You are on page 1of 3

CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN

VL3 - PH1131
Phần I: Lý thuyết

Giao thoa
Câu 1. Trình bày khái niệm quang lộ và mặt trực giao của một chùm sáng. Phát biểu định lí Malus;
chứng minh định lí Malus cho trường hợp chùm sáng song song khúc xạ qua mặt phân cách của
hai môi trường trong suốt có chiết suất n1, n2.
Câu 2. Trình bày hiện tượng giao thoa ánh sáng gồm các vấn đề sau
đây: Thí nghiệm Lloyd, vân giao thoa cùng độ dày trên bản mỏng và
giao thoa gây bởi nêm không khí.
Câu 3. Trình bày về sự tạo thành vân tròn Newton khi chiếu một
chùm tia sáng song song đơn sắc bước sáng 𝜆 theo phương vuông
góc với mặt phẳng của thấu kính phẳng lồi đặt tiếp xúc với bản thủy
tinh G như hình vẽ. Tìm công thức xác định bán kính của vân tối thứ
k, cho biết thấu kính phẳng lồi có bán kính R, khoảng không gian
giữa thấu kính và bản thủy tinh là không khí.

Nhiễu xạ
Câu 4. Định nghĩa hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Phát biểu nguyên lý Huygens-Fresnel. Trình bày
phương pháp đới cầu Fresnel, nêu các tính chất của đới cầu. Tính biên độ dao động sáng tại một
điểm M do nguồn sáng điểm O gây theo phương pháp đới cầu Fresnel.
Câu 5. Trình bày phương pháp đới cầu Fresnel, nêu các tính chất của đới cầu. Tính biên độ dao
động sáng tại một điểm do nguồn sáng điểm gây ra theo các đới cầu Fresnel. Trình bày nhiễu xạ
ánh sáng qua lỗ tròn.
Câu 6. Trình bày hiện tượng nhiễu xạ gây bởi sóng phẳng đơn sắc qua một khe hẹp. Tìm công
thức xác định cực tiểu và cực đại nhiễu xạ. Vẽ đồ thị biểu diễn cường độ sáng các cực đại nhiễu
xạ và nêu các nhận xét.

Câu 7. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ gây bởi sóng phẳng đơn sắc qua nhiều khe hẹp (vẽ hình).
Tìm công thức xác định cực tiểu chính, cực đại chính và nêu số cực đại phụ, cực tiểu phụ giữa hai
cực đại chính. Vẽ đồ thị phân bố cường độ sáng cho trường hợp nhiễu xa qua N = 5 khe biết khoảng
cách giữa hai khe kế tiếp nhau là d, bề rộng mỗi khe là b và d = 3b.
Câu 8. Định nghĩa cách tử nhiễu xạ và chu kỳ cách tử. Viết công thức số khe trên một đơn vị dài
và nêu ứng dụng của cách tử.
Trình bày nhiễu xạ của tia X trên mạng tinh thể.

Phân cực
Câu 9. Phân biệt ánh sáng tự nhiên, ánh sáng phân cực một phần và toàn phần. Phát biểu và viết
biểu thức định luật Malus. Trình bày sự quay của mặt phẳng phân cực khi cho ánh sáng phân cực
toàn phần đi qua tinh thể đơn trục và qua dung dịch hoạt quang.

Thuyết tương đối


Câu 10. Phát biểu hai tiên đề trong lý thuyết tương đối hẹp của Einstein. Thiết lập hệ thức Einstein.
Tính động năng của chất điểm theo thuyết tương đối hẹp. Trong trường hợp chất điểm chuyển
động với vận tốc nhỏ thì động năng được xác định như thế nào?

1
Lượng tử ánh sáng
Câu 11. Định nghĩa năng suất phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc. Phát biểu và viết biểu
thức định luật Kirchhoff. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hàm phân bố theo tần số ứng với
các nhiệt độ khác nhau.
Định nghĩa vật đen tuyệt đối. Phát biểu các định luật thực nghiệm về sự phát xạ của vật đen tuyệt
đối và ứng dụng của chúng.
Câu 12. Phát biểu thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết photon của Einstein. Nêu các
đặc trưng động lực học của photon.
Câu 13. Trình bày và giải thích hiệu ứng Compton.

Cơ lượng tử
Câu 14. Phát biểu những kết luận về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng, trình bày nội dung của giả
thuyết de Broglie về lưỡng tính sóng hạt của vi hạt. Viết biểu thức hàm sóng ánh sáng dưới dạng
phức và hàm sóng phẳng de Broglie của một hạt chuyển động tự do có năng lượng E và động
lượng p .
Câu 15. Trình bày hệ thức bất định Heisenberg và ý nghĩa của nó.
Câu 16. Trình bày nội dung của giả thuyết de Broglie về lưỡng tính sóng hạt của vi hạt. Viết biểu
thức hàm sóng của một vi hạt chuyển động tự do.

Phần II: Bài tập

Giao thoa
1. Một chùm ánh sáng có bước sóng 𝜆 = 0,63 µm được chiếu vuông góc với mặt nêm thuỷ tinh
có chiết suất n = 1,5. Quan sát hệ thống vân giao thoa gây bởi chùm tia phản xạ người ta thấy
khoảng cách giữa 6 vẫn tối liên tiếp là 0,50 cm. Xác định:
a. Góc nghiêng của nêm.
b. Vị trí của ba vẫn tối đầu tiên trên mặt nêm, biết rằng vân tối thứ nhất là cạnh của nêm.
2. Một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆 = 0,50 µm được chiếu vuông góc với mặt nêm
không khí. Quan sát hệ thống vân giao thoa gây bởi chùm tia phản xạ trên bề mặt nêm, người ta
thấy khoảng cách giữa 6 vân tối liên tiếp là 0,25 cm.
a. Xác định góc nghiêng giữa hai mặt nêm.
b. Chiếu đồng thời hai chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆1 = 0,50 µm và 𝜆2 = 0,60 µm lên
bề mặt nêm, xác định vị trí tại đó các vân tối của hai hệ thống vân trùng nhau.
3. Trong một hệ thống giao thoa cho vân tròn Newton, thấu kính phẳng lồi có bán kính R = 100
cm, chiết suất n1 = 1,50; bản thủy tinh có chiết suất n2 = 1,70; vùng không gian giữa thấu kính và
bản thuỷ tinh chứa đầy một chất có chiết suất n =1,63. Xác định bán kính vân tối thứ 4 nếu quan
sát vân giao thoa bằng ánh sáng phản xạ, biết bước sóng của ánh sáng 𝜆 = 0,65 µm.

Nhiễu xạ
4. Chiếu một chùm ánh sáng song song đơn sắc bước sóng 𝜆 = 0,65 µm vuông góc với một lỗ
tròn có bán kính r = 1,2 mm. Sau lỗ tròn đặt một màn quan sát. Xác định khoảng cách lớn nhất từ
lỗ tròn đến màn quan sát để tâm của hình nhiễu xạ trên màn là một vân tối.
5. Giữa một nguồn sáng điểm và một màn quan sát người ta đặt một lỗ tròn có bán kính thay đổi
được. Khoảng cách từ lỗ tròn đến nguồn sáng và đến màn quan sát lần lượt là R = 125 cm và b =
100 cm. Xác định bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm trên nếu tâm của hình nhiễu xạ có
độ sáng cực đại khi lỗ tròn có bán kính r1 = 1,00 mm và có độ sáng cực đại tiếp theo khi lỗ tròn
có bán kính r2 = 1,28 mm.

2
6. Một chùm ánh sáng song song đơn sắc, bước sóng 𝜆 = 0,56 µm được chiếu vuông góc với một
khe hẹp có bề rộng b = 0,1 mm. Ngay sau khe đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Bề rộng của
vân cực đại giữa quan sát được trên màn E đặt tại tiêu diện của thấu kính là l = 1,12 cm. Tìm tiêu
cự của thấu kính.
7. Chiếu một chùm ánh sáng song song, đơn sắc có bước sóng  = 0,50 µm theo phương vuông
góc với một cách tử nhiễu xạ. Ngay sau cách tử người ta đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự
f = 100 cm. Màn hình ảnh nhiễu xạ được đặt tại tiêu diện của thấu kính. Khoảng cách giữa hai
vạch cực đại chính trong quang phổ bậc nhất bằng 1 = 0,202 m. Xác định:
a. Chu kì của cách tử.
b. Số khe trên 1 cm của cách tử.
c. Số vạch cực đại chính tối đa cho bởi cách tử.
8. Chiếu một chùm sáng song song đơn sắc bước sóng  vuông góc vào một cách tử phẳng
truyền qua, cho biết trên 1 cm chiều dài của cách tử có n = 500 vạch. Phía sau cách tử đặt một
thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 0,5 m. Màn ảnh đặt ở tiêu diện của thấu kính.
a. Biết khoảng cách giữa hai cực đại chính bậc 1 trên màn ảnh là x = 3,4 cm, tính  .
b. Nếu thay chùm ánh sáng đơn sắc trên bằng chùm sáng trắng có bước sóng từ 0,40 µm đến
0,76 um thì bề rộng của quang phổ bậc một trên màn là bao nhiêu?

Phân cực
9. Mặt phẳng chính (mặt phẳng dao động) của hai lăng kính ni côn N1 và N2 hợp với nhau một
góc  = 60°. Biết rằng khi truyền qua mỗi lăng kính ni côn, ánh sáng bị phản xạ và hấp thụ mất
k = 5%. Hỏi:
a) Cường độ sáng giảm đi bao nhiêu lần sau khi đi qua ni côn N1?
b) Cường độ sáng giảm đi bao nhiêu lần sau khi đi qua cả hai ni côn?

Lượng tử ánh sáng


10. Bề mặt của một kim loại nóng chảy có nhiệt độ T = 2000 °C, diện tích S = 20 cm2. Hệ số hấp
thụ của bề mặt kim loại loại  = 0,8.
a. Tính năng lượng bức xạ toàn phần của bề mặt kim loại trong 1 phút nếu coi nó là vật đen
tuyệt đối.
b. Tìm năng lượng bức xạ toàn phần của bề mặt kim loại đó trong 1 phút.
11. Trong hiện tượng tán xạ Compton, phôton có năng lượng 250 keV bay đến va chạm vào một
êlectron đứng yên và tán xạ theo góc 120°. Xác định năng lượng của phôton tán xạ.

Cơ lượng tử
12. Một chùm êlectron được gia tốc bởi một hiệu điện thế 104V. Xác định bước sóng de Broglie
của êlectron sau khi được gia tốc. Nếu hạt bụi có khối lượng m = 10-12 g và điện tích
q = 1,6.10-16 C được gia tốc bởi hiệu điện thế trên thì bước sóng de Broglie bằng bao nhiêu? Cho
h = 6,62.10-34J.s.
13. Một hạt vĩ mô có m = 10-16 kg chuyển động trong phạm vi 10-8 m, tìm độ bất định về tốc độ.
Nếu hạt là êlectron có me=9,1.10-31 kg chuyển động trong phạm vi 10-10 m thì độ bất định về tốc
độ là bao nhiêu. Từ hai ví dụ trên rút ra kết luận gì? (Sử dụng hệ thức x  p x  h ).

14. Một vi hạt chuyển động trong giếng thế năng một chiều U(x) có dạng:
U ( x) = 0 khi 0 < x < a;
U ( x) =  khi x  0 & x  a
Tìm năng lượng và hàm sóng của vi hạt trên.

You might also like