You are on page 1of 235

BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2005, thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu
đào tạo, đa dạng hóa các ngành đào tạo trong các
trường Đại học của Bộ giáo dục và của trường Đại học
Kinh tế quốc dân. Sau khi hội đồng Khoa học và Ban
giám hiệu nhà trường thông qua chương trình đào tạo
cử nhân Khoa học máy tính, Bộ môn Công nghệ Thông
tin được nhà trường giao tập trung biên soạn bài giảng
môn học Vật lí đại cương.
Năm 2018, sau khi hiệu chỉnh chương trình môn học
Vật lí đại cương để đáp ứng được chuẩn đầu ra của Sinh
viên cùng với việc mở thêm ngành mới, nghành công nghệ
thông tin, Viện Công nghệ thông tin và kinh tế số đã giao
cho nhóm tác giả Biên soạn lại cuốn Bài giảng theo khung
chương trình mới để làm tài liệu giảng dạy và tài liệu học
tập cho sinh viên.
Bài giảng môn Vật lí đại cương- tập 1 nhằm phục
vụ việc giảng dạy cho sinh viên dài hạn thuộc 3 ngành,
ngành Khoa học máy tính, ngành Công nghệ thông tin
và ngành Quản lý tài nguyên và môi trường của trường
Đại học Kinh tế quốc dân. Đây cũng là tài liệu tham
khảo có giá trị cho sinh viên các ngành học có liên quan
đến kiến thức Vật lí.

1
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên lượng kiến
thức phần Điện Từ của chương trình Vật lí đại cương
làm cơ sở để sinh viên học các môn kỹ thuật, bao gồm
các nội dung.
- Các loại trường: Điện trường, từ trường; nguồn
sinh ra trường; các tính chất của trường, các đại lượng
đặc trưng cho trường (cường độ, điện thế, từ thông, ...)
và các định lý, định luật liên quan. Quan hệ giữa điện
trường và từ trường, trường điện từ thống nhất. Lực từ
trường và ứng dụng.
- Vật dẫn, điện môi trong điện trường tĩnh, vật liệu từ.
- Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.
Với thời gian hạn chế của chương trình cộng với
đặc thù của các ngành học trong trường Kinh tế quốc
dân, do vậy môn học chỉ tập trung vào một số phần cơ
bản để sinh viên có thể dễ tiếp thu và vận dụng vào
chuyên ngành mình theo học.
Trong quá trình biên soạn bài giảng, bên cạnh yêu
cầu cung cấp các kiến thức chung của môn học, tác giả
còn tham khảo các chương trình đào tạo đặc thù cho
ngành Công nghệ Thông tin trong trường Đại học Kinh
tế nói riêng và các trường Đại học có cùng ngành đào
tạo nói chung, để đưa ra những phần học cụ thể hợp lý

2
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

cho đối tượng được giảng dạy và phù hợp với tình hình
thực tế.
Đây là lần xuất bản đầu tiên, nhóm tác giả tuy đã
rất cố gắng song chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được bạn đọc góp ý.

Nhóm tác giả

3
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG I. TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN


Trong chương này sẽ nghiên cứu môi trường vật
chất đặc biệt tồn tại xung quanh điện tích đứng yên
gọi là điện trường tĩnh. Nó cũng là môi trường truyền
lực tương tác tĩnh điện.

1. Một số khái niệm


1.1. Điện tích
Thực nghiệm đã chứng tỏ vật khi cọ xát có khả
năng hút các vật nhẹ khác, ta nói vật bị nhiễm điện, hay
trên vật có điện tích. Và có hai loại điện tích và được
quy ước một loại là điện tích dương và một loại là điện
tích âm, điện tích dương là điện tích tích giống điện tích
xuất hiện trên thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát vào lụa,
điện tích âm là điện tích giống điện tích xuất hiện trên
thanh êbonit sau khi cọ xát vào dạ.
Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất được biết
trong tự nhiên, có độ lớn bằng e = 1,6.10-19C.
Có hai hạt sơ cấp mang điện có giá trị đúng bằng
điện tích nguyên tố, hạt proton (p) mang điện tích + e và
hạt electron (e) mang điện tích – e.

4
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1.2. Nguyên tử
Proton và electron đều có trong cấu tạo của nguyên
tử, hạt p có trong hạt nhân, hạt e chuyển động xung
quanh hạt nhân nguyên tử. Ở trạng thái bình thường
nguyên tử trung hoà điện, khi đó trong nguyên tử số hạt
p bằng với số hạt e .
Nguyên tử có thể bị mất đi hoặc nhận thêm một
hoặc một số hạt e, khi đó nguyên tử không còn ở trạng
thái trung hoà mà trở thành phần tử mang điện và ở
trạng thái ion. Nguyên tử mất bớt hạt e, khi đó nó trở
thành ion dương (ion +), nguyên tử nhận thêm hạt e, khi
đó nó trở thành ion âm (ion -).
Như vậy một vật mang điện tích dương hoặc âm là
do vật mất đi hoặc nhận thêm hạt e. Số hạt e vật nhận
vào hoặc mất đi là n, khi đó ta có giá trị điện tích trên
vật q = ne.
1.3. Định luật bảo toàn điện tích
Các điện tích không tự nhiên sinh ra mà cũng
không tự mất đi, chúng chỉ có thể truyền từ vật này
sang vật khác hoặc dịch chuyển bên trong một vật mà
thôi.

5
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1.4. Phân loại vật chất


Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau, vật chất
sẽ chia ra theo các loại khác nhau. Nếu phân loại theo
tính chất dẫn điện thì vật chất chia ra làm ba loại: vật
dẫn, điện môi, chất bán dẫn.
- Vật dẫn: Ví dụ như kim loại, axit, muối... Trong
vật dẫn điện tích chuyển động tự do trong toàn bộ
thể tích của vật.
- Điện môi: Ví dụ như thuỷ tinh, ebônit, cao su,
dầu, nước nguyên chất... Trong điện môi điện
tích định xứ ở những vị trí xác định.
- Chất bán dẫn: Ví dụ Si, Ge, AlSb, GaAs ZnO,
PbS…. Là chất dẫn điện trung gian giữa vật dẫn
và điện môi, tính dẫn điện của nó phụ thuộc vào
nhiệt độ và nồng độ hạt điện trong vật dẫn.
Nếu phân loại theo tính từ tính thì vật chất chia ra
làm ba loại: vật nghịch từ, vật thuận từ và vật sắt từ.
- Vật thuận từ: Ví dụ như Na, K..., NO, Pt, O2,
không khí, êbônit, đất hiếm Eu, Er...
- Vật nghịch từ: Ví dụ các chất khí hiếm He, Ne,
Ar..., hoặc các ion có lớp ngoài giống khí hiếm Na+, Cl-
..., Si, S, Pb..., thuỷ tinh, các hợp chất hữu cơ.

6
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Vật sắt từ: Ví dụ nhứ Fe, côban, một số nguyên tố


đất hiếm ở nhiệt độ thấp, hợp kim các nguyên tố sắt từ
với nhau, hợp kim của Fe với một số nguyên tố không
có tính sắt từ như Fe-Ni, Fe-Ni-Al...
1.5. Định luật Culông
Hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong chân không, cách
nhau một khoảng r, chúng tương tác với nhau bởi một
lực tuân theo đúng định luật gọi là định luật Culông.
Nội dung Định luật Culông: Lực tương tác tĩnh
điện giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên đường
thẳng nối hai điện tích, có chiều sao cho hai điện tích
cùng dấu đẩy nhau; hai điện tích khác 2 dấu thì hút
nhau, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích
và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai
điện tích đó.

 q1 q 2 r
F = k. 2 . (1.1)
r r
Trong đó:

r có phương là đường thẳng nối hai điện tích, có chiều
hướng từ điện tích gây lực tác dụng đến điện tích chịu
lực tác dụng, có độ lớn bằng khoảng cách giữa hai điện
tích.
1 N .m 2
k là hệ số tỉ lệ, k = = 9.10 9 ;
4 o C2

7
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

o = 8,86.10-12C2/N.m2 là hằng số điện


Nhận xét:
 
- Nếu q1.q2 < 0, q1, q2 trái dấu, khi đó có F  r
 
- Nếu q1.q2 > 0, q1, q2 cùng dấu, khi đó có F  r

q1 .q 2
- Độ lớn lực F12 = F21 = F: F = k . (1.2)
r2

Hình 1.1. Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích điểm

Trường hợp hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong trong
môi trường vật chất, thực nghiệm chứng tỏ rằng lực
tương tác giữa các điện tích đặt giảm đi  lần so với lực
tương tác giữa chúng trong chân không.  là đại lượng
không thứ nguyên, phụ thuộc vào môi trường trong đó

8
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

đặt điện tích, nó đặc trưng cho môi trường đó, gọi là độ
thẩm điện môi tỉ đối (hằng số điện môi) của môi trường.
  
q1 q 2 r 1 q1 q 2 r
F = k. 2 . = . . (1.3)
 .r r 4 o  r 2 r
1 q1 . q 2
F= . (1.4)
4 o  r2
Định luật Culông là định luật cơ bản của tĩnh điện
học. Tuy định luật chỉ cho ta xác định lực tương tác tĩnh
điện giữa hai điện tích điểm, song kết hợp với nguyên lí
tổng hợp lực trong cơ học ta có thể xác định được lực
tương tác giữa hai vật mang điện bất kì.
Với một vật tích điện bất kì, ta có thể chia nhỏ vật
thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần mang một lượng điện
tích tương đương điện tích điểm, khi đó ta có thể giả sử
rằng vật tích điện tương đương với một hệ vô số các
điện tích điểm q1, q2, q3, ... Khi đó lực tĩnh điện tác dụng
lên mỗi vật:
     n 
F = F1 + F2 + F3 + ... + Fn =  Fi (1.5)
i =1

2. Điện trường và các đại lượng đặc trưng cho


điện trường
2.1. Khái niệm điện trường
Lực tương tác giữa hai điện tích được truyền đi như
thế nào? Có sự tham gia của môi trường xung quanh
không? Và không gian xung quanh điện tích có gì thay
9
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

đổi không? Để trả lời các câu hỏi này có hai quan điểm
trái ngược nhau thể hiện trong hai thuyết, thuyết tác
dụng xa và thuyết tác dụng gần.
Quan điểm của thuyết tác dụng xa:
- Lực tương tác tĩnh điện được truyền từ điện tích
này đến điện tích kia một cánh tức thời không
cần thông qua một môi trường trung gian nào và
truyền đi với vận tốc vô cùng lớn
- Khi chỉ có một điện tích thì không gian bao
quanh điện tích không bị biến đổi gì
Như vậy thuyết thừa nhận truyền sự tương tác không cần
thông qua vật chất, thừa nhận có sự vận động phi vật
chất nên thuyết này đã bị bác bỏ.
Quan điểm của thuyết tác dụng gần:
- Trong không gian bao quanh mỗi điện tích có
xuất hiện một dạng đặc biệt của vật chất gọi là
điện trường, nó là nhân tố trung gian cho lực
tương tác tĩnh điện truyền từ điện tích này tới đến
điện tích kia.

- Tính chất của điện trường: Mọi điện tích đặt


trong điện trường đều bị điện trường tác dụng
lực.

10
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.2. Vectơ cường độ điện trường


Trước tiên, đề cấp đến khái niệm Điện tích thử (qo)
là điện tích có giá trị đủ nhỏ để khi đặt điện tích này
trong một điện trường thì nó không làm thay đổi/nhiễu
loạn điện trường đó.
Giả sử có một điện tích thử qo đặt tại điểm M bất kì
trong một điên trường. Lực của điện trường tác dụng lên

 F
điện tích thử là F , thực nghiệm chứng tỏ đại lượng
qo
có tính chất sau:
- Không phụ thuộc vào qo
- Phụ thuộc vào vị trí điểm M trong điện trường

F 
- = const .
qo
Định nghĩa Vectơ cường độ điện trường: Vectơ
cường độ điện trường tại một điểm là một đại lượng
vectơ, được tính bằng bằng vectơ lực điện trường tác
dụng lên một đơn vị điện tích dương đặt tại điểm đó.

  F
Kí hiệu véctơ cường độ điện trường là E , E =
qo
(1.6), đơn vị là V/m.
Xác định vectơ cường độ điện trường gây ra bởi
một điện tích điểm q:

11
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Xét điện tích thử qo đặt tại điểm M trong điện trường
 
gây ra bởi điện tích q đặt O, OM = r , OM = r . Khi đó
lực điện tác dụng lên điện tích qo là:
 
1 qqo r
F= . .
4 o  .r 2 r
Vectơ cường độ điện trường của điện tích q tại điểm M
(điểm đặt qo):
 
 F 1 q r
E= = . .
qo 4 o  .r 2 r
1 /q/
→E= . (1.7)
4 o  .r 2
(1.7) là công thức tính vectơ cường độ điện trường
tại một điểm trong điện trường của một điện tích điểm.
 
- q > 0, E  r , vectơ cường độ điện trường đi ra ở
điện tích dương.
 
- q < 0, E  r , vectơ cường độ điện trường đi vào
ở điện tích âm.

Hình 1.2. Vectơ cường độ điện trường gây ra


bởi một điện tích điểm
12
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Vectơ cường độ điện trường gây ra bởi hệ điện tích


điểm:
Xét một hệ điện tích q1, q2..., qn phân bố không liên tục
trong không gian, tại điểm M trong điện trường của hệ
điện tích này đặt điện tích thử qo. Khi đó theo (1.5), lực
tổng hợp tác dụng lên qo là:
 n   
1 qi q0 ri
F =  Fi ; Fi = . .
i =1 4 o  r 2 ri
Véctơ cường độ điện trường tại M do hệ điện tích gây
ra:
n 
  Fi 
 F n
Fi  n 
E= = i =1
= → E =  Ei (1.8)
qo qo i =1 qo i =1

Nội dung nguyên lí chồng chất điện trường:


Vectơ cường độ điện trường tại một điểm gây ra bởi
một hệ điện tích điểm bằng tổng các vectơ cường độ
điện trường gây ra bởi từng điện tích của hệ tại
điểm đó. (1.8) là biểu thức của nguyên lí chồng chất
điện trường.
Vectơ cường độ điện trường gây ra bởi vật
mang điện:
Xét một vật mang điện, nếu vật tích điện không đều,
chia vật thành n phần nhỏ mang điện q 1, q2…, khi đó
vật như một hệ điện tích phân bố không liên tục.
Nếu vật mang điện tích điện đều, chia vật mang điện
13
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

thành nhiều phần nhỏ mang điện tích dq, dq có thể


coi là một điện tích điểm. Có thể coi một vật mang
điện như một hệ vô số điện tích điểm phân bố liên
tục.
Khi đó vectơ cường độ điện trường do vật gây ra tại một
điểm:
  
1 dq r
E =  dE =  . . (1.9)
toanvat toanvat
4 o  .r 2 r
- Vật có dạng là một dây dài C tích điện: dq = dl,
 là mật độ điện dài của dây,  biểu thị lượng điện tích
trên mỗi đơn vị dài của dây, đơn vị c/m. Khi đó (1.9) có

 1 dl r
dạng: E =  . . (1.10)
C
4 o  .r 2 r
- Vật mang điện là một mặt có diện tích S: dq =
dS,  là mật độ điện mặt của S,  biểu thị lượng điện
tích trên mỗi đơn vị diện tích của S, đơn vị C/m2. Khi đó

 1 dS r
(1.9) có dạng: E =  . . (1.11)
S
4 o  .r 2 r
- Vật mang điện là một khối có thể tích : dq =
d,  mật độ điện khối của vật,  biểu thị lượng điện
tích chứa trong một đơn vị thể tích của vật, đơn vị C/m3.

 1  d r
Khi đó (1.9) có dạng: E =  . . (1.12)
V
4 o  .r 2 r

14
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.3. Đường sức điện trường. Điện phổ


Đường sức điện trường là đường cong trong điện
trường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó trùng với
phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó;
chiều của đường sức điện trường là chiều của vectơ
cường độ điện trường.
Quy ước vẽ số đường sức điện trường qua một đơn
vị diện tích đặt vuông góc với đường sức tại một điểm
bằng cường độ điện trường E tại điểm đó.
Tập hợp các đường sức điện trường của điện trường
gọi là phổ đường sức điện trường hay điện phổ.

Hình 1.3. Hình ảnh điện phổ của điện tích điểm dương
(a), của điện tích điểm âm (b), của hệ hai điện tích điểm trái
dấu (c) và hệ hai điện tích điểm cùng dấu (d).

15
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.4. Vectơ cảm ứng điện (Điện cảm)


Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ điện trường
gây ra bởi một nguồn sinh ra điện trường (như điện tích
điểm, lưỡng cực điện, đĩa tròn mang điện... ) phụ thuộc
vào tính chất của môi trường tại đó đặt nguuồn (E  )
nên khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường 1, 2
do đó cường độ điện trường E biến đổi đột ngột, phổ các
đường sức điện trường bị gián đoạn ở mặt phân cách của
hai môi trường.

Vì vậy để mô tả điện trường, ngoài E , người ta còn
dùng một đại lượng vật lí khác không phụ thuộc vào tính

chất của môi trường gọi là vevtơ cảm ứng điện D .
  
q r /q/
D =  oE = . ; D= (1.13)
4 .r r
2
4 .r 2
Nhận xét:
- Tại mỗi điểm trong điện trường, D chỉ phụ thuộc
q, tức nguồn sinh ra điện trường mà không phụ thuộc
vào tính chất của môi trường.
- Đơn vị của D là C/m2.
- Đường cảm ứng điện giống như đường sức điện
trường nên đường cảm ứng điện là đường cong trong
điện trường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó trùng với

phương của vectơ D và số đường cảm ứng điện vẽ qua
16
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

một đơn vị diện tích đặt vuông góc với đường cảm ứng
điện tại một điểm tỉ lệ với giá trị của cảm ứng điện D tại
điểm đó.
2.5. Tính vectơ cường độ điện trường của lưỡng
cực điện
Lưỡng cực điện là một hệ gồm hai điện tích điểm có
độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu +q và -q, cách nhau
một đoạn l rất nhỏ so với khoảng cách từ lưỡng cực điện
tới những điểm đang xét của trường. Đường thẳng nối
hai điện tích gọi là trục của lưỡng cực, điểm O là trung
điểm của đường thẳng nối 2 điện tích gọi là tâm của
lưỡng cực.
Để đặc trưng cho tính chất điện của lưỡng cực, dùng
đại lượng vectơ mômen lưỡng cực điện (mômen điện):
   
pe = ql ; / l / = l ; vectơ l hướng từ -q sang +q.

17
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.4. Xác định vectơ cường độ điện trường


tại một điểm trong điện trường của một lưỡng cực điện

Véc tơ cường độ điện trường E của lưỡng cực điện tại
điểm M1 nằm trên trục của lưỡng cực và cách tâm O của
lưỡng cực một khoảng r:
 
1 2 pe 1 2 pe
E= ; E= (***).
4 o  .r 3 4 o  .r 3

Véc tơ cường độ điện trường E của lưỡng cực điện tại
điểm điểm M2 nằm trên mặt phẳng trung trực của lưỡng
cực:
 
1 pe 1 pe
E= ; E=− (**)
4 o  .r 3 4 o  .r 3

18
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

3. Điện thông. Định lí Otrôgratxki-Gaux (O - G)


3.1. Điện thông (Thông lượng cảm ứng điện)
Giả sử đặt diện tích S trong một điện trường bất kì
 
D . Chia S thành diện tích vi phân dS sao cho D tại mọi
điểm trên dS đều có thể coi là bằng nhau.
 
d e = D.dS = D.dS. cos  = Dn .dS (1.14)
  
Trong đó: (n, D) =  ; n là vectơ pháp tuyến của dS; Dn
 
là hình chiếu của D trên n .
d e gọi là điện thông gửi qua diện tích dS.

Khi đó thông lượng cảm ứng điện gửi qua toàn bộ


diện tích S được tính:
 
 e =  d e =  D.dS =  D cos  .dS =  Dn .dS (1.15)
(S ) (S ) (S ) (S )

Xét đối với mặt S là mặt kín, quy ước chọn vectơ pháp

tuyến của mặt kín n có chiều hướng ra phía ngoài mặt
đó.

- D hướng ra phía ngoài mặt kín, ta có: de > 0

- D hướng vào trong mặt kín, ta có: de < 0.
Từ (1.15) có thể đưa ra định nghĩa thông lượng như
sau: Thông lượng cảm ứng điện qua diện tích dS là một
đại lượng có độ lớn tỉ lệ với số đường cảm ứng điện vẽ
qua diện tích đó.

19
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.5. Đĩnh nghĩa điện thông

dS
α
n

dS
α
(S)

n’

Hình 1.6. Điện thông gửi qua một mặt kín

3.2. Tính điện thông gửi qua một mặt kín


Trước tiên ta đề cập đến khái niệm góc khối, rằng
góc khối là khái niệm mở rộng của khái niệm góc phẳng
trong mặt phẳng. Gọi M là điểm bất kì trên dS, O là
  
điểm ngoài dS, OM = r , n (gốc tại M) là vectơ pháp
20
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


tuyến của dS,  = (OM , n ) . Khi đó góc khối từ O nhìn
diện tích dS, ký hiệu d, được định nghĩa theo công
thức:
dS cos  / dS cos  / dS n
d = ; / d / = = 2 (1.16)
r 2
r2 r

Tuỳ thuộc vào chiều của vectơ pháp tuyến n , ta có:
 
Nếu (n, OM ) =  nhọn: cos > 0 → d > 0
 
Nếu (n, OM ) =  tù: cos < 0 → d < 0
Vẽ mặt cầu (tâm O, bán kính R =1), d là phần
mặt cầu  nằm trong hình nón đỉnh O tựa trên chu vi dS,
ta có:
d  dSn
= 2 → / d / = d  d =  d (1.17)
12 r
Khi đó góc khối  từ O nhìn toàn bộ mặt S:
dS cos 
 =  d =  (1.17)
S S r2
Đơn vị góc khối là strêradian (sr).

21
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.7. Góc khối

Để tính điện thông xuất phát từ một điện tích điểm q


gửi qua mặt kín S, ta giả sử có điện tích điểm q đặt tại

O, lấy một diện tích vi phân dS có vectơ pháp tuyến n
hướng ra ngoài O.
  
Xét D tại một điểm M ( OM = r ) trên dS có độ lớn
1 /q/
bằng D = . . Khi đó điện thông qua diện tích vi
4 r 2
   
phân dS: d e = D.dS = DdS cos( D, n ) (1.18)
  
Trường hợp q > 0,  = ( D, n ) = (OM , n ) , ta có:
1 q q
d e = DdS cos = . 2 .dS. cos = .d
4 r 4
  
Trường hợp q < 0,  = (OM , n ); (1800 −  ) = ( D, n ) ,
ta có:

22
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1 /q/
d e = DdS cos(1800 −  ) = − . .dS. cos 
4 r 2
/q/
→ d e = − .d
4
Vậy ta có thể viết tổng quát:
q
d e = .d (1.18) (q có giá trị đại số)
4
Điện thông xuất phát từ q gửi qua toàn bộ mặt kín S
được xác định theo công thức sau:
q
 e =  d e =
4 S
d (1.19)
S

Hình 1.8. Điện thông xuất phát từ một điện tích điểm q
gửi qua mặt kín S

▪ Xét trường hợp mặt kín S bao quanh q, do



 = (OM , n ) nhọn nên d > 0, d = d , ta có:
q q q
e = 
4 S
d = 
4 S
d =
4
.4R 2 = q (1.20)

23
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

▪ Xét mặt kín S không bao quanh q (q nằm ngoài


mặt kín S), chia mặt S thành 2 phần S 1 và S2 bởi

đường tiếp xúc của mặt nón đỉnh O với S, khi đó n
hướng ra ngoài mặt S 1 và hướng vào trong mặt S 2 nên:
 d =  d  +  d =  d
S S1 S2 ( S1 )
−  d =  −  = 0
( S2 )

→  e = 0 (1.20*)
Kết luận: Điện thông do một điện tích q gây ra qua
mặt kín S có giá trị bằng q nếu q ở trong mặt kín S và
bằng 0 nếu q ở ngoài mặt kín S (với quy ước chọn chiều
pháp tuyến dương hướng ra ngoài).

Hình 1.9. Điện thông xuất phát từ q trong hai trường


hợp, q nằm trong mặt kín (a) và q nằm ngoài mặt kín (b)

3.3. Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox (Ô-G) đối với điện


trường
Nội dung định lí: Điện thông qua một mặt kín bằng
tổng đại số các điện tích chứa trong mặt kín ấy.
 
 e =  D.dS =  qi (1.21)
S i

24
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Từ (1.21) ta có:
    Dx Dy Dz

(S )
D .dS = 
(V )
divD .dV ; divD =
x
+
y
+
z

 q =  dV
i
(trường hợp điện tích phân bố liên tục)
(V )

Vậy (1.21) có dạng:



divD =  (1.22)

( là mật độ điện khối trong thể tích V giới hạn bởi S)


(1.22) là dạng vi phân của phương trình Ô - G, gọi là
phương trình Poatxông.
Định lí Ô-G đối với điện trường cho phép ta tính
điện thông qua một mặt kín S bất kì.
3.4. Ứng dụng định lí Ô-G tính điện trường
Áp dụng định lí Ô-G tính điện trường tại một điểm
trong điện trường của một số nguồn điện tích. Trong
phần này sẽ giới hạn nghiên cứu đối với nguồn điện tích
là các vật tích điện đều dạng mặt có mật độ điện mặt là
 (C/m2) hoặc vật dạng thanh dài có mật độ điện dài λ
(C/m).
Xét vật tích điện đều dạng mặt là một mặt cầu mang
điện đều, có bán kính R, độ lớn điện tích trên mặt cầu q.
Điện tích phân bố đều trên mặt cầu nên điện trường do
25
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
nó sinh ra có tính chất đối xứng cầu nên E , D tại một
điểm bất kì hướng qua tâm mặt cầu, D chỉ phụ thuộc vào
khoảng cách r từ điểm đang xét tới tâm mặt cầu.

Tính D tại M cách tâm mặt cầu r > R: Vẽ qua M
một mặt cầu S cùng tâm với mặt cầu mang điện, trên
mặt của S có D = const, áp dụng định lí Ô-G tính thông
 
lượng gửi qua S:  e =  DdS =  qi = q
S

▪ q > 0:
 
 e =  DdS =  DdS cos 0 0 = q  D.4r 2 = q
S S

q
→D=
4r 2
D 1 q
→E= = .
 o 4 o  r2
▪ q < 0:
 
 e =  DdS =  DdS cos 180 0 = q  − D.4r 2 = q
S S

q
→D=−
4r 2
D 1 q
→E=− =− . 2
 o 4 o  r

26
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.10. Điện trường tại một điểm nằm ngoài


mặt cầu tích điện đều

Tính D tại M cách tâm mặt cầu mộ khoảng r, r < R,
tương tự ta thấy rằng mặt cầu S vẽ qua M không chứa
điện tích nào nên:
 e = D.4r 2 =  qi = 0 → D = E = 0

Xét vật tích điện đều dạng một mặt phẳng vô hạn,
có mật độ điện mặt . Vì lí do đối xứng, vectơ cảm ứng
điện tại một điểm bất kì trong điện trường có phương
vuông góc với mặt phẳng mang điện nên D chỉ phụ
thuộc vào khoảng cách từ điểm đang xét tới mặt phẳng.

27
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.11. Điện trường tại một điểm


nằm ngoài mặt phẳng tích điện đều


Áp dụng định lí O-G xác định D tại M, tưởng
tượng vẽ qua M một mặt trụ kín S (tiết diện của mặt trụ
nằm trong mặt phẳng), diện tích đáy S, điện tích nằm
trong mặt trụ q = S, tính được thông lượng qua mặt
trụ:
    
 e =  DdS =  qi   DdS +  DdS = q
mat tru hai day mat ben
   
  D dS +  D.dS. cos 90 = S 
0
 dS =S
D
hai day mat ben hai day

▪ q > 0:

28
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
 dS =S   D.dS. cos 0 = S
0
D
hai day hai day

D  dS = S  2D.S = S


hai day

 D 
→D= ; E= =
2  o 2 o 
▪ q < 0:
 
 dS =S   D.dS. cos180 = S
0
D
hai day hai day

 D 
→D=− ; E=− =−
2  o 2 o 

Khi đó điện trường tại một điểm của điện trường


gây ra bởi hai mặt phẳng mang điện đều mật độ điện mặt

lần lượt bằng A và B, quy ước A > B. Vectơ D do
hai mặt phẳng gây ra tại một điểm M, theo nguyên lí
  
chồng chất điện trường: D = D A + DB .

29
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.12. Xác định vectơ điện trường tại một điểm
trong khoảng không gian giữa hai bản phẳng vô hạn
tích điện đều. Hai bản tích điện dương (a),
hai bản tích điện âm (b) và hai bản tích điện trái dấu (c)
 
D A , DB có phương vuông góc với hai mặt phẳng
/ /
mang điện và có độ lớn lần lượt D A = A và
2
/ B /
DB = .
2
▪ Trường hợp M nằm giữa hai mặt phẳng mang điện:
 − B  − B
D = D A + DB = A →E= A
2 2 0 
▪ Trường hợp M nằm ngoài hai mặt phẳng:
D=E0

Xét vật tích điện đều một mặt trụ thẳng dài vô hạn,
có bán kính tiết diện R, có mật độ điện mặt  và mật độ

điện dài . Vì tính đối xứng, D tại một điểm bất kì
30
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

trong điện trường của mặt trụ có phương vuông góc với
trục của mặt trụ và độ lớn D chỉ phụ thuộc vào khoảng
cách từ điểm đang xét tới trục của mặt trụ.

Áp dụng định lí O-G xác định D tại điểm M cách
trục của mặt trụ r, r > R. Vẽ qua M một mặt trụ kín S,
điện tích nằm trong mặt trụ bằng Q = l= 2R.l. Khi
đó thông lượng cảm ứng điện qua mặt trụ kín:
     
 e =  DdS =  qi   DdS +  DdS = Q
mat tru hai day mat ben

 
  D.dS. cos 90 +  dS + 0 = Q  D  dS =Q
0
D
hai day mat ben mat ben

Hình 1.13. Điện trường tại một điểm bên ngoài mặt trụ
thẳng dài vô hạn tích điện đều
31
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

▪ q > 0:
 
 DdS = Q  D  dS. cos 0 =Q  D.2rl =  2Rl
0

mat ben mat ben

Q  R
→D= = =
2lr 2r r
D Q  R
→E= = = =
 o 2 olr 2 or  or
▪ q < 0:
 
 dS = Q  D  dS. cos180 =Q  − D.2rl =  2Rl
0
D
mat ben mat ben

suy ra:
Q  R
D=− =− =−
2lr 2r r
D Q  R
E=− =− =− =−
 o 2 o lr 2 o r  o r
Xét dây mảnh dài vô hạn mang điện đều giống như
hình trụ mà R  0, khi đó tính dược D, E của dây mảnh
dài vô hạn tích điện với mật độ điện dài :
 D 
D= ; E= =
2r  o 2 or

4. Điện thế. Mặt đẳng thế


4.1. Tính chất thế của trường tĩnh điện
Ta sẽ chứng mình trường tĩnh điện là một trường
thế. Xét điện tích thử qo trong điện trường, qo chịu tác
dụng của lực điện dịch chuyển từ M đến N.
32
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 1.14. Công của lực tĩnh điện

Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích:


33
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

  N  
N  
AMN =  F .ds =  qo E.ds ; dA = qo E.ds (1.23)
M M

Nếu điện trường do một điện tích điểm gây ra thì


công của điện trường được tính như sau:
Trong trường hợp q và q0 cùng dấu (qq0 > 0 ) chúng
tương tác đẩy với nhau:
N  N   N

AMN =  F .ds =  q o E.ds =  q o E.ds. cos 
M M M
rN rN
 1
N
q q dr q q
=  q o E.dr =  o . 2 = o − r 
M rM
4 o  r 4 o   r
M

qo q qo q
= −
4 o  .rM 4 o  .rN

Trong trường hợp q và q0 trái dấu (qq0 < 0), chúng


tương tác hút với nhau:
N  N   N
AMN =  F .ds =  q o E.ds =  q o E.ds. cos(180 0 −  )
M M M
rN rN
 1
N
/ q q / dr /q q/
= −  / q o / E.dr = −  o . 2 = − o − r 
M rM
4 o  r 4 o   r
M

34
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

/ qo q / / qo q /
→ AMN =− −
4 o .rM 4 o .rN
qo q qo q
= −
4 o .rM 4 o .rN

qo q qo q
Vậy có: AMN = − (1.23*)
4 o  .rM 4 o  .rN

Trong đó: qq0 mang giá trị đại số; rM, rN lần lượt là
khoảng cách từ vị trí đặt điện tích gây điện trường q tới
các điểm M, N.
Nếu điện trường do một hệ điện tích điểm gây ra thì
công của lực điện trường được tính:
 
F =  Fi
i
n n
qo qi qo q
→ AMN =  − (1.23 * *)
i =1 4 o .riM i =1 4 o .riN

Nếu là điện trường bất kì, ta coi điện trường này


như gây bởi hệ vô số điện tích điểm, khi đó ta cũng có
(1.23**).
Nhận xét:
Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện
tích qo trong điện trường không phụ thuộc vào dạng
đường cong dịch chuyển mà chỉ phụ thuộc vào vị trí
điểm đầu và cuối của chuyển dời.

35
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Lực điện trường là lực thế và trường tĩnh điện là


trường thế.
Trường hợp đường cong dịch chuyển là đường cong
kín, khi đó MN, ta có:
   
A =  qo E.ds = 0 → E.ds = 0 (1.24)
 
 .ds là lưu số của vectơ cường độ điện trường dọc
E
theo đường cong kín, lưu số của vectơ cường độ điện
trường dọc theo đường cong kín bằng không.
Thế năng của trường tĩnh điện:
Trong chuyển dời ds, công của lực điện bằng độ
giảm thế năng nên dA = -dW. Công của lực điện trường
gây ra bời một điện tích điểm q trong chuyển dời hữu
hạn của điện tích thử qo từ M đến N:
N N  
AMN =  dA =  q o E.ds = WM − W N
M M

qo q qo q
Từ (1.23), ta có: WM − WN = −
4 o  .rM 4 o  .rN

Từ công thức trên suy ra được công thức thế năng


của một điện tích điểm qo đặt trong điện trường của điện
tích điểm q và cách q một đoạn r:

36
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

qo q
W= +C
4 o  .r
Với quy ước r =  thì W = 0 → C = 0, vậy nên có
công thức tính thế năng:
qo q
W= (1.25)
4 o  .r
Thế năng của một điện tích điểm qo đặt trong điện
trường của hệ n điện tích điểm qi và cách qi một đoạn ri:
n
q q
W = o i (1.25*)
i =1 4 o  .ri

Vậy công thức tính thế năng của một điện tích điểm
qo trong một điện trường bất kì:
  
WM =  qo E.ds (1.26)
M

4.2. Điện thế


W
Xét đại lượng V = nhận thầy rằng V không phụ
qo
thuộc vào độ lớn của đt qo mà phụ thuộc vào các điện
tích gây ra điện trường và vị trí của điểm đang xét.
Tính được giá trị của V trong các điện trường khác
nhau:
▪ Điện trường gây bởi 1 điện tích điểm:

37
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

q
V = (1.27)
4 o  .r

▪ Điện trường gây bởi hệ n điện tích:


n n
qi
V = Vi =  (1.28)
i =1 i =1 4 o  .ri

▪ Hệ điện tích phân bố liên tục:


1 dq
V =  dV =  4 
he he o r

Đại lượng V trên gọi là điện thế gây ra bởi một (một
hệ) điện tích điểm tại vị trí cách điện tích (hệ điện tích) r
(ri).
Ta có thể viết công thức tính điện thế của điện
trường bất kì gây ra tại một điểm :
 

VM =  E.ds (1.27)
M

Biết AMN =WM - WN =qo(VM - VN)


AMN
 VM − VN = U MN = (1.28)
qo

- Nếu qo = +1 thì VM - VN = AMN, hiệu điện thế


giữa hai điểm M và N (UMN) trong điện trường là một
đại lượng về trị số bằng công của lực tĩnh điện trong sự

38
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm M tới


điểm N.
- Nếu qo = +1, N ở vô cực thì VM - V = AM , suy
ra VM = AM, điện thế tại một điểm trong điện trường là
một đại lượng về trị số bằng công của lực tĩnh điện trong
sự dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm đó ra
xa vô cùng.
4.3. Mặt đẳng thế
Mặt đẳng thế là quỹ tích của những điểm có cùng
điện thế. Phương trình của mặt đẳng thế: V = C = const
Hoặc theo (1.27), có thể viết phương trình của mặt
đẳng thế: r = const.
Tính chất của mặt đẳng thế:
- Các mặt đẳng thế không cắt nhau.
- Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một
điện tích qo trên một mặt đẳng thế bằng không:
AMN = qo(VM - VN) = qo(V - V) = 0.
- Vectơ cường độ điện trường tại một điểm trên mặt
đẳng thế vuông góc với mặt đẳng thế tại điểm đó:
     
dA = qo E.ds = 0 → Eds = 0  E⊥ds .

39
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

5. Liên hệ giữa vectơ cường độ điện trường và


điện thế
5.1. Hệ thức giữa cường độ điện trường và
điện thế
Xét hai điểm M, N rất gần nhau trong điện trường

E và nằm trên hai mặt đẳng thế lần lượt là V và V + dV
(dV > 0).

Hình 1.15. Liên hệ giữa cường độ điện trường


và điện thế

Công của lực tĩnh điện khi dịch chuyển qo từ M đến


   
N, theo (1.23): dA = qo E.ds ; ds = MN
Mặt khác theo (1.28), ta có:
 
dA = qo [V − (V + dV )] = −qo dV → E.ds = −dV (1.29)
 
( E , ds ) = 
40
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
Do dV  0 → E.ds = Eds cos   0 → cos   0 , 
tù: vectơ cường độ điện trường luôn luôn hướng theo
chiều giảm của điện thế.
Đặt E.ds.cos = Es.ds = -dV ; ES = /Ecos/. Khi đó
 
từ (1.29) ta có hình chiếu của E trên phương của ds là:
dV
ES = − (1.30)
ds
Hình chiếu của vectơ cường độ điện trường trên
một phương nào đó về trị số bằng độ giảm điện thế trên
một đơn vị dài của phương đó.
 
Nếu M, N cùng nằm trên pháp tuyến dn ( dn có gốc
tại M trên mặt đẳng thế V).
dV
Từ (1.30) ta có: En = − (1.32)
dn

Vì E vuông góc với mặt đẳng thế nên ta có:
dV
E n = E cos 0 0 = E = − .
dn
Thấy rằng Es = Ecos  E, nên từ (1.30) và (1.32) có:
dV dV
 (1.33)
ds dn
Lân cận một điểm trong điện trường, điện thế biến
thiên nhiều nhất theo phương pháp tuyến với mặt đẳng
thế (hay phương của đường sức điện trường) vẽ qua
điểm đó.

41
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Từ công thức (1.30):


V V V
Ex = − ; Ey = − ; Ez = −
x y z
      V  V  V 
E = i E x + j E y + k E z = − i + j +k 
 x y z 
 
 E = − gradV (1.31)

gradV gọi là gradien của điện thế V

E tại một điểm bất kì trong điện trường bằng và
ngược dấu với gradien của điện thế tại điểm đó.

5.2. Ứng dụng


5.2.1. Xác định hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng
song song vô hạn mang điện đều, trái dấu.
Điện trường giữa hai mặt phẳng song song vô hạn
mang điện đều, trái dấu là điện trường đều. Gọi V1, V2
lần lượt là điện thế của hai mặt phẳng trên.
dV
Từ (1.30) có E S = E = − ( = 0o)
d
 .d
→ V1 − V2 = U = (1.34)
 o

(1.34): d = 1m , V1 - V2 = 1, suy ra E = 1V/m

42
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Ta có định nghĩa đơn vị cường độ điện trường: V/m


là cường độ điện trường của một điện trường đồng tính
mà hiệu điện thế dọc theo mỗi mét đường sức là 1 vôn.
5.2.2. Xác định hiệu điện thế giữa hai điểm trong
điện trường của một mặt cầu mang điện đều, bán kính
R.
Xác định U giữa hai điểm nằm cách tâm của mặt
cầu mang điện lần lượt R1, R2 (R2 > R1 > R , R bán kính
mặt cầu mang điện). Áp dụng (1.32) ta có:
V2 R2
q q
− dV = Edr = dr →  − dV =  4 dr
4 o r 2
V1 R1 o r2

q  1 1  q
V1 − V2 =  −  → V = (1.35)
4 o  R1 R2  4 o R

5.2.3. Xác định hiệu điện thế giữa hai điểm trong
điện trường của một mặt trụ thẳng dài vô hạn mang
điện đều.
Xét hai điểm nằm cách trục của mặt trụ mang điện
những đoạn R1 và R2, hiệu điện thế giữu hai điểm:
V2 R2 R2
Q dr Q R
V1 − V2 =  − dV =  E.dr =  2 = ln 2
V1 R1 R1 ol r 2 o l R1
 .R R2
→ V1 − V2 = ln (1.36)
 o R1

43
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG II. VẬT DẪN

Vật dẫn là những chất có khả năng dẫn điện vì nó


chứa các hạt điện tích tự do. Vật dẫn tồn tại ở các
trạng thái rắn, lỏng, khí. Trong chương này giới hạn
nghiên cứu vật dẫn kim loại, là vật dẫn có các hạt
điện tự do là các electron. Nghiên cứu vật dẫn kim
loại ở trạng thái tích điện và khi đặt nó trong điện
trường.

1. Điều kiện cân bằng tĩnh điện


1.1 Điều kiện cân bằng tĩnh điện
Một vật dẫn có thể được tích điện bằng hưởng ứng,
cọ xát, hay tiếp xúc. Trong trong quá trình tích điện,
trong vật dẫn xuất hiện dòng điện nhưng chỉ tồn tại
trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau khoảng thời
gian trên, trong vật dẫn không còn dòng điện nữa, khi đó
vật dẫn cân bằng tĩnh điện.
Ta giới hạn nghiên cứu các hiện tượng tĩnh điện của
các vật dẫn rắn. Xét vật dẫn kim loại có các electron (e)
tự do chuyển động trong mạng tinh thể nên chỉ cần tác
dụng của điện trường ngoài dù là rất nhỏ thì các e này
cũng chuyển động thành dòng điện.

44
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Để các e tự do nằm cân bằng trong vật dẫn, ta có


các điều kiện sau gọi là điều kiện cân bằng tĩnh điện của
các vật dẫn:
▪ Điều kiện 1: Vectơ cường độ điện trường tại mọi
điểm bên trong vật dẫn phải bằng không:

Etr = 0 (2.1)

▪ Điều kiện: Thành phần tiếp tuyến Et của vectơ

cường độ điện trường E tại mọi điểm trên mặt vật dẫn
phải bằng không.

Như vậy tại mọi điểm trên mặt vật dẫn, E phải
vuông góc với mặt vật dẫn:
  
Et = 0; E = E n (2.2)

Chú ý: các điều kiện trên đúng cho mọi vật dẫn.
1.2. Những tính chất của vật dẫn mang điện ở trạng
thái cân bằng tĩnh điện
1.2.1. Tính chất 1: Vật dẫn là một khối đẳng thế;
Mặt vật dẫn là một mặt đẳng thế.
Xét hai điểm M, N bất kì trên vật dẫn cân bằng tĩnh
điện, hiệu giá trị điện thế tại hai điểm này:
N 

VM − V N =  E.ds (2.3)
M

45
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
Hình chiếu cuả E trên phương chuyển dời ds từ M
đến N chính là thành phần Et.
▪ Trường hợp M, N bên trong vật dẫn:
 
Theo điều kiện cân bằng 1 ta có E = Etr = 0 , khi đó
từ (2.3):
N 
VM − V N =  Etr .ds = 0 → VM = V N
M

▪ Trường hợp M, N trên mặt vật dẫn:



Theo điều kiện cân bằng 2 ta có E t = 0 , từ (2.3):
N  N

VM − V N =  E.ds =  Et .ds = 0 → VM = V N
M M

Từ các kết quả trên ta có thể đi đến kết luận rằng


điện thế tại mọi điểm của vật dẫn đều bằng nhau. Nói
cách khác, vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng
thế và mặt vật dẫn là một mặt đẳng thế.
1.2.2. Tính chất 2: Nếu truyền điện tích q cho một
vật dẫn cân bằng tĩnh điện Khi đó, điện tích q sẽ được
phân bố trên bề mặt của vật dẫn, còn bên trong vật dẫn
điện tích vẫn bằng không.

46
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Gọi q là điện tích được truyền cho một vật dẫn cân
bằng tĩnh điện, ta lấy một mặt kín S bất kì trong vật dẫn,
theo định lí Ôxtrôgratxki-Gaox:
 
 qi =  D.dS
(S )

 
Bên trong vật, ta có : D =  o E = 0 →  qi = 0

Vì mặt kín S chọn bất kì nên ta có thể kết luận


tổng đại số điện tích bên trong vật bằng 0, như vậy điện
tích q được truyền cho vật chỉ có thể phân bố trên bề
mặt của vật.
Tưởng tượng khoét rỗng một vật dẫn đặc trên thì
điện tích trên mặt vật không thay đổi.
Có thể đi đến một kết luận rằng đối với một vật dẫn
rỗng đã ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, điện trường ở
phần rỗng và trong thành của vật dẫn rỗng cũng luôn
luôn bằng không.
Đem một vật tính điện cho tiếp xúc với mặt trong
của vật rỗng thì điện tích trên vật mang điện sẽ truyền
hết ra mặt ngoài vật dẫn rỗng.
Tính chất này được ứng dụng rộng rãi trong nguyên
tắc tích điện cho vật dẫn để nâng cao giá trị điện thế hay
chế tạo ra màn chắn tĩnh điện/màn điện để chẵn điện
trường, tránh việc nhiễu điện do điện trường ngoài.
47
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Ví dụ: Các máy tĩnh điện thường được đặt trong


một vỏ bằng kim loại để tránh ảnh hưởng điện bên
ngoài. Vỏ kim loại đó giữ vai trò của màn điện. Các đèn
điện tử, các dây điện thoại, dây micrô đều được bọc ở
ngoài bằng những lưới thép. Lưới thép có tác dụng như
một màn điện giữ cho chế độ làm việc của đèn và dòng
điện chạy trong dây được ổn định, không bị nhiễu bởi
ảnh hưởng điện bên ngoài .Ðể giữ cho điện thế của màn
không đổi, người ta nối màn điện với đất. Nếu trên màn
điện có các điện tích thì các điện tích này sẽ theo dây
dẫn truyền xuống đất. Dây nối với đất được gọi là dây
“mass”.

Hình 2.1. Vật dẫn rỗng trong điện trường ngoài

1.2.3. Tính chất 3: Sự phân bố điện tích trên mặt vật


dẫn chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật dẫn.
48
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Những vật có hình dạng đối xứng (mặt cầu, mặt


phẳng vô hạn, mặt trụ dài vô hạn...) thì điện tích được
phân bố đều trên bề mặt vật.
Vật có hình dạng bất kì thì điện tích phân bố nhiều
ở những chỗ lồi, đặc biệt là mũi nhọn.
Như vậy có thể suy ra rằng sự phân bố điện phổ

( D ) cũng khác nhau: ở những chỗ lồi, nhọn điện phổ
phân bố mau hơn (số đường sức điện trường mau hơn).

Hình 2.2. Hình ảnh cột thu lôi chế tạo


bởi vật dẫn kim loại

Dựa vào tính chất này, người ta ứng dụng vật dẫn
chế tạo ra cột thu lôi được cấu tạo bởi hệ thống những
49
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

thanh kim loại tạo thành hình khối nhọn gắn trên mái
các tòa nhà. Những tia sét với điệp áp và dòng điện vô
cùng lớn sẽ được cung cấp một đường dẫn với điện trở
thấp dẫn xuống mặt đất. Dòng điện này sẽ tập trung chủ
yếu ở cột thu lôi trên mái nhà, việc này sẽ mang dòng
điện có hại ra khỏi tòa nhà và xuống mặt đất an toàn.

2. Hiện tượng điện hưởng


2.1. Hiện tượng điện hưởng
Xét một vật dẫn (BC) chưa mang điện đặt trong

điện trường E o của một quả cầu mang điện dương (A).

Dưới tác dụng của lực điện trường các e trong vật
(BC) sẽ chuyển dời có hướng, ngược chiều điện trường.
Kết quả là trên mặt giới hạn B, C của vật (BC) xuất hiện
các điện tích trái dấu, các điện tích này gọi là các điện
tích cảm ứng.
Mặt B xuất hiện các điện tích cảm ứng âm, mặt C
xuất hiện các điện tích cảm ứng dương, giá trị tuyệt đối
của điện tích trên măt B, C bằng nhau, các điện tích này

gây ra một điện trường phụ tăng dần E ' bên trong vật
 
dẫn, E '  E o .

Điện trường tổng hợp bên trong vật (BC)


  
Etr = E '+ E o . Điện trường này giảm dần, giảm dần đến

50
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Etr = 0 , khi đó đường sức điện trường bên ngoài sẽ
vuông góc với mặt vật dẫn, lúc này điều kiện cân bằng
tĩnh điện được thiết lập và các điện tích cảm ứng sẽ có
độ lớn xác định.
Hiện tượng các điện tích cảm ứng xuất hiện trên vật
dẫn (lúc đầu không mang điện) khi đặt trong điện trường
ngoài được gọi là hiện tượng điện hưởng.

Hình 2.3. Hiện tượng điện hưởng

2.2. Định lí các phần tử tương ứng


Do hiện tượng điện hưởng mà điện trường ngoài bị
thay đổi, một số đường sức điện trường bị gián đoạn trên
vật dẫn (BC), chúng bị cong lại và kết thúc trên mặt B
có điện tích cảm ứng âm, rồi lại xuất phát từ mặt C có
điện tích cảm ứng dương. Như vậy có mối liên hệ giữa
điện tích trên vật mang điện A và điện tích cảm ứng.
51
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Xét hai phần diện tích S (trên A) và S' (trên BC),


S mang điện tích q, S’ mang điện tích q’. Tương
ứng với tập hợp các đường cảm ứng điện tựa trên chu vi
của các diện tích này xuất phát từ các điểm trên chu vi
của S đến các điểm trên chu vi của S’. S và S'
được gọi là hai phần tử tương ứng.
Tưởng tượng vẽ một mặt kín S hợp bởi ống đường
cảm ứng điện trên và hai mặt , ' lấy trong các vật A,
(BC). Mặt  tựa trên chu vi của S, măt ' tựa trên chu
vi của S'.
Ta có thông lượng qua mặt kín S:
     
e =  D.dS =  D.dS +
(S ) (  ,  ')
 D.dS
( xung quanh )

  
=  Dtr .dS +  D.dS. cos =0
(  ,  ') ( xung quanh )
2

(Vì Dtr = 0)
Mặt khác, theo định lí Ô- G ta cũng có:
 e =  qi = q + q'

Vậy có: q − q' = 0 → q = q'

Từ kết quả trên đưa ra được định lí phần tử tương


ứng với nội dung như sau: Điện tích cảm ứng trên các

52
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

phần tử tương ứng có độ lớn bằng nhau và trái dấu


nhau.
2.3. Điện hưởng một phần và điện hưởng toàn
phần
Gọi q là điện tích tổng cộng trên vật mang điện A,
q' là điện tích cảm ứng tổng cộng xuất hiện trên vật dẫn
(BC).

Hình 2.3. Điện hưởng toàn phần

Trong trường hợp điện hưởng một phần, độ lớn của


điện tích cảm ứng nhỏ hơn độ lớn điện tích trên vật
mang điện, /q'/ < /q/. Ví dụ trường hợp thể hiện trên
hình.2.2 là hiện tượng điện hưởng một phần.
Trong trường hợp điện hưởng toàn phần, độ lớn của
điện tích cảm ứng bằng độ lớn điện tích trên vật mang

53
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

điện, /q/ =/ q'/. Ví dụ trường hợp thể hiện trên


hình.2.3, vật dẫn (BC) bao bọc hoàn toàn vật mang điện
A, vì vậy toàn bộ đường cảm ứng điện xuất phát từ A
đến tận cùng trên vật (BC) nên /q/ = /q'/.
3. Điện dung của một vật dẫn cô lập
3.1. Khái niệm
Một vật dẫn được gọi là cô lập về điện (vật cô lập)
là vật dẫn mà giá trị điện tích cũng như sự phân bố điện
tích trên vật là không đổi.
Ta đã biết điện thế gây ra bởi một điện tích điểm tỉ
lệ với điện tích đó, điện thế gây ra bởi một hệ điện tích
điểm bằng tổng điện thế gây ra bởi từng điện tích điểm
của hệ vì vậy mà điện thế V của vật dẫn cô lập cũng tỉ lệ
với điện tích Q của vật dẫn đó:
Q
Q = CV → C = (2.4)
V
C là hằng số tỉ lệ - gọi là điện dung của vật dẫn, đơn vị
của C là [C/V] = F (fara).
Ngoài ra C còn có đơn vị là F , nF, pF:
1F = 10-6F ; 1nF = 10-9F ; 1pF = 10-12F
Định nghĩa: Điện dung của một vật dẫn cô lập, là
đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của vật dẫn,

54
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

có giá trị bằng điện tích cần truyền cho vật dẫn để điện
thế của vật dẫn tăng lên một đơn vị điện thế.
3.2. Ví dụ:
Tính C của một quả cầu kim loại bán kính R, tích
điện Q:
Q Q
Biết V = →C= = 4 o R .
4 o R V

4. Hệ vật dẫn tích điện cân bằng. Tụ điện


4.1. Điện dung và hệ số điện hưởng của một hệ vật
dẫn tích điện cân bằng
Xét hệ gồm 3 vật dẫn kim loại tích điện ở trạng thái
cân bằng có điện tích và điện thế: q1, q2, q3 và V1, V2, V3
Do hiện tượng điện hưởng nên khi điện tích của một
trong 3 vật thay đổi sẽ ảnh hưởng đến điện tích của 2 vật
còn lại và giữa các giá trị của điện tích và điện thế của 3
vật trong hệ có mối liên hệ xác định. Theo (2.4) thì mối
liên hệ đó được thể hiện như sau:
q1 = C11V1 + C12V2 + C13V3
q2 = C21V1 + C22V2 + C23V3
q3 = C31V1 + C32V2 + C33V3 (2.5)
C11, C22, C33 là điện dung của các vật dẫn 1, 2, 3.
C12, C13,....C32 là độ điện hưởng/ hệ số điện hưởng.

55
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Chứng minh được: Cii  0, Cik = Cki (hệ thức đối


xứng) i, k = 1,2,3.
Hệ thức (2.5) có thể mở rộng viết cho hệ gồm n vật
dẫn cô lập:
q1 = C11V1 + C12V2 +... + C1nVn
q2 = C21V1 + C22V2 + ... + C2nVn
.................................................................................

Qn = Cn1V1 + Cn2V2 + ... + CnVn (2.5*)

4.2. Tụ điện
Tụ điện là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong
các mạch lọc, mạch dao dộng và các loại mạch truyền
dẫn tín hiệu xoay chiều. Tụ điện có phần giống với ắc
qui, mặc dù nguyên lí hoạt động của chúng thì hoàn toàn
khác nhau, nhưng chúng đều có tính chất chung là lưu
trữ năng lượng điện.
Định nghĩa: Tụ điện tên tiếng anh là Capacitor, là
một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn
điện được ngăn cách bởi điện môi, gọi là hai bản cực. Khi
có chênh lệch điện thế tại hai bản cực sẽ xuất hiện điện
tích cùng điện lượng nhưng trái dấu và chúng ở trạng thái
cân bằng tĩnh điện, có tính chất cách điện đối với dòng 1
chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên
lý phóng nạp.
56
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Tụ điện là một trường hợp riêng của hệ vật dẫn cân


bằng tĩnh điện.
Xét tụ điện đã tích điện mà bản tụ B bao bọc hoàn
toàn bản tụ A, giả sử vật A tích điện ở ngoài mặt q1, còn
vật B mặt trong tích điện q2 và mặt ngoài B tích điện q'2.
Điện thế của A, B lần lượt là V1, V2. Ta có các tính chất
của tụ điện như sau:
▪ Tính chất 1: Hai bản tụ ở trạng thái điện hưởng
toàn phần, q1 = - q2.
Chứng minh: Chọn mặt kín S nằm hoàn toàn trong
thể tích của B và bao bọc A, do B là vật tĩnh điện cân
bằng, do điện trường bên trong vật dẫn bằng 0 nên điện
trường tại mọi điểm trên S đều bằng 0, điện thông qua
mặt S bằng 0.
Trong mặt kín S chứa điện tích (q1 + q2). Áp dụng
định lí Ô-G:
 
q1 + q 2 =  D.dS = 0 → q1 = −q 2
(S )

▪ Tính chất 2:
q1 = C11V1 + C12V2
q2 + q'2 = C21V1 + C22V2 (2.6).
Nếu nối B với đất, khi đó q'2 chạy xuống đất và V2
= Vđất, chọn gốc Vđất = 0
57
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

(2.6): q1 = C11V1
q2 = C21V1
Vậy ta có:
q1 + q2 = (C11 + C21)V1 = 0 => C11 + C21 = 0 (2.7)
Thông thường, khi sử dụng tụ điện, hai bản tụ
thường được nối với nguồn hay với các vật dẫn khác
nên nói chung q'2 không xuất hiện.
(2.6): q1 = C11V1 + C12V2
q2 = C21V1 + C22V2
Ta có: q1 + q2 = (C11 + C21)V1 + (C12 + C22)V2 = 0
Kết hợp (2.7) ta có: C12 + C22 = 0
Kết hợp tính chất đối xứng của hệ số điện hưởng:
C11 = C22 = -C12 = -C21
Đặt C11 = C22 = C > 0
C12 = C21 = -C < 0
Vậy có tính chất sau: q1 = C.(V1 - V2) ; q2 = -C.(V1
- V2) (2.8)
▪ Tính chất 3:
Từ (2.8), khi q1 > 0: C > 0 nên V1 > V2.
Trong tụ điện, điện thế của bản tích điện dương cao
hơn điện thế của bản tích điện âm.
58
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

q = q1 = -q2: được gọi là điện tích của tụ điện


U = V1 - V2 = U12 = UAB : hiệu điện thế giữa hai
bản tụ điện.
Vậy có tính chất sau: q = CU (2.9)
Điện dung của tụ điện được xác đinh bởi công thức:
 S
C= o
d

Ở đó, S là diện tích của mỗi bản tụ,  hăng số điện


môi của môi trường giữa hai bản tụ.
Điện dung của một tụ điện bất kì tỉ lệ thuận với diện
tích của mỗi bản, với hằng số điện môi của môi trường
lấp đầy khoảng không gian giữa hai bản và tỉ lệ nghịch
với khoảng cách giữa hai bản đó.
Để tăng C thì phải giảm d, nhưng giảm d có giới
hạn vì d quá nhỏ sẽ làm cho chất điện môi giữa hai bản
tụ trở thành dẫn điện, điện tích trên hai bản tụ sẽ phóng
qua lớp điện môi này khi đó nói tụ điện bị đánh thủng.
Có nhiều cách phân loại tụ điện. Nếu như xét theo
tính chất lí hóa thì tụ điện có thể chia thành:
- Tụ điện phân cực: loại tụ này nó có cực xác định,
khi đấu nối phải đúng cực âm, dương. Thường trên tụ có
kích thước đủ lớn thì cực âm phân biệt bằng dấu - trên
vạch màu sáng dọc theo thân tụ, khi tụ mới chưa cắt
59
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

chân thì chân dài hơn sẽ là cực dương. Các tụ cỡ nhỏ, tụ


dành cho hàn dán SMD thì đánh dấu + ở cực dương để
đảm bảo tính rõ ràng. Trị số của tụ phân cực vào khoảng
0,47μF - 4.700μF, thường dùng trong các mạch tần số
làm việc thấp, dùng lọc nguồn.
- Tụ điện không phân cực: loại tụ này không xác
định cực dương âm, ví dụ như tụ giấy, tụ gốm,
tụ mica,... Các tụ có trị số điện dung nhỏ hơn 1 μF
thường được sử dụng trong các mạch điện tần số cao
hoặc mạch lọc nhiễu. Các tụ cỡ lớn, từ một vài μF đến
cỡ Fara thì dùng trong điện dân dụng (tụ quạt, mô tơ,...)
hay dàn tụ bù pha cho lưới điện. Một số tụ hóa không
phân cực cũng được chế tạo
- Tụ điện hạ áp và cao áp
- Tụ lọc và tụ liên tầng
- Tụ điện tĩnh và tụ điện động
- Tụ điện có giá trị biến đổi hay còn gọi là tụ xoay:
có khả năng thay đổi giá trị điện dung
Nếu xét theo dạng thức ta có thể chia tụ điện thành
một số loại chính:
- Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic, phía
bên ngoài có bọc keo hoặc nhuộm màu.

60
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy


tẩm dầu cách điện
- Tụ mica màng mỏng (tụ film): cấu tạo với các lớp
điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng
mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester,
Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).
Nếu xét theo hình dạng bản tụ ta có tụ phẳng, tụ trụ,
tụ cầu. Các tụ nhỏ, khoảng cách giưa hai bản tụ nhỏ nên
có thể coi diện tích các bản tụ S khác nhau không nhiêu
và coi chúng bằng/gần bằng nhau.
Trong kĩ thuật người ta còn dùng một số loại tụ điện
như tụ điện giấy (nhiều lá kim loại cách điện bởi giấy
tẩm parafin làm tụ có C lớn, Uthủng lớn), tụ xoay (tụ điện
có điện dung biến đổi bằng cách thay đổi S của bản tụ)...

61
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 2.4. (a)- Hình ảnh một số tụ trong thực tế;


(b)- Cấu tạo tụ điện phẳng; (c)- Cấu tạo tụ điện trụ

5. Năng lượng điện trường


5.1. Năng lượng tương tác của một hệ điện tích
điểm
Điện tích điểm q2 đặt trong điện trường của điện
tích q1, thế năng của q2:
62
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1 q1q2
W = ; r12 là khoảng cách giữa hai điện tích.
4 o r12

Tương tự ta cũng có W là thế năng của điện tích q1


đặt trong điện trường của q2.
Ta nói thế năng tương tác hay năng lương tương tác
điện của hệ hai điện tích điểm q1, q2 là:
1 q1 q 2
W=
4 o  r12
1  q2  1  q1 
= q1   + q 2  
2  4 o  .r12  2  4 o  .r12 
1 1
= q1V1 + q 2V2
2 2
1
→ W = (q1V1 + q 2V2 ) (2.14)
2
V1 là điện thế tại vị trí đặt q1 do q2 gây ra; V2 là điện
thế tại vị trí đặt q2 do q1 gây ra.
Hệ n điện tích điểm, năng lượng tương tác (năng
lượng điện):
1 n
W =  qiVi
2 i =1
(2.15)

Vi là điện thế tại vị trí của điện tích qi do các điện


tích khác trong hệ gây ra.

63
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

5.2. Năng lượng điện của một vật dẫn cô lập


tích điện
Vật dẫn cô lập tích điện bất kì, chia vật dẫn thành
từng điện tích điểm vi phân dq, năng lượng điện của vật
1
dẫn: W =  Vdq (2.16)
2
Đối với vật dẫn tích điện cân bằng có V = const, khi
đó:
1 1 1
W=
2  Vdq = V  dq = qV (2.17)
2 2
Hoặc có thể viết:

1 1 1 q2
W= qV = CV 2 = (2.17*)
2 2 2 C
Năng lượng của một hệ n vật dẫn cân bằng điện, có
điện tích và điện thế lần lượt là q1, q2..., qn và V1, V2...,
Vn và theo (2.17), năng lượng của hệ vật dẫn cho bởi
1 n
công thức: W =  qiVi (2.18)
2 i =1
5.3. Năng lượng tụ điện
Tụ điện là một trường hợp của hệ vật dẫn cân bằng
điện, năng lượng của tụ điện, theo (2.18) bằng
1
W = (q1V1 + q 2V2 )
2

64
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Mặt khác điện tích hai bản tụ q1 = -q2 = q (giả sử


q>0)
1 1
→ W = q(V1 − V2 ) = qU
2 2
Vậy ta có công thức:
1 1 q2 1
W= qU = = CU 2 (2.19)
2 2 C 2
5.4. Năng lượng điện trường
Quan niệm rằng năng lượng tụ điện thực chất là
năng lượng điện trường của điện trường tồn tại giữa hai
bản tụ điện.
 o S
Xét tụ phẳng có điện dung C = , khi đó năng
d
lượng của tụ:
1 1   S 
W = CU 2 =  o U 2
2 2 d 
1  1 
=   o E 2 ( Sd ) =   o E 2 .V (2.20)
 2   2 
A Fd qEd
(điện trường đều: U = = = = Ed )
q q q
Năng lượng định xứ trong một đơn vị thể tích của
không gian điện trường (mật độ năng lượng điện
trường):
W 1
we = =  oE 2 (2.21)
V 2

65
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Công thức (2.21) đúng với điện trường đều trong


khoảng không gian giữa hai bản tụ nhưng vẫn đúng đối
với một điện trường bất kì.
Kết luận:
- Điện trường mang năng lượng, năng lượng này
định xứ trong không gian điện trường.
- Mật độ năng lượng điện trường tại một điểm là:
1 1 D2 1
we =  oE =
2
= ED (2.22)
2 2  o 2
- Năng lượng điện trường định xứ trong một thể
tích hữu hạn V là:
W =  we dV (2.23)
V

66
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG III. ĐIỆN MÔI

Điện môi là các chất không có khả năng dẫn điện


hay nói cách khác là chất cách điện vì trong nó không
có các hạt điện tích tự do mà chỉ có các hạt điện tích
liên kết. Nghiên cứu các chất điện môi đồng chất khi
đặt nó trong điện trường.

1. Phân tử phân cực và phân tử không phân cực


Phân tử (hay nguyên tử) gồm hạt nhân mang điện
dương và các electron mang điện âm, các electron
chuyển động xung quanh hạt nhân.
Coi tác dụng của các electron trong phân tử tương
đương với tác dụng của điện tích tổng cộng -q đặt tại
một điểm nào đó trong phân tử, điểm này gọi là trọng
tâm của các điện tích âm.
Coi tác dụng của các hạt nhân tương đương với tác
dụng của điện tích tổng cộng +q đặt tại một điểm nào đó
trong phân tử, điểm này gọi là trọng tâm của các điện
tích dương.
Phụ thuộc vào sự phân bố của các electron quanh
hạt nhân, ta phân biệt được hai loại phân tử điện môi,
phân tử không phân cực và phân tử phân cực.

67
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 3.2. Mô hình phân tử điện môi, phân tử


không phân cực H2 (a) và phân cực H2O (b).

1.2. Phân tử không phân cực


Phân tử không phân cực là phân tử có phân bố
electron đối xứng xung quanh hạt nhân, ví dụ một số
phân tử không phân cực: H2, N2, CCl4...
Khi chưa đặt trong điện trường, trong tâm của các
điện tích âm trùng với trọng tâm của các điện tích
dương, phân tử không phải là một lưỡng cực điện,

pe = 0 .

Khi đặt phân tử không phân cực trong điện trường


ngoài, các điện tích -q và +q của phân tử bị điện trường
ngoài tác dụng và dịch chuyển ngược chiều nhau, điện
tích -q dịch chuyển ngược chiều điện trường, điện tích
68
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

+q dịch chuyển cùng chiều điện trường, phân tử trở



thành một lưỡng cực điện có mômen lưỡng cực pe  0 ,
tính toán được mômen này theo công thức:
 
pe =  oE (3.1)

Trong đó:  o là hằng số điện;  là hệ số tỉ lệ - độ phân



cực của phân tử ; E là điện trường đặt vào phân tử điện
môi.
Độ dịch chuyển của các trọng tâm điện tích -q và +q

trong phân tử phụ thuộc vào E tương tự như một biến
dạng đàn hồi như vậy phân tử không phân cực khi đặt
trong điện trường ngoài cũng giống như một lưỡng cực
đàn hồi.

1.2. Phân tử phân cực


Phân tử phân cực là phân tử có phân bố electron
không đối xứng xung quanh hạt nhân, ví dụ một số phân
tử phân cực: H2O, NH3, HCl, CH3Cl...
Khi chưa đặt trong điện trường ngoài, trọng tâm của
điện tích âm và điện tích dương không trùng nhau,
chúng cách nhau một khoảng l nên phân tử là một lưỡng

cực điện có mômen điện pe  0 .

69
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Khi đặt phân tử phân cực trong điện trường ngoài,



pe của phân tử hướng theo điện trường ngoài. Điện
trường ngoài hầu như không có ảnh hưởng đến độ lớn

của mômen điện pe . Trong điện trường ngoài phân tử
phân cực giống như một lưỡng cực cứng.
Ta có thể đưa ra được các tính chất điện tổng quát
của phân tử phân cực như sau:
- Các phân tử tương đương với các lưỡng cực điện
gọi là lưỡng cực phân tử.
- Bị điện trường ngoài tác dụng.
- Phân tử phân cực gây ra trong không gian xung
quanh một điện trường. Tại mặt phẳng trung trực và tại
một điểm bất kì trên trục của lưỡng cực cách tâm O của
lưỡng cực một khoảng r có vectơ cường độ điện trường
lần lượt bằng:
   
1 pe 1 2 pe
E=− ; E= (3.2)
4 o  .r 3 4 o  .r 3

70
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2. Sự phân cực của chất điện môi


2.1. Hiện tượng phân cực điện môi
Thí nghiệm: Cho một thanh điện môi đồng chất và
đẳng hướng BC, đặt trong điện trường của một vật mang
điện A.
Khi đó xuất hiện trên mặt giới hạn của thanh điện
môi những điện tích trái dấu, mặt B đối diện với A được
tích điện trái dấu với A, mặt còn lại C tích điện cùng dấu
với A.
Trường hợp thanh điện môi không đồng chất và
đẳng hướng thì ngay trong lòng thanh điện môi cũng
xuất hiện điện tích.
Hiện tượng chất điện môi đặt trong điện trường khi
đó trên chất điện môi xuất hiện điện tích gọi là hiện
tượng phân cực điện môi.
Điện tích xuất hiện trên thanh điện môi không phải
là điện tích tự do, nó không thể dịch chuyển tự do được,
nó xuất hiện ở đâu thì sẽ định sứ ở đó, chúng được gọi là
điện tích liên kết.
Các điện tích liên kết sinh ra một điện trường phụ

E  , điện trường phụ này làm cho điện trường ban đầu

71
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Eo trong điện môi thay đổi, khi đó điện trường tổng hợp
  
trong điện môi là E = Eo + E ' .

B C

Hình 3.1. Hiện tượng phân cực điện môi


2.2. Giải thích hiện tượng phân cực điện môi
Nộ dung này giới hạn nghiên cứu các điện môi đồng
chất và đẳng hướng.
2.2.1. Trường hợp điện môi cấu tạo bởi các phân tử
phân cực
Khi chưa đặt điện môi trong điện trường, do chuyển
động nhiệt các lưỡng cực phân tử trong khối điện môi
sắp xếp hoàn toàn hỗn loạn theo mọi phương, các điện
tích trái dấu của các lưỡng cực phân tử trung hoà nhau,

nên tổng mômen lưỡng cực phân tử,  pe = 0 .

Khi đặt điện môi trong điện trường, dưới tác dụng
đồng thời của điện trường và chuyển động nhiệt, các

mômen điện pe của các phân tử được sắp xếp có thứ tự

hơn theo hướng của điện trường ngoài Eo .

72
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Tuy nhiên do có sự tác động của chuyển động nhiệt


 
nên các pe không hoàn toàn song song với Eo .
Nếu điện trường ngoài càng mạnh và chuyển động
nhiệt của các phân tử càng yếu (nhiệt độ của khối điện
môi thấp) thì sự định hướng theo điện trường ngoài của
các mômen càng rõ rệt.
Trong lòng khối điện môi không xuất hiện điện tích,
điện tích trái dấu của các lưỡng cực điện vẫn trung hòa
nhau.
Trên các mặt giới hạn có xuất hiện các điện tích trái
dấu, ở mặt giới hạn mà các đường sức điện trường ngoài
đi vào khối điện môi xuất hiện điện tích âm, ở mặt giới
hạn mà các đường sức điện trường đi ra xuất hiện điện
tích dương. Các điện tích này chính là tập hợp các điện
tích của các lưỡng cực phân tử trên mặt giới hạn nên các
điện tích này không phải là các điện tích tự do.
Hiện tượng phân cực điện môi trên do sự định
hướng của các lưỡng cực phân tử quyết định nên còn gọi
là sự phân cực định hướng.

73
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 3.2. Sự phân cực của chất điện môi cấu tạo bởi các
phân tử điện môi phân cực

2.2.2. Trường hợp điện môi cấu tạo bởi các phân tử
không phân cực

Hình 3.3. Sự phân cực của chất điện môi cấu tạo bởi các
phân tử không phân cực

74
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Khi chưa đặt trong điện trường, mỗi phân tử điện môi
chưa phải là một lưỡng cực, điện môi trung hòa điện.
Khi đặt trong điện trường ngoài, dưới tác dụng của
điện trường, phân tử điện môi đều trở thành các lưỡng

cực điện có mômen điện pe  0 , mômen điện của các
phân tử đều hướng theo điện trường.
Phân tử trong khối điện môi trở thành lưỡng cực
điện do sự biến dạng của lớp vỏ electron của phân tử,
nghĩa là do sự dịch chuyển của trọng tâm điện tích âm ,
 
nên pe định hướng hoàn toàn song song với E o .

Trên các mặt giới hạn của khối điện môi xuất hiện
các điện tích liên kết trái dấu nhau.
Sự phân cực điện môi ở trên gọi là sự phân cực
electron.
2.2.3. Trường hợp điện môi tinh thể
Ví dụ một số chất điện môi tinh thể: NaCl, CsCl..
Dưới tác dụng của điện trường ngoàI, các mạng ion
+ dịch chuyển theo chiều điện trường còn mạng ion-
ngược chiều điện trường gây ra hiện tượng phân cực
điện môi. Dạng phân cực này gọi là phân cực ion.
Hiện tượng phân cực ion của điện môi tinh thể sẽ
mất ngay sau khi ngắt bỏ điện trường ngoài.

75
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

3. Vectơ phân cực điện môi


Để đặc trưng cho mức độ phân cực của điện môi, ta
dùng một đại lượng vật lí là vectơ phân cực điện môi, kí

hiệu là Pe .

3.1. Định nghĩa


Vectơ phân cực điện môi là một đại lượng đo bằng
tổng mômen điện của các phân tử có trong một đơn vị
thể tích của khối điện môi.
n

 p ei
Pe = i =1
(3.3)
V

V là thể tích khối điện môi đồng chất có n phân tử;



pei là mômen điện của phân tử thứ i.

Đối với loại điện môi có phân tử không phân cực


đặt trong điện trường đều thì mọi phân tử điện môi đều

có cùng pe , khi đó (2.3) có dạng:
 n. p e 
Pe = = no pe (3.4)
V

no = n/V, là số phân tử có trong một đơn vị thể tích của


khối điện môi, gọi là mật độ phân tử.
   
Theo (3.1): Pe = no pe = no  oE =  o  e E (3.5)

76
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
Pe =  o  e E (3.6)

 e = no , là hệ số phân cực của một đơn vị thể tích điện


môi- gọi là độ cảm điện môi
Chứng minh được rằng, đối với điện môi tinh thể thì
(3.6) cũng đúng, còn đối với điện môi có phân tử phân
cực (3.6) chỉ đúng khi đặt trong điện trường yếu nhưng
no p e2
với  e = (3.7) ; k = 1,38.10-23J/s, là hằng số
3 o kT
Bônzaman, T nhiệt độ tuyệt đối của khối điện môi.
Trong trường hợp điện trường mạnh, T thấp thì Pe
không tỉ lệ bậc nhất với E nữa. E đạt đến giá trị đủ lớn
 
thì tất cả pe đều song song với E khi đó dù có tiếp tục
tăng E thì Pe cũng không tăng nữa, lúc này nói hiện
tượng phân cực điện môi đã đạt đến trạng thái bão hoà.

3.2. Liên hệ giữa vectơ phân cực điện môi và mật


độ điện mặt của các điện tích liên kết
δ δ'

P
α
F

L
S

Hình 3.4. Liên hệ giữa Pe và 

77
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Vì Pe và mật độ điện mặt của các điện tích liên kết
trên mặt giới hạn của khối điện môi đều đặc trưng cho
mức độ phân cực và vì vậy mà chúng có môi liên hệ
với nhau.
Để thiết lập mối liên hệ trên ta thực hiện các
bước sau:
- Tách ra trong khối điện môi một khối trụ xiên có
đường sinh song song với cường độ điện trường tổng

hợp trong khối điện môi E (đường sinh song song với
 
Pe ) có chiều dài bằng L, mỗi đáy trụ có diện tích S, n
 
là pháp tuyến ngoài của đáy mang điện +,  = (n, E ) , -'
và +' là mật độ điện mặt trên mỗi đáy.
- Coi toàn bộ khối trụ như một lưỡng cực điện tạo ra
bởi điện tích liên kết -'S và +'S trên hai đáy cách
nhau một khoảng L, mômen của nó có độ lớn 'S.L.
Khi đó ta có:
n

 p
i =1
ei
 '.S .L '
Pe = Pe = = =
V S .L. cos  cos 

→  ' = Pe cos  = Pen (3.8)


 
Pen là hình chiếu của Pe trên pháp tuyến n .

78
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Biểu thức (3.8) thể hiện mối liên hệ giữa Pe và mật độ
điện tích liên kết.
Mật độ điện ' của các điện tích liên kết xuất hiện
trên mặt giới hạn của một khối điện môi có giá trị bằng
hình chiếu của vectơ phân cực điện môi trên pháp tuyến
của mặt giới hạn đó.

4. Điện trường tổng hợp trong điện môi


4.1. Điện trường tổng hợp tại một điểm trong điện
môi khi điện môi được đặt trong điện trường ngoài


Gọi điện trường ngoài E o , điện trường phụ do điện

tích liên kết của điện môi gây ra E ' , khi đó điện trường
tổng hợp tại một điểm trong điện môi được tính:
  
E = E o + E ' (3.9)

4.2. Xác định điện trường tổng hợp E

Xét trường hợp đơn giản, điện trường ngoài E o là
điện trường đều gây ra bởi hai bản phẳng song song vô
hạn mang điện tích đều nhưng trái dấu, chất điện môi
được lấp đầy trong khoảng không gian giữa hai mặt
phẳng.

79
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 3.5. Điện trường tổng hợp trong khối điện môi

Khi đó mật độ điện tích liên kết xuất hiện trên các
mặt giới hạn của khối điện môi: -', +', các điện tích

này gây ra điện trường phụ E ' , E' được tính bởi công
thức cường độ điện trường gây ra bởi hai mặt phẳng
song song vô hạn với mật độ điện mặt -', +' trong
'
chân không: E ' =
o

Theo (3.8):

80
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 ' = Pen =  o  e E n =  o  e E
'
→ E' = =  e E (3.8*)
o
  
Theo (3.9) E = E o + E ' , chiếu biểu thức này trên

phương của E o ta được: E = Eo - E' (3.10)

Kết hợp (3.8*) và (3.10) ta có :


Eo E
E = Eo −  e E → E = = o
1+ e 

Eo
Vậy có: E = (3.11) .

Trong đó:  = 1 +  e , là một hằng số phụ thuộc vào tính
chất của môi trường, gọi là hằng số điện môi.
Như vậy cường độ điện trường trong điện môi giảm
đi  lần so với cường độ điện trường trong chân không.
Chú ý: Công thức (3.11) cũng đúng trong trường
hợp tổng quát.
 
4.3. Mối liên hệ giữa D và Pe
 
Từ công thứ D =  o  E , ta có:
      
D =  o  E =  o (1 +  e ) E =  o E +  o  e E =  o E + Pe
  
Vậy D =  o E + Pe (3.12)
81
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Chú ý:
   
- Các công thức D =  o  E và Pe =  o  e E chỉ
đúng cho điện môi đồng chất và đẳng hướng.
- Công thức (3.12) lại đúng trong mọi trường hợp,
điện môi đồng chất và điện môi không đồng chất.
5. Đường sức điện trường và đường cảm ứng
điện qua mặt phân cách của hai môi trường
Giả sử có hai lớp điện môi, mỗi lớp giới hạn bởi hai
mặt phẳng song song, được đặt tiếp xúc với nhau, với
hằng số điện môi lần lượt là 1, 2.

Điện trường phụ gây ra do hai lớp điện môi là E '1 ,

E ' 2 (vuông góc với mặt phân cách hai lớp điện môi).

Điện trường tổng hợp trong các lớp điện môi là:
  
E1 = E o + E '1
  
E 2 = E o + E ' 2 (3.13)

Chiếu (3.13) lần lượt trên phương pháp tuyến và


tiếp tuyến:
E1n = Eon - E'1n
E2n = Eon - E'2n
E1t = Eot - E'1t

82
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

E1t = Eot - E'2t


Ta có: E'1t = E'2t → E1t = E2t (3.14)
Suy ra: D1t = o1E1t , D2t = o2E2t → D1t = 1/2.D2t
(3.15)
Kết luận: Khi đi qua mặt phân cách của hai lớp
điện môi, thành phần tiếp tuyến của vectơ cường độ điện
trường tổng hợp biến thiên liên tục, còn thành phần tiếp
tuyến của vectơ cảm ứng điện biến thiên không liên tục.
Theo (3.8*): E'1n = 1eE1n → E1n = Eon - 1eE1n →
E1n = Eon/(1 + 1e) → E1n = Eon/1
Tương tự ta có: E2n = Eon/2
→ E1n = 2/1.E2n (3.16)
→ D1n = o1E1n , D2n = o2E2n, D1n = D2n (3.17)

ε 1
D1t

D1n D1

D2t
ε2

D2n D2

Hình 3.6. Sự liên tục của đường cảm ứng điện

83
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

E1t E’1

E1n E1

E0 E2t
E2
E2n
E2

Hình 3.7. Sự không liên tục của đường sức điện trường

Kết luận: Khi đi qua mặt phân cách của hai lớp
điện môi, thành phần pháp tuyến của vectơ cường độ
điện trường tổng hợp biến thiên không liên tục, còn
thành phần pháp tuyến của vectơ cảm ứng điện biến
thiên liên tục.
Như vậy thông lượng cảm ứng điện cũng không đổi
khi đi qua mặt phân cánh giữa hai lớp điện môi:

e =  D dS = const
(S )
n (3.18)

Chú ý: Trong trường hợp điện môi không đồng


chất, ta tưởng tượng chia điện môi thành những lớp
mỏng sao cho có thể coi lớp điện môi mỏng đó là đồng

chất và cũng chứng minh được rằng D sẽ đi liên tục từ
lớp này qua lớp khác.

Ta có thể đi đến một tổng quát rằng D đi liên tục
trong điện môi.
84
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

6. Điện môi đặc biệt


6.1. Điện môi sécnhét
Tinh thể điện môi muối sécnhét
NaK(C2H2O3)2.4H2O (bitáctrat natri kali ngậm nước) có
nhiều tính chất đặc biệt so với các điện môi khác.
Người ta tìm ra một nhóm các điện môi tinh thể có
những tính chất giống như tính chất của tinh thể muối
sécnhét. Gọi chung các điện môi tinh thể này là điện môi
sécnhét.
Đặc tính của điện môi sécnhét:
- Hằng số điện môi  của điện môi sécnhét phụ
thuộc vào nhiệt độ: trong một khoảng nhiệt độ xác định
nào đó,  có thể đạt đến giá trị rất lớn.
- Hệ số e của điện môi phụ thuộc vào cường độ
điện trường E trong điện môi, vì thế vectơ phân cực điện

môi Pe không tỉ lệ bậc nhất với véctơ cường độ điện

trường E .
- Giá trị Pe ngoài phụ thuộc vào E còn phụ thuộc
vào trạng thái phân cực trước đó của điện môi. Khi tăng
điện trường tới giá trị Eb, Pe đạt tới giá trị bão hoà. Sau
đó giảm E xuống tới giá trị bằng 0 thì Pe không giảm tới
0 mà vẫn còn giá trị Ped nào đó, đây là hiện tượng điện
trễ.
85
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Ta vẽ được chu trình điện trễ như Hình 3.8 dưới


đây:

Hình 3.8. Chu trình điện trễ


- Khi tăng nhiệt độ đến nhiệt độ Tc nào đó, điện môi
sécnhét sẽ mất hết các tính chất đặc biệt trên và trở thành
điện môi bình thường. Tc gọi là nhiệt độ Curi. Ví dụ như
muối sécnhét có Tc = 25oC.
Điện môi sécnhét có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật
điện và vô tuyến điện hiện đại. Với  lớn, điện môi
sécnhét dùng để chế tạo những tụ điện có kích thước
nhỏ, nhưng với điện dung rất lớn...

86
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Giải thích những đặc tính của điện môi sécnhét


bằng thuyết miền phân cực:
- Khi chưa đặt trong điện trường, khối tinh thể điện
môi sécnhét gồm nhiều phần (miền) phân cực tự nhiên.
- Trong phạm vi mỗi miền có sự tương tác giứa các

hạt làm cho mômen điện p e của các phân tử song song
 
với nhau: pe mien =  pe  0 .
moi mien

- Trong toàn bộ khối điện môi, mômen điện của các



miền p e mien lại sắp xếp hỗn độn nên :
 
pe khoi =  pe mien = 0

- Khi đặt trong điện trường, dưới tác dụng của E



ngoài, p e mien định hướng theo phương chiều của điện
trường gây ra hiện tượng phân cực điện môi.
6.2. Hiện tượng áp điện
6.2.1. Hiệu ứng áp điện thuận
Khi nén hoặc kéo dãn mẫu tinh thể điện môi theo
những phương đặc biệt trong tinh thể thì trên mặt giới
hạn của tinh thể có xuất hiện những điện tích trái dấu,
tương tự như những điện tích xuất hiện trong hiện tượng
phân cực điện môi. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng áp
điện thuận.
87
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 3.9. Hiệu ứng áp điện thuận

6.2.3. Hiệu ứng áp điện nghịch


Khi đặt lên hai mặt của tinh thể điện môi một hiệu
điện thế thì nó sẽ bị dãn hoặc nén. Hiện tượng này gọi là
hiệu ứng áp điện nghịch.
Nếu hiệu điện thế đặt vào là hiệu điện thế xoay
chiều thì khối tinh thể điện môi sẽ bị nén, dãn liên tục và
dao động theo tần số của hiệu điện thế xoay chiều.
Tính chất này áp dụng để tạo ra những nguồn phát
siêu âm.
88
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 3.9. Hiệu ứng áp điện nghịch

CHƯƠNG IV.
TỪ TRƯỜNG KHÔNG ĐỔI

Từ trường là môi trường vật chất tồn tại xung


quanh hạt điện tích chuyển động. Nó là môi trường
truyền tương tác từ. Dòng điện là dòng chuyển dời có
hướng của các điện tích, nên xung quanh dòng điện tồn
tại từ trường. Chương này tập trung nghiên cứu từ
trường của dòng điện và tương tác từ của các dòng
điện.
89
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1. Tương tác từ của dòng điện. Định luật Ampe


1.1. Tương tác từ
Thực nghiệm chứng tỏ có sự tương tác giữa nam
châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng
điện với dòng điện. Các tương tác này gọi là tương tác
từ.
Xét tương tác từ giữa dòng điện với dòng điện:
- Hai dòng điện song song cùng chiều thì hút nhau,
ngược chiều thì đẩy nhau.
- Hai ống dây mang điện cũng có thể hút nhau
hoặc đẩy nhau tuỳ thuộc vào hai đầu ống dây của chúng
cùng tên hay khác tên (đầu bắc hay nam).

Hình 4.1. Sự tương tác từ của hai dòng điện thẳng và


của hai ống dây

90
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1.2. Định luật Ampe


Định luật Ampe là định luật tương tác giữu hai phần
tử dòng điện. Xét hai dây dẫn độ dài lo, l mang dòng

điện Io, I. Trên hai dòng điện lấy hai phần tử I o dlo và

Idl (có phương, chiều là phương và chiều của dòng
điện).
    
- M  I o dlo ; r = OM ;  = ( Idl , r ) .
 
- mf ( Idl , M ) = ( P) , n vectơ pháp tuyến của mặt
phẳng (P).
 
-  o = ( I o dlo , n ) .

Định luật: Từ lực do phần tử dòng điện Idl tác

dụng lên phần tử dòng điện I o dlo cùng đặt trong chân

không là một vectơ dFo có:

- Phương vuông góc mặt phẳng chứa phần tử I o dlo

và pháp tuyến n .
  
- Chiều sao cho ba vectơ dlo , n và dFo theo thứ tự
đó hợp thành một tam diện thuận.
Idl sin .I o dlo sin o
- Độ lớn: dFo = k. (4.1)
r2
Trong đó, k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc hệ đơn vị mà ta
dùng, trong hệ SI hệ số này xác định thông qua công
91
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

o
thức: k = (4.2) với o = 4 .10−7 H / m là hằng số sắt
4
từ. Biểu thức (4.1) khi đó có thể viết dưới dạng:
o Idl sin .I o dlo sin o
dFo = . (4.2)
4 r2
Biều thức vectơ của định luật Ampe:
  
 o I o dlo  ( Idl  r )
dFo = . (4.3)
4 r3
Trường hợp hai dòng điện đặt trong một môi trường
đồng chất, lực từ tăng lên  lần so với lực từ khi hai
dòng điện đặt trong chân không:
 
  o  I o dlo  ( Idl  r )
dF = . (4.4)
4 r3

Với hằng số  là độ từ thẩm của môi trường.


Ví dụ: Với môi trường chân không có  ck = 1, môi
trường không khí có  kk  1.

92
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

θ0

M I0, 0
r
0 dF0
θ
I,

Hình 4.2. Tương tác giữa hai phân tử dòng điện

2. Từ trường và các đại lượng đặc trưng cho từ


trường
2.1. Khái niệm từ trường
Môi trường vật chất tồn tại trong không gian xung
quanh dòng điện gọi là từ trường, nếu đặt một dòng điện
khác trong không gian có từ trường thì dòng điện này bị
một từ lực tác dụng. Chính thông qua từ trường mà lực
được tuyền đi từ dòng điện này tới dòng điện khác.
Tương tác từ được truyền đi với vận tốc hữu hạn bằng
vận tốc ánh sáng. Như vậy dòng điện làm cho tính chất
của không gian xung quanh nó biến đổi.

93
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.2. Những đại lượng đặc trưng cho từ trường


2.2.1. Vectơ cảm ứng từ
Đặc trưng cho từ trường về mặt định lượng, đưa
ra một đại lượng vật lí là vectơ cảm ứng từ. Vectơ cảm
ứng từ được định nghĩa tương tự như vectơ cường độ
điện trường.
Từ công thức (4.4) có:
 
  o  I o dlo  ( Idl  r )
dF = .
4 r3

 o  Idl  r
→ dB = . (4.5)
4 r3
 
Vectơ dB chỉ phụ thuộc vào phần tử dòng điện Idl
sinh ra từ trường và vào vị trí của điểm M tại đó đặt

phần tử dòng điện I o dlo (qua khoảng cách r) mà không
phụ thuộc vào phần tử dòng điện chịu tác dụng của từ

trường I o dlo và được gọi là vectơ cảm ứng từ do phần tử

dòng điện Idl sinh ra tại điểm M.

94
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Hình 4.3. Vectơ B do một phần tử dòng điện gây ra tại một
điểm

Định luật Biô- Xava- Laplatx:Vectơ cảm ứng từ


 
dB do một phần tử dòng điện Idl gây ra tại điểm M,
cách phần tử một khoảng r là một vectơ có:
- Gốc tại điểm M.

- Phương vuông góc với mặt phẳng P( Idl , M).
  
- Chiều sao cho ba vectơ dl , r và dB hợp thành
một tam diện thuận (hoặc xác định bằng quy tắc vặn nút
chai: Quay cho nút chai tiến theo chiều dòng điện, thì

chiều quay của nút chai tại điểm M là chiều của dB ).
 o  Idl sin 
- Độ lớn: dB = . (4.5*)
4 r2
Vậy biểu thức véctơ cảm ứng từ được xác định như
sau:

95
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


  o  Idl  r
dB = .
4 r3
  
Từ (4.4) và (4.5) ta có: dF = I o dl o  dB (4.6)

Vectơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt


tác dụng lực, phụ thuộc vào nguồn sinh từ trường (dòng
điện) và môi trường đặt nguồn. Trong hệ SI, đơn vị của
cảm ứng từ là T (Tesla).

Trường hợp đặc biệt, từ trường có B ở mọi điểm
song song, cách đều nhau và có độ lớn bằng nhau, từ
trường như vậy gọi là từ trường đều.
2.2.2. Nguyên lí chồng chất từ trường

Xét từ trường gây ra tại một điểm, dB là vectơ cảm

ứng từ do một phần tử nhỏ trên dòng điện gây ra, B là
vectơ cảm ứng từ do cả dòng điện đó gây ra, khi đó có:
 
B=  dB
ca dong dien

Tương tự, từ trường do nhiều dòng điện gây ra, tại


một điểm:
    n 
B = B1 + B2 + ... + Bn =  Bi (4.7)
i =1

96
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Vectơ cảm ứng từ B tại một điểm do nhiều dòng
điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng
dòng điện gây ra tại điểm đó, (4.7) là biểu thức nguyên
lí chồng chất từ trường.
2.2.3. Vectơ cường độ từ trường

Từ (4.5), thấy rằng B phụ thuộc vào môi trường

thông qua độ từ thẩm của môi trường , nên B đi qua
mặt phân cách giữa hai môi trường tương ứng 1, 2 thì

B sẽ biến đổi đột ngột. Từ đó đưa ra đại lượng không
phụ thuộc vào môi trường gọi là vectơ cường độ từ

trường H .

Định nghĩa: Vectơ cường độ từ trường H tại một
điểm M trong từ trường là một vectơ bằng tỉ số giữa vectơ

cảm ứng từ B tại một điểm đó và tích o:

 B
H = (4.8)
 o

Vectơ cường độ điện trường H đặc trưng cho từ
trường về phương diện tác dụng lực, chỉ phụ thuộc vào
nguồn sinh từ trường (dòng điện) và không phụ thuộc
vào tính chất của môi trường trong đó đặt nguồn/dòng
điện. Trong hệ SI, đơn vị của H là A/m.

97
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

(chú ý: Định nghĩa trên chỉ áp dụng với môi trường


đồng chất và đẳng hướng)
2.3. Xác định vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ
từ trường của một số dòng điện đơn giản
2.3.1. Dòng điện thẳng


Hình 4.4. Vectơ B của dòng điện thẳng

98
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Xét một đoạn dây dẫn thẳng AB mang dòng điện I.


 
Xác định B và H do dòng điện gây ra tại M nằm ngoài
và cách dòng điện một khoảng h.
Xét một phân từ dòng điện dl, gây ra tại M một từ

trường có dB , theo Biô-Xava-Laplatx:
o  Idl sin
dB = .
4 r2

Theo nguyên lí chồng chất từ trường, B do đoạn
dòng điện AB gây ra tại M:
 
B =  dB
AB

 o dl sin 
Suy ra: B =  dB = I
AB
4 AB r 2

Tam giác vuông OHM:


l
= cot g
R
Rd R
dl = ; = sin 
sin 
2
r
R
r=
sin 

99
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2
 o I
4 R 
→B= . sin .d
1

 o .I
= .(cos1 − cos 2 )
4 R
Vậy ta có:
 o .I
B= .(cos1 − cos 2 )
4 R
I
H = .(cos1 − cos 2 )
4 R
Trường hợp AB dài vô hạn thì
1 = 0 và 2 = , khi đó có:
 o I I
B= và H =
2 R 2 R
Từ công thức trên suy ra được đơn vị dẫn xuất của
cường độ từ trường như sau:
1ampe
[H ] = = 1A / m
1met
A/m là cường độ từ trường sinh ra trong chân không
bởi một dòng điện có cường độ 1A, chạy qua một dây dẫn
thẳng dài vô hạn, tiết diện tròn, tại các điểm của một
đường tròn đồng trục với dây đó và có chu vi bằng 1m.
2.3.2. Dòng điện tròn
Cho dòng điện I chạy trong dây dẫn hình tròn bán
 
kính R. Xác định B và H do dòng điện gây ra tại M
100
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

nằm trên trục của dòng điện và cách tâm O của nó một
đoạn R.
Dòng điện tròn có thể chia thành vô số (n) các phần
tử mang dòng, mỗi phần tử mang dòng gây ra một từ

trường tại M có vectơ cảm ứng từ dBi (i=1-n) và có độ
lớn bằng nhau và bằng:
o  Idl sin 
dB = .
4 r2
o  Idl
Có  = /2, nên: dB = .
4 r 2

Chiếu dB trên trục của dòng điện, ta có:

o  Idl R o R Idl
dBn = dB. cos  = . . = .
4 r 2 r 4 r 3
Trong n các phần tử mang dòng, các phần tử phân
thành từng cặp, cặp các phần từ dòng điện này có chiều
dài bằng nhau và nằm đối xứng nhau qua O. Giả sử xét
 
cặp phần tử mang dòng dl1 và dl 2 .Vectơ cảm ứng từ do

từng cặp phần từ dòng điện sinh ra tai M lần lượt là dB1

và dB2 nằm đối xứng nhau và có độ lớn dB1 = dB2 =
dB. Vectơ cảm ứng từ của từng cặp phần tử mang dòng
tại M:
  
dBcap = dB1 + dB2
101
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
Vectơ dBcap nằm trên trục của dòng điện. Vì vậy B do
cả dòng điện tròn gây ra tại M cũng nằm trên trục của
dòng điện.
Cảm ứng từ do cả dòng điện tròn gây ra tại M:
 o IR  o IR
B=  dB
ca dong dien
n = 3  dl =
4r ca dong dien 4 r 3
.2R

 o I ( R 2 )  o IS
= =
2 r 3
2 ( R 2 + h 2 ) 3 / 2

 o IS   o IS
Vậy có: B = ; B=
2 ( R 2 + h 2 )3 / 2 2 ( R 2 + h 2 )3 / 2

Trong đó: S là diện tích giới hạn bởi dòng điện tròn, có

độ lớn / S / = S , chiều là chiều tiến của chiếc đinh ốc khi
quay đinh ốc theo chiều dòng điện chạy trong dây dẫn
tròn.

  o IS
Xét trường hợp M ≡ O, ta có: B =
2 R 3

 
Đưa ra đại luợng p m = I .S , gọi là vectơ mômen từ
của dòng điện tròn, đặc trưng cho tính chất của dòng
 
điện tròn, biết được pm có thể xác định được B của
dòng điện tròn tại một điểm trên trục của nó theo công
thức:

102
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


  o pm
B=
2 ( R 2 + h 2 )3 / 2

d B1 + d B1

d B1 d Bn d B2
β
M

r
h

R 0 d 2


Hình 4.5. Vectơ B gây ra
bởi dòng điện tròn tại một điểm nằm trên trục của nó

2.3.3. Hạt tích điện chuyển động



Hạt mang điện q chuyển động với vận tốc v , xác

định B q gây ra tại một điểm M cách điện tích một
khoảng r.

Xét một phần từ dòng Idl gây ra dB tại một điểm
M:
103
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


  o  Idl  r
dB = .
4 r3

Vectơ dB chính là do các hạt điện chuyển động có
hướng trong phần từ dòng điện ấy gây ra. Sn là tiết diện
vuông góc của phần tử dòng điện, no là mật độ các hạt
điện. Có số hạt điện chứa trong phần tử đó:
dn = no.dV = noSndl.
Gọi mật độ dòng điện là j, ta có cường độ dòng
điện: I = jSn = no/q/vSn

Khi đó B q do một hạt điện chuyển động gây ra:
    
 dB  o Idl  r 1  o no / q / vS n .dl  r 1
Bq = = . . = . .
dn 4 .r 3
dn 4 .r 3
no S n dl
   
  o dl  r  o qv  r
→ Bq = .qv. = . 3
4 dl.r 3 4 r
 
  o qv  r
Vậy ta có: Bq = . 3
4 r
Vectơ cảm ứng từ do một hạt điện chuyển động với
 
vận tốc v gây ra tại một điểm m trong không gian B q có:
- Điểm đặt tại M.

- Phương vuông góc với mặt phẳng chứa ( v , M).

104
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

  
- Chiều sao cho qv , r và B q theo thứ tự này tạo
thành một tam diện thuận.
 o / q / v sin   
- Độ lớn: Bq = . ;  = (r , v )
4 r 2

Nhận xét:
- Hạt mang điện q chuyển động tương đương

với một phần tử dòng điện Idl sao cho:
 
Idl = qv .

- Xác định chiều của B q do hạt điện gây ra vẫn
có thể áp dụng quy tắc vặn nút chai đối với
phần tử dòng điện tương đương của hạt điện.

105
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Hình 4.6. Vectơ B gây bởi hạt điện tích chuyển động

106
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

107
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Hình 4.7. Vectơ B gây bởi hạt điện tích + (a) và hạt
điện tích – (b) chuyển động

3. Từ thông. Định lí ôtrôgratxki- Gaox (O - G)


3.1. Đường cảm ứng từ (đường sức từ trường)
Định nghĩa: Đường cảm ứng từ là đường cong vạch
ra trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm của
nó trùng với phương của vectơ cảm ứng từ tại những
điểm ấy, chiều của đường cảm ứng từ là chiều của vectơ
cảm ứng từ.
Quy ước vẽ số đường cảm ứng từ qua một đơn vị
diện tích nằm vuông góc với phương của từ trường tỉ
lệ với độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại nơi đặt diện
tích đó. Do đó số đường sức qua diện tích dS tỉ lệ với
BdS.
Tập hợp các đường cảm ứng từ hợp thành từ phổ.
Trên hình vẽ là hình dạng từ phổ của của dòng điện
thẳng, dòng điện tròn, ống dây điện.
Nghiên cứu từ phổ của từ trường các dòng điện thấy
rằng các đường cảm ứng từ là các đường cong khép kín.
Từ trường có các đường sức khép kín nên ta nói từ
trường là một trường xoáy , hay nói từ trường có tính
chất xoáy.

108
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Tính chất xoáy của từ trường chính là tính khép kín


của các đường cảm ứng từ.

Hình 4.8. Từ phổ của dòng điện thẳng (a), dòng điện tròn (b)
và ống dây điện (c)

3.2. Từ thông
Đặt điện tích S trong từ trường, xét một diện tích dS
nhỏ trong S, sao cho vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm của
diện tích dS có thể coi là bằng nhau.
Định nghĩa: Từ thông gửi qua diện tích dS là đại
lượng về giá trị bằng:

109
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
d m = BdS (4.9)

Hình 4.9. Từ thông gửi qua một phần tử diện tích


Trong đó B là vectơ cảm ứng từ tại một điểm bất kì

trên diện tích ấy, dS là một vectơ nằm theo phương của

pháp tuyến n với diện tích đang xét, có chiều là chiều
dương của pháp tuyến đó, và có độ lớn bằng chính độ lớn

của diện tích đó ( dS còn được gọi là vectơ diện tích).
Từ (4.9), ta có:
d m = BdS cos = Bn dS = BdSn (4.10)

Số đường cảm ứng từ qua dSn (vuông góc với từ


trường)  BdSn. Theo giả thiết dS nhỏ nên có số đường
cảm ứng từ qua dSn bằng số đường cảm ứng từ qua dS

110
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

và vì vậy từ thông d m qua diện tích dS về trị tuyệt đối


cũng tỉ lệ với số đường cảm ứng từ qua diện tích đó.
Từ thông qua diện tích S có kích thước lớn:
 
 m =  BdS (4.11)
(S )

S là phẳng, đặt vuông góc trong từ trường đều:


 
 m =  BdS =  BdS = B  dS = B.S (4.12)
(S ) (S ) (S )

Từ (4.12) suy ra được đơn vị dẫn suất của đại lượng


cảm ứng từ:

B  =    = 1.Wb2 = 1Wb / m 2 = 1T (Tesla)


S  1m

Tesla là cảm ứng từ của một từ thông đều 1 vêbe


xuyên vuông góc qua một mặt phẳng diện tích 1 m2.
3.3. Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox đối với từ trường
Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox được tìm ra để tính từ
thông gửi qua một mặt kín S bất kì.
Dựa vào tính chất xoáy của từ trường, ta tính được
từ thông gửi qua một mặt kín S bất kì. Theo quy ước,
với mặt kín, chọn chiều dương của pháp tuyến là chiều
hướng ra phía ngoài mặt đó.

111
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Theo quy ước trên thì từ thông ứng với đường cảm
ứng từ đi vào mặt kín có giá trị âm:
  90o → d m = BdS cos  0

Từ thông ứng với đường cảm ứng từ đi ra khỏi mặt


kín là dương:
  90o → d m = BdS cos  0

Do các đường cảm ứng từ khép kín nên số đường


cảm ứng từ đi vào bằng số đường cảm ứng từ đi ra khỏi
mặt kín nên từ thông toàn phần gửi qua một mặt kín bất
kì bằng không.
Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox: Từ thông oàn phần
gửi qua một mặt kín bất kì bằng không.
 
Biểu thức đinh lượng của định lí:  B.dS = 0 (4.13)
(S )

112
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 4.10. Từ thông gửi qua mặt kín S

Định li Ô-G nói lên tính chất xoáy của từ trường


và (4.13) là một trong những công thức cơ bản của điện
từ học.
Theo công thức giải tích chứng minh được:
  
 B
(S )
.dS =  .dV (4.14) ; V là thể tích giới hạn
div
(V )
B

bởi mặt kín S.


Theo (4.13) suy ra được:
 
 divB.dV = 0 → divB = 0 (4.15)
(V )

Biểu thức (4.15) là dạng vi phân của Định lí Ô-G.

113
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

4. Lưu số của vectơ cường độ từ trường. Định lí


về dòng điện toàn phần
4.1. Lưu số của vectơ cường độ từ trường
Một đường cong kín (C) đặt trong một từ trường bất
kì. Xét một đoạn vô cùng nhỏ trên (C) là dl, tương ứng
 
với vectơ chuyển dời dl và H là vectơ cường độ điện
trường trên đoạn đó.
Định nghĩa: Lưu số của vectơ cường độ từ trường
dọc theo đường cong kín (C) là đại lượng về giá trị bằng
 
tích phân của H .dl dọc theo toàn bộ đường cong đó:
   
 H .dl =  H .dl.cos(H , dl ) (4.16)
(C ) (C )

Hình 4.11. Để định nghĩa lưu số của vectơ cường độ từ


trường

114
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

r
M

K H (c)

P +

Hình 4.12. Để chứng minh định lí về dòng điện toàn phần

4.2. Định lí Ampe về dòng điện toàn phần


Định lí cho biết giá trị của lưu số của vectơ cường
độ từ trường dọc theo một đường cong kín (C) bất kì.
4.2.1. Tính lưu số của vectơ cường độ từ trườngdọc
theo đường cong kín đặt trong từ trường gây bởi một
dòng điện thẳng dài vô hạn.
Biết cường độ từ trường tại một điểm của từ trường
gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn có công thức:
I
H =
2r
Đường cong kín (C) đặt trong từ trường này, chọn
một chiều dương cho đường cong (C) làm chiều dịch
115
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


chuyển. Chọn một phần tử dl trên (C) có dl hướng theo
chiều dương của (C).


Hình 4.13. Để tính lưu số của vectơ E dọc theo đường cong
kín không bao quanh dòng điện

Khi đó lưu số của vectơ cường độ điện trường dọc


theo (C) dược định nghĩa:
 
    I dl cos( H , dl )
 H .dl = (C)H .dl.cos( H , dl ) = 2 (C)
(C )
r
 
dl cos( H , dl )  MK  rd ; d là góc ứng với vectơ dịch

chuyển dl
  I
→  H .dl =
2 (C )
d (4.17)
(C )

Trường hợp đường cong (C) bao quanh dòng điện I


ta có:  d = 2
(C )

116
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
(4.17) ta có:  .dl = I (4.18)
H
(C )

- I > 0 nếu dòng điện có chiều dương (trùng với chiều


dịch chuyển trên đường cong).
- I < 0 nếu dòng điện có chiều âm (ngược chiều dịch
chuyển trên đường cong).
Trường hợp đường cong (C) không bao quanh dòng
điện I, dòng điện giao với mặt phẳng chứa đường cong
(C) tại O.
Từ O kẻ hai tiếp tuyến với (C) tại hai điểm (1) và
(2) chia (C) thành hai đường cong (1a2) và (2b1).
 d = 
(C ) (1a 2 )
d +  d =  + (− ) = 0
( 2b1)
 
→  .dl = 0 (4.19)
H
(C )

Trong trường hợp gây bởi nhiều dòng điện Ii:


n
I =  Ii
i =1

Công thức (4.18) và (4.19) đúng cho mọi từ trường


gây bởi một dòng điện có hình dạng bất kì và đường
cong kín (C) có hình dạng bất kì.

4.2.2. Định lí về dòng điện toàn phần - Định lí


Ampe
Lưu số của vectơ cường độ từ trường dọc theo một
đường cong kín (C) bất kì bằng tổng đại số cường độ
117
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

của các dòng điện xuyên qua diện tích giới hạn bởi
đường cong đó.
  n
 .dl =  I i (4.20)
H
(C ) i =1

Trong đó Ii > 0 nếu dòng điện thứ i nhận chiều dịch


chuyển trên đường cong (C) làm chiều quay thuận xung
quanh nó; Ii < 0 nếu dòng điện thứ i nhận chiều dịch
chuyển trên đường cong (C) làm chiều quay nghịch
xung quanh nó.
Xét một số trường hợp như trên hình vẽ:

I1
I2

I3
I4

Hình 4.14

118
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 4.15

Trường hợp (H.4.13):


  n
 .dl =  I i = I1 + I 2 − I 4
H
(C ) i =1

Trường hợp (Hình 4.14a):


 
 .dl = 2I
H
(C )

Trường hợp (Hình 4.14b):


 
 .dl = 0
H
(C )

Chú ý:
- Khi tính lưu số của H theo một đường cong nào
đó, ta không quan tâm tới các dòng điện không đi xuyên
qua diện tích giới hạn bởi đường cong đó.

119
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Trường hợp đường cong (C) bao nhiều vòng


quanh dòng điện , ta phải chú ý đến dấu của cường độ
dòng điện đối với mỗi vòng dịch chuyển (Hình 4.14).
Nhận xét:
 
- Điện trường là một trường thế: A =  Edl = 0

-Từ trường có:


 
 H .dl  0 hay = 0
(C )

Nên từ trường không phải là trường thế mà là một


trường xoáy, đây chính là ý nghĩa của định lí Ampe.

4.3. Ứng dụng


4.3.1. Ứng dụng 1: Tính cường độ từ trường tại một
điểm ở bên trong một cuộn dây hình xuyến
Một cuộn dây hình xuyến có n vòng mang dòng
điện I, bán kính vòng trong và ngoài của cuộn dây là R1,
R2.
Tính H tại những điểm thuộc đường tròn (C) bán
kính R, R1 < R < R2, vì lí do đối xứng mà H có giá trị
như nhau tại mọi điểm trên (C).
 
 .dl =  H .dl = H  dl = H .2R
H
(C ) (C ) (C )
 
Theo định lí Ampe:  .dl = nI
H
(C )

120
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

nI
Khi đó: H .2R = nI → H = (4.21)
2R
nI
→ B = o H = o . (4.22)
2R

(c)

Hình 4.16. Ống dây hình xuyến

4.3.2. Ứng dụng 2: Tính cường độ từ trường tại một


điểm bên trong một ống dây điện thẳng dài vô hạn
Ống dây thẳng nên có thể coi R1 = R2 =  và H tại
mọi điểm bên trong ống đều bằng nhau và về mặt hình
thức có thể tính theo (4.21):
nI n
H= ; Trong đó = n0 là tồng số vòng
2R 2R
dây/chiều dài của ống no (số vòng dây trên một đơn vị
chiều dài- mật độ vòng dây của ống dây dài vô hạn).

121
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Vậy có công thức tính H, B trong ống dây dài vô


hạn: H = no I ; B =  o  no I (4.22)
Trong thực tế ống dây có chiều dài lơn hơn 10 lần
đường kính của nó đều có thể coi là ống dây dài vô

Hình 4.17. Ống dây thẳng dài vô hạn

4.4. Mạch từ
Mạch từ là một tập hợp các vật hoặc các miền
không gian trong đó tập trung từ trường, ngoài vật hay
ngoài miền đó thì từ trường có cường độ không đáng kể.
Ví dụ: Mạch từ trong các máy điện (máy phát điện,
động cơ điện... )
4.4.1. Xét mạch từ không phân nhánh

(c)

122
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 4.18. Mạch từ không phân nhánh

Áp dụng định lí Ampe đối với đường cong trung


bình (C) của mạch, ta có:
 
 .dl =  H .dl = Hl = nI
H
(C ) (C )

n là số vòng dây xuyên qua diện tích của (C); I là


cường độ dòng điện qua các vòng dây.
Coi mạch từ là đồng nhất và có tiết diện không đổi
m
nên H = const (do H = ) tại mọi điểm trong mạch
 o S
nI   nI
nên có: H = →B = o (4.23)
l l
Từ thông gửi qua tiết diện của mạch:
  nIS nI
 m = B.S = o =
l 1 l
o  S
Đặt:  m = nI , gọi là suất từ động của mạch
1 l
từ; Rm = , gọi là từ trở của mạch từ.
o  S
m
Khi đó ta có:  m = (4.24) .
Rm
4.4.2. Định luật Ôm đối với mạch từ

123
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Định luật Ôm: Từ thông gửi qua một tiết diện bất
kì của một mạch từ kín không phân nhánh bằng suất từ
động của mạch chia cho từ trở toàn phần của mạch đó:

 m = m (4.24)
Rm
Công thức (4.24) là công thức biểu diễn định luật
Ôm đối với mạch từ, gọi là công thức Hốpkinxơn.
Mạch từ gồm nhiều đoạn có từ trở Rm1, Rm2, ..., Rmn
, khi đó từ trở toàn mạch:
n
Rm =  Rmi (4.25)
i =1

Mạch từ có nhiều nhánh rẽ mắc song song với nhau,


từ trở của toàn phần:
n
1 1
= (4.26)
Rm i =1 Rmi
5. Tác dụng của từ trường lên dòng điện
5.1. Tác dụng của từ trường lên một phần tử dòng
điện- Lực Ampe

Xét một phần tử dòng điện Idl đặt trong từ trường,

tại điểm M có vectơ cảm ứng từ dB sẽ chịu một lực từ
tác dụng, theo định lí Ampe:
  
dF = Idl  dB (4.27)

Từ lực dF trên gọi là lực Ampe, lực Ampe có đặc
điểm sau:
124
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 
- Phương vuông góc với mặt phẳng chứa ( Idl ; dB ).
  
- Chiều sao cho dl , dB , dF theo thứ tự này hợp
thành một tam diện thuận.
Có thể xác định chiều của lực Ampe bằng quy tắc
bàn tay trái sau: Đặt bàn tay trái theo phương của dòng
điện sao cho dòng điện đi từ cổ tay đến ngón tay và để
từ trường xuyên vào lòng bàn tay, khi đó chiều của ngón
tay cái choãi ra là chiều của lực từ.
- Độ lớn:
  
/ dF / = I .dl.dB.sin  (4.28) ;  = ( Idl ; dB )
5.2. Tác dụng tương hỗ giữa hai dòng điện thẳng
song song dài vô hạn
Hai dòng điện I1, I2 đặt cách nhau một khoảng d.

Theo định luật Biô-Xava- Laplatx, vectơ cảm ứng từ B1
do I1 gây ra tại điểm M bất kì trên I2:
 .I
- Độ lớn: B1 = o 1 .
2d

- Phương: B1 vuông góc với mặt phẳng chứa (I1,
I2).
- Chiều xác định theo qui tắc vặn nút chai.

Dưới tác dụng của B1 , một đoạn l của dòng điện I2
sẽ chịu một lực từ tác dụng:
    I I l
F2 = I 2 .l  B1 → F2 = I 2 .l.B1 = o 1 2
2d
125
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Lập luận tương tự ta cũng có lực từ tác dụng lên


dòng I1 do dòng điện I2 gây ra theo công thức trên :
 I I l
F = o 1 2 (4.29)
2d
(4.29) là công thức xác định lực tác dụng giữa hai
dòng điện song song dài vô hạn.
Xác định chiều của lực từ trên theo qui tắc bàn tay
trái:
- Hai dòng điện cùng chiều hút nhau.
- Hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau
Từ (4.29), đưa ra định nghĩa về đơn vị Ampe (A)
(đây là đơn vị cơ bản thứ tư, đứng sau 3 đơn vị khác là
mét (m), kilôgam (kg), giây (s)):
Ampe là cường độ của dòng điện không đổi theo
thời gian, khi chạy qua hai dây dẫn thẳng, song song,
dài vô hạn, có tiết diện nhỏ không đáng kể, đặt trong
chân không cách nhau 1 mét, thì gây trên mỗi mét chiều
dài của mỗi dây dẫn một lực bằng 2.10-7N.

126
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 4.19. Tác dụng tương hỗ giữa hai dây dẫn thẳng dài vô
hạn đặt song song mang dòng điện cùng dấu (a), trái dấu (b)

5.3. Tác dụng của từ trường đều lên một mạch


điện kín
Xét một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua, hình
chữ nhật ABCD cạnh a, b có thể quay xung quanh một

trục thẳng đứng , đặt trong từ trường đều B .
 
Ở thời điểm ban đầu có ( pm ; B) =  , lực từ tác dụng
lên cạnh ngang BC và DA hướng lên trên nên có tác
dụng làm kéo giãn khung, chúng bị phản lực của khung
triệt tiêu, lực từ tác dụng lên AB, CD vuông góc với các
cạnh này, có độ lớn bằng nhau F = F' = IaB và có chiều

ngược nhau. Nên F và tạo thành một ngẫu lực làm
127
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

khung quay xung quanh trục  cho đến khi mặt khung
  
vuông góc với B , khi đó p m // B .
Mômen ngẫu lực đối với trục  là:
 = F.d ; d là khoảng cách giữa hai lực.
Biết d = bsin nên:
→  = Fb.sin  = I aB.b sin 
= ISB sin  = pm B sin 
Vậy có:  = pm B sin  (4.30)
     
Do  ⊥mf ( p m ; B) →  = p m  B (4.31)
Gọi công của ngẫu lực làm khung quay một góc d
là dA.
Ngẫu lực sinh công phát động dA > 0 thì nó làm
cho góc lệch  giảm nên d < 0, còn khi ta quay
khung để góc lệch  tăng thì d > 0 thì khi đó ngẫu
lực sinh công cản dA < 0. Vì vậy công của ngẫu lực
có thể tính như sau:
dA = − d = − pm B sin  d (4.32)
Từ (4.31) và (4.32), có công của ngẫu lực đưa
khung từ vị trí ứng với góc lệch  về vị trí cân bằng ứng
với  = 0 là A:
0
A =  − p m B sin  d = p m B cos  = p m B(1 − cos  )
0

A = pm B(1 − cos ) (4.33)


128
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 4.20: Để xác định tác dụng của từ trường đều lên
khung dây mang điện

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng


thì công A bằng độ giảm năng lượng Wm của khung dây
điện trong từ trường:
Wm ( ) − Wm (0) = A
 Wm ( ) − Wm (0) = p m B(1 − cos  ) = p m B cos 0 − p m B cos 
→ Wm ( ) − Wm (0) = (− p m B cos  ) − (− p m B cos 0) (4.34)

129
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Từ (4.34) ta có biểu thức của năng lượng khung dây


điện trong từ trường:
Wm = − p m B cos  (4.35)
 
→ Wm = − p m .B (4.36)
Chú ý: Các kết quả trên vẫn đúng với một mạch
điện kín có hình dạng bất kì.

5.4. Công của lực từ


Dòng điện đặt trong từ trường sẽ chịu một lực từ tác
dụng, nếu khi đó dòng điện chuyển động được trong từ
trường thì ta nói rằng từ lực đã sinh công.

Hình 4.21. Để xác định công của ngẫu lực

Để tính công, xét một thanh dẫn điện độ dài l có thể


trượt dọc trên hai dây dẫn mang dòng điện song song của
một mạch điện, khi đó thanh l có dòng điện chạy qua.
130
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Mạch điện trên đặt trong từ trường đều B , xuất hiện
lực Ampe tác dụng lên thanh l làm thanh trượt dọc trên
hai dây dẫn: F = Il.B
Công của lực Ampe làm thanh dịch chuyển một
đoạn nhỏ ds:
dA = F.ds = IlBds = IBdS = Idm → dA = Idm
dS = l.ds là diện tích quét bởi dòng điện l khi nó
dịch chuyển.
Công của lực từ làm thanh dịch chuyển một đoạn
hữu hạn từ vị trí (1) đến vị trí (2) là A:
2 2
A =  I .d m = I  d m = I . m (4.37)
1 1

. m là độ biến thiên từ thông qua phần diện tích


bị quét.
Vậy ta có A = I .m = I (m 2 − m1 ) (4.38)
 m1 ,  m 2 lần lượt là từ thông gửi qua diện tích lúc
đầu và sau của mạch điện.
Công của lực từ trong sự dịch chuyển một mạch
điện bất kì trong từ trường bằng tích giữa cường độ
dòng điện trong mạch và độ biến thiên của từ thông qua
diện tích của mạch đó.
Cũng chứng minh được rằng các công thức trên
đúng cho một mạch điện bất kì dịch chuyển trong một từ
trường bất kì.

131
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

6. Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường


6.1. Tác dụng của từ trường lên hạt tích điện
chuyển động. Lực Loren
Lực Loren: Hạt mang điện tích q chuyển động với
 
v trong một từ trường B , hạt chuyển động tương đương
  
với một phần tử dòng điện Idl , Idl = qv .
Lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động:
     
FL = F = I .dl  B = qv  B (4.39)

FL gọi là lực Loren, có các đặc điểm sau:
 
- Phương vuông góc với mặt phẳng chứa (v , B) .
  
- Chiều sao cho qv , B , FL hợp thành một tam diện
thuận.
 
- Độ lớn: FL = /q/.vBsin ,  = (v , B) (4.40).

Nhận xét, từ (4.39) nhận thấy:


 
- Do FL ⊥ v nên lực Loren không sinh công trong
quá trình hạt điện chuyển động.
- A = Wđ = 0 nên động năng của hạt không thay đổi.

- Wđ = const nên v = const, vậy vận tốc của hạt v
chỉ thay đối về hướng
Vậy hạt chỉ chuyển động cong dưới tác dụng của

lực Loren, FL đóng vai trò là lực hướng tâm.

132
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

6.2. Chuyển động của hạt tích điện trong từ


trường đều
Cho hạt khối lượng m mang điện tích q chuyển
 
động với v trong một từ trường đều B .

Chọn hệ trục oxyz sao cho B // Oz , khi đó toạ độ của

hạt điện r = ( x, y, z ) và
 
B = (0,0, B) ; v = (v x , v y , v z )
   
Từ công thức FL = qv  B → FL (qBv y ,− qBvx ,0) .

v thay đổi về hướng, v = const, nên ta có:

v x = v cos  ;  = (v , Ox) biến đổi

v y = v sin 
v x = const ( 0)
dv x d dv y d
→ = −v sin  . ; = v cos  . (*)
dt dt dt dt
Phương trình mô tả chuyển động của hạt điện trong
 
Oxyz: FL = ma (4.41)

 dv  dvx dv y dvz 
a= = , , 
dt  dt dt dt 
(4.41) viết được dưới dạng:

133
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

dvx dv qB
m = qBv y  x =  v y =  v sin  ;  =
dt dt m

dv y dv y
m = −qBv x  = − v x = − v cos  (**)
dt dt
dv
m z = 0 → v z = const ; Như vậy hạt điện chuyển
dt
động trên một mặt phẳng vuông góc với Oz.
Nếu chọn tại t = 0: voz = 0 → v = voz = const = 0,
nên hạt điện chuyển động trên mặt phẳng Oxy.
Từ (*) và (**):
d d
− v sin  . =  v sin  ; v cos  . = − v cos 
dt dt
d
→ = − → −  o = − t →  = − t +  o
dt
Trong đó  o là giá trị của  tại thời điểm t = 0.
Vậy ta có:
v x = v cos( − t +  o )
v y = v sin(− t +  o )
Giả sử khi t = 0: vox = 0; voy = 0 nên  o = 0 . Vậy:
dx v
- = v x = v cos  t → x = sin  t + xo
dt 

134
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

dy v
= v y = −v sin  t → y = cos  t + y o
dt 
Chọn xo = yo = 0, ta có:
v v
x = sin  t ; y = cos  t (***)
 
v2
Từ (***): x + y =
2 2
= R 2 (4.42)
 2

Chuyển động của hạt điện trong từ trường đều là



đường tròn trong mặt một mặt phẳng (P) ⊥ B , tâm O =
 v
B  (P) , bán kính R = ,  là vận tốc góc của chuyển

động tròn.
2 2m
Chu kì của chuyển động tròn là: T = = .
 qB

135
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG V.
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Bất kì dòng điện nào cũng gây ra xung quanh nó


một từ trường. Vậy ngược lại, từ trường có thể sinh ra
dòng điện hay không? Năm 1831, nhà vật lí học
Faraday bằng thực nghiệm ông đã trả lời được câu hỏi
trên, từ trường biến đổi có thể sinh ra dòng điện, hiện
tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện
sinh ra gọi là dòng điện cảm ứng.

1. Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ


1.1. Thí nghiệm Farađây về hiện tượng cảm ứng
điện từ
Thí nghiệm gồm một ống dây dẫn điện mắc nối tiếp
với một điện kế G tạo thành một mạch kín, một thanh
nam châm thẳng BN.
Đưa thanh nam châm lại gần ống dây thấy trong
ống dây xuất hiện dòng điện. Sau đó rút thanh nam
châm ra xa ống dây, trong ống dây cũng xuất hiện dòng
điện có chiều ngược lại.
Dịch chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường
độ dòng điện xuất hiện trong ống dây càng lớn.
Đang dịch chuyển thanh nam châm, giữ thanh đứng
lại thì dòng điện trong ống mất ngay.

136
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Thay thanh nam châm BN bằng ống dây có dòng


điện, tiến hành thí nghiệm như trên ta thu được kết quả
tương tự.

(tăng) (giảm)

Hình 5.1. Thí nghiệm Farađây

Kết luận:
- Sự biến thiên của từ thông qua mạch kín là
nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín
đó.

137
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ
thông gửi qua mạch biến đổi.
- Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ với tốc độ biến
đổi của từ thông và chiều của nó phụ thuộc vào từ thông
gửi qua mạch tăng hay giảm.
Hiện tượng từ thông biến thiên qua một mạch điện
kín làm xuất hiện trong mạch một dòng điện gọi là hiện
tượng cảm ứng điện từ, dòng điện xuất hiện trong mạch
được gọi là dòng điện cảm ứng.

1.2. Định luật Lenx


Nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ, Lenx đã
tìm ra định luật tổng quát về chiều của dòng điện cảm
ứng gọi là định luật Lenx.
Định luật Lenx: Dòng điện cảm ứng phải có chiều
sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại
nguyên nhân sinh ra nó.
Vận dụng định luật Lenx xác định chiều của dòng
cảm ứng trong thí nghiệm Farađây.

1.3. Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng


điện từ
Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng, chứng tỏ trong
mạch có một suất điện động, được gọi là suất điện động
cảm ứng.

138
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Một vòng dây dẫn kín (C) dịch chuyển trong từ


trường làm cho từ thông gửi qua vòng dây thay đổi.
Trong thời gian dt, từ thông gửi qua vòng dây thay
đổi một lượng dm và cường độ dòng điện cảm ứng xuất
hiện trong vòng dây Ic. Công của từ lực tác dụng lên
dòng cảm ứng: dA=Ic.dm
Theo định luật Lenx, từ lực tác dụng lên dòng điện
cảm ứng phải ngăn cản sự dịch chuyển của vòng dây vì
sự dịch chuyển này là nguyên nhân sinh ra dòng điện
cảm ứng và công dA của từ lực là công cản, vì vậy mà
công để thực hiện dịch chuyển vòng dây:
dA' = -dA = -Icdm
Theo định luật bảo toàn và chuyển hóc năng lượng,
dA' chuyển hoá thành năng lượng điện:
dA' = cIcdt  -Icdm = cIcdt
d m
→ c = − (5.1)
dt
(5.1) là biểu thức của suất điện động cảm ứng. Suất
điện động cảm ứng luôn luôn bằng về trị số, nhưng trái
dấu với độ biến thiên của từ thông gửi qua diện tích của
mạch điện.
Có thể áp dụng (5.1) để xác định chiều của dòng

điện cảm ứng. Với n là pháp tuyến của diện tích giới
hạn của mạch điện, chọn một chiều dương trên mạch là

chiều quay thuận xung quanh n .
139
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Khi đó c > 0, dòng điện cảm ứng có chiều trùng


chiều dương trên mạch; c < 0, dòng điện cảm ứng có
chiều ngược với chiều dương trên mạch.
Từ (5.1) đưa ra định nghĩa đơn vị Vêbe:
d 0 − m m
c = − m = − = →  m =  c .t
dt t t
t = 1s, c = 1V → m = 1V.1s = 1vêbe (Wb)
Vêbe (Wb) là từ thông gây ra trong một vòng dây
bao quanh nó một suất điện động cảm ứng 1V khi từ
thông đó giảm đều xuống không trong thời gian 1s.

1.4. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều


Khung dây dẫn gồm nhiều vòng quay trong một từ

trường đều B với vận tốc góc không đổi  nên từ thông
gửi qua mặt khung sẽ biến đổi tuần hoàn với cùng vận
tốc góc . Kết quả là trong khung xuất hiện một dòng
điện cảm ứng biến thiên tuần hoàn.
Phải tốn công để thực hiện làm quay khung trong
quá trình trên (để thắng được sự cản trở sự quay khung
của lực từ), kết quả là thu được điện năng của dòng điện
cảm ứng chạy trong khung.
Đưa dòng điện ra ngoài bằng cách nối hai đầu dây
của khung với hai hình trụ dẫn cách điện với nhau, hai
trụ dẫn này gắn với trục quay, rồi dùng hai chổi than tì

140
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

vào hai trụ dẫn để nối khung dây với mạch điện tiêu thụ
ngoài.
Tìm biểu thức của c:
 
Tại thời điểm t = 0 có (n, B) =  , sau thời gian t có
 
(n, B) =  t +  , khi đó từ thông gửi qua khung:
 m = nBS cos( t +  )
d
→ c = − = nBS sin( t +  )
dt
Vậy ta có:
 c =  c max sin( t +  ) (5.2) ; c max = nBS .

1.5. Dòng điện Fucô


1.5.1. Dòng điện Fucô

Hình 5.2. Dòng Fucô

Một khối vật dẫn đặt trong từ trường biến thiên thì
trong vật dẫn đó cũng xuất hiện những dòng điện cảm
141
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

ứng khép kín gọi là dòng điện Fucô. Cường độ dòng



điện Fucô được tính: I F = c , R là điện trở của vật dẫn.
R
I F   c  m nên từ trường biến đổi càng nhanh IF
càng mạnh.

1.5.2. Tác hại của dòng Fucô


Trong các máy biến thế, động cơ điện, máy phát
điện... lõi sắt của chúng xuất hiện dòng Fucô, theo hiệu
ứng Jun-Lenx năng lượng của các dòng Fucô bị chuyển
hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng, một phần năng
lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất máy.
Ví dụ: máy biến thế thay lõi sắt thành các lá kim
loại ghép sát để giảm dòng Fucô.
1.5.3. Lợi ích của dòng Fucô
Dưới đây là một số lợi ích của dòng Fucô:
Đệm từ trường: Đặt một vật dẫn trên một từ trường
tăng dần từ cao xuống thấp, khi vật rơi xuống bởi trọng
lực sẽ có từ thông qua nó tăng lên, tạo dòng Fucô phản
kháng lại sự rơi này. Nếu vật làm bằng chất siêu dẫn, có
điện trở bằng không, tạo ra dòng điện Fucô hoàn hảo
(hiệu ứng Meissner), sinh ra lực điện phản kháng đủ lớn
để có thể triệt tiêu hoàn toàn trọng lực đối kháng, cho
phép tạo ra đệm từ trường, nâng vật nằm cân bằng trên
không trung. Đệm từ có thể được ứng dụng để nâng tàu

142
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

cao tốc, giảm ma sát (do ma sát chỉ có giữa thân tàu và
không khí), tăng vận tốc chuyển động của tàu.
Luyện kim: Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò
điện cảm ứng, đặc biệt phù hợp với nấu chảy kim loại
trong chân không để tránh tác dụng hóa học của không
khí xung quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lò và
rút không khí bên trong ra. Xung quanh lò quấn dây
điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao chạy qua
cuộn dây đó. Dòng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ
trường biến đổi nhanh, làm xuất hiện dòng điện Fucô
mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ để nấu chảy kim
loại.
Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng): bếp từ sử dụng
trong nội trợ cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự.
Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề
mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại
nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn.
Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được
nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt
dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ
nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng
hơn. Tuy nhiên bếp có thể có các hiệu ứng cảm ứng điện
từ chưa được kiểm chứng đối với sức khỏe con người.
Đồng hồ đo điện: Trong một số loại đồng hồ đo
điện, người ta ứng dụng dòng điện Fucô để làm tắt
nhanh dao động của kim đồng hồ, tránh sai số. Người ta
143
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

gắn vào một đầu của kim một đĩa kim loại nhỏ (bằng
đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này trong từ trường của một
nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim loại
cũng bị chuyển động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi
làm xuất hiện trong đĩa những dòng điện Fucô. Theo
định luật Lenz, dòng điện Fucô tương tác với từ trường
của nam châm gây ra lực chống lại sự chuyển động của
đĩa. Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh chóng.

2. Hiện tượng tự cảm


2.1. Hiện tượng tự cảm
2.1.1. Thí nghiệm
Mạch điện trong thí nghiệm như hình 5.3, ban đầu
mạch đã được đóng kín chạy ổn định, kim điện kế (G)
chỉ ở vị trí a.
Khi ngắt mạch điện, kim (G) lệch về quá số 0 rồi
mới quay trở lại số 0.
Khi đóng mạch điện, kim (G) chạy vượt quá vị trí a
ban đầu rồi mới quay trở lại ổn định tại vị trí a.
Giải thích:
Trong thời gian vô cùng nhỏ của qúa trình đóng,
ngắt mạch điện thì trong ống dây có sự biến đối dòng
điện đột ngột (từ I = 0 đến Imax hay từ Imax đến I = 0) nên
từ trường do chính dòng điện chạy trong ống gửi qua
ống biến đổi nên trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm
ứng.
144
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Ngắt mạch: Theo Lenx dòng cảm ứng có chiều chạy


vào (G) từ B đến A làm kim (G) chạy quá vị trí 0.
Đóng mạch: theo Lenx dòng cảm ứng có chièu chạy
vào (G) từ A đến B làm kim (G) chạy vượt quá vị trí a.

a
A B

K
(a)

0
0 a
a

(b) (c)

Hình 5.3. Thí nghiệm về hiện tượng tự cảm

2.1.2. Hiện tượng cảm ứng điện từ


Khi thay đổi dòng điện trong mạch điện để từ thông
do chính dòng điện đó gửi qua diện tích của mạch thay
đổi, thì trong mạch cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng,
vì dòng điện này do sự cảm ứng của chính dòng điện
trong mạch sinh ra nên gọi là dòng điện tự cảm và hiện
tượng nói trên được gọi là hiện tượng tự cảm.

145
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Suất điện động trong hiện tượng tự cảm gọi là suất


điện động tự cảm  tc .

2.2. Suất điện động tự cảm


d m
Giá trị suất điện động tự cảm: tc = −
dt
Mặt khác  m  B  I nên ta có:  m = L.I
L là hệ số tỉ lệ, hệ số này phụ thuộc vào hình dạng,
kích thước của mạch điện và phụ thuộc vào tính chất của
môi trường đặt mạch.
d m d ( LI ) dI
→  tc = − = = −L
dt dt dt
dI
Vậy  tc = − L (5.3)
dt
(Dấu '-' do  tc luôn có tác dụng chống lại sự biến
đổi của cường độ dòng điện trong mạch là nguyên nhân
sinh ra nó).
Trong mạch điện đứng yên và không thay đổi hình
dạng, suất điện động tự cảm luôn luôn tỉ lệ thuận, nhưng
trái dấu với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong
mạch.

2.3. Độ tự cảm
m
Độ tự cảm được tính theo công thức: L = (5.4)
I

146
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Thấy rằng nếu I = 1 thì L = m, từ đó có định nghĩa


về độ tự cảm: Độ tự cảm của một mạch điện là đại
lượng vật lí về trị số bằng từ thông do chính dòng điện ở
trong mạch gửi qua diện tích của mạch, khi dòng điện
trong mạch có cường độ bằng một đơn vị.
Từ biểu thức (5.4) đưa ra đơn vị:
[ ] 1Wb
[ L] = m = = 1Wb / A = H
[I ] 1A
Henrry là độ tự cảm của một mạch kín khi dòng
điện 1A chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông
1Wb qua mạch đó.
Ngoài ra còn dùng mọt số đơn vị như mH, H:
1mH = 10-3H ; 1H = 10-6H
Ví dụ: Tính L của ống dây điện thẳng dài vô hạn
(ống dây có bán kính vòng dây R hay tiết diện S của ống
dây nhỏ hơn rất nhiều chiều dài ống).
n  
B = o  no I = o  I ;  m = n  B.dS = n  B.dS = nBS
l (S ) (S )

m n2S
L= = o 
I l

2.4. Hiệu ứng bề mặt


Ta đã nghiên cứa hiện tương tự cảm xảy ra trong
một mạch điện. Ngoài ra còn có hiện tượng tự cảm xảy

147
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

ra ngay trong lòng một dây dẫn có dòng điện biến đổi
chạy qua.
Khi cho dòng điện cao tần chạy qua một dây đẫn,
do hiện tượng tự cảm mà dòng điện ấy hầu như không
chạy ở trong lòng dây dẫn mà chỉ chạy ở mặt ngoài của
nó. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng bề mặt.
Giả sử dòng điện cao tần đi qua dây dẫn có chiều từ

dưới lên sinh ra từ trường B .
Xét một tiết diện S bất kì chứa trục đối xứng của
dây điện, từ thông gửi qua S thay đổi làm trong S xuất
hiện dòng tự cảm khép kín.
Trong 1/4T đầu: Dòng cao tần I tăng, m qua S
tăng, dòng tự cảm Itc có chiều như hình 5.4a, ở bề mặt
dây dẫn nó cùng chiều với dòng I làm cho dòng cao tần
ở đây tăng nhanh hơn, còn ở trong lòng dây dẫn Itc
ngược chiều với I làm cho phần dòng điện cao tần ở đây
yếu hơn.
Trong 1/4T sau: I giảm nên m qua S giảm dòng tự
cảm Itc có chiều như hình vẽ (b), ở bề mặt dây dẫn Itc
ngược chiều với dòng I làm cho dòng cao tần ở đây
giảm nhiều hơn, còn ở trong lòng dây dẫn Itc cùng chiều
với I làm cho phần dòng điện cao tần ở đây giảm ít hơn.
Tần số dòng điện càng cao thì dòng biến đổi càng
nhanh, tác dụng của dòng I trong dây càng mạnh dẫn
đến phần dòng điện trong ruột của dây càng giảm. Khi f

148
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

khá cao thì phần dòng điện trong ruột của dây hầu như
bị triệt tiêu, như vậy dòng điện chỉ chạy ở mặt ngoài của
dây dẫn.
Ứng dụng của hiệu ứng bề mặt trong việc tôi kim
loại ở lớp bề mặt

(c) (c)
I I

B B
S S

(a) (b)

j ngoài

j trong

3T/4
T/2
0
T/4 T
t

j cao tần nếu không


có hiện tượng tự
cảm

Hình 5.4. Hiệu ứng bề mặt


149
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Ví dụ: Nhiều chi tiết máy cần đạt yêu cầu bề mặt
phải thật cứng còn bên trong vẫn phải có độ dẻo thích
hợp để cho dòng điện cao tần chạy qua chi tiết mày này,
do hiệu ứng bề mặt mà dòng cao tần chỉ chạy ngoài mặt
chi tiết máy, I cao làm cho lớp bề mặt bị nung đỏ đến
mức cần thiết sau đó nhúng chi tiết vào nước vôi ta được
chi tiết với độ cứng lớp bề mặt như mong muốn mà bên
trong vẫn có độ dẻo xác định

3. Hiện tượng hỗ cảm


3.1. Hiện tương
Hai mạch điện kín (C1) và (C2) đặt cách nhau mang
dòng điện I1, I2. Nếu thay đối cường độ dòng điện trong
mạch đó thì từ thông do mỗi mạch sinh ra gửi qua diện
tích của mạch kia sẽ thay đổi theo kết quả là trong cả hai
mạch đều xuất hiện dòng cảm ứng. Hiện tượng trên gọi
là hiện tượng hỗ cảm.
Dòng điện cảm ứng đó gọi là dòng điện hỗ cảm.
Suất điện động gây ra dòng hỗ cảm gọi là suất điện động
hỗ cảm.

3.2. Suất điện động hỗ cảm


Suất điện động hỗ cảm cũng được tính theo công
thức:
d m
 hc = −
dt
150
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 hc là suất điện động hỗ cảm;  m là từ thông gửi qua


mạch điện (C1) hoặc (C2) đang xét.

I 1
I 2

(C1) (C2)

φ1
φ2

Hình 5.5. Hệ mạch điện cảm ứng

Gọi  m12 ,  m 21 lần lượt là từ thông do dòng I1 sinh


ra gửi qua (C2) và từ thông do dòng I2 sinh ra và gửi qua
(C1):
 m12 I1 →  m12 = M 12 I 1
 m 21  I2 →  m 21 = M 21 I 2
M12, M21 là các hằng số tỉ lệ, chứng minh được M12
= M21 = M, M gọi là độ hỗ cảm.
Ta có suất điện động hỗ cảm trong các mạch (C1),
(C2):
d m12 dI
 hc1 = − = −M 1
dt dt
151
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

d m 21 dI
 hc 2 = − = − M 2 (5.5)
dt dt
Từ (5.5) suy ra được đơn vị của độ hỗ cảm [M] =
[L] = [Henri] = [H].

3.3. Hệ mạch điện cảm ứng


Hai mạch điện (C1), (C2) mang dòng I1, I2 đặt gần
nhau, theo ct  m = LI ta có:
 m1 = L11 I1 + L12 I 2
 m 2 = L12 I1 + L22 I 2 (5.6)
Chứng minh được L12 = L21  độ hỗ cảm M, L11 > 0,
L22 > 0 là độ tự cảm của mạch (C1) và (C2)
Suất điện động cảm ứng trong từng mạch:
d m1 dI dI dI dI
1 = − = − L11 1 − L12 2 → 1 = − L11 1 − M 2
dt dt dt dt dt

d m 2 dI dI dI dI
2 = − = − L22 2 − L21 1 → 1 = − L22 2 − M 1 (5.7)
dt dt dt dt dt

Các công thức (5.6) và (5.7) có thể mở rộng ra cho


n mạch điện cảm ứng.

4. Năng lượng từ trường


4.1. Năng lượng từ trường của ống dây điện
Mạch điện như hình vẽ, trong mạch có dòng điện
không đổi I nên toàn bộ năng lượng do nguồn điện sinh
152
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

ra đều chuyển thành nhiệt, điều nay đúng khi trong mạch
có dòng điện không đổi. Nhưng không đúng trong quá
trình đóng hoặc ngắt mạch.
Khi đóng mạch: i tăng từ 0 đến I = Imax, trong quá
trình này dòng điện biến đổi nên trong mạch xuất hiện
dòng tự cảm itc ngược chiều với dòng điện chính io do
nguồn phát ra.
- Dòng toàn phần: i = io - itc < io
- Kết quả là chỉ có một phần năng lượng điện biến
thành nhiệt.
Khi ngắt mạch: i giảm từ I ổn định (Imax) đến 0,
trong mạch xuất hiện itc cùng chiều với dòng điện đó
làm cho dòng toàn phần trong mạch lớn lên và giảm về
không chậm lại
- Nhiệt toả ra lúc này lớn hơn năng lượng do nguồn
điện sinh ra
Nhận xét:
- Đóng mạch: Năng lượng nhiệt toả ra nhỏ hơn năng
lượng do nguồn cung cấp, từ trường trong trong ống dây
tăng.
- Ngắt mạch: Năng lượng nhiệt toả ra lớn hơn năng
lượng do nguồn cung cấp, từ trường trong ống dây giảm.

153
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Như vậy khi đóng mạch, một phần năng lượng


điện do nguồn sinh ra không biến thành nhiệt mà được
tiềm tàng dưới dạng năng lượng nào đó để khi ngắt
mạch, phần năng lượng này toả ra dưới dạng nhiệt .
Ta có thể đi đến một kết luận: phần năng lượng
tiềm tàng trong mạch chính là nằng lượng từ trường
trong ống dây, kí hiệu Wm.
Tính Wm:
Gọi R là điện trở của toàn mạch
Áp dụng định luật Ôm cho mach điện trên ta có:
 + tc = Ri
di di
  −L = Ri →  = Ri + L →  idt = R i 2 dt + L i di
dt dt
Trong đó:  idt là năng lượng do nguồn điện sinh
ra; R i 2 dt là năng lượng nhiệt toả ra; L i di là phần năng
lượng tiềm tàng trong mạch, hay là năng lượng từ
trường của ống dây, dWm = Lidi.
Vậy trong cả quá trình thành lập dòng điện, phần
năng lượng của nguồn điện tiềm tàng dưới dạng năng
lượng từ trường:
Wm I
1 2
Wm =  dWm =  Lidi → Wm =
0 0
2
LI (5.8) .

154
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 5.6. Năng lượng từ trường của ống dây

4.2. Năng lượng từ trường


Lí thuyết và thực nghiệm chứng tỏ rằng năng lượng
từ trường được phân bố trong khoảng không gian của từ
trường.
Ví dụ từ trường của ống dây điện thẳng dài là từ
trường đều và có thể coi như chỉ tồn tại trong thể tích
của ống dây.
Gọi V = lS là thể tích của ống dây, khi đó mật độ
năng lượng của từ trường ống dây điện:
1 2 1   n S  I 2
2

LI 2 l 
o

= 
W 1 n2
m = m = 2 =  o 2 2
V V lS 2 l I
n
Cảm ứng từ trong ống dây có giá trị: B =  o . I
l
155
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1 B2
Vậy ta có:  m = (5.9)
2  o
Chứng minh được rằng (5.9) được áp dụng cho một
từ trường bất kì, nên (5.9) là công thức tính mật độ năng
lượng từ trường của một từ trường đều bất.
Để tính năng lượng từ trường của một từ trường bất
kì, ta chia không gian của từ trường đó thành những
phần thể tích vô cùng nhỏ dV, để trong dV đó có thể coi
B là đều khi đó năng lượng từ trường trong dV là:
dWm = mdV
1 B2 B
→ Wm =  dWm =  . dV ;  m = .
V V
2  o  o
Hoặc có thể viết công thức trên dưới dạng:
1
Wm =  BHdV (5.10)
2V
(5.10) là công thức tính năng lượng từ trường bất
kì.

156
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG VI. VẬT LIỆU TỪ

Các chất khi được đặt trong từ trường ngoài, các


chất này trở nên có từ tính, ta gọi đó là sự từ hóa của
các chất. Nếu lấy tiêu chí phân loại vật liệu theo sự từ
hóa của các chất, phân loại thành 3 loại vật liệu, vật
liệu nghịch từ, vật liệu thuận từ và vật liệu sắt từ. Chúng
ta sẽ đi nghiên cứu giải thích sự từ hóa của 3 loại vật
liệu này và các tính chất tương ứng của nó.

1. Nguyên tử trong từ trường ngoài


Các electron chuyển động trên những quỹ đạo kín
xác định xung quanh hạt nhân nguyên tử, nó tương
đương với dòng điện kín rất nhỏ gọi là dòng điện
nguyên tố. Những dòng điện nguyên tố này sinh ra từ
trường và bị từ trường ngoài tác dụng nên ta nói
nguyên tử có từ tính.

1.1. Mômen từ và mômen động lượng của nguyên tử


1.1.1. Mômen từ và mômen động lượng của electron
ứng với chuyển động quay quanh hạt nhân.
Ta xét nguyên tử cô lập khi chưa đặt trong từ trường
ngoài, coi electron trong nguyên tử chuyển động với vận
tốc v theo những quỹ đạo tròn bán kính r, có tâm trùng
với hạt nhân nguyên tử.

157
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 6.1. Mômen từ và mômen động lượng của nguyên tử

v
Tần số quay của e trên quỹ đạo tròn:  = (6.1)
2 r
Mỗi electron chuyển động quay xung quanh hạt
nhân nên e có một mômen động lượng:
   
l = r  mv = −rmv.n (6.2)
Đồng thời dòng điện tương đương với chuyển động
quay của e, có chiều ngược với chiều quay của e, độ lớn:
e.v
i = e. = (6.3)
2 r

Dòng điện trên có mômen từ pm xác định bởi:
  
p m = i.S = iS .n (6.4)

158
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

    
Vectơ diện tích S có: / S / = S =  r 2 ; S  n , n
nhận chiều dòng điện làm chiều quay thuận.

pm ⊥ mặt phẳng quỹ đạo của e, chiều là chiều tiến
của đinh ốc khi cho nó quay theo chiều dòng điện i.

pm gọi là mômen từ hay mômen từ orbital của
electron.
e.v.r  evr 
p m = i.S = (6.4) → pm = .n
2 2

pm e
Từ (6.2) và (6.4):  = − (6.5)
l 2m
Công thức (6.5) gọi là tỉ số từ cơ orbital của
 
electron. Hai vectơ pm và l luôn ngược chiều với nhau.

1.1.2. Mônmen từ riêng và mômen cơ riêng của


electron
Cơ học lượng tử đã chứng tỏ electron trong nguyên
tử ngoài chuyển động quay xung quanh hạt nhân, nó còn
chuyển động tự quay. Chuyển động tự quay này của e
cũng tương ứng với một mômen cơ và một mômen từ,

gọi là mômen cơ riêng - Spin- ( l S ) và mômen từ riêng -

mômen từ spin- ( pmS )

159
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Cơ học lượng tử cũng tìm ra được tỉ số giữa mômen


từ riêng và mômen cơ riêng (còn gọi là tỉ số từ cơ spin)

p mS e
của electron:  = − (6.6)
lS m
1.1.3. Mômen từ và mômen động lượng của nguyên
tử
Mỗi Nguyên tử gồm Z electron, mỗi e lại có
   
pm , pmS và l , l S .
Mômen từ của các hạt cấu tạo nên hạt nhân nhỏ nên
bỏ qua. Do đó ta có mômen từ của cả nguyên tử:
  
Pm =  ( p m + p mS ) (6.7)
Nguyen tu

Và có mômen động lượng của cả nguyên tử:


  
L=  (l + l S ) (6.8)
Nguyen tu

1.2. Nguyên tử đặt trong từ trường ngoài. Hiệu


ứng nghịch từ

Nguyên tử đặt trong từ trường ngoài Bo , do e của

nguyên tử có mômen từ pm nên nó bị từ trường ngoài tác
dụng. Mômen lực tác dụng được xác định bởi:
  
 = p m  B o ( 6.9)
Mômen lực từ là vectơ có :
  
- Phương  ⊥ mf ( p m , Bo ) .

160
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

   
- Chiều của  : pm , Bo ,  hợp thành một tam diện
thuận.
- Độ lớn:  = p m Bo sin 

Dưới tác dụng của  , e sẽ chịu thêm một chuyển
  
động tuế sai xung quanh phương của Bo , ở đó pm và l

không quay về phương trùng với phương của Bo mà lại
vẽ các mặt nón tròn xoay có trục trùng với phương của

Bo vẽ qua tâm quỹ đạo, chiều quay ngược chiều chuyển
động quay của e .
Chuyển động tuế sai này của e sinh ra một mômen
 
từ phụ p m ngược chiều với Bo .

Hình 6.2. Hiệu ứng nghịch từ

161
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Xét cho cả nguyên tử chứa nhiều e, khi nguyên tử



đặt trong từ trường ngoài Bo , do chuyển động tuế sai

của các e, ngoài mômen từ Pm , nguyên tử còn có thêm
 
một mômen từ phụ Pm ngược chiều với Bo . Hiệu ứng
này gọi là hiệu ứng nghịch từ.
2. Sự từ hoá của các chất. Vectơ từ độ
2.1. Sự từ hoá của các chất
Chính do tính chất từ của nguyên tử mà vật chất có
tính từ tính sau: mọi vật chất đặt trong từ trường sẽ bị từ
hoá, khi đó chúng trở nên có từ tính và sinh ra một từ

trường phụ - từ trường riêng- B 
Từ trường tổng hợp trong chất bị từ hoá:
  
B = Bo + B  (6.10)
Dựa vào sự từ hoá của các chất, chia thành 3 loại
vật liệu từ: chất nghịch từ, chất thuận từ, chất sắt từ.

2.2. Vectơ từ độ
Để đặc trưng cho mức độ từ hoá của vật liệu từ,

dùng một đại lượng vật lí là vectơ từ độ J .

Vectơ từ độ J là mômen từ của một đơn vị thể tích
của khối vật liệu từ:

  Pmi
J = V (6.11)
V

162
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


P
V
mi là là tổng vectơ mômen từ nguyên tử chứa

trong thể tích V của vật liệu.


Trường hợp vật liệu từ bị từ hoá không đồng đều,
lấy V đủ nhỏ (nhưng phải lớn hơn thể tích mỗi nguyên
tử hay phân tử riêng biệt) để trong thể tích này có thể coi
sự từ hoá là đồng đều. Khi đó có vectơ từ độ:

  Pmi
J = lim V (6.12)
V →0 V

Thực nghiệm chứng tỏ trong toàn bộ không gian ở


đó từ trường có chứa đầy chất nghịch từ và thuận từ
đồng nhất luôn có:
     
- J  Bo : J = m B0 =  m H (6.12) .
o
-  o = 4 .10 −7 H / m là hằng số từ.

-  m là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào bản chất của vật


liệu từ, gọi là độ từ hoá của vật liệu từ.
Với môi trường không đồng nhất, không có (6.12)
 
và J không tỉ lệ bậc nhất với Bo .

3. Chất thuận từ và chất nghịch từ


3.1. Chất nghịch từ
3.1.1. Định nghĩa

163
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Chất nghịch từ là những chất khi bị từ hoá sẽ sinh



ra một từ trường phụ B  hướng ngược chiều từ trường
  
ngoài Bo và / B  /  / B0 / .

Từ trường tổng hợp trong chất nghịch từ:


  
B = Bo + B ; B  Bo , B' << Bo.

Ví dụ các chất nghịch từ: các chất khí hiếm He, Ne,
Ar..., hoặc các ion có lớp ngoài giống khí hiếm Na+, Cl-
..., Si, S, Pb..., thuỷ tinh, các hợp chất hữu cơ.
3.1.2. Tính chất
Ta đã biết, hiệu ứng nghịch từ có ở mọi nguyên tử
đặt trong từ trường ngoài nên tính chất nghịch từ thể
hiện ở mọi chất nhưng nhỏ, nếu ở những chất mà có
hiệu ứng nghịch từ lớn là chất nghịch từ.
Chất nghịch từ khi chưa đặt trong từ trường
 
ngoài,  Pm = 0 hay  Pm = 0 , khối nghịch từ
Cac nguyen tu Cac phan tu

không có từ tính.

Khi đặt trong từ trường ngoài, các Pm có khuynh
hướng sắp xếp ngược hướng của từ trường ngoài,
 
 Pm  0 ;  Pm  0 .
Cac nguyen tu Cac phan tu

Độ từ hoá  m  0 ; /  m /  1
164
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Riêng đối với chất rắn ta có công thức:


 m  − Z .10 −7 .

3.2. Chất thuận từ


3.2.1. Định nghĩa
Chất thuận từ là những chất khi bị từ hoá sẽ sinh ra

một từ trường phụ B  hướng cùng chiều với từ trường
  
ban đầu Bo và / B  /  / B0 / .

Từ trường tổng hợp trong chất thuận từ:


  
B = Bo + B ; B  Bo , B' << Bo

Ví dụ các chất thuận từ: Na, K..., NO, Pt, O2, không
khí, êbônit, đất hiếm Eu, Er...

3.2.2. Tính chất:


Khi chưa đặt trong từ trường ngoài, mômen từ

nguyên tử hay phân tử Pm  0 , Do chuyển động nhiệt
hỗn loạn, các mômen từ sắp xếp hỗn loạn:
 
 Pm = 0 ;  Pm = 0
Cac nguyen tu Cac phan tu

Vì vậy mà khối thuận từ không có từ tính.

165
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Khi đặt trong từ trường ngoài, các Pm có khuynh
hướng sắp xếp theo hướng của từ trường ngoài,
 
 Pm  0 ;  Pm  0 .
Cac nguyen tu Cac phan tu

Độ từ hoá: 0   m  1 .

Với từ trường ngoài không quá lớn, tìm ra được:


C
m =
T

no Pm2 
C là hằng số Curi, C = ; no mật độ nguyên tử.
3k

Hình 6.3. Sự từ hoá của vật liệu nghịch từ (a), vật liệu thuận
từ (b) và vật liệu sắt từ (c).

3.3. Từ trường tổng hợp trong chất thuận từ và


chất nghịch từ
Xét đối với những vật liệu thuận từ và nghịch từ
 
đồng nhất, ta có mối liên hệ giữa B  và J :
 
B  =  o J (6.13)
166
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

    
Khi đó: B = Bo + B  = Bo +  o J
  
Mặt khác có J = m B0
o
   
Suy ra B = Bo +  m Bo = (1 +  m ) Bo

Đặt 1 +  m = 
   
Vậy có: B =  Bo hay B = o  H (6.14)

(6.14) là công thức tính từ trường tổng hợp trong


chất thuận từ và nghịch từ khi đặt trong trường ngoài
Với chất nghịch từ:   1

Với chất thuận từ:   1

4. Chất sắt từ
4.1. Định nghĩa
Chất sắt từ là những chất khi bị từ hoá sinh ra một
 
từ trường phụ B  cùng hướng với từ trường ngoài B0 và
 
/ B  /  / B0 / .
  
Từ trường tổng hợp trong chất sắt từ: B = Bo + B ;
 
B   Bo ; B  Bo , B' >> Bo

Khi đó B = Bo + B' = o(H + J) ; B = oH

167
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Ví dụ: Fe, côban, một số nguyên tố đất hiếm ở nhiệt


độ thấp, hợp kim các nguyên tố sắt từ với nhau, hợp
kim của Fe với một số nguyên tố không có tính sắt từ
như Fe-Ni, Fe-Ni-Al...

4.2. Tính chất của sắt từ


Tính chất 1: Từ độ J của sắt từ không tỉ lệ thuận với
cường độ từ trường ngoài H.
Tính chất 2: Độ từ thẩm tỉ đối  của sắt từ phụ
thuộc vào cường độ từ trường ngoài H một cách phức
tạp được biểu diễn trên đồ thị Hình 6.3.

Hình 6.4. Sự phụ thuộc của Độ từ thẩm/Từ độ vào từ trường


ngoài
Tính chất 3: Mọi chất sắt từ đều có tính từ dư, tức là
khi ngắt bỏ từ trường ngoài (H = 0, Bo = 0), chất sắt từ

168
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

vẫn còn giữ được từ tính, trong chất sắt từ vẫn còn một
giá trị Bd  0. Biểu diễn quá trình từ hoá của chất sắt từ
trên hình vẽ gọi là chu trình từ trễ/ đường cong từ hóa.
Chu trình từ trễ được biểu diễn trên Hình 6.4:
- Bd là cảm ứng từ dư.
- Hk là cường độ từ trường khử từ.
- H = H1, khi đó J = Jbh- độ từ hoá bão hoà, từ
trường trong chất sắt từ đạt giá trị Bmax.

Hình 6.5. Chu trình từ trễ/ đường cong từ hóa của chất sắt
từ

169
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Bd, Hk, max: là những đại lượng đặc trưng cơ bản


của sắt từ, dựa vào các thông số này chia thành hai loại
sắt từ:
- Sắt từ cứng: có Hk lớn, Bd mạnh và bền vững, chu
trình từ trễ của loại sắt từ này rộng. Dùng sắt từ cứng để
luyện các nam châm vĩnh cửu.
- Sắt từ mềm: có Hk nhỏ, Bd mạnh nhưng dễ bị từ
hoá, chu trình từ hoá của loại sắt từ này hẹp.

Hình 6.6. Đặc điểm chu trình từ trễ của hai loại sắt từ cứng
và sắt từ mềm
Tính chất 4: Hiện tượng từ giảo, khi chất sắt từ bị từ
hoá mạnh, hình dạng và kích thước của vật sắt từ này bị
biến dạng, gọi là hiện tượng từ giảo.
Tính chất 5: Nhiệt độ Curi, có một nhiệt độ giới hạn
Tc - gọi là nhiệt độ Curi
170
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

T < Tc: Chất sắt từ vẫn giữ nguyên tính sắt từ.
T > Tc : Chất sắt từ chuyển thành chất thuận từ.

4.3. Giải thích tính chất sắt từ bằng thuyết miền


từ hoá
4.3.1. Thuyết miền từ hoá
Thuyết Lanđao về cấu tạo đặc biệt của chất sắt từ
gọi là thuyết miền từ hoá. Nội dung thuyết Landao:
- Vật sắt từ cấu tạo bởi vô số các miền nhỏ có kích
thước dài cỡ 10-6m.
- Trong mỗi miền có tác dụng của một loại lực đặc
biệt gọi là lực tương tác trao đổi, do tác dụng của lực
này mà mômen từ spin định hướng song song với nhau
tạo thành miền từ hoá đến mức bão hoà.
- Mỗi miền này có một giá trị mômen từ xác định
Pmmiền  0, miền này gọi là một Domen từ.
- Do mômen từ của các Domen sắp xếp hỗn loạn

nên khi chưa đặt trong trường ngoài  Pmmien = 0 .
toan vat

- Khi đặt trong từ trường ngoài Bo: Mômen từ của


các Domen định hướng theo từ trường ngoài
 mien
 m  0 , gây ra một trường phụ B' >>Bo.
P
toan vat

- Lớp chuyển tiếp giữa hai Domen gọi là vách miền.


171
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

4.3.2. Giải thích tính chất sắt từ


 mien
Khi không có trường ngoài H = 0:  m = 0,
P
toan vat

khối sắt từ không có từ tính.


Khi đặt trong trường ngoài H  0 tăng dần, sự từ
hoá của vật liệu sắt từ theo ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Giai đoạn chuyển hoá vách miền.
Khi từ trường ngoài còn yếu (H nhỏ), Domen nào
có mômen từ hướng gần với hướng của từ trường ngoài
- gọi là Domen thuận lợi- thì các miền của Domen này
được mở rộng dần. Còn các Domen không thuận lợi
(mômen từ hướng khác nhiều so với hướng của từ
trường ngoài) thị bị thu hẹp lại.
Giai đoạn II: Giai đoạn mômen từ quay theo hướng
của từ trường ngoài.
Ta tiếp tục tăng từ trường ngoài, mômen từ của các
Domem sẽ quay dần theo hướng của trường ngoài.
Giai đoạn III: Đến một giá trị của trường ngoài đủ
lớn, thì toàn bộ mômen từ định hướng theo trường
ngoài, lúc này sự từ hoá của khối sắt từ đạt đến trạng
thái bão hoà.
Vì quá trình từ hoá là bất thuận nghịch nên khi
trường ngoài H = 0, mômen từ của các miền từ hoá vẫn
giữ lại một sự định hướng nào đó chứ không trở lại trạng
172
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

thái hỗn độn như lúc ban đầu đây chính là nguyên nhân
của tính từ dư trong sắt từ.

Hình 6.7. Các giai đoạn từ hóa của vật liệu sắt từ (a),
(b), (c) và sự phụ thuộc của từ độ vào từ trường ngoài

173
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG VII. TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

Trong các chương trước ta đã nghiên cứu trường


điện và trường từ không đổi. Có hai vấn đề được đặt ra
là, nếu xem xét trường điện và trường từ biến đổi theo
thời gian thì thế nào? Và giữa hai trường này có mối
quan hệ gì với nhau hay không? Nhà bác học Maxwell
đã nghiên cứu vấn đề này và kết quả của nghiên cứu
được thể hiện ở hai luận điểm, gọi là luận điểm thứ nhất
và luận điểm thứ hai của Maxwell.

1. Luận điểm thứ nhất của Mắcxoen


1.1. Phát biểu luận điểm thứ nhất của Măcxoen
1.1.1. Cơ sở của luận điểm
Từ kết quả của thí nghiệm của Fraday về hiện tượng
cảm ứng điện từ: Khi có từ thông biến đổi gửi qua một
vòng dây khép kín, nếu đặt vòng dây kín đó trong một từ
trường biến thiên, thì trong vòng dây xuất hiện dòng
điện cảm ứng, chiều của dòng điện cảm ứng được xác
định theo định luật Lenx.
Sự xuất hiện dòng cảm ứng chứng tỏ trong vòng

dây xuất hiện một điện trường E có chiều là chiều của
dòng điện cảm ứng đó.

174
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Nhiều thí nghiệm khác chứng minh được suất điện


động cảm ứng c không phụ thuộc vào T của dây dẫn
cũng như bản chất dây dẫn nên trong hiện tượng cảm
ứng điện từ, nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng là
sự biến đổi của từ thông gửi qua mạch điện đó, tức sự
biến đổi của từ trường tại nơi đặt mạch.
Vậy điện trường gây nên dòng điện cảm ứng chỉ có
thể do từ trường biến đổi theo thời gian sinh ra. Đường
sức của điện trường này là đường cong kín nên điện
trường này không phải là điện trường tĩnh (đường sức
của điện trường tĩnh là đường cong hở).
Ta có thể kết luận rằng điện trường tĩnh không thể
làm dịch chuyển điện tích theo đường cong kín tạo thành
dòng điện được. Muốn làm cho các hạt điện dịch chuyển
theo đường cong kín tạo thành dòng điện thì công của
điện trường trong sự dịch chuyển hạt điện theo đường
cong kín phải khác không:
 
A = q c =  qE.dl  0

Biểu thức trên cho thấy đường sức điện trường phải
là đường cong kín. Gọi điện trường có đường sức là
đường cong kín là điện trường xoáy.
1.1.2. Nội dung luận điểm

175
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Bất kì một từ trường nào biến đổi theo thời gian


cũng sinh ra một điện trường xoáy.
1.2. Phương trình Măcxoen - Faraday
Luận điểm thứ nhất của Măcxoen được biểu diễn
một cách định lượng bằng một phương trình gọi là
phương trình Măcxoen - Faraday.
Ta đi thiết lập phương trình:
Xét một vòng dây khép kín (C) nằm trong một từ

trường B biến đổi, diện tích giới hạn bởi (C ) là S.
Theo định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện
từ, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây:
d d   
 c = − m = −   B.dS  (7.1)
dt dt  S 
 
Mặt khác:  c =  E.dl (7.2)
(C )

  d  
Từ (7.1) và (7.2) ta có: 
(C )
E .dl = −
dt S
B.dS (7.3)

  
 E
(C )
.dl là lưu số của E xoáy dọc theo đường cong

kín (C).
(7.3) là phương trình Măcxoen - Faraday dưới
dạng tích phân.

176
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Vậy có thể định nghĩa: Lưu số của vectơ cường độ


điện trường xoáy dọc theo một đường cong kín bất kì
bằng về giá trị tuyệt đối, nhưng trái dấu với tốc độ biến
thiên theo thời gian của từ thông gửi qua diện tích giới
hạn bởi đường cong đó.
Trong giải tích vectơ, (7.3) có thể viết:
   
 E
(C )
.dl =
S
 .dS
rotE


d    dB  
−  B.dS =   − dS

S 
dt S dt

 dB
Vậy có: rotE = − (7.4)
dt

Do B không những biến đổi theo thời gian mà còn có

thể biến đổi theo không gian, mà B biến đổi theo thời gian
mới sinh ra điện trường nên (7.4) viết lại chính xác:

 B
rotE = − (7.4*)
t
(7.4*) là phương trình Măcxoen - Faraday dưới
dạng vi phân.

2. Luận điểm thứ hai của Mắcxoen


2.1. Nội dung luận điểm
Bất kì một điện trường nào biến đổi theo thời gian
cũng sinh ra một từ trường .

177
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.2. Phương trình Măcxoen- Ampe


Luận điểm thứ hai của Măxoen được biểu diễn một
cách định lượng bởi một phương trình gọi là phương
trình Măxoen- Ampe
2.2.1. Giả thiết của Măcxoen về dòng điện dịch
Xét về phương diện sinh ra từ trường thì điện
trường biến đổi theo thời gian có tác dụng giống như
một dòng điện.
Dòng điện dịch là dòng điện tương đương với điện
trường biến đổi theo thời gian về phương diện sinh ra từ
trường.
Xác định phương chiều và độ lớn của dòng điện
dịch: Thí nghiệm xét một mạch điện gồm tụ điện C và
cuôn dây L mắc nối tiếp với nhau.

Tụ phóng điện: Điện trường ( D ) trong tụ điện
(hướng từ bản dương sang bản âm) biến thiên giảm dần
 
dòng diện dịch xuất hiện có mật độ dòng j d  D .

Tụ được nạp điện: Điện trường ( D ) trong tụ điện
(hướng từ bản dương sang bản âm) biến thiên tăng dần
 
nên dòng diện dịch xuất hiện có mật độ dòng j d  D .
Như vậy theo Măcxoen: Điện trường biến đổi giữa
hai bản tụ điện sinh ra từ trường giống như một dòng
điện (dòng điện dịch) chạy qua toàn bộ không gian giữa
hai bản tụ điện, có chiều là chiều của dòng điện dẫn

178
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

trong mạch, và có cường độ bằng cường độ dòng điện


dẫn trong mạch.

Hình 7.1. Dòng điện dịch trong quá trình tụ phóng (a) và tụ
nạp (b) điện

Cường độ dòng điện dịch chạy giữa hai bản tụ là Id,


có mật độ dòng điện dịch:
179
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Id I dq 1 d  q  d
jd = = = . =  =
S S dt S dt  S  dt
 là mật độ điện tích trên bản dương của tụ điện ; S
là diện tích mỗi bản tụ điện. Mặt khác đã chứng minh
được D =  nên ta có:

dD  dD
jd = ; jd = (7.5)
dt dt

D có thể biến thiên theo thời gian cũng có thể biến
thiên theo không gian, nên viết lại (7.5) một cách chính
xác:

D  D
jd = ; jd = (7.5*)
t t
Mở rộng giả thuyết trên cho dòng điện dịch của một
điện trường bất kì, Măcxoen đưa ra giả thuyết tổng quát
sau:
Xét về phương diện sinh ra từ trường bất kì một
điện trường nào biến đổi theo thời gian cũng giống như
một dòng điện, gọi là dòng điện dịch có vectơ mật độ

 D 
dòng j d = , trong đó D là vectơ cảm ứng điện tại
t
điểm đang xét.
▪ Trong chân không:
 
   D E
D =  o E ; jd = = o (7.6)
t t
▪ Trong chất điện môi:
180
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

  
    D E Pe
D =  o E + Pe ; j d = = o + (7.7)
t t t

Pe là vectơ phân cực điện môi.
Mặt khác, dòng điện phân cực qua S (mật độ điện
tích liên kết trên S là ') do sự phân cực điện môi gây ra:

    Pen Pe 
I pc =  j pc .dS =  dS =  dS =  dS (7.8)
S S
t S
t S
t

Từ (7.7) và (7.8) ta có mật độ dòng điện phân cực:



 Pe
j pc = ( 7 .9 )
t

2.2.2. Thiết lập phương trình Măcxoen - Ampe


 
Gọi j là mật độ dòng điện dẫn, j d là mật độ dòng
điện dịch tại cùng một điểm, mật độ dòng điện toàn

    D
phần tại điểm đó: jtp = j + j d = j +
t
Tính được dòng điện toàn phần chạy qua diện tích S
giới hạn bởi đường cong (C):

   D 
I tp =  jtp .dS =  ( j + ).dS
S S
t
Áp dụng định lí Ampe cho dòng điện toàn phần:
 
 H .dl = I tp
181
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


    D  
Ta có:  H .dl =   j + .dS (7.10)
C S
t 
(7.10) là phương trình Măcxoen - Ampe
Lưu số của vectơ cường độ từ trường dọc theo một
đường cong kín bất kì thì bằng cường độ dòng điện toàn
phần chạy qua diện tích giới hạn bởi đường cong đó.
   
Mặt khác  H .dl =  rotH .dS , khi đó (7.10) viết
C S

được dưới dạng:



  D
rotH = j + (7.10*)
t
3. Trường điện từ và hệ thống các phương trình
Mắcxoen
3.1. Khái niệm trường điện từ
Khái niệm: Điện trường và từ trường đồng thời tồn
tại trong không gian tạo thành một trường thống nhất gọi
là trường điện từ.
Trường điện từ là một dạng vật chất đặc trưng cho
tương tác giữa các hạt mang điện.
Năng lượng của trường điện từ:
- Mật độ năng lượng của trường điện từ:
1 1
w = we + wm = ( o  E 2 +  o  H 2 ) = ( ED + BH ) (7.11)
2 2
Năng lượng:
182
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1 1
W =  wdV =
2
( o  E 2 +  o  H 2 )dV =  ( ED + BH )dV (7.12)
V
2V
V là thể tích của toàn bộ không gian của trường điện từ.

3.2. Phương trình Măcxoen - Faraday



  B 
Dạng tích phân:  E.dl = −  .dS
(C ) S
t

 B
Dạng vi phân: rotE = −
t
Phương trình diễn tả luận điểm thứ nhất của
Măcxoen về mối liên hệ giữa từ trường biến thiên và
điện trường xoáy.
3.3. Phương trình Măcxoen - Ampe

    D  
Dạng tích phân:  H .dl =   J + .dS

C S
t 

  D
Dạng vi phân: rotH = J +
t
Phương trình diễn tả luận điểm thứ hai của
Măcxoen, điện trường biến thiên cũng sinh ra từ trường
biến thiên như dòng điện dẫn.

3.4. Định lí Ôxtrôgratxki - Gaox đối với điện


trường
 
Dạng tích phân:  D.dS = q
S

183
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1


Dạng vi phân: divD = 
Mô tả tính không khép kín của điện trường tĩnh,
điện trường tĩnh là trường có nguồn.

3.5. Định lí Ôxtrôgratxki - Gaox đối với từ trường


 
Dạng tích phân:  B.dS = 0
S

Dạng vi phân: divB = 0
Mô tả tính khép kín của đường sức từ, từ trường là
trường không có nguồn.
3.6. Các phương trình liên hệ các đại lượng đặc
trưng cho trường với tính chất của môi trường
3.6.1. Môi trường đồng nhất đẳng hướng:
 
Môi trường điện môi: D =  o E
 
Môi trường dẫn điện: J = E
 
Môi trường từ hoá: B = o  H
Trong đó:
   
E = E ( x, y, z, t ) D = D( x, y, z, t )
   
B = B ( x, y , z , t ) H = H ( x, y , z , t )
3.6.2. Điện trường tĩnh
  
E = E ( x, y, z, t ) ; B = 0

184
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

  
D = D( x, y, z, t ) ; H = 0

Hệ phương trình măcxoen:


  
C
E .d l = 0 hay rotE =0

  
 D.dS = q
S
hay divD = 

 
D =  o E

3.6.3. Từ trường không đổi


  
E = 0 ; B = B ( x, y , z , t )
  
D = 0 ; H = H ( x, y , z , t )

Hệ phương trình Măcxoen:


   
C
H .d l = i hay rotH = j

  
 B.dS = 0 hay
S
divB = 0

 
B = o  H

3.6.4. Sóng điện từ


Một trường hợp riêng của trường điện từ là trường
điện từ biến thiên theo thời gian trong một môi trường

185
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

không có điện tích tập trung và không có dòng điện gọi


là sóng điện từ.
   
E = E ( x, y, z, t ) ; B = B( x, y, z, t ) ;  = 0;
    
D = D( x, y, z, t ) ; H = H ( x, y, z, t ) ; J = 0 .

Hệ phương trình Măcxoen dạng vi phân:


 
 B  D
rotE = − ; rotH =
t t
 
divD = 0 ; divB = 0 ;
   
D =  o E ; B =  o  H .

Măcxoen đã đoán nhận được sự tồn tại của sóng


điện từ đó là sự lan truyền trong không gian của điện từ
trường biến đổi theo thời gian.
Ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng từ 0,40m
đến 0,75m.
4. Tính tương đối của trường điện từ
Không gian và thời gian có tính tương đối nên
trường điện từ cũng có tính tương đối nghĩa là tính chất
của trường điện từ phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính
trong đó ta đứng để quan sát.

186
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Cùng một trường điện, hệ quy chiếu này ta chỉ quan


sát được trường điện của nó, ở hệ quy chiếu khác ta lại
quan sát được trường từ của nó.
Điện trường và từ trường như hai mặt của một vẫn
đề chính vì vậy mà trường điện từ có tính tương đối.
Do đó các thành phần của vectơ cường độ điện
trường và cảm ứng từ có tính tương đối, nghĩa là giá trị
của chúng trong các hệ quy chiếu quán tính khác nhau
thì khác nhau.

5. Chuyển động của hạt điện trong trường điện


từ
5.1. Lực tác dụng lên hạt mang điện chuyển động
trong trường điện từ

Xét một điện tích q đặt trong điện trường E , chịu
 
một lực điện tác dụng Fe = qE .

Cũng điện tích q đó chuyển động với vận tốc v

trong một từ trường B , sẽ chịu một lực từ - lực Lorenx-
  
tác dụng Fm = qv  B .

Vậy một điện tích chyển động với vận tốc v trong
 
một trường điện từ ( E , B ), sẽ chịu tác dụng của cả lực
điện và lực từ, nên lực tác dụng tổng hợp lên điện tích:
     
F = Fe + Fm = qE + qv  B
187
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

5.2. Kháo sát sự chuyển động của hạt mang điện


trong trường điện từ
 
Xét trường điện từ đặc biệt, E và B không đổi theo
 
thời gian và không gian, và E // B // Oz.

Hình 7.2. Chuyển động của hạt điện tích trong trường
điện từ

Hạt điện (q > 0) chuyển động trong trường điện từ


trên, chịu tác dụng của cả lực điện và lực từ. Trong đó:
  
Fe = qE = const
    
Fm = qv  B = qv 2  B ; Fm = qv2 B

188
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

    
→ Fe // E // Oz ; Fm ⊥B → Fm // mf (Oxy )
     
→ v / Oxy = v M ; v M  Oxy → v M ⊥ Oz → v M ⊥ B
Dưới tác dụng của lực điện và lực từ, hạt điện tích
tham gia hai chuyển động, chuyển động thẳng đều với
 
vận tốc v1 theo phương của Fe / E / Oz và chuyển động
tròn đều với vận tốc v2 trên mặt phẳng oxy/mf(v,B), bán
kính quỹ đạo tròn R:
v22 mv2
Fm = ma  qv2 B = m →R = .
R qB
Quỹ đạo chuyển động của hạt điện tích trong trường
hợp này là đường xoắn ốc được biểu diễn trên hình 7.2.

189
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG VIII. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ

Các mạch dao động điện từ ứng dụng trong các


máy thu, phát sóng điện từ được sử dụng rộng rãi trong
khoa học và đời sống. Các mạch dao động điện từ thực
hiện các dao động điện từ, thực chất đó là sự biến đổi
tuần hoàn theo thời gian của các đại lượng điện và từ.
Chương này chúng ta nghiên cứu các loại mạch dao
động điện từ và các dao động điện từ tương ứng của các
mạch đó.

1. Dao động điện từ điều hoà


1.1. Khái niệm và hiện tượng
Xét một mach điện kín gồm tụ điện có điện dung C
đã được tích điện, cuộn dây có hệ số tự cảm L ghép nối
tiếp, điện trở của toàn mạch là không đáng kể. Mạch
như vậy được gọi là mạch dao động LC.

Hình 8.1. Mạch dao động điền từ điều hòa

Tụ tích điện nên khi đóng K, trong mạch sẽ xuất


hiện một dòng điện xoay chiều. Sự biến thiên theo thời
190
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

gian của dòng điện xoay chiều, của điện tích trên tụ
điện, của hiệu điện thế trên hai bản tụ điện... có dạng
hình sin với biên độ không đổi. Đây là một dao động
điện từ điều hoà (dao động điện từ riêng), khi đó mạch
dao động LC là mạch dao động điện từ điều hoà.
Quá trình hình thành dao động điện từ:
Gọi qo, Uo, Wo là điện tích và hiệu điện thế, năng
1 q2
lượng điện trường ban đầu của tụ điện: Wo = . o
2 C
▪ Khi K đóng, tụ C bắt đầu phóng điện qua cuộn dây
L. Dòng điện này gửi qua cuộn dây L một từ thông tăng
dần, theo định luật Lenx, trong cuộn dây xuất hiện một
dòng điện tự cảm có chiều ngược với chiều của dòng điện
phóng ra do tụ điện. Kết qủa là dòng điện tổng hợp trong
mạch phải tăng dần từ giá trị 0 đến giá trị cực đại Io, còn
điện tích q thì giảm dần từ giá trị cực đại qo .
Về mặt năng lượng: có sự chuyển hoá dần năng
lượng điện trường thành năng lượng từ trường.
1 q2
We = . : năng lượng điện trường của tụ điện
2 C
giảm dần
1
Wm = .LI 2 : năng lượng từ trường của ống dây
2
tăng dần
191
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

▪ Khi tụ C đã phóng hết điện q = 0, khi đó:


1 2
We = 0, I = Imax = Io, Wm max = LI o
2
Do tụ C không còn tác dụng duy trì dòng điện nữa,
nên dòng do nó phóng ra bắt đầu giảm dần nhưng liền
khi đó theo định luật Lenx, trong ống dây lại xuất hiện
một dòng tự cảm cùng chiều với chiều của dòng do tụ
phóng ra. Kết qủa là dòng điện tổng hợp trong mạch
phải giảm dần từ giá trị Io, trong biến đổi này cuộn dây L
đóng vai trò của một nguồn điện nạp lại cho tụ điện C
nhưng theo chiều ngược với trước. Điện tích q của tụ
điện lại tăng dần từ 0 đến qo
Về mặt năng lượng, khi đó có Wm giảm dần, We
tăng dần.
Vậy có sự chuyển hoá dần từ năng lượng từ trường
thành năng lượng điện trường.
Khi cuộn dây đã giải phóng hết năng lượng từ
trường, cường độ dòng điện trong mạch băng 0, thì điện
tích của C lại đạt giá trị cực đại qmax = qo nhưng đổi dấu
ở hai bản tụ, We = Wemax
▪ Quá trình biến đổi như trên lại tiếp tục, tụ C lại
phóng điện nhưng ngược chiều ban đầu, để L tích năng
lượng; cuộn L lại giải phóng năng lượng để C được nạp
điện. Cuối cùng mach dao động trở lại trạng thái ban đầu
192
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

và một dao động điện từ toàn phần được thực hiện. Thời
gian để thực hiện 1 dao động toàn phần này gọi là chu kì
dao động điện từ.
Quá trình cứ tiếp diễn như vậy, các đại lượng q, I,
We, Wm biến đổi tuần hoàn chỉ phụ thuộc vào các đặc
tính riêng của hệ. Đồng thời biên độ (các giá trị cực đại)
của chúng không đổi, đây là dao động điện từ riêng
không tắt.

Hình 8.2. Sự biến đổi dòng điện trong một chu kì dao động

1.2. Phương trình dao động điện từ điều hoà


Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
thì năng lượng toàn phần của mạch dao động không đổi:
q2 1 2
We + Wm = W = const  + LI = const
2C 2
Lấy đạo hàm hai vế theo thời gian phương trình
trên, ta có:

193
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

q dq dI q dI q dI
. + LI . = 0  I + LI . = 0  + I . = 0
C dt dt C dt C dt

Lấy đạo hàm tiếp hai vế theo thời gian của phương
trình trên:
1 dq d 2I I d 2I
. + L. 2 = 0 → + L. 2 = 0
C dt dt C dt

d 2I 1 d 2I 1
 2 + I = 0  2 +  o2 I = 0 (2.1) ;  o2 =
dt LC dt LC
(2.1) là phương trình vi phân của đao động điện từ
điều hoà, có nghiệm dạng: I = Iocos(ot + ) (2.2)
(2.2) là phương trình dao động điện từ riêng không
tắt.

Hình 8.3. Sự biến đổi của dòng điện trong dao động điện từ
điều hòa
194
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Vậy dao động điện từ riêng của mạch LC là một dao


động điều hoà với chu kì Tovà tần số góc o
1 2
o = ; To = = 2 LC (2.3)
LC o
2. Dao động điện từ tắt dần và dao động điện từ
cưỡng bức
2.1. Dao động điện từ tắt dần
2.1.1. Khái niệm và hiện tượng
Trong thực tế, mạch dao động luôn có một điện trở
xác định khác không, khi đó năng lương W của mach
dao động phải giảm dần vì sự toả nhiệt Jun-Lenx. Kết
quả là, trong quá trình dao động Io của dòng điện trong
mạch giảm dần. Đây là trường hợp của dao động điện từ
tắt dần.
Một mạch gồm tụ điện C đã tích điện, cuộn dây L,
điện trở R ghép nối tiếp được gọi là mạch dao động điện
từ tắt dần.
Trong mach dao động điện từ tắt dần cũng có sự
chuyển hoá giữa năng lượng điện trường của tụ điện C
và năng lượng từ trường của ống dây L nhưng đồng thời
năng lượng của mạch dao động cứ giảm dần vì sự toả
nhiệt Jun-Lenx trên R.

195
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Vì vậy mà cường độ dòng điện xoay chiều trong


mạch, điện tích tụ điện, hiệu điện thế giữa hai bản tụ
điện... không có dạng hình sin nữa, mà biên độ của
chúng giảm dần theo thời gian.

Hình 8.4. Mạch dao động điện từ tắt dần

2.1.2. Phương trình dao động điện từ tắt dần


Xét trong khoảng thời gian vi phân dt, phần năng
lượng của mạch dao động biến thành nhiệt toả ra trên R
là dQ = RI2dt, năng lượng của mạch dao động giảm một
lượng là -dW. Khi đó có:
-dW = dQ  -dW = RI2dt
 q 2 LI 2 
 −d  +  = RI 2 dt
 2C 2 

196
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

d  q 2 LI 2 
  +  = − RI 2
dt  2C 2 
q dq dI q dI
→ . + LI . = − RI 2 → I + LI = − RI 2
C dt dt C dt
q dI
→ +L = − RI
C dt
Lấy đạo hàm cả hai vế của phương trình trên:
d 2I dI I
L 2 +R + =0
dt dt C
d 2 I R dI 1
→ 2
+ + I =0
dt L dt LC
d 2I dI
 2 + 2 +  o2 I = 0 (2.4)
dt dt
R 1
Trong đó 2  = và  o2 = ; (2.4) là phương
L LC
trình vi phân của dao động điện từ tắt dần, có nghiệm
dạng: I = I o e − t cos(t +  ) (2.5) .

(2.5) là phương trình của dao động diện từ tắt dần


với tần số góc của dao động  và chu kì T.

197
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2
1  R 
 =  o2 −  2 = −  ;
LC  2 L 
2 2
T = = (2.6)
 1  R 
2

− 
LC  2 L 

Nhận xét:
Từ (2.6) cho ta điều kiện để có hiện tượng dao động
điện từ tắt dần:
2
1  R  L
   R2 = Ro ; Ro là điện trở tới
LC  2 L  C
hạn của mạch.
Với R ≥ Ro thì trong mạch không có hiện tượng dao
động tắt dần. Điện trở R trong mạch quá lớn, sự tiêu hao
năng lượng do sự tỏa nhiệt trên R làm năng lượng điện
từ trong mạch giảm ngay về 0, dao động trong mạch tắt
ngay.

198
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 8.5. Sự biến đổi của dòng điện trong dao động điện từ
tắt dần

2.2. Dao động điện từ cưỡng bức


2.2.1. Khái niệm và hiện tượng
Để duy trì dao động điện từ trong mạch dao động
điện LRC, ta phải liên tục cung cấp năng lượng cho
mạch để bù đắp lại phần năng lượng đã mất do hiệu ứng
Jun-Lenx (do có R). Khi đó ta phải mắc nối tiếp (cũng
có trường hợp mắc song song) một dòng diện xoay
chiều từ một nguồn vào mạch, suất điện động của nguồn
là  = o sin t . Mạch dao động như vậy gọi là mạch
dao động điện từ cưỡng bức.

199
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Thời gian đầu, dao động trong mạch là chồng chất


của hai dao động, dao động tắt dần vời tần số góc  và
dao động cưỡng bức với tần số góc .
Sau thời gian quá độ, dao động tắt dần coi như
không còn nữa, trong mạch chỉ còn dao động cưỡng bức
với tần số góc bằng tần số góc  của nguồn.

Hình 8.6. Mạch dao động điện từ cưỡng bức

2.2.2. Phương trình dao động điện từ cưỡng bức


Xét trong khoảng thời gian vi phân dt, nguồn cung
cấp cho mạch một năng lượng bằng Idt. Năng lượng
nguồn cung cấp tổng độ tăng năng lượng điện từ dW và
năng lượng nhiệt toả ra RI2dt. Theo định luật bảo toàn và
chuyển hoá năng lượng:  Idt = dW + dQ

200
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

 q 2 LI 2 
= Idt = d  +  + RI 2 dt
 2C 2 
dI q
→ L + RI + =  o sin t
dt C
Đạo hàm hai vế theo thời gian ta có:

d 2I dI I
L 2 + R + =  o  cos t
dt dt C
2
d I dI 
 2 + 2 + o2 I = o cos t (2.7)
dt dt L
(2.7) là phương trình vi phân của dao động cơ cưỡng
bức, có nghiệm dạng: I = I o cos(t +  ) (2.8)

Trong đó: I o = o
2
 1 
R 2 +  L − 
  C

1
L −
cot g = − C (2.9)
R

2
 1  là tổng trở của mạch dao động.
Z = R +  L −
2

 C 
ZL = L: là cảm kháng của mạch.

201
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1
ZC = : là dung kháng cuả mạch.
C

Hình 8.7. Sự biến đổi của dòng điện trong dao động điện từ
cưỡng bức

Nhận xét: ZC, ZL phụ thuộc vào ,  lớn thì cảm


kháng lớn còn dung kháng nhỏ (mạch có tính cảm
kháng),  nhỏ thì cảm kháng nhỏ còn dung kháng lớn
(mạch có tính dung kháng). Ống dây có tác dụng cản trở
lớn đối với dòng cao tần, còn tụ điện có tác dụng cản trở
lớn đối với dòng hạ tần.

202
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 8.8. Sự phụ thuộc giữa tổng trở của mạch đối với tần
số nguồn ngoài

2.2.3. Hiện tượng cộng hưởng điện


Từ (2.9) thấy rằng Io phụ thuộc vào :
o
I o = I o max =
R
1 1
 L − = 0   =  ch = (2.10)
L LC
Nhận xét:
▪ ch = o, hiện tượng này gọi là hiện tượng cộng
hưởng điện.
▪ Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi tần số
góc của nguồn xoay chiều kích thích có giá trị bằng tần
số góc của mach dao động. Khi đó cường độ trong mach
đạt giá trị cực đại Iomax, ch là tần số góc cộng hưởng
▪ Muốn có hiện tượng cộng hướng điện xảy ra ta
phải thay đổi hoặc L hoặc C để có ch = o.

203
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Hình 8.9. Cộng hưởng điện

3. Cộng hưởng tham số


3.1. Định nghĩa
Ta đã xét hiện tượng cộng hưởng trong dao động
cưỡng bức dưới tác dụng bên ngoài biến đổi tuần hoàn
của một hệ ( hệ cơ hoặc hệ điện từ).
Xét đến hiện tượng cộng hưởng do bản thân các
tham số của hệ thay đổi một cách tuần hoàn, trong
những điều kiện thích hợp biên độ dao động của hệ tăng
lên, gọi là hiện tượng cộng hưởng tham số.
3.2. Hiện tượng cộng hưởng tham số trong dao
động điện từ
Trong mạch dao động LC, nếu ta làm cho điện dung
C hoặc độ tự cảm L thay đổi một cách tuần hoàn với tần

204
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

số thích hợp thì có thể làm nảy sinh hiện tượng cộng
hưởng nghĩa là biên độ dao động điện từ tăng lên mạnh.
Ví dụ, xét sự biến thiên giá trị tuyệt đối của điện
tích trên mỗi bản tụ điện trong một chu kì.
t 0 T/4 T/2 3T/4 T
Q 0 Qmax 0 Qmax 0
Điều chỉnh khoảng cách (d) giữa hai bản của tụ điện
 S
biến đổi trong một T, khi đó điện dung C ( C = o )
d
của tụ biến đổi và năng lượng dao động của mạch thay
đổi.
t 0 T/4 T/2 3T/4 T
d dmin dmax dmin dmax dmin
C Cmax Cmin Cmax Cmin Cmax
Quá trình thay đổi d tại các thời điểm t = 0, T/4,
T/2, 3T/4, T nên C biến thiên tuần hoàn. Từ (b.1) và
(b.2), cứ sau nửa chu kì (0, T/2), (T/2, T)... năng lượng
1 Qm2
dao động của tụ ( We = ) tăng dẫn đến năng lượng
2 C
dao động của mạch tăng lên một lượng xác định và biên
độ dao động điện từ tăng lên rất mạnh.
Hiện tượng cộng hưởng tham số được ứng dụng
nhiều trong kĩ thuật điện.
205
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

CHƯƠNG IX. SÓNG ĐIỆN TỪ

Phần này trình bày quá trình truyền dao động điện
từ trong không gian, quá trình đó tạo thành sóng điện
từ. Các ví dụ về sóng điện từ trong thực tế mà ta vẫn
gặp như ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến điện, tia X
khi đến bệnh viện chụp X quang…

1. Sự tạo thành sóng điện từ


1.1. Thí nghiệm Héc

Hình 9.1. Thí nghiệm Héc

Dùng một nguồn xoay chiều cao tần nối qua hai ống
dây tự cảm L, L1 đến hai thanh kim loại D, D1. Trên D,
D1 gắn hai quả cầu A, B gần nhau.
206
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Điều chỉnh hiệu điện thế và khoảng cách giữa AB


để có hiện tượng phóng điện giữa A và B.
Kết quả:
- Giữa AB xuất hiện một điện trường biến thiên theo
thời gian
- Dùng dụng cụ phát hiện điện từ trường thấy tại
 
mọi điểm trong không gian đều có cặp E và H vuông
góc với nhau.
Như vậy có điện trường biến thiên được truyền đi
trong không gian.
Giải thích các kết quả của thí nghiệm Héc bằng hai
luận điểm của Măcxoen:

Tại một điểm O có E biến thiên theo thời gian, theo
luận điểm thứ hai của Măcxoen tại các điểm trong
 
không gian xuất hiện các H . Vì E biến thiên theo thời

gian nên H cũng biến thiên theo thời gian.
Mặt khác, theo luận điểm thứ hai của Măcxoen thì

khi có H biến thiên theo thời gian sẽ gây ra một điện
trường xoáy, tại các điểm trong không gian xuất hiện

các E ' .
 
Kết quả ta có cặp ( E , H ) được truyền đến mọi điểm
trong không gian.
207
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1.2. Khái niệm sóng điện từ


Sóng điện từ là trường điện từ biến thiên truyền đi
trong không gian.

Hình 9.2. Sóng điện từ

2. Những tính chất của sóng điện từ


2.1. Hệ phương trình Mắcxoen của sóng điện từ
Theo định nghĩa trên, ta chỉ xét sóng điện từ tự do
nghĩa là sóng điện từ trong một môi trường không dẫn
(không có dòng điện) và không có điện tích:

j = 0 ;  = 0.

Nên phương trình Măcxoen dạng vi phân của sóng


điện từ như sau:

208
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

  
 B   D D
rotE = − ; rotH = j + = 0+
t t t
 
divD =  = 0 ; divB = 0 ;
   
D =  o E ; B = o  H . (2.1)

2.2. Những tính chất tổng quát của sóng điện từ


▪ Tính chất 1: Sóng điện từ truyền cả trong môi
trường chất và trong môi trường chân không.
▪ Tính chất 2: Sóng điện từ là sóng ngang, tại mỗi
điểm trong không gian có sóng điện từ, phương của
 
E , H (tức là phương dao động) đều vuông góc với
phương truyền sóng.
▪ Tính chất 3: Vận tốc truyền sóng điện từ trong
một môi trường đồng chất và đẳng hướng.
1 1 c c
v= = = = (2.2)
 o o  o o .   n
1
= c = 3.108 m / s ;  là hằng số điện môi của
 0 0
môi trường;  là độ từ thẩm của môi trường;  = n là
chiết suất tuyệt đối của môi trường.
Từ thực nghiệm chứng tỏ rằng: n  1 nên v  c.
Trong chân không:  =  = 1 nên v = c; vmôi trường <
vchân không.
209
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

c 
Ta cũng có:  = vT = .T = 0 →   0 .
n n

2.3. Sóng điện từ phẳng đơn sắc


Sóng điện từ phẳng đơn sắc là sóng điện từ có
những tính chất sau:
▪ Tính chất 1:
- Các mặt sóng là những mặt phẳng song song.
- Phương truyền sóng là những đường thẳng song
song và nguồn sóng coi như rất xa.
▪ Tính chất 2:
 
- Các vectơ E và H có phương không thay đổi và
trị số của chúng là hàm sin của thời gian.
2
- Sóng điện từ có tần số xác định  = 2f = .
T
- Trong một môi trường xác định, sóng điện từ có
bước sóng  = vT.
 
▪ Tính chất 3: Hai vectơ E và H luôn luôn ⊥ với nhau.
 
▪ Tính chất 4: E và H luôn luôn dao động cùng pha
 
 o  / E / =  o  / H / (2.3)
 
- Giả sử tại gốc O, hai vectơ E và H có biểu thức
sau:
E o = E m cos  t
H o = H m cos  t

210
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

- Chọn ox có phương trùng với phương truyền


 
sóng, oy  E , oz  H .
 
- Khi đó tại một điểm M bất kì, hai vectơ E và H
có biểu thức sau:
x x
E = E m cos  ( t − ) ; H = H m cos  ( t − ) (2.4)
v v
Biểu thức (2.4) là phương trình của sóng điện từ
phẳng.
2.4. Năng lượng và mật độ năng thông sóng điện
từ
2.4.1. Năng lượng sóng điện từ
Bản chất của sóng điện từ là trường điện từ biến
thiên. Nên năng lượng của sóng điện từ là năng lượng
của trường điện từ định xứ trong không gian có sóng
điện từ.
Mật độ năng lượng sóng điện từ, theo (7.11):
1 1
w = we + wm =  o E 2 + o  H 2 (2.5)
2 2
Sóng điện từ phẳng đơn sắc, theo (2.3):
 
 o / E / = o  / H / →  oE 2 = o H 2

Mật độ năng lượng:

w =  o  E 2 =  o  H 2 =  o  E .  o  H ( 2 .6 )

211
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Mật độ năng lượng trung bình:

w =  o E 2 = o H 2 =  o E.  o E.
= E .H
x
= Em H m cos 2  (t − )
v
x
=  oEm2 cos 2  (t − )
v
x
= o H m2 cos 2  (t − )
v
1 1 1
Vậy ta có: w = Em H m =  oEm2 = o H m2 (2.7)
2 2 2
2.4.2. Mật độ năng thông sóng điện từ (P) đặc
trưng cho sự truyền năng lượng sóng điện từ
 
P = w.v hay P = w.v (2.8)

1
Từ (2.6) và v = (2.2) , ta có:
 o o

1
P =  o E .  o  H . = E.H
 o o
     
Mặt khác: P  v → P⊥E , P⊥H
  
Vậy ta có: P = E.H hay P = E  H (2.9)

212
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.4.3. Cường độ sóng điện từ J (Mật độ năng thông


sóng trung bình)
J = w.v (2.10)

Đối với sóng phẳng đơn sắc:


(2.7) và (2.10), ta có:
1 1
J =  oEm2 .v = o H m2 .v = (2.11)
2 2
1
Thay v = vào (2.11) ta có:
 o o
1  o 1 o  2
J= E m2 = Hm (2.12)
2 o  2  o

3. Sự phát sóng điện từ của một lưỡng cực


nguyên tố dao động (dao tử)
3.1. Khái niệm về lưỡng cực nguyên tố dao động
Lưỡng cực nguyên tố dao động được tạo nên bởi hai
điện cực cách nhau một khoảng l, điện tích trên hai điện
cực A, B trái dấu nhau và biến thiên một cách tuần hoàn
theo thời gian (nhờ một nguồn cung cấp), sóng điện từ
do hai điện cực phát ra có bước sóng  thoả mãn l<< .
Nếu nguồn cung cấp là nguồn dao động điện điều
hoà thì điện tích trên hai cực của lưỡng cực điện,

213
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

mômen lưỡng cực biến thiên theo hàm số sin của thời
gian:
- Điện tích trên A, B: q = qo sin  t

- Mômen lưỡng cực: p = ql = qol sin  t

3.2. Sự phát sóng điện từ của một lưỡng cực


nguyên tố dao động
Lưỡng cực nguyên tố dao động phát ra sóng điện từ.
Lấy trung điểm O của lưỡng cực làm gốc, khi đó ở
những khoảng cách xa O (lớn so với ) sóng điện từ do
lưỡng cực phát ra có thể coi là sóng cầu.
 
Xác định E và H tại một điểm M cách O một
 
khoảng OM = r, (OM , BA) =  :
- Vẽ mặt cầu (O,r).
 
- E nằm tiếp xúc với kinh tuyến, H nằm tiếp xúc
với vĩ tuyến tại M.
 
Khi đó biểu thức của E và H :
a r
E = sin sin  (t − )
r v
b r
H = sin sin  (t − ) (2.13)
r v
Cường độ sóng điện từ tại M:
 4 sin 2 
J =K (2.14) ; a,b, k là những hằng số tỉ lệ.
r2
214
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Nhận xét:
- J phụ thuộc vào r;
- J phụ thuộc vào  nên J phụ thuộc vào phương
truyền sóng điện từ’
- Trên các phương truyền sóng xuất phát từ O
truyền tới M với OM = r, ta lấy những đoạn có chiều dài
tỉ lệ với cường độ sóng điện từ theo phương tương ứng
thì đầu mút của những đoạn ấy tạo thành một đường
cong gọi là đồ thị cường độ sóng điện từ của lưỡng cực.

4. Thang sóng điện từ


Sóng điện từ đơn sắc là sóng điện từ phát ra bởi một
nguồn có tần số chu kì) xác định, trong một môi trường
xác định thì sóng điện từ đơn sắc có một bước sóng 
xác định.
c cT o
 = vT ; v = → = = (2.15)
n n n
Trong đó: o = cT là bước sóng của sóng điện từ trong
chân không; v là vận tốc truyền sóng điện từ trong môi
trường
Nhận xét: λ phụ thuộc vào môi trường trong đó
truyền sóng điện từ và   o.
Phân loại sóng điện từ đơn sắc theo độ lớn của tần
số (Hz) hay bước sóng trong chân không, khi đó ta có
215
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

thể lập được bảng trong đó ghi tên các loại sóng điện từ
tương ứng với những bước sóng từ lớn đến nhỏ gọi là
thang sóng điện từ.

Hình 9.3. Thang sóng điện từ

Thang sóng điện sắo xếp từ theo chiều bước sóng


tăng dàn hay năng lượng sóng giảm dần: Tia gama, Tia
216
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Rơnghen, Sóng tử ngoại, Quang phổ nhìn thấy, Sóng


hòng ngoại, Sóng vô tuyến điện.

5. Áp suất sóng điện từ


5.1. Hiện tượng
Khi sóng điện từ truyền đi gặp một vật dẫn sẽ tác
dụng một lực lên vật dẫn đó. Ta có thể tính được áp lực
này của sóng điện từ.
 
Giải thích hiện tượng trên: khi sóng điện ( E , H )

truyền theo phương ( v ) vuông góc đến bề mặt vật dẫn.

Do E song song với mặt vật dẫn gây nên một dòng
 
điện trong vật dẫn với mật độ dòng điện nên j  E . Do
 
tác dụng của từ trường H , dòng điện j chịu tác dụng
   
của một lực điện từ F nên F⊥( j , H ) .

Vậy F tác dụng theo phương vuông góc với bề mặt
 
vật dẫn tạo ra một áp lực. Do E , H biến đổi theo thời

gian nên lực F có cường độ thay đổi theo thời gian. Giá
trị trung bình của lực tác dụng lên một đơn vị diện tích
của bề mặt vật dẫn chính là áp suất sóng điện từ p.

5.2. Biểu thức của áp suất điện từ


Măcxoen đã thiết lập biểu thức của áp suất p. Xét
trong trường hợp sóng điện từ truyền đến theo phương

217
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

vuông góc với mặt vật dẫn, khi đó áp suất được tính theo
công thức:
p = (1 + k ) w (2.16)

k là hệ số phản xạ sóng điện từ của mặt vật dẫn.


- Vật hấp thụ hoàn toàn sóng điện từ, k = 0: p = w

- Vật phản xạ hoàn toàn sóng điện từ, k = 1: p = 2w


Vậy ta có: w  p  2w .
Khi sóng điện từ truyền đến theo phương hợp với
phương pháp tuyến của bề mặt vật dẫn một góc ,
 
(v , n ) =  , ta có: p = (1 + k )w cos (2.17) .

5.3. Áp suất sóng điện từ của của ánh sáng


Ánh sáng là một loại sóng điện từ, nên khi ánh sáng
truyền đến một vật dẫn cũng tác dụng áp lực lên vật dẫn
đó. Giá trị áp suất ánh sáng khá nhỏ.
Ví dụ đối với ánh sáng mặt trời:
- Mật độ năng thông: P = 103W/m2.
- Mật độ năng lượng trung bình:
P 103
w= = 8
J / m3 .
c 3.10
- Tính được áp suất mặt trời trên mặt vật dẫn phản
xạ hoàn toàn k =1: p = 2w = 0,7.10−5 N / m2

218
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

PHỤ LỤC 1- MỘT SỐ TOÁN TỬ

     
Vectơ Grad  :  = i+ j+ k
x y z
Đại lượng vô hướng, gọi là trường vô hướng: u
    
Vectơ F , gọi là trường vectơ: F = Fx i + Fy j + Fz k

1. Toán tử Gradient (Grad)


Toán tử Gradient chỉ hướng biến đổi mạnh nhất
(hướng của vectơ Grad) và tốc độ biến đổi (thể hiện ở độ
lớn của vectơ Grad) của trường vô hướng (Scalar field).
Công thức của toán tử Grad:
       u  u  u 
u = Gradu =  i + j + k u = i + j+ k
 x y z  x y z
Gradu là một vectơ

2. Toán tử Divergence (Div)


Toán tử Divergence (Div) chỉ độ phân tán của
trường vectơ. Công thức của toán tử Div
           
F = DivF =  i + j + k ( Fx i + Fy j + Fz k )
 x y z 
F Fy Fz
= x + +
x y z

DivF là một vô hướng

3. Toán tử Rotation (Rot)

219
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

Toán tử Rot thể hiện mức độ xoáy của trường


 
vectơ. Công thức của toán tử Rot: RotF =   F

RotF là một vectơ

220
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

PHỤ LỤC 2- MỘT SỐ HẰNG SỐ VẬT LÝ

Tên Ký hiệu Giá trị

Khối lượng proton mp 1,007276 u

Khối lượng notron mn 1,008665 u

Khối lượng electron me 9,1.10-31 kg

Điện tích của electron e -1,6.10-19 C

Điện tích của proton +e 1,6.10-19 C

Điện tích của notron 0

Hằng số điện ε0 8,86.10-12C2/N.m2

Hằng số sắt từ μ0 4π.10-7H/m

Hằng số Bônzaman 1,38.10-23J/s

Tốc độ ánh sáng c 3.108 m/s


trong chân không
Hằng số Plank h 6,625.10-34 J.s

221
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

PHỤ LỤC 3- MỘT SỐ TIẾP ĐẦU NGỮ

M 106

k 103

m 10-3

μ 10-6

n 10-9

p 10-12

M 106

k 103

222
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

PHỤ LỤC 4- CHIẾT SUẤT CỦA MỘT SỐ CHẤT

Chất Chiết suất n

Không khí 1.0003

Nước 1.333

Glycerin 1.473

Dầu ngâm 1.515

Thủy tinh (Crown) 1.520

Thủy tinh (Flint) 1.656

Thạch anh nấu chảy 1.4585

Kim cương 1.920

Chì Sulfide 3.910

223
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG (tập II), 2010, Nhà Xuất bản


Giáo dục Việt Nam, tác giả Lương Duyên Bình, Dư Trí
Công, Nguyễn Hữu Hồ.
2. BÀI TẬP VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG ( tập II), 2010, Nhà
Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tác giả Lương Duyên
Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ.
3. CƠ SỞ VẬT LÍ (tập II, III, IV, V), Nhà Xuất bản Giáo
dục, nhóm tác giả David Halliday- Robert Resnick- Jearl
Walker.
4. ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC, Nhà Xuất bản Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 1998, tác giả Nguyến Phúc Thuần.
5. CƠ HỌC LƯỢNG TỬ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc Gia
Hà Nội, nhóm tác giả Phạm Quý Tư- Đỗ Đình Thanh.
6. VẬT LÍ LÍ THUYẾT, BÀI TẬP VẬT LÍ LÍ THUYẾT
(tập II), 1998, Nhà Xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,
nhóm tác giả Nguyến Hữu Mình- Tạ Duy Lợi- Đố Đình
Thanh- Lê Trọng Tường.

224
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I. TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN 4
1. Một số khái niệm 4
1.1. Điện tích 4
1.2. Nguyên tử 5
1.3. Định luật bảo toàn điện tích 5
1.4. Phân loại vật chất 6
1.5. Định luật Culông 7
2. Điện trường và các đại lượng đặc trưng cho điện trường 9
2.1. Khái niệm điện trường 9
2.2. Vectơ cường độ điện trường 11
2.3. Đường sức điện trường. Điện phổ 15
2.4. Vectơ cảm ứng điện (Điện cảm) 16
2.5. Tính vectơ cường độ điện trường của lưỡng cực điện 17
3. Điện thông. Định lí Otrôgratxki-Gaux (O - G) 19
3.1. Điện thông (Thông lượng cảm ứng điện) 19
3.2. Tính điện thông gửi qua một mặt kín 20
3.3. Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox (Ô-G) đối với điện trường 24

225
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

3.4. Ứng dụng định lí Ô-G tính điện trường 25


4. Điện thế. Mặt đẳng thế 32
4.1. Tính chất thế của trường tĩnh điện 32
4.3. Mặt đẳng thế 39
5. Liên hệ giữa vectơ cường độ điện trường và điện thế 40
5.1. Hệ thức giữa cường độ điện trường và điện thế 40
5.2. Ứng dụng 42
CHƯƠNG II. VẬT DẪN 44
1. Điều kiện cân bằng tĩnh điện 44
1.1 Điều kiện cân bằng tĩnh điện 44
1.2. Những tính chất của vật dẫn mang điện ở trạng thái cân bằng
tĩnh điện 45
2. Hiện tượng điện hưởng 50
2.1. Hiện tượng điện hưởng 50
2.2. Định lí các phần tử tương ứng 51
2.3. Điện hưởng một phần và điện hưởng toàn phần 53
3. Điện dung của một vật dẫn cô lập 54
3.1. Khái niệm 54
3.2. Ví dụ: 55
Tính C của một quả cầu kim loại bán kính R, tích điện Q: 55
4. Hệ vật dẫn tích điện cân bằng. Tụ điện 55
226
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

4.1. Điện dung và hệ số điện hưởng của một hệ vật dẫn tích điện cân
bằng 55
4.2. Tụ điện 56
5. Năng lượng điện trường 62
5.1. Năng lượng tương tác của một hệ điện tích điểm 62
5.2. Năng lượng điện của một vật dẫn cô lập tích điện 64
5.3. Năng lượng tụ điện 64
5.4. Năng lượng điện trường 65
CHƯƠNG III. ĐIỆN MÔI 67
1. Phân tử phân cực và phân tử không phân cực 67
1.2. Phân tử không phân cực 68
1.2. Phân tử phân cực 69
2. Sự phân cực của chất điện môi 71
2.1. Hiện tượng phân cực điện môi 71
2.2. Giải thích hiện tượng phân cực điện môi 72
3. Vectơ phân cực điện môi 76
3.1. Định nghĩa 76
3.2. Liên hệ giữa vectơ phân cực điện môi và mật độ điện mặt của
các điện tích liên kết 77
4. Điện trường tổng hợp trong điện môi 79

227
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

4.1. Điện trường tổng hợp tại một điểm trong điện môi khi điện môi
được đặt trong điện trường ngoài 79

4.2. Xác định điện trường tổng hợp E 79
 
4.3. Mối liên hệ giữa D và Pe 81
5. Đường sức điện trường và đường cảm ứng điện qua mặt phân
cách của hai môi trường 82
6. Điện môi đặc biệt 85
6.1. Điện môi sécnhét 85
6.2. Hiện tượng áp điện 87
CHƯƠNG IV. 89
TỪ TRƯỜNG KHÔNG ĐỔI 89
1. Tương tác từ của dòng điện. Định luật Ampe 90
1.1. Tương tác từ 90
1.2. Định luật Ampe 91
2. Từ trường và các đại lượng đặc trưng cho từ trường 93
2.1. Khái niệm từ trường 93
2.2. Những đại lượng đặc trưng cho từ trường 94
2.3. Xác định vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ từ trường của
một số dòng điện đơn giản 98
3. Từ thông. Định lí ôtrôgratxki- Gaox (O - G) 108

228
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

3.1. Đường cảm ứng từ (đường sức từ trường) 108


3.3. Định lí Ôxtrôgratxki-Gaox đối với từ trường 111
4. Lưu số của vectơ cường độ từ trường. Định lí về dòng điện toàn
phần 114
4.1. Lưu số của vectơ cường độ từ trường 114
4.2. Định lí Ampe về dòng điện toàn phần 115
4.3. Ứng dụng 120
4.4. Mạch từ 122
5. Tác dụng của từ trường lên dòng điện 124
5.1. Tác dụng của từ trường lên một phần tử dòng điện- Lực Ampe 124
5.2. Tác dụng tương hỗ giữa hai dòng điện thẳng song song dài vô
hạn 125
5.3. Tác dụng của từ trường đều lên một mạch điện kín 127
5.4. Công của lực từ 130
6. Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường 132
6.1. Tác dụng của từ trường lên hạt tích điện chuyển động. Lực
Loren 132
6.2. Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường đều 133
CHƯƠNG V. 136
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 136
1. Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ 136
229
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

1.2. Định luật Lenx 138


1.3. Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ 138
1.4. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều 140
1.5. Dòng điện Fucô 141
2.1. Hiện tượng tự cảm 144
2.2. Suất điện động tự cảm 146
2.3. Độ tự cảm 146
2.4. Hiệu ứng bề mặt 147
3. Hiện tượng hỗ cảm 150
3.1. Hiện tương 150
3.2. Suất điện động hỗ cảm 150
3.3. Hệ mạch điện cảm ứng 152
4. Năng lượng từ trường 152
4.1. Năng lượng từ trường của ống dây điện 152
4.2. Năng lượng từ trường 155
CHƯƠNG VI. VẬT LIỆU TỪ 157
1. Nguyên tử trong từ trường ngoài 157
1.1. Mômen từ và mômen động lượng của nguyên tử 157
1.2. Nguyên tử đặt trong từ trường ngoài. Hiệu ứng nghịch từ 160
2. Sự từ hoá của các chất. Vectơ từ độ 162
2.1. Sự từ hoá của các chất 162
230
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2.2. Vectơ từ độ 162


3. Chất thuận từ và chất nghịch từ 163
3.1. Chất nghịch từ 163
3.2. Chất thuận từ 165
3.3. Từ trường tổng hợp trong chất thuận từ và chất nghịch từ 166
4.1. Định nghĩa 167
4.2. Tính chất của sắt từ 168
4.3. Giải thích tính chất sắt từ bằng thuyết miền từ hoá 171
CHƯƠNG VII. TRƯỜNG ĐIỆN TỪ 174
1. Luận điểm thứ nhất của Mắcxoen 174
1.1. Phát biểu luận điểm thứ nhất của Măcxoen 174
1.2. Phương trình Măcxoen - Faraday 176
2. Luận điểm thứ hai của Mắcxoen 177
2.1. Nội dung luận điểm 177
2.2. Phương trình Măcxoen- Ampe 178
3. Trường điện từ và hệ thống các phương trình Mắcxoen 182
3.1. Khái niệm trường điện từ 182
3.2. Phương trình Măcxoen - Faraday 183
3.3. Phương trình Măcxoen - Ampe 183
3.4. Định lí Ôxtrôgratxki - Gaox đối với điện trường 183
3.5. Định lí Ôxtrôgratxki - Gaox đối với từ trường 184
231
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

3.6. Các phương trình liên hệ các đại lượng đặc trưng cho trường
với tính chất của môi trường 184
4. Tính tương đối của trường điện từ 186
5. Chuyển động của hạt điện trong trường điện từ 187
5.1. Lực tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong trường điện
từ 187
5.2. Kháo sát sự chuyển động của hạt mang điện trong trường điện
từ 188
1. Dao động điện từ điều hoà 190
1.1. Khái niệm và hiện tượng 190
1.2. Phương trình dao động điện từ điều hoà 193
2. Dao động điện từ tắt dần và dao động điện từ cưỡng bức 195
2.1. Dao động điện từ tắt dần 195
2.2. Dao động điện từ cưỡng bức 199
3. Cộng hưởng tham số 204
3.1. Định nghĩa 204
3.2. Hiện tượng cộng hưởng tham số trong dao động điện từ 204
CHƯƠNG IX. SÓNG ĐIỆN TỪ 206
1. Sự tạo thành sóng điện từ 206
1.1. Thí nghiệm Héc 206
1.2. Khái niệm sóng điện từ 208
232
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

2. Những tính chất của sóng điện từ 208


2.1. Hệ phương trình Mắcxoen của sóng điện từ 208
2.2. Những tính chất tổng quát của sóng điện từ 209
2.3. Sóng điện từ phẳng đơn sắc 210
2.4. Năng lượng và mật độ năng thông sóng điện từ 211
3. Sự phát sóng điện từ của một lưỡng cực nguyên tố dao động
(dao tử) 213
3.1. Khái niệm về lưỡng cực nguyên tố dao động 213
3.2. Sự phát sóng điện từ của một lưỡng cực nguyên tố dao động 214
4. Thang sóng điện từ 215
5. Áp suất sóng điện từ 217
5.1. Hiện tượng 217
5.2. Biểu thức của áp suất điện từ 217
5.3. Áp suất sóng điện từ của của ánh sáng 218
PHỤ LỤC 1- MỘT SỐ TOÁN TỬ 219
PHỤ LỤC 2- MỘT SỐ HẰNG SỐ VẬT LÝ 221
PHỤ LỤC 3- MỘT SỐ TIẾP ĐẦU NGỮ 222
PHỤ LỤC 4- CHIẾT SUẤT CỦA MỘT SỐ CHẤT 223
TÀI LIỆU THAM KHẢO 224
MỤC LỤC 225

233
BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG - Tập 1

234

You might also like