You are on page 1of 39

ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG

1. Cho biết kiểu tương quan giữa hai sinh vật theo định nghĩa sau: có sự sống chung với
nhau giữa hai sinh vật mang tính bắt buộc và cùng có lợi đôi bên

A. Cộng sinh
B. Tương sinh
C. Hội sinh
D. Ký sinh

2. Cho biết kiểu tương quan giữa hai sinh vật theo định nghĩa sau: có sự sống chung với
nhau giữa hai sinh vật mang tính không bắt buộc và cùng có lợi đôi bên

A. Cộng sinh
B. Tương sinh
C. Hội sinh
D. Ký sinh

3. Cho biết kiểu tương quan giữa hai sinh vật theo định nghĩa sau: có sự sống chung với
nhau giữa hai sinh vật mang tính không bắt buộc và một bên có lợi một bên không có lợi
cũng không bị hại

A. Cộng sinh
B. Tương sinh
C. Hội sinh
D. Ký sinh

4. Cho biết kiểu tương quan giữa hai sinh vật theo định nghĩa sau: Có sự sống chung với
nhau giữa hai sinh vật mang tính bắt buộc một bên có lợi còn bên kia bị hại

A. Cộng sinh
B. Tương sinh
C. Hội sinh
D. Ký sinh

5. Ký sinh trùng ký sinh trên sinh vật khác để:


A. Có thức ăn và chỗ ở
B. Du lịch ở một thế giới mới kỳ diệu
C. Để giúp đỡ cho sinh vật mà ký sinh trùng sống ở đó
D. Để gây hại cho sinh vật mà Ký sinh trùng sống bám
6. Nguồn gốc của sự ký sinh được quyết định bởi tính

A. Ổn định về di truyền
B. Ổn định về môi trường
C. Ổn định về nội môi
D. Biến dị di truyền
7. Chọn tính đặc hiệu ký sinh theo đặc tính sau: Ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một sinh vật
duy nhất

A. Hẹp về loài
B. Rộng về loài
C. Hẹp về cơ quan
D. Rộng về cơ quan

8. Chọn tính đặc hiệu ký sinh theo đặc tính sau: Ký sinh trùng ký sinh được trên nhiều sinh
vật khác nhau

A. Hẹp về loài
B. Rộng về loài
C. Hẹp về cơ quan
D. Rộng về cơ quan

9. Chọn tính đặc hiệu ký sinh theo đặc tính sau: Ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một sinh vật và
trên một cơ quan duy nhất

A. Hẹp về loài
B. Rộng về loài
C. Hẹp về loài và hẹp về cơ quan
D. Rộng về cơ quan

10. Chọn tính đặc hiệu ký sinh theo đặc tính sau: Ký sinh trùng ký sinh trên một sinh vật và
trên nhiều cơ quan ở sinh vật đó

A. Hẹp về loài
B. Rộng về loài
C. Hẹp về cơ quan
D. Hẹp về loài và rộng về cơ quan

11. Chọn loại ký chủ theo định nghĩa sau: Ký chủ chứa Ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng
thành

A. Ký chủ vĩnh viễn


B. Ký chủ trung gian
C. Ký chủ chờ thời
D. Tàng chủ

12. Chọn loại ký chủ theo định nghĩa sau: Ký chủ chứa ký sinh trung ở giai đoạn ấu trùng

A. Ký chủ vinh viễn


B. Ký chủ trung gian
C. Ký chủ chờ thời
D. Tàng chủ
13. Thú chứa ký sinh trùng gọi là:

A. Ký chủ vĩnh viễn


B. Ký chủ trung gian
C. Ký chủ chờ thời
D. Tàng chủ

14. Người là ký chủ duy nhất khi


A. Ký sinh trùng từ người truyền qua động vật rồi cũng quay lại người
B. Ký sinh trùng truyền từ người này qua người khác
C. Ký sinh trùng truyền qua lại giữa các động vật đôi khi qua người
D. Người nhiễm ấu trùng ký sinh trùng động vật một thời gian ấu trùng bị chết
15. Ký sinh trùng rời khỏi ký chủ có tính nhiễm có thể lây ngay cho ký chủ mới

A. Chu trình trực tiếp và ngắn


B. Chu trình trực tiếp và dài
C. Chu trình gián tiếp
D. Chu trình tự nhiễm

16. Ký sinh trùng rời khỏi ký chủ ra ngoại cảnh một thời gian, phát triển có tính nhiễm mới
xâm nhập vào ký chủ mới

A. Chu trình trực tiếp và ngắn


B. Chu trình trực tiếp và dài
C. Chu trình gián tiếp
D. Chu trình tự nhiễm

17. Ký sinh trùng phải qua một hay nhiều ký chủ trung gian mới xâm nhập vào ký chủ vĩnh
viễn

A. Chu trình trực tiếp và ngắn


B. Chu trình trực tiếp và dài
C. Chu trình gián tiếp
D. Chu trình tự nhiễm

18. Ở đồng bằng sông Cửu Long yếu tố quan trọng làm giảm tỉ lệ nhiễm giun đũa và móc do
A. Có mùa lũ
B. Người dân có ý thức vệ sinh tốt trong ăn uống
C. Không có tập quán tưới phân tươi trên rau cải
D. Đa số dân dùng thuốc sổ giun định kỳ
19. Tương tác mang tính tạm thời của ký sinh trùng trên ký chủ

A. Tác hại về cơ học


B. Tranh ăn với ký chủ
C. Ký chủ mang ký sinh trùng nhưng không có bệnh
D. Phản ứng dị ứng
20. Cơ chế nào làm cho khó khăn trong việc chế vaccine phòng bệnh ký sinh trùng

A. Ẩn vào tế bào ký chủ


B. Tác dụng ức chế miễn dịch
C. Thay đổi kháng nguyên
D. Sự ngụy trang và bắt chước kháng nguyên của ký chủ

21. Cơ chế nào làm cho chúng ta không chế vaccine phòng bệnh ký sinh trùng
A. Ẩn vào tế bào ký chủ
B. Tác dụng ức chế miễn dịch
C. Thay đổi kháng nguyên
D. Sự ngụy trang và bắt chước kháng nguyên của ký chủ

ĐÁP ÁN

1. A
2. B
3. C
4. D
5. A
6. D
7. A
8. B
9. C
10. D
11. A
12. B
13. D
14. B
15. A
16. B
17. C
18. A
19. C
20. C
21. B

GIUN CHỈ BẠCH HUYẾT


1. Đặc điểm nào KHÔNG thuộc ấu trùng của Wuchereria bancrofti
A. Có bao bọc bên ngoài dài hơn thân
B. Bắt màu phẩm nhuộm tốt
C. Thân có nhiều hạt nhiễm sắc thể nhỏ đi đến tận đuôi
D. Đuôi nhọn
2. Vị trí ký sinh của giun chỉ bạch huyết

A. Ruột non
B. Ruột già
C. Cơ vân
D. Hạch bạch huyết và mạch bạch huyết

3. Thời điểm lấy máu ngoại biên để tìm ấu trùng của giun chỉ bạch huyết là:
A. Lúc bệnh nhân lên cơn sốt

B. Từ 20h đến 3h sáng


C. Từ 3h sáng đến 8h sáng
D. Lấy định kỳ mỗi 4h

4. Yếu tố địa lý ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh giun chỉ của từng vùng do

A. Nhiệt độ khác nhau


B. Lượng nước khác nhau
C. Có loài muỗi nhạy cảm với giun chỉ
D. Ánh sáng khác nhau

5. Trung gian truyền bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti

A. Culex sp
B. Culex sp và Aedes sp
C. Culex sp, Aedes sp và Anopheles sp
D. Culex sp, Aedes sp và Anopheles sp, Mansonia sp

6. Trung gian truyền bệnh giun chỉ Brugia malayi

A. Culex sp
B. Culex sp và Aedes sp
C. Culex sp, Aedes sp và Anopheles sp
D. Culex sp, Aedes sp và Anopheles sp, Mansonia sp

7. Trung gian truyền bệnh giun chỉ Brugia timori 

A. Anopheles sp
B. Culex sp và Aedes sp
C. Aedes sp và Anopheles sp và Masonia sp
D. Culex sp, Aedes sp và Anopheles sp, Mansonia sp

8. Di chứng nặng nhất do giun chỉ bạch huyết gây ra ở người

A. Sưng hạch cục bộ


B. Viêm hạch bạch huyết
C. Phù voi
D. Vỡ mạch bạch huyết

9. Hiện tượng tiểu màu trắng đục ở bệnh nhân giun chỉ do
A. Chất thải của ấu trùng giun chỉ
B. CHất thải của giun chỉ trưởng thành
C. Trứng giun chỉ có màu trắng ở trong nước tiểu
D. Vỡ mạch bạch huyết vào bàng quang hay niệu quản
10. Sinh thiết hạch bạch huyết trên bệnh nhân bị nhiễm giun chỉ sẽ tìm thấy

A. Trứng giun chỉ


B. Ấu trùng giun chỉ
C. Giun chỉ trưởng thành
D. Các tế bào viêm

11. Chẩn đoán nhanh bệnh giun chỉ bằng cận lâm sàng

A. BC ái toan tăng cao


B. Soi tươi máu từ 20 giờ đến 3 giờ
C. ELISA
D. Miễn dịch huỳnh quang

12. Xét nghiệm nước tiểu trong trường hợp đái dưỡng trấp do giun chỉ tìm thấy

A. Giun chỉ trưởng thành


B. Ấu trùng giun chỉ
C. Trứng giun chỉ
D. Cả trứng và ấu trùng giun chỉ

13. Điều trị phù voi do giun chỉ gây ra bằng biện pháp nào có hiệu quả nhất

A. Kháng viêm Corticoide


B. Ngoại khoa
C. Diethyl carbamazine
D. Không có biện pháp nào hiệu quả

14. Thuốc nào sua đây diệt được ấu trùng giun chỉ

A. Thiabenazole
B. DEC
C. Niclosamid
D. Albendazole

15. Biện pháp phòng ngừa giun chỉ bạch huyết quan trọng nhất ở cấp

A. Diệt muỗi
B. Ngủ mùng
C. Khai thông cống rãnh
D. Dùng DEC cho toàn dân trong vùng dịch

ĐÁP ÁN

1. C
2. D
3. B
4. C
5. D
6. C
7. A
8. C
9. D
10. C
11. B
12. B
13. B
14. B
15. D

GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)


1. Giun đũa trưởng thành sống ký sinh ở:

A. Tá tràng
B. Ruột non
C. Ruột già
D. Đường dẫn mật

2. Chu trình của giun đũa kéo dài:

A. 30 ngày
B. 45 ngày
C. 60 ngày
D. 75 ngày

3. Tìm câu sai: Trứng giun đũa có các dạng sau đây:

A. Dạng vỏ dày, ngoài cùng có lớp albumin xù xì


B. Dạng không có vỏ albumin
C. Dạng trứng không thụ tinh
D. Dạng vỏ mỏng, có chia nhiều phôi

4. Thời gian tìm thấy trứng giun đũa trong phân ở người sau khi nuốt phải trứng giun có ấu trùng là

A. Sau 1 tháng
B. Sau 2 tháng
C. Sau 3 tháng
D. Sau 4 tháng

5. Bệnh giun đũa có tỉ lệ nhiễm cao ở nơi:

A. Có khí hậu lạnh, khô


B. Có khí hậu nóng, khô
C. Có khí hậu nóng ẩm
D. Có khí hậu lạnh, ẩm

6. Các dung dịch nào sau đây có thể dùng rửa rau sống mà diệt được trứng giun đũa:

A. Dung dịch nước muối 0.9%


B. Dung dịch thuốc tím
C. Dung dịch Iod 10%
D. Dung dịch nước muối 9%

7. Biến chứng nào không do giun đũa gây ra

A. Tắc ruột
B. Tắc mật
C. Viêm ruột thừa
D. Viêm hạch bạch huyết

8. Triệu chứng nào sau đây không thuộc hội chứng Loeffler trong nhiễm giun đũa?
A. Đau ngực, ho khan
B. BC ái toan tăng
C. XQ hình ảnh thâm nhiễm 2 bên phổi
D. Xét nghiệm phân có trứng giun đũa

9. Hội chứng Loeffler kéo dài bao nhiêu ngày?

A. 3-5 ngày
B. 7-10 ngày
C. 11-14 ngày
D. 15-18 ngày

10. Khi ấu trùng giun đũa xuyên qua thành ruột, bệnh nhân có triệu chứng gì?

A. Rối loạn tiêu hóa


B. Dị ứng
C. Ói ra giun
D. Không có triệu chứng gì đặc biệt

11. Nguồn bệnh của giun đũa, ngoại trừ:

A. Rau sống rửa không sạch


B. Ruồi đưa trứng giun vào thức ăn
C. Trứng giun lơ lửng trong không khí
D. Sàn nhà không được vệ sinh

12. Trong trường hợp nhiễm giun đũa, bạch cầu tăng cao nhất ở tuần thứ mấy:

A. Tuần thứ 1
B. Tuần thứ 2
C. Tuần thứ 3
D. Tuần thứ 4

13. Khi điều trị nhiễm giun đũa bằng thuốc tẩy giun (Menbendazol), muốn có hiệu quả phỉa lặp lại
thuốc điều trị sau bao lâu:

A. 3-6 ngày 
B. 3-6 tuần
C. 3-6 tháng
D. 3-6 năm

14. Dự phòng giun đũa cấp 1, cần lưu ý điều gì ở trẻ em nhỏ:

A. Ăn rau sống phải rửa kỹ


B. Không bò lê dưới sàn nhà rồi mút tay
C. Sổ giun định kỳ cho trẻ trên 6 tháng
D. Đi hố xí nơi đúng quy định

15. Đặc điểm nào là đặc sắc cảu giun đũa trưởng thành:

A. Màu trắng hồng như sữa


B. Được bao bọc bởi lớp kitin
C. Miệng có 3 môi bao xung quanh dạng răng cưa
D. Con cái đuôi thẳng, con đực đuôi cong

16. Hiện tượng giun chui ống mật là hiện tượng:

A. Lạc chủ
B. Giun di chuyển bất thường
C. Lạc chỗ
D. Nơi định vị bình thường của giun đũa

ĐÁP ÁN

1. B
2. C
3. D
4. B
5. C
6. C
7. D
8. D
9. B
10. D
11. C
12. C
13. C
14. B
15. C
16. B

GIUN KIM (ENTEROBIUS VERMUCULARIS)


1. Giun kim đực trưởng thành có đặc điểm sau, ngoại trừ:

A. Đầu hơi nhỉnh


B. Miệng có 3 môi
C. Cuối đuôi cong và có gai giao hợp
D. Đuôi thẳng và có gai giao hợp

2. Giun kim cái trưởng thành có đặc điểm sau, ngoại trừ

A. Đầu hơi nhỉnh


B. Miệng có 3 môi
C. Cuối đuôi cong 
D. Đuôi thẳng 

3. Mô tả trứng giun kim


A. Trứng hình quả cau, hai đầu có hai nút nhầy
B. Trứng có hình tròn, vỏ có lớp bao nhầy albumin
C. Trứng hơi dẹp một phía, trên có nắp, dưới có gai
D. Trứng hình hơi dài, trên có nắp, dưới có gai
4. Trứng giun kim sau khi ra ngoài nuốt vào ngay
A. Bị nhiễm vì đã có phôi
B. Không bị nhiễm vì còn non
C. Không nhiễm phải ra ngoài phát triển tiếp 3 ngày nữa
D. Không nhiễm phải ra ngoài phát triển tiếp 10 ngày nữa
5. Giun kim đực sau khi giao hợp với con cái?
A. TIếp tục cuộc đời và giao hợp với con cái khác
B. Chúng xuống hậu môn với con cái
C. Chúng chết ngay
D. Chúng tiếp tục giao hợp ngay với con cái khác rồi chết
6. Chu trình giun kim cái
A. Sau khi thụ tinh đẻ trứng trong phân
B. Sauk hi thụ tinh xuống hậu môn đẻ trứng
C. Sauk hi thụ tinh xuống hậu môn đẻ trứng, trở lại ruột già sống tiếp
D. Sauk hi thụ tinh xuống hậu môn đẻ trứng rồi chết luôn
7. Số lượng trứng giun kim cái đẻ được

A. 500-1000 trứng
B. 1000-2000 trứng
C. 2001-3000 trứng
D. 4000-16000 trứng

8. Thời gian giun kim sống được

A. 2 tháng
B. 6 tháng
C. 1 năm
D. 2 năm

9. Đường và phương thức nhiễm giun kim, ngoại trừ


A. Nuốt phải trứng giun từ thức ăn
B. Ấu trùng chui qua da
C. Trứng nở ra ấu trùng chui ngược lên đại tràng
D. Trẻ em gãi hậu môn có trứng giun rồi đưa vào miệng
10. Một trong những nguyên nhân quan trọng mà tỉ lệ nhiễm giun kim cao do:
A. Tính tự nhiễm vì trứng có phôi khi được sinh ra
B. Chưa đủ điều kiện để xây hố xí đúng quy cách nên còn đi tiêu bừa bài
C. Do tập quán còn sử dụng phân tươi, để bón cho rau cải, hoa màu
D. Thói quen ăn rau sống phổ biến
11. Triệu chứng nhiễm giun kim

A. Gây tiêu chảy kéo dài


B. Không có triệu chứng gì
C. Ăn uống không ngon
D. Nhột hậu môn

12. Nhột hậu môn là do


A. Giun kim sinh sống tại hậu môn
B. Giun kim lên xuống hậu môn
C. Giun kim cái xuống hậu môn đẻ trứng
D. Ấu trùng giun kim nở ở hậu môn chuyển động
13. Nhột hậu môn là dấu hiệu

A. Giun kim trưởng thành


B. Số lượng giun qua nhiều
C. Nhiễm giun trở lại
D. Kết thúc cuộc đời của giun kim cái

14. Ảnh hưởng của giun kim đối với trẻ em

A. Gây biếng ăn
B. Gây suy dinh dưỡng
C. Mất ngủ do giun làm nhột hậu môn
D. Gây đau bụng dai dẳng

15. Yếu tố nào gợi ý nhiễm giun kim


A. Nhột hậu môn
B. Bạch cầu lympho tăng cao
C. Bạch cầu đa nhân ưa kiềm tăng cao
D. Bạch cầu đa nhân ưa acid tăng cao
16. Chọn phương pháp chẩn đoán giun kim nhanh, chính xác

A. Soi phân tìm trứng


B. Huyết thanh chẩn đoán
C. Tìm con trưởng thành trong phân
D. Phương pháp Graham

17. Phương pháp Graham tìm trứng giun kim được thực hiện

A. Lúc sáng sớm khi trẻ thức dậy


B. Sau khi làm vệ sinh cho bé
C. Sauk hi ăn sáng
D. Buổi tối

18. Rửa tay trước khi ăn


A. Phòng được nhiễm giun kim 100%
B. Chỉ hạn chế nguy cơ nhiễm giun kim mà thôi
C. Không hiệu quả trong việc phòng giun kim
D. Khó xác định ý nghĩa trong việc phòng giun kim
19. Biện pháp thiết thực đóng góp trong việc phòng giun kim đạt hiệu quả mang tính khả thi là:

A. Rửa tay trước khi ăn


B. Không mặc quần xẻ đáy cho trẻ em
C. Cắt móng tay cho trẻ em đúng lúc
D. Giáo dục trẻ em ăn uống sạch

20. Xổ giun định kỳ đối với giun kim


A. Không mang lại lợi ích vì đời sống của giun ngắn
B. Đóng góp lớn trong việc phòng giun kim
C. Vừa trị lại vừa phòng cho cộng đồng
D. Thực hiện dễ dàng ở nước ta

ĐÁP ÁN

1. D
2. C
3. C
4. A
5. C
6. D
7. D
8. A
9. B
10. A
11. D
12. C
13. D
14. C
15. A
16. D
17. A
18. B
19. B
20. A
GIUN LƯƠN 
(STRONGLYCOIDES STERCORSLIS)
1. Chu kỳ giun lươn gồm 2 giai đoạn
A. Giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do
B. Giai đoạn tự nhiễm và giai đoạn tái nhiễm
C. Giai đoạn trực tiếp và giai đoạn gián tiếp
D. Giai đoạn ở da và giai đoạn ở đường tiêu hóa
2. Đường và hình thức lây nhiễm của giun lươn

A. Tự nhiễm, tái nhiễm


B. Ấu trùng II xuyên qua da, tự nhiễm
C. Ấu trùng I xuyên da, tái nhiễm
D. Nuốt trứng giun có chứa ấu trùng

3. Xét nghiệm phân mới bài xuất của người nhiễm giun lươn sẽ thấy

A. Trứng giun lươn


B. Ấu trùng I giun lươn
C. Ấu trùng II giun lươn
D. Trứng + Ấu trùng I giun lươn

4. Phương pháp Baremann dùng để tìm

A. Trứng giun kim


B. Ấu trùng giun móc
C. Ấu trùng giun lươn
D. Trứng giun tóc

5. Một bệnh nhân có tiêu chảy kéo dài, dị ứng ngoài da, bạch cầu ái toan tăng cao. Bạn nghĩ đến
nhiễm ký sinh trùng nào?
A. Giun lươn
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Không thể xac 1định được mà phải xét nghiệm phân tìm KST đường ruột
6. Yếu tố nào làm cho bệnh nhiễm giun lươn kéo dài dai dẳng?
A. Tuổi thọ của giun lươn trưởng thành rất cao
B. Có hiện tượng tái nhiễm và tự nhiễm
C. Ấu trùng II giun lươn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh
D. Có giai đoạn tự do ở ngoại cảnh
7. Trứng giun lươn dễ nhầm với trứng giun nào?

A. Giun đũa
B. Giun tóc
C. Giun móc
D. Giun kim
8. Hiện tượng tự nhiễm giun lươn xảy ra khi bệnh nhân có

A. Tiêu chảy
B. Táo bón
C. Vệ sinh cá nhân kém
D. Suy giảm miễn dịch

9. AT giai đoạn II giun lươn có đặc điểm. Tìm câu sai

A. Miệng mở
B. Thực quản hình trụ
C. Đuôi chẻ đôi
D. Có tính lây nhiễm

10. So với trứng giun móc, trứng giun lươn có đặc điểm. TÌM CÂU SAI

A. Kích thước nhỏ hơn


B. Vỏ mỏng hơn
C. Có ít phôi bào hơn
D. Hơn dẹp hai đầu

11. Yếu tố nào trong chu trình phát triển của Strongyloides stercoralis (giun lươn) quyết định sự
dai dẳng của bệnh?

A. Ấu trùng chui qua da


B. Trứng nở trong tá tràng
C. Không cần ký chủ trung gian
D. Hiện tượng tự nhiễm

12. Người bị nhiễm giun lươn do

A. AT I xuyên qua da
B. AT II xuyên qua da
C. AT I xuyên qua thành ruột
D. AT II xuyên qua thành ruột

13. Chu trình trực tiếp xảy ra khi nhiệt độ môi trường khoảng

A. 0-9 C
o

B. 10-20 Co

C. 20-30 Co

D. 31-36 Co

14. Chu trình gián tiếp xảy ra khi nhiệt độ môi trường khoảng

A. 0-9 Co

B. 10-20 C o

C. 20-30 C o
D. 31-36 Co

15. Phương thức dự phòng giun lươn giống với

A. Giun đũa
B. Giun tóc
C. Giun móc
D. Giun kim

ĐÁP ÁN

1. A
2. B
3. B
4. C
5. D
6. B
7. C
8. B
9. A
10. C
11. D
12. B
13. B
14. C
15. C
GIUN LƯƠN 
(STRONGLYCOIDES STERCORSLIS)
1. Chu kỳ giun lươn gồm 2 giai đoạn
A. Giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do
B. Giai đoạn tự nhiễm và giai đoạn tái nhiễm
C. Giai đoạn trực tiếp và giai đoạn gián tiếp
D. Giai đoạn ở da và giai đoạn ở đường tiêu hóa
2. Đường và hình thức lây nhiễm của giun lươn

A. Tự nhiễm, tái nhiễm


B. Ấu trùng II xuyên qua da, tự nhiễm
C. Ấu trùng I xuyên da, tái nhiễm
D. Nuốt trứng giun có chứa ấu trùng

3. Xét nghiệm phân mới bài xuất của người nhiễm giun lươn sẽ thấy

A. Trứng giun lươn


B. Ấu trùng I giun lươn
C. Ấu trùng II giun lươn
D. Trứng + Ấu trùng I giun lươn

4. Phương pháp Baremann dùng để tìm

A. Trứng giun kim


B. Ấu trùng giun móc
C. Ấu trùng giun lươn
D. Trứng giun tóc

5. Một bệnh nhân có tiêu chảy kéo dài, dị ứng ngoài da, bạch cầu ái toan tăng cao. Bạn nghĩ đến
nhiễm ký sinh trùng nào?
A. Giun lươn
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Không thể xac 1định được mà phải xét nghiệm phân tìm KST đường ruột
6. Yếu tố nào làm cho bệnh nhiễm giun lươn kéo dài dai dẳng?
A. Tuổi thọ của giun lươn trưởng thành rất cao
B. Có hiện tượng tái nhiễm và tự nhiễm
C. Ấu trùng II giun lươn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh
D. Có giai đoạn tự do ở ngoại cảnh
7. Trứng giun lươn dễ nhầm với trứng giun nào?

A. Giun đũa
B. Giun tóc
C. Giun móc
D. Giun kim
8. Hiện tượng tự nhiễm giun lươn xảy ra khi bệnh nhân có

A. Tiêu chảy
B. Táo bón
C. Vệ sinh cá nhân kém
D. Suy giảm miễn dịch

9. AT giai đoạn II giun lươn có đặc điểm. Tìm câu sai

A. Miệng mở
B. Thực quản hình trụ
C. Đuôi chẻ đôi
D. Có tính lây nhiễm

10. So với trứng giun móc, trứng giun lươn có đặc điểm. TÌM CÂU SAI

A. Kích thước nhỏ hơn


B. Vỏ mỏng hơn
C. Có ít phôi bào hơn
D. Hơn dẹp hai đầu

11. Yếu tố nào trong chu trình phát triển của Strongyloides stercoralis (giun lươn) quyết định sự
dai dẳng của bệnh?

A. Ấu trùng chui qua da


B. Trứng nở trong tá tràng
C. Không cần ký chủ trung gian
D. Hiện tượng tự nhiễm

12. Người bị nhiễm giun lươn do

A. AT I xuyên qua da
B. AT II xuyên qua da
C. AT I xuyên qua thành ruột
D. AT II xuyên qua thành ruột

13. Chu trình trực tiếp xảy ra khi nhiệt độ môi trường khoảng

A. 0-9 C
o

B. 10-20 Co

C. 20-30 Co

D. 31-36 Co

14. Chu trình gián tiếp xảy ra khi nhiệt độ môi trường khoảng

A. 0-9 Co

B. 10-20 C o

C. 20-30 C o
D. 31-36 Co

15. Phương thức dự phòng giun lươn giống với

A. Giun đũa
B. Giun tóc
C. Giun móc
D. Giun kim

ĐÁP ÁN

1. A
2. B
3. B
4. C
5. D
6. B
7. C
8. B
9. A
10. C
11. D
12. B
13. B
14. C
15. C
GIUN TÓC
TRICHURIS TRICHIURA
1. Giun tóc đực trưởng thành có đặc điểm sau, ngoại trừ:

A. Đoạn đầu nhỏ như sợi chỉ


B. Đoạn đuôi phình to
C. Cuối đuôi cong và có gai giao hợp
D. Đuôi thẳng và có gai giao hợp

2. Giun tóc cái trưởng thành có đặc điểm sau, ngoại trừ

A. Đoạn đầu nhỏ như sợi chỉ


B. Đoạn đuôi phình to
C. Cuối đuôi cong
D. Đuôi thẳng

3. Mô tả trứng giun tóc


A. Trứng giun tóc hình quả cau, hai đầu có hai nút nhầy
B. Trứng có hình tròn, vỏ có lớp bao nhầy albumin
C. Trứng hình bầu dục, có nắp
D. Trứng hình hơi dài, trên có nắp, dưới có gai
4. Đặc điểm nào sau đây không là của trứng giun tóc

A. Hình quả cau


B. Có 2 nút nhầy ở 2 đầu
C. Màu rất nhạt
D. Vỏ dày

5. Tại sao trứng giun tóc sau khi theo phân ra ngoài nuốt vào ngay không bị nhiễm?
A. Do trứng chưa hình thành phôi
B. Tuy có phôi nhưng còn non
C. Vì trứng chưa được thụ tinh
D. Vì trứng chỉ phát triển ở môi trường bên ngoài với nhiệt độ 37 C
o

6. Trứng giun tóc sau khi theo phân ra ngoài khoảng bao lâu mới có thể nhiễm được?

A. 5 ngày
B. 10 ngày
C. 14 ngày
D. 21-28 ngày

7. Yếu tố dịch tễ học nào của giun tóc khác hơn so với giun đũa

A. Sự phân bố theo vùng


B. Nguồn chứa trứng giun
C. Đường và phương thức lây truyền
D. Lứa tuổi bị nhiễm

8. Chu trình phát triển của giun tóc khác với giun đũa, tìm câu sai:
A. Dìa hơn giun đũa
B. Ấu trùng không đi chu du như giun đũa
C. Con trưởng thành  giun tóc định vị ở ruột già
D. Con cái đẻ trứng 1 tháng sau khi bị nhiễm

9. Số lượng trứng giun tóc do con cái đẻ trong 24 giờ

A. 100 trứng
B. 1000 trứng
C. 2000 trứng
D. 3000 trứng

10. Người bị nhiễm giun tóc là do nuốt phỉa

A. Trứng giun vừa theo phân ra ngoài


B. Ấu trùng
C. Trứng giun đã hình thành phôi
D. Trứng theo phân ra ngoài được 5 ngày

11. Một trong những nguyên nhân quan trọng mà tỉ lệ nhiễm giun tóc ở MIền bắc cao hơn Miền nam

A. Dân ở miền bắc thích ăn rau sống
B. Chưa đủ điều kiện để xây hố xí đúng quy cách nên còn đi tiêu bừa bãi
C. Do tập quán còn sử dụng phân tươi để bón cho rau cải, hoa màu
D. Vệ sinh ăn uống còn kém
12. Nhiễm giun tóc với số lượng ít

A. Gây tiêu chảy kéo dài


B. Không có triệu chứng gì
C. Gây thiếu máu nhẹ
D. Gây hội chứng lỵ

13. Nhiễm giun tóc với số lượng bao nhiêu mới có triệu chứng lâm sàng rõ ràng?

A. 20 con
B. 30 con
C. 40 con
D. Trên 100 con

14. Biểu hiện lâm sàng nhiễm giun tóc, ngoại trừ:

A. Đau bụng âm ỉ
B. Tiêu phân đàm máu
C. Thiếu máu
D. Tiêu chảy cấp dạng tả

15. Bệnh cảnh gây ra chủ yếu bởi giun tóc trưởng thành:

A. Nhiễm trùng thứ phát


B. Thiếu máu nhược sắc
C. Hội chứng lỵ
D. Tiêu chảy kéo dài

16. Tại sao giun tóc lại gây cho bệnh nhân bị thiếu máu:
A. Tranh chấp lấy nhiều chất sắt của người bệnh
B. Tiết ra độc tố làm ức chế việc hấp thu sắt của người bệnh
C. Hút máu bệnh nhân làm cho bệnh nhân bị thiếu máu
D. Thiếu máu là hậu quả của tiêu chảy kéo dài đưa đến suy dinh dưỡng
17. Yếu tố nào về cận lâm sàng gợi ý nhiễm giun tóc:

A. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao


B. Bạch cầu lympho tăng cao
C. Bạch cầu đa nhân ưa kiềm tăng cao
D. Bạch cầu đa nhân ưa acid tăng cao

18. Chọn phương pháp chẩn đoán giun tóc nhanh, chính xác

A. Soi phân tìm trứng


B. Huyết thành chẩn đoán
C. Tìm con trưởng thành trong phân
D. Cấy phân tìm ấu trùng

19. Khi mật độ giun tóc hay giun đũa ít, ta có thể làm phương pháp nào:

A. Phương pháp Baremann


B. Phương pháp tập trung trứng (Willis)
C. Phương pháp Graham
D. Phương pháp hút dịch tá tràng quay ly tâm

20. Rửa rau thật kỹ trước khi ăn uống

A. Phòng được nhiễm giun tóc 100%


B. Chỉ hạn chế nguy cơ nhiễm giun tóc mà thôi
C. Không hiệu quả trong việc phòng giun tóc
D. Khó xác định ý nghĩa trong việc phòng giun tóc

21. Về góc độ y học bạn có suy nghĩ gì về tập quán bón phân tươi trong trồng trọt?
A. Lợi ích nhiều về kinh tế
B. Tác hại lớn về sức khỏe
C. Ảnh hưởng lớn đếnn sức khỏe cho người trồng trọt
D. Có lợi ích kinh tế nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng
22. Hành động của cán bộ y tế về tập quán sử dụng phân tươi bón hoa màu
A. Không can thiệp vì lợi ích kinh tế của dân chúng
B. Cấm đoán triệt để về việc sử dụng phân tươi bón hoa màu
C. Khuyên dân chúng hạn chế sử dụng phân tươi bón hoa màu
D. Khuyên dân chúng sử dụng phân được ủ để bón hoa màu
23. Ưu điểm nổi bật của Albendazol so với menbendazol trong điều trị giun:

A. Ít tác dụng phụ hơn


B. Điều trị nhiều loại giun hơn
C. Diệt được cả ấu trùng và giun trưởng thành
D. Chỉ uống 1 liều duy nhất

ĐÁP ÁN

1. D
2. C
3. A
4. C
5. A
6. D
7. A
8. A
9. C
10. C
11. C
12. B
13. D
14. D
15. D
16. C
17. D
18. A
19. B
20. B
21. D
22. D
23. C
SÁN DẢI BÒ
TOENIA SAGINATA
1. Chọn câu sai
Hình dạng của sán dải bò
A. Đầu 1,5 mm, không có móc, có 4 đĩa hút
B. CHiều dài đốt sán trưởng thành = 2.5 lần chiều ngang
C. Lỗ sinh dục xen kẽ hai bên đều nhau
D. Số nhánh tử cung từ 15-30 nhánh
2. Đặc điểm không thuộc trứng sán dải bò

A. Hình tròn
B. Có dải tia chung quanh
C. Có 6 móc ở giữa
D. Có nắp ở một vị trí

3. Đặc điểm không thuộc ấu trùng sán dải bò

A. Có bao hình hạt gạo


B. Bên trong có chứa đầu sán
C. Đầu có chùy và có 2 hàng móc
D. Định vị ở cơ

4. Vị trí mà ấu trùng sán dải bò ký sinh phổ biến nhất ở bò

A. Cơ vân
B. Não
C. Mô dưới da
D. Cơ tim

5. Sán dải bò trưởng thành ký sinh ở

A. Đường mật
B. Đại tràng
C. Ruột non
D. Dạ dày

6. Khi nuốt phải trứng sán dải bò, trứng sán sẽ xuống
A. Dạ dày phát triển thành sán trưởng thành
B. Dạ dày, ruột rồi theo phân ra ngoài
C. Đến ruột non, xuyên qua thành ruột đi định vị các nơi
D. Dạ dày bị tiêu diệt ở đây
7. Ký chủ trung gian I của Toenia saginata là

A. Cừu, ngựa
B. Báo, beo
C. Trâu, bò
D. Chó, mèo

8. Chu trình tóm lược của sán dải bò ở người


A. Ăn thịt bò có ấu trùng xuống dạ dày đến ruột non lộn đầu ra ngoài trưởng thành
B. Ăn thịt bò có ấu trùng đến ruột non vào máu lên phổi hầu, ruột non trưởng thành
C. NUốt trứng, xuống dạ dày đến ruột non nở ra ấu trùng rồi trưởng thành
D. Nuốt trứng, đến ruột non nở ra ấu trùng đến cơ rồi trở lại ruột trưởng thành
9. Người bị mắc sán dải bò là do
A. Ăn thịt bò chưa được nấu chín
B. Ăn thịt bò chưa được nấu chín có chứa ấu trùng sán
C. Nuốt phải trứng sán
D. Uống sữa bò tươi bị nhiễm sán
10. Trong trường hợp người nuốt phỉa trứng sán dải bò hậu quả như thế nào?
A. Trứng sán nở ra ấu trùng đi đến cơ định vị
B. Trứng sán nở ra ấu trùng đi đến não định vị
C. Trứng sản nở ra ấu trùng đi đến mắt định vị
D. Không xảy ra điều gì cho người nuốt phải trứng sán
11. Nhiễm sán dải bò thường gặp

A. Đau bụng dữ dội từng đợt


B. Tiêu chảy kéo dìa
C. Không triệu chứng
D. Suy dinh dưỡng nặng

12. Để đạt tính khả thi, nhanh, ít tốn kém và chính xác. Hãy chọn phương pháp chẩn đoán sán dải
bò
A. Xem đốt sán trưởng thành trên kính hiển vi
B. Phương pháp cố định bổ thể
C. Phương pháp điện di miễn dịch
D. Phương pháp ELISA
13. Trong trường hợp không phát hiện đốt sán trưởng thành. Chúng ta phải làm gì để chẩn đoán
nhanh, chính xác ít tốn kém

A. Soi phần tìm trứng sán


B. Phương pháp cố định bổ thể
C. Phương pháp điện di miễn dịch
D. Phương pháp ELISA

14. Chọn thuốc điều trị sán dải bò

A. Mebendazole
B. Flubendazole
C. Thiabendazole
D. Niclosamid

15. Biện pháp dự phòng sán dải bò hữu hiệu nhất

A. Không đi tiêu bừa bãi


B. Không được thả bò ngoài đồng cỏ
C. Thịt bò trước khi ăn phải nước nấu chín
D. Kiểm soát thịt bò ở lò mổ

16. Để tăng khả năng phòng sán dải bò bước đầu tiên cần phỉa
A. Ăn thịt bò nấu chín
B. Kiểm soát thịt kỹ lưỡng tại các cơ sở sát sinh
C. Nhà nội trợ quan sát kỹ thịt có gì bất thường không
D. Thịt bò bất thường phải bỏ
17. Hành động của cán bộ y tế về phòng bệnh sán dải bò
A. Cấm dân ăn thịt bò tái
B. Tùy sở thích người dân vì bệnh chữa được
C. Tuyên truyền dân chúng nên ăn thịt bò nấu chín
D. Không phải là vấn đề y tế quan trọng

ĐÁP ÁN

1. C
2. D
3. C
4. A
5. C
6. B
7. C
8. A
9. B
10. D
11. C
12. A
13. A
14. D
15. C
16. B
17. C
SÁN DẢI HEO
(Toenia solium)
1. Chọn câu sai
Hình dạng của sán dải heo
A. Đầu 1.5 mm, có 2 hàng móc, có 4 đĩa hút
B. Chiều dài đốt sán trưởng thành = 1.5 lần chiều ngang
C. Lỗ sinh dục xen kẻ hai bên không đều nhau
D. Số nhánh tử cung từ < 15 nhánh
2. Đặc điểm không thuộc trứng sán dải heo

A. Hình tròn
B. Có dải tia chung quanh
C. Có 6 móc ở giữa
D. Có nắp ở một vị trí

3. Đặc điểm không thuốc ấu trùng sán dải heo

A. Có bao hình hạt gạo


B. Bên trong có chứa đầu sán
C. Đầu không có chùy
D. Định vị ở cơ

4. Vị trí mà ấu trùng sán dải heo ký sinh phổ biến nhất ở người

A. Cơ vân
B. Não
C. Mô dưới da
D. Cơ tim

5. Sán dải heo trưởng thành ký sinh ở

A. Đường mật
B. Đại tràng
C. Ruột non
D. Dạ dày

6. Khi nuốt phải trứng sán dải heo, trứng sản sẽ xuống
A. Dạ dày phát triển thành sán trưởng thành
B. Dạ dày, ruột rồi theo phân ra ngoài
C. Đến ruột non, xuyên qua ruột đi định vị các nơi
D. Dạ dày bị tiêu diệt ở đây
7. Ký chủ trung gian của Toenia solium là

A. Cừu
B. Ngựa
C. Trâu
D. Heo

8. Chu trình tóm lược của sán dải heo ở người


A. Ăn thịt heo có ấu trùng, xuống dạ dày, ruột non lộn đầu ra ngoài trưởng thành
B. Ăn thịt heo có ấu trùng, đến ruột non vào máu, lên phổi, hầu, ruột non trưởng thành
C. Nuốt trứng, xuống dạ dày đến ruột non, nở ra ấu trùng rồi trưởng thành
D. Nuốt trứng xuống dạ dày, ruột non, nở ra ấu trùng, đến cơ, trở lại ruột trưởng thành
9. Chu trình nhiễm ấu trùng sán dải heo ở người
A. Nuốt trứng, xuống dạ dày, ruột non tạo thành ấu trùng
B. Nuốt trứng, đến ruột non, nở ra ấu trùng, vào máu lên phổi, hầu, ruột non
C. Nuốt trứng, đến ruột non, nở ra ấu trùng rồi trưởng thành
D. Nuốt trứng đến ruột non, thành ấu trùng, vào máu đi định vị các nơi như cơ…
10. Người bị mắc bệnh sán dải heo con trưởng thành là do
A. Ăn thịt heo chưa được nấu chính
B. Ăn thịt heo có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín
C. Nuốt phải trứng sán
D. Thức ăn nhiễm phân heo
11. Người bị Cysticercus cellulosae do
A. Ăn thịt heo có gạo
B. Nuốt phải trứng sán
C. Thức ăn nhiễm phân heo
D. Trứng sán nở ngay trong ruột và vào máu đi định vị các nơi
12. Ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long thức ăn nào đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan sán dải
heo

A. Nem
B. Lạp xưởng
C. Xúc xích
D. Pate heo

13. Nhiễm sán dải bò thường gặp

A. Đau bụng dữ dội từng đợt


B. Tiểu chảy kéo dài liên tục
C. Không triệu chứng
D. Suy dinh dưỡng nặng

14. Cysticercus cellulosae không gặp ở

A. Cơ
B. Não
C. Mắt
D. Xương

15. Để đạt tính khả thi, nhanh, ít tốn kém và chính xác. Hãy chọn phương pháp chẩn đoán sán dải
heo
A. Xem đốt sán trưởng thành theo phân ra ngoài
B. Phương pháp cố định bổ thể
C. Phương pháp điện di miễn địch
D. Phương pháp ELISA
16. Để đạt tính khả thi, nhanh, ít tốn kém và chính xác, trong trường hợp không phát hiện đốt
sán. Chúng ta làm gì để chẩn đoán sán dải heo

A. Soi phân tìm trứng sán


B. Phương pháp cố định bổ thể
C. Phương pháp điện di miễn dịch
D. Phương pháp ELISA

17. Phương pháp chẩn đoán Cysticercus cellulosae


A. XQ mô nghi ngờ bị nhiễm sán
B. Siêu âm mô nghi ngờ bị nhiễm sán
C. CT scan mô nghi ngờ bị nhiễm sán
D. Sinh thiết mô nghi ngờ bị nhiễm sán làm giải phẫu bệnh
18. Chọn thuốc điều trị sán dải heo

A. Mebendazole
B. Flubendazole
C. Thiabendazole
D. Niclosamid

19. Để tăng khả năng phòng sán dải heo bước đầu tiên cần phải
A. Ăn thịt heo nấu chín
B. Kiểm soát thịt kỹ lượng tại các cơ sở sát sinh
C. Nhà nội trợ quan sát kỹ thịt có gì bất thường không
D. Thịt heo có gạo phải bỏ
20. Biện pháp dự phòng sán dải heo hữu hiệu nhất

A. Không đi tiêu bừa bãi


B. Không được thả bò ngoài đồng cỏ
C. Ăn thịt heo nấu chín
D. Kiểm soát thịt bò ở lò mổ

21. Hành động của cán bộ y tế về phòng bệnh sán theo về việc ăn nem
A. Cấm ăn nem
B. Tùy sở thích người dân vì đây là món ăn đặc sản
C. Hướng dẫn các cơ sở làm nem phỉa chọn thịt đã được kiểm định
D. Không phải là vấn đề y tế quan trọng
22. So sánh tầm quan trọng giữa sán dải heo và sán dải bò
A. Bệnh lý như nhau
B. Sán dải bò nguy hiểm hơn vì gây suy dinh dưỡng nặng
C. Sán dải heo nguy hiểm hơn vì có bệnh lý Cysticercus cellulosae
D. Sán dải heo khó bị nhiễm bệnh hơn sán dải bò
ĐÁP ÁN

1. C
2. D
3. C
4. A
5. C
6. C
7. D
8. A
9. D
10. B
11. B
12. A
13. C
14. D
15. A
16. A
17. D
18. D
19. B
20. C
21. C
22. C
SÁN LÁ LỚN Ở GAN
FACIOLA HEPATICA
1. Đặc điểm không thuộc Fasciola hepatica trưởng thnah2

A. Hình chiếc lá


B. Đầu nhô ra phía trước
C. Đầu không nhô ra phía trước
D. Có đĩa hút ở miệng và bụng

2. Đặc điểm không thuộc trứng Fasciola hepatica

A. Hình tròn
B. Có nắp đậy
C. Có vỏ dày màu nâu
D. Không có phôi chỉ có một đám tế bào

3. Vị trí ký sinh của Fasciola hepatica

A. Dạ dày
B. Nhu mô gan
C. Đường mật
D. Ruột non

4. Trứng Fasciola hepatica tìm không thấy ở

A. Dịch dạ dày


B. Dịch mật
C. Dịch tá tràng
D. Phân

5. Ký chủ trung gian I của Fasciola hepatica là

A. Limnea sp
B. Bithynia sp
C. Planorbis sp
D. Melania sp

6. Ký chủ trung gian II của Fasciola hepatica là

A. Cá
B. Tôm
C. Cua
D. Thực vật dưới nước

7. Người bị nhiễm Fasciola hepatica là

A. Cá
B. Tôm
C. Cua
D. Thực vật dưới nước

8. Fasciola hepatica không có ở

A. Người
B. Heo 
C. Ốc
D. Thực vật dưới nước

9. Nhiễm Fasciola hepatica với số lượng ít

A. Gây đau hạ sườn phải dài


B. Không có triệu chứng gì
C. Gây vàng da
D. Gây thiếu máu

10. Triệu chứng nào không phải của sán lá lớn ở gan

A. Đau thượng vị âm ỉ


B. Đau hạ sườn phải âm ỉ
C. Vàng da
D. Niêm nhớt

11. Những biến chứng có thể xảy ra khi bị phơi nhiễm Fasciola hepatica, ngoại trừ:

A. Viêm đường mật trong gan


B. Áp xe gan do nhiễm trùng ngược dòng
C. Ung thư gan
D. Xơ gan do ứ mật kéo dài

12. Cơ quan nào sua đây khi Fasciola hepatica lạc chỗ đến gây nguy hiểm nhất?

A. Tim
B. Thành ruột
C. Mô dưới da
D. Phổi

13. Xét nghiệm nào đơn giản nhất có độ tin cây cao để chẩn đoán sán lá lớn ở gan

A. Soi phân tìm trứng sán


B. Xét nghiệm máu thấy Eosinophile tăng cao
C. Phản ứng miễn dịch cố định bổ thể
D. Siêu âm gan

14. Ý nghĩa siêu âm gan trong chẩn đoán Fasciola hepatica


A. Xác định chắc chắn sán lá lớn ở gan
B. Không có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh
C. Cho ta gợi ý khi có bạch cầu ái toan tăng
D. Cho ta chẩn đoán chắc chắn khi có bạch cầu ái toan tăng cao
15. Biện phap hữu hiệu để phòng Fasciola hepatica

A. Không đi tiêu bừa bãi xuống ao


B. Diệt ốc trung gian
C. Uống nước đun sôi
D. Ăn rau dưới nước phải được nấu chín

16. Việc điều trị sán lá lớn ở gan hiệu qua không cao. Suy nghĩ của bạn như thế nào về bệnh này?
A. Phòng bệnh được đặt lên hàng đầu
B. Chẩn đoán thật sớm
C. Điều trị thật sớm ngay sau khi được chẩn đoán
D. CHọn nhiều thuốc để phối hợp thuốc

ĐÁP ÁN

1. C
2. A
3. C
4. A
5. A
6. D
7. D
8. B
9. B
10. A
11. C
12. A
13. A
14. C
15. D
16. A
SÁN LÁ LỚN Ở RUỘT
FLASCIOLOPSIS BUSKI
1. Đặc điểm không thuộc Fasciolopsis buski trưởng thành

A. Hình chiếc lá


B. Đầu nhô ra phía trước
C. Đầu nhô ra phía trước không rõ ràng
D. Có đĩa hút ở miệng bằng ¼ đĩa hút bụng

2. Đặc điểm không thuộc trứng Fasciola hepatica

A. Hình quả cau


B. Có nắp đậy ở một cực
C. Có vỏ dày
D. Không có phôi chỉ có một đám tế bào

3. Vị trí ký sinh của Fasciolopsis buski

A. Dạ dày
B. Nhu mô gan
C. Đường mật
D. Ruột non

4. Trứng Fasciolopsis buski tìm thấy ở

A. Dịch dạ dày


B. Dịch mật
C. Dịch tụy
D. Phần

5. Ký chủ trung gian I của Fasciolopsis buski là

A. Limnea
B. Bithynia
C. Planorbis
D. Melania

6. Ký chủ trung gian II của Fasciolopsis buski là

A. Cá
B. Tôm
C. Cua
D. Thực vật dưới nước

7. Người bị nhiễm sán Fasciolopsis buski là do


A. Ăn cá có chứa ấu trùng chưa được nấu chín
B. Ăn tôm có chứa ấu trùng chưa được nấu chín
C. Ăn cua có chứa ấu trùng chưa được nấu chín
D. Ăn rau dưới nước có chứa Metacercaria chưa được nấu chín
8. Fasciolopsis buski chẳng những ký sinh ở người mà còn ký sinh ở

A. Chó
B. Heo
C. Bò
D. Trâu

9. Câu nào sau đây không phỉa do Fasciolopsis buski gây ra

A. Tiểu chảy kéo dài


B. Xơ gan
C. Suy dinh dưỡng
D. Tắc ruột

10. Biến chứng cấp cứu có thể xảy ra khi nhiễm Fasciolopsis buski lượng lớn

A. Thủng ruột
B. Tắc ruột
C. Xuất huyết tiêu hóa
D. Lồng ruột

11. Chọn bệnh cảnh nhiễm Fasciolopsis buski


A. Đau bụng, tiêu chảy phân đàm máu
B. Đau bụng dữ dội sau bữa ăn thịnh soạn
C. Đau bụng, nôn, tiêu chảy dạng tả, sốt
D. Đau bụng âm ỉ, tiêu chảy tái đi tái lại, suy dinh dưỡng
12. Chẩn đoán Fasciolopsis buski chắc chắn nếu

A. Nôn ra sán trưởng thành


B. Tiêu chảy kéo dài
C. Tiểu chảy kèm suy dinh dưỡng
D. Tiêu phần đàm máu kéo dài

13. Ở bệnh nhân tiêu chảy tái đi tái lại nghi ngờ nhiễm Fasciolopsis buski. Để quyết định chẩn
đoán chúng ta
A. Xét nghiệm phân tìm trứng sán
B. Làm công thức máu đánh giá sự gia tăng của bạch cầu ái toan
C. Chụp XQ bụng đứng để nhận dạng sán ở trong ruột
D. Siêu âm bụng để tìm sán trưởng thành
14. Ăn rau dưới nước được nấu chín là biện pháp phòng hữu hiệu bệnh

A. Fasciolopsis buski và Fasciola hepatica


B. Giun kim, giun tóc
C. Giun đũa, giun xoắn
D. Clonorchis sinensis, Paragonimus westermani
15. Ngoài việc tuyên truyền không đi tiêu bừa bãi ở người còn phải
A. Không để chó đi tiêu xuống nước phát tán mầm bệnh và nước
B.  Không để trâu đi tiêu xuống nước phát tán mầm bệnh và nước
C. Không để bò đi tiêu xuống nước phát tán mầm bệnh và nước
D. Không để heo đi tiêu xuống nước phát tán mầm bệnh và nước
16. Suy nghĩ đúng đắn nhất về bệnh sán lá lớn ở ruột
A. Ít ảnh hưởng đến sức khỏe
B. Chỉ gây tác hại khi nhiễm quá nhiều
C. Gây biến chứng nguy hiểm cần quan tâm để điều trị sớm
D. Ưu tiên quan tâm đến các bệnh ký sinh trùng đường ruột khác

ĐÁP ÁN

1. B
2. A
3. D
4. D
5. C
6. D
7. D
8. B
9. B
10. B
11. D
12. A
13. A
14. A
15. D
16. C
SÁN LÁ PHỔI
PARAGONUMUS WESTERMANI
1. Đặc điểm không thuộc Paragonimus westermani trưởng thành

A. Hình chiếc lá


B. Mặt lưng lồi
C. Mặt bụng lõm
D. Đầu nhô ra phía trước

2. Đặc điểm không thuộc trứng Paragonimus westermani

A. Hình trái xoan


B. Có nắp đậy
C. Vỏ đầy màu nâu
D. Có một đám tế bào

3. Vị trí ký sinh của Paragonimus westermani

A. Phế quản
B. Nhu mô gan
C. Đường mật
D. Ruột non

4. Trứng Paragonimus westermani tìm không thấy ở

A. Đàm
B. Dịch mật
C. Dịch tá tràng
D. Phân

5. Ký chủ trung gian I của Paragonimus westermani

A. Limnea
B. Bithynia
C. Planorbis
D. Melania

6. Ký chủ trung gian II của sán lá phổi là

A. Ngó sen, rau nhúc


B. Rùa, rắn
C. Cá, lươn
D. Tôm và cua

7. Nguồn chứa sán lá phổi, ngoại trừ

A. Người
B. Ốc
C. Tôm
D. Cá

8. Sán lá phổi được lây truyền do ăn


A. Phải thực vật dưới nước có chứa nang trùng
B. Tôm, cua có chứa nang trùng chưa được nấu chín
C. Phải ốc có chứa ấu trùng chưa được nấu chín
D. Gỏi cá sống có chưa ấu trùng
9. Paragonimus westermani gây

A. Viêm phổi dạng kê


B. Viêm phổi giống viêm phổi thùy
C. Viêm màng phổi
D. U phổi

10. Biến chứng của bệnh sán lá phổi có thể xảy ra là

A. Áp xe phổi
B. Ung thư phổi
C. Viêm màng phổi
D. Tràn khí màng phổi

11. Yếu tố nào không quyết định chẩn đoán bệnh sán lá phổi

A. Dùng phản ứng miễn dịch ELISA


B. Soi phân tìm thấy trứng sán lá phổi
C. Bệnh nhân ho nhiều, đàm có màu rỉ sét
D. Soi đàm tìm thấy trứng sán trong phân

12. Phương pháp chẩn đoán sán lá phổi nhanh và hiệu quả nhất

A. Soi phần tìm trứng sán


B. Soi đàm tìm trứng
C. XQ phổi
D. Miễn dịch học

13. Biện pháp phòng sán lá phổi hiệu quả nhất

A. Diệt ốc
B. Không đi tiêu bừa bãi
C. Không ăn tôm cua chưa được nấu chín
D. Không ăn thực dưới nước

14. Thói quen gì để bị nhiễm sán lá phổi

A. Ăn rau sống
B. Uống nước sông
C. Ăn tôm tái chanh
D. Ăn chả nấu chưa chín

15. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là chân lý. Giá trị càng cao đối với sán lá phổi vì
A. Bệnh có thể gây chết người
B. Bệnh gây chết người mà thuốc điều trị hiệu quả lại không cao
C. Vì thuốc quá đắt
D. Gây phiền phức trong sinh hoạt sống hằng ngày
16. Hành động thiết thực mang tính khả thi nhất để phòng sán lá phổi
A. Khuyên dân không nên đi tiêu bừa bãi
B. Giáo dục dân chúng ăn tôm cua phải nấu chín
C. Thường xuyên mở chiến dịch diệt ốc
D. Diệt ốc kết hợp xây dựng hố xí đúng quy cách

ĐÁP ÁN

1. D
2. A
3. A
4. B
5. D
6. D
7. D
8. B
9. B
10. A
11. C
12. B
13. C
14. C
15. B
16. B

You might also like