You are on page 1of 8

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG LÝ SINH

PHẦN 1: CƠ HỌC
Câu 1.Tiết diện A1 của động mạch chủ (mạch máu lớn nhất từ tim ra) của một người bình thường
đang đứng nghỉ là 3 cm2 và tốc độ v1 của máu là 30 cm/s. Một mao mạch điển hình (đường kính
6.10 -6 m) có tiết diện A2 bằng 3.10 -7 cm2 và có tốc độ dòng v2 là 0,05 cm/s. Hỏi số lượng mao
mạch của một người bình thường là bao nhiêu?
Câu 2. Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu là 3 atm. Cây này phải duy trì
nồng độ dịch tế bào tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (35oC) và mùa đông (17oC)?
Câu 3. Một tế bào chuột cống ở 20oC có nồng độ KCl là 0,14 M và NaCl là 0,013 M. Tính áp suất
thẩm thấu qua màng của tế bào này với iKCl = 3 và iNaCl = 2?

PHẦN 2: NHIỆT HỌC

Câu 4: Phát biểu nguyên lý thứ I nhiệt động lực học và nêu các hệ quả của nó. Hãy trình bày dạng
áp dụng nguyên lý này cho hệ thống sống?

Câu 5: Một quả bóng thám không, có thể tích ở nhiệt độ 27 oC trên mặt đất. Bóng được thả ra
và bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn bằng 0,6 áp suất khí quyển ở mặt đất và
nhiệt độ khi đó là 5 oC. Thể tích của quả bóng ở độ cao đó là bao nhiêu?

Câu 6: Một lượng khí ở áp suất , thể tích lít và nhiệt độ . Xét các
trường hợp sau:

a) Nếu người ta nén khí và giữ nhiệt độ không đổi. Khi thể tích của khối khí giảm còn 11,2 lít thì

áp suất của lượng khí đó là bao nhiêu? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.

b) Nếu người ta làm cho nhiệt độ của khối khí nóng lên tới nhiệt độ và giữ nguyên thể tích

khối khí. Tính áp suất của lượng khí. Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.

c) Nếu áp suất của khối khí là không đổi, thì thể tích của khối khí tại thời điểm có nhiệt độ là 273

o
C là bao nhiêu? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.
d) Nếu người ta chứa lượng khí đó trong một quả bóng và cho quả bóng đó vào một chậu nước
nóng. Biết áp suất và thể tích của lượng khí trong quả bóng khi cho nó vào nước nóng lần lượt là
0,2 atm và 44,8 lít. Nhiệt độ của khối khí khi đó tăng bao nhiêu oC.

PHẦN 3: ĐIÊN HỌC


Câu 7. Trình bày tác dụng của dòng điện một chiều lên cơ thể và ứng dụng điều trị.
Câu 8. Trình bày tác dụng của dòng điện xoay chiều lên cơ thể và ứng dụng điều trị.
PHẦN 4: QUANG HỌC

Câu 9 : Nêu nguyên lý và vẽ sơ đồ cấu tạo chung của các dụng cụ kính hiển vi. Nêu nguyên tắc tạo
ảnh của kính hiển vi quang học trường sáng?
Câu 10.Nêu đặc điểm mắt cận thị?Vẽ sơ đồ sự tạo ảnh của mắt cận thị và mắt cận thị khi được
khắc phục bằng thấu kính thích hợp?
Câu 11.Nêu đặc điểm mắt viễn thị?Vẽ sơ đồ sự tạo ảnh của mắt viễn thị và mắt viễn thị khi
được khắc phục bằng thấu kính thích hợp?
Câu 12. Nêu cấu trúc điển hình của máy phát tia laser và quá trình hình thành tia laser? Nêu ứng
dụng của laser trong chẩn đoán.
-----------------------------HẾT----------------------------
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
PHẦN 1: CƠ HỌC
Câu 1. Tiết diện A1 của động mạch chủ (mạch máu lớn nhất từ tim ra) của một người bình thường
đang đứng nghỉ là 3 cm2 và tốc độ v1 của máu là 30 cm/s. Một mao mạch điển hình (đường kính 6.10
-6
m) có tiết diện A2 bằng 3.10 -7 cm2 và có tốc độ dòng v2 là 0,05 cm/s. Hỏi số lượng mao mạch của
một người bình thường là bao nhiêu?
Áp dụng phương trình liên tục của chất lưu
Đáp số: 6.109 mao mạch.
Câu 2. Tính áp suất thẩm thấu của máu người. Biết nồng độ phân tử của máu người là 0,3 và nhiệt
độ cơ thể người là 37oC.
Áp dung công thức Van’t Hoff tính áp suất thẩm thấu của máu người.
Đáp số: p= 7,6 atm
Câu 3. Một tế bào chuột cống ở 20oC có nồng độ KCl là 0,14 M và NaCl là 0,013 M. Tính áp suất
thẩm thấu qua màng của tế bào này với iKCl = 3 và iNaCl = 2?
Áp dụng công thức Van’t Hoff với dung dịch chất điện ly tính ap suất thẩm thấu qua màng tế bào (chứa
KCL và NaCL):
Đáp số p= 10,72atm
Câu 4: Phát biểu nguyên lý thứ I nhiệt động lực học. Hãy trình bày dạng áp dụng nguyên lý này cho
hệ thống sống?
- Nguyên lý I: Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bởi
lực của hệ đặt lên môi trường ngoài.
δQ=dU + δA
δQ : Nhiệt lượng mà hệ nhân được và là hàm của quá trình
dU : Chỉ biến thiên nội năng với U là một hàm của trạng thái
δA : là công mà hệ sinh ra và là hàm của quá trình
 Định luật Hess: “Năng lượng sinh ra bởi quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc vào các giai
đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào các trạng thái ban đầu và cuối cùng của hệ hóa học”. Định luật
này ứng dụng rộng rãi trong y học để xác định khả năng sinh nhiệt của thức ăn cho cơ thể. Khả năng
sinh nhiệt này theo định luật Hess cũng chính bằng nhiệt lượng sinh ra trong quá trình oxy hóa thức an
trong cơ thể.
- Áp dụng nguyên lý I cho hệ thống sống: Q= A+E+M
 Q là nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn.
 E là năng lượng mất do môi trường xung quanh.
 A là công cơ thể thực hiện.
 M là năng lượng dữ trữ.
=> Phương trình cơ bản của quá trình cân bằng nhiệt đối với cơ thể người. Năng lượng do thức ăn cung
cấp bằng năng lượng tỏa ra.
 Các dạng công trong cơ thể: Công hóa học, công cơ học, công thẩm thấu, công điện
Hai loại nhiệt lượng của cơ thể: Nhiệt lượng sơ cấp và nhiệt lượng thứ cấp

Câu 5: Một quả bóng thám không, có thể tích ở nhiệt độ 27 oC trên mặt đất. Bóng được thả ra
và bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn bằng 0,6 áp suất khí quyển ở mặt đất và
nhiệt độ khi đó là 5 oC. Thể tích của quả bóng ở độ cao đó là bao nhiêu?
trạng thái khí lí tưởng cho khối khí thay đổi trạng thái
AD PT

Đáp số: 309 l

Câu 6: Một lượng khí ở áp suất , thể tích lít và nhiệt độ . Xét các
trường hợp sau:
a) Nếu người ta nén khí và giữ nhiệt độ không đổi. Khi thể tích của khối khí giảm còn 11,2 lít thì áp
suất của lượng khí đó là bao nhiêu? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.
b) Nếu người ta làm cho nhiệt độ của khối khí nóng lên tới nhiệt độ và giữ nguyên thể tích khối
khí. Tính áp suất của lượng khí. Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.
c) Nếu áp suất của khối khí là không đổi, thì thể tích của khối khí tại thời điểm có nhiệt độ là 273 oC là
bao nhiêu? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ mô tả quá trình này.
d) Nếu người ta chứa lượng khí đó trong một quả bóng và cho quả bóng đó vào một chậu nước nóng.
Biết áp suất và thể tích của lượng khí trong quả bóng khi cho nó vào nước nóng lần lượt là 0,2 atm và
44,8 lít. Nhiệt độ của khối khí khi đó tăng bao nhiêu oC.
Cách 1: Áp dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng cho từng sự thay đổi trạng thái
Cách 2: Áp dụng các định luật cơ bản của chất khí cho từng trường hợp
a. P2 = 0,2 atm; Đồ thị (P,V)
b. P3= 0,15 atm, Đồ thị (P,T)
c. V4= 44,8l; Đồ thị ( V,T)
d. T5 = 1092 oC; Khối khí đó tăng 819 oC
Câu 7. Trình bày tác dụng của dòng điện một chiều lên cơ thể và ứng dụng điều trị.
* Điện giải liệu pháp:
Cơ thể sinh vật là một môi trường chứa đầy các dung dịch điện ly, bao gồm các ion dương và ion âm.
Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua một dung dịch điện ly, bên trong dung dịch và tại các điện cực sẽ
xuất hiện các phản ứng hoá học mà kết quả là tạo ra các chất mới tại vùng đặt các điện cực đó. Tính
chất này được gọi là tác dụng điện hoá của dòng điện 1 chiều.
Đặt các điện cực trực tiếp lên các vị trí cần điều trị trên cơ thể, rồi thiết lập một điện trường không đổi
bằng cách chọn các điện cực có tính chất hoá học khác nhau, người ta có thể tạo ra tại vùng đặt các điện
cực đó các loại acid, bazơ hay những phức hợp hoá chất cần thiết để điều trị các bệnh tương ứng.
* Ion hoá liệu pháp:
Dưới tác dụng của điện trường tạo bởi 2 điện cực trái dấu, bên trong dung dịch sẽ xuất hiện các dòng
ion chuyển dời về phía 2 điện cực. Trong đó các ion âm chuyển dời về cực dương và ngược lại. Tính
chất này được ứng dụng trong một phương pháp điều trị trong y học có tên gọi: Ion hoá liệu pháp.
Mục đích của phương pháp: là sử dụng dòng điện 1 chiều để đưa các ion thuốc cần thiết vào cơ thể
(chẳng hạn phương pháp điện châm, thuỷ châm, ...).
Lưu ý: Cần tránh tác dụng điện hoá của dòng điện một chiều bằng cách quấn điện cực bằng bông có
tẩm dung dịch dẫn điện (KCl)
* Ganvany liệu pháp:
Dòng 1 chiều truyền qua cơ thể sẽ gây ra những tác dụng sinh lý đặc hiệu như: làm giảm ngưỡng kích
thích của sợi cơ vận động, giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác, do đó có tác dụng làm giảm đau,
gây giãn mạch ở phần cơ thể giữa 2 điện cực, tăng cường dinh dưỡng ở vùng có dòng điện chạy qua.
Câu 8. Trình bày tác dụng của dòng điện xoay chiều lên cơ thể và ứng dụng điều trị.
 Tác dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần
Dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần có cường độ thay đổi khi tăng khi giảm nên có tác dụng làm
co và giãn cơ do đó có tác dụng tâp luyện cho cơ làm cơ lực được tăng cường.
Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng 40Hz - 180 Hz được sử dụng để kích thích và chống teo
cơ. Ngoài ra khi cơ bị co giật thì sự lưu thông máu cũng được tăng cường, do đó dinh dưỡng cơ cũng
được phát huy.
Đối với dòng trung tần có tần số từ 5000 Hz trở lên, tác động kích thích vận động thể hiện rõ rệt hơn tác
dụng kích thích cảm giác, nói khác đi là cơ bị co nhưng không có cảm giác đau.
Các loại xung vuông có tần số thích hợp trong vùng trung tâm còn được sử dụng để gây “choáng điện”,
nghĩa là gây một cơn co giật nhân tạo (kích thích điện xuyên qua sọ). Đây là phương pháp điều trị rất
hiệu nghiệm đối với một số bệnh tâm thần có chu kỳ. Những xung vuông có biên độ 150 V kéo dài 1-
2/1000s có thể kích thích tim từ ngoài lồng ngực. Chúng thường được dùng một cách có kết quả tốt
trong trường hợp tim ngừng đập ở giai đoạn tâm trương. Trong trường hợp đau tim kéo dài, ngày nay
bệnh nhân có thể mang theo trên người một máy đảm bảo nhịp tim thường xuyên, đó là máy Pace-
Maker một loại máy phát xung điện kích thích có kích thước nhỏ, chạy pin và các điện cực kích thích
có thể bố trí ngay trên màng tim.
 Tác dụng của dòng cao tần
Dòng cao tần tác dụng vào cơ thể không gây hiện tượng điện phân và không kích thích cơ thần kinh.
Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt năng trong khu vực có dòng điện đi qua. Tác dụng
nhiệt của dòng cao tần làn tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau, tăng cường chuyển hoá vật chất,
thư giãn thần kinh và cơ,... Do đó dòng cao tần thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm thần
kinh, một số bệnh ngoài da và đau ở các khớp nông.
Ngoài ra hiệu ứng nhiệt của dòng cao tần còn được dùng để cắt hoặc đốt nhiệt, đó là phương pháp dùng
để tiêu diệt các tổ chức sống trong cơ thể mà không gây chảy máu, không gây mủ và sẹo nhỏ trắng
không dính.

Câu 9. Nêu nguyên lý và vẽ sơ đồ cấu tạo chung của các dụng cụ kính hiển vi. Nêu nguyên tắc tạo
ảnh của kính hiển vi quang học trường sáng?
*Nguyên lý và cấu tạo chung
Nguyên lý chung của các dụng cụ hiển vi là sử dụng các loại thấu kính có khả năng làm thay đổi
phương truyền của tia sáng hoặc của chùm điện tử (với kính hiển vi điện tử). Các thấu kính sử dụng với
ánh sáng nhìn thấy thường làm bằng thuỷ tinh Flin hoặc Crao, với ánh sáng tử ngoại làm bằng thạch
anh, với chùm tia điện tử bằng thấu kính tĩnh điện hay thấu kính từ.
Các loại kính hiển vi quang học hiện nay có cấu tạo cơ bản giống nhau là dùng các hệ thấu kính hiển vi
quang học đã khử hết quang sai và các hệ được đặt trên cùng một trục chính.
Hệ quang học gồm:
-Kính tụ quang L1
-Vật kính L2(Tiêu điểm F1, F1 )
-Thị kính L3(Tiêu điểm F2, F2).
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như gương phản chiếu ánh sáng (thường một mặt phẳng và một mặt
lõm), các lăng kính phản xạ toàn phần để thay đổi phương truyền của tia sáng…
- Nguyên tắc tạo ảnh

- Nguồn sáng S chiếu ánh sáng đi qua vật AB(Vật sáng)

- là ảnh thật của vật AB qua vật kính

- là ảnh ảo của qua thị kính.


Kích thước của A2B2 > AB=> Kính hiển vi có tác dụng phóng đại hình ảnh.
Câu 10. Nêu đặc điểm mắt cận thị? Vẽ sơ đồ sự tạo ảnh của mắt cận thị và mắt cận thị khi được khắc
phục bằng thấu kính thích hợp?
Mắt cận thị ở trạng thái nghỉ (không điều tiết) có mặt phẳng tiêu nằm trước võng mạc do đó khi nhìn vật
ở vô cực ảnh của vật ở trước võng mạc.
Viễn cận điểm của mắt gần hơn so với mắt bình thường. Trong khoảng từ viễn điểm đến cận điểm, mắt
cận cũng điều tiết như mắt bình thường và khi vật ở sau cận điểm mắt cận không còn khả năng điều tiết.
Để sửa tật cận thị phải dùng thấu kính mỏng phân kỳ làm dụng cụ bổ trợ.
Khi đó ánh sáng qua hệ quang học gồm thấu phân kỳ ghép đồng trục với mắt sẽ tác dụng lên võng mạc
và ảnh của nó sẽ hiện đúng trên võng mạc. Tác dụng của thấu kính phân kỳ làm giảm độ tụ của mắt cận.

Ảnh

Võng Võng
mạc mạc
Câu 11: Nêu đặc điểm mắt viễn thị? Vẽ sơ đồ sự tạo ảnh của mắt viễn thị và mắt viễn thị khi được khắc
phục bằng thấu kính thích hợp?
Ở trạng thái nghỉ mắt viễn thị có mặt phẳng tiêu nằm sau võng mạc nên khi nhìn vật mà không điều tiết
thì ảnh của vật sẽ hiện ở sau võng mạc.
Khi đưa vật lại gần thì ảnh càng lùi xa võng mạc. Trong trường hợp các tia sáng có phương thích hợp
vẫn hội tụ trên võng mạc lúc đó đường kéo dài của tia gặp trục chính ở điểm sau võng mạc, điểm này
gọi là viễn điểm ảo.
Muốn sửa tật viễn thị phải dùng thấu kính mỏng hội tụ bổ trợ, thấu kính này sẽ làm tăng độ tụ của mắt
làm cho ảnh của vật hiện lên trên võng mạc.
Thấu kính sửa phải có độ tụ thích hợp để cho mặt phẳng tiêu của hệ trùng với võng mạc.

Võng mạc
Võn
g
Hình 1. Mắt viễn thị Hình
mạc2. Tật viễn thị đã được khắc phục
Câu 12: Nêu cấu trúc điển hình của máy phát tia laser và quá trình hình thành tia laser? Nêu một
số ứng dụng của laser trong chẩn đoán?
a. Cấu trúc điển hình
Muốn tạo được chùm tia Laser thì máy phát tia Laser cần có 5 bộ phận chính:
(1) Buồng cộng hưởng chứa môi trường hoạt
chất (vùng bị kích thích)
(2) Nguồn nuôi (năng lượng bơm vào vùng bị
kích thích)
(3) Gương phản xạ toàn phần
(4) Gương phản xạ một phần
(5) Tia laser

Môi trường hoạt chất:

Môi trường hoạt chất là môi trường bị kích thích bằng nguồn bơm tạo ra sự kích thích đồng đều
các electron, đồng thời là yếu tố chính quyết định bước sóng và các tính chất của tia laser. Ví dụ về các
loại môi trường hoạt chất của laser:Dạng lỏng( metan, etan...), dạng khí( argon, cacbonic, krypton)
Nguồn kích thích (nguồn nuôi, bơm năng lượng):
Mỗi laser bất kỳ phải có nguồn nuôi cung cấp năng lượng, là nơi cung cấp năng lượng cho hoạt
chất của laser. Nhờ năng lượng này mà cácđiện tử di chuyển được lên mức kích thích và duy trì đảo
ngược độ tích luỹ của điện tử trong hoạt chất của laser.
Ví dụ: Điện áp, đèn nháy, đèn hồ quang, ánh sáng từ laser khác.
Buồng cộng hưởng:
- Buồng cộng hưởng có chức năng tăng cường sự khuyếch đại ánh sáng bằng cách làm cho ánh
sáng phản xạ nhiều lần qua hoạt chất.
b.Quá trình hình thành tia laser
Dưới sự tác dụng của năng lượng kích thích, các electron của môi trường hoạt chất dịch chuyển từ
mức năng lượng thấp lên mức năng lương cao.
Sau thời gian rất ngắn, các electron kích thích sẽ rơi xuống mức năng lượng thấp, giải phóng các
photon.
Các hạt photon này sẽ toả ra nhiều hướng khác nhau từ một nguyên tử, va phải các nguyên tử
khác, kích thích eletron ở các nguyên tử này rơi xuống tiếp, sinh thêm các photon cùng tần số,
cùng pha.
Các hạt photon bị phản xạ qua lại nhiều lần trong buồng cộng hưởng nhờ các gương phản xạ. Một
số photon ra ngoài nhờ có gương phản xạ một phần tại một đầu buồng cộng hưởng . Tia sáng đi ra
chính là tia laser.
c. Ứng dụng của laser trong chẩn đoán.
Người ta sử dụng laser như nguồn sáng kích thích huỳnh quang của những
chất khác nhau trong các ở chức sống. Do đó, nhờ nghiên cứu phổ huỳnh quang, ta có thể chẩn đoán
bệnh một cách chính xác. Thí dụ:
- Máy cắt lớp laser kết hợp với vi xử lý và computer
- Phổ Doppler để đo dòng máu sử dụng trong nghiên cứu vi tuần hoàn
- Phân tích vi phổ phát xạ hoặc kính hiển vi laser…

You might also like