You are on page 1of 113

CHƯƠNG 3

CẤU TRÚC ELECTRON


TRONG NGUYÊN TỬ

GV: Từ Thị Trâm Anh


(tttanh@hcmus.edu.vn)

Năm học 2023-2024, HKI


Hành trình khám phá cấu tạo nguyên tử

2
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

Mục Tiêu: Hiểu được cách sắp xếp của điện tử trong nguyên tử 3
NỘI DUNG
3.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử
3.4.1. Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen: ba số lượng tử,
hàm sóng Ψ, và orbital nguyên tử
3.4.2. Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen
3.4.3. Spin của electron – số lượng tử thứ tư
3.4.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử
3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử
3.5.1. Ước lượng gần đúng để giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử có nhiều
electron – năng lượng orbital của nguyên tử có nhiều electron
3.5.2. Cấu hình electron của nguyên tử có nhiều electron
3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

4
đám mây hình cầu Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
+ - mang điện dương ❑ Tại sao nguyên tố có tính chất hoá, lý
-
- + -
+ + + khác nhau?
- + - + - các electron ❑ Tại sao các nguyên tố hình thành nên
+ + - mang điện âm
-
- + hợp chất với những công thức nhất
nằm rải rác
J.J Thomson
(1856-1940) định?

❑ Tại sao các nguyên tử của các nguyên


tố phát ra hay hấp thu ánh sáng với
những màu sắc đặc trưng?
❑ ???
Rutherford
(1871–1937) 5
Tìm hiểu cách sắp xếp electron trong nguyên tử
(Cấu trúc electron của nguyên tử)

❑Cách sắp xếp electron trong nguyên tử giữ vai trò quan trọng trong việc xác
định qui luật tạo thành và đặc tính của các chất.
❑Cách sắp xếp electron trong nguyên tử liên quan đến 3 yếu tố:
1. Số lượng electron
2. Vị trí các electron có thể xuất hiện
3. Năng lượng của các điện tử
❑Lý thuyết cho cách sắp xếp electron dựa trên phần lớn những nghiên cứu về
sự phát ra hay hấp thu ánh sáng của nguyên tử.
6
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

7
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.1.1. Sóng điện từ

3.1.2. Quang phổ phát xạ của nguyên tử

3.1.3. Quang phổ phát ra từ các vật nóng và khái niệm lượng tử ánh sáng của Max Planck

3.1.4. Hiện tượng quang điện và thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Albert Einstein

8
Chuẩn đầu ra Nội dung đánh giá
• Trình bày được thuyết lượng tử • Tính toán được tần số, bước sóng,
Max Plank năng lượng phát xạ, hấp thu
• Trình bày được mối liên hệ • Bước sóng ngưỡng, năng lượng
giữa các đại lượng (năng liên kết, động năng của electron
lượng phát xạ, hấp thu, tần số, đối với hiệu ứng quang điện
bước sóng).
• Trình bày được hiệu ứng • Tính bước sóng de Broglie
quang điện và đánh giá được • Nhận định/so sánh/Đánh giá hiệu
xảy ra hiệu ứng quang điện ứng quan điện giữa các kim loại
giữa các kim loại

9
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.1.1. Sóng điện từ

3.1.2. Quang phổ phát xạ của nguyên tử

3.1.3. Quang phổ phát ra từ các vật nóng và khái niệm lượng tử ánh sáng của Max Planck

3.1.4. Hiện tượng quang điện và thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Albert Einstein

10
Trong những điều kiện xác định, nguyên tử và phân tử phát
ra hay hấp thu năng lượng dưới dạng ánh sáng.

Thông qua việc khảo sát ánh sáng phát ra hay hấp thu bởi các
chất có thể thu được thông tin về cấu trúc electron của nguyên tử.

11
Nhắc lại kiến thức về sóng
❖ Một xáo động làm mặt nước chuyển động lên xuống, mặc dù ngọn sóng chuyển động
theo hướng nằm ngang theo thời gian, cả nước lẫn vật nổi trên mặt nước chuyển
động theo hướng thẳng đứng.
❖ Sóng như một dao động nhiễu loạn, lan truyền năng lượng.
❖ Tốc độ của sóng tuỳ vào loại sóng, và bản chất của môi trường (không khí, nước, chân
không…) mà sóng đi qua.
❖ Sóng có tính tuần hoàn, lặp lại ở những khoảng thời gian, không gian đều đặn.

12
Sóng điện từ

❖ Ánh sáng mặt trời, tia X, vi sóng, sóng


radio, là những sóng điện từ.
❖ Dù tên gọi khác nhau, chúng đều có
đặc điểm chung là mang năng lượng
và truyền đi dưới dạng sóng.
❖ Sóng điện từ gồm 2 thành phần:
• Điện trường
• Từ trường.
❖ Hai thành phần dao động cùng tốc độ
(do có cùng λ và ν) nhưng theo
phương vuông góc với nhau.

13
❖Bốn đặc trưng căn bản của sóng điện từ:
• Tốc độ truyền sóng
• Bước sóng (λ)

• Tần số sóng (ν)


• Cường độ.

14
Vận tốc của sóng điện từ

❖Tất cả các sóng điện từ đều truyền trong chân không với tốc độ ánh sáng.

c = λ ν = 2,99792458 x 108 m s–1 ≈ 3,00 x 108 m/s

15
Bước sóng (λ)
▪ Bước sóng hay còn gọi là độ dài sóng (λ): Khoảng cách giữa hai đỉnh
sóng kế cận ứng với độ dài của một chu kỳ sóng. Trong hệ SI, đơn vị
của bước sóng là mét (m).

Biên độ
Độ dài sóng
λ
Amax

-Amax Khoảng cách

16
Tần số sóng (ν)
▪ Tần số (ν, Hz): Số lượng sóng đi qua điểm mốc trong trong một đơn vị thời gian, thường
được tính theo giây. Trong hệ SI, đơn vị của tần số là s–1 hay còn có tên là Hertz (Hz).

Biên độ
Biên độ

1 giây 1 giây

ν 1= 3 chu kì/giây = 3 Hertz ν 2= 12 chu kì/giây = 12 Hertz


= 3 Hz = 12 Hz
= 3 s-1 = 12 s-1
17
Biên độ sóng
▪ Cường độ của sóng điện từ được biểu diễn bởi khoảng cách cao nhất hoặc
thấp nhất của đỉnh dao động so với đường trung tâm.
▪ Khoảng cách càng cao, cường độ sóng điện từ càng mạnh

Biên độ
Độ dài sóng
λ
Amax

-Amax
Khoảng cách

18
Tương quan giữa tốc độ truyền sóng c, bước sóng λ, và tần số sóng ν

➢ Tần số giảm khi độ dài sóng của bức xạ điện từ tăng.

Tần số thấp Tần số cao

➢ Vì vận tốc ánh sáng là hằng số, nếu biết được độ dài sóng thì có thể tính được
tần số và ngược lại.
c c
c=λν λ= ν =
ν λ 19
Phổ sóng điện từ theo tần số và bước sóng

20
Tính tần số sóng và độ dài sóng

Ví dụ 3.1: Ánh sáng xanh phát ra từ đèn đường thuỷ ngân có độ dài sóng khoảng
436 nm. Hãy xác định tần số tương ứng.
c
Từ phương trình c=λν ν =
λ
8 m 109 nm
3,00 x 10
c s m
ν = =
λ 436 nm

= 6,88 x 1014 s-1

6,88 x 10 14 Hz
=
21
Ví dụ 3.2: Mắt người có thể nhận ra ánh sáng có độ dài sóng lớn nhất khoảng 700
nm. Hãy xác định tần số tương ứng.

c
Từ phương trình c=λν ν =
λ
8 m 109 nm
3,00 x 10
c s m
ν = =
λ 700 nm

= 4,28 x 1014 s-1

4,28 x 10 14 Hz
=
22
Tính liên tục của ánh sáng
• Khi ánh sáng khả kiến đi qua môi trường vật chất khác với chân không, tốc độ truyền của
các sóng có bước sóng khác nhau hơi thay đổi, do đó hướng đi của từng tia sáng với bước
sóng khác nhau thay đổi theo những cách khác nhau, ta thấy được dãy liên tục màu sắc
cầu vồng. Hiện tượng này được gọi là sự tán sắc ánh sáng.
• Từ hiện tượng tán sắc của ánh sáng khả kiến, các nhà khoa học cho rằng ánh sáng và
năng lượng có tính liên tục.

23
Bản chất sóng của ánh sáng
• Sự kết hợp của các sóng điện từ có cùng cường độ và bước sóng:
(a) Nếu các sóng cùng pha, sóng kết b) Nếu các sóng nghịch pha, sóng
hợp có cường độ gấp đôi ban đầu. kết hợp có cường độ bằng không.

• Đây là nguyên tắc căn bản để giải thích cho hiện tượng giao thoa cơ học và giao thoa
ánh sáng.
• Hiện tượng giao thoa ánh sáng và hiện tượng nhiễu xạ tia X là bằng chứng cho bản chất
sóng của bức xạ điện từ. 24
25
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.1.1. Sóng điện từ

3.1.2. Quang phổ phát xạ của nguyên tử

3.1.3. Quang phổ phát ra từ các vật nóng và khái niệm lượng tử ánh sáng của Max Planck

3.1.4. Hiện tượng quang điện và thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Albert Einstein

26
Ánh sáng mặt trời là phổ liên tục

❖ Ánh sáng trắng (từ mặt trời) được gọi là phổ liên tục vì bao gồm nhiều thành
phần bước sóng phân bố liên tục trong vùng thấy được của phổ điện từ.

Ánh sáng trắng


Lăng
kính

Sự tán sắc ánh sáng

27
Quang phổ phát xạ của nguyên tử thì không liên tục
❖ Ánh sáng phát ra từ nguyên tử khi được nung nóng hay ở trạng thái năng lượng
kích thích thì không phân bố liên tục ở tất cả các bước sóng.
❖ Chỉ một số màu nhất định được nhìn thấy trong quang phổ.
❖ Những quang phổ không liên tục này được gọi là quang phổ nguyên tử, hoặc
quang phổ vạch.

Khe

Lăng
kính

H2 He Li Na K Màn
Đèn Helium hình
28
Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro (dãy phổ Balmer) và công
thức Balmer

❖ Johann Balmer (1825–1898) đưa ra công thức để tính bước sóng cho các vạch phổ của
nguyên tử H:
Trong đó:
B n2
λ= 2 n = 3, 4, 5, và 6
(n – 22 )
B: hằng số Balmer
❖ Balmer còn dự đoán sẽ có vạch phổ với λ = 397 nm ứng với n = 7. 29
Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro (dãy phổ Balmer)
và công thức Rydberg
❖ Johannes Rydberg (1854–1919) đề nghị công thức có tính tổng
quát hơn để tính bước sóng cho các vạch phổ của H:

1 1 1
= RH ( 2 − 2)
λ 𝑚 𝑛

Trong đó:
RH: hằng số Rydberg, RH = 1,097 x 107 m–1
m và n là các số nguyên tự nhiên, m > n
Khi m = 2, ta có lại công thức của Balmer.
30
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.1.1. Sóng điện từ

3.1.2. Quang phổ phát xạ của nguyên tử

3.1.3. Quang phổ phát ra từ các vật nóng và khái niệm lượng tử ánh sáng của Max Planck

3.1.4. Hiện tượng quang điện và thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Albert Einstein

31
Quang phổ phát ra từ các vật nóng

Bức xạ phát ra khi đốt nóng sáng các vật rắn:


▪ Khi đốt nóng các vật rắn, chúng phát ra bức xạ
với bước sóng liên tục, không phụ thuộc bản
chất vật đốt nóng.
▪ Phổ có dạng liên tục và có cực đại.
▪ Tăng nhiệt độ → cực đại chuyển về phía sóng
ngắn hơn.
▪ Điều này khác với dự đoán rằng năng lượng có
bản chất liên tục, cường độ của bức xạ phát ra
từ các vật nóng phải tăng dần theo tần số sóng.
32
Sự lượng tử hoá năng lượng
➢ Năng lượng có tính gián đoạn tương tự như vật chất.
➢ Năng lượng chỉ có thể phát ra hay thu vào theo từng lượng nhỏ và rời rạc,
có giá trị bằng các bội số nguyên của hν: 1 hν, 2 hν, 3 hν,… chứ không có
dạng lẻ ví dụ như 1,67 hν, 4,98 hν.
Max Planck
➢ Năng lượng theo lượng nhỏ và rời rạc như vậy được gọi là lượng tử. (1858-1947)

➢ Lượng tử (quantum) là lượng hay đơn vị năng lượng nhỏ nhất mà vật chất
có thể hấp thu hay phát ra.
➢ Năng lượng ứng với một lượng tử của sóng điện từ tỷ lệ thuận với tần số
của ánh sáng được phát ra:
E = hν hay E = hc / λ
Trong đó,
• E: Năng lượng ứng với một lượng tử
• H: hằng số Planck, h = 6,63 x 10-34 J.s.
• ν : tần số của ánh sáng được phát ra 33
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.1.1. Sóng điện từ

3.1.2. Quang phổ phát xạ của nguyên tử

3.1.3. Quang phổ phát ra từ các vật nóng và khái niệm lượng tử ánh sáng của Max Planck

3.1.4. Hiện tượng quang điện và thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Albert Einstein

34
Hiện tượng quang điện
Hiện tượng quang điện là hiện tượng khi chiếu ánh sáng đơn sắc với bước
sóng thích hợp vào các tấm kim loại thì có electron phát ra.

- - - - -
-
-
- - -
- - Kim loại
- - -
https://www.youtube.com/watch?v=MFPKwu5vugg 35
Hiện tượng quang điện: kết quả 1)
Electron chỉ phát ra từ tấm kim loại khi ánh sáng chiếu vào có tần số lớn hơn tần
số giới hạn νo nào đó;

Cho ν1 < νo < ν2


hν1 hνo hν2

- - - - - - - -
- - - - - -
- - - -
- - -
- - - - - - - - -
- - - - -
-
- - - - - - -
- -

Kim loại X Kim loại X Kim loại X


KHÔNG có hiện KHÔNG có hiện CÓ hiện tượng
tượng quang điện tượng quang điện quang điện 36
Hiện tượng quang điện: kết quả 2)
2) Với ánh sáng chiếu vào có tần số lớn
hơn νo, cường độ dòng quang điện phát ra
tăng theo cường độ của ánh sáng chiếu
vào, hay còn gọi là ánh sáng tới.

Với ν > νo
hν hν hν

- - - - - - - -
- - -
- - - - - - - - -
- - - - -
- - -
-
- - - -
-
- - - -
- - - - - - -
- -
Kim loại X Kim loại X Kim loại X
37
Hiện tượng quang điện: kết quả 3)
3) Với ánh sáng chiếu vào có tần số lớn hơn νo, động năng của electron phát ra tăng theo
tần số của ánh sáng chiếu vào.

Cho ν o < ν1 < ν2 < ν 3

hν1 hν2 hν3

- - - - - -
- - - - - - - -
- - - -
- - -
- - - - - - - - -
- - - - -
-
- - - - - - - -
-

Kim loại X Kim loại X Kim loại X

38
Hiện tượng quang điện quan sát được ở nhiều kim loại khác nhau, mỗi kim
loại có tần số giới hạn νo khác nhau

hνo X hνoY hνo Z

- - - - - - - -
- - - - - -
- - - -
- - -
- - - - - - - - -
- - - - -
-
- - -
- - - - - -

Kim loại X Kim loại Y Kim loại Z

39
Thuyết lưỡng nguyên ánh sáng của Einstein

Ánh sáng vừa có bản chất sóng, vừa có bản chất hạt.
❖ Ánh sáng được xem như một luồng các hạt rất nhỏ, gọi là các quang tử (photon). Mỗi
quang tử có năng lượng E = hν.
❖ Khối lượng của photon chỉ có tính tương đối, photon không có khối lượng
nghỉ, nhưng có khối lượng khi di chuyển.
❖ Quan hệ giữa khối lượng và năng lượng của photon

E =mc2
c: tốc độ ánh sáng trong chân không
m: là khối lượng của photon.

40
Giải thích kết quả 1) của hiện tượng quang điện
❖ Electron của nguyên tử trong tấm kim loại liên kết với kim loại bằng năng lượng Eo khi ta
chiếu chùm ánh sáng vào tấm kim loại, các photon có năng lượng E = hν va chạm với
electron của nguyên tử trong tấm kim loại theo kiểu hạt – hạt, nếu năng lượng của photon
lớn hơn năng lượng liên kết Eo giữa electron và kim loại, electron có thể bị bắn ra khỏi tấm
kim loại, hiện tượng quang điện xảy ra.

ν1 < ν2 < ν3
E1= hν1 E2 = hν2 E3 = hν3
- - - - - - - -
- - - - - -
- - - -
- -
-
- Eo = hνo - -
-
- Eo = hνo - -
-
- Eo = hνo
- - - - -
-
Kim loại X Kim loại X Kim loại X

KHÔNG có hiện tượng KHÔNG có hiện CÓ hiện tượng quang


quang điện tượng quang điện điện
Vì E3 > Eo 41
Vì E1< Eo Vì E2 = Eo
Giải thích kết quả 2) của hiện tượng quang điện
❖Khi ánh sáng chiếu vào tấm kim loại vào có tần số lớn hơn νo, khi cường độ
ánh sáng chiếu vào càng lớn, nghĩa là số hạt photon bắn tới tấm kim loại
càng nhiều, thì số electron thoát ra khỏi bề mặt kim loại càng tăng, vì vậy
cường độ dòng quang điện tăng – đó là kết quả (ii) trong hiện tượng quang
điện.

Với ν > νo
hν hν hν

- - - - - - - -
- - - - - -
- - - - - -
- - - - -
- - - - -
- - - -
- - - -
- - - - - - -
- -
Kim loại X Kim loại X Kim loại X
42
Giải thích kết quả 3) của hiện tượng quang điện
❖ Một phần năng lương hνo phải được dùng để thắng năng lượng hút của kim loại lên
electron, phần còn lại xuất hiện dưới dạng động năng của electron.
❖ Động năng của electron bị bắn ra khỏi kim loại:
• m là khối lượng của electron
1
Động năng Eđ= mv2 = hν - hνo • v là vận tốc electron thoát ra khỏi
2
tấm kim loại.
νo < ν1 < ν2 < ν3

hν3
hν1 hν2

- - - - - -
- - - - - - - - -
- - -
- - -
- - - - - - - - -
- - - - -
-
Kim loại X Kim loại X Kim loại X
43
Ví dụ 3.3: Khi chiếu sáng với bước sóng 434 nm vào bề mặt các kim loại K, Ca và Zn ở kim
loại nào sẽ xảy ra hiệu ứng quang điện? Hãy tính tốc độ ban đầu của electron bay ra khỏi bề
mặt kim loại đó. Biết tần số giới hạn của các kim loại như sau:
Cho:
Kim loại K Ca Zn • Hằng số Plank h = 6,626 x 10-34 J.s
• Vận tốc ánh sáng c = 2,9979 x 108 m/s
νo (s-1) 5,5. 1014 7,1.1014 1,04.1015
• me = 9,1110-28 g

Hướng dẫn: c
Bước 1: Tính tần số của ánh sáng chiếu vào theo công thức ν =
λ
Bước 2: So sánh với νo của từng kim loại trong bảng. Nếu ν của ánh sáng chiếu vào lớn
hơn νo của kim loại nào thì ở kim loại đó xảy ra hiệu ứng quang điện vì những photon của
ánh sáng chiếu vào có năng lượng E lớn hơn năng lượng Eo của electron của nguyên tử
kim loại liên kết với kim loại. E = hν > Eo = hνo
Bước 3: Tính tốc độ ban đầu của electron bay ra khỏi bề mặt kim loại dựa vào công thức:
1
Động năng Eđ=
2
mv2 = hν - hνo v2 = 2(hν – hνo)/m 44
Ví dụ 3.3 Giải:

= 2,9979 x 108 m/s


c
• Tần số của ánh sáng chiếu vào: ν = = 6,91 x1014 s-1
λ 434 x 10−9m

• So sánh với νo của các kim loại trong bảng:


ν > νoK → có xảy ra hiệu ứng quang điện
ν < νoCa → không xảy ra hiệu ứng quang điện
ν < νoZn → không xảy ra hiệu ứng quang điện

Kết luận: Khi chiếu sáng với bước sóng 434 nm vào bề mặt các kim loại K, Ca và Zn,
chỉ có ở K xảy ra hiện tượng quang điện.

45
• Tốc độ ban đầu của electron bay ra khỏi bề mặt kim loại K khi chiếu sáng với
bước sóng 434 nm :
1
Ta có: Động năng Eđ=
2
mv2 = hν - hνo

2(hν – hνo)
⇒ v2 = m

2h(ν – νo)
=
m

2 x 6,626 x 10−34 (J.s) x (6,91 x1014 s−1 – 5,5. 1014 s−1)


=
9,1110−31 (Kg)

= 2,051 x 1011 J/Kg


Mà 1 J = 1 Kg.m2/s2 nên: v2 = 2,053 x 1011 Kg.m2/s2 Kg = 2,051 x 1011 m2/s2

v = 4,531 x 105 m/s 46


NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

47
❑ Nhà vật lý Đan Mạch, một trong những người
sáng lập ra vật lý hiện đại.

❑ Giải Nobel Vật lý: Lý thuyết giải thích phổ


của nguyên tử hydro

Neils Henrick David Bohr


(1885-1962)

48
Phổ phát xạ của nguyên tử Hydro Màn hình

Khe
Lăng kính

Tím Đỏ
Xanh lục
410,1 nm
Ống chứa khí hydro 486,1 nm 656,3 nm
Xanh dương
410,1 nm

49
Mô hình nguyên tử H của Bohr (i) Trong nguyên tử H, electron chỉ được
n=3
n=2
phép chuyển động trên một số quỹ đạo
tròn nhất định, được gọi là các quỹ đạo
n=1
trạng thái dừng, hay vắn tắt là quỹ đạo
dừng.
(ii) Khi ở một quỹ đạo dừng, electron có năng
lượng xác định, gọi là năng lượng trạng
thái dừng. Mỗi quỹ đạo dừng có một giá
trị moment góc không đổi, bằng:

Thứ tự quỹ đạo n Giá trị moment


h
dừng
n
góc 2𝜋
1 1 h/2π
2 2 h/π • h: hằng số Planck,
3 3 3h/2π • n: các số nguyên tự nhiên.
50
Mô hình nguyên tử H của Bohr

iii. Bán kính của mỗi quỹ đạo trong mô


hình của Bohr phụ thuộc vào số lượng
tử n theo công thức:

𝑛 2 𝑎𝑜
𝑟 =
𝑍

• ao là hằng số. ao = 0,529 Å ( 1Å = 10-10 m = 100pm)


• n tăng từ 1 đến 2, 3… bán kính tăng nhanh.
Ở trạng thái kích thích càng cao, electron càng xa nhân, càng lỏng lẻo

51
Mô hình nguyên tử H của Bohr
iv. Nguyên tử chỉ hấp thu hay phát xạ năng lượng khi electron chuyển từ quỹ đạo trạng
thái dừng này sang quỹ đạo trạng thái dừng khác. Năng lượng mà nguyên tử hấp thu
hay phát xạ khi đó là:

∆E = Equỹ đạo dừng cuối – Equỹ đạo dừng ban đầu

Mô hình của Bohr có giá trị đối với nguyên tử H và các ion giống H, như He+, hay
Li2+ (ion chỉ có một điện tử). Mô hình này không áp dụng được cho các nguyên tử
có nhiều điện tử. 52
Biểu thức tính năng lượng của electron trên quỹ đạo trong
nguyên tử Hydro
Năng lượng của electron trên quỹ đạo n trong nguyên tử Hydro:

𝑅𝐻
𝐸𝑛 = − 2 (3.11)
𝑛
13,6 eV 2,179 x 10–18 J
𝐸𝑛 = − 2
= −
𝑛 𝑛2

o RH: hằng số Rydberg


RH= 2.179 x 10–18 J = 13.6 eV
o n là số lượng tử chính (n = 1, 2, 3,…)
o Dấu trừ − để chỉ năng lượng của electron trong nguyên tử thấp hơn năng lượng của
một electron tự do ở cách nhân vô cùng xa (n = ∞), là nơi năng lượng của electron
bằng 0 (E∞ = 0) 53
• Ở quỹ đạo dừng thứ nhất, ta có E1 = –2.179 x 10–18 J = –13.6 eV, biểu thức (3.11) có
thể viết lại dưới dạng:

𝐸1
𝐸𝑛 = 2 (3.12)
𝑛
Ví dụ 3.4:
Tính năng lượng của electron ở trạng thái dừng thứ hai trong nguyên tử hydrogen.
𝐸1
Ta có n=2, áp dụng công thức 3.12: 𝐸2 = 2
2
–2.179 x 10–18 J
=
22

= –0.5448 x 10–18 J
= –3.40 eV 54
Bohr: Giải thích quang phổ phát xạ
nguyên tử Hydro

∆𝐸 = 𝐸2 (𝑐𝑢ố𝑖) − 𝐸1 (đầ𝑢)
−RH −RH n=5 n=6
= 2 − 2 n=4
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
n=3
1 1
∆𝐸 = ℎν = - RH 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
−18 1 1
= - 2,178. 10 2 − 2 𝐽
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
Lưu ý: ∆𝐸 = ℎν
n1>n2: photon phát xạ, phóng thích
năng lượng, ∆𝐸 < 0
n1<n2: hấp thu năng lượng, ∆𝐸 > 0 n=2 55
Bohr giải thích quang phổ nguyên tử Hydro: dãy phổ Lyman và Balmer

• Dãy phổ phát xạ


Lyman là do sự
chuyển đổi từ các
quỹ đạo có năng
Dãy
lượng cao hơn
phổ
sang các quỹ đạo
Balmer
có n = 1

• Dãy phổ phát xạ


Balmer là do sự
chuyển đổi từ các
quỹ đạo có năng
lượng cao hơn
sang các quỹ đạo
Dãy phổ Lyman có n = 2

56
Bohr giải thích quang phổ nguyên tử Hydro: dãy phổ Paschen, Brackett, và Pfund

• Dãy phổ phát xạ


Paschen, Brackett, và
Pfund là do sự
chuyển đổi từ các quỹ
đạo có năng lượng
cao hơn sang các
quỹ đạo lần lượt là n
= 3, n=4, và n=5

57
Bước sóng của các vạch khác nhau được quan sát trong phổ
phát xạ của Hydro

58
Năng lượng ion hóa của nguyên tử H theo thuyết Bohr
• Năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử H thành cation H+ là năng lượng
cần thiết để tách electron của nguyên tử H ở trạng thái nền (có năng lượng
E1) ra khỏi nguyên tử.
• Khi đó, electron trở thành tự do, phần còn lại của nguyên tử là cation H+ ứng
với năng lượng E = 0.
• Năng lượng cần thiết cho quá trình này là:

59
Áp dụng mẫu nguyên tử Bohr cho các ion có 1 electron
• Mẫu nguyên tử Bohr cũng áp dụng đúng cho các ion chỉ có một electron ở lớp vỏ,
các ion đó thường gọi là ion tương tự hydrogen, ví dụ, ion He+ , Li2+.
• Năng lượng trạng thái dừng của electron trong các ion trên được tính theo phương
trình (3.16), với Z là điện tích hạt nhân của ion tương tự hydrogen, là 2 với He+ , và 3
với Li2+:

https://www.youtube.com/watch?v=xytRf3fs_gY
60
Ví dụ 3.5: Tính năng lượng (J) và độ dài sóng (m) của các vạch trong phổ hydro biểu thị
chuyển động của một electron từ quỹ đạo Bohr có n=6 đến quỹ đạo có n=4

❖ Năng lượng giữa hai trạng thái ứng với n1 = 6 và n2= 4 là:
1 1
∆𝐸 = - RH 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
−18 1 1
= - 2,178. 10 J −
42 62
= -7,566 × 10-20 J

❖ Độ dài sóng ứng với năng lượng ∆𝐸 được cho bởi biểu thức:
𝑐 𝑐
∆𝐸 = ℎν =ℎ ⇒λ= ℎ
𝜆 ∆𝐸

3,00×10 8 (𝑚.𝑠 −1 )
λ = 6,63 × 10−34 (J. s) = 2,63 × 10 -6 m
7,566×10−20 J
61
Ví dụ 3.6:

Hướng dẫn: Dãy phổ phát xạ Balmer là do sự chuyển đổi từ các quỹ đạo có năng lượng
cao hơn sang các quỹ đạo có n = 2. Bức xạ có bước sóng dài nhất thì sẽ tương đương với
năng lượng thấp nhất, tức là từ e chuyển từ lớp gần 2 nhất về 2, tức là từ 3 về 2.
→ n1 (đầu) = 3, n2(cuối) = 2
Giải:
❖ Năng lượng phát xạ (J) ứng với lớp n = 3 về n = 2: Lưu ý về dấu của ∆𝐸
1 1
∆𝐸 = Ecuối - Eđầu = E2 – E3 = - RH 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
1 1
= - 2,178. 10−18 J −
22 32
= -3,025 × 10-19 J 62
Ví dụ 3.6 (tt):

❖ Bước sóng (nm) ứng với lớp n = 3 về n = 2

𝑐 𝑐
∆𝐸 = ℎν =ℎ ⇒λ= ℎ
𝜆 ∆𝐸

2,998×10 8 (𝑚.𝑠 −1 )
λ = 6,63 × 10−34 (J. s) = 0,657 × 10 -6 m = 657 nm
3,025×10−19 J

Lưu ý:
• Dấu trừ (-) của ∆𝐸 mang ý nghĩa vật lý, cho thấy sự dịch chuyển e này
dẫn đến phát xạ photon, phóng thích năng lượng.
• Khi tính bước sóng của phát xạ thì sử dụng trị tuyệt đối của ∆𝐸 để tính.

63
Ví dụ 3.7:

Hướng dẫn: Dãy phổ phát xạ Paschen là do sự chuyển đổi từ các quỹ đạo có năng lượng
cao hơn sang các quỹ đạo có n = 3. Bức xạ có bước sóng dài nhất thì sẽ tương đương với
năng lượng thấp nhất, tức là từ e chuyển từ lớp gần 3 nhất về 3, tức là từ 4 về 3.
→ n1 (đầu) = 4, n2(cuối) = 3
Giải:
❖ Năng lượng phát xạ (J) ứng với lớp n = 4 về n = 3: Lưu ý về dấu của ∆𝐸
1 1
∆𝐸 = Ecuối - Eđầu = E3 – E4 = - RH 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
1 1
= - 2,178. 10−18 J −
32 42
= -1,05875 × 10-19 J 64
Ví dụ 3.7 (tt):

❖ Bước sóng (nm) ứng với lớp n = 4 về n = 3

𝑐 𝑐
∆𝐸 = ℎν =ℎ ⇒λ= ℎ
𝜆 ∆𝐸

2,998×10 8 (𝑚.𝑠 −1 )
λ = 6,63 × 10−34 (J. s) = 1,877 × 10 -6 m = 1877 nm
1,05875×10−19 J

65
Ví dụ 3.8
a) Không cần tính toán cụ thể, hãy xác định bước chuyển electron nào sau đây trong phổ
phát xạ của nguyên tử hydro có bước sóng dài nhất? Giải thích.
(1) n = 4 đến n = 3; (2) n = 1 đến n = 2; (3) n = 1 đến n = 6; (4) n = 3 đến n = 2.
a) Năng lượng cần thiết để xảy ra hiệu ứng quang điện ở kim loại kali là 3,69x10-19 J. Xác
định vận tốc của electron bứt ra khỏi bề mặt kim loại kali khi chiếu bức xạ có bước
sóng 400 nm.

a) Để có phổ phát xạ thì e chuyển từ lớp có n lớn hơn đến lớp có n nhỏ hơn.
Chỉ có (1) n = 4 đến n = 3 và (4) n =3 đến n = 2 là phổ phát xạ. Loại trừ (2) và (3) vì chuyển
dịch này hấp thu năng lượng, không phát xạ.

⇒ Bước chuyển (1) n = 4 về n = 3 có bước sóng dài nhất

66
b. Ta có:
Eđ= hν - hνo = hν - Eo
𝑐
= h – Eo
𝜆
2,998 x108 (m.s−1)
= 6,626 x 10-34 (J.s) x
400 × 10−9
– 3,69x10-19 J
= 1,28.10-19 J

1
Eđ= mv2 = 1,28.10-19 J ⇒ v2 = 2 x 1,28.10-19 (J) / me
2
= 2 x 1,28.10-19 (J) / (9,109 x10-31 kg)
= 2,81 x 1011 m2/s2 1 J = 1 Kg.m2/s2
⇒ v = 53 x 104 m/s

67
Nhận xét về Mô hình của Bohr
❖ Giải thích được dữ kiện phổ vạch và năng lượng ion hóa của nguyên tử hydrogen
❖ Mô hình này đã đưa ra nhiều ý niệm quan trọng để mô tả cách phân bố electron trong
nguyên tử:
▪ Mỗi quỹ đạo tương ứng với mức năng lượng xác định ( năng lượng của các electron
trong một nguyên tử được lượng tử hóa)
▪ Các số lượng tử là cần thiết để diễn tả một số tính chất của electron (như năng
lượng và vị trí) trong nguyên tử.
▪ Năng lượng của electron tăng khi khoảng cách electron-nhân tăng.
▪ Các năng lượng gián đoạn (vạch) trong phổ của các nguyên tố sinh ra từ năng lượng
electron bị lượng tử hóa
❖ Trong các ý niệm trên, quan trọng nhất là ý niệm về mức năng lượng của một electron
trong nguyên tử bị lượng tử hóa.

68
Nhược điểm của mô hình nguyên tử của Bohr
❑ Không giải thích được kết quả thực nghiệm của các nguyên tử có nhiều hơn một
electron.
❑ Một trong các nhược điểm căn bản của mô hình Bohr là đã kết hợp các định luật vật lý
cổ điển và không cổ điển mà không dựa trên cơ sở khoa học nào.
❑ Chưa trả lời được câu hỏi cấu trúc các electron ở vỏ nguyên tử ảnh hưởng tới hóa tính
của các nguyên tố như thế nào, tại sao có sự biến thiên tuần hoàn tính chất của các
nguyên tố hóa học?
Lý thuyết hiện đại về chuyển động của electron trong nguyên tử ra đời và được gọi
là thuyết cơ học lượng tử, thay thế cho thuyết nguyên tử của Bohr.
Lý thuyết cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử không phải là một sự cải tiến
đơn giản mô hình nguyên tử của Bohr.
Theo thuyết của Bohr Theo thuyết cơ học lượng tử
Electron chuyển động trên các Chuyển động của electron trong
quỹ đạo tròn nguyên tử mang tính sóng 69
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

70
NỘI DUNG
3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ
học lượng tử

3.3.1. Giả thuyết của Louis de Broglie và tính lưỡng nguyên của vật chất

3.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

3.3.3. Phương trình sóng Schrödinger mô tả chuyển động của electron trong
nguyên tử hydrogen

71
Chuẩn đầu ra Nội dung đánh giá

Nêu được nguyên lý bất Xác định độ bất định về vị trí


định Heisenberg hoặc tốc độ của một vật

72
NỘI DUNG
3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ
học lượng tử

3.3.1. Giả thuyết của Louis de Broglie và tính lưỡng nguyên của vật chất

3.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

3.3.3. Phương trình sóng Schrödinger mô tả chuyển động của electron trong
nguyên tử hydrogen

73
Giả thuyết De Broglie
❖ Nếu bức xạ điện từ (vốn là sóng) có thể có tính chất như một hạt tử thì các electron
và các hạt vi mô khác có thể biểu lộ tính chất giống như sóng không?
❖ Năm 1925, trong luận văn PhD của mình, de Broglie đã dự đoán rằng một hạt tử có
khối lượng m và vận tốc v sẽ biểu lộ một độ dài sóng λ , theo công thức:

E = mc2 (Einstein)
E = hν (Planck) h
c ⇒ λ= Phương trình de Broglie

ν = mv
λ

74
Bản chất lưỡng nguyên của electron
❖ Giả thuyết ánh sáng có bản chất hạt của Einstein đã giải thích được hiệu ứng quang điện
❖ Thí nghiệm của Davisson-Germen cho thấy rằng các electron có thể bị nhiễu xạ như ánh
sáng, chứng tỏ vật chất – hay ít nhất là những hạt nhỏ như electron – có tính sóng.

Chiếu tia X lên tấm kim loại Chiếu electron lên tấm kim loại.

Ảnh nhiễu xạ

❖ Hiện tượng vật chất vừa biểu lộ bản chất sóng vừa biểu lộ bản chất hạt được gọi là bản
chất lưỡng nguyên của vật chất. 75
Ví dụ 3.9: Tính độ dài sóng của
a. Điện tử di chuyển với vận tốc 1,000 x 107 m.s-1 và có khối lượng 9,109 x 10-28 g
b. Một quả cầu có khối lượng 100g di chuyển với vận tốc 35 m.s-1.
h
Dùng phương trình de Broglie λ =
mv
Đổi đơn vị hằng số Planck: 1 J = 1 kg.m2.s-2

h = 6,626 x 10-34 J.s = 6,626 x 10-34 kg.m2.s-1

h 6,626 x 10−34 kg.m2.s−1


𝑎. λ = = = 7,274 x 10-11 m
mv 9,109 x 10−31 kg x 1,000 x 107 m.s −1

h 6,626 x 10−34 kg.m2.s−1 → Quá nhỏ để có thể nhận biết


𝑏. λ = = = 1,9 x 10-34 m
mv 10−1 kg x 35 m.s−1 hay đo đạc

➢ Hạt vĩ mô, λ << không phát hiện được → Tính chất hạt chiếm ưu thế, bỏ qua tính chất sóng.
➢ Hạt vi mô như là e, λ >>, đo được → Tính chất sóng quan trọng. 76
Ví dụ 3.10 Tính bước sóng kết hợp (bước sóng de Broglie) của các vật sau:
1. Quả banh 0,1 kg di chuyển với vận tốc 35 m/s
2. Electron có khối lượng 9,11. 10-31 kg di chuyển với vận tốc 107 m/s

h
λ= h = 6,626 x 10-34 J.s = 6,626 x 10-34 kg.m2.s-1
mv

77
NỘI DUNG
3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ
học lượng tử

3.3.1. Giả thuyết của Louis de Broglie và tính lưỡng nguyên của vật chất

3.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

3.3.3. Phương trình sóng Schrödinger mô tả chuyển động của electron trong
nguyên tử hydrogen

78
3.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

❖ Werner Heisenberg xem xét giới hạn chính xác có thể đo lường các đặc tính của điện
tử hay hạt vi mô khác.
❖ Ông thấy rằng không thể xác định chính xác đồng thời vị trí và tốc độ của electron.
❖ Khi đo động lượng của hạt tử càng chính xác thì việc xác định vị trí của hạt tử càng kém
chính xác và ngược lại.
❖ Nếu xác định vị trí và động lượng cùng lúc, các giá trị của một trong hai đại lượng hay
của cả hai đại lượng là không chính xác.

79
Nguyên lý bất định Heisenberg

❖Nguyên lý bất định Heisenberg: Không thể xác định một cách chính xác và
cùng lúc động lượng và vị trí của một hạt tử. Tích số của sai số vị trí (∆x) và sai
số moment động lượng (∆p = ∆(mv)) của các vi hạt tuân theo biểu thức sau:

ℎ ℎ ℎ
∆x. ∆p ≥ hay ∆x. ∆(mv) ≥ hay ∆x. ∆(v) ≥
4𝜋 4𝜋 4𝜋𝑚

❖Không thể xác định được chính xác cùng lúc vị trí và tốc độ.
❖Với vật thể vĩ mô (m có giá trị lớn), h/m nhỏ → độ bất định về vị trí hay tốc độ là
không đáng kể.
❖Với vật thể vi mô (m có giá trị nhỏ), h/m lớn → khi biết chính xác một trong hai
đại lượng thì không thể biết chính xác đại lượng còn lại.

80
Ví dụ 3.11

81
Ví dụ 3.12

82
NỘI DUNG
3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ
học lượng tử

3.3.1. Giả thuyết của Louis de Broglie và tính lưỡng nguyên của vật chất

3.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

3.3.3. Phương trình sóng Schrödinger mô tả chuyển động của electron trong
nguyên tử hydrogen

83
Phương trình sóng Schrödinger mô tả chuyển động
của electron trong nguyên tử hydrogen

❑ Năm 1927, dựa vào ý tưởng của de Broglie rằng eleclectron (trước đó được xem
là hạt tử) cũng có tính chất song, Erwin Schrödinger (1887–1961) đã nêu một giả
thuyết cho rằng electron khi di chuyển trong nguyên tử cũng có tính sóng.
❑ Ông lập phương trình toán học để mô tả chuyển động sóng của electron trong
nguyên tử, được gọi là phương trình Schrödinger.
❑ De Broglie và Schrödinger cho rằng trạng thái sóng của electron trong nguyên tử
tương tự như trạng thái sóng dừng (hay sóng đứng).
❑ Do đó, trước tiên ta xem lại khái niệm sóng dừng trong không gian, sau đó ta sẽ
xét chuyển động sóng của electron trong nguyên tử hydrogen.
84
Sóng Dừng

▪ L là chiều dài của dây đàn,


dây đàn thường được cố
định ở hai đầu.
▪ n là số bó sóng.

▪ Trong hiện tượng sóng dừng, số bó sóng n luôn luôn là các số nguyên.
▪ Khi đó, bước sóng chỉ có thể có các giá trị rời rạc nhất định theo phương trình
(3.19), trong đó n = 1, 2, 3,..

λ = 2L/n (3.19)
85
Phương trình sóng Schrödinger đối với chuyển động của electron
Khái quát trong nguyên tử hydrogen
H: Toán tử Hamilton, là tập hợp các phép toán
Phương trình sóng
Ψ: Hàm sóng, là hàm theo tọa độ của điện tử
HΨ = EΨ E: năng lượng tổng cộng
Giải

Năng lượng E Hàm sóng hay vân đạo Ψ chứa các số lượng tử n, l, m mô tả các
Ψ mức năng lượng và hình dạng 3 chiều của
vùng không gian chứa các electron.

Xác suất tìm thấy điện tử Ψ2 liên quan đến mật độ electron tại vị trí
trong vùng không gian nào đó quanh nhân nguyên tử, cho biết
r2Ψ2 xác suất bắt gặp electron tại vị trí nào đó
quanh nhân.
86
Phương trình sóng Schrödinger

Chi tiết

Tham khảo chi tiết trong giáo trình


87
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

88
NỘI DUNG
3.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.4.1. Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen: ba số lượng tử,
hàm sóng Ψ, và orbital nguyên tử

3.4.2. Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen

3.4.3. Spin của electron – số lượng tử thứ tư

3.4.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

89
NỘI DUNG
3.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.4.1. Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen: ba số lượng tử,
hàm sóng Ψ, và orbital nguyên tử

3.4.2. Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen

3.4.3. Spin của electron – số lượng tử thứ tư

3.4.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

90
Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử Hydro

❑ Việc giải phương trình Schrödinger đối với nguyên tử H cho ta kết quả là các
hàm sóng Ψ biểu diễn chuyển động của electron trong nguyên tử và năng
lượng E tương ứng.
❑ Khi giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen trong tọa độ cầu,
người ta phải đưa vào ba tham số đại diện cho ba chiều của không gian, dẫn
đến các hàm số Ψ biểu diễn chuyển động của electron trong nguyên tử H có
ba tham số lượng tử n, ℓ, và mℓ (3 số lượng tử, quantum numbers).
❑ Ba số lượng tử n, ℓ, và mℓ viết theo đúng trật tự này tạo thành một bộ số lượng
tử của các lời giải của phương trình Schrödinger.

91
Hàm 𝜳 – Orbital nguyên tử
• Mục đích của việc giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen là tìm
phương trình Ψ mô tả chuyển động của electron trong nguyên tử H.
• Tuy nhiên, các hàm số Ψ thu được có dạng toán học phức tạp nên bản thân các
hàm số Ψ không diễn tả được ý nghĩa vật lý của electron trong nguyên tử.
• Nhưng Ψ2 liên quan đến mật độ electron tại vị trí nào đó quanh nhân nguyên tử.
• Hàm Ψ có thể mô tả được vùng không gian quanh nhân nguyên tử mà ở đó xác
suất tìm thấy electron là cao nhất.
• Xác suất bắt gặp electron tại vị trí nào đó quanh nhân: r2Ψ2
• Tập hợp vùng không gian có khả năng tìm thấy electron cao nhất được gọi là
Orbital nguyên tử (Atomic orbital – AO), hay đám mây điện tử, hay vân
đạo điện tử.
92
Các Số Lượng Tử
• n: số lượng tử chính (principal quantum number):
1, 2, 3, 4…
K L M N (dùng trong phổ học)
• ℓ : số lượng tử phụ (angular momentum quantum number):
0, 1, 2, 3, …, (n-1)
s, p, d, f
• mℓ : số lượng tử từ (magnetic quantum number):
-ℓ, …, 0, …, +ℓ
93
Số lượng tử chính (n)
❑ Có các giá trị nguyên dương 1,2,3…
❑ Mô tả kích thước của vân đạo nguyên tử (AO)
• n càng lớn, kích thước vân đạo càng lớn, electron càng xa nhân.
• Electron có cùng giá trị n lập thành lớp electron
n 1 2 3 4 …
Tên lớp K L M N …
(dùng trong phổ học)

❑ Xác định năng lượng của vân đạo nguyên tử


• Với nguyên tử hydro hay nguyên tử có 1 electron, năng lượng của AO chỉ phụ
thuộc vào n.
• Với nguyên tử nhiều electron, năng lượng của AO phụ thuộc vào n và ℓ
94
Số lượng tử phụ (ℓ)
❑ Cho biết hình dạng và tên của vân đạo nguyên tử
❑ Có các giá trị phụ thuộc vào giá trị của n: từ 0 đến (n-1)
Mỗi 1 lớp có n dạng vân đạo khác nhau
• n=1⇒ℓ=0
• n = 2 ⇒ ℓ = 0,1
ℓ 0 1 2 3 4 …
Tên vân đạo s p d f g …

Some People Don’t Forget


❑ Electron có cùng giá trị ℓ lập thành phân lớp electron.
❑ Đặc trưng cho độ lớn của moment động lượng của electron.
95
Số lượng tử từ (mℓ)
❑ Có các giá trị nguyên từ - ℓ,…,0,…,+ℓ
❑ Mỗi phân lớp có (2 ℓ +1) giá trị
• ℓ = 0 ⇒ mℓ = có 1 giá trị = 0
• ℓ = 1 ⇒ mℓ = có 3 giá trị = -1, 0, 1
• ℓ = 2 ⇒ mℓ = có 5 giá trị = -2, -1, 0, 1, 2
❑ Liên quan đến cách định hướng của các AO trong không gian so với các vân
đạo khác trong nguyên tử.

96
Số lượng tử spin electron (ms)
❑ Các AO nguyên tử với ba số lượng tử vẫn không giúp giải thích đầy đủ các dữ kiện về
quang phổ nguyên tử dưới tác dụng của từ trường ngoài.
❑ Ngoài 3 số lượng tử n, ℓ, mℓ còn cần đến một số lượng tử thứ tư biểu diễn cho đặc tính từ
của electron: spin electron (ms).
❑ Các dữ liệu phổ cho thấy electron có một moment từ với hai định hướng khác nhau khi e
được đặt trong một từ trường ngoài.
❑ Theo vật lý cổ điển, khi e xoay quanh
trục riêng của chính mình sẽ tạo ra một
moment từ. Do đó có thể giả thiết e có
1
thể có hai trạng thái spin (hai cách ms = −
2
quay), làm phát sinh hai moment từ có
hướng đối nhau.
❑ ms có 2 giá trị –1/2 và +1/2. 1
ms = + 97
2
Tóm tắt các số lượng tử và các orbital của nguyên tử H theo thuyết cơ học lượng tử

98
Sự sắp xếp lớp, phân lớp và vân đạo trong một nguyên tử
Lớp Phân lớp Vân đạo
ℓ=2 d +2 +1 0 -1 -2 3d
n=3 ℓ=1 p +1 0 -1 3p
ℓ=0 s 0 3s

ℓ=1 p +1 0 -1 2p
n=2
ℓ=0 s 0 2s

n=1 ℓ=0 s 0 1s
n ℓ m
99
100
NỘI DUNG
3.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.4.1. Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen: ba số lượng tử,
hàm sóng Ψ, và orbital nguyên tử

3.4.2. Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen

3.4.3. Spin của electron – số lượng tử thứ tư

3.4.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

101
Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen

❑ Năng Lượng

❑ Kích Thước Của AO theo thuyết cơ học lượng tử

❑ Hình Dạng

https://www.youtube.com/watch?v=xQ7stkesfn8

https://www.youtube.com/watch?v=wg98Pl4EBVI
102
Năng lượng các AO của nguyên tử H
❖ Năng lượng của các orbital của nguyên tử H chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n.

En = –2.179 x 10–18/n2 J → Bằng đúng với các giá trị năng lượng Bohr trong
phương trình (3.11)
❖ Theo thuyết bohr, mỗi quỹ đạo dừng mang một mức năng lượng khác nhau.
❖ Theo thuyết cơ học lượng tử nhiều orbital nguyên tử có cùng mức năng lượng.
❖ Các orbital có năng lượng bằng nhau được gọi là các orbital suy biến năng lượng.
E 3s
Chiều tăng của năng lượng

n=3 3p 3d

n=2 2s 2p

n=1 1s

ℓ=0 ℓ=1 ℓ=2 103


Vân đạo s
• Các orbital s (ℓ = 0) có dạng hình cầu
• Khả năng tìm thấy e không phụ thuộc vào hướng mà phụ thuộc vào
khoảng cách đến nhân.
• Vùng đậm có xác suất tìm thấy e cao.
• Vùng trắng còn gọi là mặt nút hay nút (nodal surfaces, nodes) có xác
suất tìm thấy e bằng 0.
• Số nút tăng khi n tăng. Với vân đạo ns, số nút là n-1

1s
2s

3s
104
Vân đạo p
• Có dạng quả tạ (dumbbell-shape)
• Các vân đạo p có 2 múi phân tách bởi
một mặt nút đi qua nhân.
• Tên gọi của các vân đạo p tùy thuộc
vào hệ trục tọa độ.
• Ví dụ vân đạp 2p có các múi tập trung
quanh trục x được gọi là vân đạo 2px.

px py pz

xy plane

105
Vân đạo d
Các vân đạo d có 2 dạng căn bản:
• Vân đạo dxz, dyz, dxy, dx2-y2 có 4 múi tập
trung trong mặt phẳng như theo tên gọi. dx2-y2 dxz
dxy
• Vân đạo dz2 gồm 2 múi hướng theo trục z
với một vành đai ở trong mặt xy.
• Các vân đạo d với n>3 có dạng như 3d
nhưng có các múi to hơn. dz2
dyz

dx2-y2 dxy dxz dyz dz2 106


Vân đạo f
• ℓ = 3 , bắt đầu xuất hiện khi n = 4.
• Hình dạng chủ yếu giống như 8 quả bóng bay cột lại với nhay tại nút thắt

107
NỘI DUNG
3.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.4.1. Kết quả giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử hydrogen: ba số lượng tử,
hàm sóng Ψ, và orbital nguyên tử

3.4.2. Đặc điểm của các AO của nguyên tử hydrogen

3.4.3. Spin của electron – số lượng tử thứ tư

3.4.4. Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

108
Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử
❖ Cơ học lượng tử mô tả electron trong nguyên tử bằng bộ bốn số lượng tử (n, ℓ, mℓ, ms) gồm
3 số lượng tử của orbital mà e thuộc về, và số lượng tử thứ tư của riêng electron.
❖ Do đó, bộ bốn số lượng tử của electron trong nguyên tử H ở trạng thái nền có thể là:
(1, 0, 0, 1/2) hoặc (1, 0, 0, –1/2)
❖ Cấu hình electron của nguyên tử H ở trạng thái cơ bản (trạng thái tự do, trạng thái nền) :
1s1

E 3s 3p 3d

2s 2p

1s ↑
109
Mô hình nguyên tử hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

❖ Khi nguyên tử H được cung cấp năng lượng, electron của nó có thể chuyển lên các orbital có
năng lượng cao hơn, khi đó nguyên tử ở trạng thái kích thích.
❖ Nguyên tử H có thể có rất nhiều trạng thái kích thích khác nhau.

❖ Ví dụ cấu hình electron của nguyên tử H ở trạng thái kích thích:


2s hoặc 2p

E 3s 3p 3d

2s ↑ 2p

1s

2s 110
So sánh mô hình nguyên tử H theo thuyết Bohr và thuyết cơ học lượng tử
• Giống nhau:
- Năng lượng của các orbital của nguyên tử H chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n, và
có giá trị bằng đúng với các giá trị năng lượng tại các quỹ đạo dừng trong thuyết Bohr.
- Bán kính quỹ đạo trong thuyết Bohr tương đương bán kính mặt cầu có xác suất bắt gặp
electron cao nhất theo cơ học lượng tử ao = 0,529 Å.
- Nguyên tử H có thể có rất nhiều trạng thái kích thích khác nhau.
• Khác nhau:
Bohr CHLT
Chuyển động e trong quĩ đạo tròn vân đạo nguyên tử (AO)
nguyên tử
Suy biến năng lượng Mỗi quĩ đạo ứng với 1 mức năng Có thể nhiều AO có cùng
lượng. mức năng lượng.
Không có suy biến năng lượng. Có sự suy biến năng lượng.
111
Tóm lại, theo thuyết cơ học lượng tử:
(1) Chỉ xác định được các vùng không gian trong đó có xác suất bắt gặp electron cao nhất
gọi là các orbital nguyên tử (AO).
(2) Các AO của nguyên tử H là kết quả của việc giải phương trình Schrödinger, mỗi AO có ba
số lượng tử. Các orbital nguyên tử có năng lượng, kích thước, hình dạng, và định hướng
khác nhau phụ thuộc vào các số lượng tử của hàm sóng tương ứng.
(3) Ở trạng thái cơ bản, e duy nhất của nguyên tử H chiếm orbital có năng lượng thấp nhất
là1s. Cấu hình e của nguyên tử H: 1s1.
(4) Các orbital có cùng số lượng tử chính được xếp vào một lớp, tên các lớp được gọi theo
số lượng tử chinh. Các orbital có cùng số lượng tử chính n và số lượng tử phụ ℓ được gọi là
cùng phân lớp. Lớp orbital thứ n có n phân lớp. Đối với nguyên tử H, các orbital trong cùng
một lớp có năng lượng bằng nhau.
Lớp 1 có 1 phân lớp: 1s Lớp 3 có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d
Lớp 2 có 2 phân lớp: 2s, 2p Lớp 4 có 4 phân lớp: 4s, 4p, 4d, 4f
112
Yêu cầu bài tập

1. Câu 1-18, và câu 35 của phần tự luận “2. Cấu tạo lớp vỏ electron –
Hệ thồng tuần hoàn”

2. Câu 7-19 phần trắc nghiệm “1. Cấu tạo nguyên tử -cấu hình
electron-Bảng phân loại tuần hoàn”

113

You might also like