You are on page 1of 36

BỘ MÔN-KHOA CHẨN ĐOÁN CHỨC NĂNG

ĐIỆN THẾ MÀNG TẾ BÀO


VÀ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN CƠ THỂ
SỐNG

Giảng viên: TS Phạm Ngọc Thảo


MỤC TIÊU HỌC TẬP
 Kiến thức: - Trình bày được được cơ sở vật lý của điện thế màng tế bào.
-Trình bày được nguyên lý hoạt động thiết bị thăm dò điện não, điện
tim, dẫn truyền thần kinh và điện cơ
 Kỹ năng: Phân tích được sự hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
màng tế bào.
 Thái độ: Nhận thức được bản chất vật lý của hoạt động điện màng tế bào và
nguyên lý hoạt động của các thiết bị thăm dò hoạt động điện của cơ thể sống.
Hầu hết mọi TB đều có điện thế ở 2 bên MTB
MTB có tính thấm không đều với các chất nhất là
các ion--> phân bố các ion trong và ngoài TB
khác nhau.
Ngoài TB: nhiều ion Na+, trong TB: nhiều ion K+.
Trạng thái nghỉ: trong (-), ngoài (+) --> MTB ở
trạng thái phân cực (polarization) --> điện thế
phân cực màng.
Khi MTB bị kích thích: thay đổi điện thế so với
lúc nghỉ --> điện thế này xuất hiện và được dẫn
truyền dọc theo màng --> điện thế hoạt động
Nội dung
1 Cơ sở vật lý của điện thế màng tế bào

Sự hình thành điện thế nghỉ và điện


2 thế hoạt động màng tế bào.

Các phương pháp thăm dò điện đối


3 với cơ thể sống
1 Cơ sở vật lý của điện thế màng tế bào
1.1 Sự khuếch tán của các ion, điện thế khuếch tán

• Điện thế khuếch tán là điện thế


màng được tạo ra do sự khuếch tán
ion qua màng.
• Do có sự chênh lệch nồng độ giữa
hai bên màng mà ion có xu hướng
khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến
nơi nồng độ thấp (theo chiều bậc
thang nồng độ).

Điện thế khuếch tán


1.2 Phương trình Nernst
Điện thế Nernst - hay điện thế khuếch tán - đối với một loại ion là
điện thế màng được tạo ra do sự khuếch tán của ion đó qua màng

Ci là nồng độ ion ở trong màng tế bào.


Co là nồng độ ion ở ngoài màng tế bào.
1.2 Phương trình Nernst

Với phương trình này ta coi điện thế ngoài màng bằng không và trị số điện thế
Nernst tính ra được là điện thế bên trong màng.
Dấu của điện thế là (+) nếu điện thế khuếch tán từ trong ra ngoài MTB là ion
âm, dấu của điện thế là (-) nếu ion dương khuếch tán.
Ví dụ: nồng độ Na+ bên trong TB thấp hơn 10 lần so với bên ngoài tế bào.
Như vậy, theo phương trình Nernst ta tính được điện thế khuếch tán là:
- 61 x log(0,1) = - 61 x (- 1) = + 61 mV (đối với Na+).
1.3 Phương trình Goldman - Cách tính điện thế khuếch tán với
nhiều loại ion

EMF là điện thế bên trong màng.


C là nồng độ của ion.
P là tính thấm của màng đối với
ion tương ứng.
1.4 Đo điện thế màng

Pathclamp: dụng cụ gồm hai vi điện cực, điện


cực hoạt động chọc qua màng vào bên trong
là một pipet siêu nhỏ ~ 1mm, chứa dung dịch
điện ly mạnh (NaCl hoặc KCl); điện cực
trung tính được đặt vào dịch ngoại bào.

Hai vi điện cực này nối vào một dao động kế


để ghi ra những biến đổi điện thế màng Đo điện thế màng tế bào thần kinh dùng
phương pháp Pathclamp
2 Sự hình thành điện thế nghỉ
và điện thế hoạt động MTB
2.1 Điện thế nghỉ

2.1.1. Định nghĩa


Là điện thế màng tế bào ở trạng thái nghỉ
(Resting membrane potential).
Trị số điện thế nghỉ có thể khác nhau ở các tế
bào khác nhau
VD: thân nơron là - 65mV, sợi thần kinh lớn
và sợi cơ vân là -90 mV, ở một số sợi thần
kinh nhỏ là - 60 đến -40 mV.
2.1 Điện thế nghỉ

2.1.2.Các nguyên nhân gây ra điện thế


nghỉ (điện thế màng lúc nghỉ )
Sự chênh lệch nồng độ ion giữa hai bên
màng (bơm Na+-K+-ATPase...)
Sự rò rỉ ion qua màng
Các ion âm trong tế bào do kích thước
lớn không qua được màng tế bào ra ngoài
(phân tử protein, phosphat ...) Đặc điểm chức năng của bơm vận chuyển Na-K
và của “rò rỉ” Kali qua màng tế bào
2.1 Điện thế nghỉ
2.1.2.Các nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ (điện thế màng lúc nghỉ )

1 2 3 Tổng

Điện thế do Điện thế do Điện thế do Điện thế do hoạt


khuếch tán khuếch tán hoạt động của động của bơm
Na+- K+ tạo nên
ion kali: ion natri: bơm Na+ - K - điện thế màng lúc
-94 mV +61 mV ATPase:-4 mV nghỉ là -90 mV
2.2 Điện thế hoạt động
2.2.1. Định nghĩa và các giai đoạn

Định nghĩa: ĐTHĐ là những thay đổi điện thế


nhanh, đột ngột mỗi khi màng bị kích thích.
Mỗi ĐTHĐ bắt đầu bằng sự biến đổi đột ngột từ
điện thế (-) lúc nghỉ --> điện thế (+) khi màng bị
kích thích, rồi lại quay trở lại điện thế (-) cũng rất
nhanh.
Nguyên nhân: sự thay đổi hoạt động của các
kênh Na+, kênh K_và một vài kênh khác.
2.2 Điện thế hoạt động
2.2.1. Định nghĩa và các giai đoạn
Bao gồm 2 giai đoạn:
Khử cực: Khi bị kích thích màng đột nhiên trở nên có tính
thấm rất cao đối với ion Na+  một lượng lớn Na+ ùa
vào bên trong TB, điện thế màng từ
-90 mV chuyển nhanh sang phía điện thế (+)
Tái cực: Vài phần vạn giây sau khi màng tăng vọt tính
thấm với ion Na+ thì kênh natri bắt đầu đóng lại. Lúc này
kênh kali mở rộng ra, ion K+ khuếch tán ra ngoài, làm
mặt trong màng bớt (+) hơn, rồi lại trở nên (-) hơn mặt
ngoài như trong trạng thái nghỉ.
2.2 Điện thế hoạt động
2.2.2.Sự lan truyền điện thế hoạt động

Một điện thế hoạt động tạo ra ở một điểm bất


kỳ trên màng thường kích thích phần liền kề
của màng tế bào.
Cơ chế của lan truyền điện thế hoạt động là sự
tạo nên một "mạch điện" tại chỗ, giữa vùng
đang khử cực và phần màng ở vùng tiếp giáp.
2.2 Điện thế hoạt động
2.2.2.Sự lan truyền điện thế hoạt động

Từ chỗ phát sinh, ĐTHĐ lan theo hai chiều trên sợi trục của
TB TK nếu làm thí nghiệm dùng dòng điện nhân tạo kích
thích vào đoạn giữa sợi trục.
Nhưng ĐTHĐ chỉ lan theo một chiều qua synap TK, synap
TK - cơ hoặc synap TK - TB đích.
Vì vậy, hướng lan truyền của ĐTHĐ trong cơ thể chỉ đi
theo một chiều, hoặc từ ngoại vi về trung tâm (nếu là dẫn
truyền xung động cảm giác), hoặc từ trung tâm ra ngoại vi
(nếu là dẫn truyền xung động vận động).
3 Các phương pháp thăm dò điện
đối với cơ thể sống
3.1 Phương pháp thăm dò điện não
3.1.1. Định nghĩa về ghi điện não

Ghi điện não là phương pháp nghiên


cứu chức năng của não dựa trên việc
ghi lại các điện thế phát sinh trong các
tế bào thần kinh
3.1 Phương pháp thăm dò điện não
3.1.2. Sự tạo thành các sóng điện não

Cơ chế tạo nên các sóng điện não (Niedermayer, 1999)


3.1 Phương pháp thăm dò điện não
3.1.2. Sự tạo thành các sóng điện não

Hình ảnh một số sóng điện não cơ bản


3.1 Phương pháp thăm dò điện não
3.1.3. Nguyên lý hoạt động máy ghi điện não

1. Bệnh nhân; 2.Các điện cực; 3. Hộp


phân chia điện cực; 4. Thiết bị chuyển
mạch; 5,6,7. Bộ phận khuếch đại; 8. Bộ
phận ghi; 9. Bộ phận lấy chuẩn biên độ;
10. Máy kích thích với các bút đánh dấu
kích thích; 11. Phòng cách điện tiếng ồn
và ánh sáng; M. Bút đánh dấu thời gian.

Nguyên lý hoạt động của máy điện não


3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.1 Đại cương

Ghi điện cơ (electromyography- EMG) và đo dẫn


truyền thần kinh (nerve conduction studies- NCS) là
phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu
phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất
phân bố thần kinh của cơ.
Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các
dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và
các cơ.
3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Đo dẫn truyền thần kinh (NCS - Nerve conduction studies)

Định nghĩa: là việc ghi lại một xung thần kinh ngoại vi
tại một số vị trí cách xa vị trí nơi mà một điện thế hoạt
động lan truyền được tạo ra trong một dây thần kinh
ngoại vi.
Nói cách khác, một dây thần kinh được kích thích tại
một hoặc nhiều vị trí dọc theo đường đi của nó và
phản ứng điện của dây thần kinh được ghi lại.
3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Đo dẫn truyền thần kinh (NCS - Nerve conduction studies)

NCS được thực hiện bằng cách đặt các điện


cực trên da và kích thích các dây thần kinh
thông qua các xung điện.

VD: Để nghiên cứu các dây thần kinh vận


động, các điện cực được đặt trên một cơ mà
cơ nhận được sự chi phối từ dây thần kinh
mà bạn muốn kiểm tra (kích thích).

Đo dẫn truyền thần kinh


3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Đo dẫn truyền thần kinh
Thực hiện trên dây thần kinh vận động đo điện thế hoạt động toàn phần của cơ (CMAP - Compound
Muscle Action Potential)
3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Đo dẫn truyền thần kinh
Điện thế hoạt động thần kinh cảm giác (SNAP –
Sensory Nerve Action Potential) cho dây thần kinh cảm giác.

Ngoài ra điện thế hoạt động thần kinh hỗn hợp (MNAP)
cho dây thần kinh hỗn hợp(cảm giác và vận động)

Điện thế hoạt động thần kinh cảm giác


3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Ghi điện cơ (EMG - Electromyography)

EMG là quá trình giám định đưa kim vào một cơ cụ thể và
nghiên cứu hoạt động điện của cơ đó.
Hoạt động điện này đến từ chính cơ - không có cú sốc
nào được sử dụng để kích thích cơ.
EMG cũng khác với NCS vì nó không liên quan đến việc
kiểm tra dây thần kinh thực sự. Tuy nhiên, ta nhận được
thông tin gián tiếp về các dây thần kinh bằng cách kiểm tra
các cơ
3.2 Phương pháp thăm dò điện thần kinh- cơ
3.2.2 Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh cơ và điện cơ
Ghi điện cơ (EMG - Electromyography)

Điện cực kim Hình ảnh khảo sát kim vào


cơ gấp ngắn ngón cái
3.3 Phương pháp thăm dò điện tim
3.3.1. Định nghĩa về điện tim
Điện tim là đồ thị ghi lại sự biến thiên
của dòng điện do tim phát ra trong hoạt
động co bóp.
3.3 Phương pháp thăm dò điện tim

3.3.1. Sự hình thành sóng điện tim


Tim hoạt động được là nhờ một xung
động truyền qua hệ thống thần kinh tự
động của tim. Đầu tiên xung động đi từ
nút xoang gây khử cực cơ nhĩ, sau đó
truyền xuống thất qua nút nhĩ- thất
xuống bó His đến mạng Purkinjer.

Hệ thống dẫn truyền cơ tim


3.3 Phương pháp thăm dò điện tim

3.3.2. Sự hình thành các sóng điện tim


- Các sóng thu được khi ghi điện tim bao
gồm sóng P, phức bộ QRS, Sóng T và có thể
có sóng U. Trong đó:
+ Sóng P: là sóng khử cực của nhĩ bao gồm
cả nhĩ trái và nhĩ phải.
+ Phức bộ QRS: Đại diện cho khử cực toàn
bộ tế bào cơ thất.
+ Sóng T: là sóng tái cực của cơ thất.
Hình ảnh các sóng điện tim trên điện tim đồ
+ Sóng U: bản chất chưa được sáng tỏ, có
thể là do sự tái cực của hệ His – Purkinje
3.3 Phương pháp thăm dò điện tim

3.3.2. Phương pháp ghi điện tim.


- Các chuyển đạo thông dụng:
Dòng điện tim phát ra được dẫn truyền đi khắp
cơ thể, ra tới da, tạo một điện trường của tim.
Đặt hai điện cực lên bất cứ hai điểm nào đó có
điện thế khác nhau của điện trường đó, ta sẽ thu
được một dòng điện thể hiện hiệu điện thế giữa
hai điểm đó và gọi là một chuyển đạo hay đạo
trình.
3.3 Phương pháp thăm dò điện tim
3.3.2. Phương pháp ghi điện tim
- Sơ đồ cấu tạo của máy ghi điện tim:
Tín hiệu điện tim ghi qua các vị trí đặt điện cực

Bộ phận khuếch đại.

Đưa vào một cuộn dây, tạo từ trường biến thiên.

Tác động lên thanh nam châm đồng thời là bút vẽ.

Bút này vẽ lại trên giấy đồ thị điện tim đồ.


Sơ đồ cấu tạo máy ghi điện tim
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like