You are on page 1of 10

Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12

BÀI TẬP CHƯƠNG II:


SÓNG CƠ – GIAO THOA SÓNG – SÓNG DỪNG
Chủ đề 1 : SÓNG CƠ
Bài 1. Một sóng cơ học được truyền từ O theo phương Oy với vận tốc v = 40cm/s. Năng lượng sóng cơ bảo
toàn khi truyền đi. Dao động tại điểm O có dạng: u = 4cos(πt/2)cm. Xác định chu kì T và bước sóng λ. Viết
phương trình dao động tại điểm M cách O một đoạn bằng 4m. Nhận xét về dao động tại M so với dao động
tại O.
Bài 2. Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài có phương trình sóng là : u = 6cos(4πt – 0,02πx). Trong đó
u và x được tính bằng cm và t tính bằng giây. Hãy xác định biên độ, tần số, bước sóng và vận tốc truyền sóng.
Bài 3. Một người ngồi ở bờ biển quan sát thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 8m,và trong
vòng 1 phút người đó đếm được 16 ngọn sóng đi qua trước mặt.
a.Tính chu kỳ dao động của nước biển.
b.Tính vận tốc truyền của nước biển.
Bài 4: Một mũi nhọn s chạm vào mặt nước. Khi s dao động với tần số 50Hz nó tạo ra trên mặt nước một sóng.
Khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 6,4cm. Tính tốc độ truyền sóng. v = 40cm/s
Bài 5: Trên mặt thoáng của chất lỏng yên lặng, ta gây ra một dao động tại O có biên độ 5cm, chu kì 0,5s tốc
đô truyền sóng trên dây là v = 40cm/s
a. Tính khoảng cách từ đỉnh sóng thứ 3 đến đỉnh sóng thứ 9 kể từ tâm O.
b.Viết phương trình dao động tại O và tại điểm M cách O khoảng 50cm. Coi biên độ không giảm dần.
c. Tìm những điểm dao động cùng pha và ngược pha với O
a. 120cm; b. u0= 5cos 4πtcm; uM= 5cos(4πt–5π)cm c. 20k; 10(2k +1)
Bài 6: Đầu A của một dây cao su căng thẳng được nối với một bản rung có tần số 100Hz, biên độ dao động
của đầu bản rung bằng 2cm, tốc độ truyền sóng trên dây bằng 5m/s, chiều dài sợi dây là 6m
a. Tính λ và định vị trí gần nhất dao động ngược pha với A.
b. Viết phương trình dao động của điểm M cách A 20cm
a. λ = 5cm, d = 2,5cm b. uM = 2cos 200πt (cm ) ( t ≥ 0,04s)
Bài 7: Một sợi dây đàn hồi mảnh, rất dài, có đầu O dao động với tần số f thay đổi được trong khoảng từ 40Hz
đến 53Hz theo phương vuông góc với sợi dây. sóng tạo thành lan truyền trên dây với tốc độ không đổi v =
5m/s . a. Cho f = 40Hz. Tính chu kì và bước sóng trên dây
b. Tính tần số f để điểm M cách O một khoảng bằng 20cm luôn dao động cùng pha với O.
a. λ = 12,5cm b. f = 50Hz
Bài 8.Phương trình dao động của một nguồ phát ra sóng có dạng u = u0 cos (20π t ) . Trong khoảng thời gian
0,225 s, sóng truyền được quãng đường bằng mấy lần bước sóng? 2,25 lần bước sóng.
Bài 9: Một dao động lan truyền trong môi trường liên tục từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 7λ/3(cm).
Sóng truyền với biên độ A không đổi. Biết phương trình sóng tại M có dạng uM = 3cos2πt (uM tính bằng cm,
t tính bằng giây). Vào thời điểm t1 tốc độ dao động của phần tử M là 6π(cm/s) thì tốc độ dao động của phần
tử N là ? 3π (cm/s).
Bài 10: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng
1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm
gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm
M hạ xuống thấp nhất là? 1/12 (s)
Chủ đề 2 : GIAO THOA SÓNG CƠ

Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 1


Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
Bài 1. Hai nguồn sóng kết hợp A và B trên mặt nước rộng được thực hiện bởi một âm thoa dao động cùng pha
với tần số f. Coi biên độ sóng tại một điểm bất kỳ trên phương truyền sóng bằng biên độ dao động của nguồn
sóng là A.
a. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp do mỗi nguồn tạo ra là 2mm, tốc độ truyền sóng v = 0,9m/s.
Tính f của sóng.
b. Gọi M1, M2 là 2 điểm trên mặt nước mà khoảng cách tới 2 nguồn A và B lần lượt là M1A = d1 = 3,5cm;
M1B = d’1 = 6,9cm và M2A = d2 = 3cm; M2B = d’2 = 6,5cm. Xác định biên độ dao động của điểm M1, M2.
c. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là AB=4cm. Hãy tính số gợn sóng dao dộng với biên độ cực đại trên
khoảng AB a.450Hz; b.cực đại; cực tiểu; c.39
Bài 2. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn S1 và S2 cách nhau 5,6cm dao động cùng
pha với biên độ A = 0,5cm, tần số f = 25Hz. Tốc độ lan truyền của sóng là v = 20cm/s.
a. Viết phương trình dao động của S1 và S2
b. M là một điểm trên mặt nước cách S1 và S2 các khoảng d1 = 3,2cm và d2 = 3cm. Viết phương trình dao
động tổng hợp tại M
c. Trên đoạn S1S2 có các điểm đứng yên. Tìm khoảng cách từ S1 đến các điểm ấy. Có bao nhiêu điểm dao
động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2.
u = 0,5cos(50 π t)cm ; uM = 0,7cos((50 π t + π /4)cm ; 14
Bài 3 Tại hai điểm O1; O2 trên mặt chất lỏng cách nhau 11cm có hai nguồn phát sóng kết hợp với phương
trình dao động u1 = u2 = 2cos(10πt)cm, phương dao động vuông góc với bề mặt chất lỏng. Hai sóng truyền với
tốc độ không đổi và bằng nhau v = 20cm/s.
a. Xác định độ lệch pha của hai sóng tại điểm M trên bề mặt chất lỏng, khoảng cách từ M đến hai nguồn lần
lượt là d1 = 14cm; d2 = 15cm.
b. Xác định vị trí các điểm có biên độ bằng 0 trên đoạn O1; O2. π/2
Bài 4. Trên bề mặt của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng cơ S1 và S2 cách nhau 3cm, thực hiện dđđh
cùng pha, cùng tần số f = 50Hz, cùng biên độ a = 1mm, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Coi biên
độ sóng không đổi. Tốc độ truyền sóng v = 40cm/s. Gọi M là một điểm trên mặt chất lỏng sao cho hiệu
khoảng cách từ M tới hai nguồn là d = MS1 – MS2 = 2,4cm. Hỏi có bao nhiêu điểm trên đoạn thẳng S1S2 dao
động với cùng biên độ như ở điểm M.
Bài 5. Một sợi dây thép nhỏ uốn thành hình chữ U được gắn vào đầu một lá thép mảnh đàn hồi nằm ngang và đặt
sao cho hai đầu S1 và S2 của sợi dây hình chữ U chạm nhẹ vào mặt nước. Biết khoảng cách S1S2 = 8cm. Cho lá
thép rung với tần số f = 100Hz, biên độ dao động của S1 và S2 là 0,4cm. Khi đó trên mặt nước tại vùng giữa S1 và
S2 người ta quan sát thấy có 5 gợn lồi và những gợn này cắt đoạn S1S2 thành 6 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ
bằng một nửa các đoạn còn lại.
a. Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
b. Viết phương trình dao động tại điểm m trên mặt nước, khoảng cách từ M đến S1, S2 lần lượt là d1 =
5cm; d2 = 10cm.
a. 3,2cm; 3,2m/s; b. 0,156cos(200πt – 0,625π)cm
Bài 6: Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 40Hz và cách nhau 10cm. Tốc độ
truyền sóng trên mặt nước là 0,6m/s. Xét đường thẳng By nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Điểm
trên By dao động với biên độ cực đại gần B nhất là? 10,6mm
Bài 7. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao
động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos(40πt)mm và u2 = 5cos(40πt +π)mm. Tốc
độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2
10

Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 2


Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
Bài 8. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 16cm dao động
với tần số 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách hai nguồn A và B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm,
sóng có biên độ cực đại. giữa M và đường trung trực của AB không còn cực đại nào khác. Tính tốc độ truyền
sóng trên mặt nước và đường cực đại này cắt AB ở đâu.
30cm/s; cách đường trung trực 1cm (1/2 bước sóng) về phía A
Bài 9: Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt
nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. điểm C cách đều 2 nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8
cm. số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn CO là ? 2
Chủ đề 3 : SÓNG DỪNG
Bài 1. Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 240cm với hai đầu cố định, có Một sóng dừng với tần số f = 50Hz,
người ta đếm được có 6 bụng sóng. Tính tốc độ truyền sóng trên dây. Nếu tốc độ truyền sóng v = 40m/s và trên
dây có sóng dừng với 12 bụng sóng. Tính chu kỳ sóng.
Bài 2: Một sợi dây đàn hồi AB được căng theo phương ngang, đầu A cố định, đầu B được rung nhờ một
dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây. Biết tần số rung là 100Hz và khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp
là l = 1m. Tính vận tốc truyền sóng trên dây. v = 50m/s
Bài 3: Một sợi dây AB có gắn đầu B gắn chặt và đầu A gắn vào nhánh âm thoa có tần số dao động f. Cho âm
thoa dao động, ta quan sát trên AB có 4 bụng sóng dừng, B là một nút và A ngay sát một nút sóng dừng.
a. Tìm bước sóng λ của sóng truyền trên dây. Cho AB = 20cm, f = 10Hz
b.Tìm vận tốc truyền sóng trên dây. a. λ = 10cm b. v = 1m/s
Bài 4. Hai sóng dạng sin có cùng bước sóng và cùng biên độ truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây, với
tốc độ 10 m/s, tạo ra một sóng dừng. Biết khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là
0,5s. Tính bước sóng. 1000cm
Bài 5: Một dây đàn hồi AB treo lơ lửng đầu A gắn vào âm thoa rung với tần số f = 100Hz. Vận tốc truyền
sóng trên dây là 4m/s.
a. Dây có chiều dài l = 80cm. Có thể có sóng dừng trên dây ko? Giải thích. Không thể; l (2k + 1)λ/2
b. Cắt bớt dây để dây chỉ còn dài 21cm. Bấy giờ có sóng dừng trên dây. Tính số nút và số bụng. 11nút,11
bụng
c. Nếu chiều dài của dây vẫn là 80cm thì tần số của âm thoa phải là bao nhiêu để có 8 bụng sóng dừng.
d. Nếu tần số vẫn là 100Hz thì muốn có kết quả như câu c, chiều dài của dây phải là bao nhiêu. 15cm
Bài 6. Mực nước trong ống thủy tinh dựng thẳng đứng, chiều dài 1m có thể điều chỉnh ở bất kì vị trí nào trong
ống. Một âm thoa dao động với tần số 680Hz được đặt ở trên đầu hở của ống. Hỏi mực nước ở những vị trí
nào thì có cộng hưởng. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s 1/8m; 3/8m ; 5/8m…
Bài 7: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm
bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu
kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M
là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là? 2,4 m/s.
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II:
SÓNG CƠ – GIAO THOA SÓNG – SÓNG DỪNG
Chủ đề 1 : SÓNG CƠ
Câu 1: Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:
A. Vận tốc. B. Tần số. C. Bước sóng. D. Năng lượng.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng ? Sóng dọc:
A. Chỉ truyền được trong chất rắn.
B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 3
Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
C. Truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D. Không truyền được trong chất rắn.
Câu 3: Sóng dọc là sóng:
A. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo phương thẳng đứng.
B. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường trùng với phương truyền sóng.
C. có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học:
A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền trong không gian của các phần tử vật chất.
B. Sóng CH là quá trình lan truyền dao động theo thời gian.
C. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian .
D. Sóng cơ học là sự lan truyền của biên độ theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi
Câu 5: Sóng cơ học truyền được trong các môi trường:
A. Rắn và lỏng. B. Lỏng và khí. C. Rắn, lỏng và khí. D. Khí và rắn.
Câu 6: Vận tốc truyền sóng cơ học giảm dần trong các môi trường :
A. Rắn, khí và lỏng. B. Khí, lỏng và rắn. C. Rắn, lỏng và khí. D. Lỏng, khí và rắn
Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.
A. Bước sóng là quãng đường mà sóng trưyền được trong 1 chu kì.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao dộng cùng pha nhau trên phương truyền sóng.
C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.
D. Cả A và C.
Câu 8: Chọn phát biểu sai. Quá trình lan truyền của sóng cơ học:
A. Là quá trình truyền năng lượng
B. Là quá trình truyền dđộng trong môi trường vật chất theo thời gian.
C. Là quá trình lan truyền của pha dao động.
D. Là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian và theo thời gian.
Câu 9: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào:
A. Vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. Phương truyền sóng và tần số sóng.
C. Phương dao động và phương truyền sóng. D. Phương dao động và vận tốc truyền sóng.
Câu 10: Công thức liên hệ vận tốc truyền sóng v, bước sóng λ, chu kì sóng T và tần số sóng f là:
A. λ = v/ f = vT B. λ.T =v. f C. λ = v/T = v.f D. v = λ.T = λ/f
Câu 1: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2m và có 6
ngọn sóng qua trước mặt trọng 8s. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 3,2m/s B. 1,25m/s C. 2,5m/s D. 3m/s
Câu 2: Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách
giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Khi đó vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. v = 50cm/s. B. v = 50m/s. C. v = 5 cm/s. D. v = 0,5cm/s.
Câu 3: Một người quan sát 1 chiếc phao nổi trên mặt biển , thấy nó nhô lên cao 6 lần trong 15 giây. Coi sóng
biển là sóng ngang. Chu kỳ dao động của sóng biển là
A. T = 2,5 s B. T = 3 s C. T = 5 s D. T = 6s

Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 4


Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
Câu 4: Khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng của nó tăng hay giảm bao nhiêu lần? Biết vận tốc
âm trong nước là 1530m/s, trong không khí là 340m/s.
A. không đổi B. tăng 4,5 lần C. giảm 4,5 lần D.giảm 1190 lần.
Câu 5: Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ =2m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên
cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha nhau là A. 0,5m B. 1m C. 1,5m D. 2m
Câu 6: Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ 0,04s. Vận tốc truyền sóng bằng 200cm/s. Hai điểm nằm
trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau 6 cm, thì có độ lệch pha
A. 1,5π B. 1π. C. 3,5π. D. 2,5π.
Câu 7: Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước vận tốc 2m/s. Người ta thấy hai
điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng đường thẳng qua O và cách nhau 40cm luôn dao động
ngược pha nhau. Tần số sóng đó là
A. 0,4Hz B. 1,5Hz C. 2Hz D. 2,5Hz
Câu 8: Hai điểm A, B cùng phương truyền sóng cách nhau 21cm, A và B dao động ngược pha nhau. Trên
đoạn AB có 3 điểm dao động cùng pha với A. Tìm bước sóng?
A. 6cm B. 3cm C. 7cm D. 9cm
Câu 9: Hai điểm A, B cùng phương truyền sóng, cách nhau 24cm. Trên đoạn AB có 3 điểm A1, A2, A3 dao
động cùng pha với A; 3 điểm B1, B2, B3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, B1, A1, B2,
A2, B3, A3, B, biết AB1 = 3cm. Bước sóng là
A. 6cm B. 3cm C. 7cm D. 9cm
Câu 10: Trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số f = 30Hz. Vận tốc truyền
sóng là một giá trị nào đó trong khoảng 1,6 m/s < v < 2,9 m/s. Biết tại điểm M cách O một khoảng 10cm sóng
tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc đó là
A. 2m/s B. 3m/s C.2,4m/s D.1,6m/s
Câu 11: Sóng truyền trên dây với vận tốc 4 m/s tần số sóng thay đổi từ 22 Hz đến 26 Hz. Điểm M cách nguồn
một đoạn 28 cm luôn dao động lệch pha vuông góc với nguồn. Bước sóng truyền trên dây là
A.160 cm. B.1,6 cm. C.16 cm. D.100 cm.
Câu 12: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 120cm/s, tần số của sóng thay đổi từ 10Hz
đến 15Hz. Hai điểm cách nhau 12,5cm luôn dao động vuông pha. Bước sóng của sóng cơ đó là
A. 10,5 cm B. 12 cm C. 10 cm. D. 8 cm
Câu 13: Một sóng cơ học có bước sóng λ, tần số f và có biên độ là A không đổi khi truyền đi trong một môi
trường. Sóng truyền từ điểm M đến điểm N cách nhau 7λ/3. Vào một thời điểm nào đó tốc độ dao động của
M là 2πfA thì tốc độ dao động tại N là
A. πfA B. πfA/2 C. πfA/4 D. 2πfA
Câu 14: Đầu O của một sợi dây đàn hồi dao động với phương tŕnh u = 2. sin2πt (cm) tạo ra một sóng ngang
trên dây có vận tốc v = 20 cm/s. Một điểm M trên dây cách O một khoảng 2,5 cm dao động với phương tŕnh:
A. uM = 2.cos(2πt + π / 2 )cm. B. uM = 2.cos(2πt - 3π / 4 )cm
C. uM = 2.cos(2πt +π)cm. D. uM = 2.cos2πt cm.
Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền trên 1 phương truyền sóng với vận tốc 40 cm/s. Phương trình sóng của 1
điểm O trên phương truyền đó là : uO = 2 sin 2πt (cm). Phương tŕnh sóng tại 1 điểm M nằm trước O và cách
O 1 đoạn 10 cm là

A. u M = 2 cos(2π t ) cm B. u M = 2 cos(2π t -π ) cm
π π
= uM 2cos(2π t + ) u M = 2cos(2π t - )
C. 4 cm D. 4 cm
Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 5
Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
Câu 16: Một sóng ngang truyền từ M đến O rồi đến N cùng một phương truyền sóng với vận tốc 18 m/s, MN
π
= uO 5 cos(4π t − )
= 3 m, MO = NO. Phương tŕnh sóng tại O là 6 cm thì phương tŕnh sóng tại M và N là
π π
= uM 5 cos(4π t − ) cm u N = 5 cos(4π t + ) cm
A. 2 và 6
π π
= uM 5 cos(4π t + ) cm u N = 5 cos(4π t - ) cm
B. 2 và 6
π π
u M = 5 cos(4π t + ) =
cm uN 5 cos(4π t − ) cm
C. 6 và 2
π π
u M = 5 cos(4π t - ) cm u N = 5 cos(4π t + ) cm
D. 6 và 2
Câu 17: Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương tŕnh u = 28cos(20x - 2000t) (cm), trong đó x là
toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây s. Vận tốc của sóng là
A. 334 m/s. B. 100m/s. C. 314m/s. D. 331m/s.
Câu 18: Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo 1 đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0 , điểm
O đi qua vị trí cân bằng theo chiều (+). Ở thời điểm bằng 1/2 chu kì một điểm cách nguồn 1 khoảng bằng 1/4
bước sóng có li độ 5cm. Biên độ của sóng là

A. 10cm B. 5 3 cm C. 5 2 cm D. 5cm
Câu 19: Sóng có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ 2 m/s, gây ra
các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất
lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t,
điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?
A. 3 / 20 ( s) B. 3 / 80( s) C. 1 / 80 ( s) D. 1 / 160 ( s)
Câu 20: Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v = 40cm/s, phương tŕnh sóng tại O là u= 4sinπt/2 cm. Biết lúc
t thì li độ của phần tử M là 3cm, vậy lúc t + 6 s li độ của M là
A. -3cm B. 2cm C. -2cm D. 3cm
Câu 21: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy
. trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm . Cho biên độ a = 1cm và biên độ không thay
đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là
A. 0 B. 2 cm C. 1cm D. - 1cm
Câu 22: Một sóng ngang truyền trên mặt nước với tần số f = 10Hz.Tại
một thời điểm nào đó một phần mặt nước có hình dạng như hình vẽ 2.
Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D
là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng
và vận tốc truyền sóng là
A. Từ A đến E với vận tốc 8m/s. B. Từ A đến E với vận tốc 6m/s.
C. Từ E đến A với vận tốc 6m/s. D. Từ E đến A với vận tốc 8m/s.
Chủ đề 2 : GIAO THOA SÓNG CƠ
Câu 1: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có:
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.
C. Cùng tần số và cùng pha. D. Cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.
Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 6
Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng
A. Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng.
B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.
C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lêch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp
D. Hai nguồn dđộng có cphương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp.
Câu 3: Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực tiểu giao thoa khi
hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là: (với k ∈ Z )
A. d2 –d1 = kλ/2 B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2 C. d2 – d1 = kλ D. d2 –d1 = (2k + 1)λ/4
Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi
hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là: (với k ∈ Z )
A. d2 –d1 = kλ/2 B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2 C. d2 – d1 = kλ D. d2 –d1 = (2k + 1)λ/4
Câu 5: Phát biểu nào là không đúng?
A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại
B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực
tiểu.
D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường
thẳng cực đại.
Câu 1: Thực hiện giao thoa cơ với 2 nguồn S1S2 cùng pha, cùng biên độ 1cm, bước sóng λ = 20cm thì điểm
M cách S1 50cm và cách S2 10cm có biên độ
A. 0 B. 2 cm C. 2 2 cm D. 2cm
Câu 2: Hai nguồn sóng S1, S2 trên mặt nước tạo các sóng cơ có bước sóng bằng 2m và biên độ a. Hai nguồn
được đặt cách nhau 4m trên mặt nước. Biết rằng dao động của hai nguồn cùng pha, cùng tần số và cùng
phương dao động. Biên độ dao động tổng hợp tại M cách nguồn S1 một đoạn 3m và MS1 vuông góc với S1S2
nhận giá trị bằng
A. 2a. B. 1a. C. 0. D. 3a.
Câu 3: Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 3cm trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang với cùng
phương trình u = 2cos(100 π t) mm, t tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng trong nước là 20cm/s. Coi
biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Phương trình sóng tại điểm M nằm trên mặt nước với S1M = 5,3cm và
S2M = 4,8cm là
A. u = 4cos(100πt - 0,5 π ) mm B. u = 2cos(100πt + 0,5π) mm
C. u = 2 2 cos(100πt - 24,25 π ) mm D. u = 2 2 cos(100πt - 25,25 π ) mm
Câu 4: Hai mũi nhọn S1. S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số f = 100Hz được đặt cho chạm
nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2
điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng: u = acos2 π ft. Phương trình dao động
của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d= 8cm.
A. uM = 2acos ( 200 π t - 20 π ). B. uM = acos( 200 π t).
π
C. uM = 2acos ( 200 π t - ). D. uM = acos ( 200 π t + 20 π ).
2
Câu 5: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha
với tần số 30Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm, sóng có
biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt
nước là
Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 7
Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 60cm/s D. 80cm/s
*Câu 6: Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số f = 25 Hz. Giữa
S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa đỉnh của hai hypebol ngoài cùng
là 18 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. v = 0,25 m/s. B. v = 0,8 m/s. C. v = 0,5 m/s. D. v = 1 m/s.
Câu 7: Tại hai điểm A nà B trên mặt nước dao động cùng tần số 16Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên
mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30cm, MB = 25,5cm, giữa M và trung trực của AB có hai
dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. v= 36cm/s. B. v =24cm/s. C. v = 20,6cm/s. D. v = 12cm/s.
Câu 8: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp cùng pha A và B dao động với
tần số 80 (Hz). Tại điểm M trên mặt nước cách A 19 cm và cách B 21 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M
và đường trung trực của AB có 3 dãy các cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A.160/3 cm/s B.20 cm/s C.32 cm/s D. 40 cm/s
Câu 9: Tại hai điểm A và B trên mặt nước dao động cùng tần số 16Hz, ngược pha, cùng biên độ. Điểm M
trên mặt nước dao động với biên độ cực tiểu với MA = 30cm, MB = 25,5cm, giữa M và trung trực của AB có
hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. v= 36cm/s. B. v =24cm/s. C. v = 20,6cm/s. D. v = 12 cm/s.
Câu 10: Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn O1O2 những đoạn lần lượt là : O1M =3cm,
O1N =10cm , O2M = 18cm, O2N = 45cm, hai nguồn dao động cùng pha,cùng tần số 10Hz , vận tốc truyền
sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Bước sóng và trạng thái dao động của hai điểm này dao động là
A. λ = 50cm ;M đứng yên, N dao động mạnh nhất. B. λ = 15cm ;M dao động mạnh nhất, N đứng yên.
C. λ = 5cm ; cả M và N đều dao động mạnh nhất. D. λ = 5cm ;Cả M và N đều đứng yên.
Câu 11: Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 10cm trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, cùng biên
độ, vận tốc truyền sóng trên mặt nước 1m/s. Trên S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và
không dao động trừ S1, S2
A. có 9 điểm dao động với biên độ cực đại và 9 điểm không dao động.
B. có 11 điểm dao động với biên độ cực đại và 10 điểm không dao động.
C. có 10 điểm dao động với biên độ cực đại và 11 điểm không dao động.
D. có 9 điểm dao động với biên độ cực đại và 10 điểm không dao động.
Câu 12: Hai nguồn S1,S2 dao động ngược pha, cùng phương, cùng tần số, cách nhau 10cm, có chu kì sóng là
0,2s. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 25cm/s. Số cực đại giao thoa trong khoảng S1S2 là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 13:Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn cùng phương, cùng pha A và B
cách nhau 8 cm dao động với tần số f = 20 Hz.
a. Tại một điểm M cách các nguồn sóng d1 = 20,5cm và d2 = 25cm sóng có biên độ cực đại. Biết rằng giữa M
và đường trung trực của AB còn hai đường dao động mạnh. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 25 cm/s B. 30 cm/s C. 35 cm/s D. 40 cm/s
b. Tìm đường dao động yếu ( không dao động ) trên mặt nước.
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
c. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại
trên đoạn CD là
A. 11 B. 6 C. 5 D. 1
Câu 14: Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn O1O2 những đoạn lần lượt là O1M = 3,25cm,

Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 8


Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
O1N = 33cm , O2M = 9,25cm, O2N = 67cm, hai nguồn dao động cùng tần số 20Hz, vận tốc truyền sóng trên
mặt chất lỏng là 80cm/s. Hai điểm này dao động thế nào
A.M đứng yên, N dao động mạnh nhất. B.M dao động mạnh nhất, N đứng yên.
C. Cả M và N đều dao động mạnh nhất. D. Cả M và N đều đứng yên.
Câu 15: Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau một khoảng a = 8,6 cm, dao động với phương trình u1 = acos100 π t
(cm); u2 = acos(100 π t + π )( cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Số các gợn lồi trên đoạn S1,
S2 là: A. 22 B. 23 C. 24 D. 25
Câu 16: Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 14,5 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng
pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là 1,5 cm, là điểm gần
O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 20cm, nằm ở mặt nước có số
điểm luôn dao động với biên độ cực đại là
A. 18. B. 16. C. 32. D. 17.
Câu 17: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau
24,5cm. Tốc độ truyền sóng 0,8m/s. Tần số dao động của hai nguồn A , B là 10Hz. Gọi (C) là đường tròn tâm
O nằm trên mặt nước (với O là trung điểm của AB) và có bán kính R = 14cm. Trên (C) có bao nhiêu điểm dao
động với biên độ lớn nhất?
A.5. B. 10. C. 12. D. 14.
Câu 18: Hai nguồn kết hợp cùng pha O1, O2 có λ = 5 cm, điểm M cách nguồn O1 là 31 cm, cách O2 là 18 cm.
Điểm N cách nguồn O1 là 22 cm, cách O2 là 43 cm. Trong khoảng MN có bao nhiêu gợn lồi, gợn lõm?
A. 7; 7 . B. 7; 8. C. 6; 7 . D.6;8
Câu 19: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10cm dao động theo phương
thẳng đứng với phương trình u1 = 10cos20πt (mm) và u2 = 10cos(20πt + π )(mm) Tốc độ truyền sóng trên mặt
chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng của chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ
cực đại trên đoạn BM là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau khoảng AB =
10 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 0,5 cm. C và D là hai điểm khác
nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho MA = 3 cm; MC = MD = 4 cm. Số điểm dao động
cực đại trên CD là
A. 3. B. 4 C. 5. D. 6.
Câu 21: Phương trình sóng tại hai nguồn là: u = a cos 20π t cm . AB cách nhau 20cm, vận tốc truyền sóng trên
mặt nước là v = 15cm/s. CD là hai điểm nằm trên vân cực đại và tạo với AB một hình chữ nhật ABCD. Hỏi
hình chữ nhật ABCD có diện tích cực đại bằng bao nhiêu?
A. 10,128 cm2 B. 2651,6 cm2. C. 20,128 cm2 D. 1863,6 cm2.
Câu 22: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B dao động cùng pha với biên độ sóng
không đổi bằng a, cách nhau một khoảng AB = 12 cm. C là một điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và
cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 8 cm. Biết bước sóng λ = 1,6 cm. Số điểm dao động ngược
pha với nguồn có trên đoạn CO là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Chủ đề 3 : SÓNG DỪNG
Câu 1: Sóng dừnglà trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vì
A. Sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng
B. Sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của sóng phản xạ và sóng tới trên cùng phương truyền sóng
C. Sóng dừng là sự giao thoa của hais óng kết hợp trên cùng phương truyền sóng
Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 9
Đề cương Bài tập tự luận & Trắc nghiệm 12
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 2: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng các giữa hai nút liên tiếp bằng:
A. Một bước sóng. B. Nửa bước sóng. C. Một phần tư bước sóng. D. Hai lần bước sóng.
Câu 3: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng:
A. Độ dài của dây. B. Một nửa độ dài của dây.
C. Khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng sóng liên tiếp.
D. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng liên tiếp.
Câu 4: Sóng dừng là:
A. Sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.
B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong môi trường.
C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa hai sóng kết hợp truyền ngược nhau trên cùng phương truyền
sóng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Điều kiện để có sóng dừng trên dây khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là :
A. l = kλ B. l =k λ/2 C. l = (2k + 1)λ/2 D. l = (2k + 1) λ /4
Câu 1: Điều kiện để có sóng dừng trên dây khi cả hai đầu dây A, B đều cố định hay đều tự do là:
A. l = kλ B. l = k λ/2 C. l = (2k + 1)λ/2 D. l = (2k + 1)λ/4
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao
động.
C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu
Câu 7: Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định
còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. 40 m /s. B. 100 m /s. C. 60 m /s. D. 80 m /s.
Câu 8: Một dây AB dài 1,80m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số
100Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút.
Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB.
A. λ = 0,30m; v = 30m/s B. λ = 0,30m; v = 60m/S
C. λ = 0,60m; v = 60m/s D. λ = 1,20m; v = 120m/s
Câu 9:Một sợi dây có một đầu bị kẹp chặt, đầu kia buộc vào một nhánh của âm thoa có tần số 600Hz. Âm
thoa dao động tạo ra một sóng có 4 bụng. Có tốc độ sóng trên dây là 400 m/s. Chiều dài của dây là:
A. 4/3 m B. 2 m C. 1,5 m D. giá trị khác
Câu 10:Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hòa ngang có tần số 100
Hz ta có sóng dừng, trên dây có 4 múi nguyên. Vận tốc truyền sóng trên dây có giá trị bao nhiêu?
A. 20 m/s B. 40 m/s C. 30 m/s D. Giá trị khác
Câu 11: Một dây đàn dài 40 cm, căng ở hai đầu cố định , khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên
dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là:
A. λ = 13,3 cm. B. λ = 20 cm C. λ = 40 cm. D. λ = 80 cm.

Tổ Vật lý – KTCN - Trường Trung học Thực hành - ĐHSP 10

You might also like