You are on page 1of 6

ÔN TẬP SÓNG ÁNH SÁNG (B2)

*********************

Fanpage Live: https://www.facebook.com/vuihocvn.thpt

Đăng ký khóa học: http://vuihoc.vn/thpt

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có màu xác định đặc trưng bởi tần số của nó.

B. Trong một môi trường trong suốt mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.

C. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường là như nhau.

D. Ánh sáng đơn sắc đổi màu khi đi từ không khí vào trong nước.

Câu 2. Chọn câu trả lời sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. Có tần số không đổi trong các môi trường truyền khác nhau.

B. Không bị tán sắc khi qua lăng kính.

C. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

D. Có bước sóng thay đổi trong mọi môi trường.

Câu 3. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng

có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

A. Màu vàng và tần số f. B. Màu cam và tần số 1,5f.

C. Màu cam và tần số f. D. Màu vàng và tần số 1,5f.

Câu 4. Trong không khí ánh sáng một đơn sắc có bước sóng λ = 720 nm, khi truyền vào chất

lỏng thì bước sóng là λ’ = 360 nm. Chiết suất của chất lỏng là

A. n = 2,0. B. n = 1,0. C. n = 1,5. D. n = 2,5.

Website: https://vuihoc.vn/thpt/
Câu 5. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp gồm 5 thành phần đơn

sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là sát với mặt phân cách giữa hai môi

trường. Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu

A. lam, tím. B. đỏ, vàng, lam. C. tím, lam, đỏ. D. đỏ, vàng.

Câu 6. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng

A. Ánh sáng có tính chất sóng. B. Ánh sáng mang năng lượng.

C. Ánh sáng là nhìn thấy được. D. Ánh sáng có thể bị tán sắc.

Câu 7. Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng, nếu ta chuyển hệ thống giao thoa từ không khí vào

môi trường chất lỏng trong suốt có chiết suất n thì

A. Khoảng vân tăng lên n lần. B. Khoảng vân giảm đi n lần.

C. Khoảng vân không thay đổi. D. Vị trí vân trung tâm thay đổi.

Câu 8. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng

λ1 thì khoảng vân là i1. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 thì khoảng vân là

λ 2 λ1 λ2 λ2 λ1
A. i 2 = . B. i 2 = i1 . C. i 2 = i1 . D. i 2 = i1 .
i1 λ1 λ 2 − λ1 λ2

Câu 9. Trong hiện tượng giao thoa với bức xạ đơn sắc cho hệ vân có khoảng vân i. Khoảng cách

từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 khác bên so với vân trung tâm là

A. x = 10i. B. x = 4i. C. x = 11i . D. x = 9i.

Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng. Cho biết S1S2 = a = 1 mm, khoảng

cách giửa hai khe S1S2 đến màn là 2 m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,50 µm.

Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là

A. 2 mm. B. 3 mm. C. 4 mm. D. 5 mm.

Câu 11. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 µm đến hai khe Y-âng

S1, S2 với S1S2 = a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D = 1 m. Tại điểm M trên

màn cách vân trung tâm một khoảng x = 3,5 mm là vân sáng hay vân tối, bậc mấy?

A. Vân sáng thứ 3. B. Vân tối thứ 3. C. Vân sáng thứ 4. D. Vân tối thứ 4.

Website: https://vuihoc.vn/thpt/
Câu 12. Trong giao thoa với khe Y-âng có: a = 1,5 mm, D = 3 m, người ta đo được khoảng cách

giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm là 3 mm. Bước sóng ánh sáng

dùng trong thí nghiệm là

A. 0,4 µm. B. 0,2 µm. C. 0,6 µm. D. 0,5 µm.

Câu 13. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là 0,5 mm, từ 2 khe

đến màn giao thoa là 2 m. Đo bề rộng của 10 vân sáng liên, tiếp được 1,8 cm. Bước sóng của ánh

sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

A. 0,5 µm. B. 0,45 µm. C. 0,72 µm. D. 0,8 µm.

Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng cách nhau 0,5 mm ánh sáng có bước

sóng λ = 0,5 m, màn ảnh cách hai khe 2 m. Vùng giao thoa trên màn rộng 17 mm thì số vân

sáng quan sát được trên màn là

A. 10. B. 9. C. 8. D. 7.

Câu 15. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 µm, đến khe Y-âng S1,

S2 với S1S2 = a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa hai khe cách màn một khoảng D = 1,0 m. Chiều rộng của

vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13 mm. Số vân sáng và vân tối quan sát được là

A. 13 sáng, 14 tối. B. 11 sáng, 12 tối. C. 12 sáng, 13 tối. D. 10 sáng, 11 tối.

Câu 16. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm 3 bức xạ đơn sắc có

bước sóng lần lượt là λ1 = 750 nm; λ2 = 650 nm; λ3 = 550 nm. Tại điểm A trong vùng giao thoa

trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,3 µm có vân sáng của bức xạ

A. λ2 và λ3. B. λ3. C. λ1. D. λ2.

Câu 17. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5 mm,

hai khe cách màn ảnh một đoạn D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,48 µm và λ2 =

0,64 µm vào hai khe. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính

giữa có giá trị là

A. d = 1,92 mm. B. d = 2,56 mm. C. d = 1,72 mm. D. d = 0,64 mm.

Câu 18. Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5

µm và λ2. Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 trùng với một vân sáng của λ2. Tính λ2.

Biết λ2 có giá trị trong khoảng 0,38 µm đến 0,6 µm.

Website: https://vuihoc.vn/thpt/
A. 0,48 µm. B. 0,55 µm. C. 0,60 µm. D. 0,40 µm.

Câu 19. Trong thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng trắng (0,38 µm < λ < 0,76 µm), khoảng cách từ hai

khe đến màn là D = 2,0 m, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M

cách vân trung tâm 4 mm là

A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.

Câu 20. Giao thoa với khe Y-âng có a = 0,5 mm; D = 2 m. Nguồn sáng dùng là ánh sáng trắng có

(λđ = 0,76 µm; λt = 0,38 µm). Xác định số bức xạ bị cho vân tối tại điểm M cách vân trung tâm

0,72 cm.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 21. Thực hiện giao thoa ánh sáng với thiết bị của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm,

từ hai khe đến màn D = 2 m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (380 nm ≤ λ ≤ 760

nm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3 mm. Tại M bức xạ cho vân sáng

có bước sóng dài nhất là

A. 690 nm. B. 658 nm. C. 750 nm. D. 528 nm.

Câu 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng

đơn sắc λ1, λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48 µm và 0,60 µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa

hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có

A. 4 vân sáng λ1; 3 vân sáng λ2. B. 5 vân sáng λ1; 4 vân sáng λ2.

C. 4 vân sáng λ1; 5 vân sáng λ2. D. 3 vân sáng λ1; 4 vân sáng λ2.

Câu 23. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm ba bức xạ đỏ, lục,

lam để tạo ánh sáng trắng: Bước sóng của ánh sáng đỏ, lục, lam theo thứ tự là 640 nm; 540 nm;

480 nm. Vân trung tâm là vân sáng trắng ứng với sự chồng chập của ba vân sáng bậc k = 0 của

các bức xạ đỏ, lục, lam. Vân sáng trắng đầu tiên kể từ vân trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy

của ánh sáng màu đỏ (= 640 nm)?

A. 32. B. 27. C. 26. D. 23.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền

tối.

Website: https://vuihoc.vn/thpt/
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dãy màu biến thiên liên tục nằm

trên một nền tối.

C. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cho một quang phổ

vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các

vạch quang phổ, vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó

Câu 25. Nếu chùm sáng đưa vào ống chuẩn trực của máy quang phổ là do bóng đèn đây tóc nóng

sáng phát ra thì quang phổ thu được trong buồng ảnh thuộc loại

A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ vạch hấp thụ.

C. Quang phổ liên tục. D. Một loại quang phổ khác.

Câu 26. Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì

phát ra

A. hai quang phổ vạch không giống nhau. B. hai quang phổ vạch giống nhau.

C. hai quang phổ liên tục không giống nhau. D. hai quang phổ liên tục giống nhau.

Câu 27. Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại ?

A. 750 nm. B. 920 nm. C. 120 nm. D. 450 nm.

Câu 28. Tia X không có ứng dụng nào sau đây ?

A. Sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu điện, chụp điện.

C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. D. Chữa bệnh ung thư nông.

Câu 29. Tầng ôzon là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng

hủy diệt của

A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

B. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

C. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.

D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu 30. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là

A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.


Website: https://vuihoc.vn/thpt/
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.

D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.

Website: https://vuihoc.vn/thpt/

You might also like