You are on page 1of 8

1.

Từ nguyên lý của phương pháp chụp cắt lớp bằng tia X và chụp cắt lớp
bằng cộng hưởng từ hạt nhân hãy so sánh và phân tích các ưu nhược điểm
của từng phương pháp.
Toàn bộ quy trình hoạt động của máy chụp cắt lớp vi tính tuân theo nguyên tắc
sau:
- Bóng X-quang phát ra chùm tia có sự cố định về cường độ cũng như độ dày.
- Chùm tia này đi qua người bệnh sẽ được hấp thụ một phần hay toàn phần.
- Cảm biến trên dãy Detector định lượng được sự hấp thụ đó.
- Tín hiệu từ cảm biến được chuyển về bộ xử lý ảnh sau đó được số hóa bằng một
số thuật toán phức tạp để cho ra hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính.
Chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân (Magenetic Resonance Imaging - ) là một kỹ
thuật tạo ảnh thường sử dụng chủ yếu trong y học để tạo ra ảnh giải phẫu của cơ
thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. MRI dựa cơ sở nguyên lý cộng hưởng từ
hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance - ), một kỹ thuật phân tích phổ sử dụng
trong nghiên cứu khoa học để thu các thông tin vi mô về cấu trúc vật lý hay hóa
học của phân tử.
Nguyên lý: Nguyên tử hyđro có rất nhiều trong các mô ở cơ thể con người, hạt
nhân nguyên tử này chỉ có một proton. Khi những proton của những nguyên tử
hydro của các mô được đặt trong một từ trường có cường độ lớn và được cung cấp
năng lượng dưới dạng những sóng có tần số radio (rađiofréquence) thì khi ngừng
cung cấp những sóng đó, hệ thống sẽ hồi trả lại năng lượng và các proton sẽ phát ra
các tín hiệu. Các tín hiệu này được các bộ phận tinh vi trong máy và máy vi tính xử
lý để biến thành hình ảnh.
So sánh và phân tích các ưu nhược điểm của từng phương pháp.

- Thời gian: Chụp CT có thời gian chụp ngắn hơn MRI;


- Ưu thế: Thời gian chụp CT nhanh nên thường được sử dụng trong cấp cứu,
đặc biệt là trong chấn thương sọ não, ổ bụng. Còn chụp MRI mô tả hình ảnh
rõ nét hơn do có độ tương phản cao hơn, mô tả được giải phẫu chi tiết, nhạy
cảm và cụ thể hơn nên thường được ứng để kiểm tra các bất thường trong
não;
- Chỉ định: Chụp cắt lớp vi tính được chỉ định sau các va đập, chấn thương,
dùng để đánh giá hộp sọ, vôi hóa, vật kim loại,... Chụp MRI được chỉ định
với các biểu hiện đau đầu, đau nặng đầu kéo dài, phát hiện có khối u, bất
thường, dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, co giật, động
kinh...;
- Ảnh hưởng bởi kim loại: Chụp CT không bị ảnh hưởng bởi kim loại có cơ
thể bệnh nhân. Còn chụp cộng hưởng từ nếu có kim loại trong cơ thể bệnh
nhân thì sẽ gây nhiễu từ và làm cho các hình ảnh không được rõ nét. Đồng
thời máy chụp cũng sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị kim loại, từ tính trong cơ
thể người;
- Đánh giá phần bị xương che khuất: Với chụp CT, những phần bị xương che
khuất sẽ không đánh giá được. Trong khi đó, chụp MRI cho phép đánh giá
các phần bị che bởi xương trong hình ảnh CT;
- Khả năng phơi nhiễm bức xạ: Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X nên có khả
năng gây nhiễm xạ. Chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa nên kỹ thuật
này an toàn hơn, đặc biệt là đối với trẻ em và các bệnh nhân cần thực hiện
chụp nhiều lần;
- Thuốc phản quang tiêm đường tĩnh mạch: Đối với chụp CT, đây là hợp chất
của iod nên có nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng, do đó không chỉ định
với bệnh nhân suy thận. Đối với chụp cộng hưởng từ, thuốc phản quang an
toàn hơn, nên rất hiếm khi xảy ra các phản ứng, dị ứng, vì vậy có thể dùng
cho bệnh nhân suy thận,tuy nhiên trừ trường hợp suy thận nặng (giai đoạn
IV, V);
- Chi phí: Chụp CT có chi phí thấp hơn so với MRI.
2. Hãy giải thích nguyên lý của kỹ thuật PET, PET-CT và những hạn chế
cũng như ưu điểm của các kỹ thuật này.
PET
PET (Positron Emission Tomography) hay còn được gọi là chụp xạ hình cắt lớp
Positron là một trong những kỹ thuật y học hạt nhân được sử dụng rộng rãi trên thế
giới tuy nhiên còn ít được biết đến ở Việt Nam.
PET-CT
CT (Computed Tomography) hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X với
ứng dụng của hệ thống máy tính giúp cung cấp các thông tin về cấu trúc giải phẫu
của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
PET/CT là sự kết hợp giữa 2 hệ thống PET và CT lần đầu được đưa vào ứng dụng
trong chẩn đoán vào năm 1998, sự ra đời của PET/CT đánh dấu một bước phát
triển quan trọng của y học hiện đại, kỹ thuật này mang lại cùng lúc các thông tin về
chức năng, liên quan đến hoạt động chuyển hóa đồng thời các thông tin về cấu trúc
giải phẫu của các cơ quan cần thăm khám, giúp phát hiện sớm, chính xác các tổn
thương bệnh lý, tiền đề cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyên lý:
- Positron mang điện tích dương phát ra từ hạt nhân nguyên tử đi được một
quãng đường rất ngắn trước khi kết hợp với một electron là điện tử mang
điện tích âm trong mô ở vào một trang thái kích thích gọi là Positronium,
Positionium tồn tại rất ngắn, gần như ngay lập tức chuyển thành 02 photon
phát tia gamma có năng lượng 511 keV phát ra theo 2 chiều ngược nhau trên
cùng một trục, hai tia này được ghi nhận đồng thời bởi hệ thống ống đếm
(detector) xung quanh bệnh nhân.
- Năng lượng này sau đó sẽ được hấp thụ và chuyển thành các photon phát
quang, các photon này sẽ tạo ra một chùm điện tử, chùm điện tử này sẽ được
khuyếch đại bởi hệ thống ống nhân quang (PhotoMultiplier Tubes - PMTs)
trước khi được số hóa (digitalized) bởi hệ thống điện tử. Hệ thống máy vi
tính sẽ phân tích, tái tạo, hiệu chỉnh và trộn với hình ảnh cắt lớp vi tính bằng
các thuật toán phức tạp cuối cùng cho ra hình ảnh PET/CT.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Giúp Chẩn đoán nhanh, chính xác, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc
xác định vị trí của ung thư nguyên phát mà các phương pháp chẩn đoán hình
ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT),chụp cộng hưởng từ (MRI),siêu âm…
không đánh giá được.
- Được quét toàn thân, có thể phát hiện được các bất thường về chuyển hóa,
ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn nhỏ thậm chí  khi chưa có thay
đổi về cấu trúc giúp cho việc chẩn đoán bệnh ung thư sớm và chính xác.
- Chụp PET/CT còn có thể phát hiện những bất ổn ở Tim mạch và hệ Thần
kinh.
- Đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình điều trị.
- Phát hiện triệt để các tổn thương ung thư còn lại hay tái phát sau điều trị.
- Định hướng cho xạ trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất đồng thời hạn chế tối đa
các tổn thương cho mô lành lân cận
Nhược điểm:
- Chi phí mỗi lần chụp rất cao, khoảng 20 đến 30 triệu/ lần chụp
- Thời gian chuẩn bị và tiến hành chụp lâu 
- Chụp PET/CT không phải phương pháp áp dụng cho mọi bệnh nhân ung thư
(cần phải được hướng dẫn từ y bác sỹ)
- Trước khi chụp cần tiêm một liều lượng nhỏ phóng xạ vào cơ thể, nguy cơ
bức xạ là rất thấp song vẫn có rủi ro
- Có thể dị ứng nhẹ với dược chất phóng xạ nhưng hiếm khi xảy ra
- Kết quả chụp PET/CT gây dương tính giả hoặc âm tính giả trong một số
trường hợp (so với kết quả giải phẫu bệnh).
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không nên áp dụng
phương pháp này.

3. Độ tương phản của hình ảnh trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-
quang, CT-scan, MRI và siêu âm được quyết định bởi những yếu tố nào? Nêu
các biện pháp để làm tăng độ tương phản của ảnh.
Độ tương phản (contrast): tức là độ đối quang, do sự khác nhau giữa vùng sáng và
vùng đen trên phim, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và người quan sát.
Độ tương phản của hình ảnh trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: khi có cùng
một chùm tia X đi qua, vật chất hấp thụ khác nhau tạo ra chùm tia ló có cường độ
khác nhau. Từ đó, ta có các hình ảnh quang tuyến X đậm nhạt khác nhau.

Các biện pháp làm tăng độ tương phản của ảnh:


- Sử dụng chất tương phản:
 Thuốc cản quang như Xenetix Ultravist, Omipaque, Visipaque: dùng trong
chụp cắt lớp vi tính, chụp hệ niệu- đường bài xuất (UV), chụp cây đường
mật ngược dòng, chụp mạch DSA, chụp lưu thông đường tiêu hóa.
 Thuốc đối quang từ như Dotarem, Magnesist, Omiscan dùng trong chụp
cộng hưởng từ.

 Thuốc cản quang Bari Sulfat dùng để chụp XQuang thực quản - dạ dày, hay
chụp XQuang đại tràng.

 Chất tương phản dùng trong siêu âm cũng đang được ứng dụng trong lâm
sàng như: khảo sát u gan bằng bằng siêu âm kèm tiêm chất tương phản
Levovist, Sonovue. Siêu âm đánh giá ống dẫn trứng bằng tiêm chất tương
phản...
- Phương pháp mở cửa sổ gắn với bậc thang xám: Mỗi cửa sổ được xác định
bằng một điểm giữa và độ rộng của cửa sổ. Nếu cửa sổ mở hết cỡ, trên hình
ảnh, xương sẽ có màu trắng nhất, còn xoang rỗng (khí) sẽ có màu đen nhất
trên bậc thang xám.

4. Từ cơ sở vật lý của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng Siêu âm và chiếu
chụp bằng tia X hãy giải thích ưu điểm và phạm vi ứng dụng của các kỹ thuật
này trong Y học.
*Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng Siêu âm
Cơ sở vật lý là sự phản hồi của tia siêu âm từ các tổ chức trong cơ thể , sự phản hồi
này phụ thuộc vào:
- Tốc độ truyền của sóng âm trong môi trường
- Trở kháng âm của môi trường
- Sự hấp thụ của tổ chức
- Thông số(f,λ) của sóng siêu âm và cấu trúc hình học của tổ chức
Những ưu điểm của phương pháp siêu âm:
- Hỗ trợ bác sĩ thực hiện công tác thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý như u
nang, viêm, dị dạng… ở nhiều vị trí trên cơ thể như gan, mật, thận, ổ bụng,
vú, tử cung,…
- Cung cấp hình ảnh rõ nét đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với
siêu âm 3D, 4D có thể phát hiện sớm các dị tật hình thái ở thai nhi (nếu có)
- Đánh giá chính xác vị trí và kích thước của sỏi như sỏi thận, sỏi niệu đạo,
sỏi bàng quang,…
- Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây hại, gây đau
cho người sử dụng, có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần nếu cần thiết
- Kỹ thuật siêu âm sử dụng sóng âm, không sử dụng tia phóng xạ ion hóa như
trong X-quang nên không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Đồng thời, còn
cho phép nhìn thấy những hình ảnh rõ nét của các mô mềm mà X-quang
thường không nhìn rõ.
- Siêu âm 4D giúp bố mẹ nhìn thấy được hình hài, mặt mũi của trẻ khi còn
trong bào thai
- Siêu âm ít tốn kém hơn những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, nên
thường được cân nhắc sử dụng phổ biến.

Trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng đau, sưng tấy hoặc các triệu
chứng đặc trưng khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp
siêu âm (ultrasound) nhằm quan sát tổng quan và chi tiết hình ảnh các cơ quan bên
trong cơ thể. Cụ thể là:
- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở túi mật
- Đánh giá lưu lượng máu
- Kiểm tra tình trạng hoạt động tuyến giáp
- Xác định các khối u ở vú
- Đánh giá tình trạng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, các bệnh lý xương
khớp…
- Phát hiện các vấn đề ở cơ quan sinh dục và tuyến tiền liệt
- Siêu âm tử cung và buồng trứng, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai
nhi
*Kỹ thuật chiếu chụp bằng tia X

5. Hãy nêu và giải thích những đặc trưng vật lý cần lưu ý khi lựa chọn các
đồng vị phóng xạ sử dụng trong phương pháp đánh dấu phóng xạ (chụp hình
phóng xạ và xạ trị)
Đồng vị phóng xạ là sản phẩm của quá trình phân rã phóng xạ để đưa hạt nhân về
trạng thái cân bằng bằng cách phát ra năng lượng dưới dạng bức xạ. Quá trình này
có thể xảy ra tự nhiên hoặc nhân tạo.
Nguyên lý ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y học cũng giống như những đồng vị
thường, tức là khi tham gia vào các quá trình sinh lý của cơ thể như chuyển hoá,
phân bố hay thải trừ, đồng vị phóng xạ không gây ra các tác dụng dược lý.
Chất đánh dấu lý tưởng nhất cần có các đặc điểm sau đây:
- Có tính chất hoàn toàn giống như đối tượng cần khảo sát.
- Chất đánh dấu được hấp thụ hoàn toàn, nhanh chóng và chỉ riêng ngay tại cơ
quan, mô cần khảo sát (target organ).
- Nồng độ của nó ít thay đổi tại chỗ trong suốt quá trình khảo sát.
- Sau khi khảo sát xong, nó nhanh chóng và hoàn toàn được đào thải khỏi cơ
thể.
- Bức xạ phát ra từ chất đánh dấu dễ dàng ghi đo được bằng các phương tiện
sẵn có (loại tia, năng lượng tia).
- Tạo ra liều hấp thụ thấp nhất.

You might also like