You are on page 1of 9

1.

Cấu tạo nguyên tử , phân tử -> Năng lượng điện tử : Giải thích vì sao
nguyên tử, phân tử thành ion chuyển dịch dưới tác dụng của điện trường gây
ra các hiện tượng trong điện môi.
* Cấu tạo nguyên tử
Theo mô hình nguyên tử của Borh, nguyên tử được cấu
tạo bởi hạt nhân mang điện tích (+) và các điện tử (electron) mang điện tích (-)
chuyển động
xung quanh hạt nhân theo 1 quĩ đạo nhất định.
Hạt nhân nguyên tử gồm:
+ Nơtron - không mang điện tích
+ Prôton - mang điện tích (+) với số lượng là: Q = Z.q
Với Z- số lượng điện tử của một nguyên tử
q- điện tích của điện tử e (qe=1,602. 10-19 )
Ở điều kiện bình thường (nhiệt độ phòng) nguyên tử được trung hòa về điện, tức là
trong nguyên tử có tổng các điện tích dương của hạt nhân bằng tổng các điện tích
âm của điện tử.
+ Khi mất điện tử: nguyên tử trở thành ion (+)
+ Khi nhận điện tử: nguyên tử trở thành ion (-)
* Cấu tạo phân tử
Phân tử là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều nguyên tử thông qua các liên kết hóa học
để tạo thành một thực thể mới với tính chất và đặc điểm khác biệt so với các
nguyên tử cấu thành nó.
Cấu tạo của một phân tử phụ thuộc vào số lượng, loại và cách liên kết giữa các
nguyên tử trong phân tử đó.
Các loại liên kết hóa học cơ bản bao gồm:
-Liên kết cộng hóa trị (Liên kết đồng hoá trị được đặc trưng bởi sự dùng chung
những điện tử của các nguyên tử trong phân tử. Khi đó mật độ điện tử giữa các hạt
nhân trở thành bão hòa, liên kết phân tử bền vững.)
-Liên kết ion (Liên kết ion được xác lập bởi lực hút giữa các ion (+) và các ion (-)
trong phân tử. Lực liên kết này là rất lớn nên là liên kết khá bền vững, có độ bền cơ
học và nhiệt độ nóng chảy cao.)
-Liên kết kim loại (liên kết trong các tinh thể vật rắn, lực hút giữa ion dương và
điện tử tự do tạo nên tính nguyên khối của kim loại nên đây là loại liên kết bền
vững, có độ bền cơ học và chịu nhiệt tốt )
-Liên kết Van der Waals có mặt trong tất cả các vật liệu nhưng nó rất yếu so với
các liên kết sơ cấp.
*Năng lượng điện tử

*Giải thích Khi một phân tử bị ion hóa, nó sẽ mất hoặc nhận thêm một hoặc nhiều
electron, tạo thành một cation hoặc anion. Các ion này có khả năng di chuyển trong
một môi trường chứa các cực trường điện, ví dụ như trong dung dịch điện phân.
Trong một dung dịch điện phân, hai điện cực được đặt trong dung dịch và được kết
nối với một nguồn điện áp. Điện trường được tạo ra giữa hai điện cực và các ion
trong dung dịch bị thu hút hoặc đẩy xa từ các điện cực theo phương hướng tương
ứng với cực của chúng. Các ion dương sẽ được hút đến cực âm, trong khi các ion
âm sẽ được hút đến cực dương.
2. Lý thuyết phân vùng trong vật rắn. Đưa ra mô hình và ưu nhược điểm
Mỗi một điện tử trong nguyên tử đều có một mức năng lượng nhất định
Trong vật chất các điện tử giống nhau tập hợp lại thành 1 dải (vùng) được gọi là
vùng năng lượng
Với vật chất được chia thành 3 vùng như sau:
- Vùng hoá trị (vùng đầy): Ở đây các điện tử hoá trị có mức năng lượng thấp.
- Vùng tự do (vùng điện dẫn): các điện tử vùng này có mức năng lượng cao hơn
(tập hợp các mức NL từ ion hóa trở lên).
- Vùng cấm (vùng trống): nằm giữa vùng hoá trị và vùng tự do

Căn cứ vào độ lớn 3 vùng-> chia VL ra làm 3 loại:


1. Cách điện: ∆W=5÷8 eV
2. Dẫn điện: ∆W=0.1÷0.2 eV
3. Bán dẫn: ∆W=1÷2 eV (cần cung cấp 1 NL đủ lớn để e di chuyển lên vùng dẫn)
3. Hiện tượng điện dẫn( Khái niệm, điện dẫn điện môi khí) giải thích đồ thị ,
điện môi rắn có những dạng nào, các yếu tố ảnh hưởng đến điện môi
*Khái niệm: Điện dẫn của điện môi được xác định bởi sự chuyển động có hướng
của các điện tích tự do tồn tại trong các chất điện môi dưới tác dụng của điện
trường ngoài đặt lên điện môi
Dưới tác dụng của điện trường: F=q.E
Các điện tích dương sẽ chuyển động theo chiều của điện trường và các điện tích
âm sẽ chuyển động ngược chiều điện trường. Như vậy trong điện môi xuất hiện
dòng điện
-Phân loại điện dẫn theo thành phần dòng điện:
+ Điện dẫn điện tử: Chỉ gồm các điện tử tự do trong điện môi
+ Điện dẫn ion: Gồm ion dương và ion âm
+Điện dẫn điện di: Gồm các nhóm phân tử hay tạp chất được tích điện tồn tại trong
điện môi
*Các yếu tố ảnh hưởng đến điện dẫn của điện môi:
-Các tính chất của chất dẫn điện như cấu trúc, tính chất hóa học, độ tinh khiết,
nhiệt độ, áp suất, tạp chất, độ ẩm…
-Tần số của điện trường
*Điện dẫn điện môi khí
Khi đặt điện môi vào trong điện trường E, điện áp U, đo trị số dòng điện qua điện
môi, ta thấy dòng điện biến thiên theo thời gian
Điện dẫn của điện môi khí: Trong chất khí luôn tồn tại các điện tích tự do là các
điện tử, ion dương và âm. Những điện tích này được tạo nên bởi quá trình ion hóa
và kết hợp tự nhiên
- Quá trình ion hóa là quá trình phân ly phân tử trung hòa thành điện tử và ion
dương
- Quá trình kết hợp là quá trình kết hợp các phân tử trái dấu thành phân tử
trung hòa

Vùng 1: Vùng điện trường yếu


Ít điện tích tham gia dẫn điện, mật độ điện tích tự do không đổi.
KHi U tăng=> E tăng(E=U/d)=> Lực điện trường tăng(F=qE)=> mật độ dòng điện
tăng=> dòng điện sẽ tăng tuyến tính vói điện áp theo định luật Ohm
Vùng 2:Điện trường có dòng điện bão hòa
U tăng cao, E đủ lớn, điện tích tăng và chuyển động vận tốc lớn, khả năng tái hợp
tăng
Nếu điện trường>E1, toàn bộ điện tích sinh ra do ion hóa sẽ tham gia vào dẫn điện,
mật độ dòng điện đạt bão hòa
Vùng 3:
E mạnh, dòng điện tăng nhanh, không còn tuân thoe định luật Ohm
Quá trình ion hóa sự va chạm mãnh liệt gây ra lượng điện tích tăng theo số mũ,
dòng điện tăng gây ra phóng điện tạo dòng Plazma nối liền 2 điện cực. Chất khí trở
thành vật liễu dẫn điện
*Điện dẫn của điện môi rắn: Có rất nhiều loại, chúng đa dạng về cấu trúc, thành
phần hóa học, nguồn gốc và độ lẫn các tạp chất bụi bẩn,…
-Có thể là điện dẫn điện tử, điện dẫn ion hoặc tổng hợp của cả 2 loại
4. Hiện tượng phân cực, điện trường cục bộ->Mô hình, công thức tính. Phân
loại các dạng phân cực( tại sao lại có tên như vậy )
*KN: Khi đặt điện môi vào trong điện trường E trong điện môi xảy ra quá trình
phân cực: trên bề mặt điện môi phía điện cực dương ta thấy xuất hiện các điện tích
âm và ngược lại trên bề mặt điện môi phía điện cực âm- xuất hiện các điện tích
dương trái dấu với điện cực bên ngoài. Như vậy cả khối điện môi bị phân thành hai
cực tính âm và dương tạo nên sự phân cực trong điện môi.

Phân cực là sự dịch chuyển có giới hạn của các điện tích
ràng buộc hay sự định hướng của các phần tử lưỡng cực dưới tác dụng của lực điện
trường.
*Điện trường cục bộ: là điện trường thực tế tác động lên điện môi tại thời điểm
nào đó bên trong điện môi. Điện trường này được tính như là tổng điện trường bên
ngoài và điện trường được tạo nên bởi các điện tích của các phần tử bên cạnh tác
động đến điểm đang xem xét.
Phương trình Clausius-Mosotii

*Phân loại phân cực:


-Dựa vào thời gian: +Phân cực nhanh: Xảy ra trong thời gian rất nhanh khi điện
môi bị tác dụng của điện trường bên ngoài (10^-12∻10^15)
+Phân cực chậm: Xảy ra một cách chậm chạp, thời gian phân cực lớn hơn 10^-10,
có thể đến hàng phút, hàng giờ và nhiều giờ. Có 5 loại phân cực chậm: Pc lưỡng
cực, pc điện tử chậm, pc ion chậm, pc kết cấu, pc tự phát
5. So sánh hiện tượng phân cực và điện dẫn khi đặt điện môi trong điện
trường
-Giống nhau:
+ Đều được tạo ra trong điện trường
+ Đều liên quan đến sự dịch chuyển của các điện tích trong điện môi
+Đều ảnh hưởng đến tính chất dẫn điện của điện môi
-Khác nhau:
-Hiện tượng phân cực là sự phân bố lại các hạt điện tích trong chất dẫn điện, khiến
cho các điện tích dương và âm tách biệt nhau trong không gian. Sự phân cực có thể
xảy ra ngay cả khi không có điện trường, do tương tác giữa các phân tử trong chất
dẫn điện. Trong khi đó, hiện tượng điện dẫn chỉ xảy ra khi có điện trường được áp
dụng, tạo ra lực điện giúp di chuyển các hạt điện tích trong chất dẫn điện.
-Hiện tượng phân cực chỉ tác động đến sự phân bố các hạt điện tích trong chất dẫn
điện mà không có sự di chuyển của chúng. Trong khi đó, hiện tượng điện dẫn là
quá trình di chuyển các hạt điện tích trong chất dẫn điện, tạo thành dòng điện.
-Hiện tượng phân cực có thể xảy ra trong các chất dẫn điện lỏng, rắn và khí, trong
khi hiện tượng điện dẫn chỉ xảy ra trong các chất dẫn điện lỏng và rắn.
-Hiện tượng phân cực có thể được sử dụng để tạo ra các điện cực trong các thiết bị
điện tử như capacitor, trong khi hiện tượng điện dẫn được sử dụng để truyền tải
điện năng trong các mạch điện.
6. Tổn hao, xây dựng công thức tính, đưa ra sơ đồ tương đương, các yếu tố
ảnh hưởng
*Khái niệm : Khi điện trường tác động lên điện môi, trong điện môi xảy ra quá
trình dịch chuyển các điện tích tự do và điện tích ràng buộc. Như vậy trong điện
môi xuất hiện dòng điện dẫn và dòng điện phân cực, chúng tác động đến điện môi
làm cho điện môi nóng lên, tỏa nhiệt và truyền nhiệt vào môi trường. Phần năng
lượng nhiệt này không sing ra công nên người ta thường gọi là tổn hao điện môi.
Điều kiện 2 sơ đồ tương đương
*Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn hao:
+Tần số của điện trường ω = 2πf
+Nhiệt độ làm việc của điện môi
+ Độ ẩm của điện môi và môi trường
+Trị số điện áp (hay cường độ điện trường) tác dụng lên điện môi.
7. Hiện tượng phóng điện, phân loại, các ứng dụng
*Khái niệm :Khi cường độ điện trường đặt lên điện môi vượt quá một giới hạn
nào đó sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện chọc thủng điện môi, khi đó điện môi bị
mất hoàn toàn tính chất cách điện. Hiện tượng đó chính là sự phóng điện chọc
thủng của điện môi hay là sự phá hủy độ bền điện môi.
*Phân loại:
+ Điện môi khí: Phóng điện tỏa sáng, Phóng điện tia lửa, Phóng điện hồ quang,
Phóng điện vầng quang
+ Điện môi lỏng
+ Điện môi rắn: Do điện các điện môi rắn không đồng nhất, Do điện các điện môi
rắn đồng nhất vi mô, Do điện-hóa gây nên, Do nhiệt gây nên
*Ứng dụng:
-Bóng đèn
-Trong cn như lọc bụi tĩnh điện: các hạt bụi tích điện trái dấu vào cực thu
-Tuyển quặng trong môi trường không khí ở nhiệt độ cao được tích điện sẽ thu
được các hạt theo tính chất điện khác nhau
-Nghiên cứu phòng chống tác hại của sét
8. Định nghĩa điện môi, ứng dụng
-Điện môi là những vật cách điện. Trong phân tử của các chất điện môi, số lượng
các điện tích tự do là rất ít. Điều này làm khả năng mang điện của nó rất kém.
Nhưng khi điện trường tăng vượt quá 1 giá trị giới hạn thì điện môi bị đánh thủng
(mất tính cách điện), mỗi điện môi khác nhau có 1 điện trường giới hạn khác nhau.
-Trong điện lực, điện môi được sử dụng để cách điện giữa các dây dẫn điện để
ngăn cản sự dẫn điện giữa chúng. Các ứng dụng điện tử sử dụng điện môi để tách
các phần tử khác nhau trong mạch điện và bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy bởi các
điện trường hoặc nhiệt độ cao. Trong hóa học, điện môi được sử dụng để phân tách
các chất hóa học và cân bằng điện hóa của chúng.
Các loại điện môi khác nhau có các tính chất điện hóa khác nhau, có thể tạo ra các
hiện tượng như phân cực, phóng điện, hoặc điện dẫn. Các loại điện môi phổ biến
bao gồm dầu cách điện, giấy cách điện, khí đốt, chất lỏng cách điện như nước, và
các vật liệu cách điện như nhựa và cao su.
*Cần dùng điện môi làm vật liệu cách điện trong các trường hợp khi có yêu cầu
cách điện an toàn giữa các dây dẫn điện, các bộ phận điện tử hay các linh kiện điện
khác để tránh các tình huống nguy hiểm như điện giật, nguy cơ cháy nổ hoặc hư
hỏng linh kiện.
Vật liệu cách điện thường được sử dụng để tách các bộ phận điện từ nhau và ngăn
cản sự dẫn điện giữa chúng. Vật liệu cách điện phải đảm bảo tính cách điện tốt,
không bị ảnh hưởng bởi điện trường, nhiệt độ hoặc áp lực môi trường và có độ bền
cơ học tốt để đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Một số ứng dụng của vật liệu cách điện bao gồm: các bộ phận của máy móc và
thiết bị điện, các ổ cắm điện, các bộ chuyển đổi điện, bảo vệ điện, các ứng dụng
trong ngành y tế, các thiết bị đo lường và kiểm tra điện tử, và nhiều ứng dụng khác.

You might also like