You are on page 1of 10

Câu 1: Trình bày lý thuyết phân vùng năng lượng trong vật rắn.

Phân loại
vật liệu theo vùng năng lượng.
Ý1 Lý thuyết phân vùng năng lượng
- nguyên tử có những mức năng lượng xác định
- Ở trạng thái bình thường, nguyên tử có mức năng lượng tương ứng
với mức năng lượng của lớp điện tử hóa trị

Mức ion
hoá
Giải
Mức kích (vùng)
thích năng
lượng
Mức bình
thường
Các điện
tử

- Khi nguyên tử bị ion hoá, điện tử hoá trị trở thành điện tử tự do,
nguyên tử có mức năng lượng cao nhất, vùng năng lượng này
được gọi là vùng dẫn hay là vùng tự do (phần trên cùng của sơ đồ
phân bố vùng năng lượng).
 Vùng năng lượng ở giữa vùng đầy và vùng rỗng được gọi là vùng
cấm hay vùng trống.

Năng lượng W
Vùng dẫn

w Vùng cấm

Vùng đầy

Ý2 Các cách phân loại vật liệu theo phân vùng năng lượng
Vật liệu cách điện: vùng cấm rộng tới mức ở điều kiện bình thường hay
kể cả khi các điện tử hoá trị được cung cấp thêm năng lượng của chuyển
động nhiệt thì các điện tử không thể vượt qua vùng cấm để di chuyển tới
vùng dẫn để trở thành điện tử tự do
Vật liệu dẫn điện : Là vật liệu có vùng đầy nằm sát với vùng dẫn, các
điện tử hoá trị trong vùng đầy có thể chuyển động một cách dễ dàng tới
vùng dẫn để trở thành điện tử tự do.
Vật liệu bán dẫn: Là vật liệu có chiều rộng dải cấm trung bình WBD =
(0,2 1,5 eV) vùng đầy nằm sát với vùng dẫn. Nên ngay ở nhiệt độ bình
thường một số điện tử hoá trị trong vùng đầy dưới tác động của chuyển
động nhiệt đã có thể di chuyển tới vùng dẫn để trở thành các điện tử tự do
và hình thành tính dẫn điện của vật liệu.
Câu 2: Trình bày khái niệm và các dạng phân cực cơ bản của chất điện môi.
Ý1 Khái niệm:
- Hiện tượng phân cực là sự thay đổi vị trí trong không gian của những
thành phần mang điện và hình thành mômen điện
- Khi xảy ra hiện tượng phân cực thì trên bề mặt điện môi xuất hiện điện
tích trái dấu với dấu của điện cực bên ngoài. Như vậy điện môi sẽ tạo
thành một tụ điện với điện dung là C, điện tích của tụ điện là Q
- Điện tích Q của tụ điện có trị số tỷ lệ với điện áp đặt lên tụ điện và được
tính bởi công thức : Q = C.U

Ý2 Các dạng phân cực cơ bản:


 Phân cực điện tử ( hay phân cực chuyển dịch)
là dạng phân cực do sự xê dịch có giới hạn các quỹ đạo chuyển động của
các điện tử dưới tác dụng của điện trường bên ngoài.
 Phân cực ion
Là dạng phân cự do sự xê dịch ion dưới tác dụng của điện trường
bên ngoài.
 Phân cực lưỡng cực (các phân tử có cực tính)
Là dạng phân cực gây lên bởi sự định hướng của các lưỡng cực
(các phân tử có cực tính) dưới tác dụng của điện trường bên ngoài.
 Phân cực kết cấu
Dạng phân cực này xảy ra trong các vật liệu có kết cấu không
đồng nhất, thường là vật liệu vô cơ như sứ, thuỷ tinh hay chất rắn, xuất
hiện ở tần số thấp, gây tổn thất năng lượng lớn.
 Phân cực tự phát
Là sự phân cực tồn tại trong chất điện môi đặc biệt gọi là các xét
nhét điện, các xét nhét điện có đặc điểm là tự phân cực khi không có tác
dụng của điện trường bên ngoài.
Câu 2: Trình bày các loại điện dẫn của điện môi và sự hình thành dòng điện
trong điện môi.
Ý1 Các loại điện dẫn của điện môi
- Điện dẫn điện tử:
Các thành phần mang điện là các điện tử, chúng là các điện tích tự do
không phải là những hạt đại diện cho một nguyên tố hoá học nào cả nên
trong điện dẫn điện tử không xảy ra sự chuyển rời vật chất và không thay
đổi thành phần của điện môi.
- Điện dẫn ion:
Các thành phần mang điện là các ion dương, ion âm. Khác với điện tử,
các ion mang đầy đủ tính chất 1 nguyên tố hoá học, nên trong điện dẫn
ion có xảy ra sự chuyển rời vật chất. Các ion dưới tác dụng của điện
trường sẽ chuyển động đến 2 điện cực và bị trung hoà
- Điện dẫn điện di :
Có thành phần mang điện là các nhóm phần tử tích điện, các tạp chất
trong chất điện môi, chúng được tạo nên bởi ma sát trong quá trình
chuyển động nhiệt.
Ý2 Sự hình thành dòng điện trong điện môi
 Dòng điện rò ( Ir ) :
Do tồn tại những điện tích tự do trong chất điện môi chuyển dịch tạo ra.
Dòng điện này ( Ir ) thường có giá trị rất bé.
 Dòng điện phân cực (Ipc) :
Là dòng điện do sự chuyển dịch của các điện tích ràng buộc khi có phân
cực điện tử hay phân cực ion.
Dòng điện này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không đo được.
 Dòng điện dung (Ic) :
Là sự chuyển dịch của các điện tử trong các dạng phân cực khác của
chất điện môi.
Câu 2: Trình bày sự hình thành dòng điện trong chất điện môi và các dạng tổn
hao điện môi. Tổn hao điện môi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Ý1 Sự hình thành dòng điện trong chất điện môi và các dạng tổn hao điện
môi
Khi một mẫu điện môi đặt trong điện áp nào đó sẽ xuất hiện những
dòng điện rất nhỏ sau:
Dòng điện rò (Ir ) do tồn tại những điện tích tự do trong chất điện môi
chuyển dịch tạo ra. Dòng điện này thường có giá trị rất bé.
Dòng điện phân cực (Ipc) là dòng điện do sự chuyển dịch của các điện
tích ràng buộc khi có phân cực điện tử hay phân cực ion.
Dòng điện này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không đo được
Dòng điện dung (Ic) là sự chuyển dịch của các điện tử trong các dạng
phân cực khác của chất điện môi.
Đối với điện áp một chiều dòng điện hấp thụ chỉ xuất hiện khi đóng hoặc ngắt
điện.
Đối với điện áp xoay chiều dòng xuất hiện trong suốt thời gian có điện
trường (nó tồn tại liên tục).
Như vậy, tổng dòng điện trong điện môi: I = Ir + Ic
Ý2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn hao điện môi
Tổn hao điện môi phụ thuộc vào tần số, điện áp đặt vào, tổn hao công
suất ở điện áp xoay chiều lớn hơn so với điện áp một chiều và tăng rất
nhanh khi tăng tần số và điện áp.
2
U
PR =U . I R =I 2 . R=
Với điện áp một chiều R R
IR
Với điện áp xoay chiều: tg δ = I C
Câu 5: Trình bày tính chất của điện môi khí. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính
dẫn điện của điện môi khí và kể tên một số điện môi khí chủ yếu dùng
trong kỹ thuật điện.
Ý1 Tính chất của điện môi khí
- Hệ số điện môi gần bằng 1
- Điện trở cách điện rất lớn và phụ thuộc điện áp
- Hệ số tổn hao phụ thuộc điện áp
- Độ bền cách điện phụ thuộc nhiều vào áp suất,
các thông số hình học của điện cực, thời gian tác dụng của điện áp.
Ý2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dẫn điện của điện môi khí
- Khi điện trường yếu chất khí có độ dẫn điện rất bé, dòng
điện chỉ xuất hiện khi trong chất khí có các ion hoặc điện tử tự do.
- Khi điện trường đủ mạnh, các hạt mang điện va chạm với các phân tử
khí tạo ra các ion.
- Các yếu tố bên ngoài như tia cực tím, tia phóng xạ, nhiệt độ sẽ gây nên
hiện tượng ion hoá các phân tử khí, phân tích thành ion âm và ion dương,
dưới điện áp đặt vào sẽ di chuyển tạo thành dòng điện.
- Khi điện trường quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng thác điện tử và dòng
điện tăng mạnh tới khi chọc thủng khoảng cách giữa các điện cực.
Ý3 Một số điện môi khí chủ yếu dùng trong kỹ thuật điện
- Không khí,
- Florua lưu huỳnh(SF6 ),
- Hyđrô (H2),
- Nitơ (N2)
Câu 6: Trình bày tính chất của điện môi lỏng. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến
tính dẫn điện của điện môi lỏng và kể tên một số điện môi lỏng chủ yếu
dùng trong kỹ thuật điện.
Ý1 Tính chất của điện môi lỏng
- Độ bền cách điện cao ( Eđt = 160 kV/cm)
- Hằng số điện môi lớn hơn chất khí ( = 2,3)

- Có khả năng phục hồi tính cách điện sau khi bị đánh thủng, có
thể thâm nhập vào các khe rãnh hẹp vừa cách điện vừa có tác dụng làm
mát, có thể sử dụng làm môi trường dập tắt hồ quang điện ở máy cắt
điện.
- Nhạy cảm với độ ẩm vì lớp dầu ở trên mặt có tính hút ẩm.
Ý2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dẫn điện của điện môi lỏng
- Độ dẫn điện của điện môi lỏng liên quan tới cấu tạo phân tử của chất
đó.
- Trong chất lỏng không cực, độ dẫn điện phụ thuộc vào sự có mặt của
các tạp chất phân li (kể cả nước).
- Trong chất lỏng có cực, độ dẫn điện còn phụ thuộc vào sự phân li của
các phân tử.
- Khi hằng số điện môi tăng thì điện dẫn cũng tăng. Khử tạp chất có chứa
trong điện môi lỏng sẽ làm giảm độ dẫn điện và tăng điện trở suất của nó.
Ý3 Một số điện môi khí chủ yếu dùng trong kỹ thuật điện
- dầu máy biến áp,
- dầu xôvôn,
- dầu xôtôn,
- dầu gai,
- dầu trẩu,
- dầu thầu dầu,
- dầu tụ điện ,
- dầu cáp điện ...
( kể đúng 2 loại được 0,25 điểm)
Câu 7: Trình bày tính chất của vật liệu cách điện thể lỏng. Trình bày đặc điểm
và nêu những ứng dụng chính của dầu biến áp.
Ý1 Tính chất của vật liệu cách điện thể lỏng
- Độ bền cách điện cao.
- Hằng số điện môi lớn hơn chất khí ( = 2,3)
- Có khả năng phục hồi tính cách điện sau khi bị đánh thủng, có thể thâm
nhập vào các khe rãnh hẹp, vừa cách điện vừa có tác dụng làm mát, có
thể sử dụng làm môi trường dập tắt hồ quang điện ở máy cắt điện.
- Nhạy cảm với độ ẩm vì lớp dầu ở trên mặt có tính hút ẩm.
- Ở nhiệt độ cao có những thay đổi hóa học: tạo bọt trong dầu, tính năng
cách điện và làm mát đều giảm (sự hóa già), dễ cháy, điện trở suất lớn
1016 Ωcm nhưng giảm nhanh khi nhiệt độ tăng (từ 200C đến 1000C điện
trở suất giảm 10 lần).
- Thường dùng ở máy biến áp và thiết bị đóng ngắt
Ý2 Đặc điểm của dầu biến áp
- Là chất lỏng dễ cháy
- Độ bền điện phụ thuộc vào độ ẩm của dầu và các tạp chất lẫn trong đó
như sợi, bông, bụi,...
- Bị già hóa, suy giảm cách điện khi nhiệt độ làm việc tăng cao, khi xuất
hiện ô xi hoặc dầu tiếp xúc với các kim loại như đồng, sắt, chì hoặc làm
việc ở cường độ điện trường cao.
- Có thể khắc phục sự già hóa của dầu bằng cách dùng các chất hấp phụ
hoặc tránh cho dầu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc bổ sung thêm các
chất chống ô xi hóa vào dầu.
Ý3 Ứng dụng
Dùng làm chất cách điện cho các máy biến áp ngâm dầu, các máy cắt cao
áp
Câu 8: Trình bày khái niệm, những đặc tính cơ bản của gốm, sứ cách điện
dùng trong kỹ thuật điện. Theo công dụng, sứ cách điện gồm những dạng
chính nào?
Ý1 Khái niệm
Là vật liệu vô cơ, được tạo thành chủ yếu từ đất sét và được nung ở nhiệt
độ cao, dùng để chế tạo các chi tiết cách điện có hình dáng khác nhau.
Ý2 Đặc tính cơ bản
- Chịu được nước và các chất lắng khác trong khí quyển
- Độ giòn kém và rất bền đối với nhiều phản ứng hóa học.
- Giới hạn bền nén rất lớn, giới hạn bền uốn nhỏ.
- Lớp men giảm độ rò điện theo bề mặt và tăng điện áp phóng điện bề
ngoài của mặt sứ.
- Do sứ cách điện có chiều dày lớn và cường độ cách điện cao nên khó có
thể xảy ra phóng điện chọc thủng sứ.
Ý3 Các loại gốm sứ cách điện theo công dụng
- Sứ đỡ:
Dùng để đỡ và giữ chặt các phần dây dẫn trên các cột đường dây tải
điện và các dây dẫn, thanh dẫn trong các trạm biến áp phân phối điện (ở
cấp điện áp dưới 35 kV).
- Sứ xuyên:
Dùng làm cách điện cho dây dẫn có điện áp cao đi xuyên qua tường,
sàn nhà, xuyên qua các vách ngăn khác nhau và sứ đầu ra của máy biến
áp ...
- Sứ treo:
Dùng để treo và giữ chặt dây dẫn trên các đường dây tải điện điện
áp 35kV và trên 35kV ở trên không.
- Sứ kẹp dây:
Dùng để giữ và kẹp chặt dây dẫn, chủ yếu dùng trong các mạng
điện hạ áp.
- Sứ định vị:
Dùng trong các chi tiết của ổ cắm và phích cắm, đui đèn, cầu chì bằng
sứ ...
Câu 9: Trình bày khái niệm vật liệu dẫn điện. Phân loại vật liệu dẫn điện
theo trạng thái vật lý. Nêu các đặc tính cơ bản của vật liệu dẫn điện.
Ý1 Khái niệm vật liệu dẫn điện
- Vật liệu dẫn điện (VLDĐ) là vật chất mà ở trạng thái bình thường các
điện tử hoá trị trong vùng đầy có thể chuyển động một cách dễ dàng tới
vùng dẫn để trở thành các điện tích tự do. Nếu đặt những vật liệu này vào
trong một điện trường, các điện tích sẽ chuyển động theo hướng nhất
định của điện trường và tạo thành dòng điện.
Ý2 Phân loại vật liệu dẫn điện theo trạng thái vật lý
- Vật liệu dẫn điện dạng rắn: thường là các kim loại và hợp kim của
chúng, một vài chất có thể có 1 nguyên tố phi kim.
- Vật liệu dẫn điện thể lỏng: thường là dung dịch các muối và Hg
- Vật liệu dẫn điện thể khí, hơi: các hơi kim loại
Ý3 Các đặc tính cơ bản của vật liệu dẫn điện
Câu 10: - Điện trở: là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật
liệu dẫn điện.
- Điện trở suất: là giá trị điện trở trên một đơn vị độ dài với tiết diện là
một đơn vị diện tích. Đơn vị của điện trở là Ω.m/mm2 hoặc Ω.cm/mm2
Điện dẫn suất là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất. Điện trở suất
hoặc điện dẫn suất là đại lượng phụ thuộc vào cấu trúc, độ tinh khiết và
nhiệt độ của vật liệu
- Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ và độ biến dạng
L = (1±)
Dấu (+) ứng với biến dạng kéo, còn dấu trừ (-) là khi nén.
Sự biến đổi điện trở suất khi biến dạng đàn hồi là do sự biến đổi
biên độ của các mạng nút tinh thể, khi kéo - biên độ tăng, khi nén - biên
độ giảm.
Sự tăng biên độ dao động của nút mạng tinh thể làm giảm đi độ linh
động của các hạt mang điện và điện dẫn suất giảm xuống, điện trở suất
tăng lên. Việc giảm biên độ dẫn đến kết quả ngược lại: điện dẫn suất tăng
và điện trở suất sẽ giảm.
Biến dạng dẻo cũng làm tăng điện trở suất kim loại vì nó làm xô
lệch mạng tinh thể. Khi kết tinh lại bằng nhiệt luyện điện trở suất sẽ giảm
trở lại trị số ban đầu.
- Nhiệt dẫn suất của kim loại dẫn điện có quan hệ với điện dẫn suất của
kim loại đó. Theo định luật thực nghiệm Videman Frantx giữa nhiệt dẫn
suất của điện trở suất có quan hệ với nhau theo công thức:
λn
=aT
γ
- Sức nhiệt động tiếp xúc: khi cho hai kim loại khác nhau tiếp xúc, giữa
chúng xuất hiện một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế tiếp xúc. Nguyên
nhân sinh ra hiệu điện thế tiếp xúc là do công thoát điện tử của kim loại
khác nhau, đồng thời do số điện tử tự do có thể không giống nhau
Hiệu điện thế tiếp xúc giữa các cặp kim loại dao động trong phạm vi từ
vài phần mười đến vài vôn.
- Hệ số giãn nở dài: khi nhiệt độ của vật dẫn tăng lên, chiều dài của
vật dẫn tăng lên theo hệ số
1 dL
α L =TK L = . ộ
Lt dT
Câu 1-10-C1 Trình bày các tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến tính dẫn điện của
đồng. Nêu các ứng dụng của đồng trong kỹ thuật điện.
Ý1 Tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến tính dẫn điện của đồng
Đồng là kim loại có điện trở suất nhỏ, điện dẫn suất ảnh hưởng
nhiều bởi tạp chất. Ví dụ, khi có 0,5% tạp chất Zn, Cd hoặc Ag, điện dẫn
suất của nó giảm 25-40%. Ảnh hưởng càng lớn khi có các tạp chất Be,
As, Fe, Sn hay P, khi đó điện dẫn suất của nó giảm xuống hơn 55%.
Ít tham gia hoạt động hóa học ở điều kiện, nhiệt độ thường, ít tác
động với nước.
Cơ tính của đồng phụ thuộc vào quá trình gia công, điện trở suất
của đồng phụ thuộc vào quá trình nhiệt luyện.
Ảnh hưởng của tạp chất thêm vào: Các kim loại thêm vào Al, Zn,
Ni, … sẽ làm tăng sức bền cơ khí. Do đó người ta sử dụng nhiều hợp kim
của đồng.
- Ảnh hưởng của gia công cơ khí:
+ Ở trạng thái ủ nhiệt (mềm) độ bền đứt khi kéo: k = 22kG/cm2.
+ Khi kéo thành sợi (nguội): k = 45kG/cm2.
Lưu ý: Vì sức bền cơ khí của đồng giảm khi nhiệt độ 770C từ 45kG/cm2
xuống 35kG/cm2 sau khoảng thời gian là 80 ngày, nên những quy định về
phương diện kỹ thuật phải làm sao cho giới hạn nung nóng bình thường
của dây dẫn trần sao cho nhiệt độ của chúng không vượt quá 700C.
Ý2 ứng dụng của đồng trong kỹ thuật điện
Đồng cứng: dùng ở những nơi cần sức bền cơ giới cao, chịu được mài
mòn như làm cổ góp điện, các thanh dẫn ở tủ phân phối, các thanh cái các
trạm biến áp, các lưỡi dao chính của cầu dao, các tiếp điểm của thiết bị
bảo vệ...
- Đồng mềm được dùng ở những nơi cần độ uốn lớn và sức bền cơ giới
cao như: ruột dẫn điện cáp, thanh góp điện áp cao, dây dẫn điện, dây
quấn trong các máy điện.

You might also like