You are on page 1of 2

BÀI TẬP

CH. 1. GIAO THOA ÁNH SÁNG

1. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng  = 0,6 m. Biết khoảng cách giữa hai khe là d = 1,0 mm, khoảng cách từ màn
quan sát đến mặt phẳng chứa 2 khe là D = 1,0 m. Xác định vị trí ba vân sáng đầu tiên
(coi vân sáng chính giữa là vân bậc 0).
2. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng  = 0,5 m. Biết khoảng cách giữa hai khe là d = 1,5 mm, khoảng cách từ màn
quan sát đến mặt phẳng chứa 2 khe là D = 1,5 m, tính:
a) khoảng cách giữa hai vân sáng kế tiếp;
b) vị trí vân sáng thứ ba và vân tối thứ tư trên màn quan sát.
3. Người ta đo độ dày của một bản thủy tinh mỏng trong suốt, chiết suất bằng 1,5
bằng cách đặt nó phía sau 1 khe sáng của hệ giao thoa Young, sử dụng ánh sáng đơn
sắc, bước sóng bằ ấy vân sáng chính giữa dịch chuyển đến
vị trí của vân sáng thứ 5, khi chưa có bản thủy tinh mỏng. Tính độ dày của bản thủy
tinh.
4. Hai khe trong thí nghiệm giao thoa khe Young cách nhau một khoảng d = 1,0 mm,
được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách từ màn quan sát đến mặt
phẳng chứa 2 khe là D = 2,0 m và bề rộng của 6 vân sáng liên tiếp đo được là 7,2 cm.
Tính bước sóng ánh sáng đơn sắc.
5. Chiếu một chùm ánh sáng kết hợp bước sóng  = 0,5 m vào hai khe hẹp đặt gần
nhau. Ảnh giao thoa đươc quan sát tại màn chắn cách mặt phẳng chứa hai khe một
khoảng D = 0,9 m. Người ta thấy, vân sáng bậc 3 ở vị trí cách mặt phẳng trung tâm, đi
qua điểm giữa hai khe, một khoảng y = 3 cm, tính
a) khoảng cách giữa hai khe sáng;
b) vị trí vân tối thứ ba trên màn quan sát.
6. Chiếu một chùm ánh sáng trắng xiên một góc tới i = 300 lên bề mặt một màng nước
xà phòng, có chiết suất bằng 1,3. Tính độ dày nhỏ nhất của màng xà phòng này để có
tia sáng phản xạ mầu vàng, tương ứng bước sóng = 582 nm.
7. Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song bước sóng  = 546 nm thẳng góc vào mặt
dưới một nêm không khí, được tạo bởi hai bản thủy tinh phằng đặt nghiêng trên nhau
một góc rất nhỏ. Vân giao thoa quan sát được có mật độ 15vân/1cm. Tìm công thức
và tính góc nghiêng (ra độ) của nêm không khí.
8. Hai bản thủy tinh phẳng, có chiều dài 10 cm, được cho tiếp xúc với nhau ở một
đầu, đầu kia có sợi dây mảnh, đường kính 0,05 mm, được đặt vào giữa hai bản, tạo ra
một nêm không khí. Chiếu thẳng góc đồng thời hai ánh sáng đơn sắc, bước sóng 1 =
400.10-9 m và 2 = 600.10-9 m lên nêm. Ảnh giao thoa quan sát được bởi ánh sáng
phản xạ từ nêm. Xác định vị trí mà vân tối giao thoa của hai ánh sáng trùng nhau, tính
từ cạnh tiếp xúc của hai bản thủy tinh.
9. Xét hệ cho vân tròn Newton. Xác định bề dày cuả lớp không khí ở đó người ta quan
sát thấy vân sáng đầu tiên, biết bước sóng ánh sáng tới là  = 0,6 m.
10. Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song tới vuông góc lên hệ gồm một thấu kính
lồi đặt trên một bản thủy tinh phẳng. Ảnh giao thoa là hệ vân tròn đồng tâm, theo đó,
người ta đo được bán kính hai vân tói liên tiếp thứ k và k+1 lần lượt là 4,30 mm và
4,40 mm. Biết bán kính thấu kính lồi R = 1,45 m, tính bước sóng của ánh sáng.
11. Xác định độ dày lớp không khí của hệ kính cho vân tròn Newton ở vị trí ứng với
vân sáng đầu tiên khi chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng  = 0,660 m vuông góc lên
hệ.
12. Ở khe giữa thấu kính lồi có bán kính cong bằng 100 cm và chiết suất n1 = 1,5 và
bản thủy tinh phẳng, chiết suất n2 = 1,7 có một lớp vật liệu chiết suất n = 1,6. Tính bán
kính vân tối thứ tư biết bước sóng ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm  = 0,6 m.

You might also like