo phương vuông góc
với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân sáng bậc 3. Xác định bước sóng
A. 0,40 m
B. 0,48 m
C. 0,45 m
D. 0,44 m
Câu 11. Một nguồn sáng có công suất 3,58 W, phát ra ánh sáng tỏa ra đều theo mọi
hướng mà mỗi phô tôn có năng lượng 3,975.10-19 J. Một người quan sát đứng cách
nguồn sáng 300 km. Bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng bởi khí quyển. Tính số phôtôn lọt
vào mắt người quan sát trong mỗi giây. Coi bán kính con ngươi là 2 mm.
A. 70
B. 80

3
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

C. 90
D. 100
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tia hồng ngoại?
A. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.
B. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
C. Cơ thể người phát ra tia hồng ngoại
D. Tia hồng ngoại để sấy khô nông sản
Câu 13. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Rơnghen là 16,6 (kV). Coi electron thoát
ra có tốc độ ban đầu không đáng kể. Trong 20 giây người ta thấy có 1018 electron
đập vào đối catốt. Đối catốt được làm nguội bằng dòng nước chảy luồn bền trong.
Nhiệt độ nước ở lối ra cao hơn lối vào là 100oC. Giả sử có 95% động năng electron
đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt đốt nóng đối catốt. Biết nhiệt dung riêng và
khối lượng riêng của nước là: c = 4286 (J/kgK), D = 1000 (kg/m3 ). Tính lưu lượng
của dòng nước đó theo đơn vị cm3 /s.
A. 2,8 cm3/s
B. 2,9 cm3/s
C. 2,7 cm3/s
D. 2,5 cm3/s
Câu 14. Một sợi dây AB dài 9 m có đầu A cố định, đầu B gắn với một cần rung với
tần số f có thể thay đổi được. B được coi là một nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng
dừng. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18 nút. Tính tốc độ
truyền sóng trên sợi dây.
A. 3,2 m/s
B. 1,0 m/s
C. 1,5 m/s
D. 3,0 m/s
Câu 15. Thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe 0,25 mm. Khoảng cách từ
khe S đến mặt phẳng hai khe 60 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,5 m. Cho
khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao
nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
A. 1 mm

4
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

B. 0,8 mm
C. 0,6 mm
D. 0,4 mm
Câu 16. Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào
đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử
dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 3 năm thì thời gian
cho một lần chiếu xạ là:
A. 15,24 phút
B. 18,18 phút
C. 20,18 phút
D. 16,82 phút

5
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

HÓA HỌC
Câu 1. Dd X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dd X thành hai phần bằng
nhau:
- Phần một t/d với lượng dư dd NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và
1,07 gam kết tủa;
- Phần hai t/d với lượng dư dd BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dd X là (quá trình cô cạn chỉ có
nước bay hơi)
A. 3,73 gam.
B. 7,04 gam.
C. 7,46 gam.
D. 3,52 gam.
Câu 2. Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng
X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X
tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp.
Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C2H4O2 và C5H10O2.
B. C2H4O2 và C3H6O2
C. C3H4O2 và C4H6O2.
D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được
dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol
tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra

A. 13,70 gam.
B. 12,78 gam.
C. 18,46 gam.
D. 14,62 gam.
Câu 4. Phát biểu không đúng là:
A. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 t/d được với dd HCl còn CrO3 t/d được với dd NaOH.

6
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

B. Thêm dd kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
C. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
D. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
Câu 5. 49.Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với
dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho
13,44 lít (ở đktc) hh khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 20%.
B. 50%.
C. 25%.
D. 40%
Câu 6. Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ
tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H
trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3
Câu 7. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một
lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham
gia phản ứng là
A. 31,45 gam.
B. 31 gam.

7
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

C. 32,36 gam.
D. 30 gam.
Câu 8. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải
là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.
B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
Câu 9. Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ
bằng pư cộng H2 (xúc tác Ni, to)?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 10. Cho 5,376 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 10,44
gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có
tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí
CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. FeO; 75%.
B. Fe2O3; 75%.
C. Fe2O3; 65%.
D. Fe3O4; 75%.
Câu 11. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa
một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí;
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau.
Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.

8
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.


D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.

9
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

SINH HỌC
Câu 1. Những bộ ba nào dưới đây không mã hóa axit amin?
A. UAA, UGA, AUG
B. UGG, UGA, UAG
C. UGA, UAA, UAG
D. AUX, GUU, AUG
Câu 2. Ở động vật nhai lại, thức ăn (cỏ, rơm,..) được nhai qua loa ở miệng rồi được
nuốt vào ngăn nào của dại dày?
A. Dạ cỏ
B. Dạ tổ ong
C. Dạ lá sách
D. Dạ múi khế
Câu 3. Cho các phát biểu sau về nhân tố tiến hóa :
(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể
rất chậm
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số tương đối
các alen theo 1 hướng xác định.
(3) Di nhập gen cơ thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
(5)Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
Các phát biểu đúng là:
A. 1,2,3,4
B. 1,3,4
C. 1,2,3,4,5
D. 1,2,4,5
Câu 4. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

10
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung trính.
Câu 5. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với thân
thấp do gen a quy định. Cho cây thân cao 2n+1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây
thân cao 2n+1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 là
A. 35 cao : 1 thấp
B. 5 cao : 1 thấp
C. 3 cao : 1 thấp
D. 11 cao : 1 thấp
Câu 6. Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc vào các nhóm nhân tố nào?
A. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư, mức độ xuất cư.
B. Mức độ sinh sản, kích thước cá thể, mức độ nhập cư, mức độ xuất cư.
C. Mức độ sinh sản, kích thước cá thể, mức độ nhập cư, tỷ lệ giới tính.
D. Mức độ nhập cư, kích thước cá thể, mức độ xuất cư, tỷ lệ giới tính.
Câu 7. Cho các thông tin sau:
(1) Loại liên kết giữa các đơn phân
(2) Loại đường
(3) Loại bazo nito
(4) Chức năng
(5) Chiều của mạch đơn
Sự khác nhau giữa mARN và AND mạch kép thể hiện:
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4)
D. (2), (3), (4), (5)
Câu 8. Thứ tự đúng của một chuỗi thức ăn:

11
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

A. Cỏ -> cào cào -> cá -> chim sâu -> SV phân giải
B. Mùn đất -> giun -> chim sâu -> chim ăn thịt -> SV phân giải
C. Lúa -> sâu -> ếch -> sv phân giải -> cào cào
D. Mùn -> sv phù du -> cá quả -> cá con -> sv phân giải
Câu 9. Theo Đacuyn, quan niệm biến dị cá thể là:
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt
động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dộng của ngoại cảnh, tập quán hoạt động
nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 10. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại thái cổ
B. Đại cổ sinh
C. Đại trung sinh
D. Đại tân sinh
Câu 11. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt
B. Tập hợp cây cọ trên quả đồi Phú Thọ
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ
D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây
Câu 12. Bảo vệ đa dạng sinh học là
A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái.

12
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

LỊCH SỬ
Câu 1. Ở châu Á, Đảng Cộng sản nước nào ra đời sớm nhất?
A. Inđônêxia
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Việt Nam.
Câu 2. Lãnh tụ nào của Ấn Độ được nhân dân tôn sùng như vị thánh?
A. Ti-lắc
B. Gan-đi
C. A-sô-ka
D. Cả A, B, C.
Câu 3. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản
dân tộc Việt Nam như thế nào?
A. Có thái độ kiên định với Pháp
B. Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 4. Cuộc Chiến tranh Nga - Nhật diễn ra vào thời gian:
A. Từ năm 1904 đến năm 1905.
B. Từ năm 1903 đến năm 1904.
C. Từ năm 1903 đến năm 1905.
D. Từ năm 1904 đến năm 1906.
Câu 5. Để thống nhất đất nước Đức đã sử dụng biện pháp:
A. Nội chiến để thống nhất đất nước.
B. Con đường từ dưới lên.
C. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước.
D. Con đường từ trên xuống.
Câu 6. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội thành lập Đảng Công nhân xã hội dân
chủ Nga là:
A. Năm 1903. ở Luân Đôn (Anh).
B. Năm 1905. ở Mát-xcơ-va (Liên Xô).
C. Năm 1907. ở Pê-téc-bua (Nga).
D. Năm 1903. ở Pa-ri (Pháp).
Câu 7. Cuộc Cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới là:
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Cách mạng tư sản Đức.
D. Cách mạng tư sản Hà Lan.
Câu 8. Nhân vật nào là chủ yếu của Việt Nam Quốc dân Đảng?
A. Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh
C. Nguyễn Thái Học

13
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

D. Tôn Đức Thắng


Câu 9. Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện lịch
sử nào dưới đây?
A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Sự ra đời của công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).
C. Khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930)
D. Vụ ám sát Ba-danh – Trùm mộ phu
Câu 10. Chiến dịch Tây Nguyên đã diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A. Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975.
B. Từ ngày 10/3 đến ngày 24/3/1975.
C. Từ ngày 10/3 đến ngày 20/3/1975.
D. Từ ngày 4/3 đến ngày 20/3/1975.
Câu 11. Ai là người đầu liên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc lập ngày 30/4/1975?
A. Đãng Toàn
B. Bùi Quang Thận
C. Nguyễn Văn Tập
D. Hoàng Đăng Vinh
Câu 12. Điền từ còn thiếu vào dấu chấm “Phải phá tan cuộc tấn công ………. của
giặc Pháp”.
A. mùa xuân
B. mùa hè
C. mùa thu
D. mùa đông

14
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

E. ĐỊA LÝ
Câu 1. Đặc điểm nào thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước phát triển
trong thời kì hiện đại?
A. Giảm tương đối tỉ trọng của các ngành Nông¬ Công nghiệp và tăng tương đối tỉ trọng của các
ngành dịch vụ
B. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao
C. Tăng cường đầu tư vốn vào các nước phát triển
D. Xuất khẩu tư bản
Câu 2. Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng trong một nước ở khu vực Đông Nam Á

A. Rất đồng đều
B. Đồng đều
C. Rất không đồng đều
D. Quá chênh lệch
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nông nghiệp châu Phi kém phát triển là do:
A. Lao động hoạt động trong nông nghiệp thiếu
B. Tình hình chính trị thiếu ổn định
C. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
D. Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp không thích hợp
Câu 4. Mức sống của nhân dân nhiều nước Châu Mĩ La Tinh không ngừng giảm sút là do:
A. Dân số tăng nhanh trong khi mức sản suất còn thấp
B.Đất đai màu mỡ nằm trong tay địa chủ lớn và tư bản nước ngoài, nông dân thì không còn ruộn
g đất
C. Quá trình đô thị hoá quá mức
D. Sự chênh lệch mức thu nhập giữa người giàu và người nghèo lớn
Câu 5. Đặc điểm nào chứng tỏ thiên nhiên Nhật Bản “đầy thử thách”
A. Bờ biển chia cắt mạnh
B. Có sự khác biệt về khí hậu phía Bắc và phía Nam
C. Diện tích đồng bằng hẹp
D. Thiên tai thường xuyên xảy ra
Câu 6. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Pháp là 6,4%, với tỷ lệ đó thì:

15
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

A. Có nhiều lao động trẻ - khỏe


B. Chi nhiều tiền cho giáo dục phổ thông
C. Lực lượng bổ sung lao động ngày càng thiếu
D. Thu nhập bình quân đầu người giảm
Câu 7. Vùng kinh tế nào quan trọng nhất Liên Bang Nga?
A. Vùng trung tâm công nghiệp quanh Matxcova
B. Vùng trung tâm đất đen
C. Vùng trung hạ lưu sông Vonga
D. Vùng Uran
Câu 8. Nhân tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa thiên nhiên Đông và miền Tây của
Trung Quốc là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Thổ nhưỡng
D. Sông ngòi
Câu 9. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc
Hiển, tỉnh
A. Kiên Giang
B. Cà Mau
C. An Giang
D. Bạc Liêu
Câu 10. Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải
B. Nội thủy
C. Vùng đặc quyền về kinh tế
D. Lãnh hải
Câu 11. Tác động toàn diện của biển Đông lên khí hậu nước ta là
A. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn
B. Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
C. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông

16
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

D. Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ


Câu 12. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là
A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số
B. Số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số
C. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số
D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số
Câu 13. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu
vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực
công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ
Câu 14. Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ
vai tro chủ đạo là:
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế ngoài nhà nước
D. Kinh tế tư nhân
Câu 15. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
đánh bắt thủy sản ở nước ta
A. Chế độ thủy văn
B. Điều kiện khí hậu
C. Địa hình đáy biển
D. Nguồn lợi thủy sản
Câu 16. yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương
thực lướn ở nước ta là:
A. Khí hậu nhiệt đới gió màu độ ẩm cao
B. Đất phù sa màu mỡ

17
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

C. Vị trí thuận lợi


D. Thị trường tiêu thụ lớn

18
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

CÔNG DÂN
Câu 1. Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế
nào?
A. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.
B. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu
được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.
C. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con
người trong lịc sử phát triển lâu dài.
D. A và C đúng, B sai.
Câu 2. Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao
động?
A. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý
thức của con người.
B. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn
những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.
C. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động
trong hiện thực.
D. Cả a, b, c đều sai.
Câu 3. Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí?
A.Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế
B. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại
C. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế
D. Cả a, b, c đúng
Câu 4. Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất
phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa

19
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

Câu 5. Bác Trung trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền
đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông
Câu 6. Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế
nào?
A. Giá cả = giá trị
B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Giá cả < giá trị
D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội
Câu 7. Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như
thế nào?
A. Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học
B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu
vực và thế giới
D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và
công nghệ tiên tiến
Câu 8. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường trong sản xuát kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện
đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính nghiêm minh của pháp luật.
B. Tính trừng phạt của pháp luật.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính giáo dục của pháp luật.
Câu 9. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

20
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.


C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.
D. không có lỗi.
Câu 10. Trung không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao
thông xử phạt. Trung đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
B. Vi phạm nội quy trường học.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 11. Nguyên tác nào dưới đây không phải là nguyên tác giao kết hợp đồng lao
động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Khách quan, công bẳng, dân chủ.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 12. Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?
A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
C. Khi được nhờ bạn cầm điện thoại hộ.
D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.
Câu 13. Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia
giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
A. an toàn đô thị.
B. an toàn tính mạng công dân.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 14. Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng
nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây?

21
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Thỏa thuận.
Câu 15. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

22
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

CÔNG NGHỆ - TIN HỌC


(Phần này là phần mở rộng, chưa biết trong đề thi có không, 15/3/2021 mới có đề thi
mẫu của ĐHQG công bố)

Câu 1. Mạch điều khiển tín hiệu là:

A. Điều khiển sự thay đổi tốc độ của tín hiệu

B. Điều khiển sự thay đổi công suất của mạch

C. Điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu

D. Điều khiển sự thay đổi trạng thái và tốc độ của tín hiệu

Câu 2. Mạch điện xoay chiều ba pha gồm:

A. Nguồn điện ba pha và đường dây ba pha

B. Nguồn điện ba pha và tải ba pha

C. Đường dây ba pha và tải ba pha

D. Nguồn ba pha, đường dây ba pha và tải ba pha

Câu 3. Đâu là sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong?

A. Động cơ đốt trong → Hệ thống truyền lực → Máy công tác

B. Động cơ đốt trong → Máy công tác → Hệ thống truyền lực

C. Hệ thống truyền lực → Động cơ đốt trong → Máy công tắc

D. Hệ thống truyền lực → Máy công tắc → Động cơ đốt trong

Câu 4. 3 tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí là:

A. Độ bền, độ dẻo, độ đàn hồi

B. Độ dẻo, độ đàn hồi, độ cứng

C. Độ dẻo, độ cứng, độ nhám

23
Group Luyện thi Đại học Quốc gia Hà Nội 2021

D. Độ bền, độ dẻo, độ cứng

Câu 5. Trong Access, muốn in dữ liệu ra giấy, ta thực hiện

A. Edit – Print

B. File – Print

C. Windows – Print

D. Tools – Print

Câu 6. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính?

A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính

B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá

C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào
giá trị các dữ liệu

D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất

24

You might also like