You are on page 1of 44

NTT Hi-tech Institute

BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

1. Sóng âm và siêu âm
2. Lý sinh quá trình nghe
3. Ứng dụng của siêu âm
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1. Bản chất vật lý của âm và siêu âm
Âm là dao động của các phần tử trong môi trường đàn hồi,
truyền đi theo loại sóng dọc, có tần số từ 16Hz đến 20.000Hz
(f < 16Hz: hạ âm, f > 20.000Hz: siêu âm).
 Sóng âm có tất các các đặc trưng của sóng cơ học như bước
sóng 𝜆, tần số f, chu kỳ T, tốc độ lan truyền v:
𝜆 = v. T = v /f
 Sóng âm có thể lan truyền qua tất cả các môi trường vật
chất ở thể khí, lỏng, rắn (không lan truyền trong chân không).
 Tốc độ lan truyền sóng âm phụ thuộc vào mật độ môi
trường và tính chất của môi trường.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1. Bản chất vật lý của âm và siêu âm
 Khi sóng âm truyền từ môi trường này qua môi trường
khác (phân biệt bằng âm trở) thì ở mặt phân giới hai môi
trường sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ, phản xạ …
 Do bước sóng dài nên thường gặp hiện tượng nhiễu xạ,
chính nhờ hiện tượng này mà âm có thể vòng qua vật cản một
cách dễ dàng.
 Trong bất cứ môi trường nào, hiện tượng cộng hưởng là hiện
tượng rất phổ biến đối với sóng âm.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1. Bản chất vật lý của âm và siêu âm

Trong quá trình truyền âm, cường độ âm càng đi xa nguồn


càng giảm mau vì:
 Các phần tử dao động ma sát với môi trường, một phần năng
lượng biến thành nhiệt năng.
 Sóng âm truyền qua mặt phân cách của hai môi trường bị
phản xạ, khúc xạ và nhiễu xạ.
 Trong điều kiện lý tưởng khi nguồn phát âm là một điểm,
môi trường đồng nhất, cường đô âm cũng giảm, tỉ lệ nghịch với
bình phương khoảng cách tới nguồn.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.2. Nguồn phát siêu âm
Nguồn phát siêu âm dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM

1.2. Nguồn phát siêu âm


Nguồn phát siêu âm dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch

- Một bản thạch anh được cắt song song


với trục lục giác và vuông góc với quang
trục tạo thành một bản thạch anh áp điện.
- Người ta mạ hai mặt của bản để tạo
thành một tụ điện hoặc kẹp nó vào giữa
hai bản của một tụ điện phẳng.
- Khi nối hai bản điện cực với nguồn điện
một chiều bản thạch anh bị biến dạng
cong về một bên, khi đổi chiều dòng điện
thì bản thạch anh bị cong ngược lại.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.2. Nguồn phát siêu âm
Nguồn phát siêu âm dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch
Khi ta thay nguồn điện một chiều bằng
nguồn xoay chiều có tần số lớn thì bản thạch
anh sẽ liên tục bị biến dạng theo tần số của
dòng điện và phát ra siêu âm khi tần số trên
20000Hz.
Siêu âm phát ra có cường độ mạnh nhất khi tần số dao động
điện tác dụng vào bản thạch anh phù hợp với tần số dao động
riêng của bản thạch anh. ở đây năng lượng của nguồn điện đã
biến thành năng lượng cơ học dưới dạng siêu âm lan truyền vào
môi trường xung quanh với tần số có thể lên đến 50MHz.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.2. Nguồn phát siêu âm
Nguồn phát siêu âm dựa vào hiện tượng từ giảo
- Một thanh sắt từ hoặc một thanh niken khi bị
từ hoá thì độ dài của nó sẽ ngắn đi chút ít, đó
là hiện tượng từ giảo.
- Đặt một thanh sắt từ vào trong lòng một cuộn dây đã nối với
một nguồn điện một chiều. Do hiện tượng từ giảo làm độ dài của
thanh sắt từ ngắn đi một ít.
- Khi ngắt dòng điện, từ trường trong lòng cuộn dây không còn
làm chiều dài của thanh sắt từ trở về bình thường. Khi nối cuộn
dây với nguồn Điện xoay chiều có tần số cao. Từ trường trong
lòng cuộn dây biến thiên liên tục với tần số bằng tần số của dòng
điện xoay chiều.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.2. Nguồn phát siêu âm
Nguồn phát siêu âm dựa vào hiện tượng từ giảo

- Do hiện tượng từ giảo, thanh sắt từ có chiều


dài dao động gấp đôi tần số dao động của
dòng điện và sẽ phát ra siêu âm khi tần số >
20000Hz.
- Siêu âm phát ra có cường độ mạnh nhất khi
dao động của dòng điện phù hợp với dao
động riêng của thanh sắt từ. Nguồn phát siêu
âm loại này có thể lên đến 1000MHz.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.3. Hiệu ứng Doppler

Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo Christian
Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của sóng âm,
sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi nguồn phát
sóng chuyển động tương đối với người quan sát.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.3. Hiệu ứng Doppler
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM
1.3. Hiệu ứng Doppler
Khi người quan sát chuyển động ra xa nguồn âm, nghĩa là cùng chiều
với sóng âm thì tốc độ dịch chuyển của một đỉnh sóng so với người
quan sát là v − vM. Từ đó, hãy suy ra tần số âm nghe được.
Nếu người quan sát chuyển động ra xa nguồn âm với tốc độ vM, nghĩa là
cùng chiều với chuyển động của các đỉnh sóng thì tốc độ di chuyển của đỉnh
sóng so với người quan sát là (v − vM).
Vậy trong thời
gian 1 giây thì
đỉnh sóng lại gần
người quan sát
một quãng đường
là (v − vM) và số
lần bước sóng đã
đi qua tai người là:
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
I. SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM

Khi nguồn âm đứng yên, người quan sát chuyển động lại gần, tần số âm
nghe được:

Khi nguồn âm chuyển động lại gần, người quan sát đứng yên, tần số âm
nghe được là:

Khi nguồn âm chuyển động ra xa, người quan sát đứng yên, tần số âm nghe
được là:
𝑣
𝑓′ = .f < f
𝑣+𝑣𝑠
Có thể dùng công thức tổng quát: khi máy phát và nguồn thu chuyển động
Tương đối với nhau

v  vM
f ' f
v vS
Máy thu chuyển động lại gần nguồn thì lấy dấu “+” trước vM, ra xa
thì lấy dấu “-“.

Nguồn phát chuyển động lại gần máy thu thì lấy dấu “-” trước vS, ra xa
thì lấy dấu “+“.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan thính giác
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan thính giác
Tai là cơ quan thính giác
bao gồm 3 phần là tai ngoài,
tai giữa và tai trong.

 Tai ngoài: gồm có vành


tai, ống tai ngoài. Vành tai
giúp sự định hướng và tiếp
nhận âm dễ dàng, ống tai
ngoài có chức năng truyền
âm.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan thính giác
 Tai giữa: chủ yếu là
màng tai và hệ thống
xương con, có tác
dụng truyền các dao
động âm từ không khí
vào tai trong, đồng
thời tăng cường năng
lượng của sóng âm
như một bộ khuếch
đại.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan thính giác
 Tai trong có nhiều hốc mà
quan trọng nhất là loa đạo, một
tổ chức hình xoắn ốc. Tai trong
thông với tai giữa bởi hai lỗ
hình tròn và hình bầu dục, đều
có màng mỏng bịt kín.
- Bao bọc khắp ốc tai là màng
đáy có nhiều sợi ngang tạo thành
vòng cung xếp cạnh nhau, có
nhiều tế bào thần kinh thính giác.
Các neuron thần kinh này tập hợp thành dây thần kinh thính giác
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE
1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.1. Sơ lược cấu tạo cơ quan thính giác
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.2. Các đặc trưng của cảm giác âm
Cảm giác về độ cao của âm là do tần số của
a) Độ cao của âm
âm quyết định, tần số cao cho cảm giác thanh
(trong), tần số thấp cho cảm giác trầm (đục).

Mỗi âm có một bản sắc riêng hay nói khác đi


b) Âm sắc mỗi âm có một âm sắc riêng biệt đặc trưng bởi
thành phần dao động điều hòa hình sin đã tạo
nên chúng.
c) Độ to Độ to của âm là đặc trưng cảm giác về sự mạnh
hay yếu của dao động âm truyền tới tai.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.2. Các đặc trưng của cảm giác âm
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


1. Sơ lược cơ quan cảm thụ nghe và cảm giác âm
1.2. Các đặc trưng của cảm giác âm
Bảng . Giá trị cường độ âm và độ to của cảm giác âm một số âm
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE

2. Cơ chế của quá trình nghe

Theo Bekesy, cơ chế của quá trình nghe gồm: lý sinh về sự


dẫn truyền âm, tâm sinh lý về quá trình nghe (tiếp nhận), các
quá trình cơ học xảy ra ở trong ốc tai, điện sinh lý quá trình
nghe. Ở đây, chỉ đề cập đến quá trình dẫn truyền âm, quá trình
cơ học xảy ra trong ốc tai và phân tích âm thanh.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE

2. Cơ chế của quá trình nghe


NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE

2. Cơ chế của quá trình nghe


2.1. Quá trình truyền âm
Khi sóng âm truyền đến tai
ngoài, sự thay đổi áp suất do dao
động làm cho màng nhĩ rung động
theo.
Rung động của màng nhĩ làm màng căng trên cửa sổ bầu dục
của rung động theo thông qua hệ thống xương con (xương:búa,
đe, bàn đạp) ở tai giữa.
Dao động của các phần tử ở cửa sổ bầu dục làm chuyển động
dịch chứa trong ốc tai.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE

2. Cơ chế của quá trình nghe


2.2. Quá trình cơ học xảy ra ở tai trong
- Theo lý thuyết của Bekesy, dao
động của cửa sổ bầu dục làm cho
ngoại dịch perilympho dưới đó
chuyển động xoáy do các kênh đi
theo hình ốc .
- Chính những chuyển động xoáy
này làm cho áp suất dịch perilympho
lên màng tiền đình dọc theo chiều dài
kênh tiền đình khác nhau.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE

2. Cơ chế của quá trình nghe


2.2. Quá trình cơ học xảy ra ở tai trong
- Áp suất này truyền tới dịch
endolympho trong kênh ốc tai,
truyền tiếp tới màng đáy và làm
màng đáy "gợn sóng".
- Màng đáy chịu những tác dụng
áp suất khác nhau theo chiều dài
của nó và bằng một cơ chế phức
tạp, thể Corti phân tích được tần
số âm thanh
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


2. Cơ chế của quá trình nghe
2.3. Sự mã hóa
Mỗi sóng âm với một tần số nhất định tác dụng vào một vị
trí xác định trên màng đáy và kích thích những receptor nhất
định ở thể Corti. Âm có tần số càng cao thì vị trí kích thích càng
gần cửa sổ bầu dục, ở đó màng rất căng và hẹp. Âm càng có tần
số thấp thì kích thích các vị trí càng gần với đỉnh ốc tai.
Bằng cơ chế đó, tai phân tích tần số sóng âm thành các xung
kích thích. Các xung kích thích được mã hoá và truyền về một
vị trí nhất định ở vỏ não bởi những tơ thần kinh xác định. Với
những âm phức hợp thì tạo ra sự kích thích ở nhiều điểm hơn và
do vậy gây ra cảm giác khác nhau về âm sắc.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


3. Cơ sở vật lý của phương pháp âm trong chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán gõ

Khi gõ vào các vị trí tương ứng của các tạng (tim, phổi,
gan ...) trên lồng ngực hay trên thành bụng, các tạng này sẽ dao
động và phát ra âm.
Dựa vào âm phát ra chúng ta có thể xác định được vị trí,
kích thước của chúng, có thể xác định được chúng bình thường
hay có bệnh.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


3. Cơ sở vật lý của phương pháp âm trong chẩn đoán
3.2. Chẩn đoán nghe
Đó là phương pháp nghiên cứu những âm từ cơ thể phát ra như
của tim, phổi để định bệnh.
Các âm từ cơ thể phát ra thường có tần số không vượt quá 1000
Hz. Âm ở phổi do không khí qua lại khí quản, cuống phổi và mô
phổi sinh ra.
Cường độ của âm này mạnh hay yếu là do hô hấp nông hay sâu,
độ cao của âm tỷ lệ nghịch với tiết diện khí quản, cuống phổi.
Khi khí quản, cuống phổi bị hẹp hay chứa các dịch nhầy do một
quá trình bị bệnh nào đấy thì âm phổi sẽ thay đổi; có thể dựa vào
sự thay đổi đó mà chẩn đoán bệnh.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH

II. LÝ SINH QUÁ TRÌNH NGHE


3. Cơ sở vật lý của phương pháp âm trong chẩn đoán
3.3. Phép thử Rinner

Mục đích phép thử này để xác định tổn thương ở vùng nào của
cơ quan thính giác: ở tai ngoài, tai giữa tai trong hoặc não.

Phép thử này dựa vào nhận xét như sau: những dao động âm có
thể truyền qua xương sọ tới những tận cùng của thần kinh thính
giác … và cho chúng ta cảm giác âm; do đó dù rằng tai ngoài và
tai giữa hỏng rồi âm vẫn truyền qua xương và gây cảm giác
được.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
Ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã có mặt và phát huy tác dụng trong
mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và đời sống như:
+ Trong ngành hàng hải và địa chất (các thiết bị thăm dò độ sâu
của đại dương, dò tìm đá ngầm, phát hiện các luồng cá, các thiết
bị liên lạc dưới nước.... bằng siêu âm), trong quân sự và quốc
phòng (các loại mìn, thuỷ lôi siêu âm, các thiết bị dò tín hiệu,
phát hiện và theo dõi mục tiêu....),
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
+ Trong lĩnh vực công - nông nghiệp (các thiết bị kiểm tra chất
lượng, tìm khuyết tật của sản phẩm, các máy khoan hàn và gia
công vật liệu cứng như kim cương, đá quý.... đặc biệt là phương
pháp sấy siêu âm tỏ ra ưu việt),
+ Các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá dược, thông tin liên
lạc.... cũng đã quen thuộc với các thiết bị siêu âm.

Cách kiểm tra khuyết tật vật


Thiết bị hàn siêu âm liệu bằng sóng siêu âm
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
1. Ứng dụng của siêu âm trong chẩn đoán
Siêu âm được ứng dụng vào chẩn đoán bệnh nhờ các đặc
điểm sau:
 Có thể tạo ra chùm siêu âm song song hoặc hội tụ vào một
khoảng nhỏ, hoặc phân kỳ.
 Chùm siêu âm gặp vật di chuyển, có thể ứng dụng hiệu ứng
Doppler để xác định vận tốc theo hiệu tần số phát và thu (cùng
một đầu dò thu phát).
 Tác động của siêu âm lên tế bào không gây nên các đột biến
di truyền nên dùng cho phụ nữ có thai, thai nhi … đỡ nguy hiểm
hơn tia X nhiều lần.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
1. Ứng dụng của siêu âm trong chẩn đoán
Có 3 phương pháp chẩn đoán bằng siêu âm:
 Phương pháp truyền qua: Đo chùm siêu âm ló ra sau khi đi
qua mô, cơ thể. Căn cứ vào mức độ hấp thụ của lớp vật chất mà ta
biết được mật độ, kích thước và tính chất của nó.
 Phương pháp Doppler: Dựa vào hiệu ứng Doppler, thường
dùng để chẩn đoán các bệnh của tuần hoàn ngoại biên như viêm
tắc động mạch, tĩnh mạch, xoang, rò động mạch …
 Phương pháp phản xạ: hiện được áp dụng nhiều nhất. Người ta
tạo ra các đầu phát và dò siêu âm thích hợp. Các chùm siêu âm
thường có cường độ lớn và phát ra trong một thời gian ngắn nên
coi như những xung sóng. Xung sóng này tạo ra các xung sóng
phản xạ khi gặp điều kiện thuận lợi.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
1. Ứng dụng của siêu âm trong chẩn đoán
a) Chẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm

Sơ đồ nguyên lý cách tạo ảnh nhờ chùm siêu âm truyền qua

Sơ đồ nguyên lý cách tạo ảnh nhờ chùm siêu âm phản xạ


NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
1. Ứng dụng của siêu âm trong chẩn đoán
b) Chẩn đoán chức năng dựa vào hiệu ứng Doppler
Một chùm siêu âm phát ra gặp một vật chuyển động nó sẽ bị phản
xạ lại, tần số sóng phản xạ phụ thuộc vào chiều chuyển động và
tốc độ chuyển động của vật.

Việc chẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm đã có những tiến bộ vượt
bậc trong thời gian gần đây, đặc biệt tác dụng khi đối tượng rất
khó phát hiện bằng hình ảnh do tia X tạo ra.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị

- Do có tần số rất lớn (bước sóng bé) nên khi lan truyền sóng
siêu âm ít bị nhiễu xạ, truyền tương đối thẳng và có thể làm
chùm siêu âm hội tụ lên những vị trí cần thiết bằng các dạng đặc
biệt của đầu phát siêu âm.

- Sự hấp thụ năng lượng siêu âm của môi trường thể hiện bằng
sự tăng nhiệt độ, mức tăng phụ thuộc vào tỉ nhiệt môi trường,
nhiệt độ môi trường ngoài … Đặc tính này được dùng để làm
dãn mạch máu ngoại biên, tăng cường tính thấm của tế bào biểu
bì, do đó có tác dụng chống viêm.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
Siêu âm là sóng dọc, khi truyền nó làm biến dạng nén dãn môi
trường, tại nơi mật độ môi trường lớn, áp suất nén có thể lên tới
hàng vạn atmosphere, còn tại nơi mật độ nhỏ các phần tử bị dãn
ra với “áp suất dãn” có trị số tương tự. Lực dãn các phân tử như
vậy đủ lớn để thắng lực hút giữa các phân tử, môi trường khi ấy
tự đứt và tạo thành lỗ vi mô. Do hiện tượng tạo thành lỗ, các tế
bào sống đặc biệt là hồng cầu và tích trùng có thể bị vỡ. Trong y
học dùng hiện tượng tạo thành lỗ để chống đông máu, diệt
trùng.
Vì siêu âm truyền qua được các mô trong cơ thể, làm cho
các tế bào bị chấn động, cơ thể hấp thu của siêu âm một lượng
nhiệt đáng kể nên người ta dùng nó để chữa một số bệnh, chẳng
những ở ngoài da mà còn cả ở trong sâu.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị

Khi tác dụng lên các tế bào và các tổ chức sống, siêu âm gây ra 3
hiệu ứng:
+ Cơ học
+ Nhiệt học
+ Hoá học.
Các hiệu ứng này làm thay đổi tính chất và chức năng sinh lý của
các tổ chức trong cơ thể. Đó chính là cơ chế của các liệu pháp
điều trị trong kỹ thuật siêu âm.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
Hiệu ứng cơ học
Sóng siêu âm khi tác động vào một môi trường vật chất sẽ
gây ra tại chỗ những biến đổi áp lực và dịch chuyển các phần vật
chất xung quanh vị trí cân bằng của chúng, làm nén giãn môi
trường. Ở vùng giãn liên kết của các phần tử có thể bị đứt gãy.
Người ta gọi đó là hiện tượng tạo lỗ vi mô.
Đặc biệt là với chùm siêu âm có cường độ vừa và nhỏ
(<20kW/m2) khi tác động lên tổ chức sinh học siêu âm làm tăng
tính thẩm thấu của màng tế bào và sự dịch chuyển của bào tương,
làm các tổ chức nông của cơ thể bị chấn động nhẹ, đó là một cách
xoa bóp tế vi, một tác dụng rất quý trong điều trị viêm tế bào.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
Hiệu ứng cơ học
- Với chùm siêu âm có cường độ mạnh khi tác động vào tế bào có
thể làm rách màng tế bào, biến dạng nhân, do đó có thể phá huỷ
tế bào, ứng dụng trong chống đông máu, diệt trùng. Ngày nay
người ta còn dùng siêu âm có cường độ mạnh để phá huỷ tổ chức
trong sâu như sỏi thận, u tuyến, lấy cao răng, hay sử dụng trong
phẫu thuật thần kinh với ưu điểm là làm giảm đau, không gây
chảy máu tránh được nhiễm trùng và có độ chính xác cao.
- Với những chất lỏng không trộn lẫn vào nhau được như nước và
dầu, nước và thuỷ ngân, sóng siêu âm có thể làm đứt gãy liên kết
giữa các phân tử và làm cho chúng hoà vào nhau được. Dựa vào
đó người ta chế tạo ra các loại nhũ tương, các khí dung với những
hạt có kích thước bé.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
Hiệu ứng nhiệt
Khi chùm siêu âm truyền qua một môi trường vật chất,
một phần năng lượng của chùm siêu âm bị môi trường vật chất
hấp thụ. Phần lớn năng lượng mà môi trường vật chất hấp thụ
biến thành nhiệt năng làm cho môi trường vật chất nóng lên. Hiện
tượng này xảy ra nhiều nhất ở các mặt ngăn cách giữa hai môi
trường có mật độ khác nhau, đây chính là tác dụng nhiệt của sóng
siêu âm.
Do vậy khi chùm siêu âm tác động lên cơ thể con người,
hiệu ứng nhiệt gây giãn mạch, tăng cường dinh dưỡng, giảm đau
có tác dụng điều trị chống teo cơ, chống co thắt cơ, chống viêm,
chống đau dây thần kinh, đau khớp.
NTT Hi-tech Institute
BÀI GIẢNG MÔN LÝ SINH
III. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
Hiệu ứng hoá học
- Sóng siêu âm có thể gây ra các phản ứng mà ở điều kiện bình
thường khó xảy ra hoặc có vai trò làm xúc tác các phản ứng hoá
học.
- Đặc biệt siêu âm làm tăng các phản ứng phân ly các hợp chất
hữu cơ, làm tăng sự ion hoá và tạo ra nhiều gốc tự do trong môi
trường.
- Sóng siêu âm cũng làm tăng quá trình thẩm thấu qua các màng
bán thấm.
- Siêu âm cũng làm thay đổi sự chuyển hoá vật chất và hoạt tính
các men sinh học trong cơ thể.

You might also like