You are on page 1of 3

BÀI TẬP LƯỢNG TỬ QUANG HỌC

Bài 1.
Một vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ 2900°K. Trong quá trình làm lạnh vật đó, bước sóng ứng
với cực đại của đường đặc trưng phổ phát xạ thay đổi một lượng =9m. Hỏi vật đó đã làm
lạnh đến nhiệt độ nào ?

Bài 2.
Tìm độ giảm khối lượng của mặt trời sau 1 năm bức xạ, coi bức xạ của mặt trời là không
đổi. Nhiệt độ bề mặt của mặt trời bằng 5800°K, cho biết bán kính của mặt trời bằng 6,59.10 8m.

Bài 3.
Trung bình cứ 1cm2 mặt đất trong 1 phút bị mất đi 0,13 calo vì bức xạ. Hỏi vật đen tuyệt
đối phải có nhiệt độ là bao nhiêu khi cùng mất một năng lượng bức xạ như thế trên 1cm2 trong 1
phút..

Bài 4.
Hỏi nhiệt độ lò nấu bằng bao nhiêu nếu từ một lỗ trong lò có kích thước 6,1 cm 2 phát ra
mỗi giây 8,28 calo. Coi phát xạ của lò như phát xạ của vật đen tuyệt đối.

Bài 5.
Nhiệt độ của sợi dây tóc bóng đèn điện luôn luôn biến đổi vì được đốt nóng bằng dòng
xoay chiều. Hiệu số giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất là 80°K, nhiệt độ trung bình là 2300°K.
Hỏi công suất bức xạ biến đổi đi bao nhiêu lần từ cao nhất đến thấp nhất, nếu coi dây tóc
Vonfram là vật đen tuyệt đối.

Bài 6.
Khi nghiên cứu quang phổ phát xạ của mặt trời, người ta nhận thấy bức xạ mang năng
lượng cực đại có bước sóng  max=0,48m. Coi mặt trời là vật đen lý tưởng. Hãy tính :
a. Công suất phát xạ toàn phần của mặt trời.
b. Mật độ năng lượng nhận được trên mặt đất. Biết bán kính mặt trời là 6,95.108m,
và khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là : 1,5.1011m.

Bài 7.
Giới hạn đỏ trong quang điện của sêzi là 0.653 m. Xác định vận tốc cực đại của quang
điện từ khi chiếu sêzi bằng ánh sáng tím có bước sóng 0.4m.

Bài 8.
Trong hiện tượng tán xạ Compton, chùm tia tới có bước sóng . Hãy xác định động năng
của điện tử bắn ra đối với chùm tán xạ theo góc , tính động lượng của điện tử đó ?

Bài 9.
Photon có năng lượng 250 keV bay đến va chạm với một điện tử đứng yên và tán xạ theo
góc 120°. Xác định năng lượng của photon tán xạ.
1
Bài 10.
Xác định bước sóng của bức xạ Rơnghen, biết rằng trong hiện tượng Compton cho bởi bức
xạ có động năng cực đại của điện tử bắn là 0,19 MeV.

Bài 11.
Xác định độ tăng bước sóng và góc tán xạ trong hiện tượng Compton biết bước sóng ban
đầu của photon là =0,03 A° và vận tốc của điện tử bắn ra là V=c=0,6c.

Bài 12.
Giới hạn đỏ của hiện tượng quang điện đối với Vonfram là 0,275 m. Tính :
a. Công thoát của điện tử đối với Vonfram.
b. Năng lượng cực đại của quang điện tử khi bật ra khỏi Vonfram nếu bức xạ chiếu
vào có bước sóng 0,180 m.
c. Vận tốc cực đại của quang điện đó.

Bài 13.
Chiếu bức xạ có bước sóng 0,14 m vào một kim loại đã có hiện tượng quang điện xảy ra,
hãy tính hiệu điện thế kháng điện để giữ các quang điện tử lại không cho bay sang anot. Biết
công thoát điện tử đối với kim loại đó là 4,47 eV.

Bài 14.
Khi chiếu một chùm sáng vào một kim loại có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng một
hiệu điện thế kháng điện là 3 V thì các quang điện tử bắn ra khỏi kim loại bị giữ lại cả không bay
sang anot được. Biết giới hạn đỏ của kim loại đó là 6.1014 s-1. Hãy tính :
a. Công thoát của điện tử đối với kim loại đó.
b. Tần số của chùm sáng tới.

Bài 15.
Chùm photon của bức xạ đơn sắc =2720A° đập xiên vào một mặt điện cực Vonfram và
làm bắn ra theo phương vuông góc với chùm tới các quang điện tử chuyển động với vận tốc bằng
=0,02 vận tốc cực đại.
Hãy tính tổng động lượng đã truyền cho điện cực đối với mỗi photon đập vào và làm bắn ra
một điện tử.

BỔ SUNG

1. Một lò vi sóng phát ra bức xạ với công suất 700W ở tần số 2.45 GHz. Có bao
nhiêu photon phát ra trong 1 giây?
2. Laser mạnh nhất hiện tại là laser Petawatt. Ở năng lượng cực đại 680 J, một xung
của laser có độ rộng 440 fs. Sự tập trung năng lượng trong một khoảng không gian, thời
gian rất nhỏ đủ để đánh bật nơtron ra khỏi hạt nhân có khối lượng trung bình. Khi tác
động vào hạt nhân nhẹ như hydro, năng lượng có thể kích tích phản ứng nhiệt hạch.
a) Tính công suất xung

2
b) Có bao nhiêu photon phát ra trong mỗi xung, biết laser hoạt động ở bước sóng
1057 nm.
3. Chứng minh công thức Stefan-Boltzman từ công thức Planck.
4. Chứng minh công thức Wien từ công thức Planck.
5. Chùm tia công suất 100W chiếu vuông góc lên mặt phẳng của một vật đen khối
lượng 1g trong 1000s, môi trường không trọng lượng và không ma sát. Tính năng lượng
chùm tia đã truyền vào vật. Tính động năng của vật sau khi vật đạt chuyển động đều. Giải
thích tại sao động năng này nhỏ hơn năng lượng chùm tia.
6. Một photon năng lượng 1MeV va chạm với electron tự do, đứng yên và tán xạ ở
góc 90o. Tính động năng của electron sau va chạm.

You might also like