You are on page 1of 2

BẢN CHẤT ÁNH SÁNG

1.1Thuyết sóng điện từ về bản chất ánh sáng


- Khái niệm: Sóng điện từ là sóng ngang nghĩa là nó là sự lan truyền của
các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện
trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động
vuông góc với hướng lan truyền sóng.
- Đặc điểm:
+ Lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. Là
sóng duy nhất lan truyền được trong chân không
+ Dao động điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với
nhau
+ Sóng điện từ cũng có các tính chất của sóng cơ như: phản xạ, khúc xạ,
giao thoa,…
+Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng.
- Biểu thức:
x
E =⃗

( ( ) )
E0 .cos ω . t − + φ
v
Trong đó: Tần số góc: ω=2 πf (rad/s)
f: tần số ánh sáng (Hz)
λ: bước sóng (m) và λ.f=v
E : gọi là véctơ sáng

Bài tập áp dụng: Sóng điện từ trong chân không có tần số f=150kHz, bước sóng của
sóng điện từ đó là:

A. λ = 2000m.              B. λ = 2000km.

C. λ = 1000m.              D. λ = 1000km.

c 3. 108
Áp dụng công thức tính bước sóng: λ= = =2000 m  A
f 15. 104

- Ánh sáng truyền trong chân không có tốc độ cực đại, ký hiệu c (
c=3. 108 m/s ¿  Với vận tốc không đổi khi truyền trong chân không
- Ánh sáng có tần số càng lớn thì bước sóng càng nhỏ và ngược lại
λ0 . f c λ 0
= = =n
λ.f v λ
- Các đơn vị để đo bước sóng ánh sáng trong phạm vi từ tia hồng ngoại đến
tia Rơnghen:
+ Micromet ( μm )=10−6 m=10−3 mm
+ Nanomet ( nm )=10−9 m=10−6 mm
+Angstrom( Ȧ ) =10−10 m=10−1 nm

- Ánh sáng khả kiến là một phần của quang phổ điện từ có thể nhìn thấy
bằng mắt thường. Mắt người có thể nhìn thấy bức xạ điện từ có bước
sóng từ khoảng 390-760 nm.
- Tính chất sóng của ánh sáng thể hiện rõ qua hiện tượng giao thoa, nhiễu
xạ và phân cực ánh sáng.
1.2. Thuyết lượng tử ánh sáng.
- Biểu thức:
hc
ε =hf =
λ
Trong đó:
h= 6,625.10-34 Js = 4,14.10-15 eV. s , gọi là hằng số Planck.
f, λ là tầng số và số bước sóng của sóng ánh sáng ứng với
photon đó.
c= 3.108 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.

Bài tập áp dụng: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm, biết rằng
số Plang h=6,625.10-34 (Js). Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ
bằng:
A. 4,97.10-31 J. B. 4,97.10-19 J. C. 2,49.10-19 J. D.
2,49.10-31 J.
hc 6,625. 10−34 .3. 108 −19
ε= = ≈ 4,97.10 J
λ 0,4.10−6

- Chú ý:

+ Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng ε = hf không bị thay đổi
và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.

+ Tuy mỗi lượng tử ánh sáng ε = hf mang năng lượng rất nhỏ nhưng trong
chùm sáng lại có một số rất lớn lượng tử ánh sáng, vì thế ta có cảm
giác chùm sáng là liên tục
hf h h
- Ta có công thức : P=mc= = =
c cT λ
- Với p=mc là động lượng của Photon đặc trưng cho tính chất hạt, λ là bước
sóng đặc trưng cho tính chất sóng.
- Cường độ của một chùm ánh sáng sẽ tỉ lệ với số photon phát ra từ nguồn
trong một đơn vị thời gian

You might also like