You are on page 1of 14

Bài soạn Vật lí hạt cơ bản

Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

ĐẠI CƯƠNG VỀ HẠT CƠ BẢN

4.1. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN HẠT CƠ BẢN


4.2. Nguyên tử luận Democristus
Tư tưởng duy vật của phái Thales về một vật chất ban đầu không thỏa mãn được các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy họ đã đi tìm những lí thuyết khác để giải thích cấu trúc của vũ trụ
và những biến đổi trong tự nhiên.
Trong số các nhà triết học và khoa học thời xưa bàn về cấu tạo của vật chất, người phát
biểu đúng đắn hơn cả là nhà bác học thời Hy Lạp cổ đại Democritus.
Nội dung của thuyết nguyên tử luận Democritus:
 Không có cái gì phát sinh ra từ cái không có gì. Không có cái gì đang tồn tại lại có thể bị
hủy diệt. Mọi sự đều do các bộ phận hợp lại với nhau và tách khỏi nhau.
 Không có cái gì ngẫu nhiên xảy ra, cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân và là tất yếu.
 Chỉ nguyên tử và không gian trống rỗng là có thật, mọi cái khác điều do tưởng tượng ra.
 Các nguyên tử nhiều vô hạn và có vo số hình dạng, rơi vĩnh viễn trong không gian vô tận.
Những hạt tơ rơi nhanh hơn, va đập vào những hạt nhỏ gây ra những chuyển động xiên
và xoáy tạo thành các thế giới. Có vô số thế giới luôn luôn sinh ra hoặc mất đi.
 Các nguyên tử hoàn toàn giống nhau về chất lượng, chúng tác động lên nhau bằng sức
nén và va chạm. Các vật khác nhau vì được tạo thành bởi những nguyên tử có số lượng,
độ lớn hình dạng và các sắp xếp khác nhau.
 Không có gì phi vật chất, tâm hồn và các thần linh cũng được tạo thành từ những nguyên
tử tinh tế, nhẵn nhụi, tròn trịa linh hoạt nhất. Chúng chuyển động, xuyên thấu vào cơ thể,
và tạo ra mọi hiện tượng của sự sống.
Trong học thuyết của Democritus, nguyên lí bảy toàn có vai trò rất quan trọng. Chân không
là một khái niệm mới, chưa có trong các thuyết trước đó, và các nguyên tử tự mình chuyển động
trong chân không, không cần một thần linh hay trí tuệ nào khác, tạo ra mọi hiện tượng trong thế
giới. Theo nguyên tử luận, vật chất và chuyển động là cơ sở của tồn tại.
Tóm tại, theo Democritus thì vật chất được cấu tạo từ nguyên tử và chân không. Như vậy,
nguyên tử luận của Democritus nhằm giải quyết vấn đề vật chất cấu tạo như thế nào của khoa
học.
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

4.3. Lý thuyết nguyên tử Dalton


Vào năm 1808, John Dalton đã đưa ra Lý thuyết nguyên tử của ông để giải thích định luật
bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản ứng hoá học. Lý thuyết của ông
dựa trên năm giả thuyết.
 Giả thuyết thứ nhất phát cho rằng tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tố hóa
chất.
 Giả thuyết thứ hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và
tính chât.
 Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh ra hoặc
mất đi.
 Giả thuyết thứ tư là các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau để tạo
ra các hợp chất.
 Giả thuyết thứ năm là trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân
tách hoặc tái sắp xếp lai.
Lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà còn là cơ sở để xây dựng
các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.
Nội dung chính:
 Mọi chất đều được cấu tạo từ một số rất lớn những hạt rất nhỏ, không thể phân chia được
gọi là nguyên tử.
 Nguyên tử là những hòn bi nhỏ, giữa chúng có lực hút và lực đẩy.
 Nguyên tử có khối lượng xác định, khối lượng này thay đổi từ nguyên tử của nguyên tố
này sang nguyên tử của nguyên tố khác. Khối lượng của các nguyên tử được so sánh với
khối lượng nguyên tử Hidro chọn làm khối lượng đơn vị (đó là khối lượng tương đối mà
sau này chúng ta gọi là khối lượng nguyên tử lượng).
 Các đơn chất bao gồm những nguyên tử giống hệt nhau, còn hợp chất là sự kết hợp các
nguyên tử thuộc những loại khác nhau.
Như vậy: Chúng ta thấy cả Democritus và John Dalton đều cho rằng nguyên tử không có
cấu trúc, tức là nguyên tử không được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn, chính vì thế người ta
thường gọi các mô hình đó là mô hình sơ khai về nguyên tử. Cùng với sự phát triển của khoa
học, các giả thuyết của John Dalton được xem xét lại và người ta thấy rằng không phải nguyên tử
là hạt không có cấu trúc mà ngay cả nguyên tử của cùng một nguyên tố cũng có thể có tính chất
khác nhau.
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

4.4. Phát hiện electron và cấu trúc nguyên tử


Lịch sử phát triển

 Richard Laming – 1851 : Ý tưởng về một hạt hạ nguyên tử có điện.


 Hermann von Helmholtz – 1881 : Hạt mang điện cơ bản.
 George Johnstone Stoney – 1894 : Đặt tên Electron (electric - điện tích), đưa ra khái niệm
hạt mang điện.
 Joseph John Thompson – 1897 : Tia âm cực, Sự lệch từ của tia âm cực, Sự lệch điện của
tia âm cực, Tia catốt = hạt mang điện, Đo tỷ lệ khối lượng trên điện tích
 Robert Andrews Milikan – 1911 : thí nghiệm giọt dầu

Năm 1909, Robert Millikan thực hiện thí nghiệm để đo điện


tích điện tử. Millikan đã phun các giọt dầu vào một hộp trong suốt.
Đáy và đỉnh hộp làm bằng kim loại được nối với nguồn điện một
chiều với một đầu là âm (-) và một đầu là dương (+).

Millikan quan sát từng giọt rơi một và cho áp dụng hiệu điện
thế lớn giữa hai tấm kim loại rồi ghi chú lại tất cả những hiệu ứng.
Ban đầu, giọt dầu không tích điện, nên nó rơi dưới tác dụng của
trọng lực và dừng ở một vận tốc nhất định. Tuy nhiên sau đó, Millikan đã dùng một chùm tia
Röntgen để ion hóa giọt dầu này, cấp cho nó một điện tích. Vì thế, giọt dầu này đã rơi nhanh
hơn, vì ngoài trọng lực, nó còn chịu tác dụng của điện trường. Dựa vào khoảng thời gian chênh
lệch khi hai giọt dầu rơi hết cùng một đoạn đường, Millikan đã tính ra điện tích của các hạt tích
điện. Xem xét kết quả đo được, ông nhận thấy điện tích của các hạt luôn là số nguyên lần một
điện tích nhỏ nhất, được cho là tương ứng với 1 electron.

Khái quát cơ bản

Electron hay điện tử là một hạt hạ nguyên tử, có ký hiệu là e- hay β- thuộc thế hệ thứ
nhất trong họ các hạt lepton, có khối lượng nhỏ nhất trong nhóm lepton. Các electron có khối
lượng xấp xỉ bằng 1/1836 so với proton. Giống như tất cả các hạt cơ bản khác, electron thể hiện
cả các tính chất của sóng và hạt: chúng có thể va chạm với các hạt khác và bị nhiễu xạ như ánh
sáng. Các tính chất sóng của electron dễ dàng được quan sát thấy ở các thí nghiệm hơn so với
những hạt khác ví dụ như neutron và proton bởi vì electron có khối lượng nhỏ hơn và do vậy có
bước sóng de Broglie dài hơn ở cùng một mức năng lượng. Electron tham gia vào tương tác hấp
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

dẫn, điện từ và yếu. Vì một electron mang điện tích, bao xung quanh nó là điện trường, và nếu
electron chuyển động tương đối với một người quan sát, nó sẽ cảm ứng một từ trường. Trường
điện từ tạo ra bởi những nguồn khác sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của hạt electron tuân theo
định luật lực Lorentz. Electron phát ra hay hấp thụ năng lượng dưới dạng các photon khi chúng
chuyển động gia tốc. Electron tham dự vào nhiều ứng dụng thực tiễn như điện tử học, hàn tia
điện tử, ống tia âm cực, kính hiển vi điện tử, trị liệu bức xạ, laser electron tự do, máy dò khí ion
hóa và máy gia tốc hạt.

Tính chất cơ bản của electron

 Là hạt fermion, spin ½


 Thuộc họ lepton, L=+1 , Le =+1
 Các tương tác của electon : tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác yếu
 Ký hiệu là e- hay β-
 Thời gian sống : 4,6.1026 năm
 Khối lượng bằng 1/1836 so với proton bằng 0,511 MeV/c2
 Điện tích : -1 (e)

Thời gian Tên nhà khoa học Thành quả Nguyên lí


Tiên đoán về điện tử
1838-1851 Richard Laming mang điện tích trong
nguyên tử
Phát hiện tia cathode và
Johann Hittorf,
1869 đặt tên.
Eugen Goldstein
George Johnstone Đặt tên điện tử là
1874
Stoney “electrine”
Thomson tạo ra một tia
Cathode với điện thế 1,5kV,
Sir Joseph John nhờ độ lệch của dòng tia khi
1897 Thí nghiệm đo tỉ số e/m
Thomson chuyển động qua một điện
trường, ông tính được tỷ số
e m.
1911 Robert Andrews Thí nghiệm xác định điện Millikan tạo ra nhũng hạt
Millikan tích e lectron dầu rất nhỏ nhiễm điện và
đặt vào phương chuyển
động của nó một điện
trường đều theo hướng
ngược lại, sự lơ lửng của
các giọt dầu cho phép ông
xác định điện tích nguyên
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

tố.
−19
e=1,6. 10 C.

Lí thuyết nguyên tử

Cho đến năm 1914, các thí nghiệm thực hiện bởi Ernest Rutherford, Henry Moseley, James
Franck và Gustav Hertz hầu như đã khẳng định được cấu trúc nguyên tử bao gồm một hạt
nhân cô đặc mang điện dương bao xung quanh bởi các electron có khối lượng rất nhỏ.[44] Năm
1913, nhà vật lý người Đan Mạch Niels Bohr giả thuyết các electron nằm trong các trạng thái có
mức năng lượng bị lượng tử hóa, mức năng lượng của chúng được xác định bởi mômen động
lượng của quỹ đạo electron quanh hạt nhân. Các electron có thể chuyển động trên những quỹ đạo
này, bằng cách phát ra hay hấp thụ photon với tần số xác định. Với cơ sở là những quỹ đạo bị
lượng tử hóa này, Bohr có thể giải thích một cách chính xác các vạch quang phổ của nguyên tử
hydro.[45] Tuy nhiên, mô hình của Bohr chưa thể giải thích được cường độ tương đối của các
vạch này cũng như mô hình chưa thể giải thích quang phổ của những nguyên tử phức tạp hơn.
[44]
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử được Gilbert Newton Lewis giải thích, khi vào năm
1916 ông đề xuất rằng liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử được duy trì bởi cặp electron chia
sẻ giữa chúng.[46] Sau đó, vào năm 1927, Walter Heitler và Fritz London đưa ra lý thuyết giải
thích đầy đủ cho sự hình thành cặp electron và liên kết hóa học trong khuôn khổ của cơ học
lượng tử.[47] Năm 1919, nhà hóa học người Mỹ Irving Langmuir đưa ra mô hình tĩnh về nguyên
tử và gợi ý rằng mọi electron được phân bố tuần tự theo "những vỏ (gần) hình cầu đồng tâm, tất
cả đều có độ dày bằng nhau".[48] Tiếp đó, ông chia những vỏ này ra thành một số ô, mà mỗi ô
chứa một cặp electron. Với mô hình này, Langmuir có thể giải thích một cách định tính các tính
chất hóa học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn,[47] mà nhiều tính chất được lặp lại tuân
theo định luật tuần hoàn trong bảng.[49]
Năm 1924, nhà vật lý người Áo Wolfgang Pauli nhận xét thấy cấu trúc tựa vỏ của nguyên
tử có thể được giải thích bằng một tập hợp chứa bốn tham số xác định lên mỗi trạng thái năng
lượng lượng tử, và mỗi trạng thái này không thể chiếm bởi nhiều hơn một electron. Việc không
có nhiều hơn một electron chiếm chỗ ở cùng một trạng thái năng lượng lượng tử được phát biểu
trong nguyên lý loại trừ Pauli.[50] Cơ chế vật lý để giải thích cho tham số thứ tư, mà nó có hai
giá trị phân biệt, được các nhà vật lý người Hà Lan Samuel Goudsmit và George Uhlenbeck đề
xuất. Năm 1925, họ cho rằng một electron, cùng với mômen động lượng của quỹ đạo, còn sở hữu
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

thêm mômen góc động lượng nội tại và mômen lưỡng cực từ.[44][51] Điều này tương tự như sự
tự quay của Trái Đất cũng như nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Mômen góc động lượng
nội tại này được gọi là spin, và đưa ra cách giải thích cho sự tách vạch bí ẩn như được quan sát
thấy ở các vạch quang phổ bằng phổ kế có độ phân giải cao; hiện tượng này được biết đến như là
sự tách cấu trúc tinh tế.[52]
Khái niệm nguyên tử:
Nguyên tử (atomics) từng được coi là đơn vị cơ bản của vật chất, cụm từ atom trong Hy
Lạp nghĩa là không phân chia được nữa. Sau một loạt các thí nghiệm từ những năm 80 người ta
mới phát hiện cấu trúc nguyên tử và cấu trúc của các hạt nhỏ hơn cấu tạo nên nó.
Cấu trúc nguyên tử.
Các học giả này tưởng tượng các nguyên tử có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào loại
nguyên tử. Họ hình dung các nguyên tử sắt có những cái móc khóa chúng lại với nhau, giải thích
tại sao sắt là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Các nguyên tử nước mượt và trơn, giải thích tại sao nước
là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và có thể đổ được. Mặc dù bây giờ chúng ta biết rằng không phải
như vậy, nhưng ý tưởng của họ đã đặt nền móng cho các mô hình nguyên tử trong tương lai.
Tuy nhiên, đã phải đợi một thời gian dài trước khi những nền móng này được xây
dựng. Cho đến năm 1803, nhà hóa học người Anh John Dalton mới bắt đầu phát triển một định
nghĩa khoa học hơn về nguyên tử. Ông đã dựa trên ý tưởng của người Hy Lạp cổ đại trong việc
mô tả các nguyên tử như những khối cầu nhỏ, cứng không thể phân chia được và rằng các
nguyên tử của một nguyên tố nhất định giống hệt nhau. 
Điểm thứ hai vẫn còn đúng, với ngoại lệ đáng chú ý là các đồng vị của các nguyên tố khác
nhau, khác nhau về số lượng neutron của chúng. Tuy nhiên, vì neutron sẽ không được phát hiện
cho đến năm 1932, nên chúng ta có thể tha thứ cho sự vô ý này của Dalton. Ông cũng đưa ra lý
thuyết về cách các nguyên tử kết hợp để tạo ra hợp chất, và cũng đưa ra bộ ký hiệu hóa học đầu
tiên cho các nguyên tố đã biết.
Việc phác thảo lý thuyết nguyên tử của Dalton là một bước khởi đầu, nhưng nó vẫn chưa
thực sự cho chúng ta biết nhiều về bản chất của chính nguyên tử. Tiếp theo là một giai đoạn tạm
lắng khác, ngắn hơn, nơi mà kiến thức của chúng ta về nguyên tử không tiến bộ nhiều như vậy. 
Đã có một số nỗ lực để xác định các nguyên tử có thể trông như thế nào, chẳng hạn
như gợi ý của Lord Kelvin cho rằng chúng có thể có cấu trúc giống như xoáy nước (vortex-like),
nhưng phải đến ngay sau khi bước sang thế kỷ 20, tiến trình làm sáng tỏ cấu trúc nguyên tử mới
thực sự bắt đầu nhặt lên.
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

Bước đột phá đầu tiên đến vào cuối những năm 1800 khi nhà vật lý người Anh Joseph John
(JJ) Thomson phát hiện ra rằng nguyên tử không thể phân chia như đã tuyên bố trước đây. Ông
đã tiến hành thí nghiệm sử dụng tia âm cực tạo ra trong một ống phóng điện và nhận thấy rằng
các tia này bị hút bởi các tấm kim loại tích điện dương nhưng lại bị các tấm mang điện âm đẩy
lùi. Từ đó suy ra các tia phải mang điện tích âm.
Bằng cách đo điện tích của các hạt trong tia, ông có thể suy ra rằng chúng nhẹ hơn hai
nghìn lần so với hydro, và bằng cách thay đổi kim loại làm cực âm, ông có thể biết rằng các hạt
này có mặt trong nhiều loại nguyên tử. Ông đã phát hiện ra electron (mặc dù ông gọi nó là
‘corpuscle’), và chỉ ra rằng nguyên tử không thể phân chia được, mà có những phần cấu thành
nhỏ hơn. Khám phá này đã giúp ông giành được giải thưởng Nobel vào năm 1906.
Năm 1904, ông đưa ra mô hình nguyên tử dựa trên những phát hiện của mình. Được mệnh
danh là ‘Mô hình bánh pudding mận’ (mặc dù không phải của chính Thomson), nó hình dung
nguyên tử như một quả cầu mang điện tích dương, với các electron rải rác khắp nơi giống như
quả mận trong một chiếc bánh pudding. 
Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các phần tử bên trong của nguyên tử, nhưng mô
hình của Thomson sẽ không tồn tại được lâu – và chính một trong những sinh viên của ông đã
cung cấp bằng chứng để đưa nó vào lịch sử.
Ernest Rutherford là một nhà vật lý đến từ New Zealand, từng học tại Đại học Cambridge
dưới thời Thomson. Công việc sau này của ông tại Đại học Manchester sẽ cung cấp những hiểu
biết sâu hơn về bên trong của một nguyên tử. Công trình này được đưa ra sau khi ông đã nhận
được giải thưởng Nobel năm 1908 cho những nghiên cứu của ông về hóa học các chất phóng xạ.
Rutherford đã nghĩ ra một thí nghiệm để thăm dò cấu trúc nguyên tử liên quan đến việc
bắn các hạt alpha mang điện tích dương vào một tấm lá vàng mỏng. Các hạt alpha rất nhỏ nên
chúng có thể xuyên qua lá vàng, và theo mô hình của Thomson cho thấy điện tích dương khuếch
tán trên toàn bộ nguyên tử, nên làm như vậy ít hoặc không bị lệch. Bằng cách thực hiện thí
nghiệm này, anh ấy hy vọng có thể xác nhận mô hình của Thomson, nhưng cuối cùng ông ấy lại
làm điều hoàn toàn ngược lại.
Trong quá trình thí nghiệm, hầu hết các hạt alpha đã đi qua lớp giấy bạc mà ít hoặc không
bị lệch hướng. Tuy nhiên, một số lượng rất nhỏ các hạt đã bị lệch khỏi đường đi ban đầu của
chúng ở góc rất lớn. Điều này hoàn toàn bất ngờ; như chính Rutherford đã quan sát, “Điều đó
thật khó tin khi bạn bắn một quả đạn pháo 15 inch vào một mảnh giấy lụa và nó quay trở lại và
đánh bạn”. 
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

Lời giải thích duy nhất có thể là điện tích dương không lan truyền khắp nguyên tử, mà tập
trung ở một trung tâm nhỏ, dày đặc gọi là hạt nhân. Phần lớn phần còn lại của nguyên tử chỉ đơn
giản là không gian trống.
Việc Rutherford phát hiện ra hạt nhân có nghĩa là mô hình nguyên tử cần được xem xét
lại. Ông đề xuất một mô hình trong đó các electron quay quanh hạt nhân mang điện tích
dương. Mặc dù đây là một cải tiến trên mô hình của Thomson, nhưng nó không giải thích được
điều gì đã giữ cho các electron quay xung quanh thay vì chỉ đơn giản là xoắn vào hạt nhân.
Sau đó Niels Bohr. Bohr, một nhà vật lý người Đan Mạch, người đã tìm cách giải quyết
các vấn đề bằng mô hình của Rutherford. Ông nhận ra rằng vật lý cổ điển không thể giải thích
đúng những gì đang diễn ra ở cấp độ nguyên tử; thay vào đó, ông viện dẫn lý thuyết lượng tử để
thử và giải thích sự sắp xếp của các electron. Mô hình của ông đã công nhận sự tồn tại của các
mức năng lượng hoặc lớp vỏ của các electron. 
Các điện tử chỉ có thể được tìm thấy trong các mức năng lượng cụ thể này; nói cách khác,
năng lượng của chúng đã được định lượng và không thể nhận bất kỳ giá trị nào. Các electron có
thể di chuyển giữa các mức năng lượng này (được Bohr gọi là ‘trạng thái tĩnh’), nhưng phải làm
như vậy bằng cách hấp thụ hoặc phát ra năng lượng.
Đề xuất của Bohr về các mức năng lượng ổn định đã giải quyết được vấn đề của các
electron đi vào hạt nhân ở một mức độ nào đó, nhưng không hoàn toàn. Những lý do chính xác
phức tạp hơn một chút so với những gì chúng ta sẽ thảo luận ở đây, bởi vì chúng ta đang bước
vào thế giới phức tạp của cơ học lượng tử; và như chính Bohr đã nói, “Nếu cơ học lượng tử
không gây sốc sâu sắc cho bạn, thì bạn vẫn chưa hiểu nó”. Nói cách khác, nó trở nên kỳ lạ.
4.5. Khái niệm hạt cơ bản
Hạt sơ cấp (tiếng Anh: elementary particle) hay còn gọi là hạt cơ bản, là các hạt hạ nguyên
tử không có các cấu trúc phụ, không được cấu tạo từ những hạt khác.[1] Vì thế hạt sơ cấp được
coi là tồn tại như một hạt nguyên vẹn, đồng nhất, không thể tách thành các phần nhỏ hơn. Cho
đến thời điểm hiện tại các hạt được cho là sơ cấp bao gồm: Các loại "hạt vật chất" và "hạt phản
vật chất" thuộc họ fermion (quark, lepton, phản quark và phản lepton), "các hạt lực" làm trung
gian tương tác giữa các hạt fermion thuộc họ hạt boson (gauge bosons và Higgs boson). Một hạt
chứa hai hoặc nhiều hạt cơ bản là một hạt tổng hợp.
Tất cả các hạt cơ bản là boson hoặc fermion. Các lớp này được phân biệt bằng số liệu
thống kê lượng tử của chúng: fermion tuân theo số liệu thống kê Fermi Dir Dirac và boson tuân
theo số liệu thống kê của Bose-Einstein.[1] Spin của chúng được phân biệt thông qua định lý
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

thống kê spin kèm theo: nó là một nửa số nguyên cho fermion và số nguyên cho boson. Mẫu
biểu: hạt cơ bản
Trong mô hình chuẩn, các hạt cơ bản được biểu diễn cho tiện ích dự đoán dưới dạng các
hạt điểm. Mặc dù rất thành công, nhưng mô hình chuẩn vẫn chưa là một thuyết thống nhất các
lực tự nhiên một cách hoàn toàn, do sự vắng mặt của lực hấp dẫn..[10]
Khái niệm hạt cơ bản: Hạt cơ bản là những hạt hạ nguyên tử mà đến nay vẫn chưa biết
được cấu trúc bên trong và những hạt này hình thành nên cấu trúc của vật chất. Các hạt cơ bản
hiện nay: quark, lepton, Boson (gauge boson, higg boson). Trong đó: quark, lepton, gauge boson
là các hạt truyền tương tác. Và các hạt còn lại là boson higg – là các hạt higg mang lại khối
0
−¿,Z ¿
lượng có các hạt W +¿ ,W ¿
– Ba hạt đó là ba hạt truyền tương tác yếu.

4.6. BỐN LOẠI TƯƠNG TÁC CƠ BẢN TRONG TỰ NHIÊN


3.1 Lực hấp dẫn

Là lực yếu nhất trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng
là m1 và m2, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách, r, giữa chúng, được tính theo định luật
vạn vật hấp dẫn Newton.

Lực hấp dẫn có dạng gần giống với lực Coulomb áp dụng cho các điện tích, vì chúng đều
tuân theo luật nghịch đảo bình phương khoảng cách. Điều này đã gợi ra cho Albert Einstein
những ý tưởng đầu tiên về việc thống nhất lực hấp dẫn và lực điện từ; tuy nhiên kết quả đã không
thành công. Về sau, ở thập niên 1960, người ta đã thống nhất được 3 lực còn lại, được biểu diễn
ở trong điện-yếu thống nhất (electroweak unification), đây là sự kết hợp của lực điện từ, lực
tương tác mạnh và lực tương tác yếu vào làm một.

Ngày nay, các nhà vật lý nhận thấy rằng lực hấp dẫn và lực điện từ có một điểm chung và
cả hai đều xuất hiện bởi sự có mặt của các hạt truyền tương tác với khối lượng bằng 0. Điều này
mở những hướng nghiên cứu mới để thống nhất 4 lực của tự nhiên vào một dạng duy nhất.

3.2 Tương tác điện từ (Lực Lorentz)

Là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Nó cũng là sự kết hợp của lực điện (còn
gọi là lực Coulomb với các điện tích điểm đứng yên) và lực từ (sinh ra bởi các hạt mang điện
tích khi di chuyển). Về cơ bản, cả lực điện và lực từ đều được miêu tả dưới dạng một lực truyền
với sự có mặt của hạt truyền tương tác là quang tử.
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

Quá trình lượng tử hóa lực điện từ được miêu tả trong thuyết điện động lực học lượng tử,
hay còn gọi là thuyết QED. Lực điện từ là một lực có biên độ vô hạn, nó tuân thủ theo luật
nghịch đảo bình phương khoảng cách giống như lực hấp dẫn.

Lực điện từ tồn tại giữa các hạt mang điện tích như electron hay quark, và có độ lớn
khoảng 4.1042 lần so với lực hấp dẫn. Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương,
hai hạt cùng điện tích sẽ đẩy nhau và ngược điện tích sẽ hút nhau. Trái Đất, mặt trời, các hành
tinh... chứa cùng một lượng hạt điện tích âm và điện tích dương, do đó chúng trung hoà và không
có lực điện từ.

Lực điện từ giữa electron và proton là lý do để cho electron nằm trên quỹ đạo của hạt nhân.

3.3 Lực mạnh

Tương tác mạnh hay lực mạnh là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Lực này giữ
các thành phần của hạt nhân của nguyên tử lại với nhau, chống lại lực đẩy rất lớn giữa các
proton. Lực này được chia làm hai thành phần, lực mạnh cơ bản và lực mạnh dư. Lực tương tác
mạnh ảnh hưởng bởi các hạt quark, phản quark và gluon-hạt truyền tương tác của chúng. Thành
phần cơ bản giữ các quark lại với nhau để hình thành các hadron như proton và neutron. Thành
phần dư giữ các hadron lại trong hạt nhân của một nguyên tử. Ở đây còn có một hạt gián tiếp là
bosonic hadron, hay còn gọi là meson.

Theo thuyết sắc động lực học lượng tử, mỗi quark mang trong mình điện tích màu, ở một
trong 3 dạng "đỏ", "xanh lam" hoặc "xanh lơ". Đó chỉ là những tên, hoàn toàn không liên hệ gì
với màu thực tế. Đối quark là các hạt như "đối đỏ", "đối xanh lam", "đối xanh lơ". Cùng màu đẩy
nhau, trái màu hút nhau. Lực hút giữa hạt màu và hạt đối màu của nó là rất mạnh. Các hạt chỉ tồn
tại nếu như tổng màu của chúng là trung hòa, nghĩa là chúng có thể hoặc được kết hợp với đối
đỏ, đối xanh lam và đối xanh lơ như trong các hạt baryon, proton và neutron, hoặc một quark và
một đối quark của nó có sự tương ứng đối màu (như hạt meson).

Tương tác mạnh xảy ra giữa hai quark là nhờ một hạt trao đổi có tên là gluon. Nguyên lý
hoạt động của hạt gluon có thể hiểu như trái bòng bàn, và hai quark là hai vận động viên. Hai hạt
quark càng ra xa thì lực tương tác giữa chúng càng lớn, nhưng khi chúng gần xát nhau, thì lực
tương tác này bằng 0.

3.4 Lực yếu


Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

Tương tác yếu hay lực yếu xảy ra ở mọi hạt cơ bản trừ các hạt photon và gluons, ở đó có sự
trao đổi của các hạt truyền tương tác là các vector W boson và Z boson.

Tương tác yếu xảy ra ở một biên độ rất ngắn, bởi vì khối lượng của những hạt W boson và
Z boson vào khoảng 80 GeV, nguyên lý bất định bức chế chúng trong một khoảng không là 10-
18 m, kích thước này chỉ nhỏ bằng 0,1% so với đường kính của proton. Trong điều kiện bình
thường, các hiệu ứng của chúng là rất nhỏ. Có một số định luật bảo toàn hợp lệ với lực tương tác
mạnh và lực điện từ, nhưng lại bị phá vỡ bởi lực tương tác yếu. Mặc dầu có biên độ và hiệu suất
thấp, nhưng lực tương tác yếu lại có một vai trò quan trọng trong việc hợp thành thế giới mà
trong ta quan sát.

Việc khám phá ra vector boson W và Z vào năm 1983 đã là một bằng chứng xác thực ủng
hộ lý thuyết kết hợp tương tác yếu và tương tác điện từ vào một tương tác là tương tác điện yếu.

4.7. NGUỒN HẠT CƠ BẢN


4.8. Tia vũ trụ - nguồn hạt tự nhiên
 Các hạt sản phẩm từ vụ nổ Big Bang.
 Các hạt sản phẩm bắt nguồn từ vụ nổ siêu tân tinh.
 Hạt nhân thiên hà đang hạt động.
 Các Quasar.
 Bức xạ từ các sao đang hoạt động.

Đi tìm các hạt trong tia vũ trụ:

 Tia vũ trụ sơ cấp: các proton, các hạt nhân nhẹ alpha; heli; các electron, các phản hạt,...
 Tia vũ trụ thứ cấp: tia X, muon, proton, alpha, pion, electron và neutron, kaon, các
gamma,…

Bức xạ vũ trụ hay tia vũ trụ là chùm tia các hạt photon hoặc hạt nhân nguyên tử có năng
lượng cao phóng vào khí quyển Trái Đất từ không gian (bức xạ sơ cấp) và bức xạ thứ cấp được
sinh ra do các hạt đó tương tác với các hạt nhân nguyên tử trong khí quyển với thành phần gồm
hầu hết là các hạt cơ bản. Bức xạ vũ trụ sơ cấp đẳng hướng trong không gian và không đổi theo
thời gian.

Tia vũ trụ là các proton năng lượng cao và hạt nhân nguyên tử di chuyển trong không gian
với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Chúng có nguồn gốc từ Mặt trời, từ bên ngoài Hệ Mặt trời
trong thiên hà của chúng ta, và từ các thiên hà xa xôi. Khi tác động với bầu khí quyển của Trái
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

đất, các tia vũ trụ tạo ra các trận mưa hạt thứ cấp, một số trong số đó chạm tới bề mặt; mặc dù
phần lớn bị chặn bởi từ quyển hoặc nhật quyển.

Tia vũ trụ được Victor Hess phát hiện năm 1912 trong các thí nghiệm khinh khí cầu, nhờ
đó ông đã giành được giải Nobel Vật lý năm 1936.

Việc đo trực tiếp các tia vũ trụ, đặc biệt là ở các năng lượng thấp hơn, đã có thể thực hiện
được kể từ khi phóng vệ tinh đầu tiên vào cuối những năm 1950. Máy dò hạt tương tự như máy
dò hạt nhân và vật lý năng lượng cao được sử dụng trên vệ tinh và tàu thăm dò không gian để
nghiên cứu tia vũ trụ. Dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Fermi (2013) cho thấy một phần
đáng kể các tia vũ trụ sơ cấp bắt nguồn từ các vụ nổ siêu tân tinh của các ngôi sao.

Trong số các tia vũ trụ sơ cấp, bắt nguồn từ bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất, khoảng
99% là hạt nhân của các nguyên tử nổi tiếng (bị tước bỏ lớp vỏ electron của chúng), và khoảng
1% là các electron đơn độc (nghĩa là một loại hạt beta). Trong số các hạt nhân, khoảng 90% là
các proton đơn giản (tức là hạt nhân hydro); 9% là hạt alpha, giống với hạt nhân heli; và 1% là
hạt nhân của các nguyên tố nặng hơn, được gọi là ion HZE. Những phần nhỏ này rất khác nhau
trong phạm vi năng lượng của tia vũ trụ. Một phần rất nhỏ là các hạt phản vật chất ổn định,
chẳng hạn như positron hoặc phản proton. Bản chất chính xác của phần còn lại này là một lĩnh
vực đang được nghiên cứu tích cực.

4.9. Máy gia tốc – nguồn hạt nhân tạo


Máy gia tốc hạt là một máy sử dụng điện từ trường để đẩy các hạt mang điện tới tốc độ và
năng lượng rất cao, và chứa chúng trong các chùm tia xác định.
Có hai loại máy gia tốc cơ bản: máy gia tốc tĩnh điện và điện động lực (hoặc điện từ). Máy
gia tốc hạt tĩnh điện sử dụng điện trường tĩnh để tăng tốc các hạt. Các loại phổ biến nhất là máy
phát Cockcroft-Walton và máy phát Van de Graaff.
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

Hình 11. Mô hình cho thấy hoạt động của một máy gia tốc tuyến tính, được sử dụng rộng
rãi trong cả nghiên cứu vật lý và điều trị ung thư.

Rolf Widerøe, Gustav Ising, Leó Szilárd, Max Steenbeck, và Ernest Lawrence được coi là
những người tiên phong trong lĩnh vực này, đã hình thành và chế tạo máy gia tốc hạt tuyến tính
đầu tiên, betatron và cyclotron.
4.2.1 Betatron
Sự hoạt động của Betatron - máy gia tốc cảm ứng các electron - dựa trên hiện tượng cảm
ứng điện từ, thực chất là một máy biến thế, trong đó cuộn thứ cấp là dòng các electron. Nguyên
tắc hoạt động của bêtatrôn rất đơn giản. Trong từ trường ngang không đổi, electron chuyển động
theo vòng tròn. Nếu từ trường thay đổi, nó sẽ sinh ra điện trường xoáy, trường này có thể truyền
năng lượng cho electron. Electron thu được năng lượng sẽ chuyển động trong trường đều theo
đường xoắn ốc. Nếu làm cho trường trở nên không đều, ta có thể buộc các electron chuyển động
theo quỹ đạo có bán kính không đổi. Muốn thế, cần phải thực hiện một điều kiện nào đó đặt ra
cấu trúc cho từ trường. Nếu các điều kiện như thế được thực hiện, electron chuyển động theo quỹ
đạo có bán kính không đổi.
4.2.2 Cyclotron
L.A.Arximovit đã nêu ra rằng, sự tăng tốc các electron có thể được tiến hành bằng điện
trường biến thiên tác dụng ở các điện cực, mà các electron định tăng tốc sẽ đi qua, và ở trong
phần từ trường chỉ còn lại chức năng uốn cong quỹ đạo. Điều đó có nghĩa là, chỉ cần thu lấy từ
trường ở trong một dải hẹp gần quỹ đạo cân bằng. Nam châm dạng hình nhẫn gây ra từ trường,
cần thiết cho sự chuyển động của các electron theo quỹ đạo tròn và cho sự điều tiêu. Tại một
phần nào đó trên quỹ đạo, người ta đặt một điện cực cộng hưởng, điện cực này chịu tác dụng của
một điện trường biến thiên có tần số bằng tần số quay của các electron. Khi đi qua trường của cái
cộng hưởng, các electron thu được năng lượng δE=e V 0 cosφ trong đó V 0 là là giá trị biên độ của
hiệu điện thế tăng tốc, φ là pha của trường vào lúc electron đi qua. rong phần đoạn đường còn
lại, electron chuyển động với năng lượng không đổi. Vì năng lượng và xung lượng của electron
tăng, nên từ trường cũng phải tăng để giữ electron trên quỹ đạo cân bằng.
4.2.3 Synchrotron
Để tăng tốc các hạt nặng - các proton, nơtrôn, các hạt alpha và các ion của những nguyên
tử khác - thoạt đầu người ta đã dùng máy gia tốc gọi là máy xyclôtrôn. Trong hình bên nêu sơ đồ
dụng cụ. Trong khoảng không gian giữa các đầu cực của nam châm có bán kính nào đó, người ta
đặt một buồng chân không phẳng (áp suất giảm đến 10-8 mmHg). rong đó có đặt các điện cực A
Bài soạn Vật lí hạt cơ bản
Trần Văn Long – 4501102046 Năm học 2021 – 2022

và B gọi là các cực đê D, các cực này có thể là hai nửa của một hình bình trụ được cắt theo
đường kính và kéo dịch ra một chút. Các cực đê đó chịu tác dụng của một hiệu điện thế cao tần
V =V 0 cosωt gây ra ở trong khe trống giữa các cực đê một từ trường biến thiên. Trong khe trống
có đặt một nguồn sinh ra các ion cần được tăng tốc. Các ion khi bay khỏi nguồn sẽ được tăng tốc
bởi điện trường. Khi đi qua khe trống, các ion đó sẽ chuyển động trong từ trường theo vòng tròn.
πt
Sau khoảng thời gian ∆ t= các ion trở lại khe trống. Nếu sau khoảng thời gian đó cực tính
qB
của các cực đê thay đổi, thì các ion sẽ lại được tăng tốc. Vì chu kì quay trong từ trường không
phụ thuộc vào vận tốc các hạt, nên sau mỗi khoảng thời gian ∆ t ion sẽ lại rơi vào trong khe
trống, do đó sau cùng khoảng thời gian đó, cần phải thay đổi cực tính của các cực.

Hình 12. Sơ đồ máy Synchrotron

You might also like