You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHOA: DƯỢC HỌC

BÀI TIỂU LUẬN VẬT LÝ

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN


1. Hồ Hà My MSSV: 2352010089

2. Huỳnh Xuân Nguyên MSSV: 2352010109

3. Nguyễn Đặng Trà My MSSV: 2352010088

4. Nguyễn Thị Anh Phương MSSV: 2352010139

5. Võ Thị Minh Phương MSSV: 2352010134

6. Nguyễn Thị Thảo Ngân MSSV: 2352010097


Mục Lục

Mở đầu………………….………………………………………………………………3

I. Sơ lược lịch sử ra đời của phương pháp……………………………………4

II. Cơ sở vật lý phương pháp siêu âm. ………………………………………..6

III. Ứng dụng………………………………………………………………….….7

1. Ứng dụng của phương pháp Siêu âm trong lĩnh vực Y-Dược…………...……7

2. Ứng dụng trong các lĩnh vực khác………………………………………………13

Tài liệu kham khảo…………………………………………….……………………15

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong 40 năm qua, siêu âm đã trở thành phương pháp chuẩn đoán chính trong lịch vực y tế cùng nhiều lịch

vực quan trọng khác. Việc áp dụng phương pháp siêu âm vào cuộc sống con người đã và đang giúp con người

cải thiện nhiều phương diện. Kỹ thuật siêu âm trong y học ngày nay rất phát triển và giữ một vai trò quan

trọng. Nhưng ít ai biết được kỹ thuật siêu âm có lịch sử hình thành - phát triển và nguyên lý hoạt động nhưthế

nào? Để hiểu phương pháp này, hãy cùng chúng mình nhìn lại lịch sử hơn 225 năm phát triển của phương

pháp này.

3
I. Sơ lược lịch sử ra đời của phương pháp

- 1794 Lazzaro Spallanzani trong một nghiên cứu về dơi đã phát hiện ra loài vật này có khả năng
điều chỉnh hướng bay để tránh vật cản bằng sóng âm thanh có tần số cao mà chúng phát ra chứ
không phải bằng thị giác. Sóng phản xạ thu lại giúp chúng định hình được khoảng cách và kích
thước của vật cản để đưa ra hướng bay phù hợp. Đây được coi là nền móng ban đầu đưa siêu âm
áp dụng vào thực tế.

-1877 Brothers Pierre và Jacques Curie phát hiện hiệu ứng áp điện; đầu dò phát và nhận sóng siêu
âm cũng dựa trên nguyên lý này.

Đầu dò siêu âm được Pierre và Jacques Curie phát minh ra từ hiệu ứng điện áp

-1915 Paul Langevin được giao nhiệm vụ sáng tạo ra dụng cụ dò tìm vật thể dưới đáy biển, ông
đã tạo ra đầu dò mà hiệp hội Giáo dục Y tế thế giới gọi là “đầu dò siêu âm đầu tiên”.

-1920-1940 sóng siêu âm ứng dụng như một hình thức vật lý trị liệu để giảm đau và phục hồi vận
động cơ và khớp cho các cầu thủ bóng đá.

-1942 Karl Dussik dùng sóng siêu âm nhằm tìm kiếm vị trí của khối u trong não bệnh nhân của
mình và ông được coi là người đầu tiên sử dụng siêu âm trong y học. Tuy nhiên những ứng dụng
của sóng siêu âm thực ra đã được phát hiện và đưa vào thực tế từ rất lâu trước đó.

- 1948 George D. Ludwig, bác sĩ nội khoa viện nghiên cứu Y học hải quân đã phát triển thành hệ
thống siêu âm A - mode để phát hiện sỏi mật.

4
-1945-1951 Douglas Howry và Joseph Holmes, từ đại học Colorado, tiên phong trong phát triển
thiết bị siêu âm B-mode, bao gồm loại 2D B-mode đầu dò phẳng (đầu dò linear). John Reid và John
Wild phát minh ra thiết bị cầm tay B-mode để chẩn đoán ung thư vú.

- 1953 Inge Edler và C. Hellmuth Hertz thực hiện thành công ca siêu âm trên tim đầu tiên tạo nên
bước thành công đầu tiên cho việc áp dụng siêu âm vào y học sau này.

- 1958 Bác sĩ MacDonald ứng dụng siêu âm trên sản phụ khoa.

- 1966 Don Baker, Dennis Watkins, và John Reid thiết kế kỹ thuật siêu âm Doppler giúp hiển thị
hình ảnh máu chảy trong các lòng mạch

- 1980 Kazunori Baba của đại học Tokyo đã phát triển công nghệ siêu âm 3D và lần đầu tiên chụp
lại được hình ảnh siêu âm 3D của thai nhi vào năm 1986.

- 1989 Daniel Lichtenstein bắt đầu kết hợp siêu âm nói chung và siêu âm phổi nói riêng vào chẩn
đoán và điều trị.

Từ đó đến nay kỹ thuật siêu âm trong Y khoa ngày càng được tinh vi hơn, phức tạp hơn: độ phân
giải cao, siêu âm 4D, phân tích thông số, siêu âm đàn hồi, siêu âm can thiệp, siêu âm điều trị khối
u, siêu âm 4 chiều (một dạng video mô tả hình dạng các cơ quan, hệ cơ quan và chuyển động của
chúng trong cơ thể)… Siêu âm còn được áp dụng vào nhiều thủ thuật như sinh thiết hay nội soi và
sẽ tiếp tục phát triển không ngừng.

Siêu âm 4D được ứng dụng rộng rãi nhất là trong siêu âm thai nhi

5
II .Cơ sở vật lý phương pháp siêu âm.
1.Siêu âm là gì?
- Là phương pháp chẩn đoán bằng cách sử dụng một đầu dò phát sóng âm với tần số cao để ghi lại
hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể, sau đó phản xạ lại và thể hiện qua hình ảnh.
2. Cơ sở vât lý
-Là sự phản hồi của tia siêu âm từ các tổ chức trong cơ thể, sự phản hồi này phụ thuộc vào
▪ Tốc độ truyền của sóng âm trong môi trường
▪ Trở kháng âm của môi trường
▪ Sự hấp thụ của các tổ chức cơ thể
3.Nguyên lí phát sóng siêu âm
- Tại đầu dò có gắn các tinh thể điện khi được kích thích bởi xung điện (chiều dài và cường độ thay
đổi) sẽ phát ra sóng siêu âm truyền theo hướng của đầu dò, vào môi trường. Sóng âm sẽ gặp các
mặt phân cách trên đường đi và đồng thời tạo ra các phản xạ và tán xạ âm quay về đầu dò, đầu dò
sẽ thu nhận các tín hiệu phản xạ này.
- Thông qua hiệu ứng áp điện (Marie Curie) đầu dò sẽ biến tín hiệu âm phản hồi về thành tín hiệu
điện, các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị trên màn hình.
- Các tính thể điện lắp tại đầu dò được xếp thành những hàng song song nhau. Các tinh thể được
bảo vệ bởi lớp cao su che phủ-> giảm bớt trở kháng sóng âm từ tinh thể vào cơ thể.
-Sóng âm tần số cao được tạo thành bởi đầu dò không truyền tốt trong không khí. Vì vậy để dễ
truyền từ đầu dò tới da của bệnh nhân, một chất gel được dùng để kết nối giữa đầu dò và da-> giúp
sóng âm lan truyền dễ dàng.
4.Tốc độ truyền âm của sóng âm.
Trong siêu âm Y khoa người ta dung tần số từ 1 – 15 MHz (1.000.000 – 15.000.000 Hz)
Sự lan truyền của sóng âm:
- Nước: Vận tốc của sóng âm 1.500 m/s
- Phần mềm và mỡ: 1.400 m/s
- Cơ: 1.600 m/s
- Xương: 3.600 – 4.000 m/s
- Không khí: 350 m/s

6
III. Ứng dụng
1. Ứng dụng của phương pháp Siêu âm trong lĩnh vực Y-Dược
Siêu âm y khoa là một phương tiện thường được dùng để chẩn đoán các bệnh nội khoa và sản
khoa. Đó là một kỹ thuật dùng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh Y học về cấu trúc bên
trong cơ thể con người.

a. Siêu âm tim qua thực quản

- Giúp ghi lại hình ảnh chi tiết về tim và các mạch máu chính nhằm phát hiện một số vấn đề thường
gặp về tim mạch như hở van tim, huyết khối trong tim hay phát hiện phình mạch máu.

Hình ảnh Siêu âm tim qua thực quản.

b. Siêu âm tim ở đầu dò trực tràng

Cho phép đánh giá chức năng tử cung, buồng trứng đối với nữ giới và các tuyến tiền liệt, túi tinh
đối với nam giới với độ chính xác cao và nhanh chóng. Ngoài ra, nữ giới cũng có thể đánh giá chức
năng các bộ phận sinh sản thông qua siêu âm đầu dò âm đạo. Bên cạnh đó siêu âm đầu dò trực
tràng còn được sử dụng trong quá trình phẫu thuật bằng cách đặt các đầu dò vô trùng vào khu vực
phẫu thuật.

Hình ảnh Siêu âm ở đầu dò trực tràng.


7
c. Siêu âm nội soi

Là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, giúp phát triển tổn thương thành thực quản, dạ dày,
ruột, gan, tụy mật, giúp đánh giá giai đoạn sớm cho ung thư thực quản. Đồng thời phát hiện di căn
hạch gần, di căn hạch trung thất.

Hình ảnh Siêu âm nội soi dạ dày.

d. Siêu âm sản khoa

Là hình thức sử dụng phương pháp siêu âm trong kiểm tra sức khỏe của thai nhi và mẹ. Đây là
một phương pháp không xâm lấn, gần như an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

• Xác định có thai hay không, thai đơn hay thai đôi.
• Kiểm tra tim thai.
• Đánh giá sự phát triển của thai nhi và nhau thai.
• Xem xét cấu trúc thai.
• Đánh giá nước ối.
• Siêu âm doppler có thể quan sát được hệ thống mạch máu trong cơ thể thai.
• Hướng dẫn và làm tiền đề cho những thủ thuật xâm nhập.

Hình ảnh siêu âm thai nhi.


8
e. Trong điều trị y học: ( Phương pháp HIFU: Siêu âm hội tụ cường độ cao)

Đây là phương pháp điều trị y khoa không xâm lấn, áp dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao
nhằm tạo nhiệt tác động tại vùng điều trị.

Nguyên lý hoạt động của máy HIFU:

• Dựa vào tính xuyên thấu, tính định hướng và tính hội tụ của sóng siêu âm, tập trung sóng siêu
âm được phát ra từ nguồn bên ngoài cơ thể hội tụ tại một tiêu điểm bên trong cơ thể, tại tiêu điểm
này, nhiệt độ sẽ được đưa lên trên 70°C trong thời gian ngắn, từ đó gây ra hoại tử tại tiêu điểm.

a. Công nghệ HIFU trong điều trị các khối u:

Hình ảnh thực nghiệm HIFU trên gan và thận lợn.

*Quá trình điều trị bằng máy HIFU được diễn ra như sau:

- Định vị và đo lường thể tích khối u bằng siêu âm hay bằng MRI.
- Dựa vào thể tích đo được mà khối u sẽ được phân ra nhiều lát cắt để điều trị.
- Trên mỗi lát cắt, máy sẽ tiến hành điều trị bằng cách đốt nóng từng điểm một cho đến khi phủ kín
hoàn toàn lát cắt đó.

Hình ảnh minh họa trình tự điều trị: Nhiều điểm thành một hàng, nhiều hàng xếp với nhau thành
một lát cắt, và nhiều lát cắt xếp với nhau thành một khối.

9
Hình ảnh thực nghiệm HIFU trên động vật

*Các hiệu ứng gây tổn thương tế bào của HIFU:
- Hiệu ứng cơ học: Sóng siêu âm khi đến mô đích có thể tạo nên chấn động cơ học, chấn động này
có thể làm tổn thương thậm chí làm vỡ tế bào tại mô đích.
- Hiệu ứng nhiệt: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự chết đi của tế bào: ở nhiệt độ 43°C
tế bào sống được khoảng 12 giờ, khi ở nhiệt độ 70°C thì chỉ trong vòng 0,25 giây đã có thể làm
cho tế bào chết. Điều trị bằng HIFU làm cho vùng mô tiêu điểm tăng nhiệt độ lên trên 70°C chỉ
trong vòng 1 giây và duy trì nó trong nhiều giây về sau, điều đó trực tiếp làm tế bào chết đi.
- Hiệu ứng tạo bọt: Đối với sóng siêu âm ở mức độ chẩn đoán, khi xuyên qua các mô của cơ thể có
thể tạo nên các vi bọt nhưng thể tích và số lượng không đáng kể, tuy nhiên với sóng siêu âm cường
độ cao, khi hội tụ tại tiêu điểm có thể tạo nên những bọt lớn đến mức làm vỡ tế bào.
- Hiệu ứng miễn dịch: Một vài nghiên cứu cho thấy, ở bệnh nhân có khối u sau khi điều trị bằng
HIFU tỷ lệ CD4/CD8 tăng lên và số lượng tế bào giết tự nhiên NK (Natural Killer) cũng tăng lên,
hiện tượng này có thể do khối hoại tử đông hình thành sau khi điều trị bằng HIFU có chức năng
như một vắc xin nội tại, bên cạnh đó dưới tác dụng của nhiệt có thể làm cấu trúc kháng nguyên của
khối u thay đổi qua đó kích thích miễn dịch.
*Phương pháp điều trị tại từng điểm của HIFU:
- Tại mỗi điểm điều trị, máy HIFU sẽ phát sóng từng đợt, với từng đợt phát sóng và ngừng sóng
xen kẽ nhau, nhiệt độ tại điểm điều trị sẽ được nâng cao dần sau mỗi đợt phát sóng cho đến khi đạt
đến ngưỡng nhiệt độ điều trị mong muốn.
- Phương pháp điều trị này nhằm mục đích giảm thiểu việc tổn thương vùng mô trước tiêu điểm do
việc phát sóng siêu âm cường độ cao liên tục.

10
*Những trường hợp sử dụng công nghệ HIFU trong điều trị các khối u:
- Các khối u tại các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu như dạ dày, gan, tụy, thận, tuyến thượng thận,
bàng quang, u xơ tử cung, tuyến tiền liệt, trực tràng... Tùy vào đặc tính mỗi cơ quan sẽ có phương
án điều trị tương ứng.
- Các khối u tại tứ chi.
- Khối u tuyến vú.
- Các khối u có vị trí cách da tối thiểu 1 cm, vị trí điểm bắn quá gần da có thể gây phỏng da.
*Ưu điểm của HIFU trong điều trị các khối u:
- Là điều trị không xâm lấn: không phẫu thuật, không xuất huyết, không đau đớn.
- Ứng dụng điều trị được cả khối u lành tính lẫn ác tính.
- Có giá trị rõ ràng trong việc giảm thiểu triệu chứng đau ở bệnh nhân ung thư, cải thiện chất lượng
sống.
- Không bị hạn chế bởi kích thước khối u: khối u lớn hay khối u nhỏ đều có thể điều trị.
- Tác dụng phụ ít: trong quá trình điều trị một số ít bệnh nhân có thể bị bỏng da do tự ý thay đổi tư
thế, và một số ít bệnh nhân có sốt nhẹ sau khi điều trị, không gây các tác dụng phụ thường thấy của
việc điều trị ung thư như rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa, giảm bạch cầu và không gây tổn hại đến
các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận ...
*Những phạm vi không phù hợp điều trị bằng HIFU:
- Các cơ quan trong lồng ngực như phổi, trung thất, thực quản:
+ Do sóng siêu âm khi gặp nhu mô phổi (có chứa không khí) sẽ bị phản xạ, việc điều trị sẽ không
đạt mục đích như ý.
+ Sóng siêu âm khi gặp mô xương sẽ bị phản xạ và hấp thu, đối với khối u nằm sau xương sườn
không thể điều trị.

11
- Ung thư gan trong trường hợp:
+ Số lượng tế bào gan sau điều trị không đủ để duy trì chức năng gan.
+ Vị trí điều trị quá gần phổi, khi điều trị có thể gây tổn thương phổi.
- Tiêu điểm điều trị là thể dịch (như u máu, u nang): Nguyên nhân là vì tính hấp thụ sóng âm của
thể dịch rất thấp, không đạt được mục đích điều trị.
- Các trường hợp ung thư đã di căn, việc điều trị không có nhiều giá trị.
Một số loại ung bướu đang được điều trị rộng rãi bằng HIFU trên thế giới như u xơ tử cung, tuyến
tiền liệt phì đại lành tính và ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan …

b)Công nghệ HIFU trong nâng cơ trẻ hóa da:

- Khác với laser (thâm nhập vào da từ bên ngoài), công nghệ HIFU bỏ qua lớp bề mặt để truyền
năng lượng sóng vào tận mô và cơ cấu trúc sâu bên trong. Quá trình kích thích những lớp cấu trúc
hỗ trợ sâu dưới da này sẽ khởi động phản ứng tái tạo tự nhiên, thúc đẩy tăng sinh collagen, giúp
làm đầy và săn chắc da, duy trì sự khỏe mạnh cho lớp trung bì.
- Với công nghệ HIFU, bạn không cần phẫu thuật nên không phải lo ngại vấn đề chảy máu. Toàn
bộ quá trình nâng cơ HIFU diễn ra trong khoảng chỉ vài chục phút (tùy thuộc vào tình trạng da) với
quy trình nhẹ nhàng và không gây đau đớn.
*Ưu điểm và hạn chế:

- Ưu điểm:
+ Căng da: Tái sinh làn da chùng nhão dần trở nên căng mịn và săn chắc.
+ Nâng cơ: Nhờ vào cơ chế tác động sâu, HIFU hỗ trợ nâng cơ mặt, tan nọng cằm, giúp khuôn mặt
thon gọn mà không cần phẫu thuật.
+ Trẻ hóa da tầng sâu: Collagen tự nhiên trong da được tái sinh, giúp da sáng khỏe và đàn hồi hơn.
+ Xóa nhăn: Hồi sinh collagen đứt gãy, loại bỏ vết chân chim, nếp nhăn ở khóe miệng, rãnh mũi…
+ Ngoài ra, với mức nhiệt tác động lên da, công nghệ này còn giúp loại bỏ những mô mỡ thừa
không mong muốn dưới cằm hay cổ, làm cho các cơ quan được thon gọn hơn.

- Hạn chế:
+ Phương pháp nâng cơ HIFU đòi hỏi người thực hiện có kiến thức nhất định về da, am hiểu về lão
hóa và cảm quan thẩm mỹ nhằm xác định chính xác lượng mỡ thừa, vùng da chùng, chảy xệ trên
khuôn mặt theo tỷ lệ phù hợp. Lý do là mỗi làn da riêng biệt sẽ có tỷ lệ và tình trạng lão hóa không
giống nhau nên kết quả trẻ hóa da sẽ khác nhau.
12
+ Tác hại của nâng cơ HIFU xảy ra khi áp dụng phương pháp sai cách, dẫn đến tỷ lệ gương mặt
mất cân xứng, không thể xử lý triệt để tình trạng lão hóa da. Đồng thời, nếu sóng HIFU hiện diện
trên da quá lâu sẽ khiến bị đỏ ửng, sưng tấy, đau nhức…

*Tác dụng phụ của HIFU khi áp dụng cho một số trường hợp cần lưu ý sau:
- Phụ nữ mang thai: Sóng siêu âm hội tụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Người có tiền sử dị ứng gel bôi siêu âm: Trong quá trình thực hiện trẻ hóa da HIFU, các chuyên
gia sẽ bôi một lớp gel siêu âm lên cơ thể để đưa đầu dò tiếp xúc với bề mặt da. Nếu bạn từng bị dị
ứng loại gel này thì cần lưu ý.
- Da đã cấy chỉ vàng hoặc chỉ kim loại.
- Da có dấu hiệu viêm sưng tấy hay đang điều trị bệnh lý lây nhiễm khác.

Sau điều trị HIFU, làn da sẽ lấy lại độ đàn hồi, nếp nhăn bằng phẳng.

KẾT LUẬN CHUNG:

❖ Siêu âm là một phương tiện trong chẩn đoán hình ảnh, được ứng dụng rộng rãi trong Y khoa.
Các thiết bị ứng dụng siêu âm ngày càng hoàn thiện, cao cấp hơn, với tính an toàn cao và giá thành
phù hợp đã đóng góp một phần không hề nhỏ cho việc chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên phương
pháp này cũng có một số hạn chế nhất định khi đi qua cơ tổn thương chứa nhiều khí và hơi như
phổi, ruột …
2. Ứng dụng trong các lĩnh vực khác

Ứng dụng của siêu âm trong công nghiệp:

- Siêu âm thường được dùng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp như: hàn siêu âm, kiểm
tra chất lượng sản phẩm, gia công vật liệu cứng

13
- Trong công nghiệp còn sử dụng sóng siêu âm để phát hiện các khuyết tật nằm ẩn trong vật liệu
như các vết nứt, lỗ rỗng, rỗ khí và các bất liên tục nằm trong kim loại, chất dẻo và gốm sứ.

Ứng dụng trong hàng hải:

- Các nhà nghiên cứu đã tạo ra thiết bị dò cá bằng siêu âm. Cho phép xác định vị trí hướng di
chuyển và vận tốc của đàn cá dưới biển. Các máy dò cá hay máy tầm ngư này phát ra một chùm
sóng xuống đáy với theo hình chóp nón tần số nhất định. Thông thường tần số các máy dò cá nước
ngọt khoản 200kHZ. Máy dò cá ở biển là 50kHz để dò các ở mặt nước sâu hơn.Giúp cho các ngư
dân có thể biết được khu vực có nhiều cá và hướng di chuyển của đàn cá.

Dùng sóng siêu âm thăm dò tàu ngầm

Ứng dụng trong vệ sinh dụng cụ, các thiết bị:

- Siêu âm ở tần số cao còn sử dụng để phá hủy các vật thể hay để vệ sinh các dụng cụ y tế, làm
sạch đồ trang sức, dụng cụ thí nghiệm, đồng hồ, mắt kính, …. Các dòng sóng này sẽ tấn công vào
các bọt khí thường xuất hiện trong chất lỏng này với tần cao.

Ứng dụng trong nông nghiệp:

- Dựa vào cơ chế xâm thực và bức của sóng siêu âm, các bể tẩy rửa còn được sử dụng để loại
bỏ các hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ra khỏi các sản phẩm nông nghiệp.

14
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SIÊU ÂM. (n.d.).

2. Lịch sử và sự phát triển của ngành siêu âm chẩn đoán tại Việt Nam (1986-2016)-Chi hội

Siêu âm Việt Nam - Chi hội Siêu âm Việt Nam – Vietnamese Society of Ultrasound in

Medicine. (n.d.).

3. Phương T. H. H. (2022, May 26). Siêu âm là gì? Quy trình, kỹ thuật và các loại siêu âm phổ

biến. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh | Tâm Anh Hostpial.

4. Ứng Dụng Của Siêu Âm Trong Điều Trị Y Học, (n.d).

15

You might also like