You are on page 1of 14

Y học hạt nhân by.

NTTA

Câu 1: Nêu nguyên lí của ghi hình phóng xạ?


Trả lời
– Thiết bị ghi hình phóng xạ:
 Máy SPECT (Single Photone Emission Computed Tomoghraphy)
– máy ghi hình phóng xạ cắt lớp bằng bức xạ photon đơn.
 Máy PET (Positron Emission Tomoghraphy) – máy ghi hình phóng
xạ bằng bức xạ positron.
– Đồng vị phóng xạ phát bức xạ:
I-123
Đồng vị phát bức xạ gamma (tốt nhất là
SPECT I-131
gamma đơn thuần, T1/2 không quá dài)
Tc-99m
C-11
PET Đồng vị phát positron N-13
F-18
– Ghi hình phóng xạ là phương pháp ghi lại sự phân bố, hấp thu, thải trừ
ĐVPX tại cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể.
Dược chất phóng xạ = ĐVPX + chất mang
VD: Ghi hình phóng xạ đánh giá chức năng thận với dược chất phóng xạ
Tc-99m – DTPA (ĐVPX là Tc-99m , chất mang là DTPA)
– Cơ chế tập trung phóng xạ:
 Đào thải: dùng những chất đào thải qua gan, thận gắn với với
ĐVPX để chẩn đoán chức năng gan, thận.
 Lắng đọng: DCPX dạng keo hạt có trọng lượng phân tử và hoạt độ
keo rất nặng, khi ở trong vi mạch gian bào, dòng máu chảy chậm
thì DCPX sẽ lắng đọng.
 Khuếch tán: DCPX di chuyển theo chiều chênh lệch nồng độ chất
tan, từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn
năng lượng.
 Chuyển hoá: DCPX tham gia vào quá trình chuyển hoá của mô/cơ
quan.
 Vận chuyển tích cực: vận chuyển ngược Gradien nồng độ, từ nơi
có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng.
 Khác: Miễn dịch, thực bào...
– Hình ảnh tổn thương:
 Khuyết xạ: vùng tổn thương giảm bắt chất phóng xạ so với tổ chức
lành.

1
Y học hạt nhân by. NTTA

 Tăng bắt xạ: vùng tổn thương tăng bắt chất phóng xạ, chất phóng
xạ tập trung nhiều ở vùng tổn thương.
– Hình ảnh của YHHN (hình ảnh thu được khi tiến hành ghi hình phóng
xạ) không chỉ là hình ảnh đơn thuần về giải phẫu mà còn đánh giá được
chức năng, sự chuyển hoá (có thể có tính chất bệnh lý) của mô/cơ
quan/cơ thể nên gọi là hình ảnh chức năng chuyển hoá.
Biến đổi về chức năng – chuyển hoá thường xuất hiện sớm hơn các biến
đổi về giải phẫu nên Ghi hình phóng xạ rất có ý nghĩa trong chẩn đoán
sớm.

Câu 2: Ưu điểm của ghi hình phóng xạ SPECT, PET trong chẩn đoán
bệnh?
Trả lời
– Ghi hình phóng xạ bằng SPECT, PET cho ra hình ảnh YHHN là hình
ảnh chức năng – chuyển hoá (không phải là hình ảnh giải phẫu đơn
thuần).
Trong bệnh lý, sự biến đổi về chức năng – chuyển hoá xảy ra sớm hơn sự
biến đổi về mặt hình thái, giải phẫu nên ghi hình phóng xạ có ý nghĩa
trong chẩn đoán sớm các bệnh lý.
– Xạ hình thận:
 Đánh giá chức năng từng thận và lượng hoá được chức năng đó.
 Đánh giá lượng máu tới thận, sự lưu thông đường tiết niệu.
– Ghi hình tưới máu cơ tim:
 Đánh giá tổn thương, tiên lượng, phân tầng nguy cơ bệnh lý ĐMV.
 Theo dõi sau PT tái tưới máu.
 Đánh giá tình trạng cung cấp máu.
 Đánh giá tình trạng, chức năng sống của tế bào cơ tim.
– Chẩn đoán thiểu năng trí tuệ, Alzheimer bằng PET.
– Đối với bệnh lý ung thư:
 Chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư, tìm ung thư nguyên phát (ở
các trường hợp không rõ).
 Phát hiện hạch, di căn ung thư (thông qua đánh giá SUV), từ đó
chẩn đoán giai đoạn (làm thay đổi phân loại giai đoạn sau chụp).
 Đánh giá đáp ứng, hiệu quả điều trị.
 Theo dõi, phát hiện sớm tái phát, di căn sau điều trị.
 Sinh thiết chuyển hoá.
 Mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.
2
Y học hạt nhân by. NTTA

Câu 3: Chỉ định ghi hình phóng xạ tuyến giáp, ung thư tuyến giáp di căn,
ưu điểm của ghi hình phóng xạ tuyến giáp?
Trả lời
– Chỉ định ghi hình phóng xạ tuyến giáp:
 Xác định vị trí, hình dạng, kích thước tuyến giáp, tuyến giáp lạc
chỗ, không có tuyến giáp.
 Đánh giá tình trạng chức năng của nhân tuyến giáp (nhân
nóng/nhân lạnh/nhân nóng đặc biệt).
 Chẩn đoán phân biệt bướu giáp với các khối u vùng cổ và trung
thất.
 Đánh giá, theo dõi kết quả điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến
giáp:
Đánh giá mô giáp còn lại sau phẫu thuật.
Theo dõi kết quả điều trị bằng I-131 sau phẫu thuật.
 Xạ hình toàn thân bằng I-131 phát hiện ung thư tuyến giáp di căn
phổi, xương... và đánh giá kết quả điều trị các tổn thương di căn.
– Các đồng vị phóng xạ sử dụng trong ghi hình tuyến giáp:
Liều và cách Thời gian
ĐVPX Phát tia Đặc điểm
dùng bán thải
Uống 0,2 – 0,4 Tốt nhất
Gamma = 159 uQi Đắt
I-123 13,2 giờ
KeV Ghi sau 3 – 4 Sản xuất
giờ khó
Dùng nhiều
Gamma = 364 Uống 50 uQi vì thuận
I-131 KeV Ghi sau 16 – 8 ngày tiện
Beta = 601 KeV 24 giờ Giá thành
rẻ
Tiêm TM 2 –
Gamma = 140 10 uQi
Tc-99m 6 giờ Ít dùng
KeV Ghi sau 5 – 30
phút
– Ưu điểm của ghi hình tuyến giáp:
 Phát hiện tuyến giáp lạc chỗ (dưới lưỡi, trung thất), không có tuyến
giáp.
 Phát hiện di căn xa (phổi, xương).
3
Y học hạt nhân by. NTTA

 Khi tuyến giáp không bắt Iode phóng xạ có thể dùng phương pháp
GHPX FDG – PET/CT.
 Phân biệt ung thư tuyến giáp nguyên phát và ung thư di căn đến
tuyến giáp.

Câu 4: Xạ hình toàn thân phát hiện di căn ung thư xương: nguyên lí, dược
chất phóng xạ, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng DCPX?
Trả lời
1. Nguyên lý:
– Xương bị tổn thương hoặc bị phá huỷ (ung thư xương) thường đi kèm
hiện tượng tái tạo dẫn đến tăng tưới máu, tăng chuyển hoá, tăng hoạt
động của tạo cốt bào; từ đó tăng sử dụng nguyên liệu tạo xương (Ca, P).
– Dùng các DCPX có đặc điểm chuyển hoá tương đồng với Canxi thì
chúng sẽ tập trung tại vùng tổn thương.
– Tại vùng tổn thương tập trung nhiều DCPX sẽ làm cho hoạt tính phóng
xạ cao hơn cho hình ảnh “điểm nóng” trên ghi hình phóng xạ ---> phát
hiện ung thư xương.
– Phương pháp này có độ nhạy cao, độ đặc hiệu vừa phải.
2. Chỉ định:
– Tất cả các bệnh ung thư phát hiện di căn xương.
– Các loại ung thư hay di căn xương: TTL, phổi, vú.
– U xương, nang xương, cốt tuỷ viêm, viêm khớp nhiễm khuẩn.
– Chấn thương kín (không thấy tổn thương trên XQ).
– Hoại tử vô mạch, loãng xương, nhuyễn xương.
– Theo dõi xương ghép.
– Đau xương không rõ nguyên nhân.
3. Chống chỉ định:
– Phụ nữ có thai.
4. Dược chất phóng xạ - liều lượng - cách dùng:
– Đồng vị phóng xạ hay dùng:
 Tc-99m phát tia gamma đơn thuần E = 140 KeV , T1/2 = 6 giờ.
 I-131 dùng đối với ung thư tuyến giáp di căn xương.
– Chất mang thường dùng là các hợp chất phosphat:
 MDP
 HMDP
 EHDP
 Pyrophosphat
4
Y học hạt nhân by. NTTA

– Liều lượng và cách dùng Tc-99m – MDP:


 Tiêm tĩnh mạch liều 15 – 20 uCi.
 Uống ít nhất 1,5 lit nước.
 Ghi hình phóng xạ sau 2 giờ.

Câu 5: Chỉ định ghi hình chức năng thận và cách đánh giá kết quả trên xạ
thận đồ?
Trả lời
– Ghi hình thận bao gồm:
 Ghi hình thận hình thái: đánh giá được các tổn thương, sự thay đổi
về hình thái giải phẫu của thận nhưng không đánh giá được chức
năng; ngày nay được thay thế bằng siêu âm.
 Ghi hình thận chức năng: đánh giá chính xác nhất chức năng thận
so với các phương pháp khác, có thể đánh giá riêng rẽ chức năng
từng thận, cứu khoảng 20% bệnh nhân có chỉ định cắt thận mất
chức năng.
– Dược chất phóng xạ trong ghi hình thận chức năng:
 Tc-99m – DTPA
 Tc-99m – MAG3
 I-131 – Hippuran
– Chỉ định:
 Đánh giá chức năng (từng) thận, tình trạng tưới máu thận.
 Tắc nghẽn đường tiết niệu.
 THA do bệnh lí động mạch thận.
 Viêm đài bể thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận, suy thận cấp.
 Định lượng MLCT (GFR) trước phẫu thuật.
 Đánh giá và theo dõi chức năng thận sau ghép.
 Bất thường bẩm sinh: nang thận, 1 thận, thận lạc chỗ, thận móng
ngựa.
– Phân tích, đánh giá kết quả xạ thận đồ:
 Hình vẽ xạ thận đồ:

5
Y học hạt nhân by. NTTA

 Pha I: pha mạch (pha tưới máu thận).


Pha II: pha đánh giá chức năng thận.
Pha III: pha bài xuất của thận.
 Tmax là thời gian hoạt tính phóng xạ của thận đạt cực đại.
Tmax bình thường là 3 – 5 phút ở pha II.
Tmax kéo dài là thận giảm/mất chức năng.
 T1/2 là thời gian hoạt tính phóng xạ của thận giảm một nửa so với
cực đại.
Bình thường là 10 – 15 phút.
T1/2 kéo dài là tắc nghẽn không hoàn toàn.
T1/2 không xác định là tắc nghẽn hoàn toàn.
 GFR là mức lọc cầu thận.
Bình thường 80 – 120 ml/phút.
Suy thận khi GFR < 60 ml/phút.
 Tỷ số xung (phút 20)/(phút 3) < 0,3

Câu 6: Đặc tính của đồng vị phóng xạ dùng trong điều trị, nguyên lý của xạ
trị chuyển hoá, cho ví dụ cụ thể?
Trả lời
– Đặc tính của đồng vị phóng xạ dùng trong điều trị:
 ĐVPX phát bức xạ beta âm, lý tưởng nhất là chỉ phát bức xạ beta
âm mà không phát bức xạ gamma kèm theo.
 Thời gian bán rã (T1/2) không quá dài.
6
Y học hạt nhân by. NTTA

 Bức xạ beta âm đi trong mô từ 1 – 2 mm đến 2 – 3 cm, không ảnh


hưởng/ảnh hưởng ít đến mô lành, truyền đến 95% năng lượng cho
các tế bào trên quãng đường đi được.
 Nhiều đồng vị phóng xạ được dùng dưới dạng muối, được gắn với
chất mang ổn định như EDTMP (tạo dược chất phóng xạ) hoặc gắn
với kháng thể đơn dòng (xạ trị miễn dịch).
 Một số đồng vị phóng xạ dùng trong điều trị:
Đồng vị Thời gian
Bức xạ phát ra Ứng dụng
phóng xạ bán rã (giờ)
Bệnh lý tuyến giáp
Beta = 0,61 MeV
I-131 193 U Lympho non-Hodgkin
Gamma = 364 KeV
Tuyến tiền liệt
Đa HC nguyên phát
Bệnh BC mạn
P-32 Beta = 1,71 MeV 342
U máu
Giảm đau
Beta = 0,8 MeV
Sm-153 46,3
Gamma = 103 KeV
Y-90 Beta = 2,27 MeV 64
– Nguyên lí của xạ trị chuyển hoá:
Ví dụ: điều trị UT tuyến giáp thể
Nguyên lý
biệt hoá sau PT bằng I-131
Đưa đồng vị phóng xạ vào cơ thể BN sau PT 4 – 6 tuần, uống I-131 với
bằng đường uống hoặc đường tiêm liều thích hợp do bác sỹ chỉ định
ĐVPX (hoặc dược chất phóng xạ) tập Các tế bào tuyến giáp (bao gồm cả
trung vào mô đích theo cơ chế vận các tế bào ung thư) bắt giữ I-131 theo
chuyển tích cực, cơ chế lắng đọng, cơ cơ chế vận chuyển tích cực ---> I-131
chế chuyển hoá, cơ chế khuếch tán, tập trung tại mô giáp
cơ chế miễn dịch...
Tia beta (beta âm) do ĐVPX phát ra I-131 phát tia beta âm có E = 0,61
có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, MeV (kèm theo tia gamma có E =
làm xơ hoá mạch máu (bệnh lý tuyến 364 KeV) đi trong mô giáp 2 – 3 mm,
giáp, u lympho), giảm đau (trong di truyền năng lượng cho các tế bào làm
căn xương) cho các tế bào tuyến giáp tổn thương,
các tế bào bị huỷ hoại hoặc giảm sinh,
chết dần; ngoài ra các mạch máu nhỏ
của tuyến bị xơ hoá dẫn đến giảm
7
Y học hạt nhân by. NTTA

tưới máu tuyến; kết quả cuối cùng là


tuyến giáp nhỏ lại, giảm chức năng.

Câu 7: Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng đồng vị phóng xạ:
nguyên lí, chỉ định, các DCPX?
Trả lời
1. Nguyên lí điều trị giảm đau do ung thư di căn xương:
– Dựa vào đặc tính chuyển hoá đặc hiệu của tổ chức xương với phospho và
canxi.
– Khối u di căn đến xương, tổ chức xương bị xâm lấn và phá huỷ, dẫn tới:
 Quá trình chuyển quá tăng nhanh.
 Tân mạch phát triển, tuần hoàn tăng lên.
 Quá trình phân bào tăng mạnh.
 Nhu cầu cung cấp Phospho và Canxi nhiều hơn, háo phosphate
hơn.
– Nếu đưa P-32 hoặc ĐVPX giống Canxi vào, chúng sẽ tập trung ở xương,
nhất là những nơi có tổn thương, phát ra bức xạ có tác dụng điều trị.
– Cơ chế giảm đau chưa rõ ràng, một số giả thuyết:
 Giảm chèn ép có chọn lọc do giảm TB K
 Giảm tác nhân gây đau hoá học
 Điều hoà đáp ứng sinh học
– Tính chất của ĐVPX dùng trong giảm đau do K di căn xương: T1/2 ngắn,
phát bức xạ beta.
2. Chỉ định giảm đau do ung thư di căn xương:
– Di căn xương đa ổ trên xạ hình SPECT
– Đau đã điều trị bằng thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả
– Chỉ số toàn trạng:
 BC > 3,5 G/L (HC hạt > 1,5 G/L)
 HC > 3 T/L
 TC > 100 G/L
 Creatinin huyết thanh < 1,5 mg/dl
– Tiên lượng thời gian sống thêm trên 2 tháng
3. Dược chất phóng xạ:
DCPX Bức xạ phát ra Thời gian bán rã
P-32 – orthophosphate Beta = 1,17 MeV 342 giờ
Sm-153 – ETDMP Beta = 0,8 MeV 46,3 – 46,8 giờ

8
Y học hạt nhân by. NTTA

Sr-89 – chloride Beta = 1,46 MeV 50,5 ngày

Câu 8: ĐVPX P-32 trong điều trị giảm đau do ung thư di căn xương: chỉ
định, liều lượng, đánh giá kết quả?
Trả lời
– Cơ chế đau trong ung thư di căn xương:
 Căng màng xương tại chỗ
 Chèn ép làm tăng ALNS hoặc hành tuỷ
 Khối u chèn ép, xâm lấn lan toả tổ chức xung quanh
 Phá huỷ xương, gãy xương bệnh lý
 Kích thích tận cùng thần kinh ở các chất TGHH
– Đau trong ung thư di căn xương cần điều trị.
– Đặc điểm ĐVPX P-32:
 Phát BX beta đơn thuần Emax = 1,17 MeV
 BX đi trong mô mềm 8 mm , đi trong xương 3 mm
 Thời gian bán thải: 342 giờ (14,3 ngày)
– Chỉ định:
 Di căn xương đa ổ trên xạ hình SPECT
 Đau do di căn xương điều trị bằng thuốc giảm đau không hiệu quả
 Chỉ số toàn trạng:
BC > 3,5 G/L (BC hạt > 1,5 G/L)
HC > 3 T/L
TC > 100 G/L
Creatinin huyết thanh < 1,5 mg/dl
 Tiên lượng thời gian sống thêm trên 2 tháng
– Liều lượng:
 Dùng 7 – 10 mCi/lần điều trị
(Tiêm TM: 5 – 10 mCi ; Uống: 10 – 12 mCi)
 Điều trị lại dùng liều cao hơn
– Đánh giá kết quả điều trị:
 Mức độ giảm đau: tốt 50%; vừa phải 30%
 Thời gian bắt đầu có hiệu lực giảm đau: khoảng 5 – 14 ngày
 Kéo dài hiệu lực giảm đau: thường duy trì 2 – 4 tháng
 Có giảm được liều giảm đau không?
 Tác dụng không mong muốn, cải thiện toàn trạng:

9
Y học hạt nhân by. NTTA

TDKMM: rối loạn sinh tuỷ, suy tuỷ (hiếm gặp), phát sinh bệnh
bạch cầu muộn (6 – 10 năm).
 Đau trội lên sau điều trị: thường kéo dài 2 – 5 ngày.
Câu 9: Điều trị basedow bằng I-131: nguyên lý, chỉ định, chống chỉ định,
biến chứng?
Trả lời
– Tuyến giáp sử dụng Iod làm nguyên liệu để tổng hợp
hormone tuyến giáp.
– Cơ thể (tuyến giáp) không phân biệt được Iod thường và
đồng vị Iod-131 nên sẽ bắt giữ I-131 theo cơ chế vận chuyển
tích cực (tương tự như Iod thường).
– Trong basedow, Iod tập trung tại tuyến giáp với nồng độ cao:
tỷ lệ Iod/HMTG = 1000-10000/1.
Nguyên
– I-131 phát ra bức xạ beta có E = 0,61 MeV (kèm theo bức xạ

gamma có E = 364 KeV) đi trong mô giáp 2 – 3 mm và
truyền năng lượng cho các TB tuyến giáp, có tác dụng:
 Phá huỷ trực tiếp, làm giảm sinh các TB tuyến giáp.
 Gây xơ hoá mạch máu nhỏ làm giảm tưới máu TB
tuyến giáp.
– Kết quả cuối cùng là tuyến giáp nhỏ lại, giảm hoạt động chức
năng --> bình giáp.
– Chẩn đoán xác định basedow (chưa điều trị gì, lựa chọn điều
trị bằng I-131 ngay từ đầu).
– BN basedow có chống chỉ định điều trị ngoại khoa hoặc đã
Chỉ điều trị ngoại khoa nhưng tái phát.
định – BN basedow điều trị nội khoa thất bại, tái phát hoặc có CCĐ
với thuốc kháng giáp tổng hợp.
– BN độ tuổi thanh thiếu niên nếu không điều trị được bằng
phương pháp khác.
– Tuyệt đối:
 Phụ nữ đang mang thai bị basedow
 BC máu ngoại vi thường xuyên < 3 G/L
Chống
– Tương đối:
chỉ
 Phụ nữ đang cho con bú bị basedow
định
 BN nhiễm độc giáp nặng
 Bướu giáp quá to chèn ép KQ, TQ (cần ngoại khoa)
 Bướu giáp có độ tập trung Iod ở thời điểm 24h < 30%
10
Y học hạt nhân by. NTTA

– Sớm:
 Cơn bão giáp
 Viêm tuyến giáp cấp
 Viêm tuyến nước bọt
 Viêm bàng quang
Biến
 Triệu chứng cường CN tuyến giáp tăng lên
chứng
– Muộn:
 Nhược giáp
 Ung thư tuyến giáp
 Mắt lồi
 Liệt dây thanh quản

Câu 10: Cơ sở của phương pháp dùng I-131 trong điều trị bệnh basedow và
ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật?
Trả lời
– Điều trị basedow:
 Tuyến giáp sử dụng Iod làm nguyên liệu để tổng hợp hormone
tuyến giáp.
 Cơ thể (tuyến giáp) không phân biệt được Iod thường và đồng vị
Iod-131 nên sẽ bắt giữ I-131 theo cơ chế vận chuyển tích cực
(tương tự như Iod thường).
 Trong basedow, Iod tập trung tại tuyến giáp với nồng độ cao: tỷ lệ
Iod/HMTG = 1000-10000/1.
 I-131 tại mô giáp phát ra bức xạ beta có E = 0,61 MeV (kèm theo
bức xạ gamma có E = 364 KeV) đi trong mô giáp 2 – 3 mm và
truyền năng lượng cho các TB tuyến giáp, có tác dụng:
 Phá huỷ trực tiếp, làm giảm sinh các TB tuyến giáp.
 Gây xơ hoá mạch máu nhỏ làm giảm tưới máu TB tuyến
giáp.
 Kết quả cuối cùng là tuyến giáp nhỏ lại, giảm hoạt động chức năng
--> bình giáp.
– Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật:
 Ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá (80 –
90%) và thể không biệt hoá (15%).

11
Y học hạt nhân by. NTTA

 Trong UTTG thể biệt hoá, các tế bào K gần giống với TB tuyến
giáp bình thường nên vẫn có khả năng bắt iod (bắt tốt hơn thể
không biệt hoá).
 Phẫu thuật điều trị UTTG (cắt hoàn toàn tuyến giáp và vét hạch
vùng cổ) thường không lấy hết nhu mô tuyến do có nhiều ổ.
 Dùng I-131 huỷ mô giáp còn lại sau PT làm giảm tái phát.
Liều điều trị huỷ mô giáp (chưa di căn): 50 – 100 mCi.
 Khi có di căn, điều trị bằng I-131 là tối ưu:
Di căn Liều điều trị (mCi)
Hạch lympho, phổi 100 - 150
Mô mềm, trung thất 150 – 200
Xương 200 - 300

Câu 11: Tại sao phải dùng I-131 điều trị huỷ mô giáp còn lại sau PT ở BN
ung thư tuyến giáp thể biệt hoá?
Trả lời
– Ung thư tuyến giáp thường là nhiều ổ, các ổ có ở cả 2 thuỳ của tuyến nên
phẫu thuật thường không lấy hết được cả tế bào ung thư, từ đó có nguy cơ
tái phát sau phẫu thuật.
– Sử dụng I-131 để huỷ mô giáp còn lại sau phẫu thuật sẽ làm giảm nguy
cơ tái phát.
– Khoảng 2% bệnh nhân UTTG thể biệt hoá chuyển sang thể bất định sản
nên cần huỷ mô giáp còn lại sau PT để tránh chuyển sang thể bất định
sản.
– I-131 vừa để phát hiện (thông qua xạ hình tuyến giáp) vừa để điều trị các
ổ di căn (di căn xương, phổi, hạch lympho, mô mềm, trung thất).
Nếu có di căn thì điều trị bằng I-131 là biện pháp tối ưu.
– Thyroglobulin (Tg) tăng rất cao trong UTTG thể biệt hoá.
Sau PT, dùng I-131 để huỷ mô giáp còn sót lại thì Tg xuống thấp < 10
ng/ml.
Tg tăng lên báo hiệu tái phát hoặc di căn ---> theo dõi tái phát, di căn.
XN Tg huyết thanh + xạ hình tuyến giáp để theo dõi kết quả điều trị.

12
Y học hạt nhân by. NTTA

Câu 12: Quy trình điều trị huỷ mô giáp sau PT bằng I-131 ở bệnh nhân K
tuyến giáp thể biệt hoá?
Trả lời
– Bệnh nhân được chẩn đoán xác định Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá
(nang, nhú, hỗn hợp).
– BN đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần và vét hạch cổ triệt để
(phương pháp PT: cắt hoàn toàn tuyến giáp + nạo vét hạch cổ).
– Tiến hành điều trị bằng I-131 sau phẫu thuật 4 – 6 tuần.
– Bệnh nhân lúc này ở trạng thái nhược giáp, T3-T4 giảm thấp kích thích
tuyến yên tiết TSH; TSH huyết thanh > 30 mUI/L sẽ kích thích mô giáp
còn lại bắt giữ Iod phóng xạ.
– Chú ý:
 Hạn chế dùng muối iod và các chế phẩm có chứa iod
 Đang dùng T3 phải dừng trước 1 tuần
 Đang dùng T4 phải dừng trước 2 tuần
 Dùng thuốc cản quang đường TM phải dừng trước 1 tháng
– Xạ hình TG đánh giá mô giáp còn lại + mức độ bắt iod.
– Giải thích với bệnh nhân về bệnh và phương pháp điều trị để BN tự
nguyện + làm giấy cam đoan, hướng dẫn quy định đảm bảo VSAT bức
xạ.
– Liều I-131 chưa có di căn: 50 – 100 mCi.
– Uống, pha loãng.
– Dùng thuốc dự phòng TDKMM (chống nôn, chống viêm) trước khi
uống.
– Sau khi uống phải cách ly.
– Hormone T4 hỗ trợ sau điều trị bằng I-131.
– Liều: 2 – 4 ug/kg/ngày.
– Chỉnh liều để TSH < 0,01 mUI/L mà không gây cường giáp.
– Xạ hình toàn thân phát hiện tái phát và di căn, nếu có di căn dùng liều
cao hơn (tuỳ vào di căn đến đâu).
– Xuất viện khi hoạt độ phóng xạ trong cơ thể < 30 mCi tính theo lý
thuyết.
– Theo dõi: Tg, anti-Tg và xạ hình 6 tháng một lần.
– Nếu xạ hình còn và Tg(+) thì phải điều trị lần 2.
13
Y học hạt nhân by. NTTA

14

You might also like