You are on page 1of 14

Chương 3: Sóng và âm

Bài 1: Sóng âm
1. Định nghĩa
- Sóng âm là những dao động truyền trong các môi trường vật chất đàn hồi
(rắn, lỏng, khí). Sóng âm không truyền trong chân không.
- Phân loại:
+ tần số 0 →16 Hz: Vùng hạ âm
+ tần số 16 Hz → 20 KHz: Tai người bình thường nghe được
+ tần số 20KHz → 109 Hz: siêu âm
+ tần số 109 Hz → 1013 Hz: siêu siêu âm
2. Hiệu ứng Doppler và ứng dụng
2.1. Hiệu ứng Doppler là gì?
- Hiệu ứng Doppler là hiệu ứng lệch tần số giữa nguồn phát và nguồn thu thu
được khi chúng chuyển động tương đối với nhau.
2.2. Giải thích

Tóm lại:
- Nguồn âm và máy thu đi ra xa nhau: f’ < f
- Nguồn âm và máy thu lại gần nhau: f’ > f
2.3. Ứng dụng
- Dùng để xác định tốc độ chuyển động của các vật khi xác định được độ dịch
chuyển tần số.
- Dùng để đo tốc độ tàu hỏa, ô tô đang chạy
- Đo sự co bóp của tim, đo tốc độ di chuyển của hồng cầu, lưu lượng máu, chẩn
đoán các bệnh về tuần hoàn tim.
Bài 2: Âm và siêu âm
1. Bản chất vật lý của âm và siêu âm
- Âm là do dao động của các phần tử trong môi trường đàn hồi, truyền đi theo
loại sóng dọc, có tần số từ 16 đến 20.000Hz.
- Sóng âm: là sóng dọc, mang năng lượng, đơn vị: W/m2
- Sóng âm có thể lan truyền qua tất cả các môi trường vật chất ở thể khí, lỏng,
rắn mà không thể lan truyền trong chân không.
- Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào mật độ môi trường và tính chất
đàn hồi của môi trường.
- Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ thay đổi
thì mật độ môi trường cũng thay đổi.
- Do bước sóng của âm dài nên hiện tượng nhiễu xạ thường hay gặp. Nhờ hiện
tượng nhiễu xạ này âm có thể vòng qua vật cản nó một cách dễ dàng.
- Trong quá trình truyền âm, cường độ âm càng đi xa nguồn càng giảm mau vì
các lý do sau đây:
+ Các phần tử của môi trường dao động, ma sát với môi trường do đó phần
năng lượng dao động phải dùng để thắng ma sát và biến thành nhiệt năng làm
nóng môi trường.
+ Âm trong khi truyền gặp mặt phân cách hai môi trường cũng phản xạ, khúc
xạ, nhiễu xạ tương tự như ánh sáng. Chính hiện tượng phản xạ làm giảm rất
nhiều cường độ sóng âm đi tới.
+ Ngay trong điều kiện lý tưởng khi nguồn phát âm là một điểm, môi trường
đồng nhất, cường độ âm cũng giảm, tỉ lệ nghịch bình phuơng khoảng cách tới
nguồn vì sóng âm phải phân bố đều trên một diện tích mặt cầu tỉ lệ thuận bình
phương khoảng cách.
- Sóng siêu âm có tần số lớn hay bước sóng ngắn.
- Khi truyền qua các môi trường, sóng siêu âm bị môi trường hấp thụ nên
cường độ của nó sẽ giảm dần.
- Siêu âm là sóng dọc.
2. Nguồn phát âm
Tần số dao động âm tạo ra ở dây có thể tính theo công thức:
Trong đó :
f: là tần số âm
L: là chiều dài của dây căng
M: là khối lượng một đơn vị của chiều dài dây
P: là lực căng của dây
- Ở động vật, cơ quan phát âm quan trọng nhất là thanh quản với các dây âm
thanh.
3. Nguồn phát siêu âm
- Dao động đàn hồi phải có tần số trên 20000Hz
- Có hai cách phát siêu âm:
+ Dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch.
+ Dựa vào hiện tượng từ giảo.
4. Các đặc trưng sinh lý của âm
4.1. Độ cao của âm
- Do tần số của âm quyết định.
- Độ cao phụ thuộc phần nào vào cường độ âm.
4.2. Âm sắc

- Đại đa số các âm là những âm phức tạp, gây cho ta những cảm giác phong
phú hơn.
- Mỗi âm có một bản sắc riêng biệt hay nói khác đi mỗi âm có một âm sắc
riêng biệt.
4.3. Độ to
- Độ to của âm là đặc trưng cảm giác về sự mạnh hay yếu của dao động âm
được cảm nhận bởi tai ta.
- Độ to sẽ phụ thuộc vào cường độ âm, âm có cường độ càng lớn thì sẽ gây ra
cảm giác âm thanh “ càng to”.
- Những âm có tần số khác nhau tuy có cùng cường độ nhưng lại gây nên
những cảm giác to nhỏ khác nhau, điều đó cho ta thấy độ nhạy cảm hay độ
thính của tai phụ thuộc vào tần số âm.
- ta có 2 định nghĩa sau:
+ Cường độ âm nhỏ nhất đủ gây nên cảm giác âm ở tai gọi là giới hạn nghe hay
ngưỡng nghe.
+ Cường độ âm lớn nhất mà nếu vượt quá cường độ đó sẽ gây nên cảm giác.
- Đơn vị phon cho độ to của âm:
+ Cường độ ngưỡng nghe tại tần số 1000 Hz; I0 =10-12 W/m2
(hay là 0 decibel) gây nên cảm giác độ to là L0 = 0 phon.
+ Cường độ ngưỡng chói tại tần số này I = 1W/m2 (hay là 120 decibel) tương
ứng gây nên cảm giác độ to là L = 120 phon (nghĩa là k = 10 ).
5. Cơ sở vật lý của phương pháp âm trong chẩn đoán
- Chẩn đoán gõ
- Chẩn đoán nghe

Bài 3: Sơ lược về ứng dụng siêu âm trong ngành y


1. Đặc điểm lan truyền sóng siêu âm
- Sóng siêu âm có đặc tính truyền thẳng thành chùm, mang theo năng lượng
lớn. - Siêu âm lan truyền trong môi trường vật chất theo quy luật chung của
sóng âm, nghĩa là cũng bị hấp thụ, bị tán xạ và phản xạ làm cho cường độ của
chùm sóng siêu âm bị thay đổi. Sự thay đổi đó tùy thuộc mật độ, tính chất và
các đặc điểm khác của môi trường vật chất nó truyền qua.
2. Tác dụng của sóng siêu âm
 Hiệu ứng cơ học:
- Sóng siêu âm khi tác động vào một môi trường vật chất sẽ gây ra tại chỗ
những biến đổi áp lực và dịch chuyển các phần vật chất xung quanh vị trí cân
bằng của chúng, làm nén giãn môi trường. Ở vùng giãn liên kết của các phần tử
có thể bị đứt gãy. Người ta gọi đó là hiện tượng tạo l vi mô.
 Hiệu ứng nhiệt:
- Khi chùm siêu âm truyền qua môi trường vật chất, 1 phần năng lượng sẽ bị
môi trường hấp thụ. Phần lớn năng lượng mà môi trường hấp thụ sẽ biến thành
nhiệt năng.
- Do vậy khi chùm siêu âm tác động lên cơ thể con người, hiệu ứng nhiệt gây
giãn mạch, tăng cường dinh dưỡng, giảm đau có tác dụng điều trị chống teo cơ,
chống co thắt cơ, chống viêm, chống đau dây thần kinh, đau khớp.
 Hiệu ứng hóa học:
- Siêu âm làm tăng các phản ứng phân ly các hợp chất hữu cơ, làm tăng sự ion
hoá và tạo ra nhiều gốc tự do trong môi trường. Sóng siêu âm cũng làm tăng
quá trình thẩm thấu qua các màng bán thấm.
- Có thể dùng siêu âm để điều trị bệnh cao huyết áp, các bệnh dạ dày.
3. Ứng dụng của siêu âm vào chẩn đoán
- Siêu âm được ứng dụng vào chẩn đoán là nhờ vào các đặc điểm sau:
+ Có thể tạo ra chùm siêu âm song song hoặc hội tụ vào một khoảng nhỏ, hoặc
phân kỳ.
+ Chùm siêu âm song song truyền qua môi trường, bị môi trường hấp thụ,
cường độ giảm.
- Chùm siêu âm gặp mặt phân giới giữa hai môi trường sẽ phản xạ. Khi hai môi
trường có âm trở (Z) rất khác nhau thì sự phản xạ càng mạnh. Khoảng 99%
năng lượng của siêu âm đó bị phản xạ, chỉ có 1% là được lan truyền tiếp tục.
+ Chùm siêu âm gặp vật di chuyển, có thể dùng hiệu ứng Doppler để xác định
vận tốc theo hiệu tần số phát và thu (cùng một đầu dò phát – thu).
+ Tác động của siêu âm lên tế bào không gây nên các đột biến di truyền nên
dùng cho phụ nữ có thai, thai nhi...đỡ nguy hiểm hơn tia X nhiều lần.
- Trên thực tế dùng siêu âm trong chẩn đoán theo 2 hướng chính:
+ Chẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm
+ Chẩn đoán chức năng dựa vào hiệu ứng Doppler
4. Ứng dụng siêu âm trong điều trị
Chương 4: Điện sinh học
Bài 1: Điện thế sinh vật ở tế bào sống
1. Điện thế nghỉ
- Khái niệm: Trên tế bào sống, luôn có sự chênh lệch giữa điện thế mặt trong
màng tế bào VTR và điện thế mặt ngoài màng tế bào VNG. Người ta quy ước hiệu
điện thế EM = VTR – VNG là điện thế màng. Ở trạng thái tĩnh , điện thế màng
luôn là một giá trị ổn định và mang dấu âm. Giá trị nói trên được gọi là điện thế
màng ở trạng thái nghỉ hay ngắn gọn là điện thế nghỉ, có giá trị khác nhau trong
khoảng 50 – 94 mV.
1.1. Thí Nghiệm do điện thế nghỉ
1.2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ
Sự vận chuyển ion qua màng tế bào bị chi phối bởi ba yếu tố chính:
- Xu thế khuếch tán một loại phân tử từ nơi mật độ phân tử cao hơn đến nơi
mật độ thấp hơn tức là sự chuyển động theo gradient nồng độ. 
- Lực tác dụng của điện trường lên các phần tử mang điện tích.
- Sức cản của màng tế bào đối với sự chuyển động của các ion.

Tác dụng của gradC và lực điện đối với sự vận chuyển các ion
1.3. Phương trình Goldman- Hodgkin - Katz

Trong đó :

: là mật độ dòng khuếch tán ion nào đó qua màng theo gradient nồng độ
: là mật độ dòng ion vận chuyển qua màng dưới tác dụng của lực điện
trường
2. Điện thế hoạt động
 Các giai đoạn của một điện thế hoạt động:
- 4 giai đoạn:
+ Pha đầu tiên: Hiệu điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài nhanh chóng bị triệt
tiêu.
+ Pha 2(pha khử cực): Điện thế mặt trong tiếp tục tăng lên và trở nên dương so
với mặt ngoài.
+ pha 3( pha tái phân cực): điện thế màng trở nên dương, đạt tới giá trị tới hạn
của Ep thì điện thế bên trong giảm nhanh chóng tới giá trị điện thế nghỉ.
+ pha 4 ( pha phân cực vượt mức): sự biến đổi điện thế màng xảy ra tiếp theo
sau xung điện thế nhọn trước khi trở về điện thế nghỉ ổn định.
 Cơ chế tạo ra điện thế hoạt động:
- Pha khử cực: do dòng Na+
- Pha tái khử cực: do dòng K+
 Đặc điểm của điện thế hoạt động:
- Biên độ và đường cong biến thiên của điện thế hoạt động gần như không phụ
thuộc vào cường độ cũng như bản chất của tác nhân kích thích mà chỉ phụ
thuộc vào tính chất tế bào bị kích thích.
- Chỉ cần kích thích tạo nên được một giá trị điện thế màng gọi là ngưỡng khử
cực mà từ đó tính thấm của màng đối với Na + bắt đầu tăng đột biến thì xung
điện đặc trưng chắc chắn sẽ phát sinh.
- Không thể phát sinh một xung điện thế hoạt động mới trước khi kết thúc pha
tái phân cực. Thời gian tồn tại của xung điện thế nhọn là giai đoạn trơ của
màng tế bào, có nghĩa là trong thời gian này màng tế bào gần như không đáp
ứng lại với mọi kích thích dù mạnh đến đâu. Khi có một kích thích mạnh kéo
dài liên tục, vài trăm xung điện thế hoạt động giống nhau có thế được sản sinh
trong một giây.
- Sự mở các kênh natri chỉ xảy ra ở nơi chịu ảnh hưởng của kích thích, các
vùng khác của màng tế bào tạm thời vẫn ở trạng thái “nghỉ” tức là vẫn “đóng”
đối với Na+.
3. Sự lan truyền của điện thế hoạt động
 Khái niệm:
- Sự kích hoạt một vùng nào đó của màng tế bào kéo theo sự kích hoạt nối tiếp
các khoảng cạnh nhau trên màng và xung điện động lan truyền theo suốt cả tế
bào. Các xung điện cũng có thể đƣợc truyền đi qua các mô khi một tế bào bị
kích hoạt kéo theo sự kích hoạt tế bào bên cạnh.
 Cơ chế lan truyền điện thế hoạt động:
- Đối với dây thần kinh có mielin bao bọc và do mielin là một chất cách điện
rất tốt nên noron chỉ tiếp xúc với môi trường ngoài qua eo Ranvie. Khi đó
noron chỉ tiếp nhận kích thích qua eo Ranvie và dòng điện hưng phấn cũng chỉ
bị suy giảm do truyền điện ra bên ngoài qua eo Ranvie.
- Đối với dây thần kinh không có mielin bao bọc, khi kích thích một vùng nào
đó thì tại vùng đó màng mất phân cực rồi đảo cực nên có điện tích trái dấu với
vùng xung quanh còn đang ở trạng thái tĩnh. Tại vùng hưng phấn xuất hiện
dòng điện hưng phấn nó lại kích thích vùng lân cận và lại tạo ra dòng điện
hưng phấn mới giống như dòng điện hưng phấn phát sinh tại vùng bị kích
thích. Sự xuất hiện của dòng điện hưng phấn sau khi bị kích thích cứ lan truyền
như vậy trên suốt chiều dài của dây thần kinh một cách liên tục.
→ Dẫn đến tốc độ truyền của dòng điện hưng phấn trong dây thần kinh không
có bao mielin bao bọc thường chậm và tiêu hao nhiều năng lượng.

Bài 2: Điện thế hoạt động của tổ chức sống


1. Điện thế hoạt động của tim
 Cơ chế sinh lý điều khiển nhịp tim:
- Sự co bóp tự động nhịp nhàng các ngăn của tim được kích thích và điều hòa
bởi 1 hệ mô cơ đặc biệt được cấu thành từ các tế bào đặc biệt.
- Hệ này gồm: 2 nút mô ( SA, AV) và 1 hệ thống dẫn truyên xung điện động.
- Các xung điện động sẽ được phát ra liên tiếp từ nút xoang SA.
- Đường đi của các xung điện động: Nút SA → Đường liên nút → Nút AV →
Bó his → Hệ thống mạng Purkinje
2. Ghi điện tim và điện tâm đồ
 Điện tâm đồ:
- Sự phát sinh điện tim là do quá trình khử cực và phân cực lại xảy ra trong tim
ở trạng thái bình thường.

 Phương pháp ghi điện tâm đồ:


Các chuyển đạo mẫu là:
- Chuyển đạo DI chi hiệu điện thế giữa tay trái và tay phải.
- Chuyển đạo DII chi hiệu điện thế giữa tay phải và chân trái.
- Chuyển đạo DIII chi hiệu điện thế giữa tay trái và chân trái.
Ngoài ra còn có các chuyển đạo trứớc tim và chuyển đạo đơn cực các chi.
 Máy tạo nhịp tim:
- Nút SA là một “ máy tạo nhịp tim” thiên nhiên, tuy ngiên nó không phát huy
chức năng hoặc khi hệ dẫn truyền xung điện đến các tâm thất bị “ kẹt”, hoạt
động nhịp nhàng của tim bị phá vỡ - do các xung bị “kẹt” trên đường dẫn
truyền.
3. Ghi điện não và điện não đồ
- Sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ, và hình dáng khác nhau.
+ Chuyển đạo đơn cực: một điện cực đặt ở vùng hoạt động điện não, gọi là điện
cực hoạt động; điện cực kia đặt xa nơi phát điện não, gọi là điện cực trung hòa.
+ Chuyển đạo lưỡng cực: cả hai điện cực đều được đặt trên vùng hoạt động của
não, đều gọi là điện cực hoạt động.
4. Ghi điện cơ
- Đơn vị chức năng của bộ máy thần kinh vận động là đơn vị vận động, thành
phần chủ yếu là tế bào thần kinh vận động và một nhóm sợi cơ mà nó điều
khiển.
- Điện thế hoạt động của đơn vị vận động có hàng loạt nhịp giống nhau về hình
dạng và biên độ.
- Dạng điện thế hoạt động phụ thuộc vào cấu trúc của đơn vị vận động, loại
điện cực và vị trí của điện cực trong cơ.

Bài 3: Tác dụng của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng
trong điều trị
1. Phản ứng của cơ và thần kinh đối với kích thích điện
 Định luật tất cả hoặc không
 Mối quan hệ giữa sự xuất hiện trạng thái hưng phấn ở tế bào và các thông
số của kích thích:
- Ngưỡng thời gian C:
+Là khoảng thời gian ngắn nhất mà xung điện kích thích phải kéo dài để có thể
gây nên hưng phấn trên tế bào.
- Ngưỡng kích thích hay rêôbazơ kí hiệu là b:
+Là cường độ nhỏ nhất mà xung kích thích phải đạt được để gây nên trạng thái
hưng phấn trên cơ hay thần kinh.
+ Rêôbazơ càng nhỏ, tế bào hay mô càng dễ hưng phấn.
- Thời gian hay crô- nắc- xi:
+ Là thời gian ngắn nhất mà xung điện có cường độ gấp hai lần ngưỡng kích
thích cần phải kéo dài để gây nên được hưng phấn trên cơ hay thần kinh.
+ crô- nắc- xi càng ngắn, hưng phấn trên đối tượng xuất hiện càng nhanh.
2. Các thông số điện của cơ thể
 Điện trở của tế bào và mô dưới ảnh hưởng dòng điện một chiều
 Sự biến đổi điện trở theo tần số dòng điện xoay chiều
 Tổng trở của tế bào và mô:
- Trong cơ thể sống tồn tại vô số các màng sinh vật, các màng này có tính chất
tương tự như các tụ điện, gần như không cho dòng điện một chiều đi qua nhưng
cho dòng điện xoay chiều đi qua.
- Như vậy điện trở của tế bào và mô là tổng trở (impedance) của điện trở
thuần và dung kháng của chúng.
- Hiệu điện thế xoay chiều có giá trị:

- Dòng điện chạy qua:

Góc lệch pha nói lên tính chất sống của mô, khi mô chết thì
3. Những nguy hiểm do điện - các biện pháp an toàn điện
3.1. Nguy hiểm do điện:
- Mức độ gây tổn thương cho cơ thể của dòng điện phụ thuộc chủ yếu vào
cường độ, thời gian đi qua và đường dẫn truyền trong cơ thể, trong đó cường
độ dòng điện là yếu tố quyết định.
- Dòng điện cũng như nhiều yếu tố vật lý khác, nếu tác động vào cơ thể với
một mức độ thích hợp sẽ cho kết quả dương tính, phù hợp với mục đích và lợi
ích của con người.
- Tuy nhiên trong trường hợp tai biến bất ngờ, điện tác động lên cơ thể quá
ngưỡng cho phép thì điện trở thành mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng
của con người theo các cơ chế sau:
+ Cơ chế gây nguy hiểm thứ nhất là do tác dụng nhiệt của dòng điện
+ Cơ chế gây nguy hiểm thứ 2 là do tác dụng kích thích cơ và thần kinh
- Những tai nạn chết người vì điện giật đa số thường xảy ra đột ngột. Người bị
nạn ngã xuống không kịp kêu sau vài giây, chậm lắm là vài phút nạn nhân sẽ
chết.
- có 2 nguyên nhân tử vong:
+ Do bị ngừng thở
+ Do tim ngừng đập đột ngột ở giai đoạn tâm trương.
3.2. Đề phòng tai nạn do điện
 Nguyên nhân bị điện giật:
- Điều kiện bắt buộc để có dòng điện truyền qua cơ thể là hai đầu điện cực có
chênh lệch điện thế cùng tiếp xúc với cơ thể.
 An toàn trong sinh hoạt và làm việc:
- Giảm bớt điện áp nhỏ nhất đến mức có thể.
- Tăng điện trở tiếp xúc: nguyên tắc đầu tiên là không đi chân đất khi vận hành
các thiết bị điện, tay chân giầy dép phải khô ráo, tốt nhất là các loại thiết bị
điện phải đựợc bọc bằng vỏ nhựa hoặc gỗ, các núm chỉnh công tắc tránh làm
bằng kim loại.
- Thực hiện nối đất tốt cho tất cả các máy thiết bị.
- Thực hiện các biện pháp cách ly những chỗ nguy hiểm bằng các vật cách điện
hoặc bằng lưới kim loại có nối đất.
- Tăng cường giáo dục rộng rãi ý thức đề phòng tai nạn về điện. Chú ý đặt các
bảng tín hiêu báo hiệu sự nguy hiểm tại các nơi trọng yếu hoặc có khả năng gây
tai nạn.
 An toàn điện trong bệnh viện:
Sau đây là một số qui tắc an toàn điện trong các cơ sở khám chữa bệnh:
1. Tất cả các thiết bị điện, chính xác là các vỏ động cơ điện, máy X quang, máy
điện liệu pháp, máy ghi điện tim, máy ghi điện não…phải được nối đất.
2. Bệnh nhân không được tiếp xúc với đất, nhất là phải chú ý đến các dây dẫn
và các vật kim loại trên người bệnh nhân không chạm đất. Giường sắt phải có
chân hay bánh xe cao su cách điện.
3. Các vỏ kim loại trần của các thiết bị điện phải cách xa tầm với bệnh nhân.
4. Khi đang thực hiện các phép đo điện hoặc liệu pháp điện, các dây tiếp xúc
với bệnh nhân phải được cách điện rất tốt với nguồn.
5. Không chạm tay vào vật dẫn cắm vào người bệnh nhân, còn tay kia chạm
một vật kim loại khác. Nhớ rằng lúc đó một dòng điện rất nhỏ có thể qua cơ thể
bạn vào bệnh nhân mặc dù bạn không cảm giác được nhưng lại gây nên nguy
hiểm (rung thất) cho bệnh nhân .
6. Đặt toàn bộ các thiết bị điện đang liên quan đến bệnh nhân đặc biệt nhạy
cảm với điện vào trong các hộp chứa hay trên các đế cách điện. Trong các bệnh
viện hiện đại có loại giường chuyên dụng dành cho nhóm bệnh nhân này, có
bảng điện riêng để phục vụ các thiết bị điện.
4. Tác dụng tích cực của dòng điện lên cơ thể và ứng dụng trong y khoa
 Hiệu ứng lý- hóa- sinh trong các mo khi có dòng điện một chiều đi qua
 Ứng dụng của dòng điện một chiều trong vật lý trị liệu
- Dòng điện một chiều không đổi:
+ Liệu pháp Galvani: Cho dòng điện một chiều đều đi qua những vùng cần
thiết trên cơ thể.
Hiệu ứng cục bộ tại vùng cơ thể có dòng điện đi qua các mao mạch giãn ra,
tính thấm của các màng tế bào và các thành mao mạch tăng lên, nhờ đó các
hoạt động trao đổi chất được tăng cường, trương lực cơ giảm, tuần hoàn máu
và các bạch huyết tăng, ngoài ra sự tiết dịch tại các tuyến cũng tăng, tính phản
ứng của thần kinh cảm giác giảm...
+ Điện di thuốc trị liệu:
Đó là phương pháp dùng dòng điện một chiều để đưa một số ion thuốc có tác
dụng chữa bệnh vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể. Các
dược chất trong dung dịch bị phân ly thành các ion, khi đặt các dung dịch đó
trong điện trường các ion chứa trong dung dịch sẽ chuyển động về phía điện
cực trái dấu.
- Dùng dòng xung điện
 Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong vật lý trị liệu
- Ứng dụng của dòng điện xoay chiều hạ tầng và trung tầng
+ Dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần có cường độ thay đổi khi tăng khi
giảm nên có tác dụng làm co và giãn cơ do đó có tác dụng tâp luyện cho
cơ làm cơ lực được tăng cường.
+ Dòng hạ tần thường được sử dụng để kích thích và chống teo cơ; khi cơ bị co
giật thì sự lưu thông máu cũng được tăng cường.
+ Dòng trung tần có f từ 5000Hz trở lên, tác động kích thích vận động hơn là
kích thích cảm giác.
- Ứng dụng dòng cao tần:
+ Tác dụng vào cơ thể không gây hiện tượng điện phân và không kích thích cơ
thần kinh.
+ tác dụng nhiệt của dòng cao tần làm tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn
đau, ....
+ Ngoài ra còn dùng để cắt và đốt nhiệt.
 Phẫu thuật điện và đốt cắt điện

You might also like