You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II – LỚP 12


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ Năm học 2021 - 2022
-----o0o----- Môn: Vật lý

A. LÝ THUYẾT (Nội dung: Chương V + Hiện tượng quang điện ngoài)

 Khái niệm tán sắc ánh sáng, giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
 Khái niệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng
 Các công thức về: khoảng vân, vị trí vân sáng, vị trí vân tối, hiệu đường đi, tổng số vân sáng, vân
tối trên trường giao thoa
 Bảng bước sóng ánh sáng và màu sắc ánh sáng
 Máy quang phổ: Định nghĩa, cấu tạo. Các loại quang phổ
 Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen: Định nghĩa, nguồn phát, tính chất, ứng dụng
 Định nghĩa hiện tượng quang điện (ngoài)
 Thuyết lượng tử ánh sáng
 Định luật về giới hạn quang điện
 Các công thức về: giới hạn quang điện của kim loại, lượng tử năng lượng, công thức Anhxtanh

B. BÀI TẬP.

 Dạng 1: Bài tập về tán sắc ánh sáng: tia sáng truyền xiên góc tới mặt nước, tia sáng truyền tới
lăng kính
 Dạng 2: Giao thoa với một ánh sáng đơn sắc:
 Tính khoảng vân
 Tính tọa độ của vân sáng hoặc vân tối bất kì
 Tính khoảng cách giữa 2 vân sáng, hoặc 2 vân tối, hoặc một vân sáng và một vân tối bất

 Tính tổng số vân sáng, vân tối trên trường giao thoa
 Xét tọa độ xM là vị trí của vân gì, bậc bao nhiêu?
 Dạng 2: Giao thoa với hai ánh sáng đơn sắc:
 Tìm vị trí các vân sáng trùng nhau
 Dạng 3: Hiện tượng quang điện (ngoài)
 Tính công thoát A của một kim loại
 Tính giới hạn quang điện
 Tính động năng cực đại của electron quang điện

C. LƯU Ý

 Hình thức thi: trắc nghiệm


 Số câu hỏi: 30 câu
 Thời gian làm bài: 45 phút
D. BÀI TẬP VÍ DỤ

Chú ý các kí hiệu sau:


 c = 3.108 m/s, h = 6,625.10-34 J.s lần lượt là vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không,
hằng số Plăng.
 ε, λ, f, λo, fo, A, Wđmax lần lượt là lượng tử năng lượng, bước sóng ánh sáng kích thích, tần số ánh
sáng kích thích, giới hạn quang điện, tần số giới hạn quang điện, công thoát của kim loại, động
năng ban đầu cực đại của electron quang điện.

Câu 1. Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6o và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm
tia tới song song hẹp, màu lục vào cạnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc
chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần qua lăng kính và bị khúc xạ.
Khi đó trên màn E, song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1m có hai vết sáng màu lục. Tính
khoảng cách giữa hai vết sáng đó.
A. 5,6 cm. B. 5,6 mm. C. 6,5 cm. D. 6,5 mm
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Trong thí nghiệm Hécxơ, nếu chiếu ánh sáng hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì
A. điện tích âm của lá kẽm mất đi. B. tấm kẽm sẽ trung hòa về điện.
C. điện tích của tấm kẽm không thay đổi. D. tấm kẽm tích điện dương.
Câu 3: Lần lượt chiếu vào tấm kim loại có công thoát 6,625 eV các bước sóng: λ1 = 0,1875 μm, λ2 = 0,1925 μm,
λ3 = 0,1685 μm. Hỏi bước sóng nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. λ1; λ2; λ3 B. λ2; λ3 C. λ1; λ3 D. λ3
Câu 4: Chọn đáp án đúng. Khi chiếu liên tục chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì thấy tấm kẽm:
A. mất dần điện tích âm và trở nên trung hòa điện.
B. mất dần electron và sau một thời gian đủ dài sẽ trở thành tích điện dương.
C. mất dần điện tích dương.
D. vẫn tích điện âm.
Câu 5: Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A. bản chất là sóng điện từ.
B. khả năng ion hoá mạnh không khí.
C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm
D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 6 Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
Câu 7: Một nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, chiếu vào hai khe của thí nghiệm Y-âng. Biết a = 0,5
mm và D = 1 m. Chiều rộng của miền giao thoa trên màn là 13 mm. Tính số vân sáng trên trường giao thoa?
A. 10 vân sáng. B. 12 vân sáng.
C. 11 vân sáng. D. 13 vân sáng.
Câu 8: Công thoát êlectrôn ra khỏi một kim loại A = 6,625.10−19 J, hằng số Plăng h = 6,625.10−34 J.s, tốc độ ánh
sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,25 μm. B. 0,3 μm. C. 0,375 μm. D. 0,295 μm.
Câu 9. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với 2 khe Y-âng, nguồn S phát ra đồng thời 2 ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ1 = 0,6 µm và λ2. Trên trường giao thoa người ta đếm được 21 vân sáng trong đó có 3 vân là kết quả
trùng nhau của 2 hệ vân (có bước sóng λ 1 và λ2). Tính bước sóng λ2 biết rằng hai trong ba vân trùng nhau nói trên
nằm ngoài cùng của miền giao thoa.
A. 0,62 µm. B. 0,42 µm. C. 0,50 µm. D. 0,54 µm.
Câu 10: Công thoát electron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là:
A. 0,55 μm B. 1,057 μm C. 0,22 μm D. 0,661 μm
Câu 11: Công thức nào sau đây là đúng khi tính năng lượng của photon ánh sáng:

A. B. C. D.
Câu 12: Cho giới hạn quang điện của một tấm kim loại là 0,26 μm. Tính công thoát của tấm kim loại đó:
A. 7,64.10-19 eV B. 4,78 eV C. 6,85.10-19 eV D. 7,23 eV
Câu 13: Chọn đáp án đúng. Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là Đ,
L và T thì:
A. Đ > L > T. B. T > Đ > L. C. T > L > Đ. D. L > T > Đ.
Câu 14: Chọn đáp án đúng. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ta thấy một điểm M cách vân trung
tâm một khoảng x = 3,5i. M là vân gì? (biết i là khoảng vân)
A. Vân tối thứ 4 B. Vân tối thứ 3 C. Vân sáng bậc 4 D. Vân sáng bậc 3
Câu 15: Chọn câu đúng. Để gây ra hiện tượng quang điện ở tấm kẽm ta cần chiếu vào tấm kẽm loại tia nào sau
đây:
A. Tia hồng ngoại B. Ánh sáng nhìn thấy C. Tia tử ngoại D. Sóng vô tuyến
Câu 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 3 ở hai
bên của vân trung tâm là: (biết i là khoảng vân)
A. i B. 4i C. 3i D. 5i
Câu 17: Chọn câu đúng. Cho một tấm kẽm có giới hạn quang điện là 0,35 μm. Hiện tượng quang điện sẽ không
xảy ra nếu chiếu vào tấm kim loại đó ánh sáng có bước sóng:
A. 0,25 μm B. 0,2 μm C. 0,45 μm D. 0,15 μm
Câu 18: Chọn đáp án đúng. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, tọa độ của vân sáng bậc k là:

A. x = kλ B. C. x = (k - 0,5)i D. x = (k + 0,5)i
Câu 19: Chọn đáp án đúng. Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát
được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều
kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm xuống.
C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân không thay đổi.
Câu 20: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của năng lượng:
A. J B. e C. eV D. MeV
Câu 21: Chọn đáp án đúng. Ánh sáng có bước sóng λ = 0,67 μm là màu gì?
A. Tím B. Đỏ C. Vàng D. Lục
Câu 22: Công thức nào sau đây là đúng khi tính công thoát A của tấm kim loại:

A. B. C. D.
Câu 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân tối thứ 4 ở hai
bên của vân trung tâm là: (biết i là khoảng vân)
A. i B. 0,5i C. 6,5i D. 7i
Câu 24: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,15 μm vào catốt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catốt có giới
hạn quang điện 0,30 μm. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 −34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s.
Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị
A. 13.25.10−19 (J) B. 6,625.10−18 (J) C. 6,625.10−20 (J) D. 6,625.10−19 (J)
Câu 25: Chọn đáp án đúng. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của:
A. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn.
C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
Câu 26: Trong thí nghiệm giao thoa dùng khe Y-âng có khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe D = 2,5 m, khoảng
cách giữa hai khe là a = 2,5 mm. Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,48 µm; λ2 = 0,64 µm
thì vân sáng cùng màu với vân trung tâm và gần nhất cách vân trung tâm một khoảng là:
A. 1,92 mm. B. 1,64 mm. C. 1,72 mm. D. 0,64 mm.
Câu 27: Chọn đáp án đúng. Cho λo là bước sóng giới hạn quang điện của kim loại. Chiếu vào tấm kim loại đó lần
lượt các bức xạ có bước sóng λ1, λ2, λ3 biết rằng λ1 < λ2 < λo < λ3. Bước sóng nào gây ra hiện tượng quang điện:
A. λ1 B. λ2 và λ3 C. λ1 và λ2 D. λ3
Câu 28: Chọn đáp án đúng. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi:
A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
B. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
Câu 29: Chọn đáp án sai:
A. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp
B. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp
C. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp là một nửa khoảng vân
D. Khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp bằng ba khoảng vân
Câu 30: Khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách từ màn ảnh đến màn chứa hai khe trong thí nghiệm giao thoa
Y-âng là a = 2 mm và D = 2 m. Chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,64 μm thì vân tối thứ 3 cách vân sáng
trung tâm một khoảng là:
A. 1,6 mm. B. 1,2 mm. C. 0,64 mm. D. 6,4 mm.

You might also like