You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Tại thời điểm t = t’= 0 một hành khách ngồi trên tàu hỏa chuyển động vận tốc 30m/s ngang qua
một người đứng yên trên ga. 20s sau quan sát viên đứng yên thấy một con chim bay cùng phương
cùng chiều với tàu ở cách nhà ga 800m. Xác định tọa độ của chim đối với hành khách trên tàu
2. Như bài tập trên có thêm dữ kiện mới: quan sát viên trên ga 25s sau lần đo thứ nhất con chim đã
cách nhà ga 850m. Tìm vận tốc bay của chim đối với quan sát viên ở ga và ở tàu
3. Một mẫu chất phóng xạ ở trạng thái nghỉ phát ra 2 electron theo hai chiều ngược nhau. Một quan
sát viên đo được vận tốc của chúng lần lượt là 0,6c và 0,7c. Tính vận tốc cổ điển của electron này
với electron kia? Thảo luận kết quả?
4. Một tàu hỏa có v = 60km/h chạy ngang ga lúc 12 giờ. Hai mươi giây sau, một chớp sáng lóe lên
đường ray cách ga 1km về phía tàu đang chạy. Tìm các tọa độ của chớp trong hệ quy chiếu gắn với
nhà ga, gắn với tàu? Thảo luận kết quả?
5. Một quan sát viên đứng yên trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất, quan sát va chạm sau: vật 1
khối lượng m1 = 3kg chuyển động với v1 = 4m/s dọc theo trục Ox rồi va chạm với vật 2 có m 2 =
1kg chuyển động với v2 = -3m/s cũng dọc theo Ox. Sau va chạm vật 2 có v 2 = 3m/s. Tính vận tốc
v’1 của vật 1 sau va chạm
6. Một bé ngồi trên một xe hơi không mui chuyển động với v = 30m/s tung lên cao một hòn bi với
vận tốc đầu là 6m/s. Viết phương trình chuyển động của hòn bi đối với
a) Cậu bé
b) Quan sát viên đứng bên đường
7. Một điểm A cách quan sát viên 30km. Quan sát viên thấy chớp sáng phát ra từ A lúc 10 giờ sáng.
Tính thời điểm thực của biến cố (chớp sáng) trên
8. Các tọa độ của một chớp sáng do quan sát viên O đo được là x = 100km, y = 10km, z = 1km ở
thời điểm t = 5.10-4s. Tính các tọa độ không – thời gian của biến cố đó đối với O’ chuyển động so
với O với v = -0,8c dọc theo trục chung Ox, Ox’
9. Một quan sát viên O phát hiện hai biến cố riêng rẽ xảy ra cách nhau 600m và 8.10 -7s. Tính vận
tốc của O’ chuyển động so với O để O’ thấy hai biến cố trên xảy ra đồng thời
10. Một electron có động năng K = 2,53MeV
a) Hỏi năng lượng toàn phần E của electron
b) Hỏi động lượng p của nó
c) Hỏi hệ số Lorentz của electron này
11. Một proton được gia tốc tới động năng 1,08TeV (1TeV = 1012eV)
a) Hỏi tham số tốc độ
b) Hỏi proton này chậm hơn tốc độ ánh sáng là bao nhiêu?
13. An electron, which has a mass of 9.11.10-31kg moves with a speed of 0,750c. Find is relativistic
momentum and compare this value with the momentum calculated from the classical expression
14. The period of a pendulum is measured to be 3.0s in the reference frame of the pendulum. What
is the period when measured by an observer moving at a speed of 0,95c relative to the pendulum?
14. You were driving at 30m/s and claimed that your clock was running more slowly than your’s
boss stationary clock. Although your statement was true, the time dilation was negligible. If your
car is 4,3m long when it is parked, how much shorter does it appear to a stationary road side
observer at you drive by at 30m/s
15. A deuteron, which is the nucleus of a deuterum atom, contains one proton and one neutron and
has a mass of 2.013.533u. This total deuteron mass is not equal to the sum of the masses of the
proton and neutron. Calculate the mass difference and determine is energy equivalence, which is
called the binding energy of nucleus
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
1. Một photon có năng lượng 1,0keV. Tính bước sóng và tần số của photon đó, cho hc = 12,4keV. Å
2. Tính xung lượng của một photon có năng lượng 12MeV?
3. Biết rằng bước sóng ngưỡng của cực phát của ống quang điện là 6000 Å . Điện thế bứt tương ứng
với bức xạ đó là 2,5eV. Tính bước sóng của bức xạ tới
4. Biết rằng bước sóng lớn nhất có thể làm cho kali phát xạ electron là 5620 Å . Tính công thoát của
kim loại đó
5. Chiếu kali bằng kia cực tím có bước sóng 2500 Å , cho công thoát của kali là 2,21eV. Tính động
năng cực đại của các electron phát ra
6. Một tia X có năng lượng 17,2keV được tán xạ Compton một góc 90 ° (góc hợp bởi tia tán xạ và
tia tới ϕ =90 °). Hỏi năng lượng của tia X sau khi tán xạ?
7. Tìm bước sóng λ và tần số γ của một photon có năng lượng E = 1.0keV
8. Kali được chiếu bằng tia cực tím với bước sóng là 2500 Å
a) Tính động năng cực đại của các electron phát ra (Công thoát của kali là 2,21eV)
b) Cường độ bức xạ là 2W/m2. Tính số electron do 1 đơn vị diện tích phat ra trong 1 đơn vị thời
gian
9. Một đài phát thanh công suất 200kW hoạt động ở tần số 103,7MHz. Xác định số lượng tử
(photon) phát ra trong 1 giây
10. Tia X có λ=0,400 Å bị một electron làm tán xạ đi một góc 90 ° . Tính độ biến thiên tương đối
của bước sóng tia X trên
11. Tia X có λ=0 , 3 00 Å tán xạ theo một góc 6 0 ° theo hiệu ứng Compton. Tính bước sóng của
photon tán xạ và động năng của electron. Cho hc = 12,4keV. Å
12. Thí nghiệm về hiệu ứng Compton, một electron thu năng lượng 0,1MeV do tia X 0,500MeV
chiếu tới
a) Tính bước sóng của photon tán xạ
b) Tính góc hợp bởi photon tán xạ và photon tới
13. Trong tán xạ Compton một photon tới đã truyền cho electron một bia năng lượng cực đại bằng
45keV. Tính bước sóng của photon đó
14. Một ánh sáng đơn sắc bước sóng 3000 Å chiếu vuông góc vào một diện tích 4cm 2. Nếu cường
độ ánh sáng bằng 15.10-2W/m2. Xác định số photon tới trên diện tích đó trong một đơn vị thời gian
15. Tính bước sóng và tần số của photon có xung lượng 0,02MeV/c
16. Tìm xung lượng của một photon có bước sóng 10 Å
17. Đài phát thanh có công suất phát xạ 150kW ở tần số 101,1MHz. Giả thiết bức xạ là đồng đều
theo khắp mọi phương. Hãy tìm số photon đi qua một đơn vị diện tích ở cách đài 1km trong một
đơn vị thời gian
18. Một sóng điện từ phẳng tần số 300MHz đập vuông góc trên một đơn vị diện tích 50cm 2 với
cường độ 9.10-5W/m2. Hãy xác định số photon tới trên diện tích đó trong một đơn vị thời gian
19. Một electron va chạm trực diện pozitron phản ứng sinh ra hai hạt photon 2.0MeV chuyển động
theo hai chiều ngược nhau. Tính động năng của hai hạt trước va chạm
20. Xác định bước sóng ngưỡng để sinh cặp hạt electron – pozitron
21. Một photon có bước sóng bằng 0,300 Å sinh ra một cặp hạt electron – pozitron ở lân cận hạt
nhân nặng. Tính động năng của mỗi hạt sinh ra
22. Xác định tỉ lệ phần trăm của chùm tia X tới đi qua một vật liệu có độ dày 5mm và hệ số hấp thụ
là μ=0,07 mm−1
23. Một chùm photon đơn sắc khi đi qua một vật liệu có khả năng hấp thụ dãy 8mm thì cường độ
giảm đi 2 lần. Tính hệ số hấp thụ của vật liệu
24. Một tấm nhôm có hệ số hấp thụ là 0 , 7 7 0 mm−1 làm giảm ½ cường độ của chùm photon tới.
Tính bề dày của tấm nhôm
25. Một electron có năng lượng 20keV va chạm với một hạt nhân nặng (chọn làm bia) và dừng lại
a) Tính tần số của một photon sinh ra
b) Chứng minh rằng xung lượng của electron không bảo toàn
26. Trong một thí nghiệm về hiệu ứng Compton một electron đã thu năng lượng 0,100MeV do một
tia X 0,5MeV chiếu tới. Tính
a) Bước sóng của photon tán xạ, biết rằng lúc đầu electron ở trạng thái nghỉ
b) Góc θ giữa photon tán xạ và photon tới
c) So sánh tần số của photon tán xạ và photon tới. Giải thích
27. Tia X có λ=0 , 40 0 Å bị một electron làm tán xạ đi một góc 9 0 °
a) Tính độ biến thiên tương đối của bước sóng tia X
b) Động năng của electron sau va chạm
h −3 −3
Cho m c =24,3. 10 Å ; hc=12,4.10 MeV . Å
0

28. Catot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại ứng với công thoát A = 5,89.10-19J
a) Xác định giới hạn quang điện của kim loại đó
b) Tấm kim loại trên được chiếu đồng thời 4 bức xạ với bức xạ 1 có λ 1=0,7 μm, bức xạ 2 có
λ 2=0 , 3 μm , bức xạ 3 có λ 3=0 , 18 μm , bức xạ 4 có f 4=15. 1014 Hz

i. Hiện tượng quang điện có xảy ra với tất cả các bức xạ trên không? Giải thích bằng định luật
nào? Phát biểu định luật đó
ii. Để duy trì dòng quang điện do nhóm electron có vận tốc lớn nhất có thể gây ra, người ta phải
dùng hiện điện thế hãm là bao nhiêu
108 m
(Cho h=6,625.10−34 J . s ; c=3. −31 −19
; me =9,1. 10 kg , e=1,6.10 C )
s

You might also like