You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II


Điểm:
Năm học: 2022 - 2023
MÔN: VẬT LÝ 12
Mã đề: 101
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1. Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng xảy ra khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn:
A. kết hợp B. cùng cường độ sáng
C. cùng màu sắc D. đơn sắc
Câu 2. Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm tụ C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao
động của mạch là:
A. ω = 5.104 rad/s. B. ω = 200 rad/s. C. ω = 5.10–4 rad/s D. ω = 2000 rad/s.
Câu 3. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe ℓà 1 mm, khoảng cách
từ 2 khe đến màn ℓà 2m. Chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có 1 = 0, 4μm, 2 =0, 5μm. Cho bề rộng
vùng giao thoa trên màn ℓà 9 mm (đối xứng qua vân trung tâm). Số vị trí vân sáng trùng nhau trên màn
của 2 bức xạ ℓà:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 4. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện
dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị
A. từ 4.10-8 s đến 3,2.10-7 s. B. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s.
-8 -7
C. từ 2.10 s đến 3.10 s. D. từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s.
Câu 5. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y-âng.
Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a= 1,50 (mm); Khoảng cách hai khe đến màn D= 2,40 (m) và độ
rộng của 10 khoảng vân là L=9,00 (mm). Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm này có giá trị gần giá trị
nào nhất sau đây
A. 0,7 µm B. 0,4 µm C. 0,6 µm D. 0,8 µm
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
A. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên xuất hiện đồng thời
B. Điện trường biến thiên xuất hiện trước từ trường biến thiên
C. Từ trường biến thiên xuất hiện trước điện trường biến thiên

Mã đề 101 Trang
D. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên không thể cùng xuất hiện đồng thời
Câu 7. Người ta có thể đo bước sóng ánh sáng dựa vào thí nghiệm nào sau đây
A. Thí nghiệm về hiện tượng quang dẫn
B. Thí nghiệm về hiện tượng quang điện
C. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng
D. Thí nghiệm NewTon về tán sắc ánh sáng
Câu 8. Trong mạch dao động LC lí tưởng. Với T là chu kì, f là tần số, c là tốc độ sóng điện từ trong
chân không. Bước sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra trong chân không là
A. λ = c/T B. λ = c.T C. λ = c.f D. λ = f/c
Câu 9. Chọn phát biểu đúng
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị đổi màu sau khi đi qua lăng kính
B. Ánh sáng trắng là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
C. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc có tần số xác định
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Câu 10. Chọn phát biểu đúng. Sắp xếp theo tần số giảm dần của các bức xạ: tia hồng ngoại, tia X, tia
tử ngoại
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X
C. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại D. Tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại
Câu 11. Ứng dụng của tia X
A. Dùng để chụp ảnh vệ tinh B. Dùng để chiếu điện, chụp điện
C. Dùng để chiếu sáng D. Dùng để sưởi ấm
Câu 12. Phát biểu nào dưói đây về lưỡng tính sóng hạt là sai?
A. Hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện tính chất hạt.
B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện tính chất sóng.
C. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng càng thể hiện rõ hơn tính chất hạt.
D. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng.
Câu 13. Ống chuẩn trực trong máy quang phổ lăng kính có tác dụng
A. tăng cường độ sáng. B. tạo ra chùm tia sáng phân kì.
C. tạo ra chùm tia sáng song song. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 14. Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc cam, lục, đỏ lần lượt là n c, nl, nđ. Chọn
sắp xếp đúng?
A. nđ < nl < nc B. nđ < nc < nl C. nl < nđ < nc D. nl < nc < nđ
Câu 15. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc bằng
1 2π
A. ω = √ LC B. ω = √ LC C. ω = √ LC D. ω = 2π√ LC
Câu 16. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, có a = 1mm, D = 2m. Chiếu sáng hai khe bởi
ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ , người ta đo được khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng
bậc 4 là 4,5mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó có giá trị là
A. 0,7778 μ m. B. 0,6000 μ m. C. 0,8125 μ m. D. 0,5625 μ m.
Câu 17. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Y- âng, khoảng cách giữa vân tối thứ 5 và vân sáng
bậc 2 cùng bên so với vân trung tâm là 2,8mm. Xác định khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và vân sáng
bậc 1 ở hai bên so với vân trung tâm
A. 3,92 mm. B. 2,4 mm. C. 1,68 mm. D. 2,12 mm.
Câu 18. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng đơn sắc bằng phương pháp giao thoa
khe Y-âng. Sau khi tiến hành đo, học sinh tính toán được các giá trị sau : Giá trị trung bình của bước sóng là
0,6868 µm ; sai số tỉ đối của bước sóng là 0,0205 µm. Học sinh ghi kết quả của phép đo bước sóng ánh sáng

A. = 0,6868 ± 0,0205 µm B. = 0,6868 ± 0,7073µm
C. = 0,6868 ± 0,0141 µm D. = 0,6868 ± 0,6663µm

Mã đề 101 Trang
Câu 19. Chọn phát biểu đúng khi nói về tia hồng ngoại
A. Tia hồng ngoại là ánh sáng đơn sắc có màu hồng
B. Tia hồng ngoại có bản chất giống như sóng cơ học
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím
D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?
A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian
B. Từ trường xoáy có các đường sức từ là những đường khép kín bao quanh các đường sức điện.
C. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong không khép kín
D. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường biến thiên theo thời gian
Câu 21. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38  m đến 0,76
 m . Cho biết: hằng số Plăng h  6, 625.1034 J .s , tốc độ ánh sáng trong chân không c  3.108 m / s và
1eV  1, 6.1019 J . Các phôtôn của ánh sáng này có năng lượng nằm trong khoảng
A. từ 1,63 eV đến 3,11 eV. B. từ 2,62 eV đến 3,27 eV.
C. tử 2,62 eV đến 3,11 eV. D. từ 1,63 eV đến 3,27 eV.
Câu 22. Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K.
Khi nguyên tử đó hấp thụ một photon có năng lượng ε = EN - EK thì:
A. êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N.
B. êlectron chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo L.
C. êlectron chuyển lên quỹ đạo L rồi sau đó chuyển thẳng lên quỹ đạo N.
D. không xác định được cụ thể sự chuyển quỹ đạo của electron.
Câu 23. Hạt nhân 27 13 A l có bao nhiêu notron?
A. 14. B. 27. C. 40. D. 13.
−13 ,6
Câu 24. Năng lượng của êlectron trong nguyên tử hiđrô được tính theo công thức: En = 2 ; n = 1,
n
2, 3,... Hỏi khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì nó phát ra một phôtôn có bước sóng là
bao nhiêu? (Biết leV=l,6.10-19 J; h=6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s)
A. 0,2818 μm B. 0,2228 μm C. 0,4871 μm D. 0,1281 μm
Câu 25. Hiện tượng quang điện trong:
A. là hiện tượng êlectron hấp thụ phôtôn có năng lượng đủ lớn để bứt ra khỏi khối chất.
B. hiện tượng êlectron chuyển động mạnh hơn khi hấp thụ phôtôn.
C. xảy ra với chất bán dẫn khi ánh sáng kích thích có tần số lớn hơn một tần số giới hạn.
D. có thể xảy ra với ánh sáng có bước sóng bất kì.
Câu 26. Ở nguyên tử hiđrô, bán kính quỷ đạo dừng thứ n được xác định theo công thức: rn=n2.r0 với
r0=5,3.10-11 m, là bán kính Bo (ở quỹ đạo K). Bán kính quỹ đạo dừng có giá trị bằng 8,48.10-10 m, đó là
quỹ đạo dừng:
A. N B. L C. K D. M
Câu 27. Một vật có khối lượng nghỉ mo. Với c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Năng
lượng nghỉ của vật là
A. c.m2 B. mo2.c2 C. mo.c D. mo.c2
−13 ,6
Câu 28. Năng lượng của êlectron trong nguyên tử hiđrô được tính theo công thức: En = 2
(eV ); n
n
19
= 1, 2, 3,... Xác định năng lượng ở quỹ đạo dừng N? Biết 1eV  1, 6.10 J
A. -5,44 MeV B. -5,44.10-20 J C. -5,44 eV D. -0,85 eV
Câu 29. Một ngọn đèn phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng λ = 0,7 µm. Hãy xác định năng lượng
của phôtôn ánh sáng? Biết tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 3.108 m/s và
19
6,625.10-34J.s; 1eV  1, 6.10 J

Mã đề 101 Trang
A. 2,84 MeV. B. 2,84 eV. C. 1,77 MeV. D. 1,77 eV.
Câu 30. Chọn câu đúng?
A. Nguyên tắc phát quang của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
B. Tia laze có tính định hướng rất cao nhưng không có tình kết hợp (không cùng pha).
C. Tia laze là một chùm sáng nhiều màu nên không có tính đơn sắc
D. Tia laze phát ra hầu như là chùm phân kì nên không thể chiếu đi xa.
Câu 31. Một vật có khối lượng nghỉ mo=0,5kg. Xác định năng lượng nghỉ của vật?
A. 4,5.1016 J B. 2,5.106 J C. 9.1016 J D. 4,5.108 J
Câu 32. Hạt nhân được tạo thành bởi các hạt
A. nơtron và prôtôn. B. nơtron và electron.
C. nơtrôn. D. prôtôn và electron.
Câu 33. Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 μm. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không và
hằng số Plăng lần lượt là 3.108m/s và 6,625.10-34J.s. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là
A. 6,625.10-20 J. B. 6,625.10-17 J. C. 6,625.10-19 J. D. 6,625.10-18 J.
Câu 34. Một hạt nhân có ký hiệu là: 168O, hạt nhân này có bao nhiêu nuclon?
A. 7. B. 10. C. 8. D. 16.
Câu 35. Công thoát của kẽm là A = 3,549eV. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng
19
lần lượt là 3.108m/s và 6,625.10-34J.s; 1eV  1, 6.10 J . Giới hạn quang điện λ của kẻm là
0
A. 0,6 μm. B. 0,35 μm. C. 0,3 μm. D. 0,554 μm.
Câu 36. Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 µm . Biết tốc độ ánh sáng trong chân không
và hằng số Plăng lần lượt là 3.108m/s và 6,625.10-34J.s. Mỗi photon ánh sáng này mang năng lượng
xấp xỉ bằng:

A. 4,97.10−19 J. B. 2,49.10−31 J. C. 2,49.10−19 J. D. 4,97.10−31 J.


Câu 37. Những dụng cụ nào dưới đây ứng dụng hiện tượng quang điện trong?
A. Quang điện trở và cặp nhiệt điện.
B. Quang điện trở và pin quang điện.
C. Tế bào quang điện và quang điện trở.
D. Cặp nhiệt điện và pin quang điện.
Câu 38. Cho biết leV=l,6.10-19 J; h=6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô
chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng Em= - 0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng En=-13,60 eV
thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng:
A. 0,0974 μm B. 0,6563 μm C. 0,4340 μm D. 0,4860 μm
Câu 39. Ðể gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện nào sau
đây?

A. Tần số nhỏ hơn một tần số nào đó.


B. Tần số có giá trị bất kì.
C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.
D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
Câu 40. Chiếu ánh sáng vào một tấm kim loại thì thấy có êlectron bị bật ra. Đó là hiện tượng:
A. bức xạ nhiệt. B. quang điện ngoài. C. quang trở. D. quang dẫn.

------ HẾT ------

Mã đề 101 Trang

You might also like