You are on page 1of 4

Trường THPT Marie Curie KIỂM TRA HỌC KỲ II

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VẬT LÝ – Khối 12


Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh: ........................... Mã đề thi


(Lưu ý: Học sinh ghi và tô số báo danh, mã đề vào phiếu trả lời trắc nghiệm) 128

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10 -34J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s; độ lớn
điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; số Avôgadrô NA= 6,022.1023 mol-1; 1u = 931,5MeV/c2.

Câu 1: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức
13,6
En = - (eV) (n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron từ quỹ đạo dừng có bán kính r1 chuyển sang quỹ đạo dừng
n2
4
có bán kính r2 = r1 thì phát ra bức xạ có bước sóng là
9
A. 0,102 m. B. 1,87 m. C. 0,485 m. D. 2,63 m.
Câu 2: Trong chân không, bức xạ đơn sắc đỏ có bước sóng là 0,749 m. Năng lượng của phôtôn ứng
với bức xạ này có giá trị là
A. 2,65 eV. B. 1,66.10-5 eV. C. 2,65.10-19 eV. D. 1,66 eV.
Câu 3: Một đèn hơi Na phát ra ánh sáng màu vàng có bước sóng 0,589 m. Biết công suất phát xạ của
đèn là 100 W. Trong 30s, số phôtôn mà đèn phát ra xấp xỉ bằng
A. 3.1026. B. 3.1020. C. 9.1021. D. 9.1027.
Câu 4: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là
chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron trên quỹ
đạo M bằng
A. 3. B. 2. C. 4. D. 9.
Câu 5: Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Y-âng khoảng cách giữa hai khe bằng 0,5mm;
ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng  = 0,5 m . Khoảng cách từ hai khe đến màn hứng
ảnh bằng 2m. Tại vị trí M trên màn E có toạ độ 7mm là
A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 4. C. vân tối thứ 3. D. vân sáng bậc 3.
12
Câu 6: Biết khối lượng của proton, nơtron và hạt nhân 6 C lần lượt là 1,0073u; 1,0087u và 12u. Năng
12
lượng liên kết của hạt nhân 6 C có giá trị bằng
A. 44,71 MeV. B. 7,45 MeV. C. 89,42 MeV. D. 94,87 MeV.
Câu 7: Đồng vị phóng xạ Coban trong nguồn phóng xạ bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3 (tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu) có chu kì bán rã 5,2714 năm. Thời gian để lượng Coban giảm còn 6,25% so với khi
mới bị thất lạc là
A. 10,5428 năm. B. 26,357 năm. C. 15,8142 năm. D. 21,0856 năm.
Câu 8: Một tia đơn sắc khi truyền từ nước ra không khí thì
A. bước sóng và tần số của đơn sắc không đổi. B. vận tốc và bước sóng của đơn sắc tăng.
C. vận tốc và tần số của đơn sắc tăng. D. vận tốc và bước sóng của đơn sắc giảm.
Câu 9: Công thoát êlectron của một kim loại là 3,74 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó bằng
A. 0,232  m. B. 0,332  m. C. 0,532  m. D. 0,432  m.
Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với khoảng cách hai khe là a, khoảng cách từ
hai khe đến màn quan sát là D (a, D không đổi). Lần lượt chiếu vào hai khe các ánh sáng đơn sắc có
bước sóng  ;    và   3 thì khoảng vân thu được trên màn là 3mm; 3,5mm và i3 . Giá trị i3

A. 4,5 mm. B. 6 mm. C. 5,5 mm. D. 5 mm.
Câu 11: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng m o, chu kỳ bán rã của chất này là
4,8 ngày. Sau 14,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại 3,24 g. Khối lượng mo là
VẬT LÝ 12 Trang 1/4 - Mã đề thi 128
A. 25,18 g. B. 9,96 g. C. 27,92 g. D. 35,60 g.
Câu 12: Chọn câu sai khi nói về một chùm tia laze.
A. Laze có nhiều màu sắc sặc sỡ. B. Laze là một chùm sáng kết hợp cao.
C. Laze có tính định hướng cao. D. Laze có tính đơn sắc cao.
Câu 13: Một ánh sáng đơn sắc trong chân không có bước sóng là 0,5m. Khi truyền trong môi trường
có chiết suất n = 1,65 thì tốc độ và tần số của sóng ánh sáng đó bằng bao nhiêu?
A. v = 1,82.108 m/s và f = 6.1014 Hz. B. v = 1,28.108 m/s và f = 3,64.108 Hz.
C. v = 1,82.108 m/s và f = 6.108 Hz. D. v = 1,28.108 m/s và f = 3,46.1014 Hz.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn.
B. Trong chân không, các phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
C. Những nguyên tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng
phần riêng biệt, đứt quãng.
D. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào tần số ánh sáng.
Câu 15: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm giao thoa Y-âng để đo bước sóng ánh sáng và thu được
bảng số liệu sau:
a (mm) D (m) L (mm)
Lần 1 0,10 0,5 15
Lần 2 0,10 0,6 17
Lần 3 0,10 0,7 20

Trong đó a là khoảng cách giữa hai khe hẹp, D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến
màn ảnh và L là khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp. Giá trị trung bình của bước sóng ánh sáng mà
nhóm học sinh này tính được xấp xỉ bằng
A. 0,60 μm. B. 0,70 μm. C. 0,72 μm. D. 0,58 μm.
Câu 16: Trong phản ứng hạt nhân: p  199 F � 168 O  X . Hạt X là
7
A. 11 p . B. 3 Li . C. 24 He . D. 49 Be .
 
  
Câu 17: Urani phân rã theo chuỗi phóng xạ: 238
92 U
 Th 
 Pa  A
ZX
. Trong đó Z,
A là
A. Z = 90; A = 238. B. Z = 92; A = 234. C. Z = 90; A = 236. D. Z = 90; A = 234.
Câu 18: Gọi nc, nv, nℓ lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc chàm, vàng và lục.
Hệ thức nào sau đây đúng?
A. nv > nℓ > nc. B. nv > nc > nℓ. C. nℓ > nc > nv. D. nc > nℓ > nv.
Câu 19: Trong hạt nhân nguyên tử 210
84 Po có
A. 84 prôtôn và 126 nơtron. B. 210 prôtôn và 84 nơtron.
C. 84 prôtôn và 210 nơtron. D. 126 prôtôn và 84 nơtron.
Câu 20: Trong hiện tượng huỳnh quang, nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng
huỳnh quang không thể là ánh sáng nào sau đây?
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng lục. C. Ánh sáng lam. D. Ánh sáng chàm.
Câu 21: Năng lượng mà êlectron hấp thụ từ phôtôn được dùng một phần để giải phóng êlectron, phần
còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Chiếu ánh sáng trắng (0,4m    0,76 m) vào bề
mặt của Natri có giới hạn quang điện là 0,5m thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện

A. 4,42.10-20 J. B. 9,93.10-20 J. C. 1,35.10-19 J. D. 6,625.10-20 J.

Câu 22: Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì
A. tấm kẽm mất dần điện tích dương. B. tấm kẽm trở nên trung hòa điện.

VẬT LÝ 12 Trang 2/4 - Mã đề thi 128


C. tấm kẽm mất dần điện tích âm. D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
Câu 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khi chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có
bước sóng 1 = 0,48 m và 2 thì thấy tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ 1 có một vân sáng của bức
xạ 2. Bước sóng 2 có giá trị là
A. 0,68 m. B. 0,72 m. C. 0,52 m. D. 0,60 m.
Câu 24: Hiện tượng ánh sáng bị lệch so với phương truyền thẳng khi gặp vật cản gọi là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. nhiễu xạ ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng.
Câu 25: Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
B. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
C. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.
D. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
Câu 26: Trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím, ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
A. lam. B. tím. C. chàm. D. đỏ.
Câu 27: Công thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ và chu kỳ bán rã là
ln 2 T ln 2
A.  = B.  = C.  = T .ln 2 D.  = 2
T ln 2 T
Câu 28: Hãy sắp xếp các bức xạ sau đây theo thứ tự bước sóng giảm dần
A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
B. Ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
C. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X.
Câu 29: Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ
A. giảm đều theo thời gian. B. giảm theo quy luật hàm số mũ.
C. không thay đổi theo thời gian. D. tăng đều theo thời gian.
Câu 30: Trong thí nghiệm ghi vết của các tia phóng xạ
phát ra từ chất phóng xạ trên phim M bằng tác dụng (1) (2) (3)
của điện trường đều đối với các tia phóng xạ. Phim M M
ghi được ba vết (1), (2) và (3) như hình vẽ. Vết (2) ứng
với phương phóng xạ. Các vết này do
A. (1) – tia γ ; (2) – tia α ; (3) – tia β-.
B. (1) – tia β- ; (2) – tia γ ; (3) – tia α. Nguồn
C. (1) – tia γ ; (2) – tia β- ; (3) – tia α. phóng
D. (1) – tia α ; (2) – tia γ ; (3) – tia β-. xạ

Câu 31: Đặc điểm của quang phổ liên tục là


A. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
D. có nhiều vạch tối xuất hiện trên một nền sáng.
Câu 32: Giả sử hạt nhân X và hạt nhân Y có số nuclon và độ hụt khối theo thứ tự lần lượt là A X = 36
và ΔmX = 0,29u ; AY = 40 và ΔmY = 0,31u. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân X bền hơn hạt nhân Y.
B. Hạt nhân Y bền hơn hạt nhân X.
C. Hai hạt nhân X và Y bền như nhau.
D. Năng lượng liên kết hai hạt nhân X và Y bằng nhau.
Câu 33: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 2 mm và cách màn quan sát 2
m. Dùng ánh sáng đơn sắc với bước sóng λ = 0,44μm. Điểm M trên màn là vân tối thứ 5, cách vân sáng
trung tâm một khoảng là
A. 1,76 mm. B. 2,20 mm. C. 1,98 mm. D. 2,42 mm.

VẬT LÝ 12 Trang 3/4 - Mã đề thi 128


Câu 34: Tổng hợp hạt nhân heli 2 He từ phản ứng hạt nhân 1 H  3 Li � 2 He  X . Mỗi phản ứng trên
4 1 7 4

tỏa năng lượng 17,3 MeV. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 2g heli là
A. 1,3.1024 MeV. B. 2,6.1024 MeV. C. 5,2.1024 MeV. D. 2,4.1024 MeV.
Câu 35: Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống sau:
Nguyên tử chỉ tồn tại trong những ......... (1)........, gọi là các trạng thái dừng. Trong các trạng thái
dừng, nguyên tử ........(2).........
A. trạng thái có năng lượng xác định; bức xạ.
B. trạng thái có năng lượng xác định; không bức xạ.
C. trạng thái cơ bản; không bức xạ.
D. trạng thái cơ bản; bức xạ.
Câu 36: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện
và lò vi sóng thì nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. lò vi sóng. B. màn hình máy vô tuyến.
C. lò sưởi điện. D. hồ quang điện.
27
Câu 37: Số prôtôn có trong 0,27 gam 13 Al là
A. 6,826.1022. B. 8,826.1022. C. 9,826.1022. D. 7,826.1022.
Câu 38: Nguyên tắc hoạt động của pin mặt trời trong chương trình sử dụng “Năng lượng xanh” dựa
vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng quang điện trong.
C. hiện tượng phát quang của chất rắn. D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 39: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm.
Khoảng vân giao thoa trên màn bằng
A. 0,6 mm. B. 0,5 mm. C. 0,9 mm. D. 0,2 mm.
Câu 40: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khe hẹp S phát ra đồng thời hai bức xạ có
bước sóng 1 = 440 nm và 2 . Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu
giống màu vân trung tâm còn có 9 vân sáng khác. Biết 0,38 m �2 �0,76 m , giá trị của 2 là
A. 550 nm. B. 770 nm. C. 528 nm. D. 660 nm.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

1 D 11 A 21 B 31 C
2 D 12 A 22 D 32 A
3 C 13 A 23 B 33 C
4 A 14 D 24 C 34 B
5 A 15 C 25 C 35 B
6 C 16 C 26 D 36 D
7 D 17 B 27 A 37 D
8 B 18 D 28 D 38 B
9 B 19 A 29 B 39 C
10 A 20 D 30 B 40 C

VẬT LÝ 12 Trang 4/4 - Mã đề thi 128

You might also like