You are on page 1of 9

CHƯƠNG I: CƠ SINH HỌC

BÀI 1: MỞ ĐẦU

1. Định nghĩa và nội dung lý sinh


1.1 Định nghĩa: Vật lí học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những dạng vận động
cơ bản nhất của vật chất rồi tìm cách ứng dụng chúng phục vụ đời sống
1.2 Nội dung: liên quan mật thiết với y học hiện đại là do:
- Sự ứng dụng những qui luật vật lí để nghiên cứu những quá trình sống
- Sử dụng những phương pháp vật lí, những máy móc thiết bị trong chuẩn đoán bệnh
- Sử dụng phương pháp suy nghĩ được thừa nhận trong vật lí cho việc xây dựng thế
giới quan khoa học cho người thầy thuốc

Có 4 loại tương tác :

- Tương tác hấp dẫn


- Tương tác điện từ
- Tương tác hạt nhân mạnh
- Tương tác hạt nhân yếu
2. Đo lường và đơn vị đo
2.1 Hệ đo lường quốc tế và hệ đo lường hợp pháp của Việt Nam
Trị số đo của đại lượng vật lí phải bằng tỉ số

Bảng đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam:


- Đơn vị chiều dài: mét(m)
- Đơn vị khối lượng: kilogram(kg)
- Đơn vị đo thời gian:giây(s)
- Đơn vị đo cường độ dòng điện: Ampe(A)
- Đơn vị đo cường độ ánh sáng: cadela(cd)
- Đơn vị đo nhiệt độ: độ Kelvin
2.2 Đại lượng vô hướng và đại lượng vecto
Một số đại lượng như tốc độ, gia tốc, lực,... không có những đặc trưng bằng một trị số
nào đó mà còn cần chỉ rõ hướng của chúng trong không gian, đó là đại lượng vecto
2.3 Độ lớn về khối lượng, chiều dài, thời gian, của một số đối tượng. Các hằng số vật lí
thông dụng( tham khảo tài liệu giảng dạy Vật lí Lí sinh )
3. Các dạng năng lượng và sự biến đổi năng lượng trong cơ thể sống
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất
3.1 Các dạng năng lượng trong cơ thể
3.1.1 Cơ năng
Là năng lượng cơ học và tương tác cơ học. Cơ năng của hệ bằng tổng của động
năng và thế năng của hệ ấy
3.1.2 Điện năng
Là năng lượng liên quan đến chuyển động của các phần tử mang điện, trong
nhiều trường hợp đó là các electron
3.1.3 Hóa năng
Là năng lượng giữa cho các nguyên tử, các nhóm hóa chức có vị trí không gian
nhất định đối với nhau trong một phân tử
3.1.4 Quang năng
Là dạng năng lượng liên quan đến ánh sáng
3.1.5 Nhiệt năng
Là dạng năng lượng gắn với chuyển động hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên
vật chất
3.1.6 Năng lượng hạt nhân
Là dạng năng lượng được dự trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ năng
lượng này được giải phóng
3.2 Sự biến đổi của các dạng năng lượng trên cơ thể sống
Xét theo sự biến đổi năng lượng trên cơ thể ta có thể chia thành ba phần: năng lượng
vào cơ thể - năng lượng chuyển hóa trong cơ thể - năng lượng rời cơ thể
- Năng lượng vào cơ thể: chủ yếu là hóa năng
- Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể: cơ thể không có riêng bộ máy chuyển hóa
năng lượng chung cho cả cơ thể. Các chất hấp thụ được vận chuyển tới các tế bào, ở
đây các chất này tham gia vào các phản ứng chuyển hóa phức tạp thành các dạng
năng lượng cần thiết cho cơ thể
- Năng lượng rời cơ thể: dưới các dạng hóa năng của các chất bài tiết, động năng,
điện năng và nhiệt năng

BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG VÀ SỰ VẬN CHUYỂN MÁU TRONG CƠ THỂ

1. Dịch trong cơ thể sinh vật


Đóng vai trò quan trọng: vận chuyển vật chất từ nơi này đến nơi khác, là môi trường thực
hiện các phản ứng hóa sinh,...
Trong cơ thể có 2 loại dung môi chính là: nước và lipid, chia làm 4 loiaj dung dịch: dung lịch
hòa tan không điện li, dung dịch hòa tan điện li, dung dịch keo và dung dịch đại phân tử
- Dung dịch hòa tan không điện li: gồm hai hay nhiều chất không có khả năng phân li
ra ion
- Dung dịch hòa tan chất điện li: các chất hòa tan có khả năng phân li ra ion
- Dung dịch keo: là hệ phân tán dị thể, gồm một pha liên tục và các phân tử chia nhỏ
và hình dáng cơ thể khác nhau( pha phân tán). Khi môi trường phân tán là chất lỏng
thì gọi kà sol lỏng, nếu môi trường phân tán là nước thì gọi là sol nước, nếu chất
lỏng là hữu cơ thì gọi là sol hữu cơ
2. Các định luật chuyển động của chất lỏng
2.1 Phương trình liên tục
dm=p1(dV)1=p2(dV)2
với: dV1=S1v1dt
dV2=S2v2dt
CTTQ: p1S1v1dt=p2S2v2dt
p1S1v1=p2S2v2
Đối với chất lỏng lý tưởng(không nén) thì khối lượng riêng=hằng số, phương
trình:
S1v1=S2v2=hằng số
2.2 Phương trình Becnuli:
1 1
PTTQ: pv22+pgh2+p2= pv12+pgh1+p1
2 2
1
Hay: pv2+pgh+p=hangso
2
Trường hợp ống dòng nằm ngang thì tại mọi điêm trong ống đại lượng pgh là như nhau, lúc
1
ấy phương trình Becnuli: p+ pv2=hangso
2
Nếu ống có tiết diện như nhau và vừa nằm ngang thì vận tốc v tại mọi điểm là như nhau và
lúc đó áp suất tĩnh p=hangso

2.3 Hiện tượng nhớt. Ứng dụng


a) Khái niệm lực nội ma sát trong trong chất lỏng
Khi chất lỏng chảy với vận tốc nhỏ, nó sẽ chảy thành lớp. Do ma sát, các lớp tác dụng
lên nhau. Lớp có v lớn hơn có xu hướng kép lớp có v nhỏ, lớp chuyển động chậm
kìm hãm lớp chuyển động nhanh. Xuất hiện lực ma sát nội( lực nhớt)
dv
Theo Niutơn Fms = n .dS
dz
- Ý nghĩa vật lí của n: hệ số nhớt của chất lỏng chính bằng lực ma sát nội xuất hiện
giữa hai lớp chất lỏng có diện tích là 1 đơn vị và gradieng vận tốc của chúng bằng 1
- Chú ý: hệ số nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi thì trạng thái chuyển
động của các phân tử cũng thay đổi
- Hệ số nhớt còn phụ thuộc vào cả huyết thanh và hồng cầu
b) Công thức Poadoi
Δ p . x2
v=
4 nL
Sức cản thủy động lực của ống trụ hẹp đối với chất lỏng có độ nhớt n
3. Sự vận chuyển máu
3.1 sơ lược về tính chất vật lí của hệ tuần hoàn
gồm 2 vòng: tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn
- tiểu tuần hoàn: đưa máu giàu CO2 từ phần tim phải đến phổi để hấp thụ O2 và thải
CO2
- đại tuần hoàn: đưa máu từ phần tim trái qua hệ thống động mạch xuống tất cả các
phủ tạng,tổ chức, cơ quan của cơ thể, cung cấp O2 và lấy CO2 thải ra từ tế bào theo
tĩnh mạch về tim phải
a) tim như cái bơm
- tim là một cơ rỗng được chia thành hai nữa trái, phải nhờ vách ngăn, mỗi ngăn lại
chia thành các thất nhờ vào van. Van làm cho máu chảy theo 1 chiều và không có
chiều ngược lại
- tim chỉ co khi kích thích đạt quá “ngưỡng” khi đó lực co của tim tăng nhanh để đạt
giá trị cực đại ngay.
- Tim có tổ chức có khả năng phát động và dẫn truyền xung động kích thích gồm:
 Nút xoang nhĩ: nằm ở nhĩ phải, là nơi phát kích thích co đều của tim
 Nút nhĩ thất: tiếp nhận xung động từ nút xoang nhĩ
 Bó His: có 2 nhánh phân ra 2 tâm thất dẫn truyền xung động khắp tâm thất và
xuống tới mỏm tim
b) Van và tính đàn hồi của thành mạch máu
 Cấu tạo của thành mạch
Phân bố dày đặc và đồng đều khắp cơ thể
Động mạch, tĩnh mạch chủ có đường kính lớn nhất, mao mạch có đường kính
nhỏ nhất
Cấu tạo từ các cơ liên kết, sợi đàn hồi và các thớ cơ trơn
Trong lòng mạch còn có các van để máu chảy theo 1 chiều nhất định
 Tác dụng đàn hồi của thành mạch
Duy trì dòng chảy liên tục, tăng thêm áp suất dòng chảy
Thế năng thành mạch cung cấp áp suất cho dòng chảy liên tục và điều hòa trong
cả kỳ tâm trương
c) Sự phân nhánh của hệ mạch
Áp suất của dòng chảy giảm dần khi xa tim
Delta p=RV hay R=delta p/V
4
pi r delta p
CT Poadoi: Q= mà R=
8 nl V

3.2 Sự thay đổi áp suất


a) Sự thay đổi áp suất
Độ chênh lệch áp suất giữa 2 đầu đoạn mạch sẽ tùy thuộc vào đó là loại mạch máu
nào
Hệ mạch đã có một sức cản đáng kể đối với chuyển động máu làm cho áp suất máu
giảm dần
b) Sự thay đổi tốc độ chảy
Tốc độ, áp suất dòng chảy phụ thuộc vào tiết diện lòng mạch
Tốc độ máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch rồi tăng dần từ mao mạch đến
tĩnh mạch

BÀI 3: KHÍ VÀ SỰ VẬN CHUYỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ NGƯỜI

1. Hoạt động hô hấp


Được thực hiện ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn máu, mô và tế bào trong cơ thể
Hoạt động thở bao gồm hít vào và thở ra một cách điều hòa
Trung tâm hô hấp của hệ thần kinh trung ương điều khiển hô hấp
1.1 cơ chế hít vào:
nhờ tăng thể tích lồng ngực bằng cách nâng các xương sườn lên và hạ cơ hoành xuống.
Thể tích lồng ngực tăng làm giảm áp suất khoang màng phổi, nhờ đó phổi dãn ra và áp
suất trong các phế nang giảm xuống. Sự xuất hiện hiệu áp suất giữa khí quyển và phế
nang làm cho không khí di chuyển thành dòng từ môi trường vào phổi
Lưu lượng khí được tính theo công thức:

1.2 cơ chế thở ra


không khí từ phổi được đẩy ra ngoài do thể tích lồng ngực bị giảm xuống. Điều đó làm
tăng áp lực khoang màng phổi các phế nang co lại, làm cho áp suất không khí trong hế
nang tăng lên cao hơn áp suất khí quyển. Do vậy dòng không khí từ phổi ra ngoài.
1.3 công hô hấp
là công được thực hiện qua các cơ hô hấp để thắng tất cả các lực cản khi thông khí
công A được xác định bằng phương pháp tích phân:
trong đó p là áp suất tổng hợp đặt vào hệ hô hấp ở mỗi thởi điểm của chu trình hô hấp ,
dV là số tăng thể tích của hệ
2. các quy luật khuếch tán khí
Theo định luật henry, lượng khí thâm nhập ( khuếch tán ) được vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất
riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng
Theo định luật dalton ta có

p là áp suất hổn hợp của nhiều khí thành phần , pi là áp suất của thành phần thứ i

3. sự vận chuyển khí trong cơ thể


Thể tích khí V được tính theo công thức

trong đó k là hệ số, pn là phân áp khí thành phần, p là áp suất khí quyển

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự trao đổi khí trong cơ thể người
4.1 yếu tố bên trong
mọi yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thở, sự lưu thông khí đều ảnh hưởng đến hô hấp
như: tuần hoàn máu, hoạt động chuyển hóa ở tế bào, mô,...
4.2 yếu tố bên ngoài
4.2.1 ảnh hưởng của trọng trường
ở trái đất khi hít vào trọng lượng lồng ngực sẽ cản các cơ hít vào và khi thở ra
trọng lượng sẽ làm giảm thể tích lồng ngực. Trọng lực của cơ quan trong ổ bụng
sẽ tạo điều kiện thuận ợi cho động tác hít vào và cản trở động tác thở ra
4.2.2 ảnh hưởng của tỷ lệ khí thành phần
CO2 có tác dụng kích thích hô hấp. Vì vậy cơ thể cần không khí có hàm lượng O2
và CO2 bình thường
4.2.3 ảnh hưởng của áp suất khí quyển
áp suất khí quyển lên cao càng hạ thấp sự thay đổi áp suất có thể xảy ra các biến
chứng nặng chết người

BÀI 4: CHUYỂN ĐÔNG CƠ HỌC TRONG CƠ THỂ

1. trạng thái cân bằng của một vật


1.1 trọng lực và trọng tâm
F=mg=p
Trong đó
P: trọng lượng của vật
Trọng tâm của vật phẳng đồng nhất trùng với tâm hình học của chúng, với các dạng đặc
biệt hoặc sự phân phối khối lượng không đều, trọng tâm có thể ở ngoài vật
1.2 trạng thái cân bằng của vật
trạng thái của vật mà tổng hợp tất cả các lực và momen lực tác động lên vật chất bằng 0
do tác dụng của trọng trường, mà vật có một thế năng nhất định ứng với trạng thái của

có 3 trạng thái cân bằng: bền, không bền và ổn định
2. đòn bẩy và chuyển động cơ học trong cơ thể sống
đòn bẩy là loại vật rắn chịu tác dụng của 2 lực là lực cản và lực phát động, có một điển tựa là
trục quay
điều kiện cân bằng của đòn bẩy là tổng momen của kực cản và lực phát động phải bằng 0
Có 3 loại đòn bẩy

- loại đòn bẩy thứ nhất: điểm tựa nằm giữa điểm đặt của lực cản và lực phát động
- loại đòn bẩy thứ hai: điểm đặc của lực cản nằm giữa điểm tựa và điểm đặt của lực
phát động
- loại đòn bẩy thứ ba: điểm đặt của lực phát động F ở giữa điểm tựa và điểm đặt của
lực cản

BÀI 5: HOẠT ĐỘNG CO CƠ

1. Tác dụng của co cơ


Đảm bảo cho cơ thể giữ thể trọng cân bằng trong không gian đi lại, thực hiện một số chức
năng sinh lí quan trọng như thở, ăn,...
2. Tính mềm dẻo
Tính đàn hồi của vật là khả năng của nó trở về hình dạng ban đầu sau khi ngừng tác dụng lực
Nếu lực đủ lớn thì vật sẽ biến dạng và hình dạng ban đầu của vật không thể phục hồi khi
ngừng tác dụng lực. Một lực tác dụng quá lớn có thể làm vật đứt gãy
Đối với một vật đàn hồi thường có 3 giá trị ứng suất quan trọng:
- Giới hạn đàn hồi
- Giới hạn bền
- Giới hạn đứt gãy
3. Sự cân bằng( thăng bằng ) của cơ thể người

Cơ thể người luôn luôn phải thực hiện sự cân bằng trong môi trường có trọng lực( sức nặng
của cơ thể). 

Khảo sát sự cân bằng của cơ thể người ở tư thế đứng phải xem xét trên bình diện của hai
bàn chân và cả bình diện  giữa ảnh hai bàn chân. Tư thế cân bằng của cơ thể sẽ rất  chắc
chắn nếu bình diện đó dang rộng

1 Sự di động của con người có hai động tác trong di động của con người là đi bộ và chạy

BÀI 6: VẬN ĐỘNG LIỆU PHÁP

1. các yếu tố tham gia quá trình vận động


1.1 thần kinh vận động

trung khu vận động trên vỏ não: vận động chủ động

các trung khu vận động dưới vỏ: điều hòa trương lực cơ, chi phối phản xạ thăng bằng,
phản xạ tư thế và bản thể

tủy sống: nhận thông tin truyền đến các sợi dẫn truyền vận động từ não

thần kinh ngoại vi: phần vận động có chức năng dẫn truyền xung động chỉ huy từ trung
ương đến gây co cơ

1.2 hệ cơ:

cơ là cơ quan hoạt động đáp ứng đối với các tín hiệu từ trung ương và ngoại vi bằng
cách co lại và giãn ra để tạo ra động tác thích ứng
sự co cơ gồm 2 loại:

- co cơ đẳng trương
- co cơ đẳng lực
1.3 xương
xương và cơ phối hợp nhau như một hệ lực – đòn bẩy tạo nên vận động. Là nơi bám của
các gân cơ.
1.4 khớp
hoạt động của khớp liên quan đến:
- diện khớp ở đầu xương và khe khớp
- phương tiện nối khớp:
 bao khớp
 các dây chằng
1.5 yếu tố tâm lí
ảnh hưởng nhiều đến điều tri thông qua mức độ hợp tác của người bệnh
2. các rối loạn vận động và các phương pháp lượng giá
2.1 rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh
a) do tổn thương thần kinh trung ương
b) do tổn thương thần kinh ngoại vi
2.2 rối loạn vận động cơ
a) liệt cơ
là tình trạng giảm hoặc mất khả năng co rút của cơ
b) thay đổi trương lực cơ
trương lực cơ là tình trạng chuẩn bị của một cơ khu bị kéo giãn
- tăng trương lực
- giảm trương lực
c) teo cơ
2.3 bệnh của hệ xương khớp làm cản trở hoạt động của hệ cơ – thần kinh
3. tác dụng của các kỹ thuật vận động liệu pháp
- đả thông kinh mạch
- kích thích thần kinh giúp cơ và sự hoạt động dần trở về trạng thái cơ năng và làm
giảm đau
- kích thích hoạt động chống teo cơ
- giúp cơ thể chuyển từ trạng thái bệnh lí sang bình thường
- giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh

CHƯƠNG 2:

CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

NHIỆT ĐỘNG HỌC HỆ SINH VẬT VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

BÀI 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN VỀ NHIỆT HỌC

- Hệ: là một vật thể hay một nhóm vật thể dùng làm đối tượng nghiên cứu
- Hệ nhiệt động: mọi tập hợp các vật được xác định hoàn toàn bởi một số các thông
số vĩ mô độc lập với nhau
- Hệ cô lập: là hệ không có sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa hệ với môi trường
- Hệ kín: không trao đổi vật chất nhưng có trao đổi năng lượng với môi trường xung
quanh
- Hệ mở: hệ có trao đổi cả vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh

Hệ sinh vật khác với hệ mở khác ở 3 điểm:

 Cơ thể sinh vật là dạng tồn tại đặc biệt của protit và các chất khác
 Khả năng tự tái tạo
 Khả năng tự phát triển
- Tham số trạng thái: là các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của một hệ
- Trạng thái cân bằng: các tham số trạng thái đạt một giá trị nhất định và không đổi
- Quá trình cân bằng: các tham số thay đổi chậm đến mức có thể xem như trạng thái
cân bằng
- Quá trình đẳng nhiệt đẳng áp đẳng tích: trong đó nhiệt độ, áp suất và thể tích luôn
không đổi
- Quá trình thuận nghịch: khi trở về trạng thái cân bằng không kèm theo sự biến đổi
nào của môi trường
- Quá trình bất thuận nghịch: khi trở về trạng thái cân bằng kèm theo sự biến đổi nào
của môi trường
- Hàm trạng thái: khi sự biến thiên giá trị của nó trong bất cứ quá trình nào cũng chỉ
phụ thuộc vào giá trị đầu và giá trị cuối
- Năng lượng: có thể đo được
- Công và nhiệt: là hai hình thức truyền năng lượng từ hệ này sang hệ khác
- Nội năng: bao gồm động năng của các phân tử chuyển động và thế năng tương tác
do sự hút và đẩy nhau giữa các phân tử

BÀI 2: NGUYÊN LÍ THỨ NHẤT NHIỆT ĐỘNG HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học


Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất
đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác

 Phát biểu nguyên lí 1


Độ biến thiên năng lượng toàn phần của hệ trong một quá trình biến đổi có
giá trị bằng tổng công A và nhiệt lượng Q mà hệ nhận được trong quá trình biến
đổi đó
Biểu thức:
Hệ quả:
Trong hệ cô lập nội năng của hệ được bảo toàn
Nếu không cung cấp nhiệt cho hệ, mà hệ muốn sinh công thì nội năng của hệ
phải giảm
2. Áp dụng nguyên lí thứ nhất cho hệ thống sống

Nhiệt lượng được sinh ra ở cơ thể được chia làm 2 loại: năng lượng sơ cấp và nhiệt lượng
thứ cấp

- Năng lượng sơ cấp: xuất hiện do phân tán năng lượng nhiệt trong quá trình trao đổi
chất
- Năng lượng thứ cấp: xuất hiện do quá trình oxy hóa thức ăn dự trữ trong các liên kết
giàu năng lượng
3. Phương pháp nhiệt lượng kế gián tiếp và nguyên tắc hoạt động của cơ thể sống
Chứng minh tính đúng đắn của định luật I nhiệt động học
4. Phân biệt nguyên tắc hoạt động của cơ thể sống với máy nhiệt
Cơ thể sống protein bị biến tính ngay ở 40-60 độ C còn 192 độ C thì không có sinh vật nhân
chuẩn nào sống được

BÀI 3: NGUYÊN LÍ THỨ HAI NHIỆT ĐỘNG HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1. Nguyên lí thứ hai nhiệt động học và sự dịch chuyển Entropi trong hệ thống sống
Nguyên lí II khắc phục hạn chế nguyên lí I. Nó xác định chiều diễn biến của quá trình vĩ mô và
cho phép đánh giá khả năng sinh công của các hệ nhiệt động khác nhau
1.1 khái niệm entropi

S: entropi của hệ k
1.2 năng lượng tự do
năng lượng tự do không phải là một dạng đặc biệt của năng lượng, là tên phần nội năng
của hệ được dùng để thực hiện công nào đó
1.3 nguyên lí 2 nhiệt động học
- tính trật tự của hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần
- không thể tồn tại trong tự nhiên một chu trình mà kết quả duy nhất là biến nhiệt
thành công
- không thể chế tạo thành công động cơ vĩnh cửu loại 2
- trong hệ cô lập chỉ những quá trình nào kéo theo tăng entropi mới có thể tự diễn
biến
2. áp dụng nguyên lí 2 cho hệ thống sống
2.1 trạng thái dừng của hệ thống sống
- có thể áp dụng nguyên lí 2 vào hệ thống sống vì hệ thống sống là một hệ mở đặc
biệt
- trạng thái cân bằng được thiết lập sau khi phản ứng hay quá trình biến đổi kết thúc
2.2 sự biến đổi entropi trong hệ thống sống
tại trạng thái dừng S của hệ có giá trị không đổi, khi chuyển từ trạng thái dừng này đến
trạng thái dừng khác, S thay đổi một lượng:
2.3 quá trình hình thành năng lượng tự to trong cơ thể sống
gồm 3 giai đoạn chính:
- phân hủy các cao phân tử sinh học tới monome
- sự chuyển hóa của các monome kể trên với axit Piruvic và axetyl coenzim A
- quá trình oxi hóa axety coenzym A tới khí CO2 và H2O
2.4 sử dụng năng lượng tự do của cơ thể sống
- cung cấp nhiệt
- thực hiện công cơ học
- tích lũy năng lượng tự do
-

You might also like