You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ MINH HỌA
Môn kiểm tra: VẬT LÝ KHÔNG CHUYÊN
(Đề kiểm tra gồm 12 trang) Ngày kiểm tra: 23 tháng 12 năm 2021
Thời gian làm bài: 50 phút

Phần I: Nhận biết

Câu 1 (NB). Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây
không đúng?
A. q1 và q2 đều là điện tích dương. B. q1 và q2 đều là điện tích âm.
C. q1 và q2 trái dấu nhau. D. q1 và q2 cùng dấu nhau.
Câu 2(NB). Theo thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một vật nhiễm điện dương là do vật thiếu êlectron.
B. Một vật nhiễm điện âm là do vật thừa êlectron.
C. Một vật nhiễm điện dương là do vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Một vật nhiễm điện âm là do vật đã nhận thêm êlectron.
Câu 3(NB). Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng thực hiện công. B. tốc độ biến thiên của điện trường.
C. tác dụng lực. D. năng lượng.
Câu 4(NB). Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 5(NB). Công của lực điện đường đều được xác định bằng công thức:
𝑞𝐸
A. A = qEd B. A = UI C. A = qE D. A = 𝑑

Câu 6(NB). Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM
1 1
A. UMN = UNM B. UMN = - UNM C. UMN = 𝑈 D. UMN = - 𝑈
𝑁𝑀 𝑁𝑀

Câu 7(NB). Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
𝐹 𝑈 𝐴𝑀∞ Q
A. C = 𝑞 B. C = 𝑑 C. C = D. C = U
𝑞

Câu 8(NB). Dòng điện được định nghĩa là


A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích tự do.
B. dòng chuyển động của các ion âm.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
Câu 9(NB). Trong thời gian t, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây là q. Cường độ dòng điện không
đổi được tính bằng công thức
q2 q t
A. I = B. I = q.t C. I = D. I = q
t t

Câu 10(NB). Điện năng tiêu thụ được đo bằng


A. vôn kế B. tĩnh điện kế C. ampe kế D. công tơ điện.
Câu 11(NB). Công suất của nguồn điện được xác định bằng công thức
A. P = UI B. P = ξIt C. P = ξ. I D. P = UIt.
Câu 12 (NB). Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho
toàn mạch
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn;
B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn;
C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn;
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Câu 13 (NB). Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
A. Eb = E; rb = r B. Eb = E; rb = r/n
C. Eb = nE; rb = n.r D. Eb = n.E; rb = r/n
Câu 14 (NB). Hạt tải điện trong kim loại là
A. Electron tự do B. Ion dương C. Ion âm D. Proton
Câu 15 (NB). Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. không tăng B. tăng lên C. giảm đi D. giảm sau đó tăng
Câu 16 (NB). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anốt và iôn
dương đi về catốt.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anốt và các iôn
dương đi về catốt.
C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anốt và các iôn dương
đi về catốt.
D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ catốt về anốt,
khi catốt bị nung nóng.

Phần II: Thông hiểu

Câu 17(TH). Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật mang điện giảm đi một nửa, đồng thời khoảng cách
giữa chúng tăng lên gấp đôi thì lực tương tác điện giữa hai vật sẽ
A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 8 lần. D. không đổi.
Câu 18(TH). Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó
bằng 2.10-4 N. Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 μC B. q = 12,5.10-6 μC C. q = 1,25.10-3 C D. q = 12,5 μC
Câu 19(TH). Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong
một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 1000 J B. 1 J C. 1 mJ D. 1 μJ
Câu 20(TH). Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4
C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua
tiết diện thằng là
A. 4 C B. 8 C C. 4,5 C D. 6 C
Câu 21(TH). Một bóng đèn có ghi: 6 V – 6 W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6 V thì cường độ
dòng điện qua bóng là
A. 36 A B. 6 A C. 1 A D. 12 A
Câu 22(TH). Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực lạ
phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là
A. 10 mJ B. 15 mJ C. 20 mJ D. 30 mJ
Câu 23 (TH). Cho mạch điện như hình vẽ, biết R = r. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:

𝐸
B. 𝐼 = 3𝑟

Câu 24 (TH). Trong mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có
điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I được xác định bằng công
thức:

𝐸
A. 𝐼 = 𝑟

Câu 25 (TH). Cho bộ nguồn gồm 3 pin mắc nối tiếp, suất điện động 1,5V và điện trở trong 1Ω. Bộ nguồn
có suất điện động và điện trở trong là
A. 4,5V; 3 Ω B. 0,5 V; 1/3 Ω C. 4,5V; 1/3 Ω D. 0,5V; 3 Ω
Câu 26 (TH). Bộ nguồn mắc nối tiếp luôn có:
A. Suất điện động của bộ nguồn lớn hơn suất điện động của mỗi nguồn, điện trở trong của bộ nguồn lớn hơn
điện trở trong của mỗi nguồn.
B. Suất điện động của bộ nguồn lớn hơn suất điện động của mỗi nguồn, điện trở trong của bộ nguồn nhỏ hơn
điện trở trong của mỗi nguồn.
C. Suất điện động của bộ nguồn nhỏ hơn suất điện động của mỗi nguồn, điện trở trong của bộ nguồn lớn hơn
điện trở trong của mỗi nguồn.
D. Suất điện động của bộ nguồn nhỏ hơn suất điện động của mỗi nguồn, điện trở trong của bộ nguồn nhỏ
hơn điện trở trong của mỗi nguồn.
Câu 27 (TH). Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất 10,6.10-8Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim
trong khoảng nhiệt độ từ 0oC đến 2000oC tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi
bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 1680oC là
A. 79,2.10-8Ω.m B. 17,8.10-8Ωm C. 39,6.10-8Ωm D. 7,92.10-8Ωm

Câu 28 (TH). Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất
giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng. B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng. D. cả 3 đại lượng trên.

Phần III: Vận dụng


Câu 29(VD). Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là
phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là
A. 10 mJ B. 15 mJ C. 20 mJ D. 30 mJ
Câu 30(VD). Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất
tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ
của chúng là:
A. 10 (W). B. 80 (W). C. 5 (W). D. 40 (W).
Câu 31 (VD). Cho mạch điện kín, nguồn điện có điện trở bằng 2Ω, mạch ngoài có điện trở 20Ω, bỏ qua
điện trở của dây nối. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 90,9% B. 90% C. 98% D. 99%
Câu 32 (VD). Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở các đoạn dây nói. Biết R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 =
1Ω, E = 6V, r = 1Ω.
Hiệu điện thế hai cực của nguồn điện là
A. 5,5V B. 5V C. 4,5V D. 4V
Câu 33 (VD). Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở R = 4,8Ω thành mạch kín. Khi
đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động của nguồn điện và cường độ dòng điện
trong mạch lần lượt bằng:
A. 12V; 2,5A B. 25,48V; 5,2A C. 12,25V; 2,5A D. 24,96V; 5,2A
Câu 34 (VD). Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 3V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 =
1Ω; cường độ dòng điện qua mỗi nguồn bằng 2A. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng

A. 2Ω B. 2,4Ω C. 4,5Ω D. 2,5Ω

Câu 35 (VD). Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là
I = 1 (A). Cho AAg = 108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg). B. 1,08 (g). C. 0,54 (g). D. 1,08 (kg).
Câu 36 (VD). Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108.
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1h có 27 gam Ag bám ở cực âm là
A. 6,7 A. B. 3,35 A C. 24124 A D. 108 A.
Phần IV: Vận dụng cao
Câu 37 (VDC). Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ
4A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 10 phút. Nhiệt dung
riêng của nước là 4200J/kg độ. Hiệu suất của bếp là bao nhiêu?
A. 71,25%. B. 70,95%. C. 72,5%. D. 76,36%.
Câu 38 (VDC). Một nguồn điện có suất điện động E = 8 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện
trở R. Tìm R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất và giá trị công suất mạch ngoài khi đó?
A. R = 4 (Ω); Pmax=1W B. R = 2 (Ω); Pmax=8W
C. R = 2 (Ω); Pmax=0,5W D. R = 4 (Ω); Pmax=0,5W
Câu 39 (VDC). Nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong không đáng kể, mạch ngoài gồm 4 điện
trở giống nhau mắc nối tiếp. Dùng vôn kế có điện trở RV nối vào hai điểm chứa 2 điện trở thì số chỉ của vôn
kế là 3V. Khi vôn kế nối vào hai điểm chứa 3 điện trở thì số chỉ vôn kế gần nhất với giá trị
A. 5V. B. 7V. C. 6V. D. 8V.
Câu 40 (VDC). Điện phân dương cực tan một muối trong một bình điện phân có cực âm ban đầu nặng
20gam. Sau 1h đầu hiệu điện thế giữa 2 cực là 10V thì cực âm nặng 25gam. Sau 2h tiếp theo hiệu điện thế
giữa 2 cực là 20V thì khối lượng của cực âm là
A. 30 gam B. 35 gam C. 40 gam. D. 45 gam.

You might also like