You are on page 1of 36

Chuyên đề 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

BÀI 1: SỰ KHÁM PHÁ RA ELECTRON VÀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ


A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Hóa học hiện đại: các thí nghiệm khám phá cấu tạo nguyên tử
1. Sự khám phá ra electron – thuyết nguyên tử của Thomson
a. Thí nghiệm về chùm tia âm cực của Thomson
- Vào năm 1897, nhà bác học người Ạnh Tôm-sơm (J.J. Thomson) nghiên cứu sự
phóng điện giữa hai cực có hiệu điện thế 15kV, đặt trong một ống gần như chân
không (áp suất khoảng 0,001 mmHg) và thấy màn huỳnh quang trong ống phát
sáng do những tia phát ra từ cực âm và được gọi là tia âm cực. Sau khi hoàn thành
các nghiên cứu về tia âm cực (cathode ray) ông đã đi đến kết luận tia âm cực là
một chùm hạt cơ bản mang điện tích âm, là một phần của nguyên tử, mà sau đó
được gọi là “điện tử” (electron)
- J.J. Thomson cũng sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau (nhôm, sắt, bạch kim…)
để tạo ra tia âm cực, và thay đổi nhiều loại kim loại làm điện cực điện trường và
nhận thấy tính chất của chùm tia âm cực luôn cố định. Và ông đã đi đến kết luận
tia âm cực được cấu thành bởi một loại hạt mang điện tích riêng, phổ biến trong
vũ trụ và là một thành phần của nguyên tử, và dường như nằm ở lớp vỏ của
nguyên tử. Đồng thời, việc đo đạc độ lệch của chùm tia âm cực trong điện trường
cho phép xác định chính xác tỉ số điện tích/khối lượng (điện tích riêng – specific
charge, q/m) của hạt trong chùm tia âm cực.

Hình 1: Thí nghiệm về chùm tia âm cực của Thomson

1
- Thomson khám phá ra electron đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người nhìn về
nguyên tử. Cho đến cuối thế kỷ 19, nguyên tử được cho là những hình cầu rắn
nhỏ. Năm 1903, Thomson đề xuất một mô hình nguyên tử bao gồm các điện tích
dương và âm, có mặt với lượng bằng nhau để một nguyên tử sẽ trung hòa về điện.
Ông đề xuất nguyên tử là một hình cầu, các điện tích âm và dương được gắn bên
trong nó. Mô hình của Thomson được gọi là "mô hình bánh pudding" hoặc "mô
hình bánh quy sô cô la chip".

Hình 2: Mô hình nguyên tử của Thomson


b. Thí nghiệm về giọt dầu rơi của Millikan
- Năm 1909, nhà vật lý người Mỹ Robert Millikan đã làm một thí nghiệm nổi tiếng,
gọi là “thí nghiệm về giọt dầu” (oil-drop experiment). Trong thí nghiệm này,
Millikan đã đặt một hiệu điện thế giữa hai điện cực kim loại. Sau đó, ông dùng
một máy phun, thả các giọt dầu rơi tự do giữa hai điện cực này. Millikan đã dùng
một chùm tia X để ion hóa giọt dầu này, cấp cho nó một điện tích. Bằng cách thay
đổi cường độ điện trường, Millikan có thể kiểm soát tốc độ rơi của các giọt dầu.
Chuyển động của các giọt dầu phụ thuộc vào điện tích của mỗi giọt và vào điện
trường. Ông có thể làm cho các giọt dầu rơi chậm, nhanh hoặc dừng lại khi thay
đổi cường độ điện trường, từ đó ông đã tính được điện tích và khối lượng của
electron.

2
Hình 3: Thí nghiệm giọt dầu của Millikan

2. Thuyết cấu tạo nguyên tử theo Rutherford


- Năm 1909, Emest Rutherford và phụ tá của ông, Hans Geiger (1882–1945), thiết
kế thí nghiệm để nghiên cứu sự phân bố của electron trong nguyên tử bằng cách
dùng chùm hạt α bắn vào các lá kim loại mỏng (hình 4), trong đó Radium là
nguồn phát tia α. Ta có thể theo dõi chùm tia α sau khi đi qua lá kim loại bằng các
ống kính có màn hình được sơn chất phát quang ZnS. Theo mô hình nguyên tử
của Thomson, nhóm nghiên cứu của Rutherford dự đoán hầu hết chùm α sẽ đi
xuyên thẳng qua đám mây mang điện tích dương của nguyên tử, chỉ một phần nhỏ
chùm α bị lệch hướng nhẹ do va chạm với các electron.
- Tuy nhiên, Hans Geiger và Ernst Marsden, một sinh viên khác của Rutherford, đã
quan sát thấy:
 Hầu hết chùm tia α xuyên thẳng qua lá kim loại mà không bị lệch hướng.
 Một phần nhỏ chùm tia α bị lệch hướng nhẹ.
 Một phần rất ít chùm tia α (khoảng 1/20000) lệch hướng đáng kể sau khi
đi qua lá kim loại.
 Khoảng 1/20000 chùm tia α không xuyên qua tấm kim loại, mà dội
ngược trở lại hướng ban đầu.

3
Hình 4: Thí nghiệm bắn chùm tia α vào tấm kim loại của Rutherford.
- Kết quả 3 và 4 này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của nhóm nghiên cứu.
Rutherford cho rằng, các hạt α bị phản xạ ngược theo nhiều hướng khác nhau do
va chạm với các “hạt mang điện tích dương” trong lá kim loại, hay trong nguyên
tử. Vì tỷ lệ của các hạt α phản xạ ngược rất thấp nên các hạt mang điện tích
dương trong nguyên tử phải tập trung ở vùng rất nhỏ, như vậy mô hình nguyên
tử theo kiểu đám mây hình cầu tích điện dương của Thomson là không hợp lý,
hay nói cách khác, nguyên tử phải “rỗng”. Dựa vào kết quả thí nghiệm này, năm
1911 Rutherford đề nghị mô hình nguyên tử mới như sau:
 Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, có kích thước rất nhỏ và
nằm ở tâm nguyên tử, phần không gian còn lại của nguyên tử là rỗng.
 Các electron mang điện tích âm chuyển động quanh nhân và ở khoảng
cách khá xa so với hạt nhân nguyên tử.
 Các nguyên tử khác nhau có điện tích hạt nhân nguyên tử khác nhau;
điện tích hạt nhân của nguyên tử bằng tổng điện tích của các electron
trong nguyên tử, nhưng trái dấu, do đó nguyên tử trung hòa điện.
- Mẫu nguyên tử của Rutherford đã giải thích hợp lý các dữ kiện thực nghiệm cho
đến lúc đó về cấu trúc chung của nguyên tử. Đến nay, mô hình của Rutherford
vẫn được dùng cho cấu trúc nguyên tử theo các lý thuyết hiện đại. Tuy nhiên,
một số câu hỏi khác mà các nhà khoa học lúc bấy giờ vẫn chưa thể trả lời thỏa
đáng là: các electron chuyển động như thế nào trong nguyên tử? Tại sao các
electron mang điện tích âm lại không rơi vào hạt nhân nguyên tử mang điện tích
dương?
3. Sự khám phá ra proton và nơtron trong hạt nhân
- Vào năm 1918, khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α,
Rutherford đã nhận thấy sự xuất hiện của hạt nhân nguyên tử oxygen và một loại
hạt mang một đơn vị điện tích dương (1+), đó là proton (kí hiệu p).
4
- Năm 1932, khi dùng các hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử Beryllium, J.
Chadwick nhận thấy sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp sỉ hạt
proton, nhưng không mang điện, ông gọi chúng là neutron (kí hiệu là n)
4. Cấu tạo và các đặc trưng của nguyên tử
- Theo kết quả thực nghiệm đã mô tả ở trên thì nguyên tử được cấu tạo từ ba loại
hạt: proton, notron và electron
- Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron. Cả hai loại hạt này có khối
lượng xấp sỉ bằng nhau và bằng 1 đvC. Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập
trung ở hạt nhân. Hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.
- Hạt nơtron không mang điện còn hạt proton mang một đơn vị điện tích dương
(1+)
- Các hạt electron mang điện âm chuyển động trong không gian xung quanh hạt
nhân. Mỗi hạt electron mang điện tích (1-) và có khối lượng xấp xỉ 1/1840 lần
khối lượng của proton.
- Vì nguyên tử trung hòa điện, nên trong bất cứ nguyên tử nào số hạt e cũng bằng
số hạt proton.

Bảng : Kích thước và khối lượng các hạt p,n,e


II. Nguyên tố hóa học – đồng vị - nguyên tử khối
1. Nguyên tố hóa học
a. Định nghĩa
- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân là 17+ đều thuộc nguyên
tố Clo.
b. Số hiệu nguyên tử
- Số hiệu nguyên tử là đặc điểm quan trọng nhất của một nguyên tố hóa học và
thường được kí hiệu là Z.
- Số hiệu nguyên tử cho biết:

5
 Số proton trong hạt nhân
 Điện tích hạt nhân
 Số e trong một nguyên tử trung hòa
 Số thứ tự của một nguyên tố trong BTH.
c. Kí hiệu nguyên tử
- Nguyên tử của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z và số khối A được kí hiệu như
sau:
X: kí hiệu của nguyên tử
Z: số hiệu nguyên tử

Ví dụ: 35 A: số khối
17 Cl

2. Đồng vị
- Là những nguyên tử có cùng số P (Z), nhưng khác nhau số N (nên số khối A khác
nhau)
Ví dụ: Clo có hai đồng vị 35 37
17 Cl và 17 Cl

3. Xác định khối lượng nguyên tử - phổ khối lượng


- Phương pháp khối phổ là một trong những phương pháp chính xác nhất để xác
định khối lượng nguyên tử. Máy khối phổ đơn giản có 3 phần: Bộ phận nguồn với
hiệu điện thế U để tạo dòng ion cần xác định khối lượng nguyên tử A t. Tiếp đến là
một máy phân tích có hình ống cong có áp suất trong ống rất thấp; trong ống còn
có từ trường với cường độ B để tách các ion của các đồng vị. Phần cuối là một
đầu dò hoặc máy thu mà qua đó các chùm tia ion tách biệt có thể được quan sát
hoặc thu nhận.
- Nguyên tắc làm việc của máy khối phổ dựa vào sự liên hệ giữa bán kính r của quỹ
đạo chuyển động của ion dương có điện tích q với khối lượng At của ion đó.
q 2
At = (Br )
2U
- Từ kết quả xác định được A t và tỉ lệ của đồng vị tương ứng, ta sẽ xác định được
khối lượng nguyên tử (tương đối) của nguyên tố khảo sát trong tự nhiên (hay
trong mẫu). Chẳng hạn với cacbon phép đo khối phổ cho biết C tồn tại trong tự
nhiên gồm hai đồng vị là 12C chiếm 98,892% và 13C chiếm 1,108%. Từ đó tính
được khối lượng nguyên tử của cacbon tự nhiên là:

6
12.0,98892 + 13.0,01108 = 12,01

Hình 5: Sơ đồ các bộ phận chính của khối phổ kí


4. Nguyên tử khối của nguyên tố hóa học
- Nguyên tử khối: là khối lượng nguyên tử tính ra u (1u = 1 đvC)
- 1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử 12C
- Kí hiệu: M (mnguyên tử)
- mnguyên tử = tổng m(p+n+e); me << mnguyên tử → mnguyên tử  mp + mn  A (với mp 
mn  1u)
- Vì hầu hết các nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị nên khối lượng
nguyên tử của các nguyên tố là khối lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp các
đồng vị.

hoặc
A1, Ai: khối lượng của đồng vị 1, đồng vị i
x1, xi: tỉ lệ % của đồng vị 1, đồng vị i.
B - BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Làm lại thí nghiệm của Miliken, người ta tìm thấy những giọt dầu mang những
điện tích: -3,204.10-19C, -4,808.10-19C, -8,010.10-19C và -1,442.10-19C
Hãy xác định điện tích của electron.
Hướng dẫn giải
Những giọt dầu sẽ hơn kém nhau 1, 2, 3 điện tích của electron.
Điện tích của electron là:- 4,808.10-19C – (-3,204.10-19C) = -1,602.10-19C
Giọt dầu có điện tích -8,010.10-19C mang số electron là:
-8,010.10-19C : -1,602.10-19C = 5 electron
Giọt dầu có điện tích -1,442.10-18C mang số electron là:
7
-1,442.10-18C : -1,602.10-19C = 9 electron
Bài 2. Trong thí nghiệm của Miliken, tìm thấy 1 giọt dầu có điện tích -5,93.10 -18C.
Hỏi giọt dầu đó mang bao nhiêu điện tích âm?
Hướng dẫn giải
Giọt dầu có điện tích -5,93.10-18C mang số electron là:
-5,93.10-18C : -1,602.10-19C = 37 electron
Bài 3. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10 -19 C; nguyên
tử của nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10-22 gam. Xác định X, Y và cho biết số oxi
hóa bền của X, Y trong hợp chất?
Hướng dẫn giải.
ZX = 41,652.10-19/1,602.10-19=26 →X là sắt (Fe)
Z(Y)=1,8.10-22/1,6605.10-24=108 →Y là bạc (Ag)
Mức oxi hóa bền nhất của Fe là +3, mức oxi hóa bền nhất của Ag là +1.
Bài 4. Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 65
29 Cu và
63
29 Cu. Nguyên tử khối trung bình
65
của Cu là 63,54. Tính phần trăm khối lượng của 29 Cu trong Cu(OH)2. CuCO3 (cho
O=16); H=1; C=12)
Hướng dẫn giải
%65 63
29 Cu :27 và % 29 Cu: 73

% 63
29 Cu trong hợp chất: 41,6%

Bài 5. Tổng số hạt p,n,e trong phân tử XY 3 là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của
Y là 76
a. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y và CTPT XY3?
b. Viết các phương trình phản ứng các trường hợp tạo thành XY3?
Hướng dẫn giải
X: Al; Y: Cl
Viết một số phương trình tạo thành AlCl3
Bài 6. Chất X tạo từ 3 nguyên tố A, B, C có công thức phân tử ABC. Tổng số hạt cơ
bản trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 22. Hiệu số khối của B và C gấp 10 lần số khối của A. Tổng số khối của B và C
gấp 27 lần số khối của A. Xác định số khối của A, B, C. Xác định CTPT của chất X?
Hướng dẫn giải
8
Gọi tổng số proton và notron của phân tử X là p, n. Ta có hệ:
2p + n = 82
2p – n = 22
→ p=26, n=30
Gọi tổng số khối của A, B, C lần lượt là a, b, c. Ta có hệ:

A có số khối là 2 → pA + nA = 2, mà pA, nA là các số nguyên dương


→ pA =1 (H)
B có số khối là 37 → pB + nB = 37
Luôn có pB ≤ nB ≤ 1,5 pB; 2pB ≤pB + nB = 37 ≤ 2,5pB
→ 14,8≤ pB ≤18,5 , → pB = 15 (P), 16 (S), 17 (Cl)
C có số khối là 17 → pC + nC = 37
Luôn có pC ≤ nC ≤ 1,5 pC; 2pC ≤pC + nC = 17 ≤ 2,5pC
→ 6≤ pC ≤ 8,5 → pC = 7 (N), 8 (O)
Để chất X có công thức ABC thì X có công thức là HClO
BÀI 2: MÔ HÌNH RUTHERFORD-BOHR VỀ NGUYÊN TỬ
A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Quang phổ của nguyên tử hiđro
- Mỗi nguyên tố hóa học đều có quang phổ vạch đặc trưng về số lượng, vị trí, màu
sắc và độ sáng của các vạch. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác
nhau thì số lượng các vạch, vị trí các vạch, độ sáng của các vạch cũng rất khác
nhau. Như quang phổ nguyên tử của Natri chủ yếu gồm hai vạch vàng,….Các
quang phổ giống như vân tay con người, giúp nhận dạng được các nguyên tố khác
nhau trong mẫu vật dù chỉ là dấu vết.
- Những nhóm vạch trong quang phổ nguyên tử của nguyên tố được gọi là dãy
quang phổ. Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô nằm trong 3 dãy tách rời
nhau ở các vùng hồng ngoại, vùng trông thấy và vùng tử ngoại.
- Dãy Laiman ở vùng tử ngoại ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng lượng
có n≥ 2 về mức n=1

9
- Dãy Banme có 4 vạch ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng lượng có n
≥ 3 về mức n=2 , lần lượt là vạch H α có bước sóng lớn nhất nằm ở vùng đỏ của
quang phổ trông thấy, vạch H β ở vùng xanh lam, H γ vùng chàm và H δ tiếp theo
nằm ở vùng tím.
- Dãy Pasen ở vùng hồng ngoại ứng với sự chuyển dời electron từ mức năng
lượng có n≥ 4 về mức n=3
- Những bước sóng này có thể tính được trong công thức thực nghiệm của
Banme (năm 1885)
1
=R ¿; n= 3,4,5,6,…
λ

R= 109679,43 cm-1, gọi là hằng số Rydberg

Hình 1: Một số dãy của quang phổ vạch hiđro


II. Thuyết lượng tử Planck

- Theo Planck, một dao động tử dao động với tần số chỉ có thể phát ra hay hấp
thụ năng lượng theo từng đơn vị nguyên vẹn, từng lượng gián đoạn, được gọi là
lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng đó tỉ lệ thuận với tần số của dao
động.

Trong đó:
h – hằng số Planck, h = 6,625 10-34 J.s

: tần số dao động ( , c: tốc độ ánh sáng trong chân không, c=3 108m/s)
: độ dài sóng m.

10
- Ý nghĩa quan trọng của thuyết lượng tử Plank là đã phát hiện ra tính chất gián
đoạn hay tính chất lượng tử của năng lượng trong các hệ vi mô. Năng lượng của
electron trong nguyên tử,năng lượng quay....đều nhận những giá trị gián đoạn là
: 0, h , 1h , 2h , 3h , 4h,... nh
- Măt khác, vì năng lượng của dao động tử phát ra hay hấp thụ dưới dạng năng
lượng bức xạ nên thuyết lượng tử Planck cũng có nghĩa là : “Ánh sáng hay bức

xạ nói chung gồm những lượng tử năng lượng ”.


Ví dụ: Ánh sáng nhìn thấy có phân hủy được Br2(k) thành các nguyên tử không? Biết
rằng năng lượng phá vỡ liên kết giữa hai nguyên tử là 190kJ mol-1. Biết h = 6,6625
10-34 J.s; c = 3 108 m.s-1; NA = 6,022 1023 mol-1. Ánh sáng nhìn thấy là bức xạ điện từ
có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ
khoảng 380 nm đến 740 nm).
Hướng dẫn giải

Mỗi photon ánh sáng có năng lượng . Ở đây ta giả sử rằng mỗi phân tử hấp thụ
một photon để phân ly thành 2 nguyên tử tự do.

Năng lượng cần thiết để phân hủy một phân tử Br2 là


Vậy bước sóng của ánh sáng chiếu vào là :

 nằm trong vùng các tia sáng nhìn thấy nên ánh sáng nhìn thấy phân hủy được Br 2
(khí)
II. Các tiên đề của Borh
1. Tiên đề về trạng thái dừng
- Trong nguyên tử, electron không thể quay theo quỹ đạo bất kì mà chỉ được
quay theo một số quỹ đạo nhất định. Mỗi quỹ đạo “được phép” này ứng với
năng lượng xác định. Khi quay theo các quỹ đạo “được phép”, electron không
mất năng lượng, nghĩa là không phát ra bức xạ. Trạng thái này gọi là trạng thái
dừng của nguyên tử, electron lúc này chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên
những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.
- Bán kính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử hiđrô tính bởi:
11
- Trong đó: gọi là bán kính Bo (bán kính quỹ đạo của electron ở
trạng thái cơ bản).
- Người ta đặt tên cho các quỹ đạo dừng ứng với các giá trị của n

N 1 2 4 5 6…

Tên K L M N O P…

Ví dụ: Khi electron trong nguyên tử ở quỹ đạo N thì bán kính quỹ đạo của nó bằng
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
- Quỹ đạo N ứng với n = 4 suy ra bán kính quỹ đạo:

- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng
thái cơ bản. Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên trạng thái dừng
có năng lượng cao hơn, gọi là trạng thái kích thích. Thời gian nguyên tử ở trạng
thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s), sau đó nguyên tử chuyển về trạng thái
dừng có năng lượng thấp hơn và cuối cùng về trạng thái cơ bản. Khi electron
trong nguyên tử ở trạng thái kích thích chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng
cao về quỹ đạo có mức năng lượng thấp sẽ phát ra bức xạ.

Hình 2: Một số quỹ đạo của electron trong H theo thuyết Bo

2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử


- Khi electron trong nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n sang
trạng thái dừng có năng lượng E m nhỏ hơn thì sẽ phát ra một photon có năng
lượng đúng bằng hiệu En – Em.

12
Nếu electron trong nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng E m mà hấp
thụ được một photon có năng lượng hf đúng bằng hiệu E n – Em thì electron đó
sẽ chuyển sang trạng thái có năng lượng En lớn hơn.

Hình 3: Sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử

Năng lượng trong nguyên tử hiđro ở mức n tính bởi:


3. Công thức của Rydberg
- Ứng với bước chuyển điện tử từ mức năng lượng cao (E c) về mức năng lượng
thấp (Et), nguyên tử phát ra một bức xạ có số sóng ν ¿ tính theo hệ thức :

Hoặc , RH là hằng số Ritbe = 109772,35cm-1 .


B - BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Hãy tính bước sóng  và số sóng của vạch phổ đầu và vạch phổ cuối (giới
hạn) của dãy Laiman, của dãy Banmơ. Biết từ thực nghiệm thu được RH = 109678cm-1
Hướng dẫn giải
Dãy Laiman
Vạch đầu: nt=1; nc=2
1
λ
1 1
(
nt n c ) (
1 1
)
ν= =R H 2 − 2 = R H 2 − 2 = 82258,5cm-1
1 2
1
¿ = 1225 A o
ν
Vạch cuối cùng : nt=1; nc= ∞

13
1
λ
1 1
(
nt n c ) (
1 1
)
ν= =R H 2 − 2 = R H 2 − 2 = 109678 cm-1
1 ∞
1
¿ = 911,7 A o
ν
Xét tương tự với dãy Banmơ với nt=2
Vạch đầu: ν = 15233,06 cm-1, ¿ 6560 Ao
Vạch cuối: ν = 27419,5 cm-1, ¿ 3640 A o
Bài 2. Electron của nguyên tử H ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon có bước sóng
97,20nm. Hỏi electron đó nhảy ra mức năng lượng n nào?
Hướng dẫn giải
Áp dụng phương trình:

Với n1 =1, = 97,2.10-9m; R = 1,09772 m-1


Thế các giá trị vào tìm được n2 = 4
Bài 3: Năng lượng electron trên quỹ đạo Bo thứ nhất của nguyên tử H là -13,6 eV. Hỏi
trạng thái năng lượng nào sau đây là trạng thái được kích thích của electron trên quỹ
đạo Bo của nguyên tử H
a. -3,4 eV
b. -6,8eV
c. -1,7eV
d. +13,6 eV
Hướng dẫn giải
Trạng thái kích thích có năng lượng là:
En = E1 x 1/n2 = -13,6 x 1/n2
Trong các giá trị chỉ có giá trị -3,4eV là trạng thái năng lượng kích thích ứng với n=2
Bài 4. Một trong các vạch phổ phát xạ của Be 3+ có độ dài sóng 253,4 nm. Vạch phổ
này ứng với sự chuyển electron từ mức n=5. Xác định số lượng tử chính của mức năng
lượng thấp tương ứng với phát xạ này.
Biết h= 6,6261.10-34J.s, c= 3.108 m/s; 1ev= 1,602.10-19J
Hướng dẫn giải
−34 8
6,6261.10 . 3. 10
Từ ∆ E = hc/= −9 = 7,839.10-19 J
253 , 4. 10
14
∆ E = -13,6 x 1,602.10-19.Z2. (1/nt2 – 1/ns2)
= - 2,178.10-18 x16 x(1/nt2 – 1/25)
→nt = 4
Bài 5. Năm 1888, Rydberg và Ritz đã phát hiện ra một công thức kinh nghiệm để xác
định vị trí của các vạch phổ hydrogen bằng sự hấp thụ ánh sáng:

– bước sóng, R – hằng số Rydberg, n1 và n2 – các số tự nhiên.


Các dãy quang phổ dưới đây tương ứng với sự chuyển (nhảy) của electron từ các
trạng thái n2 khác nhau về trạng thái cho sẵn n1.
Các dãy phổ n1 n2 λ, nm
1 3 đo gần đúng là 100
Layman
1 121
Brackket 4 1456
Ballmer 3
Tính hằng số Rydberg và hoàn thành bảng bằng cách bổ sung các dữ kiện còn thiếu.
Hướng dẫn giải
Ước tính giá trị của R (dựa vào dòng 1):

Sau đó có thể tính chính xác giá trị của R bằng cách sử dụng dữ liệu dòng thứ hai và
tính n2:

Do n2 là số tự nhiên nên nó phải bằng 2, do vậy có thể tính chính xác giá trị của R:

Do n1 < n2, dãy Ballmer có n1 = 1 hoặc 2.


n1 = 1 là dãy Layman như ta thấy trong bảng. Do vậy dãy Ballmer có n1 = 2 và bước
sóng ứng với quá trình chuyển electron 2 → 3 là

15
Với dãy Brackett ta có:

Bài 6. Người ta quy ước trị số năng lượng electron trong nguyên tử có dấu âm (-).
Electron (e) trong He+ khi chuyển động trên một lớp xác định, e có một trị số năng
lượng tương ứng, đó là năng lượng của một mức. Có 3 trị số năng lượng (theo đơn vị
eV) của hệ He+ là -13,6; -54,4; -6,04.
a. Hãy chỉ ra trị năng lượng mức 1; 2; 3 từ 3 trị số trên. Sự sắp xếp đó dựa vào căn cứ
nào về cấu tạo nguyên tử?
b. Từ thực nghiệm đối với nguyên tử He ta có: I 1 = 2370 kJ/mol. Tính năng lượng đẩy
giữa 2 electron s.
Hướng dẫn giải
He+ 1s1 năng lượng electron

He→He+ + 1e
1s2 1s1
Giả sử bỏ qua lực đẩy của hai electron trong nguyên tử He thì
E He =2 E e Bảotoàn năng lượngI 1(¿) =E He+¿−E ¿ ⇒ I 1(¿)=Ee −2 E e=−E e =54 , 4 eV
He

Chênh lệch giữa giá trị I1 theo lý thuyết (LT) và thực nghiệm (TN) là lực đẩy của hai
electron
1eV=1,6.10-19J
Bài 7. Năng lượng tính theo eV (1eV =1,602.10-19J) của hệ gồm 1 hạt nhân và 1
electron phụ thuộc vào số lượng tử n (nguyên dương) theo biểu thức:

16
2
−13 , 6 Z
En = 2
eV
n
Trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân
a. Một nguyên tử hidro ở trạng thái kích thích ứng với n=6. Tính bước sóng  (theo
nm) dài nhất và ngắn nhất có thể phát ra từ nguyên tử hiđro đó ?
b. Một nguyên tử hidro khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với n=5 về n=2 phát ra
ánh sáng màu xanh. Một ion He + trong điều kiện nào sẽ phát ra ánh sáng màu xanh
giống như vậy?
Cho: hằng số Plank h= 6,626.10-34 J.s. Vận tóc ánh sáng trong chân không: c=3.108 m/s
Hướng dẫn giải
a. Bước sóng dài nhất:
max = hc/(E6 – E5) = 7465 nm
Bước sóng ngắn nhất:
min = hc/(E6 – E1) = 93,84 nm
b. Ta có
-13,6(1/25 – 1/4) = -13,6 x 4 (1/nt2 – 1/ns2)
1 1
-13,6(1/25 – 1/4) = -13,6 ( n t – n 2s )
2

4 4
nt/2 =5 và ns/2 =2 → He+ chuyển từ n=10 về n=4
Bài 8: Kết quả tính hóa học lượng tử cho biết ion Li 2+ có năng lượng electron ở các
mức En ( n: số lượng tử chính) như sau: E 1= -122,400 eV; E2= -30,600 eV; E3= -
13,600eV; E4= -7,650 eV. Cho 1eV= 1,602.10-19J
a. Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ.mol-1 ( có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b. Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+?
c. Tính năng lượng ion hóa của ion Li2+ theo eV và giải thích.
Hướng dẫn giải
a. 1eV= 1,602.10-19J. 6,022.1023 mol-1.10-3 kJ.J-1= 96,472 kJ.mol-1
→ E1 = -122,400. 96,472 = -11808,173 kJ.mol-1
E2 =-30,600 . 96,472 = -2952,043 kJ.mol-1
Tương tự E3 = -1312,019 kJ.mol-1; E4= -738,011 kJ.mol-1

17
b. Khi Z tăng, n càng tăng năng lượng En càng cao (càng lớn) là do số lớp e càng tăng,
e càng ở lớp xa hạt nhân, lực hút hạt nhân lên e yếu, năng lượng E n tương ứng càng
cao (càng lớn), electron càng kém bền.
c. Sự ion hóa của ion Li2+: Li2+ → Li3+ + e
Cấu hình electron của Li2+: 1s1
Vậy I3 = -E1 = +122,400 eV
. Phổ mặt trời cho các vạch hấp thụ liên tiếp tại các bước sóng = 4858; 5410 và
Bài 9
6558 A. Khoảng cách giữa các vạch chỉ ra rằng các vạch hấp thụ là do trạng thái kích
thích của nguyên tử hoặc ion “ kiểu hidro” tạo ra từ heli. Các bước nhảy đều liên quan

đến cùng một mức năng lượng thấp nt. Biết


a. Xác định tiểu phân của He
b. Xác định hằng sô RHe, và các mức năng lượng thấp.
c. Xác định năng lượng ion hóa của tiểu phân.

Hướng dẫn giải


a. Nguyên tử hoặc ion “ kiểu hidro” tạo ra từ heli → tiểu phân đó là hệ có 1e, một hạt
nhân, vậy tiểu phân đó là He+
b.

Bước sóng dài nhất =6558 (A) là hấp thụ nt nc

Bước sóng tiếp theo =5410 (A) là hấp thụ nt (nc+1)

Bước sóng ngắn nhất =4858 (A) là hấp thụ nt (nc+2)

Từ 3 hệ pt → nt = 4; nc = 6; RHe = 4,389.107m

18
c)I1 = E∞-E1 = hc.RHe( ) = 8,7245.10-18(J) = 54,46(eV)
Bài 10. Năng lượng của hệ gồm 1 hạt nhân và 1 eletron phụ thuộc vào số lượng tử n
theo biểu thức:

En = (eV)
a) Tính năng lượng ion hóa của H.
b) Một nguyên tử hiđro ở trạng thái kích thích ứng với n = 6. Tính bước sóng dài nhất
(theo nm) có thể phát ra từ nguyên tử hiđro đó? Có thể có bao nhiêu bước sóng khác
nhau phát ra khi nguyên tử hiđro đó mất năng lượng.
Cho: Hằng số Plank h = 6,626×10 -34 J.s; Vận tốc ánh sáng trong chân không: c =
3×108 m/s.
Hướng dẫn giải

a. Năng lượng của electron trong hệ một hạt nhân và một electron: En = (eV)
Ở trạng thái cơ bản: n = 1. Với H: E1(H) = -13,6eV;
Năng lượng ion hóa của hidro là năng lượng tối thiểu để bứt e ra khỏi nguyên tử
hoặc ion, tức là đưa e từ trạng thái cơ bản ra xa vô cùng (không truyền thêm động
năng cho e). Dễ thấy: I(H) =13,6eV
b. Bước sóng dài nhất ứng với năng lượng thấp nhất
λmax = hc/ (E6 – E5) = 7465 nm
Có thể có 15 bước sóng khác nhau
BÀI 3: MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI VỀ NGUYÊN TỬ
A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Mô hình hiện đại về nguyên tử
1. Hệ thức de Broglie
- Sự chuyển động của mọi hạt vật chất có khối lượng m và tốc độ v đều liên hệ với
một sóng có độ dài được xác định bởi hệ thức de Broglie :

trong đó
p: động lượng của hạt.
19
m: khối lượng của hạt
v: vận tốc của hạt.
Ví dụ: Tính độ dài sóng của một hạt bụi khối lượng 0,01mg chuyển động với
v=1,0 mm/s và độ dài sóng của một electron khối lượng 9,1 10-31kg chuyển động với
tốc độ 1,0 106m/s.
Hướng dẫn giải

Electron

Hạt bụi:
- Đô dài sóng của hạt bụi quá nhỏ, chỉ thể hiện khi tương tác với mạng nhiễu xạ có
khe hở khoảng 6,6 10-23m. Khoảng cách như thế nhỏ hơn nhiều so với kích
thước nguyên tử (cỡ 10-10m) nên khi tương tác với đối tượng thực, tính chất sóng
của hạt bụi không thể hiện. Trong khi đó bước sóng của elctron lớn hơn nhiều. Sự
nhiễu xạ của sóng như vậy có thể quan sát được khi các electron tương tác với các
nguyên tử trong tinh thể.
Ví dụ: Hãy tính bước sóng liên kết de Broglie cho các trường hợp sau:
a. Một vật có khối lượng 1,0 g chuyển động với tốc độ 1,0 cm.s–1.
b. Đối với vật thể cũng có khối lượng như thế, nhưng chuyển động với tốc độ
1000 km s–1.
c. Ở nhiệt độ phòng, một nguyên tử He chuyển động với vận tốc 1000 m s–1.
Cho He = 4,003.
Hướng dẫn giải
Ví dụ này chỉ ra rằng tính chất sóng của vật chất chỉ thể hiện rõ với các hạt có
động lượng rất bé, cụ thể là các hạt cơ bản như electron, photon, phonon,...
Áp dụng hệ thức đe Broglie:

ta sẽ thu được các giá trị như sau:

a.

b.

20
c.
- Từ các kết quả của ta thấy trường hợp a, b bước sóng quá nhỏ nên hệ thức De
Broglie không có ý nghĩa, còn đối với trường hợp c thì giá trị cỡ kích thước
nguyên tử nên biểu thức này có ý nghĩa. Hay đối với kích thước vĩ mô sóng liên
kết hoàn toàn không có ý nghĩa.
2. Hệ thức bất định Heisenberg
- Theo Heisenberg, không thể xác định đồng thời chính xác cả vị trí lẫn động
lượng của vi hạt. Chẳng hạn, một hạt chuyển động theo phương x với độ bất định

về tọa độ là và độ bất định về động lượng là thì hệ thức bất định có dạng:
h
Δx × Δ p x ≥ ℏ với ℏ=

Ví dụ: Phép đo tọa độ x của electron có độ chính xác vào khoảng 10 -3 đường
kính nguyên tử (khoảng 10-8cm). Có thể xác định được chính xác tốc độ chuyển động
của electron hay không?
Hướng dẫn giải
Khối lượng của electron là 9,1 10-31 kg.

Theo đầu bài ta có .

Ta có
h −34
Thay ℏ= =1 ,05 × 10 J . s vào tính được mà tốc độ ánh sáng

trong chân không là 3 108m/s. Vậy không thể xác định được vận tốc của electron
khi đã biết tọa độ của nó. Như vậy, khái niệm quỹ đạo chuyển động đối với electron là
vô nghĩa.
3. Cơ học lượng tử và phương trình sóng Scrođingơ
- Năm 1926, Scrođingơ đưa ra phương trình mô tả chuyển động của hệ nhân, một
electron trong không gian, phương trình này về sau mang tên ông.
- Khi một hệ lượng tử ở trạng thái dừng – là trạng thái mà toán tử Hamiton ^
H của
hệ không phụ thuộc tường minh vào thời gian – giữa hàm sóng ψ mô tả trạng thái
của hệ với năng lượng toàn phần electron và toán tử Hamiton ^
H của hệ có liên hệ.
^
H ψ¿

21
- Trong đó:
^
H : toán tử Hamiton
ψ : hàm riêng
E: trị riêng của ^
H ứng với hàm riêng ψ
- Lời giải phương trình Scrođingơ chính xác cho hệ 1 electron và một hạt nhân thu
2 4
−m Z e o
được hàm riêng ψ n ,l , m ¿ và trị riêng tương ứng là năng lượng E= 2 2 cùng 3
2n ℏ
l

số lượng tử n, l, ml
- Số lượng tử chính n: đây là những số nguyên dương xác định năng lượng của
electron trong nguyên tử, số lượng tử chính n dùng để chỉ lớp electron hay số thứ
tự chu kì của nguyên tố hóa học như sau:
Trị số của n 1 2 3 4 5 6 7 ...
Lớp electron K L M N O P Q ...
Chu kì 1 2 3 4 5 6 7 ...
- Số lượng tử phụ l: xác định momen động lượng của electron, trị số của số lượng
tử obitan l dùng để chỉ phân lớp electron hay kí hiệu obitan của nguyên tử, nó
gồm các giá trị từ 0 đến n-1. Như vậy ứng với một giá trị của n sẽ có n giá trị của
l
Trị số của l 0 1 2 3 4 ...
Kí hiệu obitan S P D F G ...
hay phân lớp
electron
- Số lượng tử từ ml: như chúng ta đã biết momen động lượng của electron là một
vectơ, hướng của vectơ được xác định bởi số lượng tử từ m l. Số lượng tử từ ml
gồm các giá trị từ -l đến +l kể cả số không. Như vậy ứng với một giá trị l có 2l + 1
giá trị của m. Tóm lại ứng với một giá trị của n có n2 giá trị của m.
Ví dụ: Khi l=2, m có năm giá trị: -2,-1,0, +1, +2
- Như vậy mỗi trạng thái của lectron trong nguyên tử được đặc trưng bằng ba số
lượng tử n, l, ml. Cơ học lượng tử không chấp nhận khái niệm quỹ đạo của
electron mà thay khái niệm đó bằng cách mô tả những chỗ mà electron có xác
xuất tìm thấy lớn nhất. Vùng không gian của nguyên tử mà ở đó có xác xuất tìm
thấy electron là lớn nhất được gọi là obitan nguyên tử. Mỗi obitan nguyên tử này

22
được đặc trưng bằng ba số lượng tử n, l, ml. Người ta phân biệt các obitan dựa
vào các giá trị của n và l.
- Nghiên cứu quang phổ của các nguyên tố người ta thấy cần giả thiết thêm rằng
electron có thêm một đặc điểm nữa là sự tự quay xung quanh trục riêng của nó.
Chuyển động đó được gọi là spin và làm cho electron có một momen động lượng
riêng, do đó người ta đưa thêm số lượng tử spin m s, về sau các nhà khoa học nhận
thấy số lượng tử spin ms cũng là một kết quả toán học xuất hiện khi giải phương
trình sóng do nhà vật lí người Anh là Đỉac đưa ra năm 1929. Theo nguyên lí ngoại
trừ Pauli “trong một nguyên tử không thể có hai electron có cùng bốn số lượng tử
như nhau”, do đó một orbitan nguyên tử chỉ có thể có tối đa hai electron có số
1 1
lượng tử spin ms lần lượt là + và -
2 2
- Như vậy, trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được phản ánh một
cách đầy đủ qua bốn số lượng tử n, l, ml, ms, về hình thức giống như địa chỉ của
một người xác định chỗ ở của người đó.
-
N l Obitan m Số AO
1 0 1s 0 1
2 0 2s 0 1
1 2p -1, 0, +1 3
3 0 3s 0 1
1 3p -1, 0, +1 3
2 3d -2,-1, 0, +1,+2 5
4 0 4s 0 1
1 4p -1, 0, +1 3
2 4d -2,-1, 0, +1,+2 5
3 4f -3,-2,-1, 0, +1,+2,+3 7
Bảng : Các số lượng tử và các obitan nguyên tử

23
Hình : Hình dạng của các obitan nguyên tử
4. Năng lượng cho hệ gồm một electron- một hạt nhân
- Năng lượng của electron cho hệ gồm một electron- một hạt nhân được tính theo
công thức sau”

Trong đó:
m: khối lượng của electron

: điện tích cơ sở

: hằng số Planck rút gọn

: hằng số điện môi trong chân không


Z: là số đơn vị điện tích hạt nhân
Thay các giá trị hằng số trên vào ta tính được :

5. Phương pháp gần đúng Slayter


- Các electron là những hạt mang điện tích âm, khi chuyển động chúng sẽ che chắn
lẫn nhau khỏi lực hút của hạt nhân nguyên tử. Khi đó năng lượng của 1 electron ở
phân lớp sẽ được tính dựa vào công thức Slater:
¿
( Z )2 ( Z−b )2
ε n, l =-13,6 (n¿ )2 eV=-13,6 (n¿ )2 eV
Z: số đơn vị điện tích hạt nhân.
Z*: số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng.
n*: số lượng tử chính hiệu dụng
b: hằng số chắn
24
 Qui tắc gần đúng xác định n* và b
 Xác định số lượng tử chính hiệu dụng n*

N 1 2 3 4 5 6
n* 1 2 3 3,7 4 4,2

 Xác định hằng số chắn b


- Viết cấu hình electron, chia thành các nhóm: (nsnp), (nd), (nf).
(1s) (2s2p) (3s3p) (3d) (4s4p) (4d) (4f) (5s5p) ....
- Đối với electron ở nhóm cao hơn (bên phải) coi như không chắn electron ở nhóm
thấp hơn.
- Đối với các electron ở ns, np:
Các electron trong cùng 1 nhóm chắn nhau 0,35, riêng 2e ở 1s chắn nhau 0,3
Các electron ở nhóm (n-1) chắn 0,85
Các electron ở nhóm (n-2) hoặc thấp hơn chắn 1,0
- Đối với các electron ở nd, nf:
Các electron trong cùng nhóm chắn nhau 0,35
Các electron ở nhóm bên trái chắn 1,0

- Năng lượng obital là tổng năng lượng của electron cư trú trên obital đó.
- Cấu hình nào có tổng năng lượng obital nhỏ hơn sẽ bền vững hơn.
Ví dụ:
Có thể viết cấu hình electron của 27Co3+ là:
Cách 1: Co3+ [1s22s22p63s23p63d6];
Cách 2: Co3+ [1s22s22p63s23p63d44s2]
Cách 3: Co3+[1s22s22p63s23p63d54s1]

25
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater, hãy cho biết cấu hình nào trong số các cấu hình
trên ứng với cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của Co3+.
Hướng dẫn giải
Dựa vào công thức Slater áp dụng cho Co3+ (Z=27, có 24e) ta có:
Với cách viết 1 [Ar]3d6:
1s = -13,6 x (27 – 0,3)2/12 = - 9695,3 eV
2s,2p = -13,6 x (27 – 0,85x2 – 0,35x7)2/ 22 = - 1775,2 eV
3s,3p = -13,6 x (27 – 1x2 – 0,85x8 – 0,35x7)2/32 = - 374,9 eV
3d = - 13,6 x (27 – 1x18 – 0,35x5)2/32 = - 79,4 eV
E1 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +6 3d = - 37067,8 eV
Với cách viết 2 [Ar]3d44s2:
1s , 2s,2p , 3s,3p có kết quả như trên. Ngoài ra:
3d = -13,6 x (27 – 1x18 – 0,35x3)2/32 = - 95,5 eV
4s = - 13,6 x (27 – 1x10 – 0,85x12– 0,35)2/3,72 = - 41, 3 eV
Do đó E2 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +4 3d +2 4s = - 37056,0 eV.
Với cách viết 3 [Ar]3d54s1:
,
1s 2s,2p , 3s,3p có kết quả như trên. Ngoài ra:
3d = -13,6 x (27 - 1 x18 – 0,35 x 4)2/32 = -87,3 eV
4s = -13,6 x (27 – 1 x 10 – 0,85 x 13)2/3,72 = - 35,2 eV
Do đó E3 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +5 3d + 4s = - 37063, 1 eV
E1 thấp (âm) hơn E2 và E3, do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết quả
thu được phù hợp với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Co 3+ có cấu hình electron
[Ar]3d6.
B - TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Trong các bộ số lượng tử (n,l,ml) sau đây, bộ nào là không thể:
a) n = 3, l = 2, ml = 3, ms = +1/2
b) n = 2, l = 2, ml = 2, ms = +1/2
c) n = 1, l = 0, ml = 1, ms = +1/2
d) n = 3, l = 2, ml = 1, ms = +1/2
Hướng dẫn giải.
Sử dụng mối liên hệ giữa các SLT:
n = 1, 2, 3, ….
26
l = 0, 1, 2, …., (n-1)
ml = -l, -l+1,….,l-1, +l
Vậy các trường hợp không thể tồn tại là a, b, c
Bài 2. Xác định các bộ số lượng tử (n,l,ml) có thể có ứng với electron thuộc phân lớp
3d.
Hướng dẫn giải.
Áp dụng các hệ thức liên hệ ở trên => Bộ số lượng tử (n,l,ml): n = 3, l = 2, ml = -2, -1,
0, 1, 2, ms = ±1/2
Bài 3.
1. Suy biến là hiện tượng nhiều AO có cùng mức năng lượng. Số lượng AO có cùng
mức năng lượng được gọi là bậc suy biến. Hãy xác định bậc suy biến đối với nguyên
tử H trong các trường hợp i) n = 1; ii) n = 3; iii) n = 5
2. Tính năng lượng được giải phóng ra theo kJ/mol khi electron của nguyên tử H
chuyển từ orbital 4d xuống orbital 3p. Cho NA=6,022 1023.
3. Khi electron trong nguyên tử H chuyển từ orbital 4d xuống orbital 3p thì sẽ phát ra
bức xạ có độ dài sóng bằng bao nhiêu angstrom?
Hướng dẫn giải
1. Học sinh cần lưu ý: đối với nguyên tử H, năng lượng chỉ phụ thuộc vào số lượng tử
chính (n), không phụ thuộc vào l. Như vậy, bậc suy biến sẽ bằng số AO có trong một
lớp thứ n.
Với n = 1: có 1 AO: không suy biến (chỉ có 1 AO 1s)
Với n = 3: có 9 AO: suy biến bậc 9, tức là tất cả các AO 3s, 3p, 3d có năng lượng bằng
nhau. Điều này không mâu thuẫn với thứ tự điền electron trong nguyên tử. Trường hợp
3s < 3p < 3d là đối với nguyên tử nhiều electron.
Tương tự, với n = 5: suy biến bậc 25.
2. Năng lượng được giải phóng ra khi electron của H chuyển từ orbital 4d xuống
orbital 3p:

Tính cho 1 mol nguyên tử H:

3. Ta có

27
Bài 4.Tính hắng số chắn của các electron khác nhau của nguyên tử Fe và những điện
tích hiệu dụng tương ứng.
Hướng dẫn giải
Phân lớp e Hằng số chắn b Điện tích hiệu dụng: Z-b
1s 0,3 25,7
2s2p 2.0,85 + 7.0,35= 4,15 21,85
3s3p 2.1 + 8.0,85 + 7.0,35 = 11,25 14,75
3d 18.1 + 5.0,35 =19,75 6,25
4s 10.1 + 14.0,85 + 1.0,35= 22,25 3,75

Bài 5. Nguyên tử của một nguyên tố chuyển động với tốc độ bằng 1% tốc độ ánh sáng.
Bước sóng ĐơBrơi của nơ tron của chuyển động đó là 3,31.10-3 pm . Hỏi nguyên tố đó
là nguyên tố gì?
Hướng dẫn giải
−34
h h 6,626.10 −25
λ= → m= = −15 8
=0,6677.10 kg
mv λ v 3 , 31.10 .0 , 01.3 .10
Khối lượng nguyên tử của nguyên tố là:
−25
0,6677. 10
M= −24
=40 , 2
1,6605.10
Vậy nguyên tố đó là Canxi
Bài 6.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) ở trạng thái cơ bản và cho biết vị
trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn.

b) Khi bị ion hóa thành ion Fe 2+, nguyên tử Fe có thể nhường electron ở phân lớp 4s
hoặc ở phân lớp 3d. Sử dụng phương pháp gần đúng của Slater, hãy tính năng lượng
của ion Fe2+ ứng với mỗi trường hợp. Từ đó cho biết cấu hình electron của ion Fe 2+ ở
trạng thái cơ bản
Hướng dẫn giải
a. Cấu hình e của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2 . Vị trí trong bảng HTTH:
Ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

b. Nguyên tử Fe có thể nhường cả 2 electron ở phân lớp 4s hoặc ở phân lớp 3d hoặc
nhường 1 electron ở phân lớp 4s và 1 electron ở phân lớp 3d để tạo thành các ion Fe 2+
28
với các cấu hình electron: [Ar]3d6 (1); [Ar]3d44s2 (2) và [Ar]3d54s1 (3) Với cả ba cấu
hình

Dựa vào công thức Slater ta có:

Với cách viết 1 [Ar]3d6:


1s = -13,6 x (26 – 0,3)2/12 = - 8982,67 eV
2s,2p = -13,6 x (26 – 0,85x2 – 0,35x7)2/ 22 = - 1623,24 eV
3s,3p = -13,6 x (26 – 1x2 – 0,85x8 – 0,35x7)2/32 = - 328,76 eV
3d = - 13,6 x (26 – 1x18 – 0,35x5)2/32 = - 59,03 eV
E1 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +6 3d = - 33935,52 eV
Với cách viết 2 [Ar]3d44s2:
1s , 2s,2p , 3s,3p có kết quả như trên. Ngoài ra:
3d = -13,6 x (26 – 1x18 – 0,35x3)2/32 = - 72,99 eV
4s = - 13,6 x (26 – 1x10 – 0,85x12– 0,35)2/3,72 = - 29,51 eV
Do đó E2 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +4 3d +2 4s = - 33932,52 eV.
Với cách viết 3 [Ar]3d54s1:
,
1s 2s,2p , 3s,3p có kết quả như trên. Ngoài ra:
3d = -13,6 x (26 - 1 x18 – 0,35 x 4)2/32 = -65,82 eV
4s = -13,6 x (26 – 1 x 10 – 0,85 x 13)2/3,72 = - 24,34 eV
Do đó E3 = 2 1s +8 2s,2p +8 3s,3p +5 3d + 4s = - 33934,78 eV
E1 thấp (âm) hơn E2 và E3, do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn ion Fe 2+ có cấu
hình electron [Ar]3d6.
R

Bài 7. Năng lượng electron của nguyên tử H có dạng En= n2 trong đó n chỉ nhận

các giá trị nguyên dương, R là hằng số. Biết bước sóng cực đại trong dãy Balmer
0
( vạch Hα ứng với n = 3 → n= 2) có λ=6562 , 8 A .
a. Tìm R theo J.
b. Tìm năng lượng ion hóa nguyên tử H từ trạng thái cơ bản theo kJ/ mol.
c. Khi chiếu bức xạ 70nm vào các nguyên tử H, người ta thấy electron thoát ra có động
năng Eđ = 14,31 eV. Xác định nguyên tử H lúc đầu ở trạng thái kích thích với n bằng
bao nhiêu?

29
Cho : Hằng số Plank h= 6,626.10-34J.s; vận tốc ánh sáng trong chân không c= 3.108
m/s; 1A0 = 10-8 cm; NA= 6,02.1023.
Hướng dẫn giải
hc 1 1
ΔE= =R .( − )
a. Ta có λ 4 9 ⇒ R= 2,18.10-18J.

b. Năng lượng ion hóa


1 1
∞ −1 ) ⇒
I= - R.( I= 2,18.10-18J = 1312,36 kJ/mol.
+
c. H(n=x) (k) → H (k) + e(k)
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì
E (photon) = E(H+) + E(e) - E (H(n=x))
hc 1
2
Hay λ = We - (- R. x ).⇒ x= 2. Vậy H ban đầu ở trạng thái n=2.
Bài 8. Nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV có  = 97,35
nm. Số lượng tử chính ứng với trạng thái kích thích này là bao nhiêu ? Khi những
nguyên tử hydrogen chuyển về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn thì chúng có thể
phát ra những bức xạ có bước sóng (nm) là bao nhiêu ? Cho h=6,63.10 -34J.s; c=3.108
m.s-1
Hướng dẫn giải.
Ta có năng lượng của mỗi photon là:

Nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản bị kích thích nên trạng thái đặc trưng bởi số
lượng tử n nó cần năng lượng:

Khi bị khử kích thích nguyên tử hydrogen sẽ chuyển về trạng thái đặc trưng bởi số
lượng tử n thấp hơn 4.

n = 4 → n = 1: E4 – E1 =

30
n = 4 → n = 2: E4 – E2 =
−2 , 18. 10
−18
( 1 1
2
4 2 ) −19
− 2 =4 , 0875. 10 J

n = 4 → n = 3: E4 – E3 =
−2 , 18. 10
−18
( 41 − 31 )=1 , 0597 .10
2 2
−19
J

Bài 9.
1. Tính năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản trong các nguyên tử và ion sau: H,
He+.
2. Tính năng lượng ion hóa của H và năng lượng ion hóa thứ 2 của He.
3. Bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hydrogen có thể phát ra là gì?
4. Tính bước sóng dài nhất trong dãy Balmer (vùng khả kiến).
Hướng dẫn giải.
2
−13 ,6. Z
1. Năng lượng của electron trong hệ một hạt nhân và một electron: En = 2 (eV)
n
Ở trạng thái cơ bản: n = 1.
Với H: E1(H) = -13,6eV
Với He+: E1(He+) = - 54,4 eV
2. Năng lượng ion hóa của hidro là năng lượng tối thiểu để bứt e ra khỏi nguyên tử
hoặc ion, tức là đưa e từ trạng thái cơ bản ra xa vô cùng (không truyền thêm động năng
cho e). Dễ thấy: I1(H) =13,6eV; I2(He) = 54,4 eV.
3. Bước sóng được tính theo công thức:
∆E = hc/λ = -13,6.1,6.10-19( 1/nc2 – 1/ nt2 ) với h= 6,63.10-34J.s; c= 3.108 m/s.
Bước sóng ngắn nhất trong phổ phát xạ của Hidro ứng với sự chuyển từ mức n= ∞ về
lớp n= 1. Vạch này nằm trong dãy Laiman. Thay vào biểu thức ta tính được bước sóng
λ = 9,14.10-8 m = 914 A0
4. Bước sóng dài nhất (năng lượng thấp nhất) trong dãy Balmer ứng với sự chuyển
mức từ n = 3 về n=2: λ= 6,58.10-7 m = 6580A0
Bài 10.
31
a. Khi nguyên tử 4Be bị mất ba electron sẽ trở thành ion Be 3+. Hãy xác định bước sóng
ứng với vạch phổ đầu tiên của dãy Balmer.
b. Hãy tính năng lượng tối thiểu (theo eV) để tách electron còn lại của Be 3+ ra khỏi
trạng thái cơ bản.
Hướng dẫn giải.
a. Ion Be3+ có cấu tạo giống nguyên tử Hidro nên quang phổ của ion Be 3+ cũng gần
giống nguyên tử Hidro. Vạch phổ đầu tiên của dãy Balmer là ứng với bước chuyển từ
n=3 về n=2.

Năng lượng của electron là :

−34 8
hc 6,625× 1 0 ×3 ×1 0 −7
→ λ= = −19
=0 , 41 ×1 0 m=41 nm
E 48,416× 1 0
b. Năng lượng cần thiết tối thiểu theo eV để tách electron còn lại của Be 3+ ra khỏi trạng
thái cơ bản chính là năng lượng cần thiết để tách 1 e ra xa vô cùng mà không truyền cho
electron đó động năng. Đây chính là năng lượng ion hóa của Be3+

Bài 11. Năng lượng của các hệ nguyên tử chứa một electron có thể tính theo công
Z2
2
thức: En = -13 ,6. n (n: số lượng tử chính, Z: số đơn vị điện tích hạt nhân).
a. Tính năng lượng của electron trong các hệ N 6+, C5+, O7+ ở trạng thái cơ bản và
trạng thái kích thích thứ nhất.
b. Qui luật liên hệ giữa E n với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt
nhân với electron trong các hệ đó ? Từ đó cho biết ion nào bền nhất và kém bền nhất
c. Trị số năng lượng tính được ở câu a có quan hệ với năng lượng ion hoá của mỗi hệ
trên hay không ? Tính năng lượng ion hoá của mỗi hệ.
Hướng dẫn giải.
a. Ở trạng thái cơ bản có năng lượng thấp nhất nên chọn n=1. Ta có E 1 = 13,6 Z2
(eV)
Thứ tự theo trị số Z: Z = 6  C5+ : (E1) C5+ = 13,6 x 62 = 489,6 eV
Z = 7  N6+ : (E1) N6+ = 13,6 x 72 = 666,4 eV
32
Z = 8  O7+ : (E1) O7+ = 13,6 x 82 = 870,4 eV

Với n=2 thì


Z = 6  C5+ : (E2) C5+ = 3,4 x 62 = 122,4 eV
Z = 7  N6+ : (E3) N6+ = 3,4 x 72 = 166,6 eV
Z = 8  O7+ : (E4) O7+ = 3,4 x 82 = 217,6 eV
b. Quy luật liên hệ En với Z : Khi n không đổi, Z càng tăng, E n càng âm (càng thấp).
Qui luật này phản ánh tác dụng lực hút hạt nhân tới e được xét: Z càng lớn lực hút
càng mạnh  năng lượng càng thấp  hệ càng bền, bền nhất là O7+ và kém bền nhất
là C5+.
c. Năng lượng ion hoá của hệ là năng lượng cần thiết để tách 1 electron từ trạng thái
cơ bản (n=1) ra xa vô cùng.

C5+ : I = (E1, C5+) = + 489, 6 eV.


N6+ : I = (E1, N6+) = + 666, 4 eV.
O7+ : I = (E1, O7+) = + 870,4 eV.
Bài 12. Từ lí thuyết thu được biểu thức tính năng lượng electron ở trạng thái ứng với

số lượng tử chính n trong nguyên tử có 1 electron, 1 hạt nhân: (1) ;


với  3,14; me 9,11028 (g) ; eo 4,81010 (GSE)
Hằng số Planck, h  6,6251027 (ec.s); Z là số đơn vị điện tích hạt nhân
Khi thay số vào (1) tính được En có đơn vị năng lượng là ec biết 1 eV = 1,61012 ec.
Biết năng lượng cần vừa đủ để tách 1e ra khỏi nguyên tử tự do mà không truyền động
năng cho e đó được gọi là năng lượng ion hoá (I) của nguyên tử.
a. Tính năng lượng ion hoá của nguyên tử hydrogen (IH)?

b. Tính tỉ số . Hãy chỉ rõ một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ số đó khác đơn vị
(1,0).

c. Biết  2,180. Tìm năng lượng E kèm theo quá trình He → He2+ + 2e (2)

33
Trong tất cả các trường hợp trên đều xét với n = 1; năng lượng được tính theo eV và
phép tính lấy đến 2 chữ số phần thập phân.
Hướng dẫn giải.

a. Thay số: EH,1 = =  2170,32031014 (ec)


đổi ra được EH,1 = 13,56 eV
Theo định nghĩa: IH =  EH,1 = 13,56 eV  13,6 eV

b.Từ (1) với He+, n = 1 có E =  Z213,56 =  2 213,56 =  54,24


hay = 4  EH,1

suy ra I =E = 4  EH,1 = 4 IH. Khi đó = 0,25


Kết quả này cho thấy để tách 1 electron ra khỏi He + cần năng lượng gấp 4 lần so với
tách 1 electron ra khỏi H. Nguyên nhân He + có Z = 2 có lực hút của hạt nhân lên
electron mạnh hơn so với H có Z = 1.

c. Từ  2,180 tính được IHe =  24,88 eV


Khi đó, He → He+ + e ; IHe 24,88 eV

He+ → He2+ + e; I  54,24 eV

Tổ hợp được: He → He2+ + 2e có E = IHe + I = 24,88 + 54,24 79,12 (eV)


Bài 13. Biết năng lượng cần cung cấp để tách cả hai electron ra khỏi nguyên tử He là
79,00 eV. Khi chiếu một bức xạ có bước sóng 40 nm vào nguyên tử He thì có 1
electron thoát ra. Tính vận tốc của electron này.
Cho h = 6,625.10-34J.s; me = 9,1.10-31kg.
Hướng dẫn giải.
Theo đề bài có: He  He2+ + 2e ; I = + 79,00 eV
Mặt khác, He+ He2+ + 1e ; I2 = -Ee trong He+

mà He+ là hệ 1 hạt nhân 1 electron 


 I1, He = 79 – 54,4 = 24,60 eV = 3,941.10-18 (J)
Năng lượng của bức xạ:

34
−34 8
hc 6,625.10 .(3.10 ) −18
E= = =4,9675.10 (J)
❑ 40. 10
−9

1 2
 Wđ (e) = 2 m v = E – I1 = 1,0277510-18 (J)  v = 1,503.106 m/s.

Bài 14.
a. Áp dụng phương pháp gần đúng Slater tính năng lượng electron của nguyên
tử Oxi theo đơn vị eV.
Z2
2
b. Áp dụng biểu thức tính năng lượng En = -13 ,6. n (eV), hãy tính bước sóng
của bức xạ phát ra khi electron trong ion O7+ dịch chuyển từ mức năng lượng có n=3
xuống mức có n=1
Cho biết vận tốc ánh sáng C= 3.108 m.s-1;Hằng số Planck: h= 6,62.10-34J.s
Hướng dẫn giải.
a. Theo Slater :
( Z−b )2
¿ 2
En = -13,6 (n ) eV
Năng lượng của các electron trên phân lớp 1s
Es = -13,6 ¿ ¿ x2= -1612,688 (eV)
Năng lượng của các electron trên phân lớp 2s2p
E2s2p = -13,6 ¿ ¿ ¿ x 6 = -422,331 (eV)
Năng lượng của toàn nguyên tử Oxi:
E = Es + E2s2p = -1612,688 -422,331 = -2035,019 (eV)
b. Khi electron trong ion O7+ dịch chuyển từ mức năng lượng có n=3 xuống mức có
n=1 phát ra một bức xạ có năng lượng

( )
2 2
C 8 8 −19
h. =E3−E 1=−13 , 6 × 2 − 2 ×1,602. 10 J = 1,24.10-16J
λ 3 1
Bước sóng của bức xạ:
−34 8
h ×C ¿6 ,62. 10 .3 . 10
λ= −16
= −16 = 1,602nm
1, 24. 10 1 , 24. 10
Bài 15. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và
52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có tổng số proton
của các nguyên tử bằng 77.
a. Hãy cho biết 4 số lượng tử tương ứng với electron chót của M và X

35
b. Xác định CTPT của MXa?

Hướng dẫn giải


Ta có:
SX = 52
1<N/Z<1,5
S/3,5 <Z<S/3
14,7<Z< 17,5
Z =15; 16; 17
N =22; 20; 18
Z <20 ; 1<N/Z<1,22 → Z=17, N=18 là phù hợp.
Vậy X là Cl
Ta lại có:
MXa có: ZM + aZX =77 → ZM =77 - aZX
SM = 82
1<N/Z<1,5
S/3,5 <Z<S/3
S/3,5 < 77 - aZX <S/3
82/3,5 < 77 - a.17 <82/3
→ 2,92 < a < 3,16. Chon a =3; Z=26
Vậy phân tử cần tìm là: FeCl3
Fe: 3d6 ; n=3; l=2; ml = -2; ms=-1/2
Cl: 3p5 ; n=3, l=1, ml=0, ms=-1/2

36

You might also like