You are on page 1of 10

Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi VTCB.

Sóng có biên độ càng


lớn thì phần tử sóng dao động càng mạnh

- Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì. Bước sóng được kí
hiệu là λ đơn vị là mét (m)
- Chu kì sóng chính bằng chu kì dao động của phần từ sóng, kí hiệu là T, đơn vị giây
(s)

- Tần số sóng: đại lượng f = 1/T được gọi là tần số sóng


- Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong không gian

- Mối liên hệ giữa λ,v, T: λ = v.T= V/f


- Cường độ sóng I được định nghĩa là năng lượng sóng được truyền qua một đơn vị
diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian
E
I= S . Δt , đơn vị: W/m
2

Trong đó: E là năng lượng sóng truyền qua một diện tích S vuông góc với phương
truyền sóng trong thời gian ∆t
BÀI 11: SÓNG ĐIỆN TỪ
I. Sóng điện từ
- Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. Sóng điện từ là
sóng ngang

- Tốc độ của tất cả các sóng điện từ truyền trong chân không có giá trị
3.108m/s, đúng bằng tốc độ ánh sáng trong chân không
=> Ánh sáng là sóng điện từ

- Sóng điện từ gồm một dải rộng tần số (hoặc bước sóng), gọi là thang sóng
điện từ

II. Thang sóng điện từ


- Sự khác nhau về bước sóng (hay tần số) của các loại sóng điện từ đã dẫn
đến sự khác nhau về tính chất và công dụng của chúng
1. Ánh sáng nhìn thấy
- Quang phổ của ánh sáng nhìn thấy là một dải màu biến thiên liên tục từ tím
đến đỏ.

- Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nằm trong khoảng từ 0,38μm đến
0,76μm, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất khoảng 0,76μm, ánh sáng tím có
bước sóng ngắn nhất khoảng 0,38μm

- Nguồn phát: Mặt Trời, một số loại đèn, tia chớp, ngọn lửa,…

2. Tia hồng ngoại (IR)


- Tia hồng ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy có bước sóng nằm trong
khoảng từ 0,76μm đến 1nm

- Nguồn phát tia hồng ngoại: Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh
thì phát được tia hồng ngoại ra môi trường

- Nguồn thông dụng là bóng đèn dây tóc, bếp gas, bếp than, diot hồng ngoại,

- Tia hồng ngoại có tính chất tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc
xạ và gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Đặc trưng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt
- Ứng dụng phổ thông nhất của tia hồng ngoại là sử dụng trong các điều
khiển từ xa; bếp điện, lò nướng,...

3. Tia tử ngoại (UV)


- Tia tử ngoại là sóng điện từ không nhìn thấy có bước sóng nằm trong
khoảng từ 10 nm đến 400 nm.
- Nguồn phát tia tử ngoại: Vật có nhiệt độ trên 2000°C thì phát được tia tử
ngoại, nhiệt độ của vật càng cao thì bước sóng tử ngoại càng nhỏ. Hồ quang
điện, đèn hơi thuỷ ngân là nguồn phát tia tử ngoại mạnh.

- Tia tử ngoại có tính chất tác dụng lên phim ảnh, kích thích sự phát quang
của nhiều chất, làm ion hoá không khí, có tác dụng sinh học..

- Tia tử ngoại được ứng dụng vào công nghệ diệt khuẩn, tiệt trùng thực phẩm
trước khi đóng gói, khử trùng dụng cụ y tế, tìm vết nứt trên bề mặt của các
vật kim loại...

4. Sóng vô tuyến
- Sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng từ 1 mm đến 100 km.

- Chúng được phát ra từ an ten và được sử dụng để "mang" các thông tin
như âm thanh, hình ảnh đi rất xa.

- Sóng này bị phản xạ bởi tầng điện li trước khi tới máy thu

- Trong đó, sóng VHF (Very High Frequency) (bước sóng rất ngắn) tử 1 m
đến 10 m và sóng UHF (Ultra High Frequency) (bước sáng cực ngắn) từ 10
cm đến 1 m có thể truyền thẳng đến máy thu, không bị phản xạ bởi tầng điện
li. Chúng được sử dụng cho các đài phát thanh và truyền hình địa phương.

- Sóng vi ba (bước sóng khoảng vài cm) được sử dụng cho viễn thông quốc tế
và chuyển tiếp truyền hình qua vệ tinh thông tin và cho mạng điện thoại di
động qua tháp vi ba.
5. Tia Rơn ghen (Tia X)
- Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại (khoảng từ 30 pm đến 3 nm)

- Nguồn phát tia X: Tia X được tạo ra khi các electron chuyển động với tốc độ
cao tới đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn trong ống tia X

- Ngoài các công dụng về chẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học, tia
X còn được sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết tật trong các vật đúc
bằng kim loại và trong các tinh thể, sử dụng trong giao thông để kiểm tra
hành lí của hành khách khi đi máy bay...

6. Tia Gamma (γ)


- Tia gamma có bước sóng nhỏ nhất trong thang sóng điện tử, khoảng từ 10 -
5
nm đến 0,1 nm
- Trong y học, tia gamma được dùng trong phẫu thuật, điều trị các căn bệnh
liên quan đến khối u, dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não.

- Bên cạnh lĩnh vực y tế, tia gamma còn được ứng dụng trong lĩnh vực công
nghiệp, Tia gammua giúp phát hiện các khuyết tật bằng hình ảnh rõ ràng với
độ chính xác cao.

Sơ đồ tư duy về “Sóng điện từ”


Câu 31: Một người quan sát trên mặt biển thấy khoảng cách giữa 5 ngọn
sóng liên tiếp bằng 12 m và có 9 ngọn sóng truyền qua trước mắt Trong 5 (s).
Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

 A. v = 4,5 m/s.
 B. v = 5 m/s.
 C. v = 5,3 m/s.
 D. v = 4,8 m/s.
Câu 32: Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một lá thép nằm ngang và
chạm vào mặt nước. Khi đó lá thép dao động với tần số ƒ = 120 Hz. Nguồn S
tạo ra trên mặt nước một dao động sóng, biết rằng khoảng cách giữa 9 gợn
lồi liên tiếp là 4 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước có giá trị bằng
 A. v = 120 cm/s.
 B. v = 100 cm/s.
 C. v = 30 cm/s.
 D. v = 60 cm/s.
Câu 33: Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao
động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn
đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang
trên mặt nước có giá trị bằng

 A. v = 120 cm/s.
 B. v = 150 cm/s.
 C. v = 360 cm/s.
 D. v = 150 m/s.
Câu 34: Tại một điểm O trên mặt thoáng của một chất lỏng yên lặng ta tạo ra
một dao động điều hoà vuông góc với mặt thoáng có chu kì T = 0,5 (s). Từ O
có các vòng sóng tròn lan truyền ra xung quanh, khoảng cách hai vòng liên
tiếp là 0,5 m. Xem như biên độ sóng không đổi. Tốc độ truyền sóng có giá trị

 A. v = 1,5 m/s.
 B. v = 1 m/s.
 C. v = 2,5 m/s.
 D. v = 1,8 m/s.
Câu 35: Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần
số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được
quãng đường S cm thì sóng truyền thêm được quãng đường 25 cm. Tính S

 A. S = 10 cm
 B. S = 50 cm
 C. S = 56 cm
 D. S = 40 cm.
Câu 36: Đầu A của một sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang. được làm
cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 0,5 Hz. Trong
thời gian 8 (s) sóng đã đi được 4 cm dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng v và
bước sóng λ có giá trị là

 A. v = 0,2 cm/s và λ = 0,1 cm.


 B. v = 0,2 cm/s và λ =0,4 cm.
 C. v = 2 cm/s và λ =0,4 cm.
 D. v = 0,5 cm/s và λ =1 cm.
Câu 37: Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi
lên với chu kỳ 2 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm
M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến
điểm cao nhất là

 A. 1,5 s
 B. 2,2 s
 C. 0,25 s
 D. 1,2 s
Câu 38: Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm
tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây,
với biên độ a = 3 cm và chu kỳ T = 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền
được 15 m dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

 A. v = 9 m/s.
 B. v = 6 m/s.
 C. v = 5 m/s.
 D. v = 3 m/s.
Câu 39: Người ta nhỏ những giọt nước đều đặn xuống một điểm O trên mặt
nước phẳng lặng với tốc độ 80 giọt Trong một phút, khi đó trên mặt nước xuất
hiện những gợn sóng hình tròn tâm O cách đều nhau. Khoảng cách giữa 4
gợn sóng liên tiếp là 13,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

 A. v = 6 cm/s.
 B. v = 45 cm/s.
 C. v = 350 cm/s.
 D. v = 60 cm/s.
Câu 1:Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(2πt +π/3 ) (cm).
Quãng đường vật đi được trong 5/3s là:

Câu 2: Một vật dao động với phương trình cm . Tính từ t = 0


thời điểm lần thứ 2014 vật có tốc độ 10π cm/s là

Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với
chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi
gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ ba, vật có tốc độ trung bình là

Câu 4: Chọn một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng MN dài 6 cm
với tần số 2 Hz. Chọn gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ 3√3/2 cm và
chuyển động ngược chiều với chiều dương mà mình đã chọn. Phương trình
dao động của chất điểm là:

Câu 5: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acosωt (cm). Sau khi
dao động được 1/6 chu kì vật có li độ √3/2 cm. Biên độ dao động của vật là:

Câu 6: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Chất điểm có vận tốc
bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t = 4s và t = 6s. Tốc độ trung bình trong
1 2

khoảng thời gian đó là 16cm/s. Tại thời điểm t = 0, chất điểm cách vị trí cân
bằng đoạn:

Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 2,5cos4πt
(cm). Quãng đường chất điểm đi được trong thời gian 7/6 s kể từ lúc t = 0 là:
0

You might also like