You are on page 1of 6

Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng sóng siêu âm

1. Khái niệm về âm và siêu âm:


Về lý thuyết, âm là những dao động của các phần tử trong một môi trường đàn hồi và
những âm này được truyền đi dưới dạng sóng dọc, hay nói cách khác, chúng là một loại
truyền dao động cơ học, năng lượng cơ học này tác động vào các phân tử làm các phân tử
dao động quanh một vị trí cân bằng, và do các phân tử ấy tiếp tục tương tác với những phân
tử khác, tạo thành một chuỗi truyền dao động. Các âm khác nhau được đặc trưng bởi nhiều
yếu tố đại lượng, nhưng ở đây ta chỉ xét về tần số âm. Một người bình thường chỉ có thể
nghe được những âm thanh nằm trong ngưỡng từ 16Hz – 20.000Hz, đây được gọi là ngưỡng
nghe của người. Và nếu một âm có tần số dưới 16Hz - gọi là hạ âm hay trên 20.000Hz - siêu
âm thì người bình thường không nghe được, tuy nhiên, do sự khác nhau về cấu trúc sinh học,
một số loài động vật có thể sử dụng siêu âm để giao tiếp hoặc định vị, ví dụ như ở dơi hay cá
heo, cá voi.
 Vậy, nói nôm na, siêu âm là những âm có tần số rất cao, trên 20.000Hz
2. Tính chất của và các đại lượng của siêu âm
Về tính chất sóng siêu âm, sóng siêu âm cũng tương tự như sóng âm hay bất kì dạng
năng lượng dạng sóng nào khác, được đặc trưng bởi những đại lượng như:
+ Tần số (f): là số chu kỳ mà một phần tử dao động trong một giây, và siêu âm
có tần số >20.000Hz, cụ thể hơn, siêu âm được sử dụng trong trị liệu thường có
từ số từ 1,0 đến 3,0MHz, còn trong chẩn đoán có thể dùng sóng siêu âm tới
khoảng 10MHz (1MHz: thực hiện 1 triệu chu kỳ mỗi giây) do chẩn đoán thông
qua hình ảnh, vì vậy cần tần số càng cao => hình ảnh càng nét.
+ Bước sóng (λ): là độ dài của một chu kỳ dao động, thường có đơn vị là mm,
cm, với sóng siêu âm do có tần số rất cao dẫn tới bước sóng rất nhỏ.
+ Tốc độ của siêu âm (C): là quãng đường mà chùm tia siêu âm đi được trong
một đơn vị thời gian (đơn vị: m/s). Tốc độ siêu âm phụ thuộc vào bản chất và
mật độ của môi trường truyền âm, môi trường có mật độ càng cao thì siêu âm
truyền với tốc độ càng cao. Người ta đo được tốc độ của siêu âm tại một số cơ
quan: xương: 2700-4100m/s, gan 1540-1580m/s, cơ 1545-1630m/s,..
C= λ.f
Ngoài ra, siêu âm còn có một số tính chất khác như:
+ Có thể bị phản xạ (đây là tính chất quan trọng liên quan trực tiếp tới cơ chế
hoạt động của siêu âm trong chẩn đoán y học) – sự phản xạ của siêu âm diễn ra
ở ranh giới giữa 2 môi trường khác nhau, nơi có sự chênh lệch trở kháng (trở
kháng âm (z) là một đại lượng vật lý biểu thị cho khả năng cản trở của môi tr-
ường , chống lại không cho siêu âm xuyên qua, nó phụ thuộc vào mật độ và tốc
độ truyền âm của môi trường) của hai môi trường, chênh lệch này càng lớn, sự
phản xạ càng mạnh, sóng siêu âm sẽ không thể đủ năng lượng để đến những cơ
quan sâu hơn. Người ta tính được sự chênh lệch giữa hai môi trường đạt lớn
nhất đó là giữa sắt thép và không khí (từ đầu dò – không khí) vì vậy, để giảm sự
chênh lệch này, người ta sử dụng một lớp gels trung gian giữa hai môi trường,
từ đó giúp siêu âm có thể đi vào cơ thể.
+ Năng lượng sóng âm thể bị hấp thụ, hệ số hấp thu tỉ lệ thuận với tần số siêu
âm, nguồn siêu âm có tần số càng lớn thì năng lượng bị hấp thu càng cao, khả
năng xuyên sâu giảm. Điều này là một vấn đề khó khăn trong siêu âm chẩn
đoán hình ảnh, vì để có hình ảnh chất lượng cao tức tần số sóng âm phải lớn,
nhưng đồng thời độ xuyên sâu kém, vì v3ậy không thể quan sát hay thăm dò các
cơ quan nội tạng ở sâu bên trong cơ thể.
+ Siêu âm cũng có bản chất là sóng nhưng không bị nhiễu xạ như sóng âm
thông thường. Điều này có thể giải thích do bước sóng của siêu âm rất nhỏ khi
so với kích thước vật cản ngoài môi trường (đặc biệt là các sóng siêu âm dùng
trong y học). Và từ đó, thông qua hình dạng của những đầu phát sóng siêu âm,
ta có thể hội tụ sóng vào một điểm rất nhỏ.
 Đó là một vài tính chất và đặc điểm chung của sóng siêu âm. Trong y học, người ta
bắt đầu ứng dụng sóng siêu âm từ rất sớm, vào năm 1942, nhà thần kinh học Karl
Dussik là người đầu tiên sử dụng siêu âm trong chẩn đoán và y khoa, ông đã nổ lực
dùng sóng siêu âm truyền vào sọ não trong nỗ lực phát hiện khối u não. Hiện nay,
cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, siêu âm y khoa ngày càng tiến bộ và
được trang bị rộng rãi, trong đó, chủ yếu có hai nhóm phân loại chính dựa trên mục
đích sử dụng: siêu âm chẩn đoán (siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm Doppler) và
siêu âm điều trị hay siêu âm trị liệu.
Vì chủ đề chính của nhóm mình là “Chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng sóng
siêu âm”, nên chúng ta sẽ đi sâu hơn vào nhánh siêu âm trị liệu.
3. Tác dụng của siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu là một liệu pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số rất cao, từ 1 – 3 MHz
để điều trị các bệnh lý về mô mềm (cơ, xương, khớp, dây chằng), ngoài ra còn là một số
bệnh lý khác như viêm tắc tuyến sữa, tia sữa, giảm dày, dính sẹo.
Những tác dụng của siêu âm:
+ Tác dụng cơ học: sự dao động của sóng siêu âm làm thay đổi áp lực trên các
tế bào và mô tạo ra hiện tượng “xoa bóp vi thể” – một kiểu xoa bóp với quy mô
các cấu trúc tế bào, khi đó các tế bào liên tục nén và giãn giúp kích thích sự hồi
phục. Với các sóng âm có tần số lớn 3MHz sẽ khiến cho áp lực chênh lệch xảy
ra liên tục và nhanh hơn so với 1MHz. Hiện tượng chênh lệch áp lực này xuất
phát từ: thay đổi thể tích tế bào, tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hóa,
thay đổi tính thấm của màng tế bào, tăng chuyển hóa,..
Do sự suy giảm năng lượng sóng tỉ lệ thuận suvới độ lớn của tần số vì vậy:
+ Với tần số 1MHz thì tầm tác dụng sẽ từ 5-8cm cho vùng nhiều mô
mềm, mô cơ như vùng lưng, đùi, mông,..
+ Với f=3MHz sẽ tác dụng trong khoảng 2-3cm dùng cho vùng ít mô
mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay,...
+ Tác dụng nhiệt: Năng lượng cơ học của sóng âm trong quá trình đi vào cơ thể
sẽ xuất hiện sự ma sát và từ đó bị chuyển hóa thành nhiệt năng. Người ta ghi
nhận siêu âm liên tục 1,5W/cm2 sau 5 phút có thể tạo ra sự thay đổi nhiệt ở tổ
chức phần mềm tăng 3,30 độ C, bao khớp tăng 6,30 độ, xương tăng 9,30C. Vì
vậy, siêu âm làm tăng hoạt động của tế bào, giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng
tuần hoàn => lượng oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể tăng, thúc đẩy sự
đào thải các chất độc, chấm dứt sớm quá trình viêm khớp và đem lại sự thư giãn
cho người bệnh.
+ Tác dụng sinh học:
+ giãn cơ do dao động của sóng siêu âm tác dụng lên các thụ thể thần
kinh và bóc tách các sợi cơ
+ Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu, tổ
chức và nhiệt độ
+ Kích thích quá trình kích thích sinh học, tái sinh tổ chức
+ Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi (một phần của hệ thần kinh, bao
gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống, giúp
liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan).
4. Chỉ định của sóng siêu âm:
Thấy được những tác động tích cực của sóng siêu âm tác động lên cơ thể, người ta bắt
đầu sử dụng liệu pháp sóng siêu âm trong điều trị các tình trạng bệnh rộng rãi hơn. Từ đó,
sóng siêu âm được chỉ định điều trị cho các trường hợp như :
+ đau lưng, đau cổ - vai - gáy, co thắt cơ, điểm trigger points (nút thắt, những
điểm gây ra sự đau đớn, tồn tại ngay trong các mô mềm, xuất hiện khi căng thẳng, stress,
chấn thương,..) gân cơ
+ viêm khớp thái dương hàm, viêm gân, gân quanh khớp vai, gân nhị đầu, gân
cơ chóp xoay
+ tennis elbow, hội chứng ống cổ tay
+ gân duỗi ngón cái, ngón tay lò xo, gân xương bánh chè, viêm cân gan bàn
chân, gân gót
+ viêm khớp/thoái hóa khớp/viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối, thoái hóa
khớp gối, viêm khớp dạng thấp các khớp bàn, ngón tay, viêm khớp khuỷu, khớp vai.
Ngoài ra còn điều trị viêm tắc tuyến sữa, tắc tuyến dính, hay phục vụ quá trình làm
đẹp, thẩm mỹ.
5. Một vài tình trạng và ứng dụng của siêu âm điều trị/trị liệu:
 Hội chứng đau cơ (myofascial pain syndrome)
Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau lưng và cổ với các dải căng
đau (đau căng cơ là tình trạng thó cơ bị kéo giãn quá mức dẫn tới đau và thường kèm theo
bầm tím), đặc trưng bởi sự xuất hiện các điểm kích hoạt (trigger points) hay nút thắt cơ làm
chuyển động cơ thể bị hạn chế, rối loạn chức năng vận động, tự chủ cơ thể. Nguyên nhân
thường do cơ tổn thương khi ngồi sai tư thế, chấn thương, căng thẳng, stress.
Điều trị: Cần giải quyết tình trạng co thắt cơ, giảm đau và làm biến mất, vô hiệu hóa
các nút thắt/trigger points. Thông thường, người ta hay sử dụng các biện pháp điều trị xâm
lấn như thuốc gây tê cục bộ, tiêm botulinum (giảm hiện tượng co thắt cơ không tự chủ),..
nhưng khi kỹ thuật y khoa tiến bộ, người ta bắt đầu ưa chuộng những phương pháp điều trị ít
xâm lấn hơn như tập các kỹ thuật co và duỗi, kích thích dây thần kinh điện qua da,... và điều
trị bằng sóng siêu âm là một trong số đó. Siêu âm được xem như một tác nhân vật lý giúp
điều trị tổn thương mô, tăng lưu thông máu, tăng tính thấm màng giúp mô hồi phục, giảm co
thắt cơ,..
 Siêu âm trong làm đẹp – công nghệ Cavitation
Cavitation là một trong những công nghệ tiên tiến bậc nhất, được sử dụng phổ biến
trong nhiều loại máy làm đẹp, giảm mỡ. Cavitation thường được kết hợp với nhiều công
nghệ khác nhau trong cùng một máy để phối hợp điều trị hiệu quả.
Về bản chất, Cavitation là sử dụng siêu âm có tần số thấp, khoảng 40000MHz để tạo
rung động bên trong các tế bào. Từ đó, bên trong tế bào mỡ sẽ sinh ra vô số các bọt khí siêu
nhỏ, các bọt khí này khi hoạt động liên tục va đập vào nhau kết hợp với tác dụng nhiệt của
siêu âm sẽ khiến chúng vỡ ra. dẫn đến màng tế bào bị nổ, phân giải và chuyển hóa thành acid
Béo tự do, rồi theo đường bài tiết ra khỏi cơ thể. Không chỉ giảm mỡ thừa, công nghệ
cavitation còn giúp giảm bớt hiện tượng sần vỏ cam, mang lại làn da mịn màng hơn. Đây
được xem là phương pháp làm đẹp hiệu quả, không xấm lấn và được ưa chuộng tại các thẫm
mỹ viện hay spa hiện nay. Chi phí chung cho mỗi lần điều trị sẽ là 7.000.000đ/lần điều trị.
 Siêu âm trong thể thao, vận động
Tennis elbow là một trình trạng gây đau ở bên ngoài khuỷu tay rất phổ biến đối với bất
cứ ai, đặc biệt là những người thường xuyên hoạt động khuỷu tay nặng như vận động viên
tennis, hay những gymer với các bài tập nặng cho phần tay như các bài tập hít đất Bệnh này
thường xảy ra khi ta bị tổn thương các gân cơ cánh tay bám với xương khuỷu tay. Triệu
chứng của Tennis elbow thường là đau và nhức khuỷu tay khi co duỗi, nâng đỡ hay thậm chí
là cầm nắm, gây khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày của họ.
Vì đây không phải là một loại bệnh mãn tính và cũng khá phổ biến, vậy nên cũng có
rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh như nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng liệu
pháp sóng xung kích,... Sóng âm kết hợp với những bài tập khuỷu tay nhẹ liên quan tới sự
cầm nắm cũng được xem là một phương pháp hiệu quả giúp thúc đẩy và kích thích quá trình
hồi phục. Ngoài ra còn có một kỹ thuật là Ultrasonic tenotomy (TENEX procedure). Trong
quy trình này, dưới sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một cây kim đặc biệt qua da của
bạn và vào phần bị tổn thương của gân. Năng lượng siêu âm làm rung kim nhanh đến mức
mô bị tổn thương hóa lỏng và có thể được hút ra ngoài.
6. Chống chỉ định khi điều trị bằng sóng siêu âm:
Các vùng đang chảy máu và có nguy cơ chảy máu như dạ con thời kỳ kinh nguyệt, chảy máu
dạ dày, các vết thương mới, các chấn thương có tụ máu...
Không sử dụng siêu âm ở những bệnh nhân bị bệnh mạch máu và những người bị thiếu máu
cục bộ. Trong trường hợp này, các tế bào có thể chết vì nguồn cung cấp máu không thể bắt
kịp với nhu cầu trao đổi chất tăng lên từ các mô bị ảnh hưởng bởi việc điều trị.
Siêu âm không nên được sử dụng điều trị ở các bộ phận và cơ quan như:
+ Mắt: Vì sóng âm có thể gây tổn thương võng mạc hoặc thủy tinh thể.
+ Các cơ quan sinh sản như tinh hoàn, buồng trứng: vì nhiệt tạo ra có thể dẫn đến tình
trạng vô sinh
+ Não, tủy sống.
Bệnh nhân mang máy trợ tim hay có kim loại bên trong cơ thể như đinh, nẹp (Đối với máy
trợ tim, siêu âm có thể làm ảnh hưởng đếnchức năng của máy) (Còn đối với đinh, nẹp,..
chúng sẽ bị dao động bởi siêu âm và dẫn nhiệt làm tổn thương các mô siêu âm).
Bệnh nhân có các khối u (cả lành tính và ác tính) hay bệnh nhân viêm mô/xương khu trú, các
ổ viêm, nhiễm khuẩn (khu trú: riêng một khu vực). Bởi vì nhiệt có thể làm tăng khả năng các
tế bào ung thư hay sự viêm nhiễm lưu thông, lây lan đến các khu vực khác của cơ thể.
Bệnh nhân được chẩn đoán có vấn đề về mạch máu (giãn tĩnh mạch, viêm, tắc động mạch,..),
do với những người có bệnh máu bị suy yếu thì siêu âm có thể dẫn tới vỡ mạch máu – đây là
tác dụng phụ của việc siêu âm giúp tăng cường tuần hoàn máu kết hợp với nhiệt.
Bệnh nhân có khuynh hướng máu vón cục, máu đông bất thường do tác dụng nhiệt và tăng
tuần hoàng máu cũng có thể khiến các cục máu này này di chuyển trong mạch và dẫn đến
đau tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ.
Các bệnh nhân có tình trạng không phản xạ, không cảm ứng được nhiệt hoặc đau.
Hạn chế đối với trẻ em và trẻ vị thành niên vì nhiệt độ có thể ảnh hưởng tới các đĩa tăng
trưởng trên xương.
Bệnh nhân có thai không được sử dụng siêu âm trị liệu tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

You might also like