You are on page 1of 6

Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI. Năm học 2022-2023


Môn: Vật lí lớp 11
(Thời gian: 50 phút, 16 câu trắc nghiệm (4 điểm), 3 bài tự luận (6 điểm))
Phạm vi kiểm tra: Chương I: Điện tích. Điện trường, Chương II: Dòng điện không đổi, chương
III: Dòng điện trong các môi trường.
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Vận dụng
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng
(Cấp độ 1) (Cấp độ 2) Cấp độ cao
thấp
(Cấp độ 4)
(Cấp độ 3)
Chương I: Điện tích. Điện trường .
1. Điện tích. Định 1
luật Cu-Lông

2. Thuyết êlectron. 1
Định luật bảo
toàn điện tích.

3. Điện trường. 1

4. Công của lực 1 1


điện.

5. Tụ điện. 1

Chương II: Dòng điện không đổi

1.Dòng điện 1
không đổi

2. Điện năng 1

Chương III. Dòng điện trong các môi trường

1
Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn
1. Dòng điện trong 1
kim loại
2. Hiện tượng nhiệt 1 1
điện.
3.Dòng điện trong 1 1
chất điện phân
5. Dòng điện trong 1 1
chất khí
6. Dòng điện trong 1
chất bán dẫn
TSSố câu(số điểm) 6 (1, 5đ) 4 (1đ) 4 (1đ) 2 (0,5đ)

II. TỰ LUẬN ( 4đ)

Bài 1: Xác định lực tương tác giữa 2 điện tích điểm . (2 điểm)
Bài 2: Dòng điện một chiều, Định luật Ôm toàn mạch. (2 điểm)
Bài 3: Dòng điện trong các môi trường (2 điểm)

2
Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn
ĐỀ MINH HỌA

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)


Câu 1: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích
điểm trong chân không?
A. là lực hút khi hai điện tích trái dấu.
B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. có phương là đường thẳng nối hai điện tích.
Câu 2: Có 2 quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau ( q1  q 2 ), khi đưa
chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng
nhỏ thì chúng
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Không tương tác nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau
Câu 3: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm)
trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện
tích và cách đều hai điện tích là:
A.E = 0 (V/m). B.E = 36000 (V/m). C.E = 18000 (V/m). D.E = 1,800 (V/m).
Câu 4: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q > 0 khi di chuyển từ điểm M
đến điểm N cùng chiều đường sức điện trong điện trường đều :
A. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi MN
B. tỉ lệ thuận với điện tích q
C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển
D. tỉ lệ nghịch với điện tích q
Câu 5: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với
cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200
V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J. B. 40 J. C. 40 mJ. D. 80 mJ.
Câu 6: Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F được tích điện đến điện tích bằng 80.10 -6 C.
Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là
A. 5 V. B. 16 V. C. 14 V. D. 8 V.
Câu 7: Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều
điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
Câu 8: Đặt điện áp U vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R thì cường độ dòng điện qua
đoạn mạch là 2A. Nếu thay điện trở R bằng R'= 4R thì cường độ dòng điện lúc này là
A.6 A B.0,5 A C.8 A D. 4 A
Câu 9: Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. vôn kế. B. công tơ điện. C. nhiệt kế. D. ampe kế.
3
Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn

Câu 10: Một dây bạch kim ở 20 0C có điện trở suất 0 = 10,6.10-8 m. Biết hệ số nhiệt
điện trở của bạch kim là  = 3,9.10-3 K -1 . Điện trở suất  của dây dẫn này ở 500 0C xấp xỉ là
A.  = 31,27.10-8 m. B.  = 20,67.10-8 m.
C.  = 30,44.10-8 m. D.  = 34,28.10-8 m
Câu 11: Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch
kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu 12: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số α T = 65 (μV/K) được đặt trong không
khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232oC. Suất điện động nhiệt điện của
cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV. B. E = 13,58mV. C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV.

Câu 13: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
A.Các ion dương trog dung dịch.
B.Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
C.Các ion âm trong dung dịch.
D.Các ion dương và ion âm chuyển động theo chiều của điện trường trong dung dịch.
Câu 14: Khi chất khí dẫn điện thì hải tải điện chuyển động có hướng cùng chiều điện
trường là hạt nào?
A. Êlectron và ion âm. B. Êlectron. C. Ion dương. D. Êlectron và ion dương.
Câu 15: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình
dẫn điện không tự lực của chất khí đáp án nào sau đây là sai:
A. Khi U nhỏ, I tăng theo U
B. Khi U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
C. U quá lớn, thì I tăng nhanh theo U
D. Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận với U theo định luật Ôm
Câu 16: Điều nào sau đây về chất bán dẫn là không đúng?
A. Trong bán dẫn loại p thì mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron
B. Trong bán dẫn loại n thì mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống
C. Trong bán dẫn tinh khiết thì mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron
D. Lớp chuyển tiếp p-n có tác dụng chỉnh lưu dòng điện

II. TỰ LUẬN (6 điểm)


Bài 1 (2 điểm)
Cho hai điện tích q1 = 4.10-9 C, q2 = -10-9 C đặt cố định tại A, B trong chân không cách nhau một
đoạn 6 cm.
a. Tìm lực điện tác dụng lên mỗi điện tích
b. Nếu cho hai điện tích tiếp xúc với nhau thì sau đó phải đặt cách nhau một khoảng bằng bao
nhiêu để lực tương tác bằng lúc đầu ?

4
Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn

Bài 2 (2 điểm)
Một nguồn điện nối với mạch ngoài là một biến trở tạo thành mạch kín. Khi thay đổi giá trị của
biến trở người ta đo được các giá trị U hai đầu nguồn điện, I qua mạch và vẽ được đồ thị như
hình bên. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn điện này.

Bài 3 (2 điểm)
Cho mạch điện như hình 3.1. Hai nguồn điện giống nhau, mỗi
nguồn có suất điện động E =3V và điện trở trong r = 0,1Ω.
Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 3Ω và R2 = 4.5 Ω là điện trở
của bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có cực dương bằng
đồng. Cho F = 96500 C/mol, khối lượng mol và hóa trị của
đồng lần lượt là A = 64 g/mol và n = 2. Bỏ qua điện trở dây
dẫn.
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
b) Tính khối lượng đồng giải phóng ở điện cực trong thời gian 15 phút 30 giây.
c) Nếu bỏ R1 thay bằng điện trở R mắc nối tiếp với bình điện phân ( hình 3.2) thì R phải có giá
trị là bao nhiêu để trong 15 phút 30 giây lượng đồng giải phóng ra có giá trị bằng câu b.

5
Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn
.

You might also like