You are on page 1of 2

ĐỀ

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – VẬT LÝ 12 – ĐỀ 08


Câu 1. Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, lục, vàng là ánh sáng
A. lục. B. đỏ. C. vàng. D. lam.
Câu 2. Chọn câu đúng. Các đồng vị có đặc điểm
A. cùng số prôtôn và khác số khối. B. cùng số nơtrôn và khác số prôtôn.
C. cùng số prôtôn và cùng số khối. D. cùng số nơtrôn và cùng số prôtôn.
Câu 3. Điện trở suất của một vật rắn giảm mạnh khi bị chiếu sáng. Vật rắn ấy làm bằng
A. chất quang dẫn. B. kim loại thông thường. C. chất quang trở. D. kim loại kiềm.
Câu 4. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng
A. electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi tấm kim loại này bị nung nóng.
B. electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi tấm kim loại này bị chiếu sáng.
C. electron liên kết được giải phóng để trở thành electron dẫn nhờ nung nóng chất bán dẫn.
D. electron liên kết được giải phóng để trở thành electron dẫn nhờ chiếu sáng chất bán dẫn.
Câu 5. Chọn câu đúng. Quang phổ liên tục là
A. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra.
B. quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
C. quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục bắt đầu từ màu đỏ.
D. quang phổ do các vật có tỉ khối nhỏ phát ra khi bị nung nóng.
Câu 6. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; e = 1,6.1019 C. Một tấm kim loại có công thoát bằng 4,14 eV.
Chiếu vào tấm kim loại này bức xạ đơn sắc có bước sóng nào sau đây thì electron của tấm kim loại bị bật ra?
A. 0,36 m. B. 0,20 m. C. 0,50 m. D. λ = 0,35 m.
222
Câu 7. Hạt nhân 86 Rn có
A. 136 prôtôn. B. 222 prôtôn. C. 222 nơtrôn. D. 136 nơtrôn.
Câu 8. Chọn phát biểu đúng. Laze là một nguồn sáng
A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. B. phát ra chùm sáng có tính đơn sắc cao.
C. phát ra chùm sáng có công suất lớn. D. có thể dùng như các loại súng của quân đội.
Câu 9. Chọn câu đúng. Lân quang thường xảy ra
A. chỉ với chất khí. B. chỉ với chất rắn.
C. chỉ với chất lỏng. D. với chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 10. Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Bức xạ nhìn thấy. B. Tia tử ngoại.
C. Tia X. D. Tia hồng ngoại.
Câu 11. Thứ tự đúng trong thang sóng điện từ có tần số giảm dần là
A. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X. B. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia gam-ma, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy. D. tia tử ngoại, tia X, tia gam-ma.
Câu 12. Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào?
A. Bảo toàn năng lượng toàn phần B. Bảo toàn điện tích
C. Bảo toàn khối lượng D. Bảo toàn động lượng
Câu 13. Khối lượng của hạt nhân 104 Be là m=10,0113u, khối lượng của nơtron là mn=1,0086u, khối lượng của
prôtôn là mp = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân 104 Be là:
A. 0,9110u B. 0,0691u C. 0,0561u D. 0,0811u
Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, khoảng cách từ vân tối thứ 5 đến vân sáng thứ
2 ở cùng bên so với vân sáng trung tâm là 2,8 mm. Khoảng cách từ vân tối thứ 5 đến vân sáng thứ 2 ở hai bên
của vân sáng trung tâm là
A. 7,28 mm. B. 2,00 mm. C. 6,00 mm. D. 1,07 mm.
Câu 15. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc và trên
màn có các vân giao thoa. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Hai vân tối thứ 6 cách nhau
A. 4,4 mm. B. 8,8 mm. C. 10,56 mm. D. 5,28 mm.
-34 -19
Câu 16. Cho h = 6,625.10 J.s; e = 1,6.10 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng
En = - 1,511 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,400 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A. 2,571.1013 Hz. B. 6,542.1012 Hz. C. 3,879.1014 Hz. D. 4,562.1014 Hz.
Câu 17. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng
λ. Tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ 4. Biết hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ
lớn bằng 2,1 μm. Bước sóng λ bằng
A. 467 nm. B. 600 nm. C. 525 nm. D. 420 nm.

Trang 1
Câu 18. Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức
13, 6
En   2 (eV) với n = 1, 2, 3,… . Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; e = 1,6.1019 C. Khi êlectron trong
n
nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng
với bức xạ có bước sóng bằng
A. 0,4102 μm. B. 0,6576 μm. C. 0,4350 μm. D. 0,4861 μm.
210 206
Câu 19. Pônôli là chất phóng xạ ( 84 Po) phóng ra tia α biến thành 82 Pb, chu kỳ bán rã là 138 ngày. Sau bao
lâu thì tỉ số số hạt giữa Pb và Po là 3 ?
A. 276 ngày B. 138 ngày C. 179 ngày D. 384 ngày
Câu 20. Trong một thí nghiệm Y-âng, nguồn sáng phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc: Đỏ (λ1 = 0,72 μm); lục
(λ2 = 0,54 μm); lam (λ3 = 0,48 μm). Số vân màu lục trong vùng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân
trung tâm là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 21. Năng lượng của các trạng thái dừng K, L, M của nguyên tử hiđrô lần lượt là -13,6 eV; -3,4 eV; -1,51 eV.
Khi electrôn của nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng L sang quỹ đạo dừng K thì nguyên từ hiđrô phát ra
bức xạ có bước sóng λ1. Khi electrôn của nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng M sang quỹ đạo dừng L thì
2
nguyên từ hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng λ2. Tỉ số có giá trị gần nhất với
1
A. 0,8. B. 1,2. C. 0,2. D. 5,4.
Câu 22. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 662,5 nm với công suất phát xạ là 90 W.
Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Số phôtôn mà nguồn sáng này phát ra trong mỗi giây là
A. 3.1029. B. 3.1026. C. 3.1021. D. 3.1020.
Câu 23. Trong một thí nghiệm Y-âng với một ánh sáng đơn sắc người ta bố trí cho màn ảnh luôn song song với
mặt phẳng chứa hai khe, ở giữa màn luôn là vân sáng trung tâm. Lúc đầu màn cách mặt phẳng chứa hai khe đoạn
1,2 m thì tại một điểm M trên màn có vân sáng thứ 4. Phải di chuyển màn (theo phương vuông góc với mặt
phẳng hai khe) lại gần mặt phẳng chứa hai khe một đoạn nhỏ nhất là bao nhiêu để tại M lại có một vân sáng?
A. 40 cm. B. 24 cm. C. 20 cm. D. 12 cm.
Câu 24. Trong thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5
mm, màn cách hai khe 2 m. Hai điểm M và N ở cùng bên so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt
là 3 mm và 26 mm. Trong khoảng giữa MN có
A. 10 vân sáng, 11 vân tối. B. 9 vân sáng, 9 vân tối.
C. 9 vân sáng, 10 vân tối. D. 10 vân sáng, 10 vân tối.
Câu 25. Trạng thái kích thích cao nhất của nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta thu được 6 vạch quang
phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô là
A. trạng thái N. B. trạng thái O. C. trạng thái L. D. trạng thái M.
Câu 26. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; e = 1,6.10-19 C. Một ánh sáng đơn sắc có năng lượng phôtôn
ε = 100 eV. Ánh sáng đơn sắc này là
A. tia X. B. bức xạ tử ngoại. C. bức xạ hồng ngoại. D. ánh sáng thấy được.
Câu 27. Thực hiện thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm.
Tịnh tiến màn E theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe đoạn 24 cm thì thấy vân sáng thứ 6 di
chuyển đoạn 0,72 mm. Bước sóng λ là
A. 0,40 μm. B. 0,56 μm. C. 0,60 μm. D. 0,48 μm.
Câu 28. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp tới vuông góc với mặt bên AB của một lăng kính có góc
chiết quang A = 80. Biết chiết suất của lăng kính đối với bức xạ đỏ là 1,52; đối với bức xạ tím là 1,57. Góc lệch
của tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là
A. 0,80 . B. 0,40 . C. 0,60 . D. 0,20 .
Câu 29. Trong một thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1
=540nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên
bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2= 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân
A. 0,50 mm. B. 0,40 mm. C. 0,60 mm. D. 0,45 mm.
Câu 30. Bắn hạt α vào hạt nhân 147 N đứng yên, ta có phản ứng: 24 He  147 N  178 O  11H . Biết các khối lượng mP =
1,0073u, mN = 13,9992u và mα = 4,0015u. mO = 16,9947u, 1u = 931 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu
bao nhiêu năng lượng ?
A. thu 1,94.10-13J B. tỏa 1,94.10-13J C. tỏa 1,27.10-16J D. thu 1,94.10-19J
----------- HẾT ----------
Trang 2

You might also like