You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH – ĐỒNG NAI

**********

GIÁO TRÌNH TÓM TẮT

VẬT LÝ 11
CƠ BẢN
Phần I
Giáo viên: Chu Thị Ngọc Hạnh
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Lê Bá Mạnh Hùng

THÁNG 09/ 2022


Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG


BÀI 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COULOMB (Tiết 1)
A. Tóm tắt
1. Điện tích − Điện tích điểm
 Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát với vật khác, tiếp xúc với vật đã nhiễm điện.
 Điện tích: là số đo độ lớn thuộc tính điện của vật mang điện. Có hai loại điện tích: dương và âm.
 Điện tích điểm: vật mang điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét.
 Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. Các điện tích trái dấu thì hút nhau.
 Đơn vị của điện tích trong hệ SI là Culông. Kí hiệu: C
2. Định luật Cu-lông
 Hai điện tích điểm q1, q2 đứng yên trong chân không, cách nhau một đoạn r, thì tương tác với nhau một lực có độ lớn
F0 tỉ lệ với tích độ lớn các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
q1q 2
 Biểu thức: F0  k với k = 9.109 (Nm2/C2)
r2
3. Tương tác của các điện tích điểm đứng yên trong điện môi đồng chất
 Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong điện môi đồng chất sẽ giảm so với tương tác trong chân không
 lần,  gọi là hằng số điện môi.
q1q 2
 Biểu thức: F = k
εr 2
4. Véctơ lực tương tác giữa hai điện tích điểm
 Điểm đặt: trên mỗi điện tích.
 Giá: trùng với đường thẳng qua điểm đặt 2 điện tích. q1 q2
 Chiều: – Hướng ra xa hai điện tích nếu chúng cùng dấu.
– Hướng từ điện tích nọ đến điện tích kia nếu chúng trái dấu.
q1 q2
q1q 2
 Độ lớn: F12  F21  k
 r2
Chú ý: Điện tích điểm q chịu tác dụng của nhiều lực điện f1 ,f 2 ,...,f n thì hợp lực tác dụng là F  f i

B. Đọc và làm thêm


1. Đọc thêm: Giới thiệu về cân xoắn Cu-lông; in, phun sơn tĩnh điện; máy photocopy.
2. Làm thêm: Một thanh tích điện hút các mẩu giấy vụn khô. Các mẩu này sau khi chạm vào thanh thường bật ra khỏi
thanh rất nhanh. Giải thích?
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về điện tích?
2. Trình bày hiểu biết về lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích?
D. Bài tập định tính
Mô tả hiện tượng xảy ra đối với quả cầu kim loại nhẹ, không mang điện sau khi đưa một chất điểm mang điện dương lại
gần nó?
E. Bài tập (TC1)
1.Một điện tích điểm q1 = 4.10-5 C và một điện tích điểm khác q2 = 5.10-5 C đặt cách nhau một đoạn r = 2 m trong không
khí. Lực tương tác giữa chúng như thế nào?
2.Hạt nhân nguyên tử hidrô mang điện tích Q = +e. Electron của nguyên tử đó ở cách xa hạt nhân một đoạn r = 5.10–11 m.
Xác định lực điện tác dụng giữa electron và hạt nhân của nguyên tử hidrô.
3.Hai điện tích điểm 4.10-7 C và 10-7 C đặt trong không khí cách nhau một đoạn r thì lực tác dụng giữa chúng là 0,9 N. Tính
r?
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

4.Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 và q2, có q1 + q2 = 6.10-7 C, đặt cách nhau một đoạn 3 cm trong chất điện môi có hằng
số điện môi bằng 2. Hai lực tác dụng lên hai quả cầu này hướng vào nhau và có cùng độ lớn 0,8 N. Điện tích q 2 bằng
bao nhiêu?
5.Cho ba điện tích điểm q1 = 4 C; q2 = 16 C và q3 = –64 C lần lượt đặt cố định tại ba điểm A, B, C thẳng hàng (trong
chân không) với B nằm giữa A và C, AB = 20 cm, BC = 60 cm.
a) Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q1.
b) Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q2.
6.*Trong chân không có ba điện tích điểm q1 = 6 C; q2 = 12 C và q3 < 0 lần lượt đặt cố định tại ba điểm A, B, C thẳng
hàng với AB = 20 cm, BC = 40 cm. Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q1 bằng F = 14,2 N. Xác định điện tích q3.
7.*Trong chân không có ba điện tích điểm q1 = 2,0.10-6 C, q2 = –2,0.10-6 C, q3 = 1,5.10-6 C đặt lần lượt tại ba đỉnh A, B, C
của một tam giác vuông ABC tại A, AB = AC = 3 cm. Tính lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q1.
8.*Có ba điện tích q1 = q2 = q3 = 1,0.10-6 C đặt trong chân không ở 3 đỉnh tam giác đều cạnh a = 20 cm. Tính lực điện tác
dụng lên mỗi điện tích.
9.*Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 30 g mang điện tích q1 = 1,0 C. Quả cầu nhỏ này được treo bằng sợi tơ vào giá đỡ ở
phía trên một quả cầu khác mang điện tích q2 = +1,5 C sao cho tâm của hai quả cầu ở trên cùng một đường thẳng đứng
và cách nhau một đoạn r = 25 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của sợi dây.

BÀI 2: THUYẾT ELECTRON CỔ ĐIỂN – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH (Tiết 2)
A. Tóm tắt
1. Nội dung thuyết electron (thuyết điện tử)
a) Điện tích nguyên tố: Điện tích nhỏ nhất tồn tại trong tự nhiên, có trị số e = 1,6.10-19C.
b) Electron: Hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố âm q = -e = -1,6.10-19 C. Khối lượng m = 9,1.10-31 kg.
c) Nguyên tử: Mỗi nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện dương và những electron quay quanh hạt nhân. Nguyên tử
trung hòa về điện, khi đó điện tích dương của hạt nhân có trị số bằng giá trị tuyệt đối tổng điện tích âm của các điện
tử chuyển động quanh hạt nhân.
d) Ion: Khi nguyên tử mất đi electron gọi là ion dương. Khi nguyên tử nhận thêm electron gọi là ion âm.
e) Thuyết điện tử: Học thuyết căn cứ vào sự chuyển động của các electron để giải thích tính chất điện của các vật và
các hiện tượng điện gọi là thuyết điện tử.
2. Chất dẫn điện và chất cách điện
a) Chất dẫn điện: điện tích có thể di chuyển đến khắp mọi điểm trong chất đó.
b) Chất cách điện: điện tích không thể di chuyển tự do.
3. Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ cô lập (hệ kín) về điện, tổng đại số các điện tích là một hằng số.
B. Đọc thêm
1. Dùng lưỡi cưa để cưa một cây thước nhựa thì trên lưỡi cưa thường dính nhiều mạt nhựa. Vì sao?
2. Cọ xát một chiếc lược rồi đưa nó lại gần dòng nước nhỏ chảy ra từ vòi. Quan sát hiện tượng và giải thích.
3. Một que tăm nhỏ được đặt trên thành của một đồng xu dựng đứng, hệ đặt trong một chiếc ly lật úp để ngăn cách với bên
ngoài. Tìm cách làm que tăm rớt khỏi đồng xu mà không được chạm vào ly?
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về thuyết electron?
2. Phân biệt chất dẫn điện và chất cách điện?
3. Trình bày các phương án có thể có để làm nhiễm điện cho một vật?
4. Khi vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với vật B chưa nhiễm điện. Dự đoán kết quả của hiện tượng và giải thích tại sao lại
thu được kết quả như vậy?
D. Câu hỏi định tính
1. Một thanh thủy tinh tích điện dương hút một vật nhẹ treo trên một sợi dây không dẫn điện. Kết luận gì về tính chất điện
của vật nhẹ?
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

2. Các ô tô chở xăng dầu có nguy cơ cháy nổ rất cao. Nguy cơ này xuất phát từ cơ sở vật lí nào? Người ta đã làm gì để
phòng chống cháy nổ cho các xe này?
3. Nếu có một vật dẫn cô lập được tích điện dương thì bằng cách nào ta có thể tích điện cho hai quả cầu cô lập ban đầu chưa
tích điện (phải làm cho một quả cầu được tích điện dương và quả kia tích điện âm), bằng vật dẫn đó mà không làm giảm
điện tích của nó?
E. Bài tập (Tiết 3)
1. Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = –8 C. Hỏi quả cầu đó thừa hay thiếu bao nhiêu electron?
2. Hai quả cầu kim loại A và B giống hệt nhau đặt trên giá cách điện. Quả cầu A có điện tích 8 µC và quả cầu B có điện
tích 4 µC. Cho hai quả cầu chạm nhau rồi tách chúng ra. Điện tích cuối cùng trên quả cầu A bằng bao nhiêu?
3. Có ba quả cầu kim loại giống hệt nhau. Quả cầu A mang điện tích +27 C, quả cầu B mang điện tích –3 C, quả cầu C
không mang điện. Cho hai quả cầu A và B chạm nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau. Tính
điện tích trên mỗi quả cầu.
4. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cách nhau một khoảng lớn hơn nhiều lần đường kính của chúng. Ban đầu chúng được tích
điện –2.10-6 C và 4.10-6 C, lực tương tác giữa chúng có độ lớn là 1 N. Không thay đổi vị trí hai quả cầu trên, người ta nối
giữa hai quả cầu bằng một sợi dây dẫn điện và sau đó tháo sợi dây ra thì lực tương tác giữa chúng như thế nào?

5. *Hai quả cầu kim loại giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau r = 50 cm trong chân không thì hút nhau một lực
F1 = 0,108 N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, xong bỏ dây dẫn đi thì thấy hai quả cầu đẩy nhau với một lực F 2 =
36.10-3 N. Tính q1, q2.
6. *Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng nhôm không nhiễm điện, mỗi quả có khối lượng m = 0,1 g và được treo bằng một
sợi chỉ tơ dài ℓ = 1 m vào cùng một điểm cố định trong chân không. Sau khi chạm một vật nhiễm điện vào một trong
hai quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau và tách ra xa nhau một đoạn r = 6 cm. Hãy giải thích hiện tượng và xác định điện
tích q của mỗi quả cầu. Cho g = 10 m/s2.

BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG (Tiết 4, 5)


A. Tóm tắt
1. Định nghĩa điện trường
Điện trường là dạng vật chất gắn liền với điện tích, tồn tại quanh vật mang điện và tác dụng lực điện lên điện tích khác
đặt trong nó.
2. Cường độ điện trường
a) Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.

Độ lớn của nó được đo bằng thương của độ lớn lực F tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đó với độ lớn q của
F
điện tích đó: E = với [F]: N; [q]: C; [E] = V/m
q
Lưu ý: Cường độ điện trường là đại lượng vectơ: E=
F
q

b) Cường độ điện trường của điện tích điểm Q trong môi trường có hằng số điện môi 
Vectơ cường độ điện trường tại điểm B do điện tích Q đặt tại A gây ra có:
 Điểm đặt: tại điểm đang xét B.
 Giá: là đường nối điểm đặt A và điểm đang xét B.
 Chiều: − Hướng ra xa Q nếu Q > 0.
− Hướng về phía Q nếu Q < 0.
|Q|
 Độ lớn: E AB  k
.AB2
c) Nguyên lý chồng chất điện trường
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Các điện tích điểm Q1, Q2,..., Qn có các điện trường với cường độ tương ứng là E1 , E2 , E3 ,..., En tại điểm đang xét. Cường
n
độ điện trường tổng hợp tại điểm đang xét: E =  E i = E1 + E 2 + ... + E n
i

3. Đường sức của điện trường


a) Định nghĩa: Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm
là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
b) Tính chất của đường sức điện trường:
 Qua 1 điểm trong điện trường chỉ có thể vẽ được 1 đường sức điện trường. Các
đường sức điện trường (đt) không cắt nhau.
 Chiều của đường sức điện trường là chiều đi ra khỏi các điện tích dương và đi đến các điện tích âm hoặc vô cực.
 Đường sức của trường tĩnh điện là đường không khép kín.
 Quy ước độ mau hay thưa của đường sức (đt) sẽ biểu thị cường độ của điện trường: nơi nào điện trường mạnh thì
đường sức (đt) mau, nơi nào điện trường yếu thì đường sức (đt) thưa.

c) Điện trường đều: có đường sức (đt) song song và cách đều nhau E  const . 
B. Đọc thêm
1. Lực do điện trường có cường độ E tác dụng lên điện tích q: F = q.E
 Nếu q > 0: F cùng chiều với E .
 Nếu q < 0: F ngược chiều với E .
Q
2. Cường độ điện trường của vật hình cầu có điện tích Q phân bố đều khi xét bên ngoài hình cầu: E = k với r là khoảng
εr 2
cách từ tâm quả cầu tới điểm khảo sát nằm ngoài quả cầu.
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về điện trường gây ra bởi một điện tích điểm?
2. Trình bày hiểu biết về đường sức điện?
D. Bài tập định tính
1. Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng trong không khí có điện trường tại một điểm trong khoảng giữa hai điện
tích có giá trị bằng 0. Kết luận gì về hai điện tích đã cho?
2. Có thể hiểu đường sức điện là quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm dương trong điện trường được không?
E. Bài tập (Tiết 6 + TC2)
1. Một điện tích điểm q = 5.10-9 C đặt trong điện trường, chịu tác dụng của lực F = 3.10-4 N. Tính độ lớn cường độ điện
trường E tại điểm đặt điện tích q.
2. Điện tích điểm q = 8.10-8 C đặt tại O trong chân không. Xác định cường độ điện trường của q tại M cách O một khoảng
(đoạn) 30 cm.
3. Cho hai tấm kim loại song song, nằm ngang, nhiễm điện trái dấu. Khoảng không gian giữa hai tấm kim loại có một giọt
dầu nhỏ khối lượng m = 0,01 g, mang điện tích q = – 5.10-8 C nằm lơ lửng trong không khí. Lấy g = 10 m/s2. Điện trường
giữa hai tấm kim loại này là điện trường đều. Xác định hướng và độ lớn của điện trường đó.
4. Cho hai điện tích điểm q1 = - q2 = 2.10-8 C đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 6 cm.
a) Xác định cường độ điện trường tại trung điểm I của AB.
b) Xác định cường độ điện trường tại M thẳng hàng với A, B và MA = 3 cm, MB = 9 cm.
5. Cho hai điểm A và B (trong không khí) nằm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 9.103V/m. Tại điểm A
người ta đặt thêm điện tích điểm q = –10-8 C. Xác định cường độ điện trường tại B. Cho AB = 10 cm và (AB, E)  0 .
0

6. Cường độ điện trường tại một điểm cách tâm quả cầu nhỏ bằng kim loại (đặt trong không khí) một đoạn r = 5 m là E =
10 V/m, vectơ cường độ điện trường hướng về phía quả cầu. Điện tích phân bố đều trên quả cầu bằng bao nhiêu?
7. Một điện tích điểm q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách q một đoạn 0,50 m, điện trường của
q có cường độ 9,0.104 V/m và hướng ra xa điện tích q. Cho biết hằng số điện môi của môi trường  = 3,2. Tìm giá trị
của q?
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

8. *Cho hai điện tích q1 = 2.10-8 C và q2 = 8.10-8 C đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 30 cm. Xác định vị trí
của điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.
9. Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do một điện tích điểm q gây ra. Biết độ lớn của
cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Độ lớn của cường độ điện trường tại trung điểm M của AB.
10. *Có hai điện tích điểm q và -q đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 12 cm. Một điện tích điểm dương q1 = q
đặt tại M trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 8 cm. Lực điện tác dụng lên q 1 là F1 = 27 N. Tính q1 và
cường độ điện trường tổng hợp tại M.
BÀI 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG (Tiết 7)
A. Tóm tắt
C
1. Công của lực điện trường trong điện trường đều
a) Xét một điện tích điểm dương q > 0, chuyển động trong một điện trường đều có
véctơ cường độ điện trường E . Công của lực điện trường F = q.E khi điện tích
B C’
chuyển động từ điểm B đến điểm C: ABC = qE. B'C' = qEd, với d là độ dài đại số
B’
của đoạn hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối của đường đi theo hướng
của một đường sức.
b) Kết luận: Công của lực điện thực hiện khi điện tích chuyển động từ điểm này đến điểm khác tỉ lệ với độ lớn điện tích, tỉ
lệ với cường độ điện trường, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối.
2. Thế năng của một điện tích trong điện trường
a) Công của lực điện trường tĩnh bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường: AMN = WM  WN.
b) Thế năng của một điện tích điểm q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích
điểm q tại điểm đó. Thế năng của q tại M chỉ được xác định khi có gốc thế năng.
c) Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường thì tỉ lệ với giá trị của q: WM = AM = VM.q
B. Đọc thêm
1. Công thức A = qEd đúng cho cả điện tích âm.
2. Công của lực điện trường trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu
và vị trí cuối.
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về công của lực điện?
2. Trình bày hiểu biết về thế năng của một điện tích trong điện trường?
3. Đặt một điện tích điểm dương Q tại một điểm O. Gọi M và N là hai điểm đối xứng nhau qua O. Di chuyển một điện tích
q dương từ M đến N theo các cách khác nhau. Công của lực điện trong khi dịch chuyển q có phụ thuộc vào cách dịch chuyển
nó trong điện trường của Q không?
D. Bài tập (TC3)
1. Một hạt mang điện tích q = 5.10–6 C bay từ M đến N (MN = 4 cm) theo hướng đường sức trong điện trường đều có
cường độ điện trường E = 1000 V/m. Tính công lực điện trường đã thực hiện.
2. Thả một điện tích điểm q = 6 mC trong điện trường đều thì nó di chuyển từ M đến N (MN = 2 cm), khi đó lực điện
trường thực hiện công A = 3 J. Xác định cường độ điện trường.
3. Một điện tích điểm q di chuyển từ M đến N (MN = 2 cm) theo phương của một đường sức trong điện trường đều có
cường độ điện trường E = 4000 V/m. Khi đó lực điện trường thực hiện công 1 mJ. Xác định q.
4. Xét ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông tại A trong điện trường đều có cường độ E = 6000 V/m, E cùng
hướng AC . Biết AC = 6 cm, CB = 10 cm. Tính công của lực điện trường khi electron dịch chuyển từ A đến C; từ A đến
B.
5. Tam giác đều ABC có chiều dài mỗi cạnh bằng 10 cm nằm trong điện trường đều có cường độ 5000 V/m. Đường sức
của điện trường này song song với cạnh BC và có chiều từ C đến B. Một điện tích điểm có độ lớn 10 µC chuyển động
từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đó. Tính công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ A đến C; từ A đến B
và từ C đến B.
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

6. Khi một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường từ điểm A đến điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng
của q tại A là 2,5 J thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu?
7. *Một electron bay trong một điện trường đều theo hướng của đường sức, trên đoạn đường dài 2,0 cm. Vận tốc của nó
giảm từ 2.106 m/s đến 0. Xác định cường độ điện trường.

BÀI 5: ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ (Tiết 8)


A. Tóm tắt
1. Điện thế
a) Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng điện
khi đặt tại đó một điện tích điểm q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi
A M
q di chuyển từ M ra xa vô cực và “độ lớn” của q: VM =
q
b) Đơn vị điện thế trong hệ SI là vôn (V).
2. Hiệu điện thế
a) Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong
sự di chuyển của một điện tích điểm từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên
điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N và “độ lớn” của q.
A
b) Biểu thức: UMN = VM  VN = MN
q
c) Hiệu điện thế có thể được đo bằng tĩnh điện kế.
U
d) Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường đều: E  , với d là khoảng cách đại số từ hình chiếu điểm
d
đầu đến hình chiếu điểm cuối đường đi trên một đường sức điện.
B. Đọc thêm
Đặc điểm của điện thế:
 VM là đại lượng đại số, có giá trị phụ thuộc gốc điện thế.
 Thường chọn gốc điện thế tại mặt đất hoặc tại một điểm ở vô cực.
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về điện thế và hiệu điện thế?
2. Trong điện trường đều, vectơ cường độ điện trường luôn hướng theo chiều giảm điện thế?
D. Câu hỏi định tính
1. Tại sao chim đậu trên dây cao thế lại không bị giật?
2. Tại sao người ta thường khuyên rằng khi phải đến những vùng có nguồn cao thế thì cần đi những bước chân ngắn sẽ an
toàn hơn?
E. Bài tập (TC4)
1. Một hạt mang điện tích q = 5.10–6 C (điện tích điểm) di chuyển giữa hai điểm M và N, biết hiệu điện thế UMN = 1 V.
Tính công lực điện trường đã thực hiện trong sự dịch chuyển trên.
2. Một hạt mang điện tích q bay từ M tới N. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 V. Công do lực điện trường
thực hiện khi đó là –1,6.10-19 J. Xác định q.
3. Giữa hai điểm M, N có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích điểm q = – 0,2 C thu được năng lượng W =
2.10-6 J khi đi từ M đến N?
4. Hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất là U = 2,0.108 V; giả thiết rằng một tia sét được phóng từ đám mây nói trên
xuống mặt đất, lượng điện tích phóng thích là q = 23 C. Tính năng lượng của tia sét đó.
5. Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa
hai mặt này bằng 0,070 V. Màng tế bào dày 8,0.10-9 m. Hỏi cường độ điện trường đều trong màng tế bào là bao nhiêu?
6. Một điện trường đều E có E = 3000 V/m. Xét một tam giác đều ABC cạnh a = 20 cm trong điện trường đều đó với BC
cùng hướng E . Hiệu điện thế UBA bằng bao nhiêu?
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

7. Một electron chuyển động ngược chiều đường sức điện trường đều của một tụ điện phẳng, hai bản cách nhau một khoảng
d = 1 cm và giữa chúng có hiệu điện thế U = 200 V. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và B khi electron dịch chuyển
được một quãng đường s = AB = 0,5 cm.
8. *Một electron bay với vận tốc v = 1,2.107 m/s từ một điểm có điện thế V1 = 600 V, theo hướng của các đường sức. Xác
định điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại.
9. Trong một máy gia tốc, một hạt nhân nguyên tử hêli (hạt α) khi được gia tốc từ trạng thái nghỉ bởi hiệu điện thế 1200 V
thì đạt đến tốc độ v sau thời gian t. Muốn hạt α có tốc độ 2v sau thời gian t tính từ thời điểm được gia tốc từ trạng thái
nghỉ thì cần một hiệu điện thế bằng bao nhiêu?
10. *Một proton (có khối lượng m = 1,67.10–27 kg và điện tích q = 1,6.10-19 C) bắt đầu chuyển động dọc theo chiều đường
sức của điện trường đều nằm giữa hai bản kim loại đặt song song, tích điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu, hai bản
cách nhau một khoảng d = 2,0 cm và giữa chúng có hiệu điện thế U = 120 V. Proton sẽ có tốc độ là bao nhiêu sau khi
dịch chuyển được một quãng đường s = 0,3 cm?

BÀI 6: TỤ ĐIỆN (Tiết 9)


A. Tóm tắt
1. Tụ điện
a) Định nghĩa: Hệ gồm hai vật dẫn đặt rất gần nhau và cách điện với nhau.
− Hai vật dẫn gọi là hai bản cực của tụ điện.
C
− Ký hiệu tụ điện:
b) Điện tích của tụ điện
− Điện tích của hai bản: bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu.
− Quy ước: điện tích trên bản tích điện dương là điện tích của tụ điện.
2. Điện dung của tụ điện
a) Định nghĩa: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích q của tụ
điện và hiệu điện thế (U > 0) giữa hai bản tụ điện.
q
Biểu thức: C =
U
b) Đơn vị của điện dung (hệ SI)
− Fara là điện dung của một tụ điện có điện tích 1 culông khi hiệu điện thế giữa hai bản là 1 vôn.
− Các uớc thông dụng của Fara: 1 F = 10-6 F; 1 nF = 10-9 F; 1 pF = 10-12 F.
3. Năng lượng điện trường
Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường. Năng lượng
q.U C.U 2 q 2
của một tụ điện đã tích điện: W= = =
2 2 2C
B. Đọc thêm
1. Tích điện cho tụ điện
2. Các loại tụ điện: tụ điện giấy, tụ điện hóa, tụ điện xoay...
3 Ghép tụ điện:
− Ghép song song: Css = C1 + C2 + ... + Cn
1 1 1 1
− Ghép nối tiếp:    ... 
Cnt C1 C2 Cn
C. Câu hỏi chuẩn bị bài
1. Trình bày hiểu biết về tụ điện?
2. Có hai tụ điện nhưng chưa biết điện dung của tụ nào có giá trị lớn hơn. Tìm cách giải quyết vấn đề này?
D. Bài tập định tính
1. Trong tắc-te (starter) của bóng đèn huỳnh quang có tụ điện, mô tả cấu tạo của tụ điện đó?
2. Tìm cách tạo ra một tụ điện đơn giản, hãy tích điện cho tụ điện và giải phóng lượng điện tích sau đó.
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

E. Bài tập (tiết 10)


1. Một tụ điện khi mắc vào hiệu điện thế U = 20 V thì tích điện tích q = 5.10–6C. Tính điện dung của tụ điện đó?
2. Một tụ điện có điện dung C = 2.10-6 F. Đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế U khi tụ điện đã tích đầy thì điện tích
là q = 4.10-6 C. Tính U?
3. Trên vỏ của một tụ điện có ghi 1000 F – 110 V.
a) Tính điện tích cực đại mà tụ điện có thể tích được.
b) Nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 60 V. Tính điện tích và năng lượng điện trường tối đa mà tụ điện có khả năng
dự trữ.
4. Một tụ điện xoay có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện là 4 F, nối hai bản tụ điện vào hai cực của một
nguồn có hiệu điện thế 100 V. Sau đó, ngắt tụ điện ra khỏi nguồn và
a) thay đổi điện dung của nó đến giá trị 12 F thì hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện thay đổi thế nào?
b) mắc nó vào một nguồn điện khác có hiệu điện thế 200 V. Tính lượng điện tích đã dịch chuyển qua dây dẫn cho đến khi
có cân bằng điện giữa tụ điện với nguồn điện mới.
R1
5. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Điện trở R1 = 100 , R2 = 200 . A
a) Khi K đóng, tính điện tích của tụ điện khi dòng điện trong mạch đã ổn định?
120 V R2
b) Sau đó ngắt tụ điện này ra khỏi đoạn mạch và nối hai bản của nó vào hai bản của +
10µF
K
một tụ điện khác có cùng điện dung. Hỏi hiệu điện thế lúc sau của tụ điện bằng B
bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CHƯƠNG I (TC5)


Câu 1: (GKI 2009) Nếu đổi dấu một trong hai điện tích điểm nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn và vị trí của chúng thì yếu tố
nào của lực sẽ thay đổi:
A. độ lớn. B. phương. C. chiều. D. điểm đặt.
Câu 2: (GKI 2009) Điện tích điểm là vật:
A. chứa rất ít điện tích. B. tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đang xét.
D. tích điện có khối lượng rất nhỏ. C. có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đang xét.
Câu 3: (GKI 2010) Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong điện môi đồng chất, có hằng số điện môi  thì
A. tăng  lần so với trong chân không. B. giảm  lần so với trong chân không.
C. giảm  lần so với trong chân không.
2
D. tăng 2 lần so với trong chân không.
Câu 4: (GKI 2009) Một vật không nhiễm điện là:
A. vật không có điện tích. B. vật trung hòa về điện.
C. vật không có điện tích tự do. D. A, B, C đều đúng.
Câu 5: (GKI 2009) Hai quả cầu đồng chất làm bằng kim loại giống nhau nhưng có kích thước khác nhau. Ban đầu chúng
hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận gì về điện tích hai quả cầu lúc này:
A. quả nào lớn hơn thì tích điện nhiều hơn. B. quả nào nhỏ hơn thì tích điện nhiều hơn.
C. hai quả cầu tích điện bằng nhau. D. hai quả cầu tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau.
Câu 6: (GKI 2009)Chọn phát biểu đúng. Theo thuyết electron:
A. nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân mang điện âm nằm ở tâm và các electron chuyển động xung quanh.
B. nguyên tử ở trạng thái trung hòa khi số nơtron trong hạt nhân bằng số electron quay quanh nhân của nó.
C. nguyên tử trung hòa có thể nhường proton để trở thành ion âm.
D. giống với electron, điện tích của proton cũng là điện tích nguyên tố.
Câu 7: (GKI 2010) Chọn phát biểu sai.
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 8: (GKI 2011) Có 4 vật a, b, c, d kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật a đẩy vật b nhưng hút vật c. Vật c đẩy vật
d. Chọn khẳng định không đúng:
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

A. c và d cùng dấu B. a và d cùng dấu C. b và d trái dấu D. a và c trái dấu


Câu 9: (GKI 2011) Chọn phát biểu không đúng: Theo thuyết electron:
A. một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
B. một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
C. một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron
Câu 10: (GKI 2009) Vectơ cường độ điện trường E tại một điểm trong điện trường có:
A. Độ lớn tỉ lệ nghịch với trị số của điện tích đặt tại điểm đó.
B. Cùng phương với lực điện F tác dụng lên điện tích đặt tại điểm đó.
C. Cùng hướng với lực điện F tác dụng lên điện tích đặt tại điểm đó.
D. Độ lớn tỉ lệ với trị số của điện tích đặt tại điểm đó.
Câu 11: (GKI 2009) Chọn phát biểu đúng.
A. Điện trường có mang năng lượng.
B. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt năng lượng tại điểm đó.
C. Điện trường gây ra bởi một điện tích điểm tỉ lệ với độ lớn của điện tích thử tại điểm đó.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 12: (GKI 2009) Chọn phát biểu đúng. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường sinh ra bởi một
điện tích điểm Q > 0 có
A. hướng ra xa Q. B. hướng về phía Q.
C. độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ Q đến M. D. các phát biểu A và C đúng.
Câu 13: (GKI 2010) Đặt một điện tích điểm dương vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Nếu bỏ qua tác dụng của trọng
lực thì điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 14: (GKI 2011) Chọn phát biểu không đúng:
A. Cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên 1điện tích
đặt tại điểm đó.
D. Đường sức của điện trường luôn hướng theo chiều giảm điện thế.
Câu 15: (GKI 2011) Chọn phát biểu sai:
A. Tại mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức đi qua.
B. Đường sức của điện trường tĩnh là những đường cong khép kín.
C. Đường sức của điện trường luôn hướng theo chiều giảm điện thế.
D. Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 16: (GKI 2009) Công của lực điện trường không phụ thuộc vào:
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích dịch chuyển.
Câu 17: (GKI 2009) Trong một điện trường đều, di chuyển một điện tích điểm q từ M đến N theo đường cong bất kì.
MN vuông góc với vectơ cường độ điện trường. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này thì:
A. AMN > 0. B. AMN < 0. C. AMN = 0. D. Không thể xác định được AMN .
Câu 18: (GKI 2010) Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ điểm M đến điểm N trong
điện trường, thì không phụ thuộc vào:
A. vị trí các điểm M, N B. hình dạng của đường đi.
C. giá trị của điện tích q D. cường độ điện trường.
Câu 19: (GKI 2011) Công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển điện tích q từ điểm M đến điểm N:
A. không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N của điện tích.
B. có giá trị bằng độ biến thiên thế năng của q khi q dịch chuyển từ M đến N.
C. là công phát động nếu q > 0 và MN cùng chiều đường sức.
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

D. là công cản nếu q < 0 và MN ngược chiều đường sức.


Câu 20: (GKI 2009) Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho:
A. khả năng tác dụng lực của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.
B. phương chiều của cường độ điện trường tại điểm đó.
C. khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 21: (GKI 2009) Tại M cách điện tích điểm q khoảng r có đặt điện tích điểm q1> 0. Nếu thay q1 bằng điện tích điểm
q2< 0, |q1| = |q2| thì điện thế tại M lúc này sẽ ... so với khi đặt q1.
A. tăng B. giảm C. không đổi D. chưa thể xác định, phụ thuộc vào dấu của q
Câu 22: (GKI 2010) Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM giữa hai điểm M và N trong điện trường là:
1 1
A. UMN = UNM B.UMN = - UNM C. UMN = D. UMN = 
U NM U NM
Câu 23: (GKI 2011) Cho biết hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 3 V, giữa hai điểm Q và N là UQN = 5 V. Chọn
gốc tính điện thế tại M. Điện thế tại Q là:
A. 2 V B. -2 V C. 8 V D. -8 V
Câu 24: (GKI 2011) Xét hai điểm A, B trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện. Chọn nhận xét sai:
A. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B được tính bằng biểu thức UAB = VA- VB
B. Điện thế tại A lớn hơn điện thế tại B nếu A gần bản dương hơn
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc điện thế
D. Điện thế tại A, B có thể dương, âm hoặc bằng 0 tuỳ vào việc chọn gốc điện thế
Câu 25: (GKI 2009) Phát biểu nào dưới đây về tụ điện là không đúng?
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ điện càng lớn thì điện tích càng lớn.
C. Trong hệ SI đơn vị của điện dung là Fara.
D. Điện dung đặc trưng cho khả năng tạo ra điện tích của tụ điện.
Câu 26: (GKI 2009) Điện tích của tụ điện là:
A. tổng đại số của điện tích trên hai bản. B. điện tích của bản dương.
C. điện tích của bản âm. D. lượng điện tích nằm trong khoảng không gian giữa hai bản tụ.
Câu 27: (GKI 2009) Trường hợp nào sau đây tạo thành một tụ điện?
A. Hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. Hai tấm nhôm tiếp xúc nhau đặt trong nước nguyên chất.
C. Hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. Một chai hình trụ bằng gốm mặt ngoài và mặt trong được mạ bạc.
Câu 28: (GKI 2009) Hai tụ điện được nạp đến cùng một trị số điện tích. Chọn kết luận đúng:
A. Hai tụ điện có cùng điện dung.
B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ là bằng nhau.
C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế lớn hơn.
D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế nhỏ hơn.
Câu 29: (GKI 2009) Chọn phát biểu đúng khi nói về một tụ điện:
A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.
B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó.
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó.
Câu 30: (GKI 2010) Chọn phát biểu đúng.
A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 31: (GKI 2010) Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó:
A. tồn tại dưới dạng hoá năng. B. tồn tại dưới dạng cơ năng.
Điện tích. Điện trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

C. tồn tại dưới dạng nhiệt năng. D. là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 32: (GKI 2011) Chọn câu đúng:
A. Điện tích của tụ điện theo qui ước là tổng điện tích trên hai bản tụ điện
B. Hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và tích điện trái dấu nhúng chìm trong nước muối sẽ tạo thành tụ điện
C. Hệ gồm mặt đất và tầng điện li của khí quyển có thể xem như một tụ điện
D. Nối hai bản tụ điện với hai cực của một cục pin thì có dòng điện không đổi chạy qua tụ
Câu 33: (GKI 2011) Phát biểu nào dưới đây về tụ điện là không đúng?
A. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
C. Trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị của điện dung là Fara.
D. Điện dung đặc trưng cho khả năng tạo ra điện tích của tụ điện.

You might also like