You are on page 1of 5

Thực hành: Đo tốc độ truyền âm

Trưởng nhóm: Phạm Quang Chính


Lớp: 11 Lý 2
Họ và tên thành viên trong nhóm:

1. Nguyễn Đứ c Minh 3. Nguyễn Tuấ n Dũ ng 5. Phạ m Tiến Dũ ng 7. Tô Nhậ t Nguyên


Khô i

2. Nguyễn Danh Tú Anh 4.Phạ m Quang Chính 6. Trầ n Bình Minh 8. Trương Quang Dũ ng

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:


1. Hiểu được phương án đo bước sóng của âm trong không khí dựa vào hiện
tượng cộng hưởng âm trong cột không khí và dao động của nguồn âm.
Đo bước sóng λ khi đã biết trước tần số f , từ đó suy ra tốc độ v của âm
trong không khí.
2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ thực hành, khả năng xử lý sai số,
xử lý tình huống.
3. Củng cố kiến thức về sóng âm, sóng dừng.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Giao thoa sóng
- Khái niệm: Giao thoa sóng là hiện tượng tổng hợp của hai sóng kết
hợp trong một không gian, trong đó những chỗ biên độ sóng bị
giảm bớt hoặc được tăng cường.
- Điều kiện để có giao thoa sóng cơ: đó là khi 2 nguồn kết hợp với
nhau, với điều kiện là 2 nguồn này phải có cùng hiệu số pha không
đổi theo thời gian và cùng tần số.
2. Sóng dừng
- Khái niệm: Trong vật lý, sóng dừng, hay còn được gọi là sóng
đứng, sóng tĩnh là một loại sóng dao động theo thời gian nhưng có
biên độ đỉnh sóng không di chuyển trong không gian.
- Sóng dừng được hình thành bởi sự giao thoa của hai sóng ngược
chiều, hai loại sóng đó là sóng phản xạ và sóng tới, được xét trên
cùng một phương truyền. Kết quả của quá trình giao thoa này sẽ
tạo ra một hệ sóng đứng nếu truyền theo cùng một phương hướng.
- Trong sóng dừng luôn có một điểm đứng yên gọi là nút và một số
điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng.
3. Các đại lượng đặc trưng của sóng
- Biên độ sóng (Ký hiệu: A; đơn vị: m): Là độ dịch chuyển lớn nhất
của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng của một điểm sóng.
- Tần số và chu kì sóng
+ Tần số sóng (ký hiệu: f ; đơn vị: Hz) là dao động của mỗi
điểm sóng thực hiện trong một đơn vị thời gian.
+ Chu kì sóng (ký hiệu: T ; đơn vị: giây) là thời gian thực hiện
một dao động của điểm sóng.
+ Công thức liên hệ giữa tần số và chu kì sóng
1
f=
T
- Bước sóng và tốc độ sóng
+ Bước sóng (ký hiệu: λ; đơn vị: m): Là quãng đường sóng
truyền đi trong một chu kì dao động T .
m
+ Tốc độ sóng (ký hiệu: v , đơn vị: s ): là tốc độ lan truyền
năng lượng của sóng trong không gian, hay được hiểu chính
là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
+ Công thức liên hệ giữa bước sóng và tốc độ sóng
v
λ=v . T hoặc λ=
f
4. Các công thức liên quan đến phương án thực hành:
- Từ điều kiện để có sóng dừng trong cột không khí, suy ra khi chiều
λ
dài cột không khí thỏa mãn: l=k 4 với: k = 1, 3, 5,… thì xảy ra
cộng hưởng.
λ 3λ 5λ 7λ
→ Chiều dài cột không khí trong ống có giá trị: , , , ,
4 4 4 4
… thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, ta nghe thấy âm to nhất.
Hình ảnh minh hoạ:

- Lúc đó, đầu hở của ống là một bụng B, còn đầu kín của ống là một
λ
nút N. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng 2 .
v
- Từ công thức: λ= f , nếu biết trước f và đo được λ, ta sẽ tính được v
= λ.f.

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:


1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống trụ làm bằng thuỷ tinh trong suốt, có đường kính trong 40mm,
dài 670mm, có chia độ 0 ÷ 660mm.
- Pittông làm bằng thép bọc nhựa, có vạch dấu, nối với dây kéo và
ròng rọc, có thể di chuyển dễ dàng trong ống.
- Máy điện thoại có ứng dụng phát tín hiệu sóng âm.
- Giá đỡ ống trụ
2. Các bước tiến hành thí nghiệm:
a. Điều chỉnh máy phát tín hiệu sóng âm:
- Sử dụng ứng dụng phát tính hiệu sóng âm trên điện thoại, điều
chỉnh sao cho mức âm phát ra có tần số f =900 Hz , mức âm vừa đủ
nghe.
- Cẩn thận đặt vị trí của loa điện thoại sao cho âm phát ra hướng vào
trong ống.
b. Cầm đầu sợi dây có móc treo, thả cho mặt đáy của pittông nằm gần
sát đầu dưới của ống thủy tinh. Sau đó kéo từ từ pittông lên để tăng
dần độ dài ℓ của cột không khí trong ống thủy tinh. Do có sự giao
thoa giữa sóng âm từ loa truyền tới và sóng âm phản xạ từ mặt
pittông nên trong cột không khí sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng
tạo ra sóng dừng gồm các nút (có biên độ cực tiểu a min=0) và các
bụng (có biên độ cực đại a max) nằm xen kẽ cách đều nhau .
c. Khi có sóng dừng trong ống thì độ dài ℓ của cột không khí có giá
trị thích hợp bằng:
λ
l=k (1) Với (k = 1,3,5,7,…...)
4
Ta suy ra khoảng cách d giữa hai vị trí ℓ1 và ℓ2 đúng bằng khoảng
cách giữa hai bụng sóng kế tiếp và có giá trị bằng nửa bước sóng
tức là:
λ
d=l2 −l 1= (2)
2
Bảng số liệu:

Lần đo f =900 Hz

l 1(m) l 2(m) d=l2 −l 1(m) λ = 2d (m) Δ λ (m)


1
2
3
4
5

IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Căn cứ các giá trị của khoảng cách d ghi trong Bảng 2, tính giá trị trung
bình và sai số tuyệt đối cực đại (∆λ) max của bước sóng âm:
d 1 +d 2 +d 3 +d 4+ d 5
d= =¿ ………………………………… (m)
5
λ=2 d=¿ ……………………………………………… (m)
¿ …………………… (m)
2. Xác định tốc độ v của âm truyền trong không khí (ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm) theo công thức:
m
v=λ . f =¿ ……………………………………………… ( )
s
∆λ ∆f m
∆ v= + . v = ……………………………………… ( )
λ f s
m
3. Kết quả: v=v ± ∆ v=¿ ………………………………… ( s )
4. Nhận xét chung:
- Muốn thí nghiệm có kết quả chính xác thì phải làm thí nghiệm nhiều lần
rồi suy ra các giá trị trung bình vì thực tế, rất khó xác định vị trí các bụng
sóng, nút sóng phải dùng tai nghe để xác định.
5. Sai số:
a. Nguyên nhân sai số:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Vị trí đặt mắt không chính xác nên dễ quan sát sai
chiều dài vị trí cộng hưởng sóng âm.
+ Tai nghe không chính xác âm cộng hưởng.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Dụng cụ đo không có độ chính xác tuyệt đối.
+ Pít tông không hoàn toàn kín với ống.
b. Cách khắc phục sai số:
- Khắc phục kỹ năng cá nhân
- Đo nhiều lần để cho kết quả chính xác nhất
- Sử dụng thiết bị đo chính xác

V. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG


- Thành thục các thao tác, kỹ năng thực hành thí nghiệm và sử dụng các đồ
dụng chuyên dụng
- Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, khắc phục sai số
- Củng cố kiến thức về sóng dừng

You might also like