You are on page 1of 5

HÀ NÔI – 2022

Đại học Bách Khoa Hà Nội

TIỂU LUẬN

Đề Tài : Cấu tạo vật chất

Họ tên sinh viên : Trần Ngọc Đặng


Lớp : Kỹ Thuật Điện 01 _ Số thứ tự 06
Môn học : Vật Liệu Điện
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Trần Văn Tớp

2022
Phần 1 : Cấu Tạo vật Chất
1.1 : Cấu tạo nguyên tử

+ Nguyên tử : một hạt nhân và các điện tử chuyển động xung


quanh
+ Nguyên tử là một phần tử trung hoà về điện
+ Nguyên tử có thể mất một vài điện tử và trở thành ion dương

- Bình thường điện tử nằm trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất, ứng
với mức năng lượng thấp nhất của nguyên tử (trạng thái dừng -
ground state) Khi điện tử nằm trong một quỹ đạo, hệ không lấy
thêm hoặc mất đi năng lượng.
- Khi nhận thêm năng lượng điện tử sẽ di chuyển đến một quỹ đạo
mới, xa hạt nhân hơn, có năng lượng lớn hơn năng lượng ban đầu
(trạng thái kích thích ) điện tử quay quanh hạt nhân theo một quỹ
đạo tròn. Bình thường điện tử nằm trên quỹ đạo gần hạt nhân
nhất, ứng với mức năng lượng thấp nhất của nguyên tử (trạng
thái dừng - ground state)
- Khi điện tử nằm trong một quỹ đạo, hệ không lấy thêm hoặc mất
đi năng lượng. Nguyên tử có thể bức xạ năng lượng để chuyển từ
trạng thái kích thích có mức năng lượng cao về trạng thái có mức
năng lượng thấp hơn
1.2 : Điện môi
+ Khái niệm : Điện môi là những vật cách điện. Trong phân tử
của các chất điện môi, số lượng các điện tích tự do là rất ít.
Điều này làm khả năng mang điện của nó rất kém. Nhưng
khi điện trường tăng vượt quá 1 giá trị giới hạn thì điện môi bị
đánh thủng (mất tính cách điện), mỗi điện môi khác nhau có 1
điện trường giới hạn khác nhau hằng số điện môi ε chỉ phụ
thuộc vào tính chất của điện môi. Hằng số điện môi của chân
không = 1.
+ Chất điện môi thụ động : Chất điện môi thụ động (vật liệu cách
điện và vật liệu tụ điện): là các vật chất được dùng làm chất cách điện
và làm chất điện môi trong các tụ điện như mi ca, gốm, thủy tinh,
polyme tuyến tính, cao su, sơn, giấy, bột tổng hợp, keo dính,…

+ Chất điện môi tích cực : Chất điện môi tích cực là các vật liệu có
hằng số điện môi có thể điều khiển được bằng:

 Điện trường (VD: gốm, thuỷ tinh,..)


 Cơ học (chất áp điện như thạch anh)
 Ánh sáng (chất huỳnh quang)
+ Các tính chất của chất điện môi : Một chất được gọi là chất điện môi
sẽ có các tính chất đặc trưng như sau:

 Độ thẩm thấu điện tương đối (hằng số điện môi–ε)


 Độ tổn hao điện môi (Pa)
 Độ bền về điện của chất điện môi (Eđ.t)
 Nhiệt độ chịu đựng
 Dòng điện trong chất điện môi (I)
 Điện trở cách điện của chất điện môi

+ Hằng số điện môi :


Lực tương tác giữa các vật mang điện phụ thuộc vào môi trường xung quanh
chúng. Thí nghiệm chứng tỏ rằng, ở một khoảng cách nhất định, lực Coulomb giữa
hai điện tích đặt trong điện môi đồng chất nhỏ hơn lực tác dụng giữa chúng
trong chân không ε lần (đọc là epsilon). Đây là một hằng số phụ thuộc vào tính chất
của điện môi mà không phụ thuộc vào độ lớn và khoảng cách giữa các điện tích.
Nó được gọi là hằng số điện môi của môi trường, đặc trưng cho tính chất điện của
môi trường đó. Nó là đại lượng không có thứ nguyên; tức là một số thuần túy,
không có đơn vị. Hằng số điện môi đôi khi còn được gọi đầy đủ là độ điện thẩm
tương đối; do nó bằng tỷ số giữa độ điện thẩm của môi trường và độ điện thẩm
chân không:

Hằng số chất điện môi ký hiệu là ε, nó biểu thị khả năng phân cực của chất điện
môi. Biểu thức thể hiện có dạng

Trong đó:

 Cd: điện dung của tụ điện sử dụng chất điện môi


 C0: điện dung của tụ điện sử dụng chất điện môi là chân không hoặc
không khí
1.3 Phân Loại Vật Liệu
+ Vật liệu dẫn điện gồm các kim loại và các dẫn xuất là các hợp kim ở điều kiện
bình thường có điện trở suất nhỏ hơn 10-5 W.cm.
+ Nếu điện trở suất của các vật liệu lớn hơn108 W.cm, thì ngươì ta xếp chúng
vào nhóm điện môi, tức là những chất dẫn điện rất kém.
+ Nhóm các vật liệu có điện trở suất nằm giữa các chất dẫn điện và các điện
môi gọi là vật liệu bán dẫn
+ Vật liệu cách điện được hiểu là các điện môi dẫn điện vô cùng kém với điện
trở suất từ 1010 W.cm trở lên
+ Vật Liệu Cách Điện :
• Chất rắn cách điện Polyme Mica, sành, sứ thuỷ tinh Giấy.... ....

• Chất lỏng cách điện

• Khí : không khí, SF6......

+ Vật liệu được chia thành vật liệu nghịch từ, vật liệu thuận từ

Nghịch từ là các chất có độ từ thẩm nhỏ hơn 1 và không phụ thuộc vào cường độ từ trường
ngoài. Loại này gồm hydro, các khí hiếm, đa số các hợp chất hữu cơ, các kim loại đồng, bạc, kẽm,
vàng, thuỷ ngân...

Thuận từ là các chất có độ từ thẩm lớn hơn 1 và cũng không phụ thuộc vào cường độ từ trường
ngoài. Loại này gồm oxy, nitơ, đất hiếm, kim loại kiềm, nhôm, bạch kim, muốicoban, niken ...

Dẫn từ là các chất có độ từ thẩm lớn hơn rất nhiều so với 1 và phụ thuộc vào cường độ từ
trường ngoài. Loại này gồm sắt, niken, coban và các hợp chất của chúng, hợp kim crôm với mangan,
ferrite...

You might also like