You are on page 1of 91

PHẦN I.

ĐIỆN HỌC
CHƯƠNG 1. TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
Các điện tích đứng yên tạo ra xung quanh chúng một môi trường vật chất
đặc biệt, được gọi là trường tĩnh điện. Nội dung của chương này là khảo sát
tương tác tĩnh điện giữa các điện tích; xây dựng các khái niệm cơ bản của trường
tĩnh điện như cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế, chứng minh trường
tĩnh điện là trường lực thế.
§1.1. Khái niệm
1.1.1. Hiện tượng nhiễm điện
Hiện tượng một số vật sau khi cọ sát vào nhau có thể hút được các vật nhẹ
khác gọi là hiện tượng nhiễm điện.
1.1.2. Điện tích
Vật bị nhiễm điện nghĩa là nó có mang điện tích, có hai loại điện tích là
điện tích dương và điện tích âm.
Điện tích dương là loại điện tích giống điện tích xuất hiện trên thanh thủy
tinh sau khi cọ sát vào lụa. Điện tích âm là loại điện tích giống điện tích xuất hiện
trên thanh êbonit sau khi cọ sát vào dạ.
Hai điện tích cùng loại luôn đẩy nhau, khác loại hút nhau.
Điện tích xuất hiện trên vật có cấu tạo gián đoạn, gồm một số nguyên lần
điện tích nhỏ gọi là điện tích nguyên tố.

- Điện tích nguyên tố dương: proton

- Điện tích nguyên tố âm: electron

1.1.3. Ion
Proton và electron đều có trong thành phần cấu tạo của nguyên tử, proton
nằm trong hạt nhân nguyên tử, electron chuyển động xung quanh hạt nhân đó.
Nguyên tử ở trạng thái trung hòa có tổng điện tích bằng không: số proton bằng số
electron bằng Z.
Khi mất electron, nguyên tử trở nên thiếu điện tích âm và mang điện dương,
gọi là ion dương. Khi nhận electron, nguyên tử trở nên thừa điện tích âm và
mang điện âm, gọi là ion âm.
Vậy: vật mang điện là do nó mất đi hoặc nhận thêm một số nguyên lần điện
tích nguyên tố âm:ne
1.1.4. Định luật bảo toàn điện tích

1
Thuyết electron dựa vào sự chuyển dời của các electron để giải thích các
hiện tượng điện, bản chất của quá trình nhiễm điện chỉ là quá trình vật mất đi
hoặc nhận thêm một số nguyên lần điện tích nguyên tố âm, chính là quá trình
phân bố lại các điện tích trong các vật hoặc trong hệ vật, còn tổng đại số điện tích
trên chúng không có gì thay đổi.
Định luật bảo toàn điện tích: “Tổng đại số các điện tích trong một hệ cô lập
luôn là không đổi ”
1.1.5. Chất dẫn điện và chất cách điện
Chất dẫn điện là chất có khả năng cho điện tích chuyển động tự do trong nó.
Chất cách điện là chất không có khả năng cho điện tích chuyển động tự do trong
nó.
Giữa chất dẫn và cách điện có một loại chất trung gian, có độ dẫn điện nhỏ
hơn chất dẫn điện nhưng lớn hơn chất cách điện gọi là chất bán dẫn.

§1.2. Định luật Culong


Điện tích luôn tương tác với nhau, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và
trái dấu thì hút nhau gọi là tương tác tĩnh điện hay tương tác Culong.
1.2.1. Điện tích điểm
Là vật mang điện có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so vói các kích thước và
khoảng cách mà ta khảo sát. Vậy khái niệm về điện tích điểm có tính tương đối,
trong trường hợp này ta có thể coi vật là điện tích điểm nhưng trong trường hợp
khác thì không.
1.2.2. Định luật Culong
a. Đinh luật Culong trong chân không.
Cho 2 điện tích q1 và q2 cách nhau khoảng r trong chân không, có hằng số
điện môi ε =1. Bằng thực nghiệm nhà vật lý Coulomb đã thiết lập nên định luật
mang tên ông vào năm 1785. Định luật đó được phát biểu như sau:

  
F10 r12 F20
 
F10 F20

q1  q2
r21
 
F10 F20

 
F20 q1 q2 F20

q1   q2
F10 F20
 
F10 F20

Hình 1.1. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm.

2
“Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không có
phương nằm trên đường thẳng nối hai điện tích, có chiều đẩy nhau nếu hai điện
tích cùng dấu và hút nhau nếu hai điện tích trái dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích
độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng chách giữa
chúng”

(1.1)

gọi là hằng số điện.

(1.2)

(1.3)

Và F10=F20=F, là hai vectơ khoảng cách hướng từ q1 đến q2 và ngược


lại.
b. Định luật Culong trong môi trường
Nếu hai điện tích điểm q1, q2 được đặt trong một môi trường bất kỳ thì lực
tương tác giữa chúng giảm đi ε lần so với lực tương tác giữa chúng trong chân
không: trong đó ε là một đại lượng không thứ nguyên đặc trong cho tính chất
điện của môi trường và được gọi là độ thẩm điện môi tỉ đối (hay hằng số điện
môi) của môi trường. Trị số ε của các môi trường được cho trong các số tra cứu
về điện (đối với chân không ε = 1, còn đối với không khí ε ≈1)

(1.4)

(1.5)

1.2.3. Nguyên lý chồng chất các lực điện


Xét một hệ điện tích điểm q 1, q2, ...., qn được phân bố rời rạc trong không
gian và một điện tích điểm q 0 đặt trong không gian đó. Gọi , ,..., lần lượt
là các lực tác dụng của q1, q2,….., qn lên điện tích q0 thì tổng hợp các lực tác dụng
lên q0 là:

(1.6)

Áp dụng nguyên lý trên ta có thể xác định lực tương tác tĩnh điện giữa hai

3
vật mang điện bất kỳ bằng cách xem mỗi vật mang điện như một hệ vô số các
điện tích điểm được phân bố rời rạc. Nếu điện tích được phân bố liên tục trong
vật thì việc lấy tổng trong (1.7) được thay bằng phép tích phân theo toàn bộ vật.
Với hai quả cầu mang điện đều hoặc hai mặt cầu tích điện đều, sau khi áp dụng
nguyên lý trên, ta thấy rằng lực tương tác giữa chúng cũng được xác định bởi
định luật Culong, song phải coi điện tích trên mỗi khối (mặt) cầu như một điện
tích điểm tập trung ở tâm của nó.

§1.3. Điện trường


1.3.1. Khái niệm điện trường
Sở dĩ các điện tích tuy ở cách xa nhau, không tiếp xúc với nhau nhưng vẫn
tương tác được với nhau là vì không gian xung quanh mỗi điện tích tồn tại một
môi trường vật chất đặc biệt gọi là điện trường. Thể hiện sự tồn tại của điện
trường là ở chỗ khi đặt bất kì một điện tích nào vào điện trường thì điện tích đó
đều bị tác dụng của một lực điện. Điện trường là môi trường truyền tương tác
điện từ điện tích này sang điện tích khác.
1.3.2. Véctơ cường độ điện trường
a. Định nghĩa
Tại một điểm M nào đó trong điện trường ta lần lượt đặt các điện tích q 01,
q02... q0n có giá trị đủ nhỏ (để không làm biến đổi đáng kể điện trường đó) rồi đo
các lực , ,..., do điện trường tác dụng lần lượt lên chúng. Thực nghiệm
cho thấy tỉ số giữa lực tác dụng lên mỗi điện tích và trị đại số của điện tích đó là
một hằng số:

(1.7)

đặc trưng cho điện trường tại điểm M cả về độ lớn, phương và chiều; nó được
gọi là véctơ cường độ điện trường tại M
Nếu chọn q = +1C thì .
Vậy: “Véctơ cường độ điện trường E tại một điểm là đại lượng đặc trưng
cho điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực, có trị véctơ bằng lực
tác dụng của điện trường lên một đơn vị điện tích dương đặt tại điểm đó”.
− Nếu q0 > 0 thì cùng chiều với

− Nếu q0 < 0 thì ngược chiều với

Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của là Vôn/mét: V/m.


b. Vectơ cường độ điện trường của điện trường gây bởi 1 điện tích điểm

4
Giả sử điện trường do một điện tích điểm q sinh ra. Ta hãy xác định véctơ
cường độ điện trường tại một điểm M cách điện tích q một khoảng r. Muốn
vậy tại điểm M ta đặt một điện tích điểm q 0 có trị số đủ nhỏ. Khi đó tác dụng
lên q0 một lực chính là lực tác dụng do điện tích q tác dụng lên q0.

(1.8)

M
M
 

q>0 r

E q <0 E r

Hình 1.2. Điện trường sinh ra bởi một điện tích điểm.
Nhận xét:
- Nếu q > 0 thì : hướng ra xa khỏi điện tích q.

- Nếu Q < 0 thì : hướng vào điện tích q.

- Về độ lớn : E tại điểm M tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích


q và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích q.
c. Véctơ cường độ điện trường của điện trường gây ra bởi một hệ vật mang
điện – Nguyên lý chồng chất điện trường
+ Điện trường gây ra bởi hệ điện tích phân bố rời rạc.
Xét hệ điện tích điểm q1, q2, ...,qn phân bố rời rạc trong không gian. Ta đặt
q0 tại M, Véc tơ cường độ điện trường tại M:

(1.9)

Trong đó là lực tác dụng của điện tích q i lên điện tích q0. (1.9) là biểu
thức toán học của nguyên lý chồng chất điện trường được phát biểu như sau:
“Véctơ cường độ điện trường của điện trường gây ra bởi một hệ điện tích
điểm bằng tổng các véctơ cường độ điện trường do từng điện tích điểm của hệ
sinh ra”.
+ Điện trường gây bởi hệ điện tích phân bố liên tục.
Xét một vật mang điện có kích thước bất kỳ và điện tích phân bố liên tục
trên vật này. Ta có thể xem vật như một hệ điện tích điểm được phân bố liên tục
5
trong không gian. Do đó, ta chia vật thành nhiều phần nhỏ có độ lớn điện tích dq,
sao cho dq có thể xem là điện tích điểm và sinh ra điện trường .

Véctơ cường độ điện trường do vật mang điện gây ra tại điểm M được xác
định tương tự theo công thức:

(1.10)

Ta xét một số trường hợp cụ thể sau đây:


+ Nếu vật là sợi dây (L) với mật độ điện tích dài λ (C/m) thì điện tích trên
một vi phân độ dài dl là dq =λdl

(1.11)

+ Nếu vật là mặt (S) với mật độ điện tích mặt ρ(C/m2) thì điện tích trên
một vi phân độ dài dl là dQ = ρdl

(1.12)

+ Nếu vật là khối (V) với mật độ điện tích khối δ (C/m 3) thì điện tích trên một vi
phân độ dài dl là dQ =δdV

(1.13)

1.3.3. Ứng dụng nguyên lý chồng chất


điện trường tính cường độ điện trường
do một vài hệ điện tích sinh ra
a. Lưỡng cực điện
+ Định nghĩa
Lưỡng cực điện là một hệ hai điện
tích điểm có độ lớn bằng nhau nhưng trái
dấu +q và –q, cách nhau một đoạn l rất nhỏ
so với khoảng cách từ lưỡng cực điện tới
những điểm đang xét của trường.
+ Mômen lưỡng cực điện
Véctơ mômen lưỡng cực điện được Hình 1.3. Lưỡng cực điện.

6
định nghĩa là: , là véctơ khoảng cách giữa hai điện tích đó, hướng từ
điện tích (-q) đến (+q). Đường thẳng nối hai điện tích gọi là trục của lưỡng cực
điện.
+ Điện trường gây ra bởi lưỡng cực điện:
Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên mặt phẳng trung trực của
lưỡng cực
Theo nguyên lý chồng chất điện trường thì cường độ điện trường tại M:

(1.14)

(1.15)

Cường độ điện trường tại một điểm trên trục của lưỡng cực: Bằng phương
pháp tương tự ta cũng xác định được véctơ cường độ điện trường tại N cách tâm
O của lưỡng cực điện khoảng r:

(1.16)

+ Lưỡng cực điện đặt trong điện trường ngoài.

Giả sử lưỡng cực điện đặt trong điện trường ngoài , nghiêng với
đường sức điện trường góc θ, lưỡng cực điện sẽ chịu tác dụng của mômen ngẫu
lực , :

(1.17)

Mômen có tác dụng làm quay lưỡng cực điện theo chiều (trong hình 1.4
theo chiều kim đồng hồ) sao cho trùng với hướng của điện trường , đến vị trí

mà thì các lực và trực đối nhau. Nếu lưỡng cực điện là cứng (l không

7
đổi) nó sẽ nằm cân bằng. Nếu lưỡng cực là đàn hồi, nó sẽ bị biến dạng.

Hình 1.4. Lưỡng cực điện trong điện trường ngoài

b. Điện trường của dây thẳng tích điện dài vô hạn


Dây dài vô hạn tích điện đều mật độ điện dài λ, ta cần tìm điện trường tại
M cách dây khoảng R. Ta chia nhỏ dây thành từng phần có độ dài dx, điện tích
dq được coi như điện tích điểm, dq gây ra cường độ điện trường tại M là :

Trog đó:
Theo nguyên lý chồng chất điện trường, cả sợi dây gây ra điện trường tại M:

Vì mỗi yếu tố dx trên sợi dây luôn có một yếu tố đối xứng qua O nên từng
cặp yếu tố dx đối xứng như vậy gây ra cường độ điện trường tổng cộng có
phương vuông góc với sợi dây. Kết quả, cả sợi dây gây ra véctơ có phương
vuông góc với sợi dây và E = En.

dq=λdx
N


O α M dEn E
r

dE

Hình 1.5. Dây thẳng tích điện đều. 8


(1.18)

Dây dài vô hạn nên: : (1.19)

c. Điện trường của đĩa tròn mang điện đều


Giả sử có đĩa tròn (O, R) mang điện đều mật độ điện mặt , cần tìm
cường độ điện trường do đĩa gây ra tại M nằm trên trục của đĩa và cách tâm đĩa
khoảng h. Ta chia nhỏ đĩa thành từng phần nhỏ có diện tích dS được giới hạn bởi
hai đường tròn (O,x) và (O, x+dx) và hai bán kính hợp với phương Ox góc φ và
φ+d φ, điện tích của dS là dq.
,

Cường độ điện trường do dq gây ra tại M :

Trong đó .
Với mỗi yếu tố dS như trên ta luôn có một yếu tố đối xứng với dS qua O
gây ra điện trường , hai yếu tố này gây ra tại M cường độ điện trường có

phương nằm trên trục của đĩa: (1.20)

Kết quả là véctơ cường độ điện trường do cả đĩa gây ra tại M là cũng
có phương nằm trên trục của đĩa.

9
dq=σdS
A

r dE1
x 
α M dE
O h


dE2
B

Hình 1.6. Đĩa tròn mang điện đều.

Với

Trong đó

Nên: =

Vậy: (1.21)

Nếu đĩa có kích thước rất lớn nó tương với mặt phẳng vô hạn mang điện
đều thì (1.22)

10
§1.4. Điện thông và định lý Ôxtrôgratxki-Gaux
1.4.1. Đường sức điện trường
a. Định nghĩa
Để mô tả dạng hình học của điện trường người ta dùng đường sức điện
trường:“Đường sức điện trường là một đường cong mà tiếp tuyến tại mỗi điểm
của nó trùng với phương của véctơ cường độ điện trường E tại điểm đó, còn
chiều của nó là chiều của véctơ cường độ điện trường”.
Tập hợp các đường sức gọi là điện phổ.

Hình 1.7. Đường sức điện trường.

Hình 1.8. Điện phổ của điện tích điểm

Hình 1.9. Điện phổ của hệ hai điện tích điểm

c. Tính chất
- Mật độ đường sức đặc trưng cho độ lớn của vectơ cường độ điện trường.
- Đường sức luôn là đường cong hở, xuất phát từ điện tích dương hoặc vô
cùng, kết thúc ở điện tích âm hoặ vô cùng.
- Các đường sức điện trường không cắt nhau vì tại mỗi điểm trong điện
trường véctơ chỉ có một giá trị xác định qua đó ta chỉ vẽ được một đường sức
duy nhất.

11
- Đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều
nhau.
1.4.2. Vectơ cảm ứng điện
Sự gián đoạn của đường sức điện trường
Khi ta biểu diễn điện trường bằng điện phổ qua các môi trường khác nhau
thì gặp phải khó khăn vì cường độ điện trường phụ thuộc vào môi trường (tỉ lệ
nghịch với hằng số điện môi ε) Và do đó khi đi qua mặt phân cách của hai môi
trường hằng số điện môi ε khác nhau cường độ điện trường biến thiên đột ngột
vì vậy điện phổ bị gián đoạn ở bề mặt phân cách hai môi trường.
Hình 1.10 là điện phổ của một điện tích điểm +q đặt ở tâm một mặt cầu S,
bên trong S là chân không (ε = 1), còn bên ngoài S là môi trường có hằng số điện
môi ε = 2. Ta thấy, qua mặt phân cách S, số đường sức giảm đi 2 lần, tức là điện
phổ bị gián đoạn trên mặt S.
Sự gián đoạn này không thuận lợi cho các phép tính về điện trường. Để
khắc phục, người ta khử sự gián đoạn đó bằng cách đưa vào một đại lượng vật lý
khác không phụ thuộc vào tính chất của môi trường được gọi là véctơ cảm ứng
điện (còn gọi là véctơ điện cảm). Trong trường hợp môi trường là đồng nhất,
ta định nghĩa:
, (1.23)

Tương tự như véctơ cường độ điện trường , véc tơ điện cảm cũng có
đường điện cảm thể hiện về mặt hình học của . Về mặt định nghĩa và tính chất,
đường điện cảm giống như đường sức của điện trường, tuy nhiên mật độ của nó
không thay đổi khi qua 2 môi trường có hằng số điện môi khác nhau.
Đối với điện trường gây bởi điện tích điểm:

(1.24)

Hình 1.10. Hình 1.11.


Sự gián đoạn của đường sức điện trường Sự liên tục của đường điện cảm

12
1.4.3. Điện thông
a. Định nghĩa.
Điện thông qua một điện tích S đặt trong điện trường chính là thông lượng
của véctơ cảm ứng điện gởi qua diện tích S đó.
b. Biểu thức tính điện thông
+ Xét diện tích phẳng S đặt trong điện trường đều có các đường cảm ứng
điện thẳng song song cách đều nhau (hình 1.12a).

a) Điện trường đều b) Điện trường bất kỳ

Hình 1.12. Định nghĩa điện thông

Theo định nghĩa, điện thông Φe gởi qua mặt S là đại lượng có trị số bằng
số đường cảm ứng điện gửi qua mặt S đó.

(1.25)

(1.26)

Trong đó véctơ diện tích

Với Dn là hình chiếu của lên phương và Sn là hình chiếu của S lên
phương vuông góc với các đường cảm ứng điện. Ta nhận thấy số đường cảm ứng
điện gửi qua hai mặt S và Sn là như nhau, nên điện thông gửi qua S cũng chính là
điện thông gởi qua Sn.
Φe>0 khi α nhọn hoặc Φe< 0 khi α tù, tùy thuộc vào cách chọn .
+ Nếu diện tích S bất kỳ và điện trường bất kỳ, khi đó ta chia diện tích S
thành những vi phân diện tích vô cùng nhỏ dS sao cho véctơ cảm ứng điện tại
mọi điểm trên diện tích dS có thể xem là bằng nhau (đều).
Khi đó điện thông vi phân gửi qua dS:

13
(1.27)

Và điện thông toàn phần gửi qua S: (1.28)

+ Nếu (S) là mặt kín, pháp tuyến luôn hướng ra khỏi mặt (S).
1.4.4. Định lý Ôxtrôgratxki-Gaux

Xét mặt kín (S), chiều dương của pháp tuyến trên mặt kín hướng ra
ngoài, ta phát biểu định lý như sau:
“Điện thông qua một mặt kín bằng tổng đại số các điện tích nằm trong
mặt kín đó”

Biểu thức: (1.29)

(S) gọi là mặt Gauss.


* Dạng vi phân của định lý:

(1.30)

1.4.5. Ứng dụng định lý tính cường độ điện trường


a. Điện trường của một mặt cầu mang điện đều:
Cho mặt cầu (O, R), tích điện đều với mật độ điện khối ρ > 0. Xác định
cường độ điện trường tại điểm M ở bên ngoài và điểm N bên trong quả cầu.
* Tại điểm M ở ngoài mặt cầu, OM = r > R.
+ Chọn mặt Gauss (S) mặt cầu (O,r) đi qua M.
+ Vì khối cầu tích điện đều nên hệ đường sức có tính chất đối xứng cầu.
Hệ đường sức có phương trùng với các bán kính, hướng ra ngoài. Do đó quỹ tích
của những điểm có độ lớn bằng nhau là những mặt cầu tâm O, do đó trên mặt
cầu (S): D = DM = const.

+ Áp dụng định lý O –G:

14
, (1.31)


D

N 
M dS
O
Dn

S S

Hình 1.13. Điện trường của mặt cầu mang điện đều

Kết quả này giống với biểu thức cường độ điện trường của một điện tích
điểm q đặt tại O.
* Tại điểm N nằm trong lòng mặt cầu (r < R).
Tương tự quá trình như trên, tuy nhiên vì mặt Gauss (S) lúc này nằm trong
mặt cầu mang điện nên nó không chứa một điện tích nào:

(1.32)

Nhận xét: − Ở trong mặt cầu (r<R): điện trường bằng không.
− Ở ngoài (r>R): điện trường tương đương với điện trường của 1
điện tích điểm có cùng độ lớn đặt tại tâm mặt cầu.
b. Điện trường của một mặt phẳng mang điện đều:
Mặt phẳng vô hạn mang điện đều có mật độ điện mặt σ, do tính đối xứng
nên véctơ điện cảm tại điểm M nào đó trong điện trường luôn vuông góc với
mặt phẳng.
Ta chọn mặt Gauss (S) là mặt trụ đi qua M nằm đối xứng với nhau qua
mặt phẳng. Điện thông gửi qua (S):

Do (S) giao với mặt phẳng bởi có điện tích nên:

15
, (1.33)

và không phụ thuộc vào không gian, vậy điện trường do mặt phẳng vô hạn
sinh ra là điện trường đều.
c. Hai mặt phẳng mang điện đều trái dấu đặt song song:
Cho 2 mặt phẳng có cùng mật độ điện mặt nhưng trái dấu và . Véctơ
cảm ứnd điện tại mọi điểm trong diện trường:

Do 2 mặt phẳng trái dấu nên trong vùng không gian giữa hai mặt
cùng chiều nhau:

D=D1+D2=2D1= , (1.34)

Ngoài vùng không gian của 2 mặt phẳng ngược chiều nhau nên:

D=0, E=0. (1.35)

+σ -σ
ε

 
D D =0

Hình 1.14. Điện trường giữa hai mặt phẳng vô hạn trái dấu

d. Điện trường của một mặt trụ vô hạn mang điện đều:
Cho mặt trụ dài vô hạn bán kính R mật độ điện mặt , do tính đối xứng
nên véctơ điện cảm tại điểm M nào đó trong điện trường luôn vuông góc với
trục của trụ và hướng theo phương bán kính.
Chọn mặt Gauss (S) là mặt trụ đồng trục với mặt trụ mang điện có chiều
cao l và bán kính r đi qua M. Theo định lý O-G, điện thông gửi qua (S):

16
(1.36)

Nếu R rất nhỏ trụ tương đương với 1 dây tích điện vô hạn:

(1.37)

§1.5. Điện thế


1.5.1. Công của lực tĩnh điện. Tính chất thế của trường tĩnh điện
Xét điện tích điểm q0 đặt trong điện trường tĩnh , theo tính chất của điện
trường, q chịu tác dụng của lực điện trường và di chuyển theo đường
cong MN. Khi đó lực sinh công AMN gọi là công của lực tĩnh điện.

(1.38)

a. Công của điện trường gây bởi 1 điện tích điểm


Nếu do một điện tích điểm sinh ra, tại M véctơ cường độ điện trường:

dscosα= AA’= OA’-OA=OB-OA=dr

Vậy: (1.39)

17
Nhận thấy AMN không phụ thuộc vào dạng đường cong dịch chuyển MN
của q0, mà chỉ phụ thuộc vào M và N.
b. Công trong điện trường gây bởi hệ điện tích điểm.

Hình 1.15 . Công của lực tĩnh điện

Giả sử do hệ điện tích điểm qi sinh ra, khi đó véctơ cường độ điện

trường tại M:

(1.40)

Trong đó riM và riN là các khoảng cách từ điện tích qi đến M và N.


Ta thấy công của lực tĩnh điện cũng không phụ thuộc vào dạng đường
cong dịch chuyển mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của dịch
chuyển.
Mọi điện trường bất kỳ luôn được xem như điện trường của hệ điện tích
điểm. Do đó, ta có thể kết luận công của lực tĩnh điện làm dịch chuyển một điện
tích trong một điện trường bất kỳ đều không phụ thuộc vào dạng đường cong
dịch chuyển, mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ của điểm đầu và điểm cuối của dịch
chuyển.

Vậy nếu :

Ta có: (1.41)

Đây là tính chất thế của trường tĩnh điện.


Vậy:
+ Trường tĩnh điện là trường thế, lực tĩnh điện là lực thế.
+ Lưu số của véctơ cường độ điện trường (tĩnh) dọc theo một đường cong
18
kín bằng không.
1.5.2. Thế năng của điện tích trong điện trường
Do trường tĩnh điện là trường thế nên công của lực tĩnh điện tác dụng lên q 0
trong sự dịch chuyển nào đó bằng độ giảm thế năng của q0 trong điện trường:

(1.42)

(1.43)

+ Điện trường của điện tích điểm:

(1.44)

Chọn thế năng ở vô cùng bằng 0:

(1.45)

+ Điện trường của hệ điện tích điểm:

(1.46)

+ Điện trường bất kỳ:

: (1.47)

Vậy: Thế năng của q0 tại một điểm nào đó trong điện trường bằng công của
lực tĩnh điện làm dịch chuyển q0 từ điểm đó ra xa vô cùng.
1.5.3. Điện thế
a. Định nghĩa.
Thế năng của q0 tại M trong điện trường phụ thuộc vào độ lớn của q 0, tuy
nhiên tỷ số thế năng trên độ lớn điện tích q0 luôn không đổi:

(1.48)

19
gọi là điện thế của điện trường tại điểm M.

+ Điện trường của điện tích điểm: (1.49)

+ Điện trường của hệ điện tích điểm: (1.50)

+ Điện trường bất kỳ: (1.51)

Do chọn mốc thế năng bằng không ở vô cùng nên mốc điện thế cũng bằng 0
ở vô cùng.
b. Hiệu điện thế.
(1.52)
Vậy: “Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện tích điểm q từ
điểm M tới điểm N trong điện trường bằng tích số của điện tích q với hiệu điện
thế giữa hai điểm M và N đó”.
c. Ý nghĩa của điện thế và hiệu điện thế.
Chọn (1.53)
Vậy: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là một đại
lượng bằng công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một đơn vị điện tích
dương từ điểm M đến điểm N

Chọn (1.54)

Vậy: Điện thế tại một điểm trong điện trường là một đại lượng về trị số
bằng công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ
điểm đó ra xa vô cùng.
Chú ý:
- Đơn vị đo điện thế và hiệu điện thế trong hệ SI là Vôn, kí hiệu là V.
- Trong kỹ thuật, đại lượng hiệu điện thế được sử dụng nhiều hơn đại lượng
điện thế vì giá trị của hiệu điện thế không phụ thuộc vào cách chọn gốc tính điện
thế (hoặc thế năng). Thường chọn điện thế của đất hoặc của những vật nối đất
bằng không. Khi đó nói điện thế của một điểm nào đó chính là nói về hiệu điện
thế giữa điểm đó với đất.
- Một vật tích điện q được phân bố liên tục, khi đó muốn tính điện thế tại
một điểm nào đó trong điện trường do Q tạo ra ta có công thức sau:

(1.57)

20
CHƯƠNG 2. VẬT DẪN
Trong tự nhiên vật chất chia làm ba loại: Vật dẫn, điện môi và bán dẫn. Vật
dẫn là vật có chứa các hạt mang điện tự do, có thể chuyển động trong toàn bộ vật.
Khái niệm vật dẫn bao gồm nhiều chất như kim loại, dung dịch điện phân, chất
khí ion hoá.
Ở đây ta chỉ nghiên cứu kim loại, có các điện tích tự do là các electron tự do
chuyển động trong toàn mạng tinh thể của nó. Do đó khi nói về vật dẫn, ta hiểu
theo nghĩa hẹp là vật dẫn kim loại mà thôi.

§2.1. Điều kiện cân bằng tĩnh điện.


2.1.1. Điều kiện cân bằng tĩnh điện
Một vật dẫn được tích điện mà các hạt mang điện của nó ở trạng thái đứng
yên, được gọi là vật dẫn cân bằng tĩnh điện.
Muốn vậy, cả bên trong và trên bề mặt của vật dẫn, các điện tích không
được chuyển động khi đó trên vật dẫn cần có điều kiên:

(2.1)

2.1.2. Tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện.
+) Véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm trong vật dẫn cân bằng tĩnh
điện bằng không. Tại mọi điểm trên bề mặt của vật dẫn, véctơ (do đó cả
đường sức điện trường nữa) phải vuông góc với bề mặt vật dẫn.
+) Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế, bề mặt vật dẫn là một
mặt đẳng thế.

Bên trong vật dẫn =0 nên: (2.2)

Trên bề mặt vật dẫn: chỉ có thành phần pháp tuyến, thành phần tiếp tuyến
Et = 0, nên:

(2.3)

Điện thế tại mọi điểm trên bề mặt vật bằng nhau nên mặt vật dẫn là một mặt
đẳng thế. Vì điện thế là hàm liên tục của khoảng cách nên toàn bộ vật là một khối
đẳng thế.
+) Điện tích chỉ phân bố trên bề mặt của vật dẫn cân bằng tĩnh điện.

21
Nếu chọn S là một mặt kín nằm trọn trong lòng vật dẫn và rất sát với bề mặt
vật dẫn, khi đó áp dụng định lý O-G cho mặt kín S này ta có D = E = 0. Vậy,
trong lòng mặt kín S này không có điện tích nào cả và điện tích của vật dẫn cân
bằng tĩnh điện chỉ được phân bố trong một lớp rất mỏng trên bề mặt vật dẫn. Do
đó khi khoét rỗng vật dẫn thì sự phân bố điện tích trên vật dẫn không có sự thay
đổi, vật dẫn rỗng gọi là màn điện. Các thiết bị điện (đặc biệt là thiết bị vô tuyến)
được bảo vệ trong màn điện khỏi chịu tác động của điện trường bên ngoài, nếu
không dùng sẽ bị nhiễu rất mạnh. Vật dẫn rỗng còn được dùng để tích điện tạo
điện tích lớn.
+) Sự phân bố điện tích trên vật dẫn phụ thuộc vào hình dạng của vật dẫn,
điện tích tập trung nhiều ở những chỗ lồi, đặc biệt tại các mũi nhọn. Do đó ở mũi
nhọn, điện trường rất mạnh làm một số ion dương và electron có sẵn trong không
khí chuyển động nhanh hơn, chúng va chạm vào các phân tử không khí gây ra
hiện tượng ion hóa và lại sinh ra càng nhiều các ion hơn nữa. Mũi nhọn hút điện
tích trái dấu với điện tích của nó và bị mất dần điện tích, ngược lại điện tích cùng
dấu với điện tích của mũi nhọn lại bị đẩy ra xa chúng kéo các phân tử khí tạo
thành luồng gió gọi là gió điện.

§2.2. Hiện tượng điện hưởng


2.2.1. Hiện tượng điện hưởng
Là hiện tượng xuất hiện các điện tích cảm ứng trên bề mặt vật dẫn (lúc
đầu ở trạng thái trung hoà về điện) khi được đặt trong điện trường ngoài.

A: mang điện tích dương, sinh ra điện trường

Khi ta đặt vật dẫn B gần A, thên B cũng xuất hiện điện tích: đâu B gần A
mang điện tích trái dấu A, (-), dấu B xa S mang điện cùng dấu với A, (+).
Giải thích: Do trong B có các electron tự do nên khi đặt trong điện trường
do A sinh ra, các electron này bị điện trường tác dụng lực khiến chúng chuyển

động ngược chiều . Kết quả là ở đầu B gần A thừa electron nên mang điện
âm, ngược lại đầu kia thiếu electron nên mang điện dương. Các điện tích này gọi
là điện tích cảm ứng.

Trong B sẽ xuất hiện điện trường phụ ngược chiều với điện trường ,
tăng dần khi có càng nhiều các electron trong B dịch chuyển, làm điện trường
toàn phần giảm dần. Khi B đạt trạng thái cân bằng tĩnh điện, bên
trong B bằng 0, thì sự dịch chuyển điện tích trong nó dừng lại. Khi đó điện tích
cảm ứng trên hai đầu của B có độ lớn xác định, độ lớn bằng nhau và trái dấu.
Vậy, hiện tượng xuất hiện các điện tích cảm ứng trên vật dẫn lúc đầu không
mang điện được gọi là hiện tượng điện hưởng.

22
 
n D

S S'

S E'
'

A B

Hình 2.1. Hiện tượng điện hưởng

Người ta phân biệt hai loại hiện tượng điện hưởng: điện hưởng toàn phần
và điện hưởng một phần.
2.2.2. Định lý các phần tử tương ứng
Hai phần tử tuong ứng: Xét ống đường cảm ứng của điện trường toàn
phần , xuất phát từ A và kết thúc ở B. Hai đầu ống tựa trên chu vi của
hai diện tích và nằm trên bề mặt của A và B, hai diện tích và gọi
là hai phần tử tương ứng. Điện tích trên 2 phần tử tương ứng là và .
Gọi mặt kín (S) là mặt hợp bởi ống đường cảm ứng trên và hai mặt và
khoét lõm vào hai vật dẫn A và B và tự trên chu vi của và . Áp dụng
định lý O-G đối với mặt (S).

Xét vế trái:

Do nên:

Điện tích bên trong vật dẫn bằng 0, và nằm bên trong vật dẫn nên nó

không chứa điện tích nào:

Xét vế phải: Do (S) chứa hai phần tử tương ứng và .chứa và

nên:

Do đó: (2.4)
Phát biều định lý: “Điện tích cảm ứng xuất hiện trên các phần tử tương ứng có
độ lớn bằng nhau và trái dấu.”
2.2.3. Điện hưởng một phần và toàn phần

23
− Điện hưởng một phần: Trên đây ta đã
khảo sát hiện tượng điện hưởng 1 phần,
trong đó chỉ có một số đường sức xuất phát
ở A đên được B, số còn lại đi ra vô cùng, A
khi đó điện tích cảm ứng trên B có độ lớn
nhỏ hơn điện tích trên A: q’ < q. B

− Điện hưởng toàn phần: Trường lợp toàn


bộ đường sức xuất phát ở A đên được B, gọi
là điện hưởng toàn phần, khi đó điện tích
Hình 2.2. Điện hưởng toàn phần
cảm ứng trên B có độ lớn bằng điện tích trên
A: q’ = q.

§2.3. Điện dung vật dẫn và tụ điện


2.3.1. Điện dung của vật dẫn cô lập
Một vật dẫn được gọi là cô lập về điện (hay vật dẫn cô lập) nếu gần nó
không có một vật nào khác có thể gây ảnh hưởng đến sự phân bố điện tích trên
vật dẫn đang xét.
Khi ta truyền cho vật dẫn A một điện tích Q nào đó. Theo tính chất của vật
dẫn mang điện (đã ở trạng thái cân bằng tĩnh điện), điện tích Q được phân bố trên
bề mặt vật dẫn sao cho điện trường trong lòng vật dẫn bằng không. Khi đó vật
dẫn là một khối đẳng thế, điện thế là V. Thực nghiệm cho thấy: nếu ta thay đổi
giá trị điện tích q của vật dẫn cô lập và đo điện thế V của nó thì tỉ số giữa q và V
luôn luôn không đổi:

(2.5)

V=1 vôn: C=q


Hằng số C đặc trưng cho khả năng tích điện của vật ở điện thế V nhất định
nào đó, được gọi là điện dung
Vậy: Điện dung của vật dẫn cô lập là đại lượng có trị số bằng điện tích
trên vật dẫn khi điện thế của nó là một vôn.
Trong hệ đơn vị SI, điện dung được đo bằng fara (kí hiệu: F) 1 F = 1 C/V.
2.3.2. Điện dung của vật dẫn hình cầu
Tính điện dung của một khối cầu kim loại (O,R) đặt trong môi trường
đồng nhất có hằng số điện mô ε.
Giả sử ta tích điện cho quả cầu với điện tích q. Khi vật dẫn ở trạng thái
cân bằng tĩnh điện, điện tích q được phân bố đều trên mặt khối cầu. Khi đó điện
thế V của quả cầu (bằng điện thế trên bề mặt) được xác định theo công thức:

C= (2.6)

24
Từ công thức (2.6) ta thấy fara là đơn vị điện dung rất lớn (vì đó là điện
dung của một quả cầu kim loại có bán kính R= 9.10 9m!). Vì vậy trong kỹ thuật
người ta thường dùng các đơn vị ước của fara, μF, nF và pF với quan hệ như sau:
1 F=106 μF = 109 nF = 1012 pF
2.3.3. Điện dung và hệ số điện hưởng
Cho hệ gồn 3 vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, điện thế và điện tích
trên đó là q1, q2, q3, V1, V2, V3. Thực nghiệm cho thấy điện tích và do đó điện thế
trên mỗi vật dẫn phụ thuộc vào điện tích và điện thế trên các vật dẫn còn lại.
(2.7)
(2.8)
(2.9)
Các hệ số , và là các điện dung của các vật dẫn, còn các hệ số
còn lại là hệ số điện hưởng.
Ta có thể mở rộng cho hệ n vật dẫn. ,
2.3.4. Tụ điện
a. Định nghĩa
Tụ điện là hệ hai vật dẫn A và B tạo thành một hệ kín sao cho chúng ở
trạng thái điện hưởng toàn phần. Hai vật dẫn A B gọi là 2 bản tụ.
Khi tích điện cho tụ, do điện hưởng toàn phần nên điện tích trên hai bản tụ
có độ lớn bằng nhau và trái dấu, bản mang điện tích dương gọi là bản dương, bản
kia là bản âm, điện tích trên bản dương gọi là điện tích của tụ.Lúc này, các đường
sức điện trường chỉ tồn tại trong lòng tụ điện (trong khoảng không gian giữa hai
bản cực của tụ điện).
b. Điện dung của tụ:
Khi tích điện cho tụ thì điện tích trên mỗi bản là q và –q. Điện thế trên
mỗi bản là V1 và V2, khi đó điện dung của mỗi bản tụ là C11=C22=C

gọi là điện dung của tụ. (2.10)

gọi là hiệu điện thế trên hai bản tụ. (2.11)


c. Điện dung của các loại tụ
+ Tụ điện phẳng
Là hệ hai mặt phẳng kim loại có cùng diện tích S đặt song song cách nhau
một khoảng d, rất nhỏ so với kích thước mỗi bản. Khi hai bản được tích điện +q
và –q và đã ở trạng thái cân bằng tĩnh điện, chúng là các mặt đẳng thế.
Bản dương có điện thế V 1, mật độ điện σ = q /S gây ra điện trường đều có
cường độ:E1=σ/2εε0 hướng ra khỏi nó.
25
Bản âm có điện thế V 2, mật độ điện mặt - Q
+q -q
gây ra điện trường đều E2 có cùng cường độ và
hướng vào nó.
Vì hai bản ở rất gần nhau nên ở ngoài tụ điện, ε S
điện trường bị triệt tiêu, còn trong lòng tụ điện thì
điện trường là đều, hướng từ bản dương sang bản
âm, có độ lớn E = E1 + E2 = σ/εε0 d

Xét trên phương của đường sức điện trường V1 V2


(phương n),
Hình 2.3 Tụ điện phẳng
Ta có: -dV = Edn.
Lấy tích phân hai vế biểu thức này theo độ lệch điện thế ứng với khoảng
cách hai bản tụ, ta được:

(2.12)

+ Tụ điện cầu.
Hai bản tụ có dạng 2 mặt cầu đồng tâm (O, R1) và (O, R2)
Bằng cách lý luận tương tụ ta thu được:

(2.13)

(2.14)

+ Tụ điện trụ
Hai bản tụ là hai mặt trụ đồng trục bán kính R1 và R2, chiều cao l.

(2.15)

(2.16)

Vậy trong cả 3 trường hợp điện dung của tụ đều có công thức như nhau
gọi là công thức cấu tạo tụ điện, trong đó S là phần diện tích 2 bản tụ
đối diện nhau, d là khoảng cách giữa hai bản tụ, ε là hằng số điện môi của môi

26
trường giữa hai bản. Ta thấy, muốn tăng C thì hoặc tăng S hoặc giảm d.
Mỗi tụ có một hiệu điện thế giới hạn để tụ vẫn hoạt động (lớp điện môi
chưa bị hỏng) gọi là hiệu điện thế đánh thủng.

§2.4. Năng lượng điện trường


2.4.1. Năng lượng tương tác của hệ điện tích điểm.
Xét hện hai điện tích điểm q1, q2 cách nhau khoảng r, khi đó:
Thế năng của q1 trong điện trường của q2:

Tương tự, thế năng của q2 trong điện trường của q1:

Nhận thấy:

(2.17)

W gọi là năng lượng tương tác giữa q1 và q2.


Trong đó, V1 là điện thế do q2 sinh ra tại vị trí q1, V2 là điện thế do q1 sinh ra
tại vị trí q2.
Nếu hệ gồm 3 điện tích q1, q2, q3 cách nhau các khoảng r12, r13, r23. Tương tự
ta cũng có năng lượng của hệ:

(2.18)

27
Với: là điện thế tại q1 do q2, q3 sinh ra
là điện thế tại q2 do q1, q3 sinh ra.
là điện thế tại q3 do q1, q2 sinh ra.
Ta có thể tổng quát hóa cho trường hợp hệ gồm n điện tích q1, q2,., qn:

(2.19)

Trong đó Vi là điện thế tại vị trí qi do n-1 điện tích còn lại sinh ra tại đó
2.4.2. Năng lượng vật dẫn.
Để tính năng lượng của vật dẫn, hệ điện tích phân bố liên tục, ta chia vật
thành từng phần nhỏ có điện tích dq và có cùng điện thế Vi: (vì vật dẫn là khối
đẳng thế). Khi đó:

(2.20)

Với điện dung cảu vật dẫn: C=q/V: (2.21)

2.4.3. Năng lượng của một tụ điện đã tích điện


Tụ điện là hệ hai vật dẫn mang điện trái dấu nên: q 1= - q2=q, điện thế trân
mỗi vật dẫn là V1, V2:
Vậy năng lượng của tụ điện:

(2.22)

2.4.4. Năng lượng điện trường


Xét tụ phẳng, điiện trường giữa hai bản tụ là đều, năng lượng của tụ điện:
; ,

(2.23)

Nhận thấy là thể tích phần không gian giữa hai bản tụ, chính là
thể tích của không gian có điện trường đều , vì vậy năng lượng của tụ cũng
đồng thời là năng lượng điên trường.

(2.24)

Từ đó ta tính được mật độ năng lượng của điện trường đều bằng:

28
(2.25)

Và do đó năng lượng của điện trường bất kỳ có thể tích V:

(2.26)

29
CHƯƠNG 3. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Chương này nghiên cứu từ trường do dòng điện không đổi gây ra với các
đại lượng đặc trưng của từ trường ấy cũng như sự tác dụng giữa các dòng điện và
tác dụng của từ trường lên dòng điện. Nhờ đó, chúng ta sẽ hiểu được nguyên tắc
hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện dựa trên tính chất từ của dòng điện.

§3.1. Tương tác từ và Định luật Ampe


3.1.1. Thí nghiệm về tương tác từ
Thực nghiệm chứng tỏ hai thanh nam châm có thể hút nhau nếu hai cực
khác tên hoặc đẩy nhau nếu các cực cùng tên đặt gần nhau. Các tính chất đó của
nam châm được gọi là từ tính. Tương tác giữa các nam châm được gọi là tương
tác từ. Và thực nghiệm cũng chứng tỏ tương tác giữa nam châm và dòng điện
hoặc giữa hai dòng điện với nhau cũng giống hệt như sự tương tác giữa hai nam
châm với nhau, vậy dòng điện cũng có từ tính như nam châm.
O

S N

Hình 3.1. Hình 3.2.


Tương tác giữadòng điện và nam châm Tương tác từ giữa 2 dòng điện

Thật vậy, ta đặt một nam châm gần mộ ống dây dẫn. Khi cho dòng điện
chạy qua ống dây, nam châm sẽ hút hoặc đẩy dây (Hình 3.1). Hoặc hai dòng điện
chạy qua dây dẫn thẳng đặt song song với nhau, chúng cũng hút hoặc đẩy nhau
tùy thuộc vào chiều của dòng điện: 2 dòng điện cùng chiều thì chúng hút nhau, 2
dòng điện ngược chiều thì chúng đẩy nhau (Hình 3.2). Qua nhiều thí nghiệm
khác nhau về sự tương tác từ của dòng điện, ta rút ra kết luận: dòng điện có
tương tác từ.
3.1.2. Định luật Ampe (Ampère)
Để thuận lợi cho việc xác định lực từ, Ampère đưa ra khái niệm phần tử
dòng điện, gọi tắt là phần tử dòng, là một đoạn rất ngắn của dòng điện dl, biểu
diễn nó bằng một vectơ nằm ngay trên phần tử dây dẫn dl, có phương chiều
là phương chiều của dòng điện, và có độ lớn Idl (Hình 3.3.)
30
Xét hai phần tử dòng điện và nằm trên hai dòng điện có hình
dạng bất kỳ I và I0 tại O và M đặt trong chân không,

Hình 3.3. Tương tác giữa 2 phần tử dòng điện

Dựng mặt phẳng P chứa và điểm M. Vẽ pháp tuyến đối với mặt

phẳng P tại M ( phải có chiều sao cho ba vectơ , và theo thứ tự đó

hợp thành một tam diện thuận). Góc giữa phần tử dòng và là θ, giữa

phần tử dòng và là θ0. Ta phát biểu định luật thực nghiệm của Ampe
như sau:

“Từ lực do phần tử dòng điện tác dụng lên phần tử dòng là một

vectơ

− Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa phần tử dòng và pháp tuyến

− Có chiều sao cho ba vectơ , , theo thứ tự đó hợp thành một tam
diện thuận.
− Có độ lớn: “ (3.1)

, là một hằng số gọi là hằng số từ, trong hệ đơn vị SI nó có


giá trị bằng: =4π. 10-7H/m.
Ta có thể biểu diễn lực này bằng véctơ như sau:

(3.2)

Trong môi trường có độ từ thẩm μ, lực tương tác tăng lên μ lần.

(3.3)

31
μ phụ thuộc vào tính chất của môi trường bao quanh các phần tử dòng, còn gọi
là độ từ thẩm tỉ đối của môi trường so với chân không, trong chân không μ =1,
không khí μ 1.
Ý nghĩa của định lý:
Trong định luật Ampe, phần tử dòng đóng vai trò tương tự như điện tích
điểm trong định luật Coulomb. Cũng như định luật Coulomb là định luật cơ bản
của tương tác tĩnh điện. thì bây giờ ta thấy định luật Ampe là định luật cơ bản của
tương tác từ.

§3.2. Cảm ứng từ và cường độ từ trường


3.2.1. Khái niệm từ trường
Ta đã biết rằng, hai dòng điện ở cách nhau một khoảng nào đó trong chân
không vẫn hút nhau hoặc đẩy nhau với một từ lực nào đó. Vậy có cần một môi
trường nào đó đóng vai trò truyền lực tương tác từ dòng điện này lên dòng điện
kia hay không?
Người ta lập luận tương tự như với điện trường và thừa nhận rằng: dòng
điện tạo ra trong không gian bao quanh nó một dạng vật chất đặc biệt, gọi là từ
trường. Chính thông qua từ tường mà từ lực được truyền từ dòng điện này tới
dòng điện khác. Tính chất cơ bản của từ trường là nó tác dụng lực lên các dòng
điện khác đặt trong nó.
Nhờ đó, ta có thể giải thích được sự tương tác giữa các dòng điện như sau:
Khi có một dòng điện I1, nó tạo ra xung quanh nó một từ trường. Nếu đặt một
dòng điện I2 khác vào từ trường của I1 thì từ trường này sẽ tác dụng lên dòng điện
I2 một lực, ngược lại I2 cũng tạo ra xung quanh nó một từ trường và từ trường
này cũng tác dụng lên I 1 một từ lực. Kết quả là hai dòng điện này tương tác nhau
thông qua từ trường của chúng.
3.2.2. Các đại lượng đặc trưng cho từ trường
a. Vectơ cảm ứng từ
Véctơ cảm ứng từ là một đại lượng đặc trưng cho từ trường tương tự như
véctơ cường độ điện trường đặc trưng cho điện trường. Giả sử, từ trường do phần
tử dòng gây ra tại một điểm M cách nó một đoạn r có véctơ cảm ứng từ .

Tương tự như cách thiết lập biểu thức khi lực Culong là lực

do q tác dụng lên q0

Từ biểu thức định luật Ampe về tương tác giữa hai phần tử dòng điện:

32
là từ lực do từ trường mà sinh ra tác dụng

lên , ta rút ra biểu thức của : (3.4)

Biểu thức (3.4) được gọi là định luật Bio-Xavart-Laplace, được phát biểu
như sau:
"Vectơ cảm ứng từ do phần tử dòng gây ra tại điểm M, cách nó
một khoảng r là một vectơ có:
- Gốc tại điểm M.
- Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa phần tử dòng điện và điểm
M, (P).
- Chiều sao cho ba vectơ , , theo thứ tự đó hợp thành tam diện
thuận.

- Độ lớn: ” (3.5)

Hình 3.4. Xác định véctơ cảm ứng từ

Ngoài ra, cũng có thể xác định chiều của vectơ bằng qui tắc vặn nút
chai như sau:
Đặt cái vặn nút chai theo phương của dòng điện, quay cái vặn nút chai sao
cho nó tiến theo chiều của dòng điện thì chiều quay của nó sẽ chỉ chiều của vectơ
cảm ứng từ tại điểm đó.
Trong hệ đơn vị SI, cảm ứng từ được tính bằng đơn vị Tesla (T).
Từ định luật Ampère và định luật Biot - Savart - Laplace ta có thể viết biểu
thức lực do phần tử dòng tác dụng lên : . (3.6)

b. Nguyên lý chồng chất từ trường


Giống như điện trường, từ trường cũng tuân theo nguyên lý chồng chất,
được phát biểu như sau:
33
“Vectơ cảm ứng từ do một dòng điện chạy trong một dây dẫn dài hữu
hạn gây ra tại một điểm M bằng tổnghợp các vectơ cảm ứng từ do tất cả các
phần tử dòng của dòng điện đó gây ra tại điểm đó.”

(3.7)

Nếu từ trường do nhiều dòng điện gây ra thì theo nguyên lý chồng chất từ
trường được phát biểu: “Vectơ cảm ứng từ tại một điểm M trong từ trường do
nhiều dòng điện gây ra bằng tổng hợp các véctơ cảm ứng từ do tất cả các dòng
điện gây ra tại điểm đó.”

(3.8)

c. Vectơ cường độ từ trường


Ngoài vectơ cảm ứng từ người ta còn đưa ra vectơ cường độ từ trường

, được định nghĩa bởi biểu thức sau: (3.9)

Định nghĩa này chỉ đúng đối với môi trường đồng nhất và đẳng hướng.
Véctơ phụ thuộc bậc nhất vào μ còn không phụ thuộc vào μ . Điều đó có
nghĩa là vectơ đặc trưng cho từ trường do riêng dòng điện gây ra và không
phụ thuộc vào tính chất của môi trường chứa dòng điện. Do đó cường độ từ
trường không biến đổi đột ngột khi chuyển từ môi trường này sang môi trường
khác (có μ khác nhau). Vì lẽ đó, các đường sức của vectơ đi liên tục từ môi
trường này sang môi trường khác có độ từ thẩm μ khác nhau.
Trong hệ đơn vị SI, đơn vị cường độ từ trường là A/m.
3.2.3. Xác định vectơ cảm ứng từ và cường độ từ trường

Sau đây ta sẽ xét một vài ví dụ tính cảm ứng từ và véctơ .


a. Từ trường của dòng điện thẳng
Xét một đoạn dây dẫn thẳng AB, có dòng điện I chạy qua. Hãy xác định
véctơ cảm ứng từ và véctơ do dòng điện đó gây ra tại một điểm M nằm
cách dòng điện một khoảng R. Ta tưởng tượng chia AB thành những phần tử
nhỏ, có chiều dài dl: .

Theo định luật Biot – Savart - Laplace, vectơ cảm ứng từ do phần tử dòng
gây ra tại điểm M có phương vuông góc với mặt phẳng chứa M và (mặt

34
phẳng hình vẽ) và có độ lớn:

Theo nguyên lý chồng chất từ trường, vectơ do cả dòng điện AB gây ra


tại M bằng tổng hợp các vectơ do tất cả các phần tử dòng trên đoạn AB gây

ra:

Vì trong trường hợp này, tất cả các vectơ có cùng phương chiều
(vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng vào), nên cũng có phương chiều
như và có độ lớn:

(3.10)

Trong đó: (3.11)

(3.12)

Nếu dây dài vô hạn: : (3.13)

Trong hệ đơn vị SI, ta dựa vào kết quả


này để định nghĩa đơn vị của cường độ từ
trường là A/m. Trong công thức (3.13) , nếu θ2
cho I = 1A, chu vi đường tròn đi qua M: 2πR
=1mét thì: H=1A/m.
Vậy ta có định nghĩa như sau: Ampe
trên mét là cường độ từ trường sinh ra trong 
chân không bởi một dòng điện có cường độ 1 I dl θ 

ampe, chạy qua một dây dẫn thẳng dài vô r


hạn, tiết diện tròn, tại các điểm của một M
đường tròn đồng trục với dây đó và có chu vi O R
bằng 1 mét.
B
b. Dòng điện tròn.
θ1
Ta hãy xác định véctơ và do dòng
điện cường độ I chạy trong dây dẫn hình tròn Hình 3.5.
bán kính R gây ra tại điểm M nằm trên trục Từ trường của dây dẫn thẳng
của dòng điện, cách tâm O của dòng điện một

35
khoảng h

dB
Ta có nhận xét, do tính đối xứng của
dòng điện tròn, bao gờ cũng có thể chọn
dBn
được những cặp phần tử và có  
dB2 dB1
chiều dài bằng nhau và nằm đối xứng với M
nhau qua tâm O của vòng tròn. Do đó hai
vectơ cảm ứng từ và do hai phần tử 
r

pm

dòng này gây ra tại M nằm đối xứng với 


 S 
nhau qua trục của dòng điện, tổng hợp hai B β B

vectơ này ta được vectơ nằm trên trục Idl2
O Idl1

của dòng điện, vectơ do cả dòng điện gây


ra tại M cũng nằm trên trục ấy: Hình 3.6.
Từ trường của dòng điện tròn.

(3.14)

(3.15)

dBn là hình chiếu của lên trục của dòng điện.

, nên

Và (3.16)

với cosβ=R/r.

(3.17)

(3.18)

36
Nếu M nằm tại tâm của dòng điện: h=0

, (3.19)

Với là vectơ mômen từ của dòng điện tròn đặc trưng cho tích
chất từ của dòng điện tròn.
c. Từ trường gây bởi hạt điện tích chuyển động
Trên đây đã biết phần tử dòng gây ra từ trường có vectơ cảm ứng từ:

Dòng điện chính là dòng chuyển dời có hướng của các hạt điện q, nên từ
trường trên cũng là từ trường do các hạt điện đó gây ra.

q>0 q<0

Hình 3.7. Xác định chiều của

Giả sử từ trường là do các hạt điện q nằm trong một phần tử dòng nào
đó sinh ra. Gọi dS là diện tích đáy của phần tử dòng có chiều dài dl, thể tích của
phần tử dòng là dV=dS.dl, n0 là mật độ hạt điện trong phần tử dòng, số hạt trong
cả phần tử dòng là:

(3.20)

Vậy mỗi hạt điện tích q sinh ra từ trường: (3.21)

(3.22)

37
So sánh các công thức trên ta thấy: và (3.23)

Nghĩa là điện tích q >0 chuyển động với vận tốc tương đương với phần
tử dòng , nếu q < 0 thì tương đương với phần tử dòng - . Do đó để xác
định chiều của ta vẫn dùng quy tắc vặn nút chai đối với điện tích q>0, đối với

q < 0 ta đảo chiều của .

§3.3. Từ thông và định lý Ôxtrôgratsky-Gaux


3.1.1. Đường cảm ứng từ
Nói chung, trong từ trường, vectơ cảm ứng từ thay đổi theo vị trí, để có
một hình ảnh khái quát nhưng cụ thể về từ trường, người ta đưa ra khái niệm về
đường cảm ứng từ.
a. Định nghĩa:
Đường cảm ứng từ là đường cong vạch ra trong từ trường sao cho tiếp
tuyến tại mọi điểm của nó trùng với phương của vectơ cảm ứng từ tại những
điểm ấy, chiều của đường cảm ứng từ là chiều của vectơ cảm ứng từ .
Tập hợp các đường cảm ứng từ gọi là từ phổ. Để có từ phổ của một dòng
điện thẳng, ta rắc vụn sắt nhỏ lên trên một tấm bìa cứng có dòng điện xuyên qua
vuông góc với bìa. Dưới tác dụng của từ trường do dòng điện gây ra, các vụn sắt
sẽ trở thành những thanh nam châm nhỏ. Gõ nhẹ vào tấm bìa, các nam châm nhỏ
sẽ sắp xếp lại theo phương của vectơ cảm ứng từ và cho ta hình ảnh của từ phổ.
Từ phổ cho ta biết một cách khái quát nhưng cũng tương đối đầy đủ sự biến đổi
của từ trường từ điểm này qua điểm khác.
b. Tính chất:
- Các đường cảm ứng từ không cắt nhau, vì mỗi điểm trong từ trường chỉ
có một giá trị véctơ cảm ứng từ, qua đó ta chỉ vễ được một đường cảm ưng từ
duy nhất.
- Khác với đường sức điện, các đường cảm ứng từ là những đường cong
kín, đây gọi là tính chất xoáy của từ trường.
- Mật độ đường cảm ứng từ đặc trưng cho độ lớn của véctơ cảm ứng từ tại đó.
- Từ trường đều là từ trường trong đó vectơ có phương chiều và độ lớn
như nhau tại mọi điểm trong từ trường. Như vậy, theo qui ước về cách vẽ đường
cảm ứng từ, từ trường đều có các đường cảm ứng từ song song và cách đều
nhau.

38
Hình 3.8. Từ phổ
a) dòng điện thẳng, b) dòng điện tròn, c) ống dây mang điện

3.3.2. Từ thông
Ta giả sử xét một diện tích rất nhỏ dS sao cho có thể coi vectơ cảm ứng từ
tại mọi điểm của diện tích ấy là không đổi (từ trường đều). Từ thông gửi qua
diện tích dS là đại lượng có trị số tỷ lệ với số đường cảm ứng từ gửi qua diện tích
ấy.

(3.24)

Véctơ diện tích (3.25)

dSn là hình chiếu của dS lên phương vuông góc với đường sức từ trường
Như vậy, > 0 khi α nhọn hoặc

< 0 khi α tù tùy thuộc vào cách chọn S dSn n
pháp tuyến .
Để tính từ thông qua diện tích S 
α
hữu hạn, ta chia diện tích đó thành những B
phần tử vô cùng nhỏ dS sao cho có thể coi
mỗi phần tử đó là phẳng và trên đó vectơ
không đổi, khi đó từ thông qua toàn bộ
diện tích S sẽ được tính bằng tổng của các
từ thông gửi qua tất cả các phần tử diện Hình 3.9. Từ thông gửi qua dS
tích dS trên S:

(3.26)

Nếu S là một mặt phẳng vuông góc với các đường cảm ứng từ (α = 0) và
từ trường là đều ( = const ) thì ta có:

39
(3.27)

Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của từ thông là Vêbe, ký hiệu là Wb. Từ đơn vị
Vêbe, người ta định nghĩa đơn vị cảm ứng từ Tesla như sau:
nếu =1Wb, S = 1m2, α = 0 thì: B= 1T
Vậy: Tesla (T) là cảm ưng từ của một từ trường đều gửi qua mỗi mét vuông
diện tích phẳng vuông góc với các đường sức của nó một từ thông đều 1Wb.
3.3.3. Tính chất xoáy của từ trường
Nghiên cứu từ phổ của từ trường các dòng điện, ta thấy các đường cảm
ứng từ là các đường cong kín. Theo định nghĩa tổng quát, một trường có các
đường sức khép kín được gọi là một trường xoáy. Vậy từ trường là một trường
xoáy, hay như người ta thường nói, từ trường có tính chất xoáy.
3.3.4. Định lý Ôxtrôgratsky-Gaux đối với từ trường
Ta hãy tính từ thông qua một mặt kín S bất kỳ đặt trong từ trường.

(3.28)

Theo qui ước, đối với mặt kín,


người ta chọn chiều dương của pháp
tuyến là chiều hướng ra ngoài mặt đó. Vì
vậy, từ thông ứng với đường cảm ứng từ
đi vào mặt kín là âm (α >90 0, do đó cosα
< 0), từ thông ứng với đường cảm ứng đi
ra khỏi mặt kín là dương (α <90 0, do đó
cosα > 0). Do các đường cảm ứng khép
kín nên số đường đi vào mặt kín S bằng
số đường ra khỏi mặt kín đó. Như vậy từ
thông đi vào S có trị số bằng từ thông ra
khỏi mặt S đó nhưng ngược dấu nhau, do
đó:
Phát biểu định lý: “Từ thông toàn phần Hình 3.10. Định lý O-G
gửi qua mặt kín bất kỳ luôn luôn bằng
không”

(3.29)

Định lý O-G nói lên tính chất xoáy của từ trường, các đường cảm ứng từ
là những đường cong kín. Như vậy trong thiên nhiên không tồn tại các hạt "từ
tích",
Dạng vi phân của định lý O-G:

40
(3.30)

trong đó V là thể tích giới hạn bởi mặt kín S.

§3.4. Định lý dòng toàn phần


3.4.1. Lưu số của vectơ cường độ từ trường
Ta tưởng tượng một đường cong (C) nằm trong một từ trường bất kỳ.
Chọn chiều (+) trên (C). Lấy trên đường cong đó một đoạn vô cùng nhỏ dl, lập
một véctơ có độ dài bằng dl có phương trùng với phương của đoạn dl, có
chiều trùng với chiều (+) trên đường cong (C). Người ta gọi là vectơ dịch
chuyển. Giả sử cường độ từ trường trên là . Ta định nghĩa:
Lưu số của vectơ cường độ từ trường dọc theo một đường cong kín (C) là
đại lượng bằng tích phân vectơ dọc theo toàn bộ đường cong kín đó.

trong đó α là góc hợp bởi hai


vectơ và . Như vậy nếu α là
góc nhọn, tức là nếu chiều dịch
chuyển trên đường cong (C) thuận
với chiều của các đường sức thì
lưu số có giá trị dương, ngược lại
nếu α là góc tù tức là chiều dịch
chuyển trên đường cong (C)
ngược chiều với các đường sức từ Hình 3.11. Lưu số của dọc theo (C)
thì lưu số có giá trị âm.
3.4.2. Định lý Ampe về dòng điện toàn phần
Giả sử ta xét từ trường gây bởi một dòng điện thẳng dài vô hạn có cường
độ I. Ta lấy một đường sức nằm trong mặt phẳng P vuông góc với dòng điện và
một đường cong (C) (đường liền nét) có dạng bất kỳ cũng nằm trong mặt phẳng
P. Tại điểm M bất kỳ trên đường cong (C), cách dòng điện một khoảng r, véctơ
cường độ từ trường tại M có trị số . Lưu số của véctơ cường độ từ trường

dọc theo (C) là:

41
(3.32)

+ Nếu (C) là đường cong bao quanh dòng điện:

Hình 3.12. (C) bao quanh I

Nếu chiều (+) trên đường cong (C) cùng chiều đường sức từ, thì kết quả sẽ

là +I: (3.36)

Nếu chiều (+) trên đường cong (C) ngược chiều đường sức từ, thì kết quả sẽ

là –I: (3.37)

+ Nếu đường cong (C) không bao quanh dòng điện, ta chia đường cong
thành hai phần 1a2 và đoạn 2b1 bằng hai tiếp tuyến O1 và O2 vạch từ dòng điện
đến đường cong. Góc giữa O1 và O2 là . Do trên đoạn 1a2, góc ( , ) nhọn,
còn trên đoạn 2b1 góc ( , ) tù nên:

(3.38)

Hình 3.13. (C) không bao quanh I

42
Kết luận: Có thể chứng minh được
rằng trong trường hợp từ trường gây bởi
một dòng điện có hình dạng bất kỳ và
dường cong kín (C) có hình dạng tuỳ ý,
các công thức trên vẫn đúng.
Trường hợp từ trường gây bởi nhiều
dòng điện, có cường độ lần lượt là I 1, I2,
I3,....In thì theo nguyên lý chồng chất từ
trường, ta có thể viết:
Hình 3.14.
Định lý Ampe về dòng điện toàn phần

(3.39)

Biểu thức này là định lý Ampe về dòng điện toàn phần phát biểu như sau:
“Lưu số của vectơ cường độ từ trường dọc theo một vòng của đường cong
kí (C) bất kỳ bằng tổng đại số cường độ của các dòng điện xuyên qua diện tích
giới hạn bởi đường cong đó.”
Trong đó Ii sẽ có dấu dương nếu nó có chiều sao cho đường sức từ trường
do nó gây ra cùng chiều với chiều (+) của dường cong (C), nếu ngược lại thì Ii sẽ
có dấu âm.
Ý nghĩa của định lý

Trong điện trường tĩnh

, các đường sức điện trường là những


đường cong không kín, điện trường là
trường thế.

Trong từ trường tích phân

nói chung là khác không. Điều này có


nghĩa là từ trường không phải là Hình 3-15. (C) bao quanh I nhiều lần
trường thế, mà là một trường xoáy.
Chú ý:
+ Trong tổng các dòng điện, không cần chú ý đến những dòng điện không
xuyên qua diện tích giới hạn bởi đường cong kín. Thí dụ (Hình 3.14) xuyên qua
đường cong (C) có các dòng điện: I1, I2, I3. Áp dụng định lý Ampe ta tính được:

43
(3.40)

+ Nếu đường cong kín bao quanh dòng điện nhiều lần thì phải chú ý đến
dấu của cường độ dòng điện đối với mỗI vòng dịch chuyển trên đường cong đó.

Trường hợp (hình 3.15a), ta có: (3.41)

Trường hợp (hình 3.15 b), ta được: (3.42)

3.4.3. Ứng dụng định lý Ampe


Định lý về dòng điện toàn phần cho phép ta tính được một cách nhanh
chóng cường độ trường H và cảm ứng từ B của một số dòng điện.
a. Cuộn dây hình xuyến
Cuộn dây vòng xuyến tâm O, bán kính trong R1, bán kính ngoài R2, gồm
n vòng quấn sít nhau, có dòng I chạy qua. Áp dụng định lý về dòng điện toàn
phần ta tính được cường độ từ trường trong lòng cuộn dây, giả sử tại điểm M trên
đường tròn tâm O bán kính R (R1<R< R2) vòng kín (C). Do tính đối xứng nên
H=const trên (C).

(3.43)

, (3.44)

Hình 3.16. Cuộn dây vòng xuyến và ống dây thẳng dài vô hạn.

b. Ống dây thẳng dài vô hạn

Ống dây dài vô hạn có thể xem như cuộn dây với R , là
mật độ vòng dây (= số vòng dây trên một đơn vị dài).
Từ biểu thức (3.44) ta suy ra cường độ từ trường tại mọi điểm bên trong
ống dây thẳng dài vô hạn (hình 3.16) đều bằng nhau và bằng:
44
H = n0I và , n0=n/l (3.45)

§3.5. Tác dụng của lực từ lên hạt điện chuyển động
3.5.1. Tác dụng của lực từ lên hạt điện chuyển động. Lực Lorentz
Xét hạt điện tích q chuyển động với vận tốc trong từ trường, theo (3.23),
hạt điện chuyển động tương đương với phần tử dòng điện :


FL

q<0

α
B
q>0 α
  
v FL v

Hình 3.17. Lực Lorentz

Như ta đã biết, phần tử dòng điện nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng
của một lực Ampe: , nên q cũng chịu tác dụng của lực điện trường:
(3.46)

gọi là lực Lorentz.


- Độ lớn của lực: (3.47)

- Phương, chiều của lực được xác định theo quy tắc cái vặn nút chai đối

với q>0 và nếu hạt mang điện âm (q< 0) thì chiều của lấy ngược lại với trường
hợp q>0
Do lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc chuyển động của hạt nên lực
này không thực hiện công.
3.5.2. Chuyển động của hạt điện trong từ trường đều
Ta xét chuyển động của hạt chuyển động với vận tốc v có khối lượng m,
điện tích q (q> 0), trong từ trường đều, không đổi theo thời gian, có cảm ứng từ
. Vì lực Lorentz luôn vuông góc với vectơ vận tốc và không thực hiện công
nên động năng của hạt không biến đổi, độ lớn của vận tốc cũng không đổi, lực
Lorentz chỉ làm cho phương của vectơ vận tốc thay đổi. Như vậy, lực Lorentz
đóng vai trò của lực hướngng tâm:
Ta xét hai trường hợp sau đây
45
a. Vận tốc của hạt vuông góc với cảm ứng từ

Vì vận tốc của hạt vuông góc với cảm ứng từ nên lực Lorentz làm
cho hạt chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với vectơ cảm ứng từ B , có quỹ
đạo là đường tròn (O, R). nên: (3.48)

Chu kỳ quay của hạt: (3.49)

Tần số quay: (3.50)

Bán kính quỹ đạo: (3.51)

b. Vectơ vận tốc hợp với vectơ một góc


Trong trường hợp này, có thể phân tích vectơ v thành hai thành phần:

Theo trên thành phần vuông góc làm cho hạt điện chuyển động theo

quỹ đạo tròn với bán kính: (3.52)

Còn thành phần song song có tác dụng làm cho hạt trượt dọc theo

phương của cảm ứng từ với vận tốc . Vậy hạt tham gia đồng thời hai
chuyển động, kết quả là quỹ đạo của hạt là đường xoắn ốc, có bán kính như R,
bước của quỹ đạo xoắn ốc bằng: (3.53)

Chuyển động của hạt điện trong từ trường có nhiều ứng dụng: để tạo ra
vận tốc rất lớn của hạt điện trong các máy gia tốc hạt (cyclotron) dùng nghiên
cứu hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản cũng như các ứng dụng khác.

46
CHƯƠNG 4. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Trong chương trước ta đã biết rằng dòng điện tạo ra xung quanh nó một từ
trường. Vậy ngược lại, từ trường có tạo ra dòng điện không?
Năm 1831, nhà vật lý học Faraday đã chứng tỏ, bản thân từ trường không
tạo ra dòng điện nhưng sự biến đổi của từ trường (tổng quát hơn: là biến đổi của
từ thông) thì có thể tạo ra một dòng điện. Dòng điện đó được gọi là dòng điện
cảm ứng và hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chương này sẽ xét chi tiết hiện tượng cảm ứng điện từ và các trường hợp
riêng của hiện tượng này.

§4.1. Định luật cảm ứng điện từ


4.1.1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
a. Các thí nghiệm
Thí nghiệm gồm một ống dây nối tiếp với một điện kế thành một mạch kín. Phía
trên ống dây ta đặt một thanh nam châm NS. Thí nghiệm chứng tỏ:

Hình 4.1. Hiện tuợng cảm ứng điện từ


a) Từ trường tăng b) Từ trường giảm

- Khi đưa cực N (cực bắc) của thanh nam châm lại gần ống dây thì kim điện
kế bị lệch, chứng tỏ trong mạch dã xuất hiện một dòng điện. Dòng điện này được
gọi là dòng điện cảm ứng Ic.
- Sau đó ta đưa thanh nam châm ra xa ống dây, dòng điện cảm ứng có chiều
ngược lại.
- Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường độ Ic của dòng điện cảm
ứng càng lớn.
- Cho thanh nam châm dừng lại. Dòng điện cảm ứng biến mất.
- Nếu thay nam châm bằng một ống dây điện, hoặc giữ thanh nam châm
đứng yên, cho ống dây dịch chuyển so với thanh nam châm, ta cũng thu được

47
những kết quả tương tự như trên.
b. Kết luận:
Qua những thí nghiệm đó, Faraday rút ra kết luận tổng quát sau đây:
- Sự biến đổi của từ thông qua mạch kín là nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm
ứng trong mạch đó.
- Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông gửi qua mạch thay đổi.
- Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến đổi của từ thông.
- Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào từ thông gửi qua mạch tăng hay
giảm.
4.1.2. Định luật Lentz
Lenx (Lentz) đã tìm ra định luật tổng quát về chiều của dòng điện cảm
ứng, gọi là định luật Lenx, phát biểu như sau:
“Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó gây ra có tác dụng
chống lại nguyên nhân đã gây ra nó”.
Vận dụng định luật này, và qui tắc vặn nút chai, ta có thể tìm chiều của
dòng điện cảm ứng trong các trường hợp hình 4.1.
Trong hình 4.1a, do từ thông qua vòng dây tăng, dòng cảm ứng I c gây ra
từ trường ngược chiều với để chống lại sự tăng từ thông qua vòng dây.

Trong hình (4.1b), dòng cảm ứng Ic gây ra cùng chiều với để chống
lại sự giảm của từ thông qua vòng dây.
4.1.3. Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ
a. Suất điện động cảm ứng
Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng
chứng tỏ trong mạch tồn tại một suất điện
động. Suất điện động gây ra dòng điện cảm
ứng được gọi là suất điện động cảm ứng.
b. Biểu thức:
Ta giả sử dịch chuyển một vòng dây
dẫn kín (C) trong từ trường. Khi đó từ thông
qua vòng dây thay đổi. Giả sử trong thời
gian dt từ thông qua vòng dây thay đổi một
lượng và trong vòng dây xuất hiện
dòng điện cảm ứng cường độ Ic. Công của từ Hình 4.2. Thiết lập biểu thức
lực tác dụng lên dòng điện cảm ứng trong định luật cảm ứng điện từ
quá trình đó là:
Theo định luật Lenx, công này có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của

48
vòng dây, vì sự dịch chuyển chính là nguyên nhân gây ra dòng cảm ứng. Do đó,
muốn dịch chuyển vòng dây ta phải thực hiện công dA’ có giá trị bằng công cản
đó:dA’=-dA. Theo định luật bảo toàn năng lượng, công này được chuyển hóa
thành năng lượng của dòng cảm ứng: Trong đó là suất điện động
cảm ứng.

Vậy ta có: (4.1)

Đó là định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ, phát biểu như sau:
“Suất điện động cảm ứng luôn luôn bằng về trị số nhưng ngược dấu với
tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua diện tích của mạch điện”.
Dấu trừ trong công thức (4.1) thể hiện định luật Lentz.
Trong hệ đơn vị SI đơn vị của cũng là vôn (V). Còn đơn vị của từ
thông là vêbe (Wb).
Giả sử trong thời gian từ thông gửi qua diện tích của mạch điện giảm
đều từ trị số về 0, khi đó:

Nếu
Từ đó ta có định nghĩa vêbe như sau:
Vêbe là từ thông gây ra trên 1 vòng dây dẫn bao quanh nó một suất điện
động cảm ứng 1 vôn khi từ thông đó giảm đều xuống không trong thời gian 1
giây.
Trong thực tế, hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng để tạo ra dòng
điện, có ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống và khoa học kỹ thuật.
4.1.4. Dòng điện Fu-cô (Foucault)
Khi ta đặt một vật dẫn có kích thước lớn vào trong một từ trường biến đổi
theo thời gian, trong thể tích của vật dẫn đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng
khép kín, gọi là dòng điện xoáy hay dòng điện Foucault. Vì vật dẫn có kích
thước lớn nên điện trở của nó nhỏ, do đó cường độ của các dòng điện Foucault
thường khá lớn: . Từ trường biến đổi càng nhanh, dòng điện này càng lớn.
Vì vậy, dòng điện Foucault có vai trò quan trọng trong kỹ thuật.
Trong các máy biến thế và động cơ điện..., lõi sắt của chúng thường chịu
tác dụng của từ trường biến đổi, làm xuất hiện trong chúng các dòng điện
Foucault. Các dòng điện này làm cho máy mau bị nóng lên, một phần năng lượng
bị hao phí vô ích, hiệu suất của máy bị giảm, tuổi thọ của máy giảm nhanh.

49
Để giảm tác hại này, người ta không dùng cả khối sắt lớn mà dùng nhiều
lá sắt mỏng sơn cách điện ghép lại với nhau sao cho các lá sắt cắt song song với
các đường sức từ, tức là vuông góc với các dòng điện xoáy. Nhờ vậy, dòng điện
xoáy chỉ chạy được trong từng lá sắt mỏng, cường độ dòng điện xoáy giảm nhiều
so với dòng điện xoáy trong khối sắt lớn. Nhờ đó giảm đáng kể năng lượng hao
phí vô ích, tăng hiệu suất và tuổi thọ của máy.
Dòng điện xoáy cũng có những ứng dụng có ích như dùng trong lò điện
cảm ứng để nấu chảy kim loại, dùng để rút ngắn thời gian dao động của kim
trong các máy đo v.v...
4.1.5. Dòng điện xoay chiều
Ứng dụng vô cùng quan trong của hiện tượng cảm ứng điện từ là tạo ra
dòng điện xoay chiều. bản chất của quá trình này là biến đổi cơ năng thành điện
năng.
Dùng khung dây cho quay với vận tốc không đổi trong từ trường đều được tạo
ra giữa hai cực của một nam châm. Nam châm sinh ra từ trường , gửi qua tiết
diện S của khung từ thông =, do góc giữa và biến thiên tuần hoàn
nên cũng biến thiên tuần hoàn với cùng vận tốc góc . Và do đó suất điện
động cảm ứng cũng biến thiên tuần hoàn với vận tốc góc .

Để tăng ta chế tạo khung có N vòng dây, khi đó:


, (4.2)

§4.2 Hiện tuợng tự cảm


4.2.1. Hiện tượng tự cảm
Xét một mạch điện (hình 4.3a), gồm một ống dây có lõi sắt và một điện kế
mắc song song với nó, cả hai lại mắc nối tiếp với một nguồn điện một chiều và
một ngắt điện K.
Giả sử ban đầu mạch điện đã đóng kín, kim của điện kế nằm ở một vị trí "a"
nào đó. Nếu ngắt mạch điện, ta thấy kim điện kế lệch về quá số không rồi mới
quay trở lại số không, (hình 4.3b). Ngược lại nếu đóng mạch điện, ta thấy kim
điện kế vượt lên quá vị trí a lúc trước, rồi mới quay trở lại vị trí a ban đầu (hình
4.3c).

50
Hiện tượng đó được giải thích như sau.
+ Khi ngắt mạch, dòng điện do nguồn
cung cấp giảm ngay về không. Sự giảm này
gây ra sự giảm từ thông gửi qua cuộn dây. Kết
quả là trong cuộn dây xuất hiện một dòng điện
cảm ứng cùng chiều với dòng điện ban đầu để
chống lại sự giảm của dòng điện này và nó qua
điện kế theo chiều từ B sang A (ngược chiều
với dòng điện lúc đầu) làm kim điện kế quay
về quá 0, khi dòng cảm ứng tắt, kim điện kế
mới về 0.
+ Ngược lại, khi đóng K, dòng điện qua
Hình 4.3. Hiện tượng tự cảm
điện kế và cuộn dây đều tăng, làm cho từ thông
qua ống dây tăng và do đó gây ra trong ống dây một dòng điện cảm ứng ngược
chiều với nó. Một phần của dòng điện cảm ứng này sẽ qua điện kế theo chiều từ
A sang B, để cộng thêm với dòng điện do nguồn gây ra, làm kim điện kế vượt
quá vị trí a. Sau đó, khi dòng cảm ứng tắt, dòng qua điện kế bằng dòng do nguồn
cấp, kim điện kế mới trở về vị trí a.
Thí nghiệm này chứng tỏ: Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên thì
trong mạch cũng xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Vì dòng điện này do sự biến
thiên của chính dòng điện trong mạch gây ra nên nó được gọi là dòng điện tự
cảm, còn hiện tượng đó được gọi là hiện tượng tự cảm.
Hiện tượng suất hiện dòng cảm ứng trong mạch khi chính cường độ dòng
điện của mạch đó biến thiên gọi là hiện tượng tự cảm.
Hiện tượng tự cảm là một trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ.
4.2.2. Suất điện động tự cảm. Hệ số tự cảm
a. Định nghĩa - Biểu thức suất điện động tự cảm
Suất điện động gây ra dòng điện tự cảm được gọi là suất điện động tự
cảm.
Vì hiện tượng tự cảm là trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ,
nên nó cũng có biểu thức dạng:

Từ thông gửi qua mạch điện kín thì tỉ lệ với cảm ứng từ do dòng I
trong mạch gây ra, tỉ lệ I, do đó từ thông qua mạch kín tỉ lệ thuận với
cường độ dòng điện I đó và có thể viết: (4.3)
L là một hệ số tỉ lệ phụ thuộc hình dạng, kích thước của mạch điện và vào tính
chất của môi trường bao quanh mạch điện. L được gọi là hệ số tự cảm của mạch
điện. Khi đó, suất điện đồng tự cảm được viết thành:

51
(4.4)

Biểu thức (4.4) chứng tỏ: Trong mạch điện đứng yên và không thay đổi
hình dạng, suất điện động tự cảm luôn luôn tỷ lệ thuận nhưng trái dấu với sự
biến thiên cường độ dòng điện trong mạch.
Suất điện động tự cảm luôn trái dấu với tốc độ biến đổi cường độ dòng
điện trong mạch vì nó luôn chống lại sự biến đổi của cường độ dòng điện trong
mạch là nguyên nhân sinh ra nó.
b. Hệ số tự cảm

Biểu thức của suất điện động tự cảm:

Hệ số tự của một mạch điện là đại lượng vật lý về trị số bằng từ thông do
chính dòng điện ở trong mạch gửi qua diện tích của mạch khi dòng điện trong
mạch có cường độ bằng một đơn vị
Nếu L càng lớn sẽ càng mạnh, mạch điện có tác dụng chống lại sự biến
đổi của dòng điện trong mạch càng nhiều, nói cách khác, "quán tính" của mạch
điện càng lớn. Vậy, hệ số tự cảm của một mạch điện là số đo mức quán tính của
mạch đối với sự biến đổi của dòng điện chạy trong mạch đó. Trong hệ đơn vị SI,
đơn vị của hệ số tự cảm là Henry, ký hiệu là H.
Từ đó ta có định nghĩa: Henry là hệ số tự cảm của một mạch kín khi dòng
điện 1 ampe chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông 1Wb qua mạch đó.
Hệ số tự cảm của ống dây điện thẳng dài vô hạn.
Khi có dòng điện cường độ I chạy trong ống dây có chiều dài l, tiết diện S gồm n
vòng, mọi điểm bên trong ống dây có véc tơ cảm ứng từ bằng nhau và bằng:
. Từ thông gửi qua ống dây là:

Vậy hệ số tự cảm của ống dây là: (4.5)

Hiện tượng tự cảm thường xuất hiện khi ngắt các công tắc điện, đặc biệt là
khi ngắt các cầu dao điện. Khi đó ta thấy có tia lửa điện xuất hiện ở các cầu dao
điện. Đó là do khi ngắt mạch điện, dòng điện giảm đột ngột về giá trị không, do
đó trong các cuộn dây của máy điện xuất hiện dòng điện tự cảm khá lớn. Dòng
điện này phóng qua lớp không khí giữa hai cực của cầu dao điện gây nên tia lửa
điện. Hiện tượng này làm hỏng cầu dao và có thể gây nguy hiểm cho hệ thống
điện, do đó người ta đặt cầu dao trong dầu hoặc dùng khí phụt mạnh... để dập tắt
các tia này.
4.2.3. Hiệu ứng bề mặt (skin-effect)
Hiện tượng tự cảm cũng xảy ra ngay trong lòng một dây dẫn có dòng điện
biến đổi theo thời gian.
52
Trong ¼ chu kỳ đầu: Dòng điện I đi từ dưới lên và đang tăng (hình 4.4a),
gây ra trong lòng dây dẫn một từ trường có đường cảm ứng từ kín. Từ trường này
đi xuyên qua các tiết diện chứa trục đối xứng của dây (hình chữ nhật gạch chéo)
làm từ thông gửi qua đó tăng. Vì vậy trong các tiết diện đó xuất hiện dòng điện tự
cảm Ic khép kín có chiều tuân theo định luật Lentz: Ở gần trục dây dẫn, I c ngược
chiều với I; còn ở gần bề mặt dây dẫn, Ic cùng chiều với I.

I tăng, I giảm
Hình 4.4. Hiệu ứng bề mặt

Như vậy, khi dòng điện trong dây dẫn tăng, dòng tự cảm góp phần làm
cho dòng điện ở gần trục dây dẫn tăng chậm lại nhưng làm cho dòng điện ở gần
bề mặt dây dẫn tăng nhanh hơn.
Trong ¼ chu kỳ tiếp theo: I giảm, I c có chiều ngược lại (hình 4.4b). Nó
ngược với chiều dòng điện biến thiên ở gần bề mặt dây dẫn, do đó làm cho phần
dòng điện này giảm nhanh hơn; nhưng lại cùng chiều với phần dòng điện biến
thiên ở gần trục của dây dẫn, do đó làm cho phần dòng điện này giảm ít hơn.
Vậy dòng tự cảm chống lại sự giảm của dòng điện ở gần trục dây dẫn và
tăng cường sự giảm của dòng điện ở bề mặt dây dẫn.
Tóm lại, khi tăng cũng như khi giảm, dòng điện biến thiên trong dây dẫn
gây ra dòng tự cảm có tác dụng chống lại sự biến thiên của phần dòng điện ở gần
trục của dây dẫn, nhưng tăng cường sự biến thiên phần dòng điện ở gần bề mặt
của dây dẫn. Kết quả là dòng điện biến đổi chỉ đi trên bề mặt của sợi dây. Tần số
dòng điện càng cao (dòng điện biến đổi càng nhanh), tác dụng của dòng tự cảm
trong dây càng mạnh, phần dòng điện chạy trong ruột của dây dẫn càng giảm,
hầu như bị triệt tiêu, dòng điện cao tần chỉ chạy ở bề mặt rất mỏng của dây dẫn.
Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng bề mặt (skin-effect).
Ứng dụng:
- Chế tạo dây dẫn rỗng.
- Dùng tôi bề mặt kim loại

§4.3 Hiện tượng hỗ cảm


4.3.1. Hiện tượng
Giả sử có hai mạch điện kín (C 1 ) và (C2 ) đặt cạnh nhau, trong đó có các
dòng điện I1, I2 (hình (4.5).
53
Nếu dòng điện I1 chạy trong mạch C1 thay đổi thì từ thông do dòng điện
này gửi qua mạch (C2) sẽ biến đổi, gây
ra trong C2 đó một SĐĐ cảm ứng. Dòng
cảm ứng này làm cho dòng điện trong
C2 biến đổi, và từ thông do nó gửi qua
C1 sẽ biến đổi, làm xuất hiện SĐĐ cảm
ứng trong (C1).
Kết quả là, trong cả hai mạch sẽ
xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta
gọi hiện tượng này là hiện tượng hỗ
cảm, và các dòng điện cảm ứng đó được
gọi là dòng điện hỗ cảm. Hình 4.5 Hiện tượng hỗ cảm
4.3.2. Suất điện động hỗ cảm, hệ số
hỗ cảm.
Suất điện động gây ra dòng điện hỗ cảm được gọi là suất điện động hỗ
cảm:
Gọi là từ thông do dòng điện I 1 gây ra và gửi qua diện tích của mạch
(C2), là từ thông do dòng điện I2 sinh ra và gửi qua diện tích của mạch (C1).
Dễ dàng nhận thấy rằng từ thông qua mạch (C 1) tỉ lệ với I2 và từ thông qua
mạch (C2) tỉ lệ với mạch dòng I1:
với M12 và M21 là các hệ số tỉ lệ. M12 gọi là hệ số hỗ cảm của hai mạch (C 1) và
(C2), còn M21 là hệ số hỗ cảm của (C 2) và (C1): . Hai hệ số hỗ cảm
M12 và M21 đều phụ thuộc hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai mạch,
và phụ thuộc vào tính chất của môi trường chứa hai mạch.
Do đó, suất điện động xuất hiện trong mạch (C2) là:
(4.7)
Đơn vị của M: Henry (H).
Hiện tượng hỗ cảm là trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ,
nó được ứng dụng để chế tạo máy biến thế, một dụng cụ rất quan trọng kỹ thuật
và đời sống.
4.3.3. Hệ mạch điện cảm ứng
Khi dòng điện trên mỗi vòng dây biến thiên, ở đó có đồng thời hai hiện
tượng tự cảm và hỗ cảm, vì vậy suất điện động cảm ứng trên mỗi vòng:

(4.8)

54
PHẦN II. QUANG HỌC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ QUANG HÌNH.
Trong thực tế có nhiều hiện tượng quang học đặc biệt là hoạt động của các
dụng cụ quang học, có thể được nghiên cứu xuất phát từ các tia sáng. Phần quang
học dựa trên các khái niệm đó được gọi là quang hình học. Dựa và các định luật
cơ bản về các tia sáng, quang hình học giúp chúng ta nghiên cứu sự tạo thành ảnh
trong các dụng cụ quang học một cách đơn giản.

§ 1.1. Các định luật quang hình.


1.1.1. Định luật truyền thẳng ánh sáng
Trong một môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng ánh sáng
truyền đi theo đường thẳng.
1.1.2. Định luật về sự tác dụng độc lập của chùm tia
Tác dụng của các chùm sáng khác nhau thì độc lập với nhau (nghĩa là tác
dụng của chùm sáng này không phụ thuộc vào sự có mặt hay không của các
chùm sáng khác).
1.1.3. Hai định luật của Đề Các
a. Định luật Đề Các thứ nhất
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới (mặt phẳng chứa tia tới và pháp
tuyến).
Góc phản xạ bằng góc tới: i’=i (1.1)

N S
S ’ K i1 N
i i n1
n2 I
I
i2
R

Hình 1.1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng Hình 1.2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

b. Định luật Đề Các thứ hai


Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (mặt phẳng chứa tia tới và pháp
tuyến).
Tỷ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một số không đổi, phụ thuộc
vào bản chất của 2 môi trường gọi là chiết suất tỷ đối của môi trường 2 đối với
môi trường 1: (1.2)

55
-n > 1 →i2< i : tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn.
-n < 1 →i2> i : tia khúc xạ xa pháp tuyến hơn.
c. Chiết suất tỷ đối và chiết suất tuyệt đối.
Chiết suất tỷ đối giưa môi trường 2 với môi trường 1 là đại lượng có giá trị
bằng tỷ số giữa vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường 1 và vận tốc truyền ánh
sáng trong môi trường 2. (1.3)

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỷ đối của môi trường
đó đối với chân khô (1.4)

Vậy chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường: (1.5)

d. Dạng đối xứng của định luật Đề Các.


Từ (1.2) và (1.5) ta có:

(1.6)

(1.6) chính là dạng đối xứng của định luật Đề Các


e. Hiện tượng phản xạ toàn phần.
Xét ánh sáng truyền từ môi trường 1 có chiết suất sang môi trường 2 có chiết
suất . Ta có: .

 Nếu n > 1 thì < i : mọi tia tới đều cho tia khúc xạ.
 Nếu n > 1 thì < i : không phải mọi tia tới đều cho tia khúc xạ.

Q1
R1
S R2 R3 n2
K M Q2
n1<n2
H I
n2 H I n1>n2 igh
K M R3
R2
R1
Q2 Q2
Q1 S

Hình 1.3. Hiện tượng phản xạ toàn phần

- Tia tới có i ứng với : cho tia khúc xạ.

- Khi i1 = igh thì: : tia khúc xạ đi là là mặt phân cách.

56
- Khi i1 > igh: tia khúc xạ biến mất, toàn bộ ánh sáng bị phản xạ →
hiện tượng phản xạ toàn phần.
 Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Ánh sáng truyền từ môi trường chiết
quang hơn sang môi trường chiết quang
kém.
Góc tới i1> igh (sinigh = n21).
f. Ứng dụng của hiện tượng khúc xạ
ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.
* Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Hình 1.4. Độ cao quan sát và
Giải thích hiện tượng các ngôi sao khi
quan sát từ trái đất cao hơn vị trí thực của độ cao thực của ngôi sao.
chúng:
Vì chiết suất cuả không khí phụ thuộc vào mật độ (n kh tỉ lệ thuận với mật
độ) nên càng lên cao chiết suất càng giảm.
Tia sáng xuất phát từ ngôi sao ( không qua đỉnh đầu) đến trái đất qua các
lớp không khí có chiết suất tăng dần sẽ bị cong đi.
Kết quả: vị trí quan sát được của ngôi sao cao hơn vị trí thực.
Giải thích hiện tượng ảnh ảo trên sa mạc hay đồng cỏ: do sự uốn cong của
tia sáng nên một số vật ở khuất xa phía đường chân trời sẽ được nhìn thấy như ở
gần người quan sát hơn.
* Hiện tượng phản xạ toàn phần

Hình 1.5. Các lăng kính phản xạ toàn phần

Lăng kính phản xạ toàn phần: là một khối thủy tinh hình lăng trụ đứng có
tiết diện thẳng là tam giác vuông cân.
Đường đi của tia sáng qua lăng kính: hình 1.5
Lăng kính phản xạ toàn phần được dùng để đổi chiều truyền của ánh sáng
trong các dụng cụ quang học như ống nhòm, kính tiềm vọng…
- Dùng trong ống nhòm để quan sát các vật bị che khuất.

57
Mắt

Hình 1.6. Ống nhòm quan


sát các vật bị che khuất

Hình 1.6 biểu diễn sơ đồ của loại ống nhòm dùng quan sát những vật bị che
khuất.
- Dùng trong cáp sợi quang.

§ 1.2. Phát biểu tương đương của định luật Đềcác


1.2.1. Quang lộ
a. Định nghĩa:
Quang lộ giữ hai điểm A và B trong môi trường là đoạn đường ánh sáng
truyền được trong chân không trong khoảng thời gian t, trong đó t là khoảng thời
gian mà ánh sáng đi được đoạn đường AB trong môi trường.
b. Công thức quang lộ:
Từ định nghĩa ta có: (1.7)

Trong đó: (1.8)

d2 K
n I
d3 ds B
A d B d1 n1 n2 o n
n1 B
A A

a) b) c)

Hình 1.7. Khái niệm về quang lộ

Nếu ánh sáng truyền qua nhiều môi trường có chiết suất n 1, n2, n3,… với
quãng đường d1, d2, d3,….thì quang lộ tổng cộng là:
(1.9)
Nếu ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất biến thiên liên tục thì ta
chia đoạn đường thành các đoạn nhỏ dS sao cho chiết suất trên mỗi đoạn dS là
58
không đổi. Khi đó:

(1.10)
1.2.2. Nguyên lý Fecma
a. Phát biểu: Giữa 2 điểm AB, ánh sáng sẽ truyền theo con đường nào mà
quang lộ là cực trị (cực đại, cực tiểu hoặc không đổi).
b. Sự tương đương giữa nguyên lý Fecma và các định luật Đềcác
* Sự tương đương của nguyên lý Fecma với định luật phản xạ
Giả sử ánh sáng từ A đến B sau khi phản xạ tại tuân theo định luật
phản xạ ánh sáng (i = i’).

A B N
A n1
N
’ h1 i1
∑ i i ’
B’
I p-x ∑
A’ x
I i2 h2
n2
N’
B

B
Hình 1.8. Sự tương ứng giữa nguyên Hình 1.9. Sự tương đương giữa nguyên
lý Fecma và định luật phản xạ lý Fecma và định luật khúc xạ

Gọi B’ là điểm đối xứng với B qua ∑. Vì i = i’ A, I, B’ thẳng hàng.


Xét điểm I’ bất kỳ ( ).
Trong có: AB’ < AI’ + I’B’
(1.11)
AI + IB’ < AI’ + I’B’
Nhân cả 2 vế với chiết suất n ta có: n(AI + IB) < n(AI’ + I’B) (1.12)
LAIB < LAI’B (1.13)
Nghĩa là ánh sáng truyền theo con đường mà quang lộ cực tiểu.
* Sự tương đương của nguyên lý Fecma với định luật khúc xạ.
Giả sử ánh sáng truyền từ điểm A trong môi trường 1(có chiết suất n1)
(khúc xạ tại ) đến điểm B trong môi trường 2 (có chiết suất n 2) tuân
theo nguyên lý Fecma.
Quang lộ theo con đường AIB là : (1.14)
Gọi AA’ = h1; BB’ = h2; A’I = x; A’B’ = p, ta có:

59
(1.15)

Theo nguyên lý Fecma: ánh sáng đi từ A đến B theo con đường mà quang

lộ là cực trị : (1.16)

n1.sini1 = n2.sini2 (1.17)


(1.17) là công thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
Vậy: từ định luật Đề các ta có thể suy ra nguyên lý Fecma và ngược lại. rõ
ràng chúng tương đương với nhau.
1.2.3. Định lý Maluyt (Malus)
a. Mặt trực giao: là mặt vuông góc với các tia của một chùm sáng.
Chùm đồng qui : mặt trực giao là mặt cầu, tâm tại điểm đồng quy.
Chùm song song : mặt trực giao là những mặt phẳng song song

O
1
2
1 2
a) b)

Hình 1.10. Mặt trực giao

b. Định lý Maluyt.
Phát biểu : Quang lộ của các tia
sang giữa hai mặt trực giao của một A2
chùm sáng thì bằng nhau. 1 H2
i1
Chứng minh: A1 i1 I2
Xét chùm sáng song song chiếu I1 i2
qua mặt phân cách giữa 2 môi trường H1 i2 B2
trong suốt chiết suất n1, n2 (hình 1.11). B1 2
∑1, ∑2 là 2 mặt trực giao.
Hình 1.11. Chứng minh định lí Maluýt
Kẻ I1H2 A2I2; I2H1 I1B1. Ta
có:
L1=n1A1I1+n2I1B1
= n1A1I1+n2I1H1 + n2H1B1 (1.18)
L2=n1A2I2+n2I2B2

60
= n1A2H2+n1I2H1 + n2I2B2 (1.19)
Vì A1I1 = A2H2; H1B1 = I2B2

và theo ĐL khúc xạ: n . sini =n sini


(1.20)
n2.I1H1 = n1.H2I2 L1 = L2
Vậy: quang lộ giữa hai mặt trực giao thì bằng nhau.

§ 1.3. Đại lượng trắc quang


1.3.1. Quang thông
Ta đã biết ánh sáng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,76 μm khi tác dụng vào
mắt gây ra cảm giác sáng. Tuy nhiên mức độ nhạy cảm của mắt đối với các ánh
sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Để đặc trưng cho phần năng lượng gây ra
cảm giác sáng người ta đưa ra khái niệm quang thông:
Quang thông do một chùm sáng gửi tới diện tích dS là đại lương có trị số
bằng phần năng lượng gây ra cảm giác sáng gửi tới dS trong một đơn vị thời
gian. 
Ngoài ra người ta còn định nghĩa : quang thông toàn phần là phần năng
lượng gây ra cảm giác sáng do ngồn phát ra theo mọi phương trong 1 đơn vị thời
gian.
Đơn vị quang thông: Lumen.
1.3.2. Độ sáng
a. Góc khối: góc khối nhìn thấy diện tích dS từ điểm O là phần không gian
giới hạn bởi hình nón có đỉnh tại O và có đường sinh tựa trên chu vi của dS.
Về trị số : góc khối được đo bằng phần diện tích của mặt cầu có bán kính
bằng đơn vị bị giới hạn trong hình nón.
Đơn vị góc khối (trong hệ dS0

SI) là stêrađian (Sr). n
O
Tìm mối liên hệ giữa góc dΩ α
khối Ω và diện tích dS : Vẽ mặt 1
dS
cầu tâm O có bán kính bằng đơn
vị (hình 1.12). Giá trị của góc Hình 1.12. Góc khối
khối dΩ bằng phần diện tích mặt
cầu giới hạn trong hình nón. Gọi r là khoảng cách từ O đến dS, α là góc giữa
pháp tuyến n của dS và r, dS0 là hình chiếu của dS lên mặt phẳng vuông góc với

r, ta có:

61
vì (1.21)

b. Độ sáng: là đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn theo
một phương. Theo định nghĩa : độ sáng của nguồn theo một phương nào đó là
đại lượng có giá trị bằng quang thông của nguồn gửi đi trong 1 đơn vị góc khối
theo phương đó.
Gọi I là độ sáng, dΦ là quang thông gửi đi trong góc khối dΩ ta có:

(1.22)

I thay đổi theo phương phát sáng. Nếu I theo mọi phương đều như nhau thì
nguồn gọi là nguồn đẳng hướng. Với nguồn đẳng hướng quang thông toàn phần:
(1.23)
Đơn vị: canđela.
1.3.3. Độ rọi
a. Định nghĩa:
Độ rọi E của một mặt nào đó là đại lượng có giá trị bằng quang thông gửi
tới một đơn vị diện tích của mặt đó. (1.24)

Trong đó dΦ là quang thông gửi tới diện tích dS.


c. Độ rọi gây bởi nguồn

điểm: n
Xét diện tích dS được rọi sảng O dΩ r dS α
bởi nguồn O có cường độ sáng
là I. Quang thông gửi tới dS
là : Hình 1.13. Tính độ rọi gây bởi nguồn điểm

Độ rọi của dS: (1.25)

Như vậy: khi dùng nguồn điểm độ rọi của mặt được chiếu sáng tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách từ mặt đó đến nguồn.
Công thức (1.25) cho phép xác định được độ sáng của 1 nguồn bằng cách
so sánh nguồn đó với nguồn sáng mẫu có độ sáng biết trước.
d. Đơn vị độ rọi: lux (lx)

Vậy : lux là độ rọi của một mặt mà cứ 1 m 2 của mặt đó nhận được quang
thông là 1 lumen.

62
CHƯƠNG 2. GIAO THOA SÓNG
Trong thực tế có nhiều hiện tượng nếu chỉ dựa vào các định luạt của
quang hình sẽ không giải thích được, ví dụ như hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ….
Khi đó, ta phải xét đến bản chất song của ánh sáng mới giải thích được các hiện
tượng này. Đó là nội dung của quang học sóng.

§ 2.1. Cơ sở quang học sóng và hàm sóng


2.1.1. Hàm sóng ánh sáng
Ta đã biết ánh sáng là sóng điện từ có véctơ vuông góc với và vuông
góc với phương truyền sóng. Trong đó là thành phần gây ra cảm giác sáng. Vì
vậy dao đông của gọi là phương trình dao động sáng.
Giả sử tại O phương trình dao động sáng là:
(2.1)
thì tại tại M (OM = r) phương trình dao động sáng là:

(2.2)

Trong đó:
+ τ: thời gian ánh sang
truyền từ O→ M.
+ L = c.τ: quang lộ trên O M
đoạn OM.
Hình 2.1. Để thiết lập hàm sóng ánh sáng
+ λ = c.T: bước sóng của
ánh sáng trong chân không.

+ : pha ban đầu.

Phương trình (2.2) gọi là hàm sóng ánh sáng.


Nếu ánh sáng truyền theo chiều ngược lại, hàm sóng của ánh sáng sẽ có
dạng: (2.3)

2.1.2. Cường độ sáng


Định nghĩa: Cường độ sáng tại 1 điểm là 1 đại lượng có trị số bằng năng
lượng truyền qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sáng trong
1 đơn vị thời gian.
Cường độ sáng tại một điểm tỉ lệ với bình phương biên độ dao động sáng
tại điểm đó: I=k. a2 (2.4)

63
Khi nghiên cứu hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ…, ta chỉ cần so sánh
cường độ sáng tại các điểm khác nhau mà không cần tính cụ thể giá trị của cường
độ sáng, do đó có thể qui ước lấy k = 1, ta có: I=a2 (2.5)
2.1.3. Nguyên lý chồng chất
“ Khi hai hay nhiều sóng ánh sáng gặp nhau thì từng sóng riêng biệt
không bị các sóng khác làm nhiễu loạn. Sau khi gặp nhau, các sóng ánh sáng
vẫn truyền đi như cũ, còn tại những điểm gặp nhau, dao động sáng bằng tổng
các dao động sáng thành phần. ”
2.1.4. Nguyên lý Huyghen
“Bất kì 1 điểm nào nhận được sóng ánh sáng truyền đến đều trở thành
nguồn sáng thứ cấp phát ánh sáng về phía trước nó. ”

§ 2.2 Giao thoa sóng kết hợp


2.2.1. Định nghĩa hiện tượng giao thoa
Giao thoa ánh sáng là hiện tượng chồng chất của 2 hay nhiều sóng ánh
sáng. Kết quả là trong trường giao thoa sẽ xuất hiện những miền sáng, những
miền tối.
2.2.2. Điều kiện để có giao thoa
Xét hai dao động sáng cùng tần số:

Dao động tổng hợp của hai dao động trên có dạng: (2.6)

Trong đó: (2.7)


Ta đã biết cường độ sáng tại một điểm được xác định bởi do đó
cường độ sáng tại một điểm trong vùng không gian có 2 sóng phụ thuộc vào độ
lệch pha Δφ của 2 sóng tại điểm xét
- Nếu độ lệch pha Δφ không đổi theo thời gian thì tại mỗi điểm xác định,
độ lệch pha của 2 sóng có giá trị xác định do đó có cường độ sáng xác định. Ở
những điểm khác nhau, do độ lệch pha Δφ khác nhau, nên cường độ sáng tại
những điểm khác nhau cũng khác nhau (có chỗ sáng hơn, có chỗ tối hơn)→có
giao thoa.
- Nếu độ lệch pha Δφ thay đổi theo thời gian thì tại cùng một điểm, ở các
thời điểm khác nhau độ lệch pha của 2 sóng cũng khác nhau do đó tại mỗi điểm :
. Do đó, ở mọi điểm ta đều có . Cường độ sáng tại mọi
điểm là như nhau hay nói cách khac là không xảy ra giao thoa.
Vậy : để có giao thoa phải có sự gặp nhau của 2 sóng có cùng tần số và
hiệu pha không đổi theo thời gian.

64
Sóng thỏa mãn điều kiện đó gọi là sóng kết hợp.
2.2.3. Cách tạo ra 2 sóng kết hợp
a. Nguyên tắc tạo ra 2 sóng kết hợp:
Ta biết ánh sáng là do nguyên tử của nguồn phát ra, thực nghiệm đã chứng
tỏ: nguyên tử phát sóng không liên tục, mà thành từng đoàn sóng, pha ban đầu
của các đoàn sóng khác nhau.
Nếu ánh sáng phát đi từ 2 nguồn riêng biệt thì tại mỗi điểm sẽ nhận được
các cặp đoàn sóng do 2 nguồn gửi tới, hiệu pha của các cặp đoàn sóng này thay
đổi do đó chúng không phải là 2 sóng kết hợp.
Nếu bằng cách nào đó, ta tách sóng phát ra từ một nguồn duy nhất thành 2
sóng sau đó lại cho gặp nhau thì hiệu pha của 2 sóng sẽ không phụ thuộc vào thời
gian. Và ta được 2 sóng kết hợp.
Vậy: nguyên tắc tạo ra 2 sóng kết hợp là từ 1 sóng duy nhất ta tách thành
2 sóng riêng biệt
b. Các cách tạo ra sóng kết hợp:
* Khe Iâng (Young):
Khe Iâng là dụng cụ gồm: nguồn sáng
O đặt trước 2 khe O1 , O2 trên màn P
không trong suốt, sau P đặt một màn M
quan sát E. O1
O
Ánh sáng từ O chiếu sáng O1, O2.
O2
Theo nguyên lý Huyghen: O1, O2 trở
thành 2 nguồn thứ cấp. Vì O1 , O2 được P
sinh ra bởi cùng nguồn O nên là 2 sóng
E
kết hợp do đó gặp nhau sẽ giao thoa.
* Gương Frênen: Hình 2.2. Khe Yâng
Gương Frênen là dụng cụ gồm: 2 gương phẳng G1, G2 nghiêng nhau 1 góc
nhỏ. Một nguồn điểm O trước 2 gương cho 2 ảnh ảo O 1 , O2. 2 chùm tia phản xạ
trên 2 gương coi như phát đi từ 2 nguồn O1 , O2.
O1 , O2 sinh ra từ nguồn O nên là 2 nguồn kết hợp do đó gặp nhau sẽ giao thoa.
2.2.4. Khảo sát hiện tượng giao thoa
a. Điều kiện cực đại và cực tiểu giao thoa
Xét 2 nguồn O1, O2 có phương trình dao động sáng :

(2.8)

Tại M nhận được 2 dao động sáng:

65
(2.9)

Vì khoảng cách O1O2 nhỏ hơn


rất nhiều so với khoảng cách từ mặt M
phẳng của 2 khe đến màn quan sát r1
nên ta coi đây là trường hợp tổng hợp O1
2 dao động cùng phương, cùng tần r2
C
số. Ta biết biên độ dao động sáng O2
tổng hợp tại M phụ thuộc:
Hình 2.3. Nghiên cứu hiện tượng giao thoa

Nếu 2 sóng cùng pha: Δφ = 2kπ biên độ dao động tổng hợp tại M có giá trị
cực đại và cường độ sáng tại M là cực đại. Vậy điều kiện cực đại giao thoa là :

(2.10)

(Với k = 0, ±1,±2,……)
Nếu 2 sóng ngược pha: Δφ = (2k + 1)π thì biên độ dao động sáng tổng
hợp tại M cực tiểu và do đó cường độ sáng cực tiểu. Vậy, điều kiện cực tiểu giao
thoa là:

(2.11)

(Với k = 0, ±1,±2,……)
Nếu giao thoa thực hiện trong không khí thì điều kiện cực đại và cực tiểu
giao thoa lần lượt là:
(2.12)

(2.13)
Vân trong không gian có dạng hypecboloit tròn xoay.
b. Vị trí vân giao thoa trên màn
Xét hệ thống khe Iâng như hình
vẽ, được đạt trong không khí. Xét M
điểm M trên màn E, điểm M cách C r2
một khoảng x, khoảng cách từ E đến O2
O1 O2 là D. Từ O2 kẻ vì O1 a α r1
O2 = a rất nhỏ.
C
D
O1

Hình 2.4. Tính vị trí vân giao thoa 66


(2.14)

Tại M là vân sáng nếu:

(2.15)

Tại M là vân tối nếu:


(2.16)

Từ (2.15) và(2.16) ta thấy các vân sáng, vân tối nằm xen kẽ nhau.
Khoảng vân i là cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối kế tiếp:

(2.17)

Các vân giao thoa là các đoạn thẳng nằm trên mặt phẳng vuông góc với
mặt phẳng hình vẽ, do đó nếu dịch chuyển đồng thời O 1 và O2 theo phương vuông
góc với mặt phẳng hình vẽ, do đó nếu dịch chuyển đồng thời O 1 và O2 theo
phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì hệ thống vân chỉ trượt trên mình
nó và không thay đổi.
c. Hiện tượng giao thoa khi dùng ánh sáng trắng
Nếu O1, O2 phát ra ánh sáng trắng gồm mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng
thì mỗi ánh sáng đơn sắc sẽ cho một hệ thống vân giao thoa có
màu sắc riêng và độ rộng i khác nhau.
Tại C (x = 0): vân sáng của tất cả các ánh sáng đơn sắc khác nhau chồng
lên nhau cho ta 1 vân trắng, gọi là vân trắng chính giữa hay vân trung tâm.
Ở 2 bên vân trung tâm: hệ vân của các ánh sáng đơn sắc khác nhau nằm ở
những vị trí khác nhau. Ứng với giá trị k, các cực đại không trùng nhau tạo thành
vân sáng có màu sắc như ở cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài gọi là phổ bậc k.
Độ rộng phổ bậc k được xác định bởi:
(2.18)

§ 2.3. Giao thoa do phản xạ


2.3.1. Thí nghiệm Lloyd (Lôi)
Lấy một tấm thủy tinh mặt sau bôi đen (để hấp thụ các tia khúc xạ vào
trong thủy tinh). Nguồn O đặt phía trên và khá xa bản thủy tinh. Màn E vuông
góc với bản thủy tinh. Một điểm M trên màn E sẽ nhận được 2 tia sáng từ O: Tia
OM tới trực tiếp và tia OIM sau khi phản xạ tại I, sau đó đến M. Hai tia này giao
thoa với nhau.
Đặt r1 = OI + IM; r2= OM. Theo lý thuyết :
67
Điểm M là sáng nếu:

Điểm M là tối nếu: 

O r2
M
r1 I
C

O

Hình 2.5. Thí ngiệm Loyd

Nhưng thực nghiệm lại xác nhận ngược lại, những điểm lí thuyết dự đoán
là sáng thì kết quả là tối, và những điểm lí thuyết dự đoán là tối thì lại là sáng.

Để giải thích hiện tượng này bắt buộc ta phải thừa nhận:

mà .

Vậy: pha của 1 trong 2 tia phải thay đổi đi . Vì tia OM tới trực tiếp, pha
không đổi nên chỉ có tia phản xạ trên gương thay đổi, cụ thể là pha dao động của
nó sau khi phản xạ sẽ thay đổi một lượng là . Tương đương với pha thay đổi
một lượng là thì quang lộ thay đổi một lượng là .

Trong trường hợp phản xạ trên môi trường có chiết suất nhỏ hơn chiết suất
môi trường ánh sáng tới thì pha dao động và quang lộ của tia phản xạ không thay
đổi.
Kết luận: Sau khi phản xạ trên môi trường chiết quang hơn môi trường
ánh sáng tới, quang lộ của tia phản xạ dài thêm một đoạn là .

2.3.2. Sóng đứng ánh sáng


Xét chùm sáng song song, đơn sắc rọi vuông góc vào bề mặt kim loại
đánh bóng. Chùm phản xạ sẽ giao thoa với chùm tia tới và ta thu được sóng đứng
ánh sáng.
Gọi khoảng cách từ M đến gương là d thì những điểm nút của sóng đứng
được xác định bởi điều kiện: (2.19)

Còn vị trí bụng được xác định bởi điều kiện: (2.20).

68
Như vậy: quỹ tích của các nút là một họ mặt phẳng song song với mặt
gương và cách nhau , còn quỹ tích các bụng cũng là họ mặt phẳng cách nhau

và nằm xen kẽ các mặt nút. Mặt gương là một mặt phẳng tối.

2.3.3. Phương pháp chụp ảnh màu


Quá trình tạo sóng đứng được ứng dụng trong phương pháp chụp ảnh màu
do Lipman đề nghị năm 1891. Sơ đồ của Lipman được biểu diễn trên hình vẽ 2.6.
Rọi chùm sáng có bước sóng vuông góc với kính ảnh, khi đó chùm tới và
chùm phản xạ trên bề mặt thủy ngân sẽ giao thoa với nhau tạo thành sóng đứng.
Ở các mặt phẳng bụng, biên độ
dao động sóng cực đại, vì vậy sau khi
hiện hình phim, các mặt phẳng bụng
tạo thành lớp bạc phản xạ ánh sáng. S
Giả sử rọi lên phim (sau khi đã Nhũ tương ảnh
hiện hình) một chùm ánh sáng bước
sóng λ, chùm sáng sẽ bị phản xạ trên
Thủy ngân
lớp bạc và hiệu đường đi của các sóng
phản xạ trên hai lớp bạc kế tiếp nhau là Hình 2.6. Sơ đồ phương pháp
. Nếu thì các tia phản xạ đồng chụp ảnh màu
pha, chúng giao thoa và tăng cường lẫn
nhau. Các ánh sáng khác có hiệu đường đi khác λ nên chúng không tăng cường
nhau.
Nếu chiếu phim bằng ánh sáng trắng thì chỉ có thành phần có bước sóng
được khuếch đại, do đó ánh sáng phản xạ có màu đã chụp.

§ 2.4. Giao thoa gây bởi bản mỏng.


2.4.1. Bản mỏng có bề dày thay đổi – vân cùng độ dày
a. Vân cùng độ dày
Xét bản mỏng có bề dày thay
đổi, chiết suất n. được chiếu sáng O
bởi nguồn sáng rộng. Một điểm O Mắt
của nguồn gửi tới M hai tia: tia OM
tới trực tiếp, và tia OBCM tới sau
khi khúc xạ tại B và phản xạ tai C. i1
Hai tia này được sinh ra từ cùng B d
M
một nguồn O nên là 2 sóng kết hợp, i2
gặp nhau gây ra hiện tượng giao
C
thoa tại M.
Hiệu quang lộ giữa 2 tia là: Hình 2.7. Vân cùng độ dày
69
(1.21)

(Số hạng λ/2 xuất hiện do OM phản xạ tại M)


Kẻ BR OM OM – OB ≈ RM

Do đó: (2.22)

Gọi d là bề dày của bản tại M. i2,i1 lần lượt là góc khúc xạ và góc tới ta có:
(2.23)

(2.24)

Do đó:

(2.25)

Vì sini1 = n.sini2

(2.26)

Vì mắt người chỉ nhìn được những tia ít nghiêng đối với nhau (i 1≈ const)
nên: chỉ phụ thuộc bề dày d.
Những điểm có cùng bề dày d thì hiệu quang lộ là như nhau và do đó cường
độ sáng giống nhau.
Những điểm có bề đay d thỏa mãn: sẽ cho vân sáng và
sẽ cho vân tối.
Mỗi vân ứng với 1 giá trị bề dày d xác định vì vậy được gọi là vân cùng độ dày.
* Nếu chiếu bản mỏng bằng ánh sáng trắng thì mỗi ánh sáng đơn sắc cho
1 hệ thống vân và trên bản ta quan sát được nhiều màu sắc.
b. Vân của nên không khí

∑1
C’
∑1
G1 M
α d
G2 ∑2 α
C C
a) b)

70
Hình 2.8. Nêm không khí

Sự hình thành nên không khí: 2 bản thủy tinh đặt nghiêng nhau một
góc α nhỏ, khi đó lớp không khí giữa 2 bản hình nêmgọi là nêm không khí.
là 2 mặt nêm , CC’ là cạnh nêm.

Chiếu chùm sáng song song, đơn sắc, vuông góc với . Xét tia OI của
chùm. Tia đó đi vào bản thủy tinh G 1. đến M nó tách thành hai: một phần phản xạ
tai M, một phần truyền qua nêm không khí, phản xạ trên mặt trở về M và ló ra
ngoài theo đường MOI. Như vậy tại M có sự gặp nhau của 2 tia phản xạ trên 2
mặt nêm. Kết quả là trên mặt quan sát được vân giao thoa.

Hiệu quang lộ của 2 tia OIML và OIMKIO là: (2.27)

(phần do phản xạ trên mặt gây nên)

Những điểm tối thỏa mãn: (2.28)

Những điểm sáng thỏa mãn: (2.29)

Hình dạng vân: vì các điểm mà tại đó bề dày d có giá trị không đổi là
đoạn thẳng song song với cạnh của nêm do đó vân giao thoa là những đoạn thẳng
song song với cạnh của nêm. Và các vân sáng tối xen kẽ nhau một cách đều đặn.
c. Vân tròn Niuton
Đặt một thấu kính lồi lên trên một tấm
thủy tinh phẳng. Lớp không khí giữa thấu
kính và bản thủy tinh là bản mỏng có bề dày
thay đổi.
Chiếu chùm sáng song song đơn sắc, M
C
vuông góc với bản thủy tinh. Các tia sáng
phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của bản này
sẽ giao thoa với nhau, tao thành các vân giao Hình 2.9: Vân tròn Niuton
thoa tại mặt cong của thấu kính.
Các vân tối ứng với bề dày của lớp không khí là:

với k = 1,2,3….

Các vân sáng ứng với bề dày của lớp không khí là:

với k = 1,2,3….

71
Hình dạng vân: do tính chất đối xứng nên các vân giao thoa là những
vòng tròn có tâm tại C, được gọi là vân tròn Niuton.
Tính bán kính vân tối thứ k : (2.30)

Vì dk << R nên : (2.31)

Vân tối thứ k có: (2.32)

M H
dk
C
a)

b)

H×nh 2.10. TÝnh b¸n kÝnhv©n trßn Niuton

2.4.2. Bản mỏng có bề dày không đổi – Vân cùng độ nghiêng


Xét bản mỏng có bề dày không đổi d, chiết suất n. Rọi sáng bản bằng nguồn
sáng rộng. Xét chùm tia song song có góc tới i. Mỗi tia đập lên bản tách thành 2 tia: một
phần phản xạ ở mặt trên, một phần đi vào bản mỏng, phản xạ ở mặt dưới, đi lên trên và
ló ra ngoài. Khi ra ngoài không khí hai tia phản xạ song song với nhau, hứng chùm tia
này bằng thấu kính hội tụ ta thu được giao thoa tại mặt phẳng tiêu diện của thấu kính

M
i

Hình 2.11. Vân cùng độ nghiêng

72
Hiệu quang lộ của 2 tia là:

(2.33)

Do bề dày d có giá trị không đổi nên hiệu quang lộ của 2 tia chỉ phụ thuộc
góc tới i. Nếu giá trị của i thỏa mãn:
ΔL = kλ thì M là điểm sáng
ΔL = (k + ½)λ thì M là điểm tối
Các chùm sáng cùng giá trị góc tới i hội tụ tại các điểm thuộc đường tròn
có tâm tại F, cường độ sáng tại các điểm trên đường tròn bằng nhau, đó là vân
giao thoa. Với các góc nghiêng khác nhau ta được các vân khác nhau.

§ 2.5 Ứng dụng của hiện tượng giao thoa


2.5.1. Sự khử phản xạ các mặt kính
Khi chùm sáng chiếu vào thấu kính hay lăng kính thì 1 phần bị phản xạ trở
lại. Ánh sáng phản xạ từ các mặt kính làm ảnh bị mờ. Ngoài ra trong quân sự có
thể làm lộ mục tiêu. Vì vậy cần phải khử
d
phản xạ của các mặt kính.
Kh«ng khÝ Thuû tinh
Để khử phản xạ, mặt trước của TK
được phủ 1 màng mỏng chất trong suốt đặc
biệt. Khi đó tia tới bị phản xạ 2 lần. Trên
biên giới không khí - màng mỏng và màng
mỏng – thấu kính. Lựa chọn chiết suất n và
bề dày d của màng để 2 tia phản xạ ngược
pha nhau khi đó chúng sẽ triệt tiêu nhau. H×nh 2.12. Khö ¸nh s¸ng ph¶n x¹
Để 2 tia phản xạ ngược pha nhau thì bề dày màng mỏng thỏa mãn:

; (2.34)

2.5.2. Kiểm tra các mặt kính phẳng lồi


Để kiểm tra xem mặt kính thật phẳng chưa hoặc mặt kính lồi có phải mặt
cầu không người ta đặt chúng lên trên tấm kính mẫu thật phẳng để tạo thành một
nêm không khí hoặc một hệ cho vân tròn Niutơn.
Nếu mặt kính đã thật phẳng: vân giao thoa là những đoạn thẳng song
song. Với mặt cầu thì vân giao thoa là vòng tròn.
Nếu mặt kính chưa phẳng hoặc mặt cầu không cong đều thì tại những chỗ
lồi lõm hoặc mặt cầu cong không đều vân giao thoa không thành những đường
song song hoặc bị méo mó đi.
2.5.3. Đo chiết suất chất lỏng và chất khí – giao thoa kế Rêlây (Rayleigh)

73
Để đo chiết suất chất lỏng hoặc chất khí ta dùng dụng cụ gọi là giao thoa
kế Rêlây.
Ánh sáng từ nguồn O sau khi qua thấu kính L 1 chiếu vào 2 khe O1,O2 và
tách thành 2 chùm song song, cho chùm tia này qua thấu kính L ta thu được giao
thoa trên màn tiêu Φ.
Ban đầu 2 ống đựng cùng một chất lỏng. Sau đó thay chất lỏng đựng trong
một ống bằng chất lỏng cần nghiên cứu.
Khi đó hiệu quang lộ của 2 chùm tia thay đổi và hệ thống vân bị dịch chuyển.
Đếm số vân bị dịch chuyển để tìm ra chiết suất chất lỏng cần đo.

Hình 2.13. Giao thoa kế Rêlây

Để đo chiết suất chất khí người ta cũng so sánh chất khí với chất khí đã
biết chiết suất. Gọi chiết suất chất lỏng (khí) cần đo là n, chiết suất chất lỏng
(khí) đã biết là n0. Thay 1 ống bàng chất lỏng (khí) cần đo thì hiệu quang lộ thay
đổi (n – n0)d.
G/s hệ dịch đi m vân. Ta có:
(2.35)

(2.36)

2.5.4. Đo chiều dài – Giao thoa kế Maikenxon


Giao thoa kế Maikenxon
dùng để đo chiều dài với độ chính
xác cao.
Cấu tạo của Giao thoa kế
Maikenxon gồm: 1 gương bán mạ
P, 1 bản thủy tinh giống P, 2
gương phẳng G1, G2, (1 gương cố
định, 1 gương di động).
Ánh sáng từ nguồn O chiếu
tới gương bán mạ P dưới góc 45 o.
Tại đây ánh sáng bị tách thành hai:
tia phản xạ truyền đến gương G1thì Hình 2.14. Giao thoa kế Maikenxơn
phản xạ ngược trở lại truyền qua

74
bản P và đập vào kính quan sát. Tia khúc xạ truyền đến gương G 2 thì phản xạ
ngược trở lại truyền qua bản P rồi đập vào kính quan sát và giao thoa với tia thứ
nhất.
Vì tia thứ nhất P 1 lần, tia thứ hai qua P 3 lần nên hiệu quang lộ của 2 tia
lớn, vân giao thoa quan sát được là vân bậc cao không rõ nét.
Để giảm hiệu quang lộ của 2 tia, người ta đặt trước G 1 bản P’ (giống P
nhưng không tráng bạc) khi đó hiệu quang lộ của 2 tia chỉ do do 2 gương cách P
ko đều.

Nếu ta dịch chuyển một gương song song với chính nó một đoạn thì
hiệu quang lộ thay đổi là λ và hệ dịch đi một vân. Vậy muốn đo chiều dài một vật
nào đó ta dịch chuyển gương từ đầu này đến đầu kia của vật cần đo. Và đếm số
vân dịch chuyển. Nếu hệ dịch đi 10 vân thì chiều dài vật là:

(2.37)

75
CHƯƠNG 3. NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
§ 3.1. Hiện tượng nhiễu xạ và nguyên lý Huyghen
3.1.1. Thí nghiệm
Ánh sáng từ O truyền qua lỗ tròn nhỏ trên màn P. sau màn P đặt màn E thì
trên màn E ta thu được vệt sáng ab.
Theo định luật truyền thẳng ánh sáng, nếu thu nhỏ lỗ tròn: thì vết sáng ab
thu nhỏ lại nhưng thực tế chứng tỏ
rằng: Khi lỗ nhỏ đến mức nào đó
thì trên màn E xuất hiện những vấn a
sáng, vân tối xen kẽ nhau. Ngoài
vùng ab cũng có vân sáng và trong
O C
ab có cả vân tối. Đặc biệt tại C có
thể là sáng hoặc tối phụ thuộc vào b
kích thước lỗ và khoảng cách từ lỗ p
đến màn. Vậy khi qua lỗ tròn tia
sáng bị lệch khỏi phương truyền Hình 3.1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
thẳng.
3.1.2. Định nghĩa
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị lệch khỏi phương
truyền thẳng khi đi gần các chướng ngại vật gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

§ 3.2. Nhiễu xạ qua một lỗ tròn


3.2.1. Nguyên lý Huyghen – Frênen
Bất kỳ điểm nào nhận được ánh sáng truyền tới đều trở thành nguồn sáng
thứ cấp phát ánh sáng về phía trước nó
Biên độ và pha của nguồn thứ cập là biên độ và pha của nguồn thực gây
ra tại vị trí nguồn thứ cấp.
3.3.2. Biểu thức dao động sáng tại M
Giả sử phương trình dao động sáng của nguồn O là:
(3.1)
Lấy mặt kín S bao quanh O, dS là diện tích nhỏ trên mặt kín r 1, r2 là khoảng cách
từ dS đến O và đến M.Theo nguyên lý Huyghen: dS là nguồn thứ cấp.
Mặt khác theo nguyên lý Frênen dao động sáng tại dS là:

(3.2)

Dao động sáng do dS gây ra tại M là:


76
(3.3)

dS θ
S r1 r2
θ0
O M

Hình 3.2. Để tính dao động sáng tại M

Ta nhận thấy:
- Nếu dS càng lớn thì a(M) càng lớn.
- Nếu r1, r2 càng lớn thì a(M) càng nhỏ.
- Ngoài ra a(M) còn phụ thuộc θ, θ0.

Do đó ta có thể đặt: (3.4)

Và dao động sáng tổng hợp tại M sẽ là:

(3.5)

3.2.3. Phương pháp đới cầu Frênen


* Xây dựng đới cầu: Xét nguồn O chiếu sáng M. Dựng mặt cầu S bao
quanh O có bán kính R < OM.. Đặt MB = b. Lấy M làm tâm vẽ các mặt cầu ∑ 0,
∑1, ∑2… có bán kính r = b; b+λ/2; b+2λ/2…..Khi đó các mặt cầu ∑ 0, ∑1, ∑2
….chia mặt S thành các đới gọi là các đới cầu Frênen.

b3
S θ 2

b2
2

b
2
B b
O M
∑0
∑1

∑3 2
Hình 3.3. Đới cầu Frênen

Diện tích các đới bằng nhau và bằng:

(3.6)

77
Bán kính của đới thứ k: (k = 0,1,2,…) (3.7)

Theo nguyên lý Huyghen: mỗi đới cầu là 1 nguồn sáng thứ cấp chiếu sáng
điểm M. Gọi ak là biên độ dao động sáng do đới thứ k gây ra tại M. Ta thấy:
- Khi k tăng lên thì các đới cầu càng xa M và Góc nghiêng θ tăng do đó a k
giảm dần: a1 >a2 >a3 >a4 … (3.8)
- Tuy nhiên do khoảng cách từ các đới đến M và góc nghiêng θ tăng chậm
nên ak giảm chậm và có thể coi: (3.9)

Khi k khá lớn thì ak ≈ 0


- Pha dao động của các điểm trên mọi đới cầu như nhau và hiệu quang lộ
giữa 2 đới kế tiếp đến M là => hiệu pha do 2 đới kế tiếp gây ra tai M là:

(3.10)

Vậy dao động do 2 dải kế tiếp gây ra tại M ngược pha nhau vì vậy sẽ triệt
tiêu nhau. Ngoài ra do M cách xa S nên dao động do các đới gây ra tại M có thể
coi là cùng phương.
Biên độ dao động sáng tại M là:
(3.11)

(3.12)

(3.13)

3.2.4. Nhiễu xạ qua lỗ tròn gây bởi nguồn điểm ở gần


Nguồn O chiếu sáng điểm M qua lỗ AB (O và M nằm trên trục của lỗ)
Vẽ mặt cầu S (O,R) tựa trên lỗ AB (R = OA = OB). Lấy M làm tâm vẽ
những đới cầu Frênen trên S. Giả sử lỗ tròn chứa n đới cầu Frênen thì biên độ
dao động sáng tổng hợp tại M là:

Khi không có màn P hoặc kích thước lỗ lớn (an ≈ 0): (3.14)

78
Khi lỗ chứa số lẻ đới (n lẻ): (3.15)

Đặc biệt nếu n = 1 thì . Khi đó M là một điểm sáng (sáng gấp 4
lần khi không có màn).

Khi lỗ chứa số chẵn đới (n chẵn) (3.16)

Đặc biệt nếu n = 2 thì và M là điểm tối.


Kết luận: điểm M sáng hơn hay tối đi so với khi không có màn chắn tùy
theo giá trị của n (kích thước của lỗ và vị trí màn quan sát).

Hình 3.4. Nhiễu xạ qua lỗ tròn

§ 3.3. Nhiễu xạ qua khe hẹp


3.3.1. Nhiễu xạ qua một khe hẹp
Ánh sáng đơn sắc từ nguồn O được đặt tại tiêu điểm F của thấu kính hội tụ
L0, sau L0 ta thu được chùm sáng song song, cho chùm sáng này qua khe hẹp K có
bề rộng b. Sau khi đi qua khe hẹp tia sáng bị nhiễu xạ theo nhiều phương. Tách
các tia nhiễu xạ theo một phương φ nào đó chúng sẽ gặp nhau ở vô cùng. Dùng
thấu kính L hứng chùm tia nhiễu xạ thì chúng sẽ hội tụ tại mặt phẳng tiêu của
thấu kính. Điểm hội tụ sáng hay tối phụ thuộc góc nhiễu xạ φ.
Vì ánh sáng gửi đến khe là sóng phẳng nên mặt phẳng khe là mặt sóng do đó các
điểm thuộc mặt khe cùng pha dao động.
Xét các tia nhiễu xạ theo phương φ = 0: theo định lý Maluyt: quang lộ
giữa mặt phẳng khe và F (giữa 2 mặt trực giao) bằng nhau do đó các tia đến F
cùng pha o động, chúng tăng cường lẫn nhau. Kết quả là F rất sáng. Diểm đó
được gọi là cực đại giữa.

Xét trường hợp φ ≠ 0: vẽ các mặt ∑ 0, ∑1, ∑2…cách nhau và vuông


góc với chùm nhiễu xạ. Các mặt này chia mặt khe thành nhiều dải.
79
Bề rộng mỗi dải là: (3.17)

Số dải trên khe là: (3.18)

Theo nguyên lý Huyghen: mỗi dải là một nguồn thứ cấp gửi ánh sáng đến
M. Vì hiệu quang lộ của các tia từ 2 dải kế tiếp đến M là nên dao động do 2
dải kế tiếp gây ra tại M ngược pha nhau do đó sẽ triệt tiêu nhau.
Nếu n = 2k: dao động sáng do các cặp dải kế tiếp gây ra tại M khử nhau
Và M sẽ là điểm tối. Vậy điều kiện để M là điểm tối là:

(Với k = ±1,±2, ±3,…) (3.19)

k ≠ 0 vì khi k = 0 thì φ = 0 và đó là cực đại giữa.


K
A 
M

O F

B 
L0 1 0
L

Hình 3.5. Nhiễu xạ qua khe hẹp

Nếu n = 2k+1: dao động do từng cặp kế tiếp tại M khử nhau, còn dao động
của dải 2k+1 không bị khử. Kết quả M sẽ là điểm sáng. Vậy điều kiện để M là
điểm sáng là:

(Với 2) (3.20)

Hình 3.6. Phân bố cường độ sáng khi nhiễu xạ qua một khe hẹp

80
Ở đây k ≠ 0,-1 vì khi k = 0, -1 thì , cường độ sáng không thể đạt

cực đại (vì cực đại giữa sinφ = 0, cực tiểu đầu tiên ứng với ).

Tóm lại: ta có điều kiện cực đại, cực tiểu nhiễu xạ qua khe hẹp như sau:
có cực đại giữa.

có các cực tiểu nhiễu xạ.

có các cực đại nhiễu xạ.

3.3.2. Nhiễu xạ qua nhiều khe hẹp


G/s có N
bề
rộng
mỗi
khe là
b, và

Hình 3.7. Nhiễu xạ qua nhiều khe hẹp


khoảng cách giữa 2 khe kế tiếp là d.
Rọi lên các khe chùm sáng song song , đơn sắc. Vì các khe có thể coi là
nguồn kết hợp, do đoa ngoài hiện tượng nhiễu xạ gây bởi một khe còn coa hiện
tượng giao thoa gây bởi các khe. Vì vậy ảnh nhiễu xạ thu được rất phức tạp.
Tất cả N khe hẹp đều cho cực tiểu nhiễu xạ tại những điểm thỏa mãn điều
kiện: (3.21)

(Với k = ±1,±2, ±3,…)


Cực tiểu này gọi là cực tiểu chính
* Xét sự phân bố cường độ sáng giữa hai cực tiểu chính:
Xét 2 tia sáng xuất phát từ 2 khe kế tiếp đến M, hiệu quang lộ của 2 tia đó
là:

Nếu thì dao động sáng do 2 tia gây ra (và dao


động do các tia từ các khe khác gây ra) tại M cùng pha nên M là điểm sáng (cực
đại chính).Vị trí cực đại chính :

81
(k = 0, ±1,±2, ±3,…) (3.22)

Tại F (k = 0, sinφ = 0 ) ta có cực đại chính giữa. Vì d > b do đó giữa 2 cực


tiểu chính có nhiều cực đại chính.
* Xét sự phân bố cường độ sáng giữa 2 cực đại chính:
Tại chính giữa 2 cực đại chính kế tiếp, góc φ thỏa mãn:

(3.23)

Tại các điểm đó,hiệu quang lộ của 2 tia gửi từ 2 khe kế tiếp có giá trị:
(3.24)
chúng ngược pha nhau do đó sẽ khử lẫn nhau.
Xét 2 trường hợp:
- Nếu N = 2 thì dao động do 2 khe gửi tới khử lẫn nhau do đó điểm chính
giữa 2 cực đại chính là điểm tối.
- Nếu N = 3 thì dao động do 2 khe gửi tới khử lẫn nhau, dao động do khe
thứ 3 không bị khử do đó điểm chính giữa 2 cực đại là 1 cực đại, gọi là cực đại
phụ. Giữa cực đại phụ và 2 cực đại chính có 2 cực tiểu gọi là cực tiêủ phụ.
Nếu N bất kỳ thì giữa 2 cực đại chính kế tiếp có N – 1 cực tiểu phụ và N–
2 cực đại phụ. Nếu N lớn thì hình ảnh nhiễu xạ là 1 dãy các vạch sáng song song
cách đều nhau.
Từ (3.22) ta thấy để quan sát được các cực đại chính thì λ < d.
3.3.3. Nhiễu tử cách xạ và quang phổ nhiễu xạ.
a. Định nghĩa và phân loại cách tử.
Định nghĩa: Cách tử nhiễu xạ là tập hợp những khe hẹp giống nhau, song
song, cách đều và nằm trong một mặt phẳng.
Khoảng cách d giữa 2 khe gọi là chu kỳ của cách tử, số khe trên 1 đơn vị
chiều dài cách tử là: .

Có 2 loại cách tử:


Cách tử truyền qua: là cách tử
 
nhiễu xạ mà khi rọi ánh sáng qua cách 1 1’
tử, những khoảng bằng phẳng giữa các d
2 2’
rãnh để cho ánh sáng truyền qua và
nhiễu xạ về mọi phương, chúng đóng 3 3’
vai trò như khe cách tử. Các rãnh là
nhũng phần không trong suốt của cách Hình 3.8. Nhiễu xạ trên tinh thể
tử nhiễu xạ.

82
Cách tử phản xạ: là 1 mặt kim loại phẳng và nhẵn bóng, trên đó người ta
dùng những mũi dao kim cương vạch lên những rãnh nhỏ, cách đều nhau. Khi rọi
ánh sáng lên cách tử, ánh sáng sẽ nhiễu xạ trên những dải bằng phẳng giữa các
rãnh gây ra hình nhiễu xạ.
b. Quang phổ nhiễu xạ
Nếu chiếu ánh sáng đơn sắc lên cách tử trên màn ta quan sát được các vạch
sáng.
Nếu chiếu ánh sáng trắng lên cách tử : mỗi ánh sáng đơn sắc của ánh sáng
trắng sẽ cho một hệ thống các cực đại chính. Tại chính giứa tất cả các ánh sáng
đơn sắc đều cho cực đại chính. Kết quả tại F là một vệt sáng trắng. Ứng với giá
trị k xác định các cực đại chính của các ánh sáng đơn sắc khác nhau không trùng
nhau. Tập hợp các cực đại chính đó tạo thành quang phổ bậc k, tím ở trong, đỏ ở
ngoài. Các quang phổ cho bởi cách tử gọi là quang phổ nhiễu xạ.
3.3.4. Nhiễu xạ trên tinh thể
Các nguyên tử (phân tử hay ion) cấu tạo nên vật rắn tinh thể được sắp xếp
theo một cấu trúc tuần hoàn gọi là mạng tinh thể, trong đó vị trí của các nguyên
tử (phân tử hay ion) gọi là nút mạng.
Chiếu lên tinh thể một chùm tia rơnghen, mỗi nút mạng tinh thể trở thành
một trung tâm nhiễu xạ, chùm tia rơnghen bị nhiễu xạ theo nhiều phương. Ta chỉ
quan sát được nhiễu xạ theo phương phản xạ gương (phương mà góc phản xạ
bằng góc tới) vì theo phương đó cường độ sáng là lơn nhất.
Hiệu quang lộ giữa 2 tia phản xạ trên 11’ và 22’ :
(3.25)
Hiệu quang lộ giữa 2 tia phản xạ trên 11 ’ và 33’ là 2δ. Như vậy theo
phương phản xạ phản xạ gương có chùm tia nhiễu xạ với hiệu quang lộ : δ., 2δ,
3δ…….các tia này sẽ giao thoa với nhau.

Nếu : (3.26)

ta sẽ thu được cực đại nhiễu xạ. Công thức (3.26) gọi là công thức Vulf – Bragg.

83
CHƯƠNG 4. BỨC XẠ NHIỆT
Hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng là những hiện tượng chứng tỏ
ánh sáng có bản chất sóng. Nhưng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 người ta đã
phát hiện những hiện tượng quang học mới, như hiện tượng bức xạ nhiệt, hiện
tượng quang điện… không thể giải thích được nếu chỉ dựa vào quang học sóng.
Để giải thích những hiện tượng đó ta phải dựa vào thuyết lượng tử của Plank và
thuyết phôton của Anhxtanh.

§ 4.1. Bức xạ nhiệt


4.1.1. Những khái niệm mở đầu
a. Bức xạ điện từ, bức xạ nhiệt
Cung cấp năng lượng để kích thích các phân tử, nguyên tử từ trạng thái cơ
bản lên trạng thái kích thích. Khi chúng từ trạng thái kích thích trở về trạng thái
cơ bản sẽ bức xạ năng lượng ra môi trường dưới dạng sóng điện từ gọi là bức xạ
điện từ.
Nếu năng lượng cung cấp ở dang nhiệt thì bức xạ điện từ phát ra gọi là
bức xạ nhiệt.
b. Bức xạ nhiệt cân bằng
Là bức xạ nhiệt trong đó năng lượng bức xạ do vật phát ra đúng bằng năng
lượng dưới dạng nhiệt mà vật thu vào bằng hấp thụ bức xạ.
4.1.2. Các đại lượng đặc trưng
a. Năng suất phát xạ đơn sắc
Gọi năng lượng bức xạ phát ra từ dS trong 1
đơn vị thời gian bởi các bức xạ có tần số trong dS
khoảng là : ta có :

Đại lượng được gọi là năng suất Hình 4.1.


phát xạ đơn sắc.

Đại lượng (4.1)

84
được gọi là năng suất phát xạ toàn phần.
Vậy : năng suất phát xạ toàn phần của vật ở nhiệt độ T là một đại lượng
có giá trị bằng năng lượng bức xạ toàn phần do một đơn vị diện tích của vật đó
phát ra trong một đơn vị thời gian ở nhiệt độ T.
b. Hệ số hấp thụ đơn sắc
Giả sử trong một đơn vị thời gian, chùm bức xạ đơn sắc có tần số nằm
trong khoảng từ đến gửi tới một đơn vị diện tích của vật một năng
lượng nhưng vật đó chỉ hấp thụ một phần năng lượng . Khi
đó tỉ số:

(4.2)

được gọi là hệ số hấp thụ đơn sắc.


Rõ ràng . Những vật có gọi là vật đen tuyệt đối.
4.1.3. Định luật Kiakhốp
Giả sử các vật A1,A2,A3,…được đặt trong bình cách nhiệt. Các vật sẽ đồng
thời vừa phát xạ, vừa hấp thụ bức xạ nhiệt. Khi trạng thái cân bằng được thiết lập
thì vật nào hấp thụ bức xạ mạnh sẽ phát xạ mạnh.
Từ nhận xét đó Kiakhốp đi đến kết luận: khả năng phát xạ và khả năng
hấp thụ của các vật tỉ lệ thuận với nhau.

(4.3)

Định luật Kiakhôp: « Tỉ số giữa năng


suất phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc
của cùng một vật ở nhiệt độ nhất định là một A3 A1

hàm chỉ phụ thuộc tần số bức xạ và nhiệt độ A2

T mà không phụ thuộc vào bản chất của vật


đó »
Hàm gọi là hàm phổ biến. Hình 4.2

Ý nghĩa của hàm phổ biến:

(4.4)

Với vật đen tuyệt đối: (4.5)

Vậy: chính là năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối ứng
với bức xạ tần số ở nhiệt độ.

85
§ 4.2. Thuyết lượng tử Plank
4.2.1. Sự thất bại của thuyết sóng ánh sáng trong việc giải thích hiện tượng
bức xạ nhiệt
Xuất phát từ quan niệm của vật lý cổ điển coi các nguyên tử và phân tử
phát xạ hoặc hấp thụ năng lượng một cách liên tục, Rêlây – Ginx  đã tìm ra công

thức của hàm phổ biến : (4.6)

Trong đó kB = 1,38.10-23 J/K


Từ đó tính được năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối

(4.7)

Kết quả dẫn đến đại lượng lớn vô cùng, đó là bế tắc của quan niệm của vật
lý cổ điển về phát xạ và hấp thụ năng lượng. Để giải quyết những bế tắc trên,
Plank đã phủ định lý thuyết cổ điển về bức xạ và đề ra lý thuyết mới gọi là thuyết
lượng tử năng lượng.
4.2.2. Thuyết lượng tử của plank
- Các nguyên tử, phân tử phát xạ hay hấp thụ năng lượng của bức xạ điện
từ một cách gián đoạn. Phần năng lượng phát xạ hay hấp thụ luôn là bội số
nguyên của một lượng năng lượng nhỏ xác định gọi là lượng tử năng lượng.
- Giá trị của lượng tử năng lượng:

(4.8)

Trong đó: h = 6,625.10-34 (hằng số plank) (4.9)


- Biểu thức của hàm phổ biến (năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt
đối) - công thức Plank

(4.10)

Chú ý: Khi T >>

(Công thức Rêlây – Ginx ).


4.2.4. Các định luật của vật đen tuyệt đối
a. Định luật Stefan – Bônxman
Từ công thức Plank ta tính được năng suất phát xạ toàn phần của vật đen
tuyệt đối:

86
Đặt ta được:

Cuối cùng ta được: R(T) = σT4 (4.11)


Trong đó: σ = 5,67.10-8 W/m2K4
(4.12)
Công thức (4.11) diễn tả định luật Stefan – Bônxman: Năng suất phát xạ
toàn phần của vật đen tuyệt đối tỉ lệ với lũy với lũy thừa bậc bốn của nhiệt độ
tuyệt đối của vật ấy.
b. Định luật Vin: Đối với vật đen tuyệt đối, bước sóng λ m của chùm bức xạ
đơn sắc mang nhiều năng lượng nhất tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật.
λm.T = b (4.13)
Trong đó b = 2,898.10-3 m.(hằng số Vin) (4.14)

§ 4.3. Thuyết photon của Anhxtanh và các định luật quang điện
4.3.1. Thuyết photon của Anhxtanh
Bức xạ điện từ cấu tạo bởi vô số các hạt gọi là lượng tử ánh sáng hay
phôton.
Với mỗi bức xạ điện từ đơn sắc nhất định, các photon đều giống nhau và
mang một năng lượng xác định:

(4.15)

Trong mọi môi trường (và cả trong chân không) các photon truyền đi với
cùng vận tốc: c = 3.108 m/s.
Khi một vật phát xạ hay hấp thụ bức xạ điện từ tức là vật đó phát xạ hay hấp thụ
photon.
Cường độ của chùm bức xạ tỉ lệ với số photon phát ra từ nguồn trong một
đơn vị thời gian.
4.3.2. Hiện tượng quang điện
a. Định nghĩa
Là hiện tượng các e bị bắn
ra khỏi bề mặt kim loại khi rọi vào
tấm kim loại đó một bức xạ điện từ
thích hợp.

87
Hình 4.3. Thí ngiệm với tế bào quang điện
b. Thí nghiệm với tế bào quang điện
Thí nghiệm: (hình 4.3)
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Khi rọi vào katot chùm bức xạ điện từ thích hợp trong mạch xuất hiện
dòng quang điện.
- Thay đổi hiệu điện thế UAK cường độ dòng quang điện cũng thay đổi theo.
Sự phụ thuộc của cường độ dòng quang điện vào hiệu điện thế UAK được
biểu diễn trên hình vẽ.
Qua đồ thị ta thấy:
- Khi UAK tăng:
+ Ban đầu tăng
+ Khi thì UAK tăng I
cũng không tăng nữa. Ibh
- Khi UAK = 0 thì điều
này chứng tỏ các e khi bắn ra I0
khỏi katot đã có sẵn động Uc U0 UAK
năng ban đầu
Hình 4.4. Đuờng đặc trưng Von-Ampe
- Để triệt tiêu dòng quang điện
cần một hiệu điện thế cản Uc:

(4.16)

4.3.3. Giải thích các định luật quang điện


Mỗi e trong kim loại muốn thoát ra ngoài kim loại phải có năng lượng ít
nhất bằng công thoát Ath của e đối với kim loại đó. Khi có bức xạ điện từ thích
hợp dọi tới, các e tự do trong kim loại sẽ hấp thụ photon.

Mỗi e hấp thụ 1 photon và được truyền cho một năng lượng
năng lượng e này dùng để:
+ Thắng công thoát Ath
+ Trở thành động năng ban đầu của e.
Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:

(công thức Anhxtanh) (4.17)

a. Định luật 1 (định luật về giới hạn quang điện):

88
Đối với mỗi kim loại xác định, hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước
sóng λ của chùm bức xạ điện từ dọi tới nhỏ hơn một giá trị xác định λ 0. λ0 gọi là
giới hạn quang điện của kim loại đó.
Giải thích:

Ta có:

Vì: (4.18)

b. Định luật 2 (định luật về dòng quang điện bão hòa)


“Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ của chùm bức xạ
dọi tới.”
Giải thích: dòng quang điện bão hòa khi số e thoát ra khỏi K trong 1 đơn
vị thời gian là không đổi. Nhưng số e này tỉ lệ với số photon bị hấp thụ. Cường
độ chùm bức xạ dọi tới càng lớn thì số photon bị hấp thụ càng nhiều và số e bị
bật ra càng nhiều do đó cường độ dòng quang điện càng lớn.
c. Định luật 3 (định luật về động năng ban đầu cực đại của các quang e).
“Động năng ban đầu cực đại của các quang electron không phụ thuộc vào
cường độ của chùm bức xạ dọi tới mà chỉ phụ thuộc bước sóng của chùm bức xạ
đó và bản chất của kim loại cần nghiên cứu”.
Giải thích:

Từ công thức trên ta thấy động năng ban đầu cực đại của các quang electron
chỉ phụ thuộc vào bước sóng của chùm bức xạ dọi tới và công thoát của kim loại.
4.3.4. Động lực học photon
Photon tương ứng với bức xạ điện từ tần số có năng lượng:
Theo thuyết tương đối Anhxtanh:

(4.19)

Mặt khác: (4.20)

Với photon v = c
Vậy photon có khối lượng nghỉ bằng 0.

Động lượng của photon: (4.21)

89
Vậy động lượng của photon tỉ lệ thuận với tần số hoặc tỉ lệ nghịch với
bước sóng của bức xạ điện từ tương ứng.
4.3.5. Hiệu ứng Kompton
a. Thí nghiệm Kompton: cho chùm tia X bươc sóng λ vào các chất như
paraphin, graphit…Khi qua các chất này chùm tia X bị tán xạ theo nhiều phương.
Trong phổ tán xạ tia X ngoài các vạch có bước sóng λ còn xuất hiện các vạch có
bước sóng λ’ > λ. λ’ không phụ thuộc vào chất được rọi tia X mà phụ thuộc vào
góc tán xạ θ.Độ tăng của bước sóng được xác định bởi:

(4.22)

Trong đó: λc = 2,426.10-12 m bước sóng Kompton).


b. Giải thích hiệu ứng Kompton
Hiệu ứng Kompton là kết quả của quá trình tán xạ đàn hồi của chùm tia X
lên các e trong các chất:
-
Vạch có bước sóng λ ứng với sự tán xạ của chùm tia X với e ở sâu trong
nguyên tử, liên kết mạnh với hạt nhân.
-
Vạch có bước sóng λ’ > λ ứng với sự tán xạ của chùm tia X với e liên kết
yếu với hạt nhân.
Tính:
Xét va chạm của 1 photon X với 1 e tự do. Ta xét động lượng, năng lượng
của hạt trước và sau va chạm:
Trước va chạm:
-
Electron : Năng lượng : mec2
Động lượng : 0
-
Photon : Năng lượng :

Động lượng :

Sau va chạm:

-
Electron : Năng lượng :

Động lượng :

-
Photon : Năng lượng:

90
Động lượng:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng và động lượng:

+ mec2 = + (4.23)

(4.24)
Bình phương 2 vế các phương trình rồi lấy phương trình thứ nhất trừ
phương trình thứ 2 được:

(4.25)

Như vậy, nhờ thuyết photon của Anhxtanh ta đã giải thích và tìm được
những kết quả phù hợp thực nghiệm đối với hiện tượng tán xạ Kompton.

91

You might also like