You are on page 1of 31

CHƯƠNG 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ QUANG PHỔ


PRINCIPLES OF SPECTROSCOPY

1.1. Tổng quan lí thuyết - Introduction

Bức xạ điện từ (electromagnetic radiation) là sự kết hợp của điện trường (electric
field) và từ trường (magnetic field) có dao động dạng hình sin trong các mặt phẳng
vuông góc với nhau theo phương truyền sóng (the direction of propagation of the
radiation). Bức xạ điện từ được biểu diễn bằng bước sóng (wavelength) λ, tần số
(frequency) υ, số sóng (wave number) ῡ, hoặc năng lượng (energy) E.

Hình 1. Sơ đồ bức xạ điện từ


Quang phổ (Spectroscopy) là ngành khoa học nghiên cứu tương tác của vật chất
(matter) với bức xạ điện từ (electromagnetic radiation). Bức xạ điện từ vừa có tính
chất sóng vừa có tính chất hạt (the properties of both particle and wave). Thành
phần hạt của sóng được gọi là hạt photon, năng lượng của một hạt photon tỉ lệ thuận
với tần số (proportional to the frequency).
𝑐
𝐸 = ℎ𝜐 = ℎ
𝜆
h là hằng số Planck, υ là tần số (Hertz), c là tốc độ ánh sáng, λ là bước sóng
Khi phân tử hấp thụ bức xạ điện từ thì phân tử sẽ bị kích thích (excited), các phân tử
có cấu trúc khác nhau sẽ hấp thụ và phát xạ năng lượng khác nhau. Qúa trình hấp thụ
và phát xạ sẽ cho ta thông tin về cấu trúc phân tử.
Khi phân tử hấp thụ năng lượng từ bên ngoài có thể dẫn đến quá trình thay đổi trong
phân tử (quay, dao động, kích thích electron trong phân tử…) hoặc trong nguyên tử
(phổ cộng hưởng từ hạt nhân). Mỗi một quá trình như vậy đều đòi hỏi một năng lượng

1
ΔE lớn hơn 0, nghĩa là đòi hỏi một bức xạ điện từ với tần số nhất định. Khi chiếu một
chùm bức xạ điện từ với các tần số khác nhau vào phân tử thì phân tử chí hấp thụ bức
xạ có tần số nhất định để xảy ra một trong các quá trình biến đổi như trên. Vì vậy sau
khi đi qua phân tử, chùm bức xạ sẽ mất đi một số bức xạ có tần số nhất định do bị
phân tử hấp thụ.
Trong phổ hấp thụ, một photon được hấp thụ bởi một nguyên tử hoặc phân tử và xảy
ra quá trình chuyển dịch từ trạng thái năng lượng thấp (lower-energy state) hay còn
gọi là trạng thái cơ bản (ground state) lên trạng thái có năng lượng cao hay còn gọi là
trạng thái kích thích (high-energy or excited state). Khi hấp thụ photon trong vùng
ánh sáng nhìn thấy (visible light) sẽ kích thích electron hóa trị (valence electron) của
nguyên tử hoặc phân tử từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Hấp thụ bức xạ
hồng ngoại (infrared radiation) sẽ dẫn đến thay đổi năng lượng dao động
(vibrational energy) của các liên kết hóa học (chemical bond).

Hình 2. Hấp thụ (absorption) và phát xạ (emission) photon của nguyên tử hoặc phân
tử
Khi photon có năng lượng hυ tương tác với nguyên tử hoặc phân tử, sự hấp thụ sẽ xảy
ra khi hiệu năng lượng ΔE giữa trạng thái cơ bản (ground state) và trạng thái kích
thích (excited state) tương đương với năng lượng của photon. Nguyên tử hoặc phân
tử ở trạng thái kích thích có thể phát xạ (emit) photon và trở về trạng thái cơ bản. Đồ
thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (absorbance) vào năng lượng photon được
gọi là phổ hấp thụ (absorption spectrum). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường
độ phát xạ (fluorescence intensity) vào năng lượng photon được gọi là phổ phát xạ
(photoluminescence spectrum).

2
Hình 3. Phổ hồng ngoại (infrared spectrum) của aniline

Hình 4. Phổ hấp thụ (absorption) và phổ phát xạ (emission) của anthracene

1.2. Định luật Lambert – Beer

Khi chiếu một chùm tia đơn sắc đi qua môi trường vật chất thì cường độ của tia sáng
tới (I0) sẽ bị giảm chỉ còn I. Lượng bức xạ bị hấp thụ tỉ lệ thuận với nồng độ của chất
hấp thụ.

3
Định luật Lambert – Beer được biểu diễn theo công thức sau:
𝐼𝑂
𝐴 = 𝑙𝑔 = 𝜀. 𝐶. 𝑙
𝐼

A: Độ hấp thụ (Absorbance), Io: Cường độ chùm tia tới (incident radiation), I:
Cường độ chùm tia ló (transmitted radiation), C: Nồng độ của chất hấp thụ, l: Độ
dày của lớp hấp thụ, ε: Hệ số hấp thụ
Chú ý: Định luật Lambert – Beer chỉ đúng với tia đơn sắc

1.3. Vùng phổ quang học

Bức xạ điện từ gồm một vùng chiều dài sóng rất rộng nhưng để kích thích các
quá trình quay, dao động và kích thích electron chỉ cần một vùng bức xạ với
bước sóng hẹp từ 10 nm (= 100 Ǻ = 10-6 cm) đến 1.000.000 nm (= 10-1 cm).

4
Hình 5. Các vùng phổ quang học

Vùng tử ngoại chân không (vacuum ultraviolet): 10 nm – 200 nm, vùng tử


ngoại (ultraviolet): 200 nm – 380 nm, vùng khả kiến (visible): 380 nm – 780
nm.
Hấp thụ năng lượng trong vùng UV – VIS sẽ dẫn đến chuyển dịch của
các electron hóa trị (valence electron).
Vùng hồng ngoại gần (near infrared): 780 nm – 2.500 nm (2,5 μm)
Vùng hồng ngoại (middle infrared): 2,5 μm – 25 μm
Vùng hồng ngoại xa (far infrared): 25 μm – 1 mm
Hấp thụ năng lượng trong vùng hồng ngoại (2,5 μm – 25 μm) sẽ dẫn đến
dao động của các phân tử (molecular vibration)
Hấp thụ năng lượng trong vùng hồng ngoại xa và vùng vi sóng sẽ dẫn đến
chuyển động quay của các phân tử (molecular rotation).

5
CHƯƠNG 2
PHỔ HỒNG NGOẠI
INFRARED SPECTROSCOPY
Hầu hết các hợp chất, cả vô cơ lẫn hữu cơ, chứa liên kết cộng hóa trị (covalent bond)
đều hấp thụ các tần số khác nhau (various frequency) của bức xạ điện từ
(electromagnetic radiation) trong vùng hồng ngoại (infrared region). Trong nghiên
cứu hóa học, các nhà khoa học quan tâm đến vùng hồng ngoại từ 2.5 μm đến 25 μm
liên quan đến dao động của các liên kết cộng hóa trị.

Hình 2.1. Các vùng phổ quang học


Hiện nay các nhà hóa học sử dụng đơn vị số sóng ῡ (wavenumber) cho bức xạ điện từ
trong vùng hồng ngoại gây ra dao động cho các liên kết cộng hóa trị. Đơn vị số sóng
trong phổ hồng ngoại là cm-1 và vùng hồng ngoại dao động (vibrational infrared
region) có giá trị trong khoảng từ 4000 cm-1 (= 2.5 μm) đến 400 cm-1 (= 25 μm).
1
ῡ (𝑐𝑚−1 ) =
𝜆 (𝑐𝑚)

2.1. Sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại

Cũng tương tự như các quá trình hấp thụ năng lượng khác, phân tử được kích
thích lên trạng thái có năng lượng cao hơn sau khi hấp thụ bức xạ hồng ngoại.
Mỗi phân tử chỉ hấp thụ những tần số chọn lọc (selected frequencies) của bức
xạ hồng ngoại và sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại tương ứng với hấp thụ năng
lượng trong khoảng từ 8 đến 40 kJ/mol. Bức xạ trong khoảng năng lượng này
tương ứng với tần số dao động kéo giãn (stretching vibrational frequency)
(hay còn gọi là dao động hóa trị) và tần số dao động uốn cong (bending
6
vibrational frequency) (hay còn gọi là dao động biến dạng) của liên kết cộng
hóa trị. Tuy nhiên không phải tất cả các liên kết cộng hóa trị đều có khả năng
hấp thụ bức xạ hồng ngoại, cho dù năng lượng của bức xạ hồng ngoại phù hợp
với tần số dao động của liên kết. Chỉ có những liên kết có moment lưỡng cực
thay đổi như một hàm số phụ thuộc vào thời gian mới có khả năng hấp thụ bức
xạ hồng ngoại, nghĩa là liên kết có momen lưỡng cực khác 0 mới hấp thụ được
bức xạ hồng ngoại.
Những liên kết đối xứng (symmetric bonds), ví dụ liên kết trong phân tử H2 và
Cl2, không hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Liên kết đôi (C=C) và liên kết ba (C≡C)
của anken (alkene) và ankin (alkyne) đối xứng (symmetric) hoặc đối xứng dạng
pseudo (pseudosymmeric) không hấp thụ bức xạ hồng ngoại.

2.2. Dao động hóa trị (stretching vibration) và dao động biến dạng (bending
vibration)

Khi phân tử hấp thụ bức xạ hồng ngoại sẽ xuất hiện hai dạng dao động của liên
kết cộng hóa trị, dao động hóa trị (stretching vibration) và dao động biến dạng
(bending vibration). Dao động hóa trị bất đối xứng (asymmetric stretching
vibration) xảy ra ở tần số cao hơn dao động hóa trị đối xứng (symmetric
stretching vibration), dao động hóa trị xảy ra ở tần số cao hơn dao động biến
dạng (bending vibration).
Dao động hóa trị là dao động làm thay đổi chiều dài liên kết nhưng không làm
thay đổi góc liên kết.

7
Hình 2.2. Dao động hóa trị đối xứng (symmetric stretching vibration) và bất
đối xứng (asymmetric stretching vibration)

Dao động biến dạng là dao động làm biến dạng góc liên kết nhưng không làm
thay đổi chiều dài liên kết.

Hình 2.3. Một số dạng dao động biến dạng trong cùng mặt phẳng (in plane) và
ngoài mặt phẳng (out of plane)

2.3. Cơ sở lí thuyết của dao động phân tử - Principles of molecular


vibration

Độ mạnh của liên kết (bond strength) và khối lượng của nguyên tử tham gia
liên kết ảnh hưởng đến tần số hấp thụ hồng ngoại như thế nào?
2.3.1. Dao động điều hòa – harmonic vibration
Phân tử hai nguyên tử được xem như hai khối/hòn bi dao động (two vibrating
masses) nối với nhau bởi một lò xo (spring). Chiều dài liên kết (bond
distance) thay đổi liên tục nhưng chiều dài liên kết trung bình (average bond
distance) có thể xác định được. Khi một trong hai hòn bi bị giữ chặt và hòn bi
còn lại bị nén lại hoặc kéo giãn một đoạn rồi thả tự do thì nó sẽ dao động quanh

8
vị trí cân bằng với biên độ dr không đổi. Dao động này được gọi là dao động
điều hòa.

Hình 2.4. Mô hình dao động của phân tử hai nguyên tử xung quang khoảng cách
cân bằng ro
Lực nén hoặc lực kéo giãn tuân theo định luật Hook:
𝐹 = −𝑘(𝑟 − 𝑟𝑜 )2
Theo cơ học cổ điển, năng lượng của dao động điều hòa được tính theo phương
trình:
1
𝐸 = 𝑘(𝑟 − 𝑟𝑜 )2
2
Như vậy, khi khoảng cách giữa hai nguyên tử tăng lên hoặc giảm xuống so với
khoảng cách cân bằng ro thì năng lượng E của dao động đều tăng lên (Hình 2.5).
Năng lượng của dao động này tỉ lệ thuận với tần số của dao động điều hòa. Số
sóng (wavenumber) của dao động điều hòa được xác định theo công thức sau:

1 1 𝑘
ῡ= = √
𝜆 2𝜋𝑐 𝜇

ῡ là số sóng (cm-1)
c là tốc độ ánh sáng (velocity of light) (c = 3.108 m/s)
k là hằng số lực của liên kết
μ là khối lượng rút gọn (reduced mass)

9
𝑚1 . 𝑚2
𝜇=
𝑚1 + 𝑚2

Hình 2.5. Đường cong thế năng của dao động điều hòa
Như vậy số sóng của dao động phụ thuộc vào hằng số lực của liên kết và khối
lượng của các nguyên tử trong phân tử. Khối lượng của nguyên tử càng lớn, tần
số của dao động càng nhỏ.
Sự dao động này được lượng tử hóa và theo cơ học lượng tử chỉ những dao
động có năng lượng thỏa mãn phương trình sau mới xảy ra:
1
𝐸 = ℎ𝜐 (𝑣 + )
2
υ là tần số dao động
𝑣 là số lượng tử dao động (𝑣 = 1, 2, 3, 4 … )
Khi 𝑣 = 0 thì E ≠ 0, điều này có nghĩa là khi số lượng tử dao động có giá trị
thấp nhất thì phân tử vẫn chứa một năng lượng nhất định gọi là năng lượng
điểm không. Giá trị năng lượng điểm không phụ thuộc vào tần số dao động và
vì vậy nó phụ thuộc vào độ mạnh của liên kết và khối lượng nguyên tử tham gia
liên kết.

10
Quy tắc chọn lọc của dao động điều hòa: 𝛥𝑣 = ±1 , nghĩa là khi phân tử dao
động, phân tử chỉ được phép thay đổi từ mức năng lượng này sang mức năng
lượng kế tiếp.
Năng lượng của một bước chuyển (the energy of a transition) giữa hai trạng thái
dao động được tính theo công thức sau:
1 1
𝐸𝑣+1 − 𝐸𝑣 = (𝑣 + 1 + ) ℎ𝜐 − (𝑣 + ) ℎ𝜐 = ℎ𝜐
2 2
2.3.2. Dao động không điều hòa
Tuy nhiên phân tử thực không có dao động điều hòa (anharmonic oscillator),
liên kết không bị nén và bị kéo giãn vô hạn, và liên kết có thể bị phá vỡ. Khi
khoảng cách giữa các nguyên tử tăng lên thì năng lượng đạt cực đại và khoảng
cách giữa các mức dao động không cách đều nhau như trong trường hợp dao
động điều hòa. Các bước chuyển/dao động được phép xảy ra (allowed
transition) có năng lượng nhỏ hơn. Bước chuyển/dao động có năng lượng lớn
(higher transition) cũng có thể xảy ra và được gọi là overtone, tuy nhiên bước
chuyển/dao động năng lượng lớn có cường độ yếu hơn (lower intensity) dao
động/bước chuyển cơ bản (fundamental vibration).
Năng lượng dao động của phân tử thực:
1 ℎ2 𝜐 2 1 2
𝐸 = ℎ𝜐 (𝑣 + ) − (𝑣 + )
2 4𝐷 2
D: Năng lượng phân li liên kết (bond dissociation energy)
Khi phân tử thực hấp thụ bức xạ hồng ngoại có thể có các bước chuyển như sau:
𝑣=0→𝑣=1 Gọi là dao động cơ bản (fundamental vibration)
𝑣=0→𝑣=2 Gọi là dao động cao mức 1
𝑣=0→𝑣=3 Gọi là dao động cao mức 2
……………………………………………….
𝑣=0→𝑣=𝑛 Gọi là dao động cao mức n – 1

11
Hình 2.6. Đường cong thế năng của dao động trong phân tử thực
Như vậy, dao động cơ bản ứng với giá trị Δ𝑣 = ± 1. Khi giá trị Δ𝑣 = ± 2, ± 3,
…thì dao động có cường độ yếu hơn.
2.4. Tần số dao động đặc trưng của liên kết – Characteristic vibration
frequencies of bonds
Liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử được xem như một lò xo với hai
hòn bi ở hai đầu. Dao động của lò xo tuân theo định luật Hooke và tần số dao
động đặc trưng của liên kết được biểu diễn bằng công thức sau:

1 𝑘
𝜐= √
2𝜋 𝜇

Tần số dao động bị ảnh hưởng bởi khối lượng các nguyên tử tham gia
liên kết và độ mạnh/yếu của liên kết. Khối lượng nguyên tử càng nhỏ thi tần số
dao động càng lớn (the lower the mass, the higher the vibrational
frequency). Tần số dao động hóa trị của liên kết với nguyên tử carbon
(stretching frequencies for bonds to carbon) thay đổi như sau: C−H > C–C >
C–N > C–O. Như vậy nguyên tử càng nhẹ thi dao động xảy ra càng nhanh và
năng lượng dao động càng lớn.
Liên kết càng bền (stronger bond) sẽ có tần số dao động càng lớn và
năng lượng dao động càng lớn (higher energy oscillation). Liên kết ba (striple

12
bond) có năng lượng dao động lớn hơn liên kết đôi (double bond) và liên kết
đơn (single bond):
C≡C > C=C > C−C
C≡N > C=N > C−N
C=O > C−O
Sự lai hóa cũng ảnh hưởng đến hằng số lực k. Liên kết của C lai hóa sp
với H bền hơn liên kết của C lai hóa sp2 với H và C lai hóa sp3 với H. Vì vậy,
năng lượng dao động của liên kết C−H thay đổi theo trình từ sau:
C(sp)−H > C(sp2) –H > C(sp3) –H
Sự liên hợp (resonance) cũng ảnh hưởng đến độ bền và chiều dài của
một liên kết (the strength and length of a bond) và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến
hằng số lực của liên kết. Thông thường xeton có dao động hóa trị của liên kết
giữa C và O trong nhóm cacbonyl (C=O) trong khoảng số sóng từ 1705 đến
1725 cm-1. Tuy nhiên, khi xeton có liên kết đôi C=C liên hợp với nhóm
cacbonyl (C=O) thì nhóm cacbonyl sẽ hấp thụ ở tần số nhỏ hơn (absorb at a
lower frequency), trong khoảng số sóng từ 1675 đến 1680 cm-1.

Phân tử Loại dao động Số sóng (cm-1)


Dao động hóa trị của liên kết C−H (C−H 2800-3000
stretch)
Ankan Dao động biến dạng của liên kết C−H trong ~1465
(Alkane) nhóm CH2 (CH2 bend) (1450-1470)
Dao động biến dạng của liên kết C−H trong ~1375
nhóm CH3 (CH3 bend) (1360-1390)

13
Anken Dao động hóa trị của liên kết giữa C lai hóa 3000-3100
(Alkene) sp2 và H (C(sp2)−H stretch)
Dao động hóa trị của liên kết C=C (C=C 1600-1660
stretch)
Ankin Dao động hóa trị của liên kết giữa C lai hóa ~3300
(Alkyne) sp và H (C(sp)−H stretch) (3200-3400)
Dao động hóa trị của liên kết C≡C (C≡C 2100-2260
stretch)
Hợp chất thơm Dao động hóa trị của liên kết giữa C lai hóa 3000-3100
(Aromatic) sp2 và H (C(sp2)−H stretch)
Dao động hóa trị của liên kết C=C ~1600, ~1475
Dao động hóa trị của liên kết O−H (O−H 3200-3400
Ancol stretch)
(Alcohol) Dao động hóa trị của Ancol bậc 1 1000-1075
liên kết C−O (C−O Ancol bậc 2 1075-1150
stretch) Ancol bậc 3 1150-1260
Diankyl ete Dao động hóa trị của liên kết C−O 1000-1300
Aryl ankyl ete Dao động hóa trị của liên kết C−O ~1040, ~1250
Andehit Dao động hóa trị của liên kết C=O 1720-1740
(Aldehyde) Dao động hóa trị của liên kết C−H thuộc ~2750, ~2850
nhóm CHO
Xeton Dao động hóa trị của liên kết C=O 1705-1725
(Ketone)
Dao động hóa trị của liên kết O−H (O−H 2400-3400
Axit cacboxylic stretch)
(Cacboxylic Dao động hóa trị của liên kết C=O 1700-1730
acid) Dao động hóa trị của liên kết C−O 1320-1210
Este Dao động hóa trị của liên kết C=O 1735-1750

14
(Ester) Dao động hóa trị của liên kết C−O 1150-1250
Dao động hóa trị của liên kết C=O 1800-1830
Anhydrid axit 1740-1775
Dao động hóa trị của liên kết C−O 900-1300
Clorua axit Dao động hóa trị của liên kết C=O 1775-1810
(acid chloride) Dao động hóa trị của liên kết C−O 550-750
Dao động hóa trị của liên kết N−H Doublet
Amin bậc một (3300-3500)
Dao động biến dạng của liên kết N−H 1560-1640
Amin béo: Dao động hóa trị của liên kết
N−H là một peak có cường độ yếu 3300-3500
Amin bậc hai Amin thơm: Dao động hóa trị của liên kết
N−H là một peak có cường độ mạnh hơn
Dao động hóa trị của liên kết C−N 1000-1350
Dao động hóa trị của liên kết C=O 1630-1680
Dao động hóa trị của liên kết N−H trong ~3350, ~3180
Amit amit bậc 1
Dao động hóa trị của liên kết N−H trong ~3300
amit bậc 2
Dao động biến dạng của liên kết N−H 1550-1640
Nitrile Dao động hóa trị của liên kết C≡N ~2250
Dao động hóa trị của liên kết C−F 1000-1400
Dẫn xuất Dao động hóa trị của liên kết C−Cl 540-785
halogen Dao động hóa trị của liên kết C−Br 510-650
Dao động hóa trị của liên kết C−I 485-600
2.5. Phổ kế hồng ngoại
2.5.1. Phổ kế IR tán sắc

15
Hình 2.7. Phổ kế IR tán sắc
2.5.2. Phổ kế IR biến đổi Fourier – FTIR

Hình 2.8. Phổ kế IR biến đổi Fourier – FTIR

2.6. Đặc trưng của phổ hồng ngoại

Mỗi dao động biến dạng và dao động hóa trị xảy ra ở một tần số đặc
trưng (characteristic frequency). Máy ghi phổ hồng ngoại quét (scan) các tần
số trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ, bất kỳ tần số nào phù hợp với tần số
dao động đặc trưng của một liên kết sẽ được hấp thụ.

16
Trục y (trục tung) của phổ hồng ngoại là % độ truyền qua (%
transmittance).

Vùng không có liên kết


nào hấp thụ bức xạ hồng
ngoại, độ truyền qua gần
100%

Vùng liên kết hấp thụ


bức xạ hồng ngoại có
cùng tần số, độ truyền
qua thấp

Trục x (trục hoành) trong phổ hồng ngoại là số sóng ῡ. Đơn vị số sóng
được sử dụng phổ biến hơn trong phổ hồng ngoại vì số sóng tỉ lệ thuận với năng
lượng dao động của liên kết.
Vùng hồng ngoại có ý nghĩa với các dao động của liên kết cộng hóa trị là
từ 4000 đến 400 cm-1.
2.7. Cường độ và diện tích peak
Ngược lại các phương pháp sắc kí và quang phổ khác, diện tích peak
trong phổ hồng ngoại không tỉ lệ thuận với nồng độ của nhóm chức tạo nên
peak đó (not directly proportional to concentration of the functional group
producing the peak).
Cường độ peak trong phổ hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố: loại
dao động và độ âm điện của các nguyên tử tham gia liên kết. Dao động hóa trị
có cường độ peak mạnh hơn dao động biến dạng. Sự khác nhau về độ âm điện

17
của các nguyên tử tham gia liên kết càng lớn thì cường độ peak gây ra bởi dao
động đó càng lớn.
2.8. Vùng vân tay – Fingerprint region
Trong phổ hồng ngoại, vùng phổ từ 1500 đến 500 cm-1 được gọi là vùng vân tay
(fingerprint region), đây là vùng phổ phức tạp với nhiều peak hấp thụ chồng
chất (overlap) lên nhau. Các peak hấp thụ trong vùng này (chủ yếu) do các dao
động biến dạng bên trong phân tử (bending vibration within the molecule)
gây nên và rất khó/không thể phân biệt các peak riêng lẻ trong vùng này. Tuy
nhiên mỗi phân tử có một vùng vân tay đặc trưng.

Hình 2.9. Phổ hồng ngoại của propan-1-ol

Hình 2.10. Phổ hồng ngoại của propan-2-ol


2.9. Phân tích phổ hồng ngoại
Có bốn vùng cơ bản trong phổ hồng ngoại (The four primary regions in the
IR spectrum).

18
Vùng liên kết với H (bonds to H): 4000 – 2700 cm-1
Vùng liên kết ba (triple bonds): 2700 – 2000 cm-1
Vùng liên kết đôi (double bonds): 2000 – 1600 cm-1
Vùng vân tay/vùng liên kết đơn (fingerprint region/single bonds): 1600 – 600
cm-1

2.9.1. Alkane (Ankan)


Dao động biến dạng của liên kết C−H trong nhóm CH2 (CH2 bend): ~1465
(1450 – 1470 cm-1).
Dao động biến dạng của liên kết C−H trong nhóm CH3 (CH3 bend): ~1375
(1360 – 1390 cm-1).
Dao động hóa trị C(sp3) –H: 2800 – 3000 cm-1

19
Hình 2.11. Phổ hồng ngoại của octane

2.9.2. Alkene (Anken)


Dao động hóa trị của liên kết C=C: 1620 – 1680 cm-1
Dao động hóa trị của vinyl C(sp2)−H: 3000 – 3100 cm-1
Tần số dao động của liên kết C−H trong alkane (ankan), alkene (anken) và
alkyne (ankin) có giá trị khác nhau. Nếu số sóng cao hơn 3000 cm-1 một chút
(slightly above 3000 cm-1) thì giải hấp thụ đó của vinyl C(sp2) –H hoặc alkynyl
C(sp) –H. Nếu thấp hơn 3000 cm-1 thì giải hấp thụ đó của alkyl C(sp3) –H.

20
Hình 2.12. Phổ hồng ngoại của octene-1

2.9.3. Alkyne (Ankin)


Dao động hóa trị của liên kết C≡C: 2100 – 2260 cm-1. Cường độ peak (strength)
phụ thuộc vào tính bất đối xứng của liên kết (asymmetry of bond), mạnh nhất
với alkyne-1 (terminal alkyne), yếu nhất với alkyne đối xứng (weakest for
symmetrical terminal alkyne).

21
Dao động hóa trị của liên kết C−H của alkyne-1 (terminal alkyne): 3200 –
3300 cm-1

Hình 2.13. Phổ hồng ngoại của 1-Octyne

22
2.9.4. Hợp chất thơm
Tần số dao động hóa trị của liên kết C−C thuộc vòng thơm thấp hơn liên kết
C=C vòng thơm:
Dao động hóa trị của C=C: 1600 cm-1
Dao động hóa trị của C−C: 1500 cm-1
Dao động của liên kết C−H tương tự như liên kết vinyl C(sp2) –H: 3000 – 3100
cm-1.

Hình 2.14. Phổ hồng ngoại của ethylbenzene


Các hợp chất thơm (aromatic system) sẽ xuất hiện một nhóm peak có cường độ
yếu trong vùng từ 1667 – 2000 cm-1. Đây là vùng dao động biến dạng với bước
chuyển có năng lượng lớn overtone (the overtone of bending region), phân
tích hình dạng của phổ trong vùng này cho ta các thông tin về cấu tạo vòng
thơm (vòng thơm một lần thế - monosubstituted, hai lần thế - disubstituted).

23
2.9.5. Alcohol (Ancol)
Peak đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết O−H có cường độ mạnh và
rộng: 3200 – 3400 cm-1.
Dao động hóa trị của liên kết C−O: 1050 – 1260 cm-1. Vị trí của band hấp thụ
của liên kết C−O phụ thuộc vào bậc của alcohol:
Ancol bậc một: 1000 – 1075 cm-1
Ancol bậc hai: 1075 – 1150 cm-1
Ancol bậc ba: 1100 – 1200 cm-1
Phenol: 1180 – 1260 cm-1

24
Hình 2.15. Phổ hồng ngoại của 1-butanol
2.9.6. Amine (Amin)
2.9.6.1. Amine bậc một (primary amine)
Peak/Band đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết N−H là một doublet
trong khoảng số sóng 3200 – 3500 cm-1.
Band dao động biến dạng (deformation band) của nhóm NH2: 1590 – 1650 cm-
1
.
Ngoài ra còn có một band chân rộng (gọi là wag band) trong vùng 780 – 820
cm-1.

Hình 2.16. Phổ hồng ngoại của 2-aminopentane

25
2.9.6.2. Amine bậc hai (Secondary amine)
Dao động hóa trị của liên kết N−H tương ứng với peak đơn, nhọn (single, sharp
peak) trong vùng 3200 – 3500 cm-1 và cường độ yếu hơn nhóm OH.

Hình 2.17. Phổ hồng ngoại của pyrrolidine

PAUSE AND REVIEW


Một số lưu ý
1. Kiểm tra liên kết với H trong vùng 2700 đến 4000 cm-1.
2. Các peak trong vùng 2850 đến 3000 cm-1 tương ứng với dao động hóa trị
của liên kết C(sp3)−H có mặt trong hầu hết các hợp chất hữu cơ.
3. Peak trong vùng lớn hơn 3000 cm-1: Hãy lưu ý tới hình dạng của peak

26
2.9.7. Aldehyde (Andehit)
Dao động hóa trị của liên kết C−O thuộc nhóm carbonyl (cacbonyl) (C=O):
1720 – 1740 cm-1
Dao động hóa trị của liên kết C(sp2)−H trong aldehyde (andehit) được đặc trưng
bởi một doublet ở 2720 cm-1 và 2820 cm-1.

Hình 2.18. Phổ hồng ngoại của formylcyclohexane


2.9.8. Ketone (Xeton)
Dao động hóa trị của liên kết C=O: 1705 – 1725 cm-1
27
Hình 2.19. Phổ hồng ngoại của 3-methyl-2-pentanone
2.9.10. Ester (Este)
Dao động hóa trị của nhóm carbonyl (cacbonyl) (C=O): 1735 – 1750 cm-1.
Band có cường độ mạnh của liên kết C−O ở tần số cao hơn so với ether (ete)
hoặc alcohol (ancol): 1150 – 1250 cm-1.

Hình 2.20. Phổ hồng ngoại của ethyl pavilate


2.9.11. Carbocylic acid (axit cacboxylic)
Dao động hóa trị của nhóm carbonyl: 1700 – 1725 cm-1

28
Dao động hóa trị của nhóm OH tương ứng với một peak chân rộng (broad
band) trong vùng 2400 – 3500 cm-1.

axit 4-phenyl butyric

Hình 2.21. Phổ hồng ngoại của axit 4-phenyl butyric


2.9.12. Acid anhydride (Anhydrit axit)
Dao động hóa trị của hai nhóm carbonyl: 1740 – 1770 cm-1, 1810 – 1840 cm-1
Dao động hóa trị của liên kết C−O: 1000 – 1100 cm-1

29
Hình 2.22. Dao động hóa trị của anhydrit propionic (propionic anhydride)
2.9.13. Dẫn xuất halogen
Dao động hóa trị của nhóm C=O: 1770 – 1820 cm-1.
Theo định luật Hooke, do khối lượng nguyên tử halogen lớn nên dao động của
liên kết C−halogen xảy ra ở tần số thấp. Chỉ có nguyên tử Cl “đủ nhẹ” nên mới
quan sát được dao động của liên kết C−Cl ở 600 đến 800 cm-1.

Hình 2.23. Phổ hồng ngoại của propionyl clorua (propionyl chloride)
2.9.14. Amide (Amit)
Phổ hồng ngoại của amide (amit) có cả đặc trưng của amine (amin) và hợp chất
carbonyl (cacbonyl).

30
Dao động hóa trị của nhóm C=O: 1640 – 1680 cm-1
Amide (amit) chứa nhóm NH2 thì dao động hóa trị của liên kết N−H tương ứng
với một doublet ở 3200 – 3500 cm-1.
Amide (amit) chứa nhóm NHR thì dao động hóa trị của liên kết N−H tương ứng
với một singlet nhọn (sharp singlet) ở 3200 – 3500 cm-1.

Hình 2.24. Phổ hồng ngoại của pivalamide


2.9.15. Hợp chất nitrile (−C≡N group)
Liên kết −C≡N tương ứng với dao động ở 2100 – 2280 cm-1. Peak của liên kết
này có cường độ mạnh hơn liên kết −C≡C− do sự khác nhau về độ âm điện của
C và N.

Hình 2.25. Phổ hồng ngoại của propionitrile

31

You might also like