You are on page 1of 16

III.

Điện thế
1. Khái niệm
Ta có: 𝑊𝑀 = 𝐴𝑀∞ = 𝑉𝑀 𝑞
𝑉𝑀 đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra
thế năng của điện tích q => Điện thế tại M
𝑊𝑀 𝐴𝑀∞
𝑉𝑀 = =
𝑞 𝑞
2. Định nghĩa
Điện thế của một điểm M trong điện trường là đại
lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương
diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
Nó được xác định bằng thương số của công của lực
điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực
và độ lớn của q
𝐴𝑀∞
𝑉𝑀 =
𝑞
3. Đơn vị điện thế
q=1 C, 𝐴𝑀∞ =1j thì 𝑉𝑀 =1 V
4. Đặc điểm của điện thế
Điện thế là một đại lượng đại số.
Với q>0: 𝐴𝑀∞ > 0 thì 𝑉𝑀 > 0
𝐴𝑀∞ < 0 thì 𝑉𝑀 < 0
Điện thế của đất và của một điểm vô cực thường sẽ
được chọn làm mốc (V=0)
IV. Hiệu điện thế
1. Hiệu điện thế giữa
Hiệu điện thế hai điểm M và N là hiệu
số của điện thế tại M và điện thế tại N
𝑈𝑀𝑁 = 𝑉𝑀 − 𝑉𝑁
𝐴𝑀∞ 𝐴𝑁∞ 𝐴𝑀∞ −𝐴𝑁∞
Ta có: 𝑈𝑀𝑁 = − =
𝑞 𝑞 𝑞
Mặt khác:𝐴𝑀∞ = 𝐴𝑀𝑁 + 𝐴𝑁∞
𝐴𝑀𝑁
=> 𝑈𝑀𝑁 = (đơn vị: V)
𝑞
=> Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện
trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện
trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M
đến N
2. Đo hiệu điện thế
Đo hiệu điện thế tĩnh điện
bằng tĩnh điện kế
1. Kim bằng kim loại có thể
quay quanh trục.
2. Cần kim loại nối với kim
3. Vỏ bình bằng kim loại
nhưng cách điện với hệ thống
cần và kim
3. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường
độ điện trường
Xét 2 điểm M, N trên đường sức điện
trường của một điện trường đều.
Di chuyển điện tích q trên đường MN:
=> Công 𝐴𝑀𝑁 = 𝑞. 𝐸. 𝑑 d = 𝑀𝑁
𝐴𝑀𝑁
Hiệu điện thế giữa M và N: 𝑈𝑀𝑁 = = 𝐸. 𝑑
𝑞
𝑈𝑀𝑁
=> 𝐸 = (đơn vị: V/m)
𝑑
Trường hợp điện trường không đều, nếu trong
khoảng cách d rất nhỏ điện trường thay đổi không
đáng kể
Bài tập minh họa
1. Tính công mà lực điện tác dụng lên một êlectron
sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N.
Biết hiệu điện thế UMN = 50 V.
2. Có hai bản kim loại phẳng song song với nhau và
cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương và
bản âm là 120 V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong
khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0,6 cm sẽ là bao
nhiêu? Mốc điện thế ở bản âm.
3. Một quả cầu khối lượng 3,06.10-15 kg nằm giữa hai
tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái
dấu. Điện tích của quả cầu bằng 4,8.10-18 C. Hai tấm
kim loại này cách nhau 2cm. Tính hiệu điện thế đặt vào
2 tấm đó. Lấy g=10m/s2
Bài tập minh họa
4. Bắn một êlectron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một
điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo
phương song song với các đường sức điện. Electron
được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện
trường, nó có vận tốc 1.107 m/s.
a) Dấu điện tích của các bản A và B của tụ điện.
b) Tính hiệu điện thế UAB giữa hai bản. Điện tích
của êlectron: -1,6.10 -19 C. Khối lượng của êlectron:
9,1.10 -31 kg.
Bài 6: Tụ điện
• Nêu được các nguyên tắc cấu tạo của tụ điện.
• Nhận diện được các tụ điện thường dùng
• Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện, nhận
biết được đơn vị đo điện dung.
• Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện
• Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện
trường đều mang năng lượng
I. Tụ điện
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn
cách nhau bằng một lớp cách điện
Nhiệm vụ: Tích và phóng các điện tích
Tụ điện phẳng được dùng phổ biến gồm hai bản kim
loại (thiếc, kẽm, nhôm) đặt song song ngăn cách
nhau bằng lớp điện môi (giấy tẩm chất cách điện như
parafin giúp tăng khả năng tích trữ điện tích của tụ)
Nối hai bản tụ của tụ điện với hai cực của nguồn
điện => để tích điện cho tụ điện.
Bản nối với cực dương => tích điện dương
Bản nối với cực âm => tích điện âm
Hai bản tụ ở rất gần nhau => có sự nhiễm điện do
hưởng ứng => Điện tích của hai bản tụ bao giờ
cũng có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.
Điện tích của tụ điện là điện tích của bản dương
II. Điện dung của tụ điện
Cùng hiệu điện thế, sử dụng tụ điện khác nhau
=> độ lớn điện tích mà tụ điện tích được khác nhau
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ
thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.
𝑄
𝑄 = 𝐶. 𝑈 hay C =
𝑈
với C (fara, F): điện dung của tụ điện
Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích
điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định; được
xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và
hiệu điện thế giữa hai bản tụ đó
Các loại tụ điện
Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ
điện (tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ sứ, tụ không khí,..)
10μF-250V: C=10μF, giới hạn hiệu điện thế 250V
Tụ điện có điện dung thay
đổi được => tụ xoay, gồm 1
bản cố định, 1 bản linh động.
Bản linh động xoay quanh 1
trục vuông góc với bản cố
định tại tâm. Khi xoay bản
linh động, diện tích dối diện
giữa hai bản tụ thay đổi
=> điện dung thay đổi
Năng lượng của điện trường trong tụ điện
Tích điện cho hai bản tụ => xuất hiện
điện trường
+∆Q di chuyển từ bản dương sang âm
=> điện trường sinh công
Đến bản âm, +∆Q trung hòa bớt một
lượng điện tích -∆Q => giảm -∆Q
Tiếp tục, tụ điện hết điện
=> điện trường bị triệt tiêu
Khu tụ điện tích điện, điện trường
trong tụ điện tích trữ một năng lượng
𝑄2
=> Năng lượng điện trường: 𝑊 =
2𝐶
Bài tập minh họa
1. Một tụ điện có ghi 100nF – 10V
a. Tính điện tích cực đại của tụ .
b. Mắc tụ trên vào hai điểm có hiệu điện thế U = 8V.
Tính điện tích của tụ khi đó.
c. Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 0,5µC thì
cần phải đặt giữa hai bản tụ một hiệu điện thế là bao
nhiêu.
2. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ C1 = 30pF đến
C2 = 120pF khi góc xoay α biến thiên từ 0o đến 90o.
Viết biểu thức phụ thuộc của điện dung vào góc
xoay. Biết điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất
của góc xoay α
3. Một tụ điện phẳng có diện tích S = 100cm2,
khoảng cách hai bản là d = 1mm, giữa hai bản là lớp
điện môi có ε = 5.
a. Tính điện dung của tụ điện
b. Dùng nguồn U = 100V để nạp điện cho tụ, tính
điện tích mà tụ tích được.
4. Hai bản của một tụ điện phẳng là các hình tròn, tụ
điện được tích điện sao cho điện trường trong tụ bằng
3.105V/m. Khi đó điện tích của tụ điện là Q =100nC.
Hãy tính bán kính của các bản. Cho biết bên trong tụ
điện là không khí.

You might also like