You are on page 1of 40

CHUYÊN ĐỀ 3:

TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VÀ CƠ THỂ SỐNG


MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chuyên đề này, học viên phải:
1. Hiểu đặc trưng điện học của tế bào, sự xuất hiện và lan truyền
thế hoạt động dọc neuron.
2. Nắm được các qui luật và các tương quan cơ bản đặc trưng
cho hoạt động điện của tế bào.
3. Hiểu nguyên lý mạch điện của tế bào và mô hình Hodgkin-
Huxley.
4. Nắm được mối liên hệ giữa dòng điện vết thương và sự tái
sinh.
5. Hiểu thế áp điện là nguồn gốc của định luật Wolff trong chấn
thương.
6. Hiểu nguyên lý tác dụng sinh học của dòng điện và khả năng
ứng dụng trong y khoa.

3.1. MỞ ĐẦU:
Việc ứng dụng đá nam châm trong chăm sóc sức khỏe đã được ghi trong
kinh Vệ Đà của Ấn Độ từ 4000 năm trước. Các loại cá điện cũng được nhiều nền
văn hóa dùng chữa các chứng đau. Tuy nhiên những nghiên cứu khoa học thực sự
thì chỉ bắt đầu sau bài báo về “điện động vật” của Luigi Galvani do Viện hàn lâm
Bologna ấn hành năm 1791. Sau đó cuộc tranh luận giữa Galvani và Allesandro
Volta về bản chất của dòng điện sinh học đã thúc đẩy việc nghiên cứu một cách
mạnh mẽ. Trong thế kỉ 19, nhờ công sức của nhiều nhà khoa học như Nernst,
Goldman, Donnan,… bản chất các dòng điện sinh học đã được biết khá chi tiết.
Đến giữa thế kỉ 20, các công trình mở đường của Yasuda và Fukuda, Becker,
Bassett… đã hoàn chỉnh bức tranh khái quát về vai trò của các trường điện từ nội
và ngoại sinh trong cấu trúc hóa và chức năng hóa các hệ sinh học.
Điển hình cho các hiện tượng điện sinh học là hoạt động điện của các tế bào
thần kinh. Vì thế phần 3.2 được dành cho hệ neuron. Các phần 3.3 - 3.4 - 3.5 được
dành cho các qui luật định lượng của điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. Phần 3.6
khảo sát dòng điện vết thương và vai trò của chúng trong sự tăng trưởng và sửa
chữa các tổ chức sinh học. Phần 3.7 xem xét các hiện tượng điện trên hệ xương,
nhất là hiện tượng áp điện trong việc giải thích định luật Wolff. Phần 3.8 dành cho
các kích thích điện với phổ ứng dụng đa dạng trong y học. Cuối cùng, phần 3.9
trình bày một ứng dụng mới nhất của các điện từ trường xung tần số cực thấp
trong y học, phương pháp kích thích từ xuyên sọ.

1
3.2. NEURON:
Não người có khoảng 1000 tỉ tế bào, được chia thành hai loại: tế bào thần
kinh và tế bào đệm. Mặc dù tế bào đệm nhiều hơn đến 10 - 50 lần, nhưng sự chú ý
được tập trung ở hệ tế bào thần kinh, vì hệ tế bào đệm được xem là chỉ có vai trò
hỗ trợ chứ không liên quan trực tiếp tới các xung thần kinh. Đó là lý do các thuật
ngữ neuron và tế bào thần kinh được dùng thay thế nhau. Một cách tổng quát, khả
năng của não bộ do sự kết nối giữa các neuron (mạng neuron), hơn là do từng
neuron riêng lẻ, quyết định.

Hình 3.1: Neuron vận động (a) và neuron cảm giác (b).

Một neuron điển hình có bốn cấu thành cơ bản: thân tế bào, hệ sợi nhánh,
sợi trục và các tận cùng tiền khớp thần kinh. Thân tế bào thần kinh cũng chứa
nhân và các bào quan cần thiết như các loại tế bào khác. Tuy nhiên, khác với tế
bào khác, thân neuron nối với rất nhiều sợi nhánh và với sợi trục. Sợi trục nối thân

2
tế bào với các tận cùng tiền khớp thần kinh. Hệ sợi nhánh có nhiệm vụ nhận tín
hiệu từ hàng ngàn neuron khác một cách thụ động và không khuếch đại. Một
neuron có khoảng 104 - 105 khớp thần kinh. Sợi trục dài từ 1 mét ở tủy sống tới vài
milimét trong não. Đường kính sợi trục cũng dao động mạnh, từ dưới 1 tới 500
micromét. Nói chung đường kính càng lớn thì tín hiệu lan truyền càng nhanh. Tốc
độ truyền tín hiệu ở sợi trục nằm trong khoảng từ 0,5 tới 120 m/s. Sợi trục giữ vai
trò một đường truyền tốc độ cao. Sợi trục lớn có lớp chất béo cách điện bao quanh
gọi là vỏ myelin và có các khe đều đặn gọi là nút Ranvier, cho phép điện thế tác
dụng “nhảy cóc” giữa chúng. Nhờ đó thế tác dụng có thể lan truyền dọc sợi trục
mà không suy giảm cường độ. Cuối sợi trục là một mạng lưới khoảng 10.000 tận
cùng tiền khớp thần kinh, có nhiệm vụ truyền tín hiệu qua khớp tới các neuron bên
cạnh. Khi kích thích, chúng giải phóng chất truyền đạt thần kinh đi qua khe khớp
rộng khoảng 20 nm tới tế bào bên cạnh, nơi nó tương tác với màng hậu synapse và
làm thay đổi điện thế của nó.

Hình 3.2: Chức năng các bộ phận trong một neuron.

3
Thí dụ 3.1: Mạng thần kinh và khả năng tư duy của bộ não

Với 10.000 sợi nhánh và 10.000 tận cùng tiền synapse, mỗi neuron
có thể có liên hệ với hàng triệu neuron khác. Điều đó dẫn tới việc
hình thành các mạng neuron - cơ sở vật chất của hoạt động tinh thần.
Câu hỏi đặt ra là, có bao nhiêu mạng thần kinh khả dĩ trong bộ não
con người?
Những tính toán giản lược nhất cho thấy, số mạng neuron có thể
đạt tới (10110) mũ 1017. Con số N = 10110 được gọi là số khổng lồ, vì nó
bằng 1080 x 1030, trong đó 1080 là số hạt cơ bản, còn 1030 là tuổi của vũ
trụ (*) tính ra picogiây (1 ps = 10 -12 s)! Để viết số (10110) mũ 1017dưới
dạng tường minh (tức dưới dạng N.N.…. N hay N nhân với nhau một
trăm triệu tỷ lần), cần dùng hàng chục tỉ cuốn sách, mỗi cuốn 1000
trang. Số sách đó chồng lên nhau có thể cao tới 1.000.000 km!
Điều đó cho thấy, khả năng kết mạng của hệ neuron, và do đó khả
năng trí tuệ của bộ não, có thể xem là vô hạn.

(*) Vũ trụ chúng ta có tuổi 13,7 tỉ năm, tức khoảng 10 18 giây. Đó là một đơn vũ trụ
(universe) hữu hạn trong một đa vũ trụ (multiverse) có thể vô hạn.

3.2.1. ĐIỆN THẾ MÀNG:


Như mọi tế bào khác trong cơ thể, do tính thấm chọn lọc đối với các ion, ở
neuron cũng có sự phân cực điện tích giữa trong và ngoài màng bào tương, với
bên ngoài dương hơn so với bên trong. Điều đó dẫn tới điện thế màng, mà ở
neuron, nó đạt giá trị 60 - 90 mV tùy loại. Để tiện lợi, xem bên ngoài có điện thế 0
mV (nối đất), khi đó thế nghỉ Vm = vi – vo = - 60 mV. Loại điện thế này được
quan tâm đặc biệt vì hầu hết các quá trình truyền tín hiệu đều liên quan với sự thay
đổi của nó qua màng. Thế tác dụng cũng chính là kết quả nhiễu loạn điện ở màng.
Nếu màng âm hơn thế nghỉ, nó được xem là ở trạng thái siêu cực, còn nếu dương
hơn thế nghỉ, nó đang ở trạng thái khử cực.

Thí dụ 3.1: Hãy tính số điện tích phân cực ở màng cần thiết để tạo ra điện thế
màng Vm = - 60 mV.

Giải:
Ta có hệ thức:
dq = Cdv hay Δq = CΔv

trong đó: dq là điện tích, bằng số điện tích nhân với 1,6 x 10-19 Coulomb
C là điện dung của màng, C = 1 μF/cm2
dv là thế màng, Vm = - 60 mV = - 60 x 10-3 V.

4
Suy ra số điện tích bằng khoảng 10 8 trên một cm2. Đó là số điện tích nằm
trong 1 µm màng. Như vậy để có điện thế V m = - 60 mV, không cần tách quá
nhiều các điện tích dương và âm qua màng.

Neuron có thể làm thay đổi điện thế màng của neuron khác bằng cách giải
phóng chất truyền đạt thần kinh vào khớp thần kinh giữa chúng. Chất truyền đạt
vượt qua khe khớp, tương tác với các thụ thể ở màng hậu synapse của sợi nhánh
hay thân của neuron bên cạnh, do đó làm thay đổi thế màng của nó.
Sự thay đổi điện thế ở màng hậu synapse là do hóa năng chất truyền đạt
biến đổi thành điện năng. Nó phụ thuộc vào số lượng phân tử chất truyền đạt và có
thể là siêu cực hay khử cực. Đó là sự thay đổi từng bước, vì phụ thuộc vào lượng
chất nhận được. Vì tín hiệu từ một neuron có thể là kích thích hay ức chế, các
khớp thần kinh cũng có thể là kích thích hay ức chế, cho phép hệ thần kinh thực
hiện các nhiệm vụ phức tạp.
Hoạt hóa một neuron sẽ dẫn tới sự xuất hiện thế hoạt động. Đó là một tín
hiệu khử cực cỡ 100 mV lan truyền dọc sợi trục và tồn tại trong khoảng 1-5
miligiây. Thế tác dụng là một loại tín hiệu kiểu tất hoặc không (all-or-none),
truyền không suy giảm theo sợi trục của neuron. Khi tới các tận cùng tiền synapse,
nó làm giải phóng các chất truyền đạt thần kinh. Đó là cách truyền tin rất hiệu quả
trên khoảng cách lớn.

Hình 3.3: Thế hoạt động của neuron.

3.2.2. ĐIỆN THẾ NGHỈ, NỒNG ĐỘ VÀ KÊNH ION:

5
Thế nghỉ tồn tại qua màng tế bào do phân bố bất đối xứng các ion trong và
xung quanh màng. Tế bào duy trì được các chênh lệch nồng độ ion nhờ tính thấm
chọn lọc của màng và các bơm ion tích cực. Dịch ngoại bào chủ yếu chứa Na + và
Cl-, bào tương chủ yếu có K+ và các anion hữu cơ. Anion hữu cơ lớn thường là axít
amin và protein và không xuyên màng được. Hầu như không có ngoại lệ, ion chỉ
có thể qua màng nhờ các kênh dẫn đặc biệt.
Kênh ion có tính đặc hiệu, tích cực hoặc thụ động. Kênh thụ động luôn mở
và có tính chọn lọc ion. Có ba loại kênh thụ động riêng cho Na +, K+ và Cl-. Cũng
có kênh thụ động cho Ca2+, quan trọng để kích thích màng tại synapse. Kênh tích
cực cũng có tính chọn lọc và chỉ mở khi có chất truyền đạt hay khi điện thế màng
thay đổi thỏa đáng (khi có kích thích điện ngoại lai chẳng hạn). Đó là cơ chế mở
công kênh bằng ligand hay bằng điện thế. Kênh thụ động tương ứng với thế nghỉ,
còn kênh tích cực tương ứng với thế hoạt động.

3.3. CÁC TƯƠNG QUAN VÀ CÔNG CỤ CƠ BẢN:


3.3.1. QUI LUẬT CƠ BẢN:
Có hai qui luật và một tương quan cơ bản được dùng để nghiên cứu thế
nghỉ qua màng bằng cách định lượng hóa tác đông của gradient ion và điện
trường.

Định luật Fick:


Dòng ion khuếch tán qua màng thuận chiều gradient nồng độ, tức từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp hơn, thoả mãn hệ thức:

J (khuếch tán) = - D.d[I]/dx

trong đó: J là dòng ion khuếch tán


[I] là nồng độ ion
d{I}/dx là gradient nồng độ qua màng
D là hằng số khuếch tán, với đơn vị đo m2/s
Dấu (-) có nghĩa chất khuếch tán đi từ nơi có nồng độ cao tới nơi có
nồng độ thấp hơn

Định luật Ohm:


Điện tích trong dung dịch luôn chịu một lực do tác dụng của các điện tích
khác và của điện trường hiện hữu. Dòng ion qua màng thỏa mãn hệ thức:

J(dịch) = - μZ.[I]dv/dx

với J là dòng dịch của ion trong điện trường E


ì là độ linh động, đơn vị đo m2/(sV)
[I] là nồng độ ion
v là điện thế qua màng, dv/dx = - E

6
Z là hóa trị ion, có giá trị dương (âm) với ion dương (âm); Z = 1 với
Na+ và K+, Z = 2 với Ca2+, Z = -1 với Cl-
Cation dịch thuận chiều điện trường, còn anion thì ngược lại

Chẳng hạn xét hai quá trình trên cho ion K +. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ,
thế màng tạo một điện trường hướng từ ngoài vào trong tế bào (phía trong tế bào
âm hơn phía ngoài). Vì thế dòng dịch đi từ ngoài vào trong; trong khi dòng khuếch
tán đi từ trong ra ngoài thuận chiều gradient nồng độ. Kết quả là K + liên tục qua
màng cho đến khi hai dòng cân bằng nhau. Khi đó ta có trạng thái cân bằng động,
là trạng thái xẩy ra khi tế bào nghỉ (không bị kích thích).

Hệ thức Einstein:
Tương quan giữa dòng dịch các hạt trong điện trường dưới tác dụng của áp
suất thẩm thấu, tức giữa độ khuếch tán và độ linh động, thỏa mãn hệ thức Einstein:

D = kTμ/q

với D là hằng số khuếch tán


ì là độ linh động
k là hằng số Boltzmann
T là nhiệt độ tuyệt đối (oK)
q là điện tích nguyên tố, tức 1,6 x 10-19 C

Hình 3.4: Einstein và Godel.

7
3.3.2. ĐIỆN THẾ NGHỈ CỦA MÀNG THẤM MỘT ION:
Dòng ion khuếch tán theo gradient nồng độ có thể bị hạn chế vì tính thấm
chọn lọc của màng và điện trường tạo thành, chẳng hạn với ion K +. Trong trường
hợp này, dòng khuếch tán có xu hướng đẩy ion ra ngoài, còn dòng dịch có xu
hướng đẩy ion vào trong tế bào. Vậy dòng ion qua màng tổng cộng:

JK = J(khuếch tán) + J(dịch) = - D d[I]/dx – ìZ [I] dv/dx

Dùng hệ thức Einstein D = kTì/q, thu được:

JK = - (kT/q)ìd[I]/dx - ìZ{I]dv/dx

Từ phương trình trên, có thể tính được dòng ion K ở thời điểm bất kì nếu
biết các điều kiện ban đầu. Ở trạng thái dừng, tức khi hai dòng khuếch tán và dịch
có giá trị bằng nhau, JK = 0. Do đó:

0 = - (kT/q)μd[I]/dx – μZ[I]dv/dx

Với Z = 1 cho K+:

dv = - (kT/q) d[K+]/ [K+]

Lấy tích phân từ ngoài vào trong tế bào (từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có
nồng độ cao), có thể thu được:

vi – vo = - (kT/q) ln([K+]i /{ K+]o ) = (kT/q) ln([K+]o /{ K+]i )

Đó là phương trình Nernst, theo tên nhà hóa lý người Đức Walter Nernst;
và thế EK = vi – vo được gọi là thế Nernst cho ion K+. Ở nhiệt độ phòng, kT/q = 26
mV, nên:

EK = vi – vo = 26 ln([K+]o /{ K+]i ) (mV)

Tương tự, có thể viết thế Nernst cho Na+ và Cl- như sau:
ENa = vi – vo = 26 ln([Na+]o / [Na+]i ) (mV)

ECl = vi – vo = - 26 ln([K+]o /{ K+]i ) = 26 ln([K+]i /[K+]o ) (mV)

Dấu trừ trong biểu thức ECl là do Z = -1 với Cl-.

Lưu ý: Phương trình Nernst còn có thể viết dưới dạng tương đương như sau:

8
EK = vi – vo = (RT/zF) ln([K+]o /[K+]i )

trong đó R là hằng số khí, F là hằng số Faraday. Khi đó ở nhiệt độ phòng:

EK = vi – vo = 26 ln([K+]o /[K+]i ) ≈ 58 log10([K+]o /[K+]i )

Hình 3.5: Walter Nernst (1864-1941)

3.3.3. CÂN BẰNG DONNAN:


Xét neuron ở trạng thái dừng (cân bằng), thấm với nhiều loại ion, chẳng
hạn Na+ , K+ và Cl- , với các thế Nernst có thể tính được từ phương trình Nernst.
Khi đó thế màng Vm = vi – vo được xét với sự tham gia của mọi loại ion khảo sát.
Trong phần này chỉ xét hai loại ion. Trường hợp nhiều loại ion sẽ được xét ở phần
sau.
Giả sử màng thấm đối với K + và Cl-, nhưng không thấm với cation R + kích
thước lớn nằm ở ngoài màng. Để cân bằng, thế Nernst cho hai loại ion phải bằng
nhau, tức EK = ECl , hay:

(kT/q) ln([K+]o /{ K+]i ) = (kT/q) ln([K+]i /{ K+]o )

9
Suy ra:
[K+]o /{ K+]i = [Cl-]i /{Cl-]o

Hệ thức trên được gọi là cân bằng Donnan. Nguyên lý tương ứng của nó là
sự trung hòa điện tích khối, phát biểu rằng số các cation trong một thể tích bằng
số anion. Như vậy ở trạng thái cân bằng, các ion vẫn khuếch tán qua màng, nhưng
một ion K qua màng phải kèm với một ion Cl để nguyên lý bảo toàn trên không bị
vi phạm.

Thí dụ 3.2: Màng tế bào thấm với K+ và Cl-, nhưng không thấm với R+ kích thước
lớn. Hãy tìm nồng độ cân bằng với các đều kiện ban đầu như sau: [KCl] o = 400
mM, [KCl]i = 100 mM, [RCl]i = 500 mM.

Giải:
Vì khối lượng bảo toàn, nên:

[K+ ]i + [K+ ]o = 500


[Cl- ]i + [Cl- ]o = 1000

Theo nguyên lý trung hòa điện tích khối:

[K+ ]i + 500 = [Cl- ]i


[K+ ]o = [Cl- ]o
Theo cân bằng Donnan:

[K+]o /{K+]i = [Cl-]i /[Cl-]o

Từ hệ thức bảo toàn khối lượng, rút ra các giá trị [K +]o và [Cl-]o rồi thế vào
biểu thức trên, thu được:

(500 – [K+]i) / {K+]i = [Cl-]i / (1000 - [Cl-]i )

Để khử [Cl-]i , dùng hệ thức bảo toàn điện tích khối:

(500 – [K+]i) / [K+]i = ([K+]i + 500) / (1000 –[K+]i - 500)


= ([K+]i + 500) / (500 –[K+]i)

Từ đó tính được {K+]i = 167 mM ở trạng thái dừng. Từ bảo toàn khối
lượng và bảo toàn điện tích khối, cũng tính được [Cl -]i = 667 mM và [Cl-]o = 333
mM. Ở trạng thái dừng và nhiệt độ phòng, thế Nernst cho từng loại ion bằng:

EK = vi – vo = 26 ln(333/167) = 18 mV

10
3.3.4. PHƯƠNG TRÌNH GOLDMAN:
Thực nghiệm cho thấy, thế nghỉ ở sợi trục lớn của một loài nhuyễn thể là
mực có giá trị khoảng (- 60 mV), không tương ứng với thế Nernst của Na + hay K+.
Điều đó cho thấy, cần xét các ion một cách đồng thời. Khi đó mỗi loại ion tác
động thế màng Vm qua nồng độ và tính thấm của nó. Phương trình Goldman mô tả
định lượng quan hệ giữa Vm và các ion khi thế màng hay điện trường là hằng
định. Thế nghỉ thỏa mãn điều kiện đó. Vì thế đầu tiên ta dẫn ra phương trình
Goldman cho K+ và Cl- , sau đó mở rộng thêm cho cả Na +. Phương trình này được
các nhà sinh lý dùng để tính thế màng cho nhiều loại tế bào và được Hodgkin,
Huxley và Katz dùng để nghiên cứu sợi trục lớn của mực trong loạt công trình
đoạt giải Nobel.
Để đưa ra biểu thức thế màng cho K+ và Cl-, cần viết phương trình dòng
cho từng loại ion một cách riêng biệt dưới tác dụng của điện trường hay thế hằng
định. Sau đó dùng điều kiện trung hòa điện tích khối để dẫn ra phương trình
Goldman.

Ion K+ :
Phương trình dòng của K+ với độ linh động ìK có dạng:

JK = - (kT/q)μK d[K+]/dx - μK ZK [K+]dv/dx

Vì điện trường hằng định,

dv/dx = Δv/Δx = V/r (r là kích thước xuyên màng)

Qua các bước biến đổi trung gian, cuối cùng thu được:

JK = (qVPK /kT) ([K+]o – [K+]i exp(-qV/kT))/(exp(-qV/kT) – 1)

với PK là tính thấm của ion K+.

Ion Cl-:
Tương tự, ta có:

JCl = (qVPCl /kT) ([Cl-]o exp(-qV/kT) - [Cl-]i) / ( exp(-qV/kT) – 1)

với PCl là tính thấm của ion Cl-.

Gộp chung các ion K+ và Cl- :

Từ điều kiện trung hòa điện tích khối, ta có:

11
PK ([K+]o – [K+]i exp(-qV/kT)) = PCl ([Cl-]o exp(-qV/kT) - [Cl-]i)
Do đó số hạng e mũ có dạng:

exp(-qV/kT) = (PK [K+]o + PCl [Cl-]i )/( PK [K+]i + PCl [Cl-]o )

Từ đó ta có:

V = vo – vi = - (kT/q) ln[(PK [K+]o + PCl [Cl-]i )/( PK [K+]i + PCl [Cl-]o )]

Và thế màng:

Vm = vi – vo = (kT/q) ln[(PK [K+]o + PCl [Cl-]i )/( PK [K+]i + PCl [Cl-]o )]

Đây là phương trình Goldman cho thế màng ứng với hai loại ion K + và
Cl- . Nếu xét cả ion Na+ thì nó có dạng:

Vm = (kT/q)ln[(PK[K+]o + PNa[Na+]o + PCl[Cl-]i )/(PK[K+]i + PNa[Na+]i + PCl[Cl-]o)]

với PNa là tính thấm của ion Na+.

Giả sử PK » PNa và PCl , khi đó thế màng có dạng:

Vm ≈ (kT/q) ln(PK [K+]o / PK [K+]i) = (kT/q) ln([K+]o / [K+]i)

Nói cách khác, khi tính thấm của một ion rất lớn so với các ion khác,
phương trình Goldman sẽ dẫn về phương trình Nernst cho loại ion đó.

Bảng 3.1 và 3.2 dưới đây cung cấp số liệu của các ion quan trọng giữa hai
phía của màng tế bào, tỉ số thấm giữa chúng và thế Nernst đối với axon khổng lồ
của mực ống và của cơ ếch. Axon khổng lồ mực ống thường được chọn vì nó có
kích thước lớn, không có vỏ myelin và dễ sử dụng. Nói chung nồng độ ion trong
và ngoài màng ở neuron động vật có xương sống thấp hơn ở axon khổng lồ của
mực ống khoảng 3-4 lần.

Thí dụ 3.3: Tính thế màng cho axon khổng lồ mực ống ở 6,3oC.

Giải: Dùng phương trình Goldman và số liệu tại bảng 3.1, ta được:

Vm = 25.3 x ln((1x20 + 0.04x440 + 0.45x52)/(1x400 +0.04x50 + 0.45 x 560))


= - 60 mV

12
Bảng 3.1: Nồng độ các ion quan trọng ở axon khổng lồ mực ống,
tỉ số tính thấm và thế Nernst của chúng (*)
Ion Bào tương Dịch kẽ Tỉ số tính Thế Nernst
(mM) (mM) thấm (mV)
K +
400 20 1 -74
Na +
50 440 0,04 55
Cl- 52 560 0,45 -60
(*) Lưu ý tính thấm là tương đối, tức tỉ số PK : PNa : PCl .
Số liệu đo tại 6,3oC, tương ứng với kT/q xấp xỉ 25.3 mV.

Bảng 3.2: Nồng độ các ion quan trọng ở cơ ếch, tỉ số tính thấm
và thế Nernst của chúng (*)
Ion Bào tương Dịch kẽ Tỉ số tính Thế Nernst
(mM) (mM) thấm (mV)
K +
140 2.5 1 -105
Na+ 13 110.0 0.019 56
Cl -
3 90.0 0.381 -89
(*) Số liệu đo tại nhiệt độ phòng, nên kT/q = 26 mV.

3.4. MÔ HÌNH MẠCH ĐIỆN CỦA MÀNG TẾ BÀO:


Một trong những tiếp cận cơ bản của vật lý là mô hình hóa đối tượng khảo
sát bằng một mô hình thích hợp, có thể là mô hình toán học hay mô hình vật lý.
Trong phần này ta sẽ xét một cách sơ lược mô hình mạch điện của màng tế bào,
điều cần thiết để thảo luận mô hình Hodgkin – Huxley về thế hoạt động. Mô hình
Hodgkin – Huxley có ưu điểm là khảo sát được các kênh ion phụ thuộc điện thế và
phụ thuộc thời gian. Mô hình mạch điện dựa trên thực tế là tế bào thần kinh có ba
tính chất điện thụ động: sức điện động, trở kháng và điện dung.

Hình 3.6: Mô hình mạch điện của màng tế bào.

13
Qua hệ kênh đặc hiệu, gradient nồng độ của từng loại ion sẽ tạo ra sức điện
động buộc loại ion đó vận chuyển (thụ động) qua màng. Nói cách khác, thế Nernst
được xem như nguồn điện tạo ra dòng điện (dòng ion) xuyên màng.
Bên cạnh đó, mỗi loại kênh đều có độ dẫn riêng, đặc trưng cho cường độ
dòng ion qua kênh. Vì hệ kênh của một loại ion gồm nhiều kênh song song nhau,
như hệ dây dẫn mắc song song, nên độ dẫn tổng cộng sẽ bằng số kênh N nhân với
độ dẫn một kênh G’: G = N x G’. Thuận tiện hơn nếu dùng khái niệm điện trở, là
nghịch đảo của độ dẫn R = 1/G. Kết quả là với hệ kênh cho một loại ion, ta có
mạch điện tương đương gồm một trở kháng R mắc nối tiếp với một nguồn điện E,
là thế Nernst cho loại ion đó.
Điện dung xuất hiện khi hai vật dẫn tách rời nhau nhờ chất cách điện. Ở tế
bào, bào tương và dịch kẽ đều là vật dẫn, còn lớp lipid kép là vật cách điện. Ở
màng neuron, điện dung có giá trị 1 µF/cm2. Điện dung màng buộc các ion không
thể qua màng, ngoại trừ qua hệ kênh. Ngoài ra sơ đồ mạch điện cũng bao gồm
bơm Na-K, là yếu tố quyết định để duy trì các gradient nồng độ.
Kết quả là trong mô hình mạch điện của màng tế bào, có ba hệ kênh cho
các ion Na, K và Cl mắc song song; song song với chúng là điện dung và bơm Na-
K (hình 3.6). Mô hình này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc tính toán các
đặc trưng định lượng của màng dựa trên một số kết quả đo đạc đầu vào.

3.5. MÔ HÌNH HODGKIN – HUXLEY CỦA THẾ TÁC DỤNG:


Năm 1952, Hodgkin và Huxley xuất bản năm công trình mô tả các thí
nghiệm và mô hình thực nghiệm cho thế tác dụng của axon khổng lồ ở mực. Cùng
một số công trình khác, chúng đã mang lại giải Nobel sinh lý học và y học cho các
tác giả (và Katz) vào năm 1958. Bốn công trình đầu mô tả loạt thí nghiệm về
những thay đổi ở màng khi xuất hiện thế hoạt động; công trình cuối đưa ra mô
hình thực nghiệm dựa trên việc làm khớp số liệu với hàm e mũ.

3.5.1. THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ THÍ NGHIỆM CỐ ĐỊNH ĐIỆN THẾ:


Vì tế bào thần kinh có khả năng dẫn thế hoạt động nên các tín hiệu có thể
dẫn truyền trên khoảng cách xa trong hệ thần kinh. Đặc trưng quan trọng của thế
hoạt động là nó không suy giảm biên độ theo khoảng cách. Nó xuất hiện khi thế
màng Vm tăng tới giá trị ngưỡng (khoảng - 40 mV) tại gò axon (vùng nối giữa thân
tế bào và axon).
Để nghiên cứu thế hoạt động, Hodgkin và Huxley dùng axon lớn không có
myelin của mực vì nó có đường kinh lớn (đến 1 mm) và sống được trong nước
biển có nhiệt độ 6,3oC trong nhiều giờ. Để khảo sát có kết quả, họ dùng hai kỹ
thuật thí nghiệm mới là cố định không gian và cố định điện thế.
Cố định không gian cho phép tạo ra thế V m hằng định trên một diện tích
màng lớn nhờ gắn dây dẫn bạc vào axon, do đó loại trừ được điện trở của nó. Cố
định điện thế cho phép kiểm soát V m nhờ loại bỏ được sự khử cực tiếp theo do
dòng ion Na đi vào và dòng ion K đi ra khi tính thấm màng thay đổi. Việc lựa

14
chọn axon lớn của mực cũng may mắn vì hai lý do: nó lớn nên dễ thao tác và sống
lâu trong nước biển; và nó chỉ có hai kênh ion phụ thuộc điện thế và thời gian.
Những loại neuron khác có nhiều kênh hơn nên việc phân tích trở nên rất khó
khăn, thậm chí không thể thực hiện được.

Cố định điện thế:


Để nghiên cứu các kênh có điện trở phụ thuộc vào điện thế và thời gian đối
với K và Na+, Hodgkin và Huxley dùng kỹ thuật cố định điện thế để chỉ xét sự
+

phụ thuộc theo thời gian mà thôi. Sơ đồ mạch điện của màng ứng với kỹ thuật cố
định điện thế có dạng như sơ đồ dưới đây (sơ đồ mạch cố định điện thế).

Hình 3.7: Kĩ thuật cố định điện thế.

Khi đó, áp dụng định luật Ohm cho mạch điện, có thể thu được trở kháng
hay độ dẫn của các kênh K+ và Na+ :

IK = (Vm – EK) / RK = GK (Vm – EK)

INa = (Vm – ENa) / RNa = GNa (Vm – ENa)

với EK và ENa là thế Nernst của K+ và Na+ . Các độ dẫn này được vẽ như hàm của
điện thế cố định từ -50 tới 20 mV được cho ở hình dưới đây.

15
Hình 3.8: Độ dẫn của Na+ và K+ tại các giá trị thế nghỉ khác nhau.

3.5.2. PHƯƠNG TRÌNH MÔ TẢ GK VÀ GNa:


Từ hàng loạt các giá trị GK và GNa có biên độ và thời gian khác nhau,
Hodgkin và Huxley thu được các phương trình thực nghiệm phi tuyến mô tả thế
tác dụng. Để làm được điều đó, họ dùng qui luật e mũ và lũy thừa dạng:

G(t) = (A + B e- C t )D

Giá trị hệ tham số A - D được lượng giá từ các số liệu cố định điện thế đối với
axon lớn của mực. Hodgkin và Huxley chọn D = 4 để có sự phù hợp tốt nhất với

16
thực nghiệm. Hình bên dưới là các giá trị Vm, GK và GNa được tính toán nhờ một
thuật toán chuyên biệt dựa trên các số liệu đo đạc.

Hình 3.9: Tương quan giữa thế hoạt động và độ dẫn của hai ion.

Ion K+ :
Độ dẫn đối với ion K có dạng tăng lên giá trị cực đại khi có kích thích. Vì
thế nó được biểu diễn bằng hệ thức Hodgkin - Huxley tổng quát như sau:

GK = G*K n4

trong đó G*K là độ dẫn K+ cực đại, n là hằng số tốc độ và là nghiệm của phương
trình vi phân:

dn/dt = αn (1 – n) – βn n

với:
αn = 0,01(V + 10)/[e(V+10)/10 – 1]

V là sự lệch khỏi thế nghỉ và phải có giá trị âm. Kết quả là độ dẫn G K của ion K+
phụ thuộc vào cả điện thế V và thời gian t.

Ion Na+:
Độ dẫn GNa của ion Na+ tăng đến giá trị cực đại rồi giảm dần. Về mặt toán
học nó có thể biểu diễn dưới dạng tích hai hàm số, một hàm mô tả pha tăng, một
hàm mô tả pha giảm:

17
GNa = G*Na m3 h

với G*Na là độ dẫn ion Na cực đại; m và h là các hằng số tốc độ và là nghiệm của
hai phương trình vi phân:

dm/dt = αm (1 – m) – βm m

trong đó:
αm = 0,01(V + 25)/[e(V+25)/10 – 1]

βm = 4 eV/18
và:
dh/dt = αh (1 – h) – βh h

trong đó:

αh = 0,07 eV/20
βm = 1/ [e(V+30)/10 + 1]

Chú ý rằng m mô tả pha tăng còn h mô tả pha giảm của G Na . n, m, h là các


đại lượng không thứ nguyên, có giá trị nằm trong khoảng từ 0 tới 1.

3.5.3. PHƯƠNG TRÌNH PHỤ THUỘC THỜI GIAN CỦA THẾ MÀNG:
Hình dưới đây là mô hình màng tế bào khi có kích thích ngoài I m, đủ lớn để
tạo thế hoạt động. Dùng qui luật dòng điện Kirchhoff ở bào tương, ta có:

Im = GK (Vm – EK) + GNa (Vm – ENa) + (Vm – El)/Rl + Cm dVm/dt

với GK và GNa là hai độ dẫn phụ thuộc điện thế và thời gian vừa thu được ở trên;
các kênh thụ động của cả ba ion K, Na và Cl được mô tả bằng kênh rò với trở
kháng Rl và thế Nernst El . Từ đó suy ra:

dVm/dt = (1/ Cm)[Im - GK (Vm – EK) - GNa (Vm – ENa) - (Vm – El)/Rl ]

Để tìm thế màng ở trạng thái kích thích, cần giải bốn phương trình vi phân
nói trên và sáu phương trình đại số cho các hệ số. Vì hệ phương trình là phi tuyến
nên không thể thu được nghiệm giải tích, mà chỉ có thể thu được nghiệm số trên
máy tính mà thôi.

18
Hình 3.10: Sir Andrew Huxley tại ĐH Ba ngôi,Cambridge, 7-2005

Bên cạnh neuron, các loại tế bào khác cũng có thế hoạt động liên quan với
việc truyền hay khuếch đại tín hiệu. Nhiều nguyên lý đã trình bày có thể áp dụng
cho chúng, tuy nhiên các phương trình mô tả thế tác dụng sẽ có dạng khác dạng
của neuron. Chẳng hạn với thế hoạt động của tim, ta có các mô hình DiFranceso-
Noble, Luo-Rudy hay các mô hình khác, chứ không phải mô hình Hodgkin-
Huxley.

Thí dụ 3.4: Phải chăng khoa học bỏ quên một nửa bộ não?

Thiên tài của Albert Einstein nằm ở đâu trong bộ não ông? Theo
nhà khoa học Marian C. Diamond tại Đại học California, một trong
những người đã khảo sát các hình ảnh sinh thiết não Eisntein, câu trả
lời không nằm ở số lượng hay kích thước các neuron, mà có thể ở hệ tế
bào đệm. Bà thấy tại vỏ não liên hợp, vùng tổ chức đặc trưng cho hoạt
động nhận thức cao cấp, số lượng các tế bào đệm lớn một cách bất
thường so với các cấu trúc khác trong não Einstein.
Ngày càng có nhiều bằng chứng đáng tin cậy chứng tỏ rằng, các tế
bào đệm có vai trò quan trọng hơn những gì từng được giới thần kinh
học giả thuyết. Trong nhiều thập kỉ, khoa học tập trung chú ý tới

19
neuron như cấu tử truyền tin cơ bản. Và mặc dù có số lượng lớn gấp 10
lần, hệ tế bào đệm chỉ được xem là có vai trò bổ trợ: bảo vệ và nuôi
dưỡng hệ neuron. Dựa trên sự bổ trợ đó, các neuron tự do liên lạc qua
các điểm giao tiếp nhỏ xíu gọi là synapse và hình thành một mạng lưới
khổng lồ các liên kết, giúp chúng ta tư duy, nhớ nhung hay nhảy lên vì
vui sướng.
Những tiến bộ mới trong lĩnh vực thần kinh học đã làm thay đổi bức
tranh nói trên. Hiện khoa học thấy rằng, các tế bào đệm luôn luôn liên
lạc với neuron và với nhau về các thông điệp lan truyền dọc neuron.
Chúng có thể thay đổi nội dung thông điệp tại khe synapse giữa các
neuron, thậm chí còn tác động đến việc xác định vị trí hình thành các
synapse mới. Bằng cách đó hệ tế bào đệm có thể có vai trò quyết định
đối với quá trình học và hình thành trí nhớ, cũng như sửa chữa các tổn
thương thần kinh. Bên cạnh các xung thần kinh quen thuộc, hệ tín hiệu
điện một chiều dọc các tế bào đệm (phát hiện của Robert O. Becker tại
Đại học New York những năm 1960) có thể là phương thức truyền tin
thứ hai của hệ thần kinh. Hệ thông tin này có vai trò quan trọng trong
quá trình tăng trưởng, sửa chữa và tái sinh. Và nó cũng có thể có vai
trò quyết định trong các hoạt động thần kinh cao cấp, bên cạnh hệ tín
hiệu điện hóa quen thuộc. Đó chính là lời giải cho thiên tài của
Einstein?

3.6. DÒNG ĐIỆN VẾT THƯƠNG VÀ SỰ TÁI SINH:


3.6.1. CÁC ĐIỆN THẾ SINH HỌC MỘT CHIỀU:
Nhà phẫu thuật chỉnh hình Robert O. Becker tại Đại học New York là
người đầu tiên tiến hành khảo sát các điện trường sinh học một chiều DC một cách
hệ thống. Các điện thế đó có thể đo được dễ dàng trên thực vật và động vật, kể cả
con người. Cấu trúc không gian của chúng phù hợp với sắp xếp của hệ thần kinh
trung ương, với các vùng điện thế dương nằm gần các cấu trúc thần kinh chủ yếu
như não, tủy sống, các đám rối thần kinh ngực và lưng, còn các vùng điện thế âm
nằm ở các cấu trúc thần kinh ngoại biên.
Cũng như vậy, bề mặt da luôn âm hơn so với da, nên luôn có một gradient
điện thế tồn tại trong tổ chức da. Những gradient như vậy cũng xuất hiện ở các
xương dài với điểm giữa dương hơn so với đầu mút và vùng có hoạt tính tế bào
tăng (minh họa các điện trường sinh học ở người và kỳ nhông).
Khi da bị tổn thương, một dòng điện không đổi sẽ đi từ da tích điện dương
hơn tới vùng vết thương và tái thâm nhập lớp da bên dưới lớp thượng bì. Dòng
điện vết thương cũng tạo ra một hiệu điện thế từ bên ngoài vùng không tổn thương
tới mép vết thương, tạo nên một gradient điện theo chiều ngang. Gradient này kích
thích các tế bào biểu mô ở mép vết thương tái sinh và tăng trưởng khép kín vết
thương. Khi vết thương lành, cấu trúc bề mặt được khôi phục và gradient điện thế
theo chiều ngang sẽ biến mất.

20
3.6.2. BÍ ẨN CỦA TÁI SINH:
Theo nghĩa rộng, tái sinh không chỉ là lành vết thương, mà còn có thể là sự
thay thế toàn bộ một bộ phận cơ thể bị mất, nhất là với động vật bậc thấp. Chẳng
hạn ở kỳ nhông, sự tái sinh mạnh đến mức khi đoạn chi, một chi mới sẽ mọc ra
thay thế hoàn toàn chi đã mất.
Nhiều nghiên cứu trong những năm 1940 - 1960 cho thấy, hệ thần kinh có
vai trò quan trọng trong quá trình tái sinh ở kỳ nhông. Marcus Singer thuộc Đại
học y khoa Harvard thự hiện một khám phá quan trọng: sự tái sinh chỉ xẩy ra khi
khối lượng tổ chức thần kinh còn hoạt động tại vùng tổn thương không thấp hơn
một giá trị ngưỡng vào khoảng 30%. Điều đó chứng tỏ các xung thần kinh không
liên quan với quá trình tái sinh, vì nếu không thì sự tái sinh sẽ giảm dần về mức độ
khi ở dưới ngưỡng 30%, chứ không đột ngột mất đi như xẩy ra trong thí nghiệm.
Phát hiện của Singer cũng giải thích vì sao khả năng tái sinh giảm dần theo
bậc thang tiến hóa, sinh vật càng tiến hóa thì tái sinh càng kém. Tỷ lệ giữa khối
lượng cơ thể và tổng khối lượng của hệ thần kinh là như nhau ở hầu hết các động
vật, nhưng thần kinh càng tập trung ở não thì động vật càng tiến hóa. Điều đó làm
giảm lượng tế bào thần kinh cần thiết để kích thích sự tái sinh ở ngoại biên,
thường không đạt mức ngưỡng.

21
Hình 3.11: Điện thế khi lành và khi chấn thương.

Nghiên cứu của Becker từ 1958 cho thấy, sự tái sinh có quan hệ chặt chẽ
với với các điện trường sinh học một chiều nói ở trên. So sánh kỳ nhông với loại
ếch không tái sinh (không mọc chi mới thay chi bị cắt), Becker thấy một ngày sau
đoạn chi, điện thế sinh học của cả hai đều tăng từ khoảng -10 mV lên tới +20 mV.
Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, điện thế kỳ nhông giảm dần về zero trong khi điện thế
ếch hầu như không đổi. Sau đó điện thế ở kỳ nhông đảo ngược về giá trị âm và sau
hai tuần đạt tới giá trị hơn -30 mV. Đó là lúc sự tái sinh đạt mức độ cực đại. Sau
ba tuần, khi chi đã được tái sinh đầy đủ (mọc ra chi mới), điện thế giảm về giá trị
tiêu chuẩn (khoảng -10 mV). Trong khi đó điện thế ở ếch tuy cũng giảm cường độ
khi mô sẹo hình thành nhưng vẫn chưa đạt tới giá trị zero. Chỉ khi vết cắt mọc sẹo
hoàn toàn, điện thế mới trở về giá trị tiêu chuẩn. Như vậy, dòng điện vết thương có
giá trị âm chính là dấu hiệu của sự tái sinh hoàn chỉnh.

22
Hình 3.12: Dòng điện vết thương và cơ chế tái sinh ở kì nhông.

Dòng điện vết thương có liên hệ với các dây thần kinh như thế nào? Nghiên
cứu chi tiết hơn, Becker đưa ra được tiến trình tái sinh ở kỳ nhông như sau. Ngay
sau đoạn chi, các tế bào ngoài cùng của da phát triên phủ qua vết cắt. Một hai ngày
sau, dây thần kinh mọc dài ra và tạo thành các cầu nối bất thường với mọi tế bào
da (cầu nối thần kinh - biểu bì). Hệ cầu nối này là yếu tố quyết định cho quá trình
tái sinh, và bất cứ kỹ thuật nào ngăn chặn việc hình thành chúng cũng sẽ ngăn
chặn sự tái sinh. Từ hệ cầu nối này, các dòng điện sinh học sẽ chạy ngược về trung
tâm (dòng điện âm), biến các tế bào trở thành hệ tế bào mầm (quá trình khử biệt

23
hóa). Các tế bào mầm tái biệt hóa, dẫn tới sự tái sinh. Quá trình tạo cầu nối →
dòng điện âm → khử biệt hóa → biệt hoá lại như thế cứ xẩy ra mãi cho đến khi
hoàn thành sự tái sinh đầy đủ, tức một chi mới được mọc ra hoàn chỉnh (minh
họa).

Như trên đã nói, sự tái sinh không liên quan với các xung thần kinh, vậy
bản chất dòng điện âm từ các cầu nối thần kinh - biểu bì là gì? Cùng với đồng
nghiệp và học trò, Becker phát hiện ra rằng, chính các tế bào đệm, cụ thể là tế bào
Schwann, là nguồn gốc của các dòng điện một chiều đặc trưng cho quá trình tái
sinh. Nói cách khác, chính hệ thần kinh thứ hai (thuật ngữ của Becker) này quyết
định quá trình tăng trưởng, sửa chữa và tái sinh. Ta càng có thêm chứng lý để nói
rằng, quả thật khoa học chưa quan tâm đầy đủ tới một nửa khác của bộ não.

3.7. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN Ở HỆ XƯƠNG:


3.7.1. CẤU TRÚC VÀ SIÊU CẤU TRÚC CỦA XƯƠNG:
Trong cơ thể, xương là loại tổ chức cấu trúc từ chất hữu cơ và khoáng vô
cơ. Mặc dù tỉ lệ thay đổi tùy thuộc vào loại xương và tuổi tác, nói chung một phân
ba xương là chất hữu cơ, còn lại là vô cơ. Chất hữu cơ trong xương gồm chất căn
bản, sợi collagen và tế bào xương. Khoáng trong xương chủ yếu là tinh thể
hydroxyapatite [Ca3(PO4)2 ].Ca(OH)2 và một chút CO3, Mg, K, Na.
Xương luôn phát triển ở vùng có sức căng cơ học và tiêu hủy ở nới thiếu áp
lực. Vì thế bệnh nhân nằm liệt giường mất khoảng 0,5 g can xi một ngày. Trong
các chuyến bay vũ trụ đầu tiên, do tình trạng phi trọng lượng các phi hành gia mất
tới 3 g can xi hàng ngày. Hiện nay các chương trình luyện tập đặc biệt đã giảm
thiểu nguy cơ đó, giúp các chuyến bay dài ngày có người trở thành hiện thực.
Cơ thể sống luôn phát triển theo cách tối thiểu hóa nhu cầu năng lượng, nên
xương phải phát triển tiết kiệm và an toàn. Định luật Wolff (1892) nói rằng,
xương đáp ứng với sức căng cơ học bằng cách tăng trưởng kháng lại nó. Cơ chế
của qui luật vạn năng này là hiệu ứng áp điện của xương. Đây là cách thể hiện mối
liên hệ giữa sức căng cơ học và điện thế trong chất rắn. Chính nhờ mối liên hệ này
mà các điện thế ngoài có thể dùng để gia tốc sự liền xương, kể cả mới gãy xương
hay chậm và không liền xương.
Ở mức độ siêu cấu trúc, sợi collagen và tinh thể apatite sắp xếp một cách
đều đặn theo sơ đồ dưới đây. Về mặt điện học, hệ collagen - apatite tạo thành cầu
bán dẫn PN, với tinh thể apatite là chất bán dẫn loại P mang điện dương (positive),
còn sợi collagen là chất bán dẫn loại N mang điện âm (negative). Do cấu trúc như
vậy mà xương hoạt động như một bộ chỉnh lưu, cho các dòng điện đi qua nó theo
một chiều ưu tiên.

24
Hình 3.13: Siêu cấu trúc của xương.

3.7.2. HIỆU ỨNG ÁP ĐIỆN:


Áp điện (piezoelectric) có nghĩa là điện gây ra do áp lực cơ học. Có thể
thấy rõ điều đó qua các tinh thể ion. Hình vẽ dưới đây là hai dạng tinh thể ở trạng
thái bình thường và trạng thái bị nén, với các vòng tròn lớn biểu diễn cho loại ion
điện tích ngược dấu với của vòng tròn nhỏ. Chúng đặc trưng cho hai dạng đối
xứng: đối xứng tâm và đối xứng không có tâm. Đối xứng tâm là đối xứng mà tinh
thể quay quanh trục thẳng đứng một góc bằng số nguyên lần góc 90 o thì lại trở về

25
trạng thái như ban đầu. Đối xứng không có tâm chỉ đạt được điều đó bằng việc
quay một góc đúng bằng 360o. Khi chịu áp lực, tinh thể đối xứng tâm sẽ nở ra theo
chiều ngang một cách đồng nhất và vẫn duy trì được sự cân bằng điện tích trên hai
bề mặt.
Các ion của phân tử trong tinh thể không đối xứng tâm thì tạo thành các
lưỡng cực nhỏ, vì điện tích của loại phân tử không đối xứng không bao giờ được
phân bố một cách đối xứng. Vì vậy khi loại tinh thể này chịu áp lực, các phân tử
của nó sẽ quay một chút, nên một loại ion sẽ xuất hiện trên bề mặt tinh thể nhiều
hơn loại ion khác một chút. Kết quả là một điện thế sẽ xuất hiện giữa hai bề mặt
tinh thể, do sự phân bố bất đối xứng các điện tích trái dấu nhau.
Nếu áp lực tác động là σ và sự thay đổi kích thuớc tương đối ∆l/l là ε, định
luật đàn hồi Hooke sẽ mô tả tương quan giữa chúng qua modul đàn hồi G như sau:

σ = G.ε

Trong trường hợp điện tích áp điện, mật độ phân cực P (đo được bằng vôn
kế) cũng tỉ lệ với áp lực:

P = δ.σ

với δ là hằng số áp điện.

Hiệu ứng áp điện của xương do nhà chấn thương người Nhật Iwao Yasuda
nghiên cứu từ 1954 và khẳng định cùng nhà vật lý Eiichi Fukuda vào năm 1957.
Khi tác động một lực lên xương, trên hai bề mặt xương sẽ xuất hiện các điện tích
trái dấu nhau, với mặt bị nén ép mang điện âm so với mặt bị căng giãn mang điện
dương (hình 3.10). Những phép đo tiếp theo cho thấy, điện thế xuất phát từ
collagen hơn là từ hydroxyapatite.

Nhưng nghiên cứu chi tiết hơn của Steinberg và đồng sự (1973) cho thấy,
thế áp điện thay đổi cả khi áp lực hằng định. Dưới đây là hai hình vẽ minh họa cho
sự phụ thuộc của thế cực đại vào tải ở các tốc độ biến dạng xương khác nhau và
vào tốc độ biến dạng xương ở các tải khác nhau. Các hình vẽ này cho thấy, thế cực
đại cũng tăng khi tải tăng, đúng theo định luật Hooke, nhưng không chỉ có vậy.
Điều đó cho thấy trạng thái áp điện của xương không đơn giản như ở tinh thể đơn
thuần. Nói cách khác nó phụ thuộc không chỉ vào áp lực, mà còn vào thời gian, thể
hiện qua tốc độ biến dạng. Sự phụ thuộc này chỉ ra rằng, thế giảm hoặc do rò rỉ
điện tích qua bó xương hay trên bề mặt xương, hoặc do giảm sức căng nhờ quá
trình hồi phục đàn hồi nhớt. Có thể hai quá trình cùng xảy ra, nhưng sự hồi phục
đóng vai trò thiết yếu hơn.

26
Hình 3.14: Sự phụ thuộc của thế áp điện vào tải và vào tốc độ biến dạng xương.

3.7.3. TÁI SINH XƯƠNG BẰNG KÍCH THÍCH ĐIỆN:


3.7.3.1. Hệ điều khiển quá trình sinh và hủy xương:
Nghiên cứu của các nhà chỉnh hình Hoa Kỳ như Becker, Bassett… cho
thấy, các điện tích âm gây sinh xương do kích thích các tạo cốt bào, còn điện tích
dương gây hủy xương do kích thích các hủy cố bào. Điều đó dẫn họ tới giả thuyết

27
hợp lý: dòng điện âm có thể kích thích tăng trưởng xương (Yasuda và Fukuda
không thành công vì dùng dòng xoay chiều). Trên xương đùi chó, họ thấy một
lượng lớn xương mới chỉ xuất hiện quanh điện cực âm, trong khi quanh điện cực
dương thì không thấy gì.
Theo Becker (1985), hệ điều khiển điện cho định luật Wolff có thể biểu
diễn bằng sơ đồ dưới đây (minh họa). Còn theo Bassett (1989), cũng có thể đưa ra
một sơ đồ tổng quát giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của các dòng tế bào khác
nhau trong xương với sự tham gia của các hiện tượng điện gồm nhiều thành phần,
tuân thủ các nguyên lý hồi tác và khuếch đại tính hiệu.

Hình 3.15: Thế áp điện (trên), khả năng tự nắn chỉnh (giữa) và tăng tái sinh
xương do dòng điện âm (dưới).

28
Các sơ đồ trên có nhiều ý nghĩa trong sinh học và y học. Đầu tiên chúng có
thể giải thích khả năng tự nắn chỉnh của xương, tức xu hướng tái khôi phục hình
dạng ban đầu khi xương bị biến dạng. Chúng cũng giải thích tại sao trẻ em lại có
khả năng sửa chữa can xương bị lệch. Tiếp theo chúng lý giải được nguyên nhân
loãng xương do thiếu vận động và do tình trạng không trọng lực: trong cả hai
trường hợp, do thiếu các áp lực tác động lên xương, nên hệ điều khiển điện sinh
học bị rối loạn, dẫn tới quá trình sinh và hủy xương cũng rối loạn theo.

Tuy nhiên ý nghĩa lớn nhất của các sơ đồ trên nằm ở chỗ, các tính hiệu điện
từ ngoại sinh có thể tăng cường quá trình tái tạo mô xương, theo sơ đồ nguyên tắc
sau đây:

Kích thích điện


không đặc hiệu

Hoạt tính điện sinh học
của xương

Phân chia và
di cư tế bào

Hình thành
can xương

Chữa lành
vết gãy xương

3.7.3.2. Các kỹ thuật điện từ trường trong chấn thương chỉnh hình:
Năm 1978, Cơ quan quản trị dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA chính thức
cho phép dùng ba phương pháp điện từ trường trong kích thích tái tạo mô xương:
cấy điện cực, cảm ứng điện dung và cảm ứng điện từ. Tuy hiệu quả điều trị gần
tương đương nhau, đều đạt khoảng 70 - 80% trên tổng số bệnh nhân, nhưng chúng
có ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp cấy điện cực là có thể cung cấp cho vết
gãy xương một dòng điện âm rất sinh lý, với cường độ nhỏ cỡ microampere (1 µA
= 10-6 A). Một ưu điểm khác là khi đã cấy điện cực, quá trình điều trị độc lập với ý
thích và sự can thiệp của người bệnh.
Nhược điểm của phương pháp là phải mổ ít nhất hai lần để cấy và lấy điện
cực khi chấm dứt điều trị, không thể chỉ định khi vết gãy nhiễm trùng, tác dụng
phụ do phản ứng điện hóa tại điện cực. Vì thế nó không được phổ biến rộng rãi.

29
Phương pháp dùng dòng điện xung cao tần cảm ứng điện dung xuất hiện
muộn hơn, với ưu điểm không cần mổ. Tuy nhiên do bộ phát xung cao tần chưa
phổ biến lắm nên phương pháp cũng ít được dùng trong lâm sàng
Phương pháp cảm ứng điện từ tần số cực thấp được phổ biến rộng rãi nhất,
vì khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên. Với một hoặc hai cuộn
dây cảm ứng đặt trên vùng xương gãy, khi cho dòng điện xung chạy qua cuộn dây,
một điện từ trường xung sẽ được tạo ra và do sự cảm ứng điện từ, nó sẽ gây ra trên
vật dẫn điện là xương một dòng điện cảm ứng có các đặc trưng phụ thuộc vào
dòng điện ngoài.
Như vậy việc tạo dòng điện bên trong xương và điều khiển các tham số kỹ
thuật của nó trở nên khá đơn giản và quan trọng nhất là không cần phải mổ. Ngoài
ra bột bó cũng như các hợp kim của dụng cụ kết xương đều là vật liệu thấu từ, nên
không ảnh hưởng tới sự cảm ứng của xương. Hơn thế nữa, điện từ trường xung
còn làm vật ghép trong xương, như kim loại và gốm sứ, liên kết với xương chặt
chẽ hơn. Tuy cũng có nhược điểm là đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong việc
mang cuộn dây và thiết bị, đây là giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất để kích thích điện
các vùng tổ chức xương bất kì.
Phương pháp cảm ứng điện từ được dùng cho nhiều dạng bệnh lý như gãy
xương mới, gãy xương chậm và không liền, khớp giả xương chày bẩm sinh hay
hoại tử đầu xương đùi. Tuy tỉ lệ khỏi bệnh ở từng dạng bệnh có khác nhau, nhưng
phương pháp đều thể hiện được ưu điểm của mình. Năm 1989, Bassett tổng kết
hơn 100 ngàn bệnh nhân đã được điều trị tại trung tâm chỉnh hình thuộc Đại học
Columbia trong 15 năm và đưa ra tỉ lệ thành công 82%. Đó là một kết quả khá nổi
bật xét trên nhiều phương diện.
Cần lưu ý rằng, với tư cách một điều trị đơn thuần không kết hợp với mổ
ghép xương, trong điều trị xương gãy không liền, có ba trường hợp không chỉ định
phương pháp, bao gồm:

1. Khớp giả hoạt dịch


2. Chỗ gãy bất động kém do vị trí giải phẫu khó khăn và do bệnh nhân
không hợp tác.
3. Khe gãy rộng hơn ½ thân xương.

Trong các trường hợp đó, không chỉ định không phải do điện từ trường
xung gây hại trực tiếp, mà do biết trước kết quả sẽ không đạt, chỉ gây lãng phí thời
gian và công sức mà thôi.
Cần lưu ý là phương pháp này có thể dùng độc lập hay kết hợp với các
phương pháp điều trị kinh điển. Nó rất phổ biến tại phương Tây, đặc biệt tại Hoa
Kỳ. Nó là một trong những lý do ra đời của các hiệp hội khoa học như Điện từ
sinh học (Bioelectromagnetism) hay Tăng trưởng và sửa chữa điện sinh học
(Bioelectric Growth and Repair).

30
3.8. KÍCH THÍCH ĐIỆN TRONG Y HỌC:
Các dòng kích thích điện được chia thành ba loại: hạ tần, trung tần và cao
tần. Các dòng tần số thấp có tần số không quá 1000 Hz; các dòng tần số trung bình
trong điều trị thường có dải tần 1 - 10 KHz; còn các dòng cao tần thường đạt tới
mức MHz. Các dòng điện hạ và trung tần gây ra các hiệu ứng kích thích trên cơ
thể, nên được gọi là các dòng điện kích thích (kích thích điện). Còn các dòng cao
tần (sóng ngắn và vi sóng) gây ra hiệu ứng nhiệt sâu trong tổ chức sinh học nên
được gọi là thấu nhiệt cao tần.
Trong y học, kích thích điện được ứng dụng nhằm đạt tới các mục tiêu điều
trị như sau:
1. Tăng sức mạnh cơ.
2. Cải thiện kiểm soát vận động.
3. Kích thích cơ mất chi phối thần kinh hoặc cơ ghép.
4. Giảm thoái hóa cơ không hoạt động.
5. Tăng tầm vận động khớp
6. Giảm nề.
7. Tăng tuần hoàn.
8. Tăng khả năng bơm máu và bạch huyết của cơ.
9. Giảm trương lực cơ bất thường (cứng cơ).
10. Giảm co thắt cơ.
11. Tăng nhận biết cảm giác.
12. Tăng tốc độ và sự chính xác trong vận động.
13. Ngừa loạn dưỡng cơ trong giai đoạn bất động.
14. Tạo thuận co cơ tích cực.
15. Khuyến khích lành vết thương.
16. Cải thiện tư thế.
17. Cung cấp sự hỗ trợ chỉnh hình.
18. Trợ giúp đi lại, ngồi xe đạp hoặc các hoạt động tăng cường chức năng tim
mạch khác.
19. Kích thích liền xương.
20. Giảm đau.
21. Đưa thuốc qua da (ion di).
22. Giảm run và cải thiện chức năng bàn tay.

3.8.1. KÍCH THÍCH ĐIỆN TRÊN HỆ THẦN KINH - CƠ:


3.8.1.1. Các đặc trưng cơ bản:
Khi tương tác với tổ chức sinh học, có nhiều tham số ảnh hưởng tới tác
dụng của dòng điện kích thích, mà trước hết là dạng xung, cường độ I (tính bằng
miliampere, mA) và độ rộng xung điện t (tính bằng miligiây, ms).
Trên hệ cơ, quan hệ giữa cường độ và độ rộng của một xung điện hình chữ
nhật gây co cơ tuân theo định luật Lapipue (1909) - Weiss (1901):

I = a/t + b

31
trong đó a và b là các hằng số thực nghiệm.
Từ biểu thức trên ta thấy khi t → ∞, I → b. Tuy nhiên trên thực tế, với các
xung điện độ rộng khoảng 1000 ms, cường độ I đã đạt tới giá trị cực tiểu I min = b.
Giá trị IR = Imin được gọi là ngưỡng nền (rheobase). Khi đó đường cong I/t (cường
độ - thời gian) có dạng hyperbol.

Hình 3.16: Đường cong I/t cho xung chữ nhật.

Để đặc trưng cho các xung điện về mặt thời gian, người ta đưa ra khái niệm
thời trị tc (chronaxy). Đó là độ rộng xung điện gây co cơ có cường độ gấp hai lần
giá trị ngưỡng nền.

Hình 3.17: Thời trị.

32
Với các xung điện hình tam giác, bài toán trở nên phức tạp hơn nhiều.
Trong khi với xung chữ nhật, cường độ dòng điện hầu như tức thời nhảy lên giá trị
cực đại, thì với xung tam giác, nó không thay đổi đột ngột mà tăng dần trong
khoảng độ rộng xung. Do đặc trưng thích nghi của các tổ chức sống, nên với cùng
độ rộng xung, dòng tam giác phải có cường độ lớn hơn dòng chữ nhật thì mới gây
ra sự co cơ. Nói cách khác, đường cong I/t của xung tam giác có dạng parabol, với
ngưỡng nền lớn hơn ngưỡng nền của xung chữ nhật. Khi cơ bị tổn thương, độ
thích nghi giảm hay mất hẳn, hai đường cong có xu hướng tiến lại gần nhau.

Hình 3.18: Đường cong I/t cho xung tam giác.

Để đặc trưng cho độ thích nghi của hệ cơ đối với các kích thích điện, người
ta dùng khái niệm hệ số thích nghi , được định nghĩa như sau:

 = IR của xung tam giác / IR của xung chữ nhật

Đo đạc thực nghiệm cho thấy, với cơ lành  = (2,7 - 5,0), với cơ thoái hóa
một phần  = (1,5 - 2,7), với cơ thoái hóa hoàn toàn  = (1,0 - 1,5).
Đã có thời gian người ta hy vọng bốn đặc trưng của kích thích điện nói trên
(ngưỡng nền, thời trị, độ thích nghi và đường cong I/t) có ý nghĩa thực hành trong
việc theo dõi trạng thái chức năng của hệ thần kinh - cơ. Nay niềm hy vọng đó đã
tan khi thực tiễn chứng tỏ, chỉ dáng điệu các đường cong I/t và độ thích nghi còn
có ý nghĩa thực hành trong một số trường hợp. Nói chung điện cơ mới được xem
là phương pháp đánh giá hoàn chỉnh. Tuy nhiên việc vẽ đường cong I/t vẫn có thể
có ích đối với một nhà vật lý trị liệu - phục hồi chức năng chỉ có thiết bị kích thích
điện trong tay.

33
3.8.1.2. Tác dụng sinh lý và điều trị của co cơ do kích thích điện:
Kích thích điện gây co cơ nhằm đạt tới các mục tiêu sau đây:

1. Tái huấn luyện cơ sau một thời gian không hoạt động.
2. Tăng khả năng bơm máu trong hệ tĩnh mạch.
3. Làm chậm quá trình thoái hóa cơ.
4. Tăng sức co cơ.
5. Tăng tầm vận động của các khớp.

Các tham số điện và qui trình thực hành trên bệnh nhân thuộc chuyên
ngành vật lý trị liệu - phục hồi chức năng nên nằm ngoài nội dung giáo trình này.

3.8.2. KÍCH THÍCH ĐIỆN TRÊN HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC:


Điện giảm đau đã được dùng trong thực hành từ hàng ngàn năm trước, tuy
nhiên chỉ khi Melzack và Wall đưa ra lý thuyết kiểm soát cổng của đau năm 1965,
phương pháp kích thích điện mới tìm được cơ sở khoa học rõ ràng. Hiện nay các
dòng điện giảm đau có ý nghĩa quan trọng trong thực hành, nếu lưu ý rằng một
nửa số bệnh nhân tới các cơ sở điều trị là do đau và khoảng 10% dân số mắc các
chứng đau mạn tính, vốn rất khó điều trị bằng dược phẩm.

Hình 3.19: Thuyết kiểm soát cổng của Melzack và Wall.

Lý thuyết kiểm soát cổng cho rằng, sự cân bằng giữa các tín hiệu không đau
(như xúc giác, nhiệt, lạnh…) được dẫn theo các dây thần kinh cảm giác A-bêta
(đường kính lớn, tốc độ dẫn nhanh) và các tín hiệu đau được dẫn theo các dây A-

34
delta và C (đường kính nhỏ, tốc độ dẫn chậm) ở chất keo sừng sau tủy sống sẽ
quyết định cảm giác đau mà ta trải nghiệm. Vì thế xoa bóp, nhiệt ẩm, con lăn…
trên vùng đau sẽ làm giảm cảm giác đau. Các kích thích điện kinh điển cũng giảm
đau theo cơ chế này.
Bên cạnh đó, các kích thích điện có thể tác dụng lên hệ chống đau hướng
xuống (các hệ ly tâm serotonin và norepinephrine) để đóng cổng ở tủy sống, do đó
làm giảm cường độ các tín hiệu đau hướng lên não. Kích thích điện cường độ
mạnh giảm đau theo cơ chế này.

Hình 3.20: Các con đường đi lên và hướng xuống.

Cuối cùng kích thích điện kiểu châm cứu có thể giảm đau bằng cách kích
thích giải phóng beta-endorphin và dynorphin, là các morphin nội sinh giảm đau
mạnh, tại nhiều cấu trúc thần kinh. Chi tiết về các tham số và qui trình thực hành
nằm ngoài nội dung giáo trình này.

3.8.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁC:


Ngoài các ứng dụng nói trên, các dòng kích thích điện còn nhiều ứng dụng
khác trong thực hành y học.

35
Kích thích điện chức năng được dùng từ giữa những năm 1980 với các
dòng điện đa kênh được điều khiển bằng vi xử lý để kích thích hệ cơ ngoại biên ở
bệnh nhân chấn thương tủy sống hay đột quị nhằm giúp họ thực hiện được một số
vận động chức năng chuyên biệt. Nhờ đó họ có thể đứng, di chuyển, thậm chí bám
leo cầu thang, tập trên dụng cụ…
Các dòng điện cường độ nhỏ (dưới 1 mA) có thể dùng để kích thích tăng
trưởng và tái sinh, nhất là với gãy xương (phần 3.7), lành vết thương, lành vết loét
do loạn dưỡng… Chế độ điện thế cao là thích hợp nhất cho các ứng dụng này.

Hình 3.21: Thiết bị TENS giảm đau.

Trong thực hành các dòng tần số trung bình được sử dụng khá thường
xuyên. Ưu điểm lớn của chúng là tác dụng trên các tổ chức rộng và sâu hơn, kích
thích cảm giác tối thiểu nên có thể tăng cường độ dòng đến mức thỏa đáng. Khi
được điều biến về các tần số thấp, chúng có ưu điểm hơn các dòng hạ tần. Với chế
độ giao thoa bốn hay sáu điện cực, tổ chức nằm giữa các điện cực sẽ được kích
thích bằng chế độ động lực, giúp tránh sự thích nghi với trị liệu.
Trong tim mạch, máy tạo nhịp nhân tạo được dùng cho các bệnh nhân mà
bộ tạo nhịp tự nhiên (nút xoang nhĩ) hoạt động không hiệu quả. Thiết bị phá rung
tim cũng thường được chỉ định cho rung thất, khi sự mất đồng bộ trong sự co của
các cơ tâm thất dẫn tới loạn nhịp tim, có thể gây tử vong. Khi đó các kích thích
điện cường độ mạnh được dùng để xóa kích thích của các sợi cơ riêng lẻ, giúp
chúng trở về trạng thái không thích thích để chuẩn bị nhận các kích thích theo
nhịp.
Trong tâm thần học kích thích điện được dùng trong phương pháp sốc điện
để xóa các ký ức bất thường ở bệnh nhân tâm thần, qua đó giúp họ xây dựng
những ký ức mới tích cực hơn.

36
3.8.4. PHƯƠNG PHÁP THẤU NHIỆT CAO TẦN:
Thuộc về nhóm phương pháp này là sóng ngắn và vi sóng. Sóng ngắn
thường được dùng trong lâm sàng ở các tần số 40.68 MHz (bước sóng 7.5 m),
13.56 MHz (22 m) và 27.12 MHz (11 m); còn vi sóng thì ở các tần số 2456 MHz
(khoảng 12 cm) và 915 MHz (khoảng 33 cm).

Hình 3.22: Thiết bị thấu nhiệt cao tần.

Cơ chế sơ cấp của các dòng cao tần là hiệu ứng nhiệt: dưới tác dụng của
trường điện từ, các lưỡng cực điện trong tổ chức sinh học sẽ dao động và tạo nhiệt,
gây ra sự tăng nhiệt độ khoảng 3 - 4 oC sâu trong tổ chức. Đó là căn nguyên của tên
gọi thấu nhiệt. Khi đó các thụ thể nhiệt sẽ được kích hoạt, dẫn tới hàng loạt thay
đổi sinh lý như giảm đau, giãn mạch, tăng vi tuần hoàn, kích thích miễn dịch,
kháng viêm… Những tác dụng đó được dùng trong nhiều chỉ định để điều chỉnh
trạng thái bệnh lý của cơ thể.

37
3.9. KÍCH THÍCH TỪ XUYÊN SỌ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ:
Kích thích từ xuyên sọ TMS (transcranial magnetic stimulation) là phương
pháp dùng điện từ trường xung trong thần kinh và tâm thần mới được phát triển
trong khoảng 10 năm nay.
Quan điểm dùng điện từ trường làm thay đổi chức năng thần kinh ít nhất có
từ đầu thế kỉ 20. Các nhà tâm thần học Adrian Pollacsek và Berthold Beer sau khi
tách khỏi Sigmund Freud đã đăng ký bản quyền phương pháp điều trị trầm cảm và
loạn thần kinh bằng một thiết bị điện từ trường rất giống với các thiết bị TMS hiện
đại.
Phương pháp kích thích từ xuyên sọ hiện đại bắt nguồn từ các nghiên cứu
lý thuyết của Penfield và Jasper trong thập niên 1950. Năm 1985, nhà vật lý y học
Anthony Barker và đồng sự tại Đại học Sheffield nước Anh chế được một thiết bị
điện từ trường xung đủ mạnh để tạo ra dòng điện trong tủy sống. Họ thấy ngay
rằng, thiết bị cũng có thể kích thích não một cách trực tiếp và không xâm lấn, điều
hoàn toán khác với các kích thích điện. Và lĩnh vực TMS ra đời, đóng góp cho y
học một phương pháp kích thích não mới khá hiệu quả và an toàn
Năm 1995, Mark George (Hoa Kỳ) đã tạo một bước đột phá khi dùng
phương pháp TMS trong điều trị kết hợp cho 6 bệnh nhân trầm cảm kháng thuốc.
Kết quả điều trị được xem là tích cực khi số điểm trên thang lượng giá Hamilton
giảm 26%, từ 23.8 điểm xuống còn 17.5 điểm. Kết quả ban đầu này đã kích thích
khoảng 30 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới tập trung nghiên cứu tác dụng
chống trầm cảm của các kích thích từ qua sọ, khiến cho hướng nghiên cứu này trở
thành một trong những lĩnh vực tiền phong của ngành tâm thần học. Ngoài trọng
tâm là trầm cảm, TMS còn được dùng để điều trị tâm thần phân liệt, Parkinson,
đau mạn tính, động kinh… với kết quả bước đầu gây nhiều chú ý.
Tại Việt Nam, TMS được nghiên cứu từ 1999, trên cơ sở hợp tác giữa Viện
Vật lý Y Sinh học và Bệnh viện Tâm thần Trung ương Biên Hòa. Hai thế hệ thiết
bị TMS đã được thiết kế chế tạo và đưa vào ứng dụng thử nghiệm tại Biên Hòa.
Với thiết kế nghiên cứu mù ba, trên 40 bệnh nhân rối loạn cảm xúc (pha trầm
cảm), TMS kết hợp với hóa trị liệu cải thiện tình trạng bệnh lý một cách rõ ràng,
thể hiện qua việc giảm số điểm cả trên thang lượng giá tâm thần (BPRS) và thang
Hamilton so với nhóm chứng dùng placebo và dược phẩm. Nghiên cứu đang tiếp
tục được tiến hành.
Có thể nói kích thích từ xuyên sọ TMS đang là một phương pháp thời sự
trong các lĩnh vực thần kinh và tâm thần học. Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta
được chứng kiến một sự phát triển mạnh hơn nữa cả về cơ chế tác dụng và phát
triển kỹ thuật, nhằm tạo ra một can thiệp mới trong vật lý y học nói riêng và y
khoa nói chung.

38
Hình 3.23: Kích thích từ xuyên sọ.

Các phương pháp kích thích não

Kỹ thuật Mục đích Cách Hướng Ưu Nhược


điều trị tải xung đích điểm điểm
Sốc điện Trầm cảm Điện cực da Khá Hiệu quả Kg tập trung;
với trầm mất trí nhớ;
cảm gây mê
TENS Đau Điện cực da Tốt Không cần Tác dụng trên
(ngoại vi) phẫu thuật não hạn chế
K/thích Được phép cho Điện cực Khá Không cần Tác dụng
thần kinh động kinh, FDA đg gắn vào dây phẫu thuật khiêm tốn;
phế vị thử cho trầm cảm phế vị não chưa có chế
và lo âu độ xung tối ưu
Kích Được phép cho Điện cực Rất tốt Tác dụng Tác dụng phụ
thích não Parkinson, đang cấy trong định xứ, nếu định vị
sâu nghiên cứu cho đau não hiệu quả tốt sai; cần phẫu
và rối loạn ám ảnh thuật
K/thích Đang nghiên cứu Điện Không tập Không xâm Kích thích hộp
điện cho Parkinson trường trung lấn sọ; không tập
xuyên sọ trung
TES
TMS Đang nghiên cứu Từ trường Rất tốt Không xâm Kích thích bề
điều trị trầm cảm lấn; nhiều mặt não; cơ
(FDA) ứng dụng chế chưa rõ

39
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ:
1. Bản chất thế nghỉ và thế hoạt động của neuron?
2. Các hệ thức và tương quan cơ bản đặc trưng cho hoạt động điện của tế
bào?
3. Thế Nernst và thế Goldman? Khi nào thế Goldman trở thành thế nernst?
Thực chất của cân bằng Donnan là gì?
4. Tại sao có thể mô hình hóa màng tế bào bằng một mạch điện?Các đặc
trưng chủ yếu của mô hình Hodgkin-Huxley là gì?
5. Dòng điện vết thương và bí ẩn của sự tái sinh? Tại sao ếch không thể mọc
chi mới như kì nhông?
6. Bản chất thế áp điện của xương? Ý nghĩa và khả năng ứng dụng thực tế của
loại thế đó?
7. Các đặc trưng cơ bản của kích thích điện trên hệ cơ là gì? Tác dụng sinh lý
và điều trị của kích thích cơ bằng điện?
8. Khả năng ứng dụng kích thích điện trong điều trị giảm đau?
9. Phương pháp thấu nhiệt cao tần là gì? Khả năng ứng dụng trong y khoa?
10. Kích thích từ xuyên sọ có ưu và nhược điểm như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tiếng Việt:
1. Phan Sỹ An (2005) (chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học
2. Vũ Công Lập (1986) (chủ biên), Giáo trình Vật lý - Lý sinh, HVQY

Tiếng Anh:
1. Davidovits P (2001) Physics in Biology and Medicine, 2nd edition, Elsevier
2. Gettys WE, Keller FJ, Skove MJ (1989), Physics, McGraw-Hill
3. Herman IP (2007), Physics of the Human Body, Springer
4. Hobbie RK, Roth BJ (2007), Intermediate Physics for Medicine and
Biology, 4th edition, Springer
5. Jones ER, Childers RL (1990), Contemporary College Physics, Addison-
Wesley
6. Nalty T (2001), Electrotherapy: Clinical Procedures Manual, McGraw-Hill
7. Prentice WE (2011), Therapeutic Modalities in Rehabilitation, 4 th edition,
McGraw-Hill

40

You might also like