You are on page 1of 17

1

Chuyên đề:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LƯỢNG CỦA ELECTRON

TRONG NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Phổ phát xạ của nguyên tử H và các ion giống H (Hệ 1 electron)

Khi e bị kích thích lên mức năng lượng cao hơn thì do trạng thái khích thích không bền nên e sẽ chuyển về
mức năng lượng thấp hơn, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ (có thể nhìn thấy hoặc không
nhìn thấy). Ta có:

1  1 1 
= Z2RH  2  2 
 n 
 t nc 

Trong đó, RH là hằng số Rydberg = 109678 cm-1.

Các dãy phổ chính

Stt Chuyển dời Tên phổ Vùng phổ

1 nc > 1 
 nt = 1 Lyman UV: tử ngoại

2 nc > 2 
 nt = 2 Banmer VIS: nhìn thấy

3 nc > 3 
 nt = 3 Paschen IR: hồng ngoại

Hình 1. Các bước chuyển năng lượng của nguyên tử H khi kích thích.

1.2. Phổ Rontgen và Định luật Moseley


2
Khi bắn phá nguyên tử kim loại bằng các e có động năng lớn. Các e này có thể xuyên qua các lớp e của
nguyên tử kim loại. Khi e ở lớp K bị bắn đi thì ở lớp này có 1 chỗ trống và lập tức có 1 e ở lớp xa hơn nhảy vào
thay thế và phát ra bức xạ λ nhỏ được gọi là bức xạ Rơnghen, cứ như vậy ta có các dãy phổ K, L, M,...

Dãy K

Moseley đưa ra hệ thức liên hệ giữa số sóng của các vạch phổ Rơnghen và số Z của nguyên tố:

 2 = a2(Z – b)2

1
Trong đó:  = : số sóng

a, b là hằng số. Đối với mỗi vạch xác định thì a, b có giá trị như nhau đối với tất cả các nguyên tố. Ví dụ đối với
vạch Kα thì a2 = 82300 và b = 1 đối với mọi nguyên tố.

1.3. Lưỡng tính sóng-hạt của vật chất

Bất kì chuyển động nào của hạt vật chất cũng đều liên hệ với một sóng có độ dài xác định, tuân theo hệ thức
de Broglie:

h h
λ= = ; trong đó, m: khối lượng của hạt (kg)
mv p

v: vận tốc chuyển động của hạt (m.s-1)

p: động lượng của hạt.

Như vậy, theo giả thuyết về photon cũng như giả thuyết de Broglie thì ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa
có tính chất hạt.

1.4. Thuyết lượng tử Plank


3
Khi một vật được đốt nóng, các hạt mang điện tích chuyển động dao động làm phát ra các bức xạ. Năm
1990, Max Plank đưa ra thuyết lượng tử mang tên ông: “Ánh sáng hay bức xạ nói chung gồm những lượng tử
năng lượng tỉ lệ thuận với tần số của ánh sáng hay bức xạ đó”.

hc
Năng lượng của một photon bức xạ được tính bằng công thức: ε = = hν

Trong đó: ε (J): năng lượng của 1 lượng tử năng lượng (photon).

h = 6,625.10-34 J.s-1: hằng số Plank

c = 3.108 m.s-1: tốc độ ánh sáng trong chân không

λ (m): bước sóng

c
ν (Hz) = : tần số của bức xạ

Nếu tính năng lượng cho 1 mol lượng tử năng lượng:

hc
E = NA , khi đó E có đơn vị J.mol-1.

Mắt thường chỉ nhìn thấy ánh sáng có bước sóng λ trong khoảng (380nm – 720nm) gọi là vùng khả kiến.
Một chất có màu hoặc không có màu đều có thể được giải thích bằng quan điểm của thuyết lượng tử.

Ví dụ: I2, Br2 có màu là do năng lượng phá vỡ liên kết Elk của chúng tương ứng với một năng lượng ánh
sáng với bước sóng trong vùng khả kiến.

Hình 2. Khoảng bước sóng λ của các màu sắc cơ bản trong vùng khả kiến.

Đỏ Tím
mm

Lam
Cam
(xanh da trời)

Vàng Lục
4

Hình 3. Vòng tròn các màu phụ nhau

1.5. Hiệu ứng quang điện

- Là hiện tượng các e bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi có bức xạ chiếu vào.

- Điều kiện để có hiệu ứng quang điện: Bức xạ chiếu vào kim loại phải có tần số ν ≥ νo (νo: giới hạn quang điện
của kim loại).

- Khi ν > νo thì năng lượng của bức xạ chia làm 2 phần: 1 phần dùng để bứt e, 1 phần truyền động năng cho e
chuyển động. Ta có phương trình Einstein về hiện tượng quang điện:

1
hν = hνo + mv2
2

1.6. Phương trình sóng Schrodinger

Trong quá trình chuyển biến hoá học, liên kết hoá học được quyết định bởi cấu trúc electron của nguyên tử. Vì vậy nghiên
cứu và mô tả các hiện tượng hoá học được bắt đầu bằng nghiên cứu và mô tả lớp vỏ electron của nguyên tử.
Xuất phát từ khái niệm electron có tính chất sóng, năm 1925 Schrodinger giả thiết trạng thái electron chuyển động trong
nguyên tử phải được mô tả bằng phương trình sóng điện từ và ông đã thiết lập được phương trình biểu diễn mối liên hệ năng lượng
của electron với các toạ độ không gian và hàm :
(2/x2 + 2/y2 + 2/z2) + 82m/h2(E - U) = 0 (phương trình cho hệ 1 electron).
E: Năng lượng hệ U: thế năng hạt
m: khối lượng electron h: hằng số Plăng
x, y, z: toạ độ : hàm sóng.
Giải phương trình Srodingơ là phải tìm được giá trị E và  ( thoả mãn  phải hữu hạn, liên tục, đơn trị và bằng không ở
những chỗ không có electron).
-  có thể nhận giá trị dương, âm tương tự như biên độ sóng. Bản thân nó không có tính chất vật lý gì nhưng 2 luôn
dương và có tính chất quan trọng.
- 2 là xác suất tìm thấy electron tại 1 điểm nào đó trong không gian. 2 càng lớn thì xác suất tìm thấy electron càng
lớn. Xác suất phát hiện electron trong thể tích nhỏ v nào đó được biểu diễn bằng tích 2.v. Vậy tích phân 2 trong toàn bộ không
gian bằng 1. Đây là điều kiện chuẩn hoá hàm sóng.

1.7. Nguyên tử một electron

a. Hàm sóng
Trạng thái chuyển động của hạt vi mô được mô tả bằng một hàm  (x, y, z, t ) gọi là hàm sóng hay hàm trạng thái.
Tính chất của hàm sóng: Hàm này đặc trưng đầy đủ cho trạng thái của electron, là hàm xác định, đơn trị, hữu hạn, liên tục
và nói chung là hàm phức (x, y, z, t ).
Ý nghĩa của hàm sóng: (x, y, z, t )2 dxdydz cho biết xác suất tìm thấy hạt tại thời điểm t trong nguyên tố thể tích d =
dxdydz có tâm là M(x, y, z). Đại lượng này còn được gọi là bình phương môđun hàm trạng thái.
Trong cơ học lượng tử không còn khái niệm quỹ đạo electron nên người ta tìm cách xác định xác suất tìm thấy hạt ở các
điểm khác nhau trong không gian.
5
Nếu trạng thái của hạt không phụ thuộc vào thời gian (gọi là trạng thái dừng) thì hàm sóng không phụ thuộc thời gian t. Khi
đó  (q)2 biểu thị xác suất tìm thấy hạt ở thời điểm q chỉ phụ thuộc vào toạ độ q (x, y, z). Vì thế, hàm  (q)2 còn được gọi là
hàm mật độ xác suất.
Nếu lấy tích phân:  * d = 2 d =1  Đây là điều kiện chuẩn hoá hàm sóng.
b. Phương trình Schrodinger
Phương trình vi phân của hàm  có dạng như sau với hạt chuyển động trong trường thế có điện trường V: E = ( -

h2
2 + V ) 
8 m
2

2 2 2
Trong đó 2 = + + (2 : Hàm toán tử Laplace)
x 2 y 2 z 2
V: Thế năng của hạt
E: Năng lượng toàn phần cuả hạt

h2
Tổng quát có thể viết dưới dạng: H = E (Toán tử Hamintơn H = - 2 + V)
8 2 m
Phương trình này được xem như nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử.

1.8. Phương trình Schrodinger cho bài toán hiđro


a. Mô hình hệ
Xét nguyên tử 1 electron (nguyên tử H và những ion giống hiđro như He+, Li2+…):
- Hạt nhân có điện tích Z+ được coi là cố định ở tâm tạo ra một trường tĩnh điện Culong.
- Electron điện tích (1-), khối lượng m.
b. Phương trình Schrodinger

Ze 2
Electron chuyển động có thế năng: V(r) = -
4 0 r
Phương trình Schodinger của hệ 1 electron được viết như sau:

h2 Ze 2 1
(-  2
- )  = E. 2
8 m
2
4 0 r r
: Hàm sóng mô tả trạng thái của 1 electron trong trường tĩnh điện Culong
E: Năng lượng toàn phần của electron
Để thuận lợi cho việc giải, do tính đối xứng tâm của trường thế, ta sử dụng toạ độ cầu
Toạ độ Descartes Toạ độ cầu
x, y, z r, , 
-   x, y, z  + 0  r  +
x = r sincos 0  
z
y = r sin sin 0    2
z = r cos O r

d = dxdydz d = r2drsindd
r2 = x2 + y2 + z2
Trong toán học đã chứng minh được :
y
2 2 2
 =
2
+ +
x 2 y 2 z 2
x
Hàm toán tử Laplace khi chuyển sang hệ toạ độ cầu là:
6
1  2  1   1  2
2 = . (r )+ 2 (sin ) + 2
r r
2
r r sin    r sin   2
2


2 = r2 +
r2
1  2 
Trong đó r 2 = (r )
r 2 r r
1   1 2
= (sin  )
sin    sin 2   2
Hàm sóng  là hàm của các biến số ( r, ,  ).
Phương trình Schodinger cho 1 electron của H, He+, Li2+… trong hệ toạ độ cầu là
 (r, , ) = R(r).Y(, )
R(r): Hàm bán kính
Y(,): Hàm góc
Để đơn giản thường viết thành:  = R.Y

c. Nghiệm và kết quả bài toán nguyên tử hiđro


* Về năng lượng
E > 0 và liên tục ứng với trạng thái electron bị bứt ra khỏi bề mặt hạt nhân.
E < 0 và gián đoạn (bị lượng tử hoá) ứng với trạng thái electron liên kết với hạt nhân
1 mZ 2 e 4
Biểu thức năng lượng: En = - = 1, 2, 3, …. (n gọi là số lượng tử chính)
n 2 8 0 2 h 2

1 me 4
Đối với nguyên tử H (Z = 1). Biểu thức năng lượng: En = -
n 2 8 0 2 h 2

13,6
Tính theo đơn vị eV ta có: En = - eV
n2
* Các số lượng tử và ý nghĩa

- Số lượng tử chính n

Vì n nguyên dương nên năng lượng của electron trong nguyên tử chỉ nhận những giá trị gián đoạn. Ứng với
mỗi giá trị của n có một mức năng lượng xác định
n 1 2 3 4 5 6 7
Mức En K L M N O P Q
Xác định mức năng lượng electron trong nguyên tử. Với mỗi giá trị n, ta có một năng lượng xác định: E=
- 22me4/n2h2 = -13,6/n2 (eV) (khi n tăng, năng lượng tăng).

Xác định kích thước của mây electron, mây electron lớn khi n lớn.

- Số lượng tử phụ l

Khi vật quay trên một quỹ đạo tròn bán kính r với tốc độ v có động lượng: p = m. v
Việc giải bài toán chuyển động của electron trong nguyên tử cho kết quả
7
h
M  = l (l  1) l = 0, 1, 2, 3,…. (n – 1).
2
→ momen động lượng bị lượng tử hoá; l là số lượng tử phụ, xác định momen động lượng.
Ký hiệu trạng thái electron ứng với mỗi giá trị của l
l 0 1 2 3
Trạng thái s p d f
Xác định hình dạng đám mây electron

s: hình cầu; p: hình quả tạ (số 8 nổi); d: hình hoa 4 cánh.

Với nguyên tử nhiều electron, năng lượng electron phụ thuộc vào cả số lượng tử l, nên trong mỗi mức năng
lượng lại chia thành nhiều phân mức

l 1 2 3 4 ...

Phân mức năng lượng s p d f ...

Với cùng giá trị n, thứ tự năng lượng ns < np < nd < nf.

- Số lượng tử từ obitan ml
h
Hình chiếu của vectơ M trên trục Oz: Mz  = ml
2
Mz chỉ nhận những giá trị gián đoạn ứng với các trị số gián đoạn của ml là các số nguyên
ml = -l, …, -1, 0, 1,…, +l
Momen động lượng của electron là đại lượng vectơ. Số định hướng của nó trong từ trường bằng số giá trị
của ml.

- Spin electron.

Ngoài trạng thái chuyển động trong khụng gian, electron còn có chuyển động riêng gọi là momen động

lượng spin M S

MS được đặc trưng bởi số lượng tử spin (ms).

h h
MS  s (s  1) M S  mS
2 2

ms gọi là số lượng tử spin.

Mô tả sự tự quay của electron xung quanh trục riêng của nó. Nếu cùng chiều electron xung quanh hạt nhân
ms = +1/2; ngược chiều ms = - ½.

Khi Schrodingơ giải phương trình sóng không thấy xuất hiện số lượng tử spin vì ông bỏ qua phần hiệu
chỉnh khối lượng theo thuyết tương đối của Anhxtanh.
8
Sau đó Dirac giải phương trình sóng có phần hiệu chỉnh khối lượng thì xuất hiện số lượng tử spin. Nhưng vì
phương trình sóng của Dirac phức tạp quá nên vẫn dùng phương trình sóng Schrodingơ  nên gọi là lượng tử
phi tương đối.

Để đơn giản vẫn dùng phương trình sóng Schrodingơ và kết quả của phương trình sóng Dirac.

d. Hàm obitan nguyên tử


Hàm sóng toàn phần mô tả chuyển động của electron trong nguyên tử H là tích của hai hàm: Hàm góc và hàm bán kính
n,l,m = Rn,l(r) . Yl,m (,  )
Mỗi hàm n,l,m mô tả trạng thái chuyển động của một electron trong nguyên tử, chuyển động trong trường tĩnh điện culong xuyên tâm được gọi
là obitan nguyên tử (ký hiệu là AO).
Trong obitan nguyên tử phần phụ thuộc gúc chiếm phần lớn, do đó, trong việc xem xét định tính về liên kết hoá học phần góc giữ vai trò quan
trọng.

Bảng 1. Các biểu thức của một số AO của nguyờn tử một electron

Về n l AO Rn,l Yl,m(,) En (eV) mặt toán


học số lượng tử
1 0 1s 2 z  zr / a 1 -13,6.Z2
chính xác e định số nút
của hàm a3/ 2 2  sóng. Nút
là điểm hay mặt
3/ 2
mà ở đó 2 0 2s 1  z   zr   zr / 2 a 1 -3,4.Z2 hàm sóng
  1  e
đổi dấu. 2  2a   2a  2  Như vậy
hàm sóng bị triệt tiêu
ở mặt nút
1 z
3/ 2
zr  zr / 2 a 3 và xác suất
tìm thấy   e sin  cos  electron ở
2 
2
-3,4.Z
2 1 2px 2 6 a a
đó bằng không.
Các cách biểu
1 z
3/ 2
zr  zr / 2 a 3
diễn đồ thị   e sin  sin  hàm obitan
nguyên tử: 2 6 a a 2  Biểu diễn
-3,4.Z2
trên đồ thị nút của
2 1 2py
1 z
3/ 2
zr  zr / 2 a 3
Rn,l(r) là cos  những mặt
cầu, còn
  e 2  2
nút của
2 6 a a - 3,4.Z
Yl,m(,) là những mặt
kinh tuyến 2 1 2pz hay vĩ
tuyến.
Hàm bán kính R(r): Biểu diễn đồ thị của hàm bán kính thể hiện ở bên dưới
9
R(r) R(r)

2s
1s

r r
R(r) R(r)

3s 4s

r r

Một đại lượng rất quan trọng hàm phân bố xuyên tâm 4r2 R(r) 2. Đó là xác suất có mặt của electron trong lớp cầu có bề dày là 1 đơn vị, ở
cách nhau một khoảng là r. Khi đó đại lượng 4r2 R(r) 2 dr biểu diễn xác suất có mặt của electron trong lớp cầu có bề dày dr nằm cách hạt nhân
một khoảng là r.

Đồ thị của các hàm phân bố xuyên tâm của các AO khác nhau:

3s

2s

3p
1s

2p

3d

* Hàm góc

Về mặt toán học việc nghiên cứu hàm  Yl,m(,) 2 rất phức tạp đối với các giá trị l cao cho nên người ta quy ước dựng biểu diễn sau: Gọi
AO (biểu diễn góc của hàm sóng) là bề mặt được xác định bởi tập hợp các điểm M sao cho OM = Yl,m(,)  khi   biến thiên trong khoảng:

0     và 0    2 (Gốc O là tâm của nguyên tử).

Khi đó ta có biểu diễn đồ thị phần góc của hàm AO như sau:
10

AO - s
AO - p

1
Với l = 0 (trạng thái s) Y00 = = const .
2 

1
Đồ thị Y00 là hình cầu có bán kính OM =
2 

3
Với l = 1 (trạng thái p) Xét pz : Y10 = cos
2 

3
Mật độ xác suất  Y102 = cos 2 
4

Khi đó đồ thị phần góc là 2 vòng tròn tiếp xúc nhau. Có Oz là trục đối xứng

Nghiên cứu orbital px và py ta cũng có được kết quả tương tự.

Một hàm súng  được xác định bởi 3 số lượng tử n, l, ml, kí hiệu n,l,ml mô tả 1 electron cụ thể được gọi là obitan nguyên tử kí hiệu AO.

e. Hình dạng các obitan

z z

X
+
+ x + X

y Y
Y
s Px Py

Ta đã biết hàm (q)2 cho biết xác suất tìm thấy electron ở điểm có tọa độ q. Để có một khái niệm trực
quan hơn người ta đưa ra hình ảnh mây electron: được quy ước là miền không gian tại đó xác suất có mặt của
electron là hơn 90%. Mỗi mây electron được giới hạn bằng một bề mặt giới hạn gồm các điểm có mật độ xác
suất bằng nhau. Hình dạng và kích thước của mây electron phụ thuộc vào các số lượng tử n, l, m.
11
s px py pz
z z
z z
y y
y y

x x
x x

z z z y

y
x y x
x y

d x2 - y2 dxz dyz dxy


d z2

f. Hàm obitan toàn phần

Vì có sự tồn tại của mômen động lượng spin nên mô tả trạng thái chuyển động của electron một cách đầy đủ phải đưa ra khái niệm toạ độ spin
(=2)
Hàm sóng toàn phần phụ thuộc vào các toạ độ không gian (r,,  ) và toạ độ 
( r,,, )
Nếu bỏ qua tương tác spin AO ta có: ( r,,, ) =  (r,, ).Xm ()
Hàm spin Xm () chỉ là một kí hiệu đơn giản để biểu thị đặc trưng spin của electron
Nếu kí hiệu hàm Xm () ứng với  = + 1/2 là 
hàm Xm () ứng với  = - 1/2 là 
Thì ta có: n,l,ml,ms+1/2( r,,,) = n,l,ml(r,,).
n,l,ml,ms+1/2 (r,,,) = n,l,ml(r,,).

Như vậy, trạng thái của electron trong nguyên tử có 1 electron duy nhất được xác định bởi trị số của 4 số lượng tử: n, l, ml, ms.

Hàm sóng mô tả trạng thái chuyển động orbitan của electron n,l,m xác định xác suất có mặt của electron trong các khu vực khác nhau trong không
gian, do đó xác định kích thước và hình dạng mây electron ở trạng thái đó.

1.9. Nguyên tử nhiều elcetron

a. Những trạng thái chung của lớp vỏ electron. Mô hình hạt độc lập

Nguyên tử nhiều electron là một hệ phức tạp, hạt nhân có điện tích Z+ được coi là đứng yên ở tâm, các electron chuyển động ngoài tương tác
với hạt nhân và tương tác với nhau.

Toán tử Hamintơn cho toàn bộ hệ: Hel el = Eel el

el : hàm sóng mô tả trạng thái toàn bộ các e của hệ

Eel : năng lượng toàn bộ của hệ

Hel = Tel + Hen + Uee

N N
h2
Tel =  Ti
i 1
= (
i 1 8 m
2
 i2 )
12
N 2
1 ze
Uen = -
4 0
i 1 ri

1 1 e2
Uee =
4 0
 U ij 
i 1 4 0

i  j rij

Số hạng sau cùng làm cho bài toán không giải được vì không tách được riêng rẽ các toạ độ của mỗi electron. Do đó, không tìm được trạng thái
của từng electron. Cần phải giải bài toán này theo mô hình hạt độc lập

* Xét trường hợp nguyên tử He có 2 electron

Coi hạt nhân như đứng yên, gọi khoảng cách của 2 electron (thứ 1 và thứ 2) đến hạt nhân là vì r1, r2 và khoảng cách giữa 2e là r12. Khi đó tổng
thế năng của hệ:

2e 2 2e 2 e2
V = Uel + Uee =   
4 0 r1 4 0 r2 4 0 r12

Khi đó toán tử Haminton đối với nguyên tử Heli là:

h 2e 2 2e 2 e2
H  ( 1   2 ) 
2 2
 
8 2 m 4 0 r1 4 0 r2 4 0 r12

12 , 22 là toán tử Laplace của 2 electron

Phương trình Schodinger đối với nguyên tử He: H  = E 

Trong đó  =  ( x1,y1, z1, x2, y2, z2 ) =  (1,2)

* Phương pháp gần đúng Born – Oppenheimer. Hiệu ứng chắn

- Mỗi electron bị hạt nhân hút bởi một điện tích Z+ đồng thời bị các mây electron khác đẩy. Tổng hợp, coi như
electron bị hút bởi điện tích hiệu dụng Z*+.

 = Z - Z*

  được gọi là hằng số chắn của các electron khác với các electron đang xét. Khi đó ta có: Z* = Z - ; Z*
được xem là điện tích hiệu dụng của nguyên tử.

- Một số quy luật chung đối với hiệu ứng chắn:


+ Electron bên trong tác dụng chắn mạnh hơn electron bên ngoài.
+ Các electron có n giống nhau thì nếu l càng lớn tác dụng chắn càng nhỏ và bị chắn càng nhiều.
+ Phân lớp bão hoà electron hoặc nửa bão hoà có tác dụng chắn rất lớn đối với các lớp bên ngoài.
+ 2 electron ở cùng 1 ô lượng tử chắn nhau yếu nhưng đẩy nhau mạnh.
- Cách tính toán hằng số chắn cụ thể như sau:
+ Tính số lượng tử chính hiệu dụng n* theo bảng sau:
n 1 2 3 4 5 6

n* 1 2 3 3,7 4 4,2
13
+ Tính hằng số chắn σ theo qui tắc Slater như sau:
▪ Chia các obitan thành các nhóm theo thứ tự lớp:

(1s) (2s 2p) (3s 3p) (3d) (4s 4p) (4d) (4f)......

▪ Các e thuộc AO bên ngoài AO chứa e đang xét thì không có tác dụng chắn.

▪ Mỗi e trên AO thuộc cùng nhóm với AO đang xét tham gia chắn 1 số hạng = 0,35; riêng mỗi e thuộc
nhóm 1s sẽ tham gia chắn số hạng = 0,3.

▪ Với AO s, p đang xét thì mỗi e thuộc nhóm ngay bên trong nó sẽ tham gia chắn 1 số hạng = 0,85, mỗi
e ở nhóm sâu hơn sẽ đóng góp 1 số hạng = 1.

▪ Với AO đang xét là d, f thì mỗi e thuộc tất cả các nhóm bên trong tham gia chắn 1 số hạng = 1.

b. Obitan nguyên tử - Giản đồ năng lượng.


* Obitan nguyên tử
Obitan nguyên tử là hàm sóng mô tả trạng thái của 1 electron trong trường xuyên tâm thực (H, He +, Li 2+ ..)
hay trong trường xuyên tâm hiệu dụng (nguyên tử N eletron).
Muốn tìm các obitan nguyên tử phải giải phương trình Srodingơ. Với hệ nhiều electron thì biểu thức thế
năng của hệ phức tạp. Do đó phải dùng phương pháp gần đúng là phương pháp trường tự hợp của Hartrifoc.

Khi giải phương trình sóng, người ta cũng thấy xuất hiện các số lượng tử. Nói chung chúng cũng có cùng ý
nghĩa như trong trường hợp nguyên tử hiđro.

* Giản đồ năng lượng. Quy tắc Klechkowski


Kết quả giải phương trình Srodingơ cho ta gần đúng về sự tăng năng lượng theo các phân mức năng lượng
có thứ tự như sau: ns < (n-2)f < (n-1)d < np

1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s 3d < 4p < 5s < 4d < 5p < 6s < 4f  5d < 6p ...

Khi nghiên cứu thứ tự năng lượng của các AO trong nguyên tử nhiều electron, nhà bác học người Nga
Klechkowski đã đưa ra 2 quy tắc sau:
+ Năng lượng En,l tăng theo giá trị tổng số (n + l)
+ Nếu 2 AO có tổng n + l như nhau thì AO nào có n lớn hơn sẽ có năng lượng cao hơn. Thứ tự năng
lượng của các AO như sau:
14
nang luong 6s

5p

4d
5s
7s 7p
N 4p
6s 6p 6d 6f
3d
4s 5d 5f
5s 5p
M 3p
4s 4f
4p 4d
3s
3s 3p 3d
L 2p
2s
2s 2p
K 1s

1s

c. Hạt chuyển động trong hộp thế một chiều

- Một ví dụ đơn giản nhất về ứng dụng của cơ học lượng tử là chuyển động của vi hạt trong hợp thế một chiều, độ rộng a. Sự chuyển động của vi hạt
trong hộp thế một chiều áp dụng cho các khí như O2, N2, các electron π trong phân tử liên hợp π-π.

Năng lượng của hệ được tính theo công thức:

n 2h 2
En 
8ma 2
Trong đó, n là số tự nhiên khác 0.

h là hằng số Plank

m: khối lượng vi hạt (kg)

a: chiều dài hộp thế,

đối với hệ liên hợp, a là chiều dài mạch cacbon a = (N+1).lC-C.

n2 h 2
Đối với các phân tử có hệ liên hợp  vòng, các mức năng lượng của electron  được tính theo phương trình: En  2
8 me R 2

Trong trường hợp này, số lượng tử n là số nguyên có giá trị từ 0 đến  và R là bán kính của vòng tính theo mét.
15
2. HỆ THỐNG BÀI TẬP

2.1. QUANG PHỔ VẠCH CỦA HỆ 1 ELECTRON

Câu 1. Trên phổ phát xạ của hiđro, vạch thứ nhất của dãy Laiman có λ1 = 1215 Å; các vạch Hα, Hβ, Hγ thuộc
dãy Banmer lần lượt có bước sóng λ2 = 6563 Å; λ3 = 4861 Å; λ4 = 4340 Å. Tính bước sóng của 2 vạch tiếp theo
trên dãy Laiman và 2 vạch tiếp theo trên dãy Paschen.

Câu 2. Vạch giới hạn cuối cùng trong phổ phát xạ của ion He+ có bước sóng là 2050Å. Xác định giá trị nt (lớp e
có năng lượng thấp) mà e chuyển tới. Lấy RH = 109700 cm-1.

2.2. NĂNG LƯỢNG ELECTRON ĐỐI VỚI NGUYÊN TỬ 1 ELECTRON

Z2
Câu 1: Biết E n = -13,6  (eV) (n: số lượng tử chính, Z: số điện tích hạt nhân)
n2

a) Tính năng lượng 1 electron trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+, O7+.
b) Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt nhân với electron trong các
hệ đó?
c) Trị số năng lượng tính được có quan hệ với năng lượng ion hoá của mỗi hệ trên hay không? Tính năng lượng
ion hoá của mỗi hệ.

Câu 2: Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.

a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = -13,6 (Z2/n2) (có đơn vị là eV); n là số lượng tử chính, Z là số điện
tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị KJ/mol cho mỗi ion trên.
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion hóa của hệ tương
ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất? Tại sao?

Câu 3: Người ta qui ước trị số năng lượng electron trong nguyên tử có dấu âm (-). Electron (e) trong He+ khi
chuyển động trên một lớp xác định, e có một trị số năng lượng tương ứng, đó là năng lượng của một mức. Có 3
trị số năng lượng (theo đơn vị eV) của hệ He+ là -13,6; -54,4; -6,04.

a) Chỉ ra trị năng lượng mức 1; 2; 3 từ 3 trị số trên. Sự sắp xếp đó dựa vào căn cứ nào về cấu tạo nguyên tử.
b) Từ trị số nào trong 3 trị trên ta có thể xác định được một trị năng lượng ion hoá của heli? Hãy trình bày.

Câu 4: Kết quả tính Hoá học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số lượng tử
chính) như sau: E1 = -122,400eV; E2 = -30,600eV; E3 = -13,600eV; E4 = -7,650eV.

a) Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hoá của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
16
Câu 5: Cho biết trong ion M(Z‒1)+, năng lượng ion hoá thứ Z là 870,4 eV. (Với Z là số đơn vị điện tích hạt nhân
của nguyên tử M).

a) Xác định cấu hình electron của M ở trạng thái cơ bản.

b) Xác định các cấu hình electron có thể có của M ở trạng thái kích thích. Biết rằng các electron trong trạng thái
kích thích đó chỉ ứng với các giá trị số lượng tử chính là n ≤ 2.

c) Tính bước sóng của phát xạ tương ứng với quá trình giả sử rằng electron trong ion M(Z‒1)+ từ trạng thái kích
thích (n = 4) về trạng thái cơ bản (n = 1).

Cho biết: h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m.s-1; 1 eV = 1,6.10-19 (J), NA = 6,022.1023.

Câu 6: Năng lượng ion hóa thứ nhất của Li là 5,392 eV.

a) Tính hằng số chắn của 1 electron thuộc phân lớp 1s đối với electron ở phân lớp 2s theo phương pháp gần
đúng Slater.

b) Khi chiếu tia sáng đơn sắc có bước sóng  vào Li+ ở trạng thái cơ bản, trường hợp nào xảy ra sự hấp thụ
photon? và nếu có thì sau khi hấp thụ photon, có nhận xé gì về số lượng tử chính n.

i) = 12,398 nm. ii)  = 9,537 nm.

Câu 7: Năng lượng tính theo eV (1 eV = 1,602 × 10-19 J) của hệ gồm 1 hạt nhân và 1 eletron phụ thuộc vào số
lượng tử n (nguyên dương) theo biểu thức:

En = -13,6 × (Z2/n2) trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân.

a. Một nguyên tử hiđro ở trạng thái kích thích ứng với n = 6. Tính bước sóng dài nhất và ngắn nhất (theo nm)
có thể phát ra từ nguyên tử hiđro đó? Có thể có bao nhiêu bước sóng khác nhau phát ra khi nguyên tử hiđro đó
mất năng lượng.

b. Một nguyên tử hiđro khi chuyển từ trạng thái kích thích n =5 về n = 2 phát ra ánh sáng màu xanh. Một ion
He+ trong điều kiện nào sẽ phát ra ánh sáng màu xanh giống như vậy?

Cho: Hằng số Plank h = 6,626×10-34 J.s; Vận tốc ánh sáng trong chân không: c = 3×108 m/s.

2.2. SO SÁNH, GIẢI THÍCH CHUYỂN ĐỘNG VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA ELECTRON

Câu 1: Ái lực electron của nguyên tử H là -72,769 kJ/mol; năng lượng ion hoá của H là 1312,0 kJ/mol.

Hãy cho biết ion H- hay ion H+ bền hơn? Giải thích dựa vào dữ kiện thực nghiệm trên và dựa vào cấu hình
electron.

Câu 2 : Ion C22- tồn tại trong một số hợp chất, ví dụ CaC2.
a) Viết cấu hình electron của phân tử C2 và ion C22- theo lý thuyết MO (Orbital phân tử).
17
b) So sánh độ bền liên kết, độ dài liên kết của C2 và ion C22-. Giải thích.
c) So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của C2, C22- và nguyên tử C. Giải thích.

Câu 3:

a) Tính năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) của các nguyên tử selen, biết khi chiếu chùm sáng đơn sắc có
bước sóng 48,2 nm vào các nguyên tử selen (ở trạng thái cơ bản và thể khí) thì chùm electron tạo ra có vận tốc
2,371.106 m/s. Biết khối lượng của 1 electron bằng 9,109.10-31 kg; h = 6,626.10-34 J.s; c = 3.108 ms-1.

b) Những nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV (Ultra violet, tia tử ngoại) có bước sóng
 = 97,35 nm. Số lượng tử chính ứng với trạng thái kích thích này là bao nhiêu? Khi những nguyên tử hiđro này
bị khử kích thích (không còn ở trạng thái kích thích nữa) thì chúng có thể phát ra những bức xạ có bước sóng
(tính bằng nm) bằng bao nhiêu? Cho hằng số Rydberrg RH = 2,18.10-18 J.

2.3. HIỆU ỨNG CHẮN

Câu 1: Cho biết nguyên tử bari (Ba) có số hiệu nguyên tử Z = 56.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử Ba ở trạng thái cơ bản.


b) Sử dụng quy tắc Slater về hiệu ứng chắn, tính hằng số chắn của các electron hóa trị và điện tích hiệu dụng
tương ứng.
c) Xác định năng lượng obital của electron hóa trị và tính năng lượng ion hóa tạo ra ion Ba2+.
Câu 2: Hãy tính năng lượng electron trong ion He+.

a) Áp dụng quy tắc Slater hãy tính năng lượng của 2 electron trong nguyên tử He (ở trạng thái cơ bản).
b) Từ kết quả thu được tính năng lượng ion hóa thứ nhất của He.
Câu 3: Áp dụng biểu thức gần đúng Slater, hãy tính (theo eV)

a) Năng lượng của các electron phân lớp, lớp và toàn nguyên tử oxi (Z = 8).

b) Các giá trị năng lượng ion hóa có thể có của nguyên tử oxi.

Câu 4: Có thể viết cấu hình electron của Co2+ (Z = 27) là:

Cách 1: 1s22s22p63s23p63d7 và cách 2: 1s22s22p63s23p63d54s2


Áp dụng phương pháp gần đúng Slater, tính năng lượng electron của Co2+ với mỗi cách viết trên (theo eV).
Cách viết nào phù hợp với thực tế? Vì sao?

You might also like