You are on page 1of 157

Kỹ Thuật Điện

Chương 1
TĨNH ĐIỆN
1. HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN
1.1 Sự nhiễm điện
Hiện tượng điện đơn giản, mà cũng là hiện tượng được các nhà bác học cổ Hi
Lạp biết đến đầu tiên (khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên), là hổ phách khi cọ sát
vào len dạ, thì hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, lông chim v.v...Người ta nói rằng
khi đó hổ phách đã bị nhiễm điện.

Ngày nay, ta có thể giải thích được hiện tượng này, và nói rằng trên miếng hổ phách và
những mẩu giấy có xuất hiện điện tích. Những điện tích này gây nên sự tương tác điện
giữa các vật mang điện.

Ở lớp 9 ta đã biết có thể làm nhiễm điện bằng cách cho nó tiếp xúc với một vật đã
nhiễm điện, hoặc đưa nó lại gần vật nhiễm điện. Những vât kim loại, những lớp chất
lỏng hoặc luồng khí có thể nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.
Vậy ta có thể kết luận rằng : mỗi vật bao gồm rất nhiều hạt mang điện (hạt
nhân, êlectron, ion). Bình thường thì tổng đại số các điện tích của tất cả các hạt đó
bằng không, nghĩa là vật trung hòa về điện.Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron, vật
nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
1.2. Hai loại điện tích

Thí nghiệm cho thấy những vật mang điện tích có thể hút nhau hoặc đẩy nhau.
Căn cứ vào nhiều thí nghiệm với nhiều vật khác nhau ta kết luận rằng: có hai loại Điện
tích khác nhau gọi là điện tích âm và điện tích dương . Các vật chỉ có thể nhiễm một
trong hai loại điện tích khác nhau đó.

Những điện tích cùng dấu đẩy nhau. Những điện tích trái dấu hút nhau.

1.3. Chất dẫn điện và chất cách điện


Dòng điện ở mạch điện gia đình nếu chạy trực tiếp qua cơ thể người sẽ rất nguy
hiểm tới tính mạng. Vì vậy tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện (dây điện, công tắc,
phích cắm điện, ổ lấy điện, bóng đèn, quạt điện .v.v.) đều phải được chế tạo đảm bảo
an toàn cho người sử dụng. Chúng gồm những bộ phận dẫn điện và những bộ phận
cách điện.

Chất dẫn điện là chất mà điện tích có thể tự do di chuyển đến khắp mọi điểm của vật
bằng chất đó. Kim loại, bán dẫn, than chì,các muối và bazơ nóng chảy, các dung dịch
muối, aixt, bazơ...là những chất dẫn điện.

Chất cách điện hay điện môi là những chất mà điện tích không di chuyển được từ nơi
này sang nơi khác bên trong vật làm bằng chất đó. Không khí khô. thủy tinh, sứ,
êbônit, cao su, hổ phách là những điện môi.
1.4. Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng bằng thuyết điện tử

Trang 1
Kỹ Thuật Điện

Đặt một thanh kim loại B trung hoà về điện trên một giá cách điện. Ta đặt vào
gần nó một quả cầu A mang điện dương.

Thí nghiệm cho thấy rằng vật B bị nhiễm điện. Đầu của B ở gần A nhiễm điện âm, trái
dấu với điện tích của A, còn đầu của B ở xa A nhiễm điện dương, cùng dấu với điện
tích của A. Đó là sự nhiễm điện do hưởng ứng, được giải thích như sau:
Trong thanh kim loại B có các electrôn tự do. Khi đặt A lại gần B, điện tích
dương của A hút các electrôn lại gần nó: Kết quả là đầu của B gần A thừa electrôn nên
mang điện âm, còn đầu xa A thiếu electrôn mang điện dương.
Khi ta đưa A ra xa, các electrôn tự do lại phân bố đều trong B làm cho mọi điểm
của vật B đều trung hoà.
Sau khi nghiên cứu các hiện tượng điện, ta thường nói gọn là “điện tích”, “sự
chuyển động của điện tích”, khi đó ta hiểu ngầm là “vật (hay hạt) mang điện”, chuyển
động của “hạt mang điện”...
1.5. Nhiễm điện do hưởng ứng
Thanh kim loại đạt gần qủa cầu nhiễm điện âm, thì các êlectron tư do trong
thanh kim loại bị đẩy ra xa quả cầu. Do đó đầu thanh kim loại xa quả cầu hơn thừa
electron, đầu đó nhiễm điện âm. Đầu thanh kim loại gần quả cầu hơn, đầu đó nhiễm
điện âm. Đầu thanh kim loại gần quả cầu hơn thiếu electron, đầu đó nhiễm điện
dương.

Hình 1.1-Nhiễm điện do hưởng ứng

Thanh kim loại đặt gần quả cầu nhiễm điện dương thì electron tự do trong
thanh kim loại bị hút lại gần quả cầu. Do đó đầu thanh gần quả cầu nhiễm điện âm,
đầu kia nhiễm điện dương.
2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TRƯỜNG
2.1. Định luật Coulomb
Để tìm được định luật tổng quan về tương tác điện nhà bác học Culông người
Pháp năm 1785 đã khảo sát lực tương tác giữa các điện tích điểm, đó là những vật
mang điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng (với điều kiện này
hình dạng, kích thước của vật không ảnh hưởng đến lực tương tác).

Culông đã thiết lập định luật nhờ một dụng cụ gọi là “cân xoắn”. Cân xoắn gồm một
Trang 2
Kỹ Thuật Điện
thanh thủy tinh nhẹ, treo ở hai đầu kim loại mảnh, đàn hồi. Một đâu thanh thủy tinh có
gắn một quả cầu kim loại nhỏ, đầu kia có một đối trọng. Một quả cầu kim loại khác
được cố định ở thành của cân. Lực tương tác giữa hai điện tích trên hai quả cầu kim
loại (coi như hai điện tích điểm) được đo bằng góc xoắn của dây treo. Bằng cách đó,
Culông đã khảo sát sự phụ thuộc của lực tương tác vào khoảng cách giữa hai quả cầu
kim loại và vào độ lớn điện tích của hai quả cầu.
Kết quả thực nghiệm được nêu lên thành định luật sau đây gọi là định luật Culông:
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không tỉ lệ với tích độ
lớn của các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực
tương tác có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích.
Nếu gọi q1,q2, là độ lớn của điện tích, r là khoảng cách giữa chúng (với hai quả cầu
nhỏ mang điện thì r là khoảng cách giữa hai tâm các quả cầu), ta có biểu thức của định
luật
q1q2 1
F =k k=
r2 4 0

F: lực tĩnh điện hay lực Cu Lông, đơn vị N.


q1: Là điện tích của điện tích điểm thứ nhất, đơn vị C
q2: Là điện tích của điện tích điểm thứ hai, đơn vị C
r: Là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị m
 0 : hằng số điện,  0  8,85.10-12 (C2/Nm2)
Trong đó k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào cách chọn đơn vị các đại lượng. Trong
hệ đơn vị SI (Hệ SI là bảng đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam) đơn vị điện tích
có tên gọi là culông, kí hiệu là C.

�Nm 2 �
Khi đó: k = 9.10 � 2 �
9

�C �

Định luật Culông trong hệ SI được viết là:


q1q2
F = 9.109
r2
Ta thấy rằng hai điện tích điểm 1C đặt cách nhau 1m trong chân không tác dụng
lên nhau một lực 9.109N.Như vậy trong các hiện tượng tĩnh điện, 1C là một điện tích
rất lớn.

Hình 1.1. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm
Ví dụ: 2 điện tích điểm có giá trị là 1C, đặt cách nhau 1m trong chân không, thì
lực tương tác giữa chúng sẽ là F = 9.109 N, là một đại lượng rất lớn.

Trang 3
Kỹ Thuật Điện
2.2. Định nghĩa và tính chất điện trường
2.2.1 Định nghĩa
Khi nghiên cứu sự tương tác giữa các điện tích, đương nhiên nảy ra câu hỏi: các
điện tích đặt ở cách xa nhau tác dụng lực lên nhau bằng cách nào? Nếu chỉ có một điện
tích thì trong không gian xung quanh có sự biến đổi gì không?
Vật lý học hiện đại đã cho thấy rằng xung quanh điện tích có một môi trường điện tích
gọi là điện trường.
Vậy: Điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng
lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
2.2.2 Tính chất của điện trường
Một tính chất cơ bản của điện trường là khi có một điện tích đặt trong điện
trường thì điện tích đó chịu tác dụng của lực điện. Nhờ có điện trường mà hai tích tác
dụng được vào nhau.
Tác dụng ấy xảy ra như sau: mỗi điện tích có xung quanh nó một điện trường
và điện trường của điện tích này tác dụng vào điện tích kia một lực. Chính là dựa vào
tính chất cơ bản này của điện trường mà ta biết được sự có mặt của nó và nghiên cứu
được những đặc trưng của nó.
2.3. Cường độ điện trường và đường sức điện trường
2.3.1. Cường độ điện trường
a) Cường độ điện trường.
Ta xét những tính chất và đặc trưng của điện trường của một điện tích khi điện
tích đó đứng yên. Điện trường như thế gọi là điện trường tĩnh. Để nghiên cứu điện
trường ta dựa vào tác dụng của nó lên các điện tích thử.

Tại cùng một thời điểm trong điện trường ta lần lượt đặt những vật có kích thước nhỏ,
mang điện tích dương q1,q2...gọi là điện tích thử, và lần lượt đo lực F1,F2...do điện
trường tác dụng lên chúng. Thực nghiệm cho thấy rằng lực này phụ thuộc vào độ lớn
của điện tích thử. Nhưng tại mỗi điểm trong điện trường thương số F/q không phụ
thuộc vào độ lớn q của điện tích thử đó và có thể dùng để đặc trưng cho điện trường ở
điểm đang xét về phương diện tác dụng lực. Ta gọi thương số đó là cường độ điện
trường ở điểm đang xét, kí hiệu là :

Cường độ điện trường tại một thời điểm là đại lượng vật lí đặc trưng cho điện
trường về phương diện tác dụng lực, được đo bằng thương số của lực điện trường
tác dụng lên một điện tích thử tại điểm đó và độ lớn của điện tích thử đó.

Trong công thức , nếu F= 1N; q = 1C thì đơn vị cường độ điện trường, có tên
gọi là vôn trên mét, kí hiệu V/m.

Cường độ điện trường là đại lượng vectơ. Khi cần nói rõ ta sử dụng thuật ngữ “vectơ
cường độ điện trường”. Vectơ ở một thời điểm trong điện trường cùng phương, cùng
chiều với lực tác dụng vào điện tích dương đặt ở điểm đó. ở những điểm khác nhau
cường độ điện trường nói chung có độ lớn, phương, chiều khác nhau. Để cho cụ thể ta
sẽ nói: cường độ điện trường do một điện tích gây ra tại một điểm.
Trang 4
Kỹ Thuật Điện

b) Lực tác dụng lên điện đặt trong điện trường

Theo định nghĩa nếu biết cường độ điện trường ta có thể xác định lực điện tác dụng
lên một điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đó. Ta có:

Nếu q>0 thì cùng chiều với ; một điện tích dương lúc đầu đứng yên sẽ di chuyển
theo chiều vectơ cường độ điện trường. Còn lực điện tác dụng lên điện tích âm lại có
chiều ngược với chiều vectơ cường độ điện trường.

c) Cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm Q

Dựa vào định nghĩa nói trên ta hãy tìm cường độ điện trường gây bởi một điện tích
điểm Q đặt trong một môi trường có hằng số điện môi .

Tại điểm đang xét cách điện tích khoảng ta đặt một điện tích thử dương . Theo định
luật Culông lực tác dụng lên q là :

Do cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm tại điểm cách nó một khoảng có
độ lớn

Như vậy cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm Q tại một điểmb cách nó
một khoảng r là một vectơ tại điểm đó, có độ lớn

có phương là phương của đường thẳng nối điện tích và điểm đó, chiều hướng ra xa Q
nếu Q>0; hướng về Q nếu Q<0.

Kết quả trên đây đúng cho cả vật hình cầu mang điện tích phân bố đều, khi ta xét
cường độ điện trường tại một thời điểm ở bên ngoài hình cầu, khi đó là khoảng cách
từ tầm hình cầu đến điểm đó.

d) Cường độ điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra

Trong trường hợp có nhiều điện tích tại điểmQ1,Q2... thì tại điểm ta xét, chúng gây ra
các điện trường có cường độ tương ứng là ...Cường độ điện trường tổng hợp tại
điểm đó bằng tổng các vectơ cường độ điện trường từng điện tích riêng biệt gây ra:

Trang 5
Kỹ Thuật Điện

....
Đó là nội dung của nguyên lí chồng chất điện trường.
2.3.2. Đường sức điện trường
a) Định nghĩa: Để mô tả điện trường một cách trực quan người ta có nhiều cách.
Những cách thuận tiện nhất là quy ước biểu diễn điện trường bằng các đường sức.
Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng vói
phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó, chiều của đường sức là chiều của
vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

Hình 1.2. Đường sức điện trường

Như vậy đường sức cho biết hướng của cường độ điện trường tại mỗi điểm mà nó đi
qua, và do đó xác định cả hướng của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại
đó. Nói chung các đường sức thường là những đường cong nhưng cũng có một số
trường hợp là những đường thẳng. Trên hình 1.2 có vẽ đường sức của một số điện tích
và hệ điện tích khác nhau.

b) Tính chất của đường sức điện trường

- Vì điện trường có ở tất cả mọi điểm trong không gian bao quanh điện tích, nên qua
bất kì điểm nào cũng có thể vẽ được một đường sức.

Hình 1.3. Đường sức điện trường của


a- hình cầu tích điện dương ; b- hình cầu tích điện âm
c- hai điện tích khác dấu ; d- hai điện tích cùng dấu.

- Vì tại mỗi điểm cường độ điện trường có hướng và độ lớn xác định, nên qua mỗi
điểm chỉ có thể vẽ được một đường sức, hay nói khác đi, các đường sức không cắt
nhau.
- Vì chiều của đường sức trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường, nên các
Trang 6
Kỹ Thuật Điện
đường sức bắt đầu (đi ra) từ các điện tích dương, kết thúc (đi vào) ở các điện tích âm.
Trong trường hợp chỉ có các điện tích âm hoặc các điện tích dương thì các đường sức
bắt đầu hoặc kết thúc ở vô cực. Như vậy, đường sức của điện trường (tĩnh) không khép
kín.
- Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ
dày hơn và ngược lại .
- Để cho các đường sức có thể biểu diễn cả độ lớn của cường độ điện trường người
ta quy ước vẽ đường sức mau ở nơi cường độ điện trường lớn, đường sức thưa ở nơi
cường độ điện trường nhỏ.
c) Điện trường đều
Dạng điện trường đơn giản nhất, thường gặp trong thực tế là điện trường đều.
Đó là điện trường mà cường độ của nó có cùng một độ lớn và hướng ở mọi điểm,
đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.Một ví
dụ thường gặp của điện trường đều là điện trường ở khoảng giữa hai phần phẳng kim
loại tích điện bằng nhau và trái dấu, đặt song song với nhau, còn ở gần bờ các bản kim
loại, điện trường không đều .
+Q -Q
+ + - - Et EE E
+ + - -
A En
+ + - -

(A) (B)
Hình 1.4: Điện trường đều giữa hai bản cực phẳng tích điện trái dấu
Thực vậy giả sử nếu đường sức không vuông góc với bản cực thì vectơ cường
độ điện trường E tại điểm A sẽ xiên góc đối với mặt bản cực. Phân tích vectơ thành hai
thành phần Et (song song với bản cực) và E n (vuông góc với bản cực) (Hình b). Thành
phần tiếp tuyến Et sẽ làm các điện tích di chuyển trên mặt tấm cực. Điều này trái với
giả thuyết, vì điện tích phân bố đều trên mặt bản cực là đứng yên. Như vậy thành phần
E t phải bằng 0. Và E =En tức đường sức điện vuông góc với bản cực.
3. ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ (ĐIỆN ÁP)
3.1.Công của lực điện trường

Trang 7
Kỹ Thuật Điện

Hình 1.4.Công dịch chuyển điện tích trong điện trường


Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích, có thể làm điện tích di chuyển
trong điện trường, khi đó lực điện thực hiện một công gọi là công của lực điện trường.
Để cho đơn giản ta hãy tính công của lực điện trường làm cho điện tích điểm
dương q di chuyển từ điểm B đến điểm C trong một điện trường đều, tạo nên giữa hai
bản kim loại phẳng tíchđiện bằng nhau và trái dấu, đặt song song với nhau. Lực tác
dụng lên các điện tích F = qE có phương vuông góc với các bản,có chiều hướng từ
bản dương sang bản âm và có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
a. Giả sử điện tích di chuyển theo đường thẳng từ B đến C. Công của lực điện là
:
ABC = F.BC.cos = F.BH = qEd ;(Vì BC.cos = d)
b. Xét trường hợp điện tích di chuyển theo đường gãy BDC. Khi đó công của
lực điện bằng tổng các công trên đoạn BD và đoạn DC:
ABDC = ABD + ADC = F.BD +F.DC.cos1 = F.BD + F.DH
= qEd1 + qEd2 = qE(d1 + d2) = qEd
c. Suy rộng cho trường hợp tổng quát, khi điện tích q di chuyển theo đường
cong bất kì BMC. Ta tưởng tượng chia đường đi đó thành những đoạn rất ngắn sao cho
có thể coi là những đoạn thẳng. Lập luận giống như trên ta thấy công trên mỗi đoạn
nhỏ bằng công trên hình chiếu của đoạn ấy lên phương của lực. Do đó công trên cả
đường đi BMC bằng công trên đoạn BH là hình chiếu của BMC lên phương của lực
(cũng là phương của đường sức). Vậy ABMC = F.BH = qEd trong đó d là hình chiếu
của đường di trên một đường sức bất kì.
Kết quả trên cho thấy công ABC không phụ thuộc vào đường di của điện tích q từ
B đến C. Người ta đã chứng minh rằng điều đó đúng cho mọi điện trường tĩnh, đều
cũng như không đều, nghĩa là:
Công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này đến điểm khác
trong điện trường tỉ lệ với độ lớn của điện tích di chuyển, không phụ thuộc vào hình
dạng của đường đi, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của đường
đi trong điện trường.
Đơn vị của công là J.

Trang 8
Kỹ Thuật Điện
3.2. Điện thế
Gọi AB là công để đưa điện tích dương q di chuyển từ điểm đến vô cực (ở vô
cực cường độ điện trường bằng không). Khi đó công AB của lực điện trường không
những phụ thuộc vào độ lớn của điện tích q mà còn phụ thuộc vào vị trí điểm M.
AB
Nhưng thương số q
không còn phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển nữa
mà chỉ phụ thuộc váo vị trí của điểm B, và có thể dùng để đặc trưng cho điện trường
tại B về mặt dự trữ năng lượng ta gọi thương số đó là điện thế của điện trường tại
điểm B, kí hiệu VB:
AB
VB =
q
Điện thế tại một điểm ở vô cực thì bằng không.
Điện thế gây bởi một điện tích điểm q tại một điểm cách nó một khoảng r, gốc
điện thế ở vô cực được tính theo công thức:
1 q
V =
4 0 r

Đơn vị của điện thế là V.


Khi đó, thế năng Wt của một điện tích điểm q tại một điểm trong điện trường:
Wt = q.V

3.3. Hiệu điện thế (điện áp)


Giả sử do tác dụng của điện trường điện tích dương q từ một điểm M đến điểm
N rồi ra vô cực. Khi đó công của lực điện trường sẽ bằng :
AM = AMN  AN

Suy ra:
AMN = AM  AN

Chia cả hai vế trên cho độ lớn của điện tích q kết hợp với định nghĩa điện thế, ta
có:
AMN
VM  VN =
q

Hiệu số VM – VN giữa các điện thế tại hai điểm M và N được gọi là hiệu điện
thế giữa M và N kí hiệu là UMN :
U MN = V M  V N

Khi đó:
AMN
U MN =
q

Do M, N là 2 điểm bất kỳ trong điện trường nên ta viết :


A
U =
q

Trang 9
Kỹ Thuật Điện
Vậy, hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho
khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm đó và tính bằng thương số
giữa công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích dương từ điểm nọ đến
điểm kia và độ lớn của điện tích di chuyển.
Đơn vị của hiệu điện thế là V. (1V = 1J / 1C)
4. TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN TRƯỜNG LÊN VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI
4.1.Vật dẫn trong điện trường
a) Hiện tượng
Trong các vật dẫn có những hạt mang điện tích có thể chuyển động tự do gọi là
điện tích tự do. Trong vật dẫn kim loại đó là các êlectrôn tự do.
Dưới đây ta xét những tính chất của vật dẫn trong trạng thái cân bằng điện khi bên
trong nó không có dòng điện tích chuyển động.

 Điện trường ở vật dẫn. Ở mọi điểm bên trong vật dẫn cân bằng điện, cường độ
điện trường bằng không . Bởi vì, nếu cường độ điện trường tại một điểm nào đó
khác không, điện trường sẽ tác dụng lực lên điện tích tự do và gây ra dòng điện.

Tại mọi điểm trên mặt vật dẫn cân bằng điện, cường độ điện trường vuông góc với mặt
vật dẫn. Bởi vì, nếu vectơ cường độ điện trường không vuông góc với mặt vật dẫn, nó
sẽ có một thành phần hướng dọc theo mặt vật dẫn, nó sẽ có một thành phần hướng dọc
theo mặt vật gây ra lực làm di chuyển các điện tích tự do.

 Điện thế của vật dẫn. Vì tại mọi điểm bên trong vật dẫn cân bằng điện, cường độ
điện trường bằng không nên công của lực điện làm di chuyển một điện tích giữa hai
điểm bất kì trong vật dẫn đó bằng không. Điều đó có nghĩa là hiệu điện thế giữa hai
điểm bất kì trong vật dẫn đó bằng không và điện thế tại mọi điểm trong vật dẫn đó
bằng nhau. Ta nói rằng vật dẫn cân bằng điện là vật đẳng thể.

 Sự phân bố điện tích ở vật dẫn. Nếu vật dẫn cân bằng điện có mang điện tích thì
điện tích chỉ phân bố trên mặt ngoài của vật. Thật vậy nếu ở một điểm nào đó trong vật
có một điện tích thừa, nó sẽ gây ra điện trường, do đó gây ra sự di chuyển điện tích.

Tuy nhiên sự phân bố điện tích ở mặt ngoài vật dẫn là không đều: điện tích tập trung
nhiều ở những chỗ lồi nhất của vật. Do đó cường độ điện trường tại các điểm khác
nhau trên mặt vật dẫn cũng khác nhau: cường độ điện trường mạnh nhất ở những chỗ
lồi nhọn. Điều đó giải thích hiện tượng “rò điện” ở các mũi nhọn.
Những tính chất nêu ra ở trên đúng cho vật dẫn ở trạng thái cân bằng điện. Các tính
chất đó cũng đúng cho cả vật dẫn rỗng nếu trong phần rỗng không có điện tích.
b) Kết luận
Trang 10
Kỹ Thuật Điện
- Kết luận 1: Ở vật dẫn cân bằng tĩnh điện thì các hạt mang điện không phải không
chuyển động thành dòng, nhưng chỉ tồn tại chuyển động thành dòng
trong một khoảng thời gian rất ngắn.
- Kết luận 2: + Điện trường bên trong vật dẫn (cân bằng tĩnh điện) bằng không.
+ Vector cường độ điện trường tại mọi điểm nằm bên ngoài vật dẫn
vuông góc với mặt vật dẫn tại điểm đó.
- Kết luận 3: + Điện thế tại mọi điểm trên mặt ngoài vật dẫn có giá trị.
+ Điện thế tại mọi điểm bên trong vật dẫn phải bằng nhau.
- Kết luận : + Đối với vật rỗng: Điện tích phân bố trên mặt ngoài vật dẫn.
+ Đối với vật dẫn đặt, điện tích phân bố ở mặt ngoài vật dẫn.
+ Điện tích vật dẫn phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở những nơi
lồi và nhọn, ở những nơi lõm thì hầu như không có điện tích.
c) ứng dụng
- Hiện tượng “rò điện” được ứng dụng trong việc làm cột trống sét. Trong kĩ thuật
người ta tìm các biện pháp chống “rò điện” ở các máy móc và dụng cụ hoạt động ở
điện thế cao (các thanh kim loại được bịt ở đầu bằng quả cầu kim loại chẳng hạn).
- Tính chất của vật dẫn cân bằng điện được áp dụng để làm màn chắn tĩnh điện. Để bảo
vệ các dụng cụ đo lường hoặc máy móc chính xác khỏi chịu ảnh hưởng của điện
trường ngoài, người ta đặt chúng vào những hộp bằng kim loại gọi là màn chắn tĩnh
điện. Trong trường hợp thực tế màn chắn tĩnh điện chỉ cần là một cái lưới kim loại,
không cần phải kín.
4.2. Điện môi trong điện trường
Khác với vật dẫn, trong điện môi hầu như không có điện tích tự do. Mọi
êlectrôn đều liên kết chặt chẽ với nguyên tử. Tuy vậy, do điện môi được cấu tạo bởi
các hạt điện (êlectrôn và hạt nhân) nên nó cũng có những tính chất điện xác định. Một
biểu hiện rõ mà ta đã biết là: lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong điện môi
giảm đi lần so vối trong chân không. Đó là vì dưới tác dụng của điện trường do các
điện tích đó gây ra, trong điện môi có những bién đổi, làm xuất hiện một cường độ
điện ngược chiều làm giảm cường độ điện trường của các điện tích đó. Nếu xét một
khối điện môi đặt trong điện trường (điện trường giữa hai tấm kim loại tích điện trái
dấu chẳng hạn) ta thấy rằng nó vẫn chung hoà điện như ở hai mặt điện môi vuông góc
với phương cường độ điện trường có xuất hiện những điện tích trái dấu không thể tách
riêng ra gọi là điện tích liên kết. Hiện tượng đó gọi là sự phân cực điện môi.

Sự phân cực ở các loại điện môi khác nhau xảy ra khác nhau, do đó hằng số điện môi
cũng khác nhau.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP


1. Hãy nêu một số hiện tượng nhiễm điện thường thấy trong đời sống.

Trang 11
Kỹ Thuật Điện
2. Làm nhiễm điện một cái thước nhựa bằng cách cọ xát nó vào dạ hoặc vải
khô. Đặt nó gần các vật nhẹ: mẩu giấy nhỏ, mạt nhôm… hiện tượng xảy ra như thế
nào? Hiện tượng có gì khác nhau đối với mẩu giấy và mạt nhôm ?
3. Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
4. Định nghĩa vật dẫn điện, vật cách điện chất bán dẫn.
5. Phát biểu định luật Coulomb. Viết biểu thức của định luật và minh hoạ bằng
hình vẽ lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu và khác dấu.
6. Định nghĩa điện trường, cường độ điện trường.
7. Cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra được xác định như thế nào ?
8. Nêu định nghĩa đường sức điện trường và tính chất của nó.
9. Phát biểu công của lực điện trường.
10. Trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm có phụ thuộc vào cách chọn
gốc điện thế không?
( gợi ý : Chỉ có hiệu điện thế mới có giá trị xác định. Giống như thế năng tại
một điểm có giá trị tuỳ thuộc vào mốc đã chọn, giá trị điện thế tại mỗi điểm tuỳ thuộc
vào cách ta chọn mốc điện thế. Điện thế tại một điểm chính là hiệu điện thế giữa điểm
đó và điểm ta lấy làm mốc. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vào cách
chọn mốc điện thế).
11. Một điện tích điểm q = 10-7C đặt trong điện trường của điện tích điểm Q,
chịu tác dụng lực F = 3.10-3N. Tính cường độ điện trường E tại điểm đặt điên tích điểm
q và tìm độ lớn của điện tích Q, biết rằng hai điện tích đặt cách nhau r = 30 cm trong
chân không.
Đ.S:3.104 V/m ; 3.10-7C
12. Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm
cân bằng với nhau. Tình huống nào sẽ xảy ra ? Giải thích?

A. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam
giác đều.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

( Gợi ý: Đáp án A sai vì 3 đỉnh tam giác là 3 điện tích không cùng dấu
>>>luôn có 1 cặp đỉnh là 2 điện tích trái dấu>>hút nhau nên không thể có tam giác.
B sai vì 3 điện tích nằm cân bằng với nhau thì lực tĩnh điện sẽ làm quả cầu
giữa lệch khỏi đường thẳng.
C sai vì 3 điện tích cùng dấu thì luôn có tổng hợp lực của 2 điện tích lên điện
tích thứ không cân bằng và khác phương so với phương của các điện tích tác dụng với
nhau >>>> không có tam giác.
Trang 12
Kỹ Thuật Điện
D đúng vì 3 điện tích cùng dấu với nhau sẽ có các tổng hợp lực tĩnh điện làm
cân bằng hệ)
13. Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn
thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả
nào sau đây là đúng, khi so sánh các công và của lực điện?

A.

B.

C.

D. Cả ba trường hợp kia đều có thể


xảy ra.

(Gợi ý : Xét các trường hợp sau:


Nếu 3 điểm M,N,P thẳng hàng thì
Nếu Vecto cường độ điện trường nằm ngang .Giả sử NP cùng hướng vecto E ,
Vecto MN hợp với vecto E góc a thỏa mãn:
MN cosa=NP thì
Còn nếu Vecto MN hợp với vecto E góc a thỏa mãn MNcosa < NP thì

Vậy chọn D)
14. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm
M đến điểm N trong điện trường sẽ như thế nào?Giải thích?

A. tỉ lệ thuận với thời gian di


chuyển.

B. tỉ lệ thuận với chiều dài đường


đi MN.

C. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện


tích q.

D. các ý kia đều không đúng

( gợi ý: Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi di chuyển từ M đến
N là

Do đó A tỉ lệ thuận với độ lớn của q.Đáp án C đúng

Trang 13
Kỹ Thuật Điện
B sai vì d ở đây là độ dài hình chiếu của MN trên phương của điện trường ,
không phải là độ dài MN
A sai vì công A không phụ thuộc vào thời gian)
15. Có ba điện tích điểm, cùng độ lớn q đặt ở ba đỉnh một tam giác đều có cạnh
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm đặt của mỗi điện tích do hai điện tích kia
gây ra, trong trường hợp:
a. Ba điện tích cùng dấu.
b. Một điện tích trái dấu với hai
điện tích còn lại.
q q
3
Đ.S :9.10 a 9.10 a
92 ; 9 2

16. Hai điện tích đặt tại A, điện tích đặt tại B
mà AB = 20 mm đặt trong môi trường dầu hỏa có ε = 2,1. Xác định vectơ cường độ
điện trường tại M trung điểm của đoạn AB.

ĐS : , hướng về A.

( gợi ý : Gọi lần lượt là vecto điện trường tại M gây bởi A, B, ta có

Do nên , do đó

và tức hướng về phía A)


17. Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng
thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một eelectron ( ) ở trong điện
trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào ?

A. ; hướng thẳng đứng từ trên


xuống.

B. ; hướng thẳng đứng từ trên


xuống.

C. ; hướng thẳng đứng từ dưới


lên.

D. ; hướng thẳng đứng từ dưới


lên.

( gợi ý : suy ra F ngược chiều với E. Do đó F hướng thẳng đứng từ dưới


lên.
Độ lớn Chọn D)

Trang 14
Kỹ Thuật Điện
18. Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện
trường thì lực điện sinh công -6 J. Hỏi hiệu điện thế có giá trị nào sau đây?
Đs: UMN = 3V
19. Thế năng của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích
điểm là . Điện tích của êlectron là . Điện thế tại điểm
M bằng bao nhiêu ?
(Gợi ý : U = V (tại điểm M) => A = U.q = -e.V => V = 20)
20. Một điện trường đều có E = 1000V/m thả không vận tốc đầu sát bản âm một
electron. Hai bản mặt cách nhau 1,5 cm. Xác định vận tốc của electron khi vào sát bản
(+).
(gợi ý : Công do electron thực hiện khi đi từ bản âm sang bản dương A =
qEd= -1,6. .1000.0,15 = -2,4. (J) Lại có A = W -2,4. =-
với m electron = 9,1. .=> )
21. Dòng điện 5A chạy trong dây dẫn đặt trong từ trường có cảm ứng từ 10T.
Góc tạo bởi giữa chiều của dòng điện và chiều của từ trường bằng . Nếu từ trường
tác dụng lên dây dẫn một lực 20N, thì chiều dài của dây dẫn bằng bao nhiêu?
(gợi ý : Công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện trong từ trường đều
(hay có thể coi là đều)
Từ (1) ta có :

)
22. Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10cm trong không
khí. Dòng điện chạy trong hai dây ngược chiều và có độ lớn = 10A, = 20A. Tìm
cảm ứng từ tại O cách mỗi dây 5cm.
(Gợi ý : Do O cách đều 2 dây 1 khoảng là 5 cm nên O nằm giữa 2 dây.
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta có chiều cảm ứng từ do các dòng điện
gây ra được biểu diễn như trên hình vẽ

Cảm ứng từ do dòng điện gây ra

Cảm ứng từ do dòng điện gây ra

Cảm ứng từ tại O là ).


Trang 15
Kỹ Thuật Điện
23. Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10cm trong không
khí. Dòng điện chạy trong hai dây ngược chiều và có độ lớn = 10A, = 20A. Tìm
cảm ứng từ tại M cách mỗi dây 10cm.

ĐS : B0 = 3,5.10-6T
24. Hai điện tích điểm đều bằng +Q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích
được thay bằng –Q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách
giữa chúng bằng bao nhiêu?

(gợi ý : Ta có: ;

Trang 16
Kỹ Thuật Điện
2.2.2. Các phần tử cấu thành mạch điện
a) Các phần tử điện trở
Điện trở R đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng
sang dạng năng lượng khác như nhiệt năng, quang năng, cơ năng v…v.
Cho dòng điện i qua điện trở, nó gây ra điện áp rơi u R trên điện trở. Theo định luật
Ohm, quan hệ giữa dòng điện i và điện áp uR là:
uR =R.i hoặc i = G.uR (hình1.1)
1
Trong đó : G = gọi là điện dẫn.
R
Công suất điện trở tiêu thụ: p = uR.i = R.i2
Như vậy điện trở R đặc trưng cho quá trình tiêu tán trên điện trở.
Trong hệ SI, điện trở có đơn vị là Ω (Ohm), điện dẫn là S ( Simen).
Điện năng tiêu thụ trên điện trở R trong khoảng thời gian t:
t t

 p R dt =  Ri
2
A= dt R
0 0

i
Với I = const, ta có:
A = Ri UR
Hình 2.1 - Điện trở
b) Các phần tử điện cảm
Khi có dòng điện i chạy trong cuộn dây W vòng sẽ sinh ra từ thông móc vòng
với cuộn dây ψ = Wφ (hình 1.2)
Điện cảm của cuộc dây: L = ψ /i = Wφ./i
Đơn vị điện cảm là Henry (H).
Nếu dòng điện i biến thiên thì từ thông cũng biến thiên và theo định luật cảm
ứng điện từ trong cuộn dây xuất hiện sức điện động tự cảm:
eL = - dψ /dt = - L di/dt
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp:
UL = - eL = L di/dt

Hình 2.2
Công suất tức thời trên cuộn dây: pL= uL .i = Li di/dt
Năng lượng từ trường của cuộn dây:
t i (t )

W= 
0
p L dt =  Lidi
0
= 1/2Li2
Như vậy điện cảm L đặc trưng cho quá trình trao đổi và tích lũy năng lượng từ
trường của cuộn dây.
c)- Các phần tử điện dung

Trang 16
Kỹ Thuật Điện
Khi đặt điện áp uc hai đầu tụ điện (hình 1.3), sẽ có điện tích q tích lũy trên bản
tụ điện.:
q = C .uc
Nếu điện áp uc biến thiên sẽ có dòng điện dịch chuyển qua tụ điện:
i= dq/dt = C .duc /dt
t
1
2 0
idt
Ta có: uc = C

Hìnhuc2.3
Công suất tức thời của tụ điện: pc = uc .i =C .uc .duc /dt
Năng lượng điện trường của tụ điện:
t t
1
WC =  Pc dt =  C.u c du c = Cu 2
0 0
2
Vậy điện dung C đặc trưng cho hiện tượng tích lũy năng lượng điện trường
( phóng tích điện năng) trong tụ điện.
Đơn vị của điện dung là F (Fara) hoặc µF
d) – Các phần tử nguồn
 Nguồn điện áp
Nguồn điện áp đặc trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một điện áp trên hai
cực của nguồn.

Hình 2.4a Hình 2.4b


Nguồn điện áp còn được biểu diễn bằng một sức điện động e(t) (hình1.4b).
Chiều e (t) từ điểm điện thế thấp đến điểm điện thế cao. Chiều điện áp theo quy
ước từ điểm có điện thế cao đến điểm điện thế thấp:
u(t) = - e(t)
 Nguồn dòng điện
Nguồn dòng điện J (t) đặc trưng cho khả năng của nguồn điện tạo nên và duy trì
một dòng điện cung cấp cho mạch ngoài ( hình 1.4c)

Hình 2.4c
e) Phần tử thật
 Phần tử điện trở thật
Trong khoảng làm việc, phần tử điện trở thực có đặc tính khá gần với điện trở lý
tuởng.
- Hiện nay, các phần tử thực phổ biến được sản xuất chủ yếu dựa trên 3 công nghệ:
gốm nung, phân lớp và dây quấn.
Trang 17
Kỹ Thuật Điện
 Biểu diễn thông số làm việc
- Dựa trên các vạch màu có thể xác định được:
+ Giá trị danh định - điện trở r (Ω)
+ Dung sai / độ chính xác, phần lớn quyết định bởi công nghệ.
+ Công suất - nhiệt năng có thể giải phóng mà không hư điện trở => phụ thuộc
vào kích thước điện trở.
 phần tử điện cảm thật
Thường gồm 2 loại:
- Loại có lõi sắt từ
- loại không có lõi sắt
 phần tử tụ điện thật
- Gồm có các loại: tụ điện dây quấn (giấy, màng), tụ (xếp) lớp và tụ hoá (điện
phân).
Ngoài giá trị điện phân và dung sai cần chú ý đến U max, điện trở cách điện và
đáp ứng với tần số của tụ điện.
2.3.CÁC ĐỊNH LUẬT VÀ BIỂU THỨC CƠ BẢN TRONG TRONG MẠCH
ĐIỆN MỘT CHIỀU
2.3.1. Định luật Ohm
Nếu hai đầu vật dẫn có một hiệu điện thế thì có dòng điện chạy qua vật dẫn.
Cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế hở hai đầu của nó. Đối với mỗi
vật dẫn người ta phát hiện có một sự phụ thuộc hàm số xác định (gọi là đặc trưng vôn
– ampe) giữa và U : I = f(U) . Gioóc Ôm, người Đức, là người đầu tiên thiết lập được
bằng thực nghiệm mối liên hệ giữa và đối với các vật dẫn đồng chất bằng kim loại,
có dạng đơn giản:
(2-1)
Trong đó là một hệ số tỉ lệ và là một đại lượng không đổi đối với đoạn mạch
chứa vật dẫn đã cho ( gọi là độ dẫn điện). Làm thí nghiệm với dung dịch điện phân
(với cực dương tan) người ta cũng thu được kết quả tương tự. Đó là định luật Ôm cho
đoạn mạch, được phát biểu như sau:
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch đó.
Đại lượng nghịch đảo của đặc trưng cho vật dẫn về tính chất cản trở dòng
điện, được gọi là điện trở của vật dẫn:

Do đó công thức (2-1) của định luật Ôm được viết dưới dạng

(2-2)
Vậy: cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch đó và tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch.
Công thức (2-2) còn được viết dưới dạng (2-3). Tích số được gọi là độ
giảm điện thế trên điện trở . (Dòng điện chạy từ đầu có điện thế cao đến đầu có điện
thế thấp của điện trở). Công thức (2-2) chỉ áp dụng cho các vật dẫn đồng tính.

Trang 18
Kỹ Thuật Điện
R là điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và điện trở suất


R=
S
2.3.2. Công suất và điện năng trong mạch một chiều
 Công suất
Công suất được định nghĩa như là phần năng lượng được chuyển qua một bề
mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với mạch điện một chiều, công suất, năng lượng
mà mạch điện thực hiện chuyển đổi qua đường dây điện trong một đơn vị thời gian,
được tính bằng một trong các biểu thức sau đây:
A U2
P= = UI = RI 2 =
trong đó: t R

I - dòng điện trong mạch


U - điện áp rơi trên phụ tải với điện trở R
P – Công suất .
Công suất của nguồn: P = EI
U2
Công suất nguồn thu : P = UI = RI 2 =
R
Công suất nguồn phát : P = EI  I 2 r
Công suất tỏa nhiệt của nguồn P = rI2
 Điện năng
Điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học
thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó.
Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra
môi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng
cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví
dụ trên, quang năng (bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa)…
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người
hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối
đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ và tuân
thủ theo công thức sau:
A = P.t = U.I.cosφ.t
2.3.3. Định luật Joule – Lenz
- Định luật
Ta đã biết rằng vật dẫn nóng lên khi dòng điện chạy qua nó. Joule và Lenz đã
đồng thời, bằng thực nghiệm tìm ra công thức xác định nhiệt lượng Q toả ra trên vật
dẫn có điện trở R khi có dòng điện I đi qua nó trong thời gian t:
U2
Q = RI 2t = UIt = t
R

Trang 19
Kỹ Thuật Điện
Nhiệt lượng tỏa ra trên một đoạn dây dẫn khi có dòng điện không đổi chạy qua
tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua, với điện trở của đoạn mạch và với bình
phương cường độ dòng điện.
- Ứng dụng :
Sự toả nhiệt trong các vật dẫn điện có dòng điện chạy qua (gọi là hiệu ứng
Joule-Lenz) giữ một vai trò quan trọng trong kĩ thuật. Tất cả các dụng cụ dùng để đốt
nóng bằng điện đều dựa vào hiệu ứng Joule-Lenz: bếp điện, bàn là điện, lò sưởi điện,
hàn điện, đúc điện... Ðèn điện nóng sáng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất
của hiệu ứng. Tuy nhiên, hiệu ứng này cũng có mặt tác hại: đó là sự toả nhiệt làm hao
phí vô ích trong nguồn điện, trong các dây dẫn tải điện năng từ chỗ cung cấp đến nơi
tiêu thụ v.v...
2.3.4. Định luật Faraday
- Hiện tượng
Định luật cảm ứng Faraday dựa trên các thí nghiệm của Michael Faraday vào
năm 1831.Định luật cảm ứng Faraday (còn gọi là định luật Faraday-Lenz) cho biết
mối liên hệ giữa biến thiên từ thông trong diện tích mặt cắt của một vòng kín và điện
trường cảm ứng dọc theo vòng đó.
Định luật ban đầu được phát biểu là:
Một lực điện động được sinh ra bởi cảm ứng khi từ trường quanh vật dẫn điện
thay đổi
Độ lớn của lực điện động cảm ứng tỷ lệ thuận với độ thay đổi của từ thông qua
vòng mạch điện.
- Định luật

Thế điện động cảm ứng trong mạch kín bằng về trị số nhưng trái dấu với tốc độ
biến thiên của từ thông qua diện tích mạch, nếu trong mạch có N vòng kín thì khi đó:

* Định luật điện phân


Định luật Faraday
Những định luật điện phân cơ bản, chỉ ra rằng khối lượng m của chất bị phân li
tỉ lệ thuận với điện lượng q chuyển qua chất điện phân (định luật F thứ nhất) và với
đương lượng hóa học A (xt. Đương lượng hóa học) của chất (định luật F thứ 2). Định
A
luật F được biểu thị bằng phương trình: m = .q
F
trong đó, F là hằng số [nếu m tính bằng g; q tính bằng culông (C) thì F =
96.521,9 C];

Trang 20
Kỹ Thuật Điện
A
K= : là đương lượng điện hóa
F
2.3.5. Hiện tượng nhiệt điện
 Hiện tượng
- Trong các mạch điện mà chúng ta đã xét ở chương I : dòng điện không đổi thì các
dây nối có cùng bản chất, tức là chúng được làm cùng 1 chất liệu. Kho nối các dây này
với 1 bóng đèn và nối vào nguồn điện thì bóng đèn sẽ sáng , điều này chứng tỏ trong
mạch có dòng điện.
Bây giờ nếu chúng ta có 2 dây kim loại có bản chất khác nhau nối với nhau thành
mạch kín, không nối chúng với nguồn điện nhưng tạo sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2
dây thì trong mạch sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Để trả lời được câu hỏi đó chún ta sẽ tiến hành thí nghiệm :
+ Trước hết chúng ta phải có hai dây kim loại có bản chất khác nhau , nối chúng
thành mạch kín bằng hai mối hàn.
+ Sau đó chúng ta phải tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai dây bằng cách
nung nóng một mối hàn nào đó.
+ Tiếp theo chúng ta sẽ mắc ampe kế vào mạch đó. Quan sát hiện tượng rồi rút
ra nhận xét.
- Tiến hành thí nghiệm :
+ Sử dụng hai dây kim loại là đồng và constantan hàn hai đầu lại . Một đầu
được hơ nóng bằng ngọn lửa đèn cồn.

+ Kết quả ampe kế bị lệch. Điều này chứng tỏ trong mạch có dòng điện. Dòng
điện này gọi là dòng nhiệt điện.
- Kết luận :
Khi nối hai dây kim loại có bản chất khác nhau thành một mạch kín và taol ra
sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn thì trong mạch sẽ xuất hiện dòng nhiệt điện
 Định nghĩa
Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng tạo thành dòng điện trong mạch kín gồm
2 vật dẫn khác nhau khi giữ 2 mối hàn ở nhiệt độ khác nhau.
Trang 21
Kỹ Thuật Điện
 ứng dụng
Ứng dụng của hiện tượng điện nhiệt này là chế tạo cặp nhiệt điện. Ví dụ muốn
đo nhiệt độ của một lò nung gạch mà ta dùng một nhiệt kế thuỷ ngân thì nó không
tưởng như thế nào rồi. Còn đối với cặp nhiệt điện thì nó không bị nóng chảy với nhiệt
độ lò nung gạch vì nó là kim loại mà. Người ta chỉ cần dùng những nhiệt độ chuẩn để
nó hiện lên giá trị hiệu điện thế giữa 2 đầu mối hàn . Ví dụ khi nhiệt độ giữa 2 đầu mối
hàn chênh nhau 100độ C (một đầu mối hàn ở ngoài không khí, đầu kia cho vào trong
nơi cần đo nhiệt độ) thì hiệu điện thế giữa Cặp nhiệt điện Đồng-Côngxantan là 4mV,
còn Bixmut-Stibi là 11 mV….
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH MỘT CHIỀU
2.4.1. Phương pháp biến đổi điện trở
+ Các điện trở mắc nối tiếp (hình a) : R1 R2 R3 Rn

Rtd = R1+R2+R3+…+Rn Rtd


a)
+ Các điện trở mắc song song (hình b) :
1 1 1 1 1 R1 R2 Rn Rtd
= + + +...+
R td R1 R 2 R 3 Rn
b)

+ Biến đổi mạch sao thành mạch tam giác:

R1.R 2
R12 =R 1 +R 2 +
R3 1
1
R .R
R 23 =R 2 +R 3 + 2 3 R1
R1 R31 R12
R 3 .R 1 R3 R2
R 31 =R 3 +R 1 + 3 2
R2
3 2 R23

( Quy tắc nhớ : Điện trở của nhánh hình tam giác tương đương bằng tổng của
hai điện trở hình sao nối với nó cộng với tích của chúng chia cho điện trở thứ ba.)
+ Biến đổi mạch tam giác thành mạch sao:
R12 .R 31 1
R1 =
R12 +R 23 +R 31
R1
R 23 .R12 R31 R12
R2 =
R12 +R 23 +R 31 R3 R2
3 2
R 31.R 23
R3 = R23 3 2
R12 +R 23 +R 31

Trang 22
Kỹ Thuật Điện
( Quy tắc nhớ : Điện trở của nhánh hình sao tương đương bằng tích hai
điện trở tam giác kẹp nó chia cho tổng ba điện trở tam giác.)
2.4.2. Phương pháp xếp chồng dòng điện
- Nội dung phương pháp
Nguyên lý xếp chồng: Trong mạch điện tuyến tính nhiều nguồn, dòng điện qua
các nhánh bằng tổng đại số các dòng điện qua các nhánh do tác dụng riêng rẽ của từng
sức điện động ( lúc đó các sức điện động khác coi như bằng không ).
- Trình tự áp dụng :
+ Thiết lập sơ đồ điện chỉ có một nguồn tác động
+ Tính dòng điện và điện áp trong mạch chỉ có một nguồn tác động.
+ Thiết lập sơ đồ mạch điện cho các nguồn tiếp theo, lặp lại các bước 1 và 2 đối
với các nguồn tác động khác.
+ Xếp chồng ( cộng đại số) các kết quả tính dòng điện, điện áp của mỗi nhánh
do nguồn tác dụng riêng rẽ.
- Ví dụ minh họa
Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở và sức điện động đó cho trước
Hãy xác định các dòng diện đi vào các nhánh?

Bài giải:
Giả sử chiều dòng điện đi vào các nhánh như hình vẽ:

Thiết lập sơ đồ chỉ có một nguồn E1 tác động

Nhìn vào hình vẽ ta thấy ((R5//R4) nt R3)//R2 nt R1)


Áp dụng các phương pháp biến đổi tương đương ta sẽ tính ra được dòng điện
đi vào từng nhánh.
Sơ đồ chỉ có nguồn E2

Trang 23
Kỹ Thuật Điện

Nhìn vào hình vẽ ta thấy ((R1/R2 nt R3)//R4 nt R5)


Áp dụng các phương pháp biến đổi tương đương ta sẽ tính ra được dòng điện
đi vào từng nhánh
Dòng điện tổng hợp đi vào các nhánh:
I1 =I11 -I12
I 2 =I 21 +I 22
I3 =I31 -I32
I 4 =I 41 +I 42
I5 =I51 -I52
2.4.3. Các phương pháp ứng dụng định luật Kirhooff
2.4.3.1 Các khái niệm
a. Nhánh
Nhánh là bộ phận của mạch điện gồm các phần tử nối tiếp nhau trong đó có
cùng dòng điện chạy qua.
b. Nút
Nút là chỗ gặp nhau của các nhánh (từ 3 nhánh trở lên).
c. Mạch vòng
Mạch vòng là lối đi khép kín qua các nhánh.
2.4.3.2 Các định luật Kirhooff
- Định luật kiếchốp 1
Định luật Kiếchốp 1 phát biểu cho một nút.
Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng không I nut =0

Trong đó quy ước các dòng điện đi vào một nút mang dấu dương thì các dòng
điện đi ra khỏi nút mang dấu âm và ngược lại.
Theo hình vẽ thì : I1+(-I2)+(-I3)=0

Trang 24
Kỹ Thuật Điện

- Định luật kiếchốp 2


Định luật Kiếchốp phát biểu cho mạch vòng kín :
- Đi theo một vòng kín, theo một chiều tùy ý tổng đại số các điện áp rơi
trên các điện trở bằng tổng đại số các sức điên động trong vòng
* Qui ước: Trong đó những sức điện động và dòng điện có chiều trùng với
chiều đi vòng sẽ lấy dấu dương ngược lại mang dấu âm.

E1
I1

R1 R2

I2

E2
R3 I3

E2

Ở hình vẽ trên thì : R1I1-R2I2 -R3I3=E1-E2-E3


Ví dụ áp dụng:
Ví dụ 1:
+ Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở và sức điện động đã cho trước
+ Hãy xác định các dòng diện đi vào các nhánh?

Giải:
Mạch điện có n = 2 nút; m = 3 nhánh;
Giả sử dòng điện đi vào các nhánh có chiều như hình vẽ:

Trang 25
Kỹ Thuật Điện

Áp dụng định luật K1 cho nút A:


I1 -I 2 -I3 =0
Áp dụng định luật K2 :
E1 = R1.I1 +R 2 .I2 +R 6 .I1
-E 2 = - R 2 .I 2 +R 3 .I3
Giải hệ phương trình 3 phương trình 3 ẩn ta có giá trị các dòng điện
Ví dụ 2:
Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở và sức điện động đã cho trước
Hãy xác định các dòng điện đi vào các nhánh?

Giải:
Giả sử dòng điện đi vào các nhánh có chiều như hình vẽ:

Áp dụng định luật K1 cho nút A:


I1 -I 2 -I3 =0
Áp dụng định luật K1 cho nút B:
I3 -I 4 -I5 =0

Áp dụng định luật K2 :

Trang 26
Kỹ Thuật Điện
E1 = R1.I1 +R 2 .I 2 +R 6 .I1
0 = - R 2 .I 2 +R 3 .I3 +R 4 .I 4
-E 2 = - R 4 .I 4 +R 5 .I 5
Giải hệ phương trình 5 phương trình 5 ẩn ta có giá trị các dòng điện.
Ví dụ 3: Áp dụng phương pháp dòng điện nhánh, tính dòng điện trong các
nhánh của mạch điện hình 2.1

Hình 2.1
Lời giải:
Bước 1: Mạch điện có 2 nút A và B, số nút n = 2;
Mạch có 3 nhánh 1, 2, 3, số nhánh m = 3.
Bước 2 : Vẽ chiều dòng điện qua các nhánh I1, I2, I3 như hình…
Bước 3 : Số nút cần viết phương trình Kirchooff 1 là n-1 = 2-1 =1. Chọn nút A.
Phương trình Kirchooff 1 cho nút A là:
I1 – I2 – I3 = 0
Bước 4 : Chọn (m – n + 1) = 3 – 2 +1 = 2 mạch vòng.
Chọn 2 mạch vòng độc lập a,b như hình vẽ, Viết phương trình Kirchooff 2 cho
mạch vòng a và b.
Phương trình Kirchooff 2 cho mạch vòng a:
47I1 = 22I2 = 10
Mạch vòng b:
22I2 + 68I3 = 5
Bước 5 : Giải hệ 3 phương trình ta có dòng điện các nhánh
I1 = 138mA
I2 = 160mA
I3 = 22 mA
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1. Nguồn điện là gì ? Tải là gì ? Hãy cho ví dụ về nguồn và tải.
2. Trình bày cấu trúc mạch điện ?

Trang 27
Kỹ Thuật Điện
3. Trình bày các đại lượng điện cơ bản ?
4. Nêu và định nghĩa các phần tử cơ bản của mạch điện ?
5. Phát biểu định luật Ôm ?
6. Phát biểu định luật Jun-Lentz ?
7. Phát biểu định luật Kirchhoff ?
8. Trình bày các bước giải mạch điện bằng phương pháp biến đổi điện trở?
9. Trình bày các bước giải mạch điện bằng phương pháp xếp chồng ?
10. Một tải có điện trở R = 19 đấu vào nguồn điện một chiều có E = 100V,
đện trở trong Rtr = 1.Tính dòng điện I, điện áp U và công suất P của tải.
Đáp số : I = 5A ; U = 95V ; P = 475W
11. Cho một nguồn điện một chiều có sức điện động E = 50V, điện trở trong
Rtr = 0,1.Nguồn điện cung cấp cho tải có điện trở R.Biết công suất tổn hao
trong nguồn điện là 10W. Tính dòng điện I, điện áp U giữa 2 cực của nguồn điện, điện
trở R và công suất P tải tiêu thụ.
Đáp số : I = 10A ; U = 49V ; R = 4,9 ; P = 490W.
12. Để có điện trở (tương đương) 150, người ta đấu song song hai điện trở
R1 = 330 và R2.Tính giá trị điện trở R2.
Đáp số : R2 = 275.
13. Hai điện trở R1 = 100 và R2 = 47 đấu song song, biết dòng điện ở mạch
chính I = 100mA. Tính dòng điện qua các điện trở R1, R2.
Đáp số : I1 = 32mA ; I2 = 68mA
14. Dùng phép biến đổi tương đương, tính dòng điện trong các nhánh trên hình
vẽ .Tính công suất nguồn và công suất trên các điện trở. Cho U = 80V ; R = 1,25 ;R1
= 6 ; R2 = 10.
Đáp số : I1 = 10A ; I2 = 6A ;I = 16A ;P = 1280W ; P R = 320 W;PR1 = 600W;
PR2 =360W

I R

I1 I2
U
R1 R2

15. Cho mạch điện như hình vẽ dưới.Với E 1 = 200V ; E2 = 170V ; R1 = 2 ;R2
=7 ; R3 = 20 ; R4 = 3. Hãy giải mạch điện dưới bằng phương pháp xếp chồng
dòng điện.

Trang 28
Kỹ Thuật Điện

I1 R1 R2
I2

I3

E1 E2
R3
R4

16. Tìm điện trở tương đương của các mạch điện hình 2.2 sau đây:

30 30 10

50 50
4 6
50 50
12

a) 30 b) 30 c)
5
10 10
4
7

4
12 10
10
4
d) e)
3
Hình 2.2
(Hướng dẫn giải: Lần lượt vẽ lại các mạch điện đề bài cho như hình 2.3 sau đây:
( 30)( 50) ( 30)( 50)
- Mạch a được vẽ lại cho ta tính dễ dàng: RTĐ = + = 37,5 
30  50 30  50
(50  30)( 30  50)
- Mạch b được vẽ lại cho ta tính dễ dàng: RTĐ = = 40 
50  30  30  50

(10  6)( 4)
- Mạch c được vẽ lại cho ta tính dễ dàng: RTĐ = + 12 = 15,2 
10  6  4
- Xét mạch d, gọi I là dòng chạy quẩn trong vòng chứa 3 điện trở 4 , định luật K2
cho ta:
I(4 + 4 + 4) = 0  I = 0
Do đó mạch d có thể được vẽ lại như d’, và như vậy: RTĐ = 5 + 7 + 12 + 3 = 27 
10(10  10)
- Mạch e, ta thấy ngay mạch có RTĐ = 10 + = 16,67 )
10  10  10
Trang 29
Kỹ Thuật Điện

30 50 50 30

30 50
50 30
a) b)
10 6
5 5
4 4
7 7
4
I
Hình 2.3 12 12 12
4
3 3 d’)
c) d)
17 . Tính R trong mạch điện hình 2.4.
4 I 4

6A I1 I2

50V R 9 E U R 9

Hình2.4 Hình 2.5


(Hướng dẫn giải: Mạch điện đã cho được vẽ lại như hình 2.5, ta có:
9R 36  13R
Điện trở toàn mạch: RTM = 4 + =
9R 9R
50
E 450  50R
Dòng trong mạch chính: I = R = 36  13R = (1)
TM 36  13R
9R
50  6R 25  3R
Biết: U = E – 4I = 50 – 4I = I1.R = 6R  I = = (2)
4 2
450  50R 25  3R
(1) & (2) cho ta: =
36  13R 2
 900 + 100R = 900 – 108R + 325R – 39R2  39R2 – 117R = 0
117
Hay: R(39R – 117) = 0  R = 0 (loại vì I1  ) và R = = 3 )
39
18. Tính các điện áp U1, U2, U3, U4 và sđđ E trong mạch điện hình 2.6,
biết điện áp hai đầu điện trở 2  là 8V.
Hướng dẫn giải: Mạch điện đã cho được vẽ lại như hình 2.7, ta có:
8
I2 = = 4 A  U3. = I2(3) = 4(3) =12 V ;. U4 = I2(4) = 4(4) = 16 V
2

Trang 30
Kỹ Thuật Điện
U2 36
 U2 = U3 + 8 + U4 = 12 + 8 + 16 = 36 V  I1 = = = 2A
18 18

 I = I1 + I2 = 2 + 4 = 6 A  U1 = I(4) = 6(4) = 24 V
 E = U1 + U2 = 24 + 36 = 60 V
4 3 I 4 I2 3

U1 U3 U1 U3
I1
2 8V 2 8V
E U2 18 E U2 18
4 U4 4 U4

Hình2.6 Hình 2.7


19. Tìm I1 và I2 trong mạch điện hình 2.8.

32 4 Hình
I1
2.9
6 R6//12
I1 4
E 15 R6//30 R32NT40
12
50V 15 6 40 2
2 30
I2 R
I1 4
I2 2
Hình
2.10
E 15
Hình 2.8
2 I2
(Hướng dẫn giải
Mạch điện đã cho được vẽ lại như hình 2.9, trong đó:
6(12) 6( 30)
R6//12 = = 4  ; R6//30 = =5;
6  12 6  30
R32 nối tiếp 40 = 32 + 40 = 72 
Mạch điện hình 2.9 được vẽ lại như hình 2.10, trong đó:
(4  5).72
R2 = (R6//12 + R6//30)//( R32 nối tiếp 40) = =8
4  5  72
15( 2  8)
Điện trở toàn mạch: RTM = R4 + R15 //(R2 + R2) = 4 + = 10 
15  2  8
E 50
Dòng trong mạch chính: I1 = R = = 5A
TM 10
15 15
Dòng trong nhánh 2: I2 = - (I1)( 15  2  R ) = - (5)( ) = - 3 A)
2 15  2  8

Trang 31
Kỹ Thuật Điện
20. Dùng phép biến đổi -Y tính dòng I trong mạch điện hình 2.11 trong hai
trường hợp: (a) Rab = Rbc = Rca = 3  ; (b) Rab = Rca = 30  và Rbc = 40 .
Hướng dẫn giải: Thay 3 điện trở Rab, Rbc, Rca đấu  bằng 3 điện trở Ra, Rb, Rc
đấu Y tương đương, mạch điện đã cho được vẽ lại như hình 2.12, trong đó:
3
- Trường hợp a: Ra = Rb = Rc = =1
3
(1  2)(1  5)
 Điện trở toàn mạch: RTM = Rc + (Rb + 2)//(Ra + 5) = 1 + =3
1 21 5
E 57
 Dòng cần tìm: I = R = = 19 A
TM 3
R ab R ca 30( 30)
Trường hợp b: Ra = = =9
R ab  R bc  R ca 30  40  30
R bc R ab 40( 30) R ca R bc 30(40)
Rb = = = 12  ; Rc = = =
R ab  R bc  R ca 30  40  30 R ab  R bc  R ca 30  40  30
12 
(12  2)(9  5)
 Điện trở toàn mạch: RTM = Rc + (Rb + 2)//(Ra + 5) = 12 + = 19 
12  2  9  5
E 57
 Dòng cần tìm: I = R = = 3A
TM 19

b Rab a b R a
b
Ra
Rbc I1 I2
c Rca Rc
2 5 2 5
c
I I
57V
E

Hình 2.11 Hình 2.12


21. Tìm dòng I trong mạch điện hình 2.13.
10 I  I 2
10 2 2

I I1 II

30 V 5
30 V 5 20 V 20 V
I

Hình 2.13 Hình 2.14

Trang 32
Kỹ Thuật Điện
(Hướng dẫn giải: Chọn chiều các dòng điện và chiều dương mắt I và vòng II như
hình 2.14.
Định luật K1 tại nút 1: I – I1 + I2 = 0 (1)
Định luật K2 cho mắt I: 10I + 5I1 = 30 hay 2I + I1 = 6 (2)
Định luật K2 cho vòng II: 10I – 2I2 = 30 - 20 hay 5I – I2 = 5 (3)
Giải hệ phương trình (1), (2), (3): (2)  I1 = 6 – 2I và (3)  I2 = 5I – 5
11
Thay vào (1): I – 6 + 2I + 5I – 5 = 0 hay 8I – 11 = 0  I = = 1,375 A
8
22. Tìm dòng I trong mạch điện hình 2.15.
Hướng dẫn giải: Chọn chiều các dòng điện và chiều dương vòng I và mắt II như
hình 2.16.
Định luật K1 tại nút 1: I1 + I2 - I = 0 (1)
Định luật K2 cho vòng I: 10I1 + 35I = 100 hay 2I1 + 7I = 20 (2)
Định luật K2 cho mắt II: 20I2 + 35I = 100 hay 4I2 + 7I = 20 (3)
20  7I 20  7I
Giải hệ phương trình (1), (2), (3): (2)  I1 = và (3)  I2 =
2 4
20  7I 20  7I 60
Thay vào (1): + -I=0I= = 2,4 A
2 4 25

10 I 10 I  I
1

20 20 I
100V 100V I2
35 35
100V 100V II

Hình 2.15  2.16


Hình

23. Tìm dòng I trong mạch điện hình 2.17.


40 40 
I2
I1 10
10 20 20
I II
60V I 60V I
30V 30V 30V 30V


Hình 2.17 Hình 2.18

Trang 33
Kỹ Thuật Điện
(Hướng dẫn giải: Chọn chiều các dòng điện và chiều dương 2 mắt I và II như hình
2.18.
Định luật K1 tại nút 1: - I1 - I2 - I = 0 (1). Định luật K2 cho mắt I: 40I 1 - 10I = 60 + 30 =
90
hay 4I1 - I = 9 (2). Định luật K2 cho mắt II: - 10I + 20I 2 = 30 + 30 = 60 hay - I + 2I 2 = 6
(3)
9I 6I
Giải hệ phương trình (1), (2), (3): (2)  I1 = và (3)  I2 =
4 2
9I 6I 21
Thay vào (1): - ( )–( )-I=0I=- = - 3 A)
4 2 7
24. Tìm dòng điện trong các nhánh của mạch điện hình 2.19.
10 I2 10  I
2
I1 I1 20
I
20 40 II 40
0,4V 0,4V
Hình I3 1V Hình I3 1V
2.19 0,03A 2.20 0,03A
2A 2A

Hình Hình
2.21 4 1 2.22 I 4 b I 1
a 2 3 c
I1 I4
I 3
38V 5A 3 38V 5A

d
(Hướng dẫn giải:
Mạch điện đã cho được vẽ lại như hình 2.20. Định luật K1 tại nút 1: I 1 – 0,03 + I2
– I3 = 0
Hay: I1 + I2 – I3 = 0,03 (1). Định luật K2 cho vòng I: 10I1 + 20I3 = 0,4 (2)
Định luật K2 cho mắt II: 40I2 + 20I3 = 1 (3)
0,4  20I 3
Giải hệ phương trình (1), (2), (3): (2)  I1 = = 0,04 – 2I3
10
1  20I 3
Và (3)  I2 = = 0,025 – 0,5I3. Thay vào (1): 0,04–2I3+0,02–0,5I3-
40
I3=0,03
 0,035
 I3 =  3,5 = 0,01 A  I1= 0,04 - 2(0,01) = 0,02 A. Và: I2 = 0,025 –
0,5(0,01) = 0,02 A)
25. Tìm dòng và áp trên các phần tử của mạch điện hình 2.21, và nghiệm lại sự
cân bằng công suất trong mạch (Tổng công suất phát phải bằng tổng công suất thu).
(Hướng dẫn giải: Chọn chiều các dòng điện và chiều dương vòng I như hình 2.22.

Trang 34
Kỹ Thuật Điện
Định luật K1 tại nút a: I1 – I2 + 2 = 0 (1). Định luật K1 tại nút b: I2 + 5 – I3 = 0
(2)
Định luật K1 tại nút c: - 2 + I3 – I4 = 0 (3). Định luật K2 cho vòng I: 4I 2 + I3 + 3I4
= 38 (4)
Giải hệ 4 phương trình (1), (2), (3), (4): (2)  I2 = I3 – 5 ; (3)  I4 = I3 – 2
64
Thay vào (4): 4(I3 – 5) + I3 + 3(I3 – 2) = 38  I3 = =8A
8
Và: I2 = 8 – 5 = 3 A và I4 = 8 – 2 = 6 A. (1)  I1 = I2 – 2 = 3 – 2 = 1 A
Công suất điện trở 4 tiêu thụ: I22(4) = (9)2.4 = 36 W
Công suất điện trở 1 tiêu thụ: I32(1) = (8)2.1 = 64 W
Công suất điện trở 3 tiêu thụ: I42(3) = (6)2.3 = 108 W
Công suất nguồn áp 38V phát ra: 38(I1) = 38(1) = 38 W
Công suất nguồn dòng 2A phát ra:
Uac(2) = (Uab + Ubc)(2) = (I2.4 + I3.1)(2) = (3.4 + 8.1)(2) = 40 W
Công suất nguồn dòng 5A phát ra:
Ubd(5) = (Ubc + Ucd)(5) = (I3.1 + I4.3)(5) = (8.1 + 6.3)(5) = 130 W
Nghiệm lại: Tổng CS phát ra là (38 + 40 + 130) = 208 W
Tổng CS tiêu thụ là (36 + 64 + 108) = 208 W)

Trang 35
Kỹ Thuật Điện

Trong bài từ trường ta đã nói đến nguồn gốc của từ trường là các hạt mang điện
chuyển động. Do đó mọi dòng điện đều gây ra từ trường trong khoảng không gian
xung quanh nó. Thí nghiệm cho biết từ trường của một dòng điện phụ thuộc vào dạng
của mạch mang dòng điện.
Đối với một mạch điện nhất định cảm ứng từ tại một điểm phụ thuộc vào hai
yếu tố:
- Cường độ dòng điện trong mạch. Cảm ứng từ tại một điểm nhất định sẽ càng
lớn nếu cường độ dòng điện trong mạch càng lớn.
- Môi trường xung quanh dòng điện. Giả sử kí hiệu cảm ứng từ của từ trường gây ra
bởi dòng điện đặt trong chân không tại một điểm M nào đó là B0. Nếu xung quanh
dòng điện có một môi trường đồng chất chiếm đầy khoảng không gian thì thực nghiệm
cho biết lúc đó cảm ứng từ tại M có giá trị là

trong đó là một hệ số, nói chung . Người ta gọi là độ từ thẩm của môi
trường.
Thực nghiệm cho biết độ từ thẩm của không khí rất gần 1, nghĩa là . Vì
vậy ta coi cảm ứng từ trong không khí và trong chân không là giống nhau.
3.2.1. Từ trường của dây dẫn thẳng
Một dây dẫn thẳng, dài xuyên qua và vuông góc với một tấm bìa đã rắc sẵn các
mạt sắt và cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Gõ nhẹ vào tấm bìa ta được từ phổ. Nhìn
vào từ phổ đó ta có thể thấy các đường sức từ là những đường tròn đồng tâm, tâm của
những đường tròn này là giao điểm của dây dẫn và miếng bìa ( hình 3.4a).

Hình 3.4a
Dùng nam châm thử và quy ước chiều của đường cảm ứng từ như đã nói trong
mục trên, ta đã xác định được chiều của đường cảm ứng từ như đã chỉ rõ trên hình
3.4b. Nếu đổi chiều dòng điện trong dây dẫn thì ta thấy chiều của đường cảm ứng từ
cũng đổi ngược lại.

Trang 38
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.4b
Từ hình 3.4b ta nhận thấy chiều của dòng điện và chiều đường cảm ứng từ liên
hệ với nhau theo quy tắc sau đây, gọi là quy tắc cái đinh ốc 1: đặt cái đinh ốc dọc theo
dây dẫn và quay cái đinh ốc sao cho nó tiến theo chiều
dòng điện, khi đó chiều quay của cái đinh ốc là chiều của
các đường cảm ứng từ.

Người ta đã chứng minh rằng cảm ứng từ của một


dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đặt trong không
khí được tính bằng công thức

(*)
trong đó I là cường độ dòng điện trong dây dẫn, r là
khoảng cách từ điểm cần tính cảm ứng từ đến dây dẫn.
Trong thực tế khi điểm cần tính cảm ứng từ ở cách xa hai đầu dây, nhưng
khoảng cách từ điểm đó đến dây rất nhỏ so với chiều dài của dây thì dây dẫn được coi
là dài và có thể áp dụng công thức (*).
3.2.2. Từ trường của vòng dây và từ trường trong ống dây
a) Từ trường của vòng dây
Uốn một dây dẫn thành một vòng tròn và xuyên qua một tấm bìa. Tấm bìa đặt
nằm ngang qua tâm O của vòng dây và cắt dây dẫn tại hai điểm A,B. Vòng dây nằm
trong mặt phẳng thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua khung dây đó, dùng phương
pháp rắc mạt sắt ta thu được từ phổ .Nhìn vào từ phổ ta có thể thấy các đường cảm ứng
từ đều là những đường cong. Càng gần tâm O độ cong của các đường cảm ứng từ càng
giảm. Đường cảm ứng từ qua tâm O là đường thẳng đứng (3.5).

Trang 39
Kỹ Thuật Điện

a) b)
Hình 3.5
Dùng nam châm thử ta xác định được chiều của các đường cảm ứng từ như trên hình
3.5a. Khi dòng điện trong khung có chiều như hình 3.5b thì ta thấy trong phần mặt
phẳng giới hạn bởi khung dây các đường cảm ứng từ hướng từ phía trước ta phía sau
mặt phẳng của khung dây. Đổi chiều dòng điện
trong khung thì chiều của các đường cảm ứng
từ cũng đổi ngược lại.
Chiều của các đường cảm ứng từ và
chiều của dòng điện trong khung liên hệ với
nhau theo quy tắc sau đây, gọi là quy tắc cái
đinh ốc 2: Đặt cái đinh ốc dọc theo chiều
vuông góc với mặt phẳng khung dây và quay
theo chiều dòng điện trong khung, khi đó
chiều tiến của cái đinh ốc là chiều của các
đường cảm ứng từ xuyên qua phần mặt
phẳng giới hạn bởi khung dây.
Nếu nhìn phần mặt phẳng giới hạn bởi
khung dây từ một phía xác định nào đó ta thấy
ở một phía các đường cảm ứng từ đều đi vào và
ở phía kia các đường cảm ứng từ đều đi ra.
Trong bài đường cảm ứng từ, ta đã nói đối với
một nam châm, các đường cảm ứng từ đi ra từ
cực bắc và đi vào ở cực nam. Vì vậy ở đây
người ta gọi phía mà các đường cảm ứng từ đi ra là mặt bắc (cũng kí hiệu là chữ N)
còn phía các đường cảm ứng từ đi vào là mặt nam (kí hiệu là chữ S) của khung dây.
Từ hình (3.5) ta thấy nếu đứng ở một phía nhìn vào khung dây mà thấy chiều
dòng điện trong khung trùng với chiều quay của kim đồng hồ thì phí đó là mặt nam
của khung dây.
Người ta đã chừng minh rằng dòng điện chạy qua khung dây tròn chỉ có một
vòng dây đặt trong không khí thì cảm ứng từ tại tâm của khung dây, trong hệ đơn vị
SI, được tính bằng công thức
I
B = 2.10 7
r
trong đó là cường độ dòng điện trong khung, r là bán kính của khung.
Trang 40
Kỹ Thuật Điện
b) Từ trường dòng điện trong ống dây
Xét một ống dây hình trụ có chiều dài lớn hơn đường kính của ống rất nhiều.
Các vòng dây của ống được quấn gần nhau để có thể coi mỗi vòng dây đó là một vòng
dây phẳng. ống dây như thế được gọi là ống dây dài.
Dùng cách rắc mạt sắt ta thu được từ phổ . Ta nhận thấy phần từ phổ bên ngoài
ống dây rất giống phần từ phổ bên ngoài một nam châm thẳng. Vì vậy trong nhiều
trường hợp ta có thể dùng một ống dây mang dòng điện thay cho một nam châm thẳng.

Hình 3.6
Còn về chiều của các đường cảm ứng từ ta có thể xác định như sau. Một ống
dây là gồm nhiều vòng dây nối tiếp với nhau. Dòng điện trong các vòng dây đó đều có
chiều giống nhau vì vậy có thể áp dụng quy tắc cái đinh ốc 2 đối với vòng dây mang
dòng điện nói ở trên để xác định chiều những đường cảm ứng từ xuyên qua vòng. Nếu
dòng điện trong ống dây có chiều như hình 3.6 thì quy tắc cái đinh ốc 2 cho biết các
đường cảm ứng từ trong ống dây có chiều từ trái sang phải . Điều đó có nghĩa là các
đường cảm ứng từ đi vào ở một đầu (ta gọi là cực nam) và đi ra từ đầu kia (ta gọi là
cực bắc) của ống dây.
Dựa vào từ phổ thu được ta có thể phán đoán rằng bên trong ống dây (và xa hai
đầu ống dây) các đường cảm ứng từ là những đường thẳng song song cách đều. Điều
đó có nghĩa rằng từ trường trong ống dây là từ trường đều.

Người ta đã chứng minh rằng nếu ống dây dài đặt trong không khí thì cảm ứng
từ của từ trường bên trong ống dây được xác định bằng công thức (trong hệ SI).

Trang 41
Kỹ Thuật Điện
trong đó là cường độ dòng điện chạy trong mỗi dây dẫn (sau này ta sẽ nói gọn
là cường độ dòng điện trong ống dây), n là số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của
ống.
3.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA TỪ TRƯỜNG
3.3.1. Sức từ động
Sức từ động là đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo ra từ thông trong mạch từ
của cuộn dây dòng điện. Khái niệm này được sử dụng khi tính toán mạch từ. Việc tính
toán mạch từ sẽ tương tự như tính mạch điện, nếu ta coi vai trò của sức từ động như
sức điện động, từ thông như dòng điện và từ trở như điện trở, vd. đối với máy biến áp
hai dây quấn, sức từ động dây quấn sơ cấp là W 1I1, sức từ động dây quấn thứ cấp là
W2I2 (trong đó W1,W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp). sức từ động đo bằng
ampe hoặc ampe vòng.
Sức từ động là nguyên nhân vật lý sinh ra từ thông, tức là các đường sức từ phát
ra từ một chất từ tính. Nói cách khác nó là một trường từ tính (đo bằng Tesla) mà nếu
đi qua một mặt cắt có diện tích S (đo bằng met vuông) thì sẽ sinh ra một từ thông
 = B.S (đơn vị Webers). Nó cũng tương tự như sức điện động hoặc điện áp đối với
điện. Sức từ động mô tả cuộn dây theo cách mà người ta có thể đo được hoặc tính
được lực từ thực tế mà cuộn dây có thể sinh ra.
Đơn vị của sức từ động là ampe-vòng (At), được tạo ra bởi một dòng điện một
chiều có giá trị 1 Ampere chạy qua một vòng dây dẫn kín. Đơn vị Gilbert (Gi) được
định nghĩa vởi IEC năm 1930 là đơn vị CGS của sức từ động. Đơn vị Gilbert được
định nghĩa theo một cách khác và nó có giá trị nhỏ hơn so với đơn vị Ampere-turn.
Đơn vị này được đặt theo tên nhà Vật lý và triết học tự nhiên người Anh William
Gilbert (1544–1603).
10
1Gi = ( At )  0,795773( At )
4
- Sức từ động trong máy phát điện:

Một cái nam châm quay thì sinh ra một từ trường quay. Với sự có mặt của cuộn dây
máy phát, năng lượng quay của nam châm chuyển thành năng lượng điện trong cuộn
dây. Điện áp trong cuộn dây sinh ra tỉ lệ với số vòng dây trong khi dòng điện trong
cuộn dây sinh ra tỉ lệ nghịch với điện trở của nó (nói tổng quát hơn thì là trở kháng, đo
bằng Ohm). Do đó năng lượng sinh ra trong cuộn dây đối với việc biến thiên từ trường
bên ngoài tỉ lệ thuận với số vòng dây và cường độ dòng điện bên trong cuộn dây. Điều
này cũng có thể được xem xét với khái niệm tỉ số của công suất chia cho tốc độ quay,
thương số chính là moment của máy điện.
3.3.2. Cường độ từ trường
Cường độ từ trường là đại lượng đặc trưng về phương diện lực của từ trường
trong chân không (hoặc trong các chất từ yếu), được xác định bằng tỉ số giữa giá trị
lớn nhất của mômen quay, tác dụng lên khung có dòng điện chạy qua và đặt trong từ
trường đều, với mômen từ của dòng điện trong khung. Kí hiệu H. Trong hệ SI, đơn vị
của cường độ từ trường là A/m.

Cường độ từ trường là đại lượng véctơ, thường được ký hiệu bằng chữ H, cùng
phương với B trong chân không:
Trang 42
Kỹ Thuật Điện
H = B/μ0 (trong hệ đo lường SI)

Trong môi trường vật chất có độ từ hóa M, véc tơ H được xây dựng để đóng vai trò
tương tự như cường độ điện trường E của điện trường trong các phương trình
Maxwell, thông qua mối liên liên hệ với cảm ứng từ, B, và độ từ hóa, M, qua hệ thức
sau:

B = μ0(H + M) (trong hệ đo lường SI)


B = H + 4πM (trong hệ đo lường CGS)

Với mối liên hệ này, H cũng thỏa mãn các phương trình Maxwell tương tự như với E
trong điện trường.

Như vậy, trong chân không, M = 0, nên mối liên hệ rút gọn thành biểu thức đã nêu ở
trên:

B = μ0H (trong hệ đo lường SI)

Trong các chất thuận từ và nghịch từ, M = χH, với χ là độ cảm từ, do đó hệ thức trở
thành:

B = μ0(1+χ)H = μ0μrH = μH (trong hệ đo lường SI)

Đơn vị đo của cường độ từ trường trong SI là A/m, và trong hệ đo lường CGS là


Oersted.

3.3.3. Cường độ từ cảm


Cùng một nguồn từ trường sinh ra nhưng đặt trong môi trường khác nhau thì
mức độ tương tác lực điện từ cũng mạnh yếu khác nhau. Đại lượng đặc trưng cho từ
trường về phương diện tác dụng lực là cường độ từ cảm.
Cường độ từ cảm là một đại lượng véc tơ, véc tơ từ cảm cùng phương chiều với véc tơ
cường độ từ trường. Trị số cường độ từ cảm bằng trị số lực điện từ tác dụng lên dây
dẫn dài một đơn vị, mang dòng điện một đơn vị đặt vuông góc với đường sức từ tại
F
điểm đó. B =
I .l
- Trong hệ SI:
F: lực điện từ tính bằng đơn vị Niutơn
I: cường độ dòng điện tính bằng Ampe
L: chiều dài dây dẫn tình bằng mét
B: Cường độ từ cảm tính bằng Tesla, ký hiệu là T
Ngoài đơn vị là Tesla người ta còn dung đơn vị Gauser(1 gao-xơ = 10-4 Tesla).
1N 1J V.S
1T = = 2
= 2
1A.1m 1A.1m m
Ý nghĩa của tesla như sau: Một điểm của từ trường có cường độ từ cảm 1 Tesla nghĩa
là nếu đặt tại điểm đó một dây dẫn dài 1m, có dòng điện 1A thì lực từ tác dụng lên dây
dẫn là 1Niutơn.

Trang 43
Kỹ Thuật Điện
3.3.4. Hệ số từ thẩm
Cường độ từ cảm B là một đại lượng phụ thuộc vào môi trường. Gọi cường độ
từ cảm của từ trường dòng điện trong chân không là B0 và ở môi trường nào đó là B thì
ta có:

μ gọi là hệ số từ thẫm tương đối của môi trường.


Tỉ số giữa véctơ cường độ từ cảm và cường độ từ trường gọi là hệ số từ thẩm tuyệt đối
của môi trường:

B
a = 
H
 
Vì B và H cùng phương chiều nên ta có:
B
a = (*)
H
Hệ số từ thẫm trong chân không ký hiệu là  0 như vậy cường độ từ cảm trong chân
không
B0 = μ0.H
ta có:
B= μ.B0 = μ.μ0.H
So sánh với (*) ta có:  a =  . 0 μ0
phụ thuộc đơn vị chọn. trong hệ dơn vị SI người ta xác định được:
μ0 = 4.10-7 H/m
3.3.5. Vật liệu từ
a) Căn cứ vào hệ số từ thẩm tương đối người ta chia vật liệu từ làm ba loại như sau:
- Vật liệu thuận từ có  >1 nhưng không vượt quá đơn vị nhiều. Ví dụ: Nhôm, thiếc,
mănggan,…
- Vật liệu nghịch từ có  <1 nhưng cũng không nhở hơn đơn vị một cách đáng kể. Ví
dụ: Đồng, chì, bạc, kẽm,…Với cùng một nguồn gây từ nhưng khi đặt trong vật liệu
thuận từ và nghịch từ thì cường độ từ cảm từ cảm B sẽ sai khác so với trong chân
không. Tuy nhiên độ sai khác đó không lớn lắm.

- Vì vậy với loại vật liệu này ta có: 1
- Vật liệu sắt từ là những vật liệu có hệ số từ thẫm tương đối lớn (từ vai trăm đến vai
vạn) và phụ thuộc vào cường độ từ trường. Như vậy với cùng một nguồn gây từ nhưng
nếu đặt trong vật liệu sắt từ sẽ tạo ra cường độ từ cảm lớn hơn rất nhiều lần. Vì vậy vật
liệu sắt từ được ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật điện. Những vật liệu sắt từ thông
dụng là: Sắt, côban, niken, ….
b) Chu trình từ hoá.
Vì hệ số từ thẫm μ của vật liệu sắt từ phụ thuộc vào cường độ từ trường H, do
đó quan hệ giữa cường độ từ cảm B và từ trường H : B=f(H) không phải là quan hệ
tuyến tính. Để thấy được mối quan hệ này ta tiến hành thí nghiệm sau:Tăng dần từ
trường H (bằng việc tăng dòng điện từ hoá), lúc đầu cường độ từ cảm B tăng tỷ lệ với
từ trường H, đồ thị B=f(H) là đoạn thẳng OA. Sau đó cho H tiếp tục tăng nữa nhưng
khi đo B tăng rất chậm (không tỷ lệ tuyến tính với H nữa) và bắt đầu bước vào giai
đoạn bão hoà, đồ thị B=f(H) là đoạn thẳng AB. Khi đạt đến trạng thái bão hoà nếu tiếp
tục tăng H thi B cũng không tăng thêm nữa (B=BB).

Trang 44
Kỹ Thuật Điện
Sau đó ta giảm dần H, lúc đó B cũng giảm dần, lực đầu giảm chậm nhưng sau
đó giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cùng một giá trị H nhưng với hai
trường hợp tăng và giảm từ trường sẽ cho hai giá trị B khác nhau, cường độ từ cảm B
lúc giảm H luôn lớn hơn lúc tăng, hay nói cách khác đi B giảm chậm hơn H. Hiện
tượng đó gọi là hiện tượng từ trễ: Trong quá trình biến thiên, cường độ từ cảm luôn
biến thiên chậm hơn cường độ từ trường. Khi cương độ từ trường H giảm về không thì
B vẫn còn một giá trị nào đó được gọi là từ dư: Bdư (ứng với đoạn BC).
Để khử từ dư ta đổi chiều cường độ từ trường H (bằng cách đổi chiều dòng điện
từ hoá), tăng dần trí số vàe phía âm thi B giảm dần (đoạn CD), đến khi B=0 thì cường
độ từ trường tương ứng là Hk gọi là từ trường khử từ.
Ta lại tiếp tục tăng từ giai đoạn khử từ cho đến giai đoạn bão hoà thực sự về
phía âm (B=-BB) đồ thị B=f(H) là đoạn DE.
Ta lại giảm cường độ từ trường H từ -B B về không, lúc đó B giảm dần từ -B B về
đến -Bdư (ứng với đồ thị đoạn EF).
Ta lại đổi chiều cường độ từ trường H và tăng lên đến giá trị +H k thì cường độ
từ cảm giảm về không, đồ thị B=f(H) là đoạn FG. Tiếp tục tăng cường độ từ trường H
thì cường độ từ cảm B lại tiếp tục tăng cho đến gí trị bão hoà B=B B (tại điểm B), đồ thị
B=f(H) là đoạn GB. Ta được đường cong khép kín BCDEFGB gọi là chu trình từ hoá
hay chu trình từ trễ.
Để đánh giá chu trình từ hoá người ta còn sử dụng đường trung bình của đường
cong từ hoá EOB gọi là đường cong từ hoá. Chu trình từ trễ hay đường cong từ hoá là
đặc trưng cơ bản của vật liệu sắt từ, căn cứ vào đây ta có:
Biết mức độ bão hoà từ dư.
Biết mức độ từ dư
Biết sự thay đổi của hệ số từ thẫm tương đối μ theo sự thay đổi của cường độ từ
trường H.
Biết tính chất của vật liệu sắt từ (dựa vào mắt từ trễ).
Vật liệu sắt từ mềm: có độ từ thẩm lớn, từ trường khử từ nhỏ, tổn hao từ trễ nhỏ
(đường cong từ trễ hẹp)Có chu trình từ hoá dài, hẹp và trị số từ dư nhỏ. Vật liệu điển
hình cho vật liệu này là thép silic. Loại vật liệu này phù hợp với chế tạo các lõi thép
máy điện, khí cụ điện,...
+ Các thông số của vật liệu từ mềm
Thông số quan trọng đầu tiên để nói
lên tính chất từ mềm của vật liệu từ mềm
là lực kháng từ (coercivity, thường ký hiệu
là Hc). Lực kháng từ là từ trường ngoài
ngược cần thiết để triệt tiêu từ độ của mẫu.
Lực kháng từ của các vật liệu từ mềm phải
nhỏ hơn cỡ 100 Oe. Những vật liệu có tính
từ mềm tốt, thậm chí có lực kháng từ rất
nhỏ (tới cỡ 0,01 Oe).
Độ từ thẩm ban đầu (intial
permeability): Là thông số rất quan trọng

Trang 45
Kỹ Thuật Điện
nói lên tính từ mềm của vật liệu từ mềm. Độ từ thẩm ban đầu được định nghĩa bởi
công thức: Đường cong từ trễ của vật liệu từ mềm và
một số thông số trên đường trễ

Vật liệu từ mềm có độ từ thẩm ban đầu từ vài trăm, đến vài ngàn, các vật liệu
có tính từ mềm tốt có thể đạt tới vài chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn. Chú ý: Độ từ
thẩm (permeability) là đại lượng đặc trưng cho khả năng phản ứng của vật liệu từ dưới
tác dụng của từ trường ngoài. Như ta biết quan hệ giữa cảm ứng từ B, từ trường ngoài
H và độ từ hóa M theo công thức:
B = μ0(M + H)
với μ0 = 4.π10 − 7T.m / A là hằng số từ, hay độ từ thẩm của chân không. H và M
quan hệ theo biểu thức:
M = χ.H
χ được gọi là độ cảm từ (magnetic sucseptibility). Như vậy, B có quan hệ với H
theo công thức:
B = μ0(1 + χ).H
và giá trị μ = (1 + χ) được gọi là độ từ thẩm (hiệu dụng) của vật liệu)
 Độ từ thẩm cực đại (Maximum permeability): Ta biết rằng vật liệu sắt từ không
những có độ từ thẩm lớn mà còn có độ từ thẩm là một hàm của từ trường ngoài. Và độ
từ thẩm cực đại cũng là một thông số quan trọng. Có những vật liệu sắt từ mềm có độ
từ thẩm cực đại rất cao, tới hàng vài trăm ngàn ví dụ như permalloy, hay hợp kim nano
tinh thể Finemet...
Cảm ứng từ bão hòa, Bs hay từ độ bão hòa Ms: Vật liệu từ mềm thường có từ độ bão
hòa rất cao. Loại có từ độ cao nhất là hợp kim Fe65Co35 có từ độ bão hòa đạt tới 2,34 T.
 Vật liệu sắt từ cứng: là vật liệu sắt từ,
khó khử từ và khó từ hóa,có chu trình từ
hoá ngắn, rộng và trị số từ dư lớn. Ý
nghĩa của tính từ "cứng" ở đây chính là
thuộc tính khó khử từ và khó bị từ hóa,
chứ không xuất phát từ cơ tính của vật
liệu từ.Vật liệu điển hình cho vật liệu
này là côban. Loại vật liệu này phù hợp
với chế tạo nam châm vĩnh cửu.
+ Các đặc trưng

Vật liệu từ cứng có nhiều đặc trưng từ


học, sự phụ thuộc của tính chất từ vào
nhiệt độ, độ bền, độ chống mài mòn...
Dưới đây liệt kê một số đặc trưng quan
trọng.

Trang 46
Kỹ Thuật Điện
đường cong từ trễ và các đặc trưng
của vật liệu từ cứng

- Lực kháng từ

Lực kháng từ, ký hiệu là Hc là đại lượng quan trọng đặc trưng cho tính từ cứng của vật
liệu từ cứng. Vì vật liệu từ cứng là khó từ hóa và khó khử từ, nên ngược lại với vật liệu
từ mềm, nó có lực kháng từ cao. Điều kiện tối thiểu là trên 100 Oe, nhưng vật liệu từ
cứng phổ biến thường có lực kháng từ cỡ hàng ngàn Oe trở lên. Nguồn gốc của lực
kháng từ lớn trong các vật liệu từ cứng chủ yếu liên quan đến đến dị hướng từ tinh thể
lớn trong vật liệu. Các vật liệu từ cứng thường có cấu trúc tinh thể có tính đối xứng
kém hơn so với các vật liệu từ mềm và chúng có dị hướng từ tinh thể rất lớn.

Lực kháng từ của vật liệu từ cứng thông thường được biết đến qua công thức:

trong đó:

 Thành phần thứ nhất có đóng góp lớn nhất với K1 là hằng số dị hướng từ tinh
thể bậc 1, Is là từ độ bão hòa.
 Thành phần thứ 2, đóng góp nhỏ hơn một bậc với N1,N2 là thừa số khử từ đo
theo hai phương khác nhau.
 Thành phần thứ 3 có đóng góp nhỏ nhất với λs là từ giảo bão hòa, τ là ứng suất
nội.

Và a, b, c lần lượt là các hệ số đóng góp.

- Tích năng lượng từ cực đại

Tích năng lượng cực đại là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của vật từ, được đặc
trưng bởi năng lượng từ cực đại có thể tồn trữ trong một đơn vị thể tích vật từ. Đại

lượng này có đơn vị là đơn vị mật độ năng lượng .

Tích năng lượng từ cực đại được xác định trên đường cong khử từ (xem hình vẽ) thuộc
về góc phần tư thứ 2 trên đường cong từ trễ, là một điểm sao cho giá trị của tích cảm
ứng từ B và từ trường H là cực đại. Vì thế, tích năng lượng từ cực đại thường được ký
hiệu là (B.H)max.

Vì là tích của B (đơn vị trong CGS là Gauss - G), và H (đơn vị trong CGS là Oersted -
Oe), nên tích năng lượng từ còn có một đơn vị khác là GOe (đơn vị này thường dùng

hơn đơn vị chuẩn SI trong khoa học và công nghệ vật liệu từ) .

Trang 47
Kỹ Thuật Điện
Để có tích năng lượng từ cao, vật liệu cần có lực kháng từ lớn và cảm ứng từ dư cao.

- Cảm ứng từ dư : Cảm ứng từ dư, thường ký hiệu là Br hay Jr, là cảm ứng từ còn dư
sau khi ngắt từ trường.

- Nhiệt độ Curie

Đây là nhiệt độ mà tại đó vật liệu bị mất từ tính, trở thành chất thuận từ. Một số vật
liệu từ cứng được ứng dụng trong các nam châm hoạt động ở nhiệt độ cao nên nó đòi
hỏi nhiệt độ Curie rất cao. Loại vật liệu từ cứng có nhiệt độ Curie cao nhất hiện nay là
nhóm các vật liệu trên nền SmCo có nhiệt độ Curie từ 500°C đến trên 1000°C.

3.4. LỰC TỪ
Lực từ có ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật, và là cơ sở để chế tạo máy điện, khí cụ
điện. Trường hợp đơn giản nhất là lực của từ trường tác dụng lên dây dẫn thẳng mang
dòng điện.
3.4.1. Công thức ampe
Thực nghiệm chứng tỏ rằng đặt một dây dẫn thẳng có dòng điện vuông góc
với đường sức cảu từ trường sẽ xuất hiện lực điện từ tác dụng lên dây dẫn xác
định như sau:
Về trị số : Lực điện từ tỷ lệ với cường độ từ cảm, với dộ dài dây dẫn nằm trong từ
trường và với cường độ dòng điện:
F = B.I.l
Ở đây F là lực điện từ, (N); B – cường độ từ cảm, (T); I- cường độ dòng điện, (A); l –
chiều dài dây dẫn nằm trong từ trường ( gọi là chiều dài tác dụng), (m);
Về phương và chiều của lực từ: xác định theo quy tác bàn tay trái.
Trường hợp dây dẫn không đặt vuông góc với vecsto từ cảm B, mà lệch nhau một góc
  90 0 , ta phải phân vecsto B thành hai phần (hình….). Thành phần tiếp tuyến Bt
song song với dây dẫn, và thành phần pháp tuyến Bn gây nên lực điện từ. Trong trường
hợp này, trị số lực F được xác định bởi công thức ( công thức Ampe) :
F = Bn. I. l. sin 

Phương và chiều lực F xác định bằng quy tắc bàn tay trái đối với thành phần B n.
Ví dụ:

Trang 48
Kỹ Thuật Điện
Dây dẫn có dòng điện I = 200A, đặt trong từ trường đều có B = 0,8T. Phần dây dẫn
nằm trong từ trường dài l = 0,5m. Xác định lực tác dụng lên dây, biết  = 300.
Giải :
Lực điện từ :
F = B. I. l. sin  = 0,8. 200. 0,5. sin300 = 40 N.
3.4.2. Quy tắc bàn tay trái
Quy tắc bàn tay trái là quy tắc định
hướng của lực do một từ trường tác
động lên một đoạn mạch có dòng điện
chạy qua và đặt trong từ trường. Đặt
bàn tay trái duỗi thẳng để cho các
đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn
tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay
trùng với chiều dòng điện. Khi ngón
tay choãi ra sẽ chỉ chiều lực từ tác
dụng lên đoạn dây dẫn.

3.4.3 Lực từ tác dụng lên 2 dây dẫn thẳng


Giả sử có hai dây dẫn thẳng, đặt song song, cách nhau một khoảng là a, có dòng điện
I1, I2 chạy qua. Hai dòng điện I1 và I2 có thể cùng chiều, hay ngược chiều ( hình 3.7).

Hình3.7
Dòng điện I1 tạo ra từ trường B1 tại chỗ đặt dây dẫn có dòng điện I 2. Ngược lại, I2 tạo
ra từ trường B2 tại chỗ đặt dây dẫn có dòng điện I1.
Trị số cường độ từ cảm :
I1 I2
B1 = 0 ; B2 = 0
2a 2a
Chiều của B1 và B2 xác định theo quy tắc vặn đinh ốc.
Từ trường B1 tác dụng lên dây dẫn có dòng điện I2 một lực F2 có trị số theo :

Trang 49
Kỹ Thuật Điện
I1
` F2 = B1. I2. l =  0 I 2l
2a
Ở đây, l – chiều dài của khoảng song song của hai dây dẫn.
Tương tự, từ trường B2 tác dụng lên dây dẫn có dòng điện I1 lực F2:
I2
F1 = B2I=1l = 0 I1l
2a
Chiều của F1 và F2 xác định theo quy tắc bàn tay trái. Hình 3.7 Cho thấy, hai dây dẫn
song song có dòng điện cùng chiều sẽ hút nhau, có dòng điện ngược chiều sẽ đảy
nhau. Hai lực tác dụng lên hai dây dẫn là lực tương hỗ, luôn có chiều ngược nhau, có
trị số bằng nhau :
I1 I 2
F1 = F2 = F = 0 l ,N
2a
Lực này được gọi là lực điện động. Lực điện động trên một đơn vị dài :
F II
F0 = =  0 1 2 , N/m (*)
l 2a
Biểu thức (*) là cơ sở để định nghĩa đơn vị cường độ dòng điện trong hệ đơn vị hợp
pháp. Thực vậy, nếu cho I1 = I2 = 1 A, a = 1m, môi trường là chân không,  = 1. Ta sẽ
có :
I1 I 2 1.1
F0 = 0 = 1.4 .10 7 = 2.10  7 N
2a 2 .1
Vậy ampe là cường độ dòng điện khi đi qua hai dây dẫn thẳng song song, cách nhau
1m trong chân không, sẽ xuất hiện một lực là 2.10-7N trên một mét chiều dài.

3.4.4. Ứng dụng


Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện là lực Lorenxơ có rất nhiều ứng dụng
trong kĩ thuật và khoa học.

3.4.4.1. Loa điện động

a) Cấu tạo. Loa điện động gồm một ống dây động L có thể di chuyển tự do trong
khoảng giữa hai cực một nam châm có dạng đặc biệt (Hình 3.8). Ống dây động này
gắn với một màng M bằng kim loại hay bằng giấy.

Trang 50
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.8

Do có hình dạng đặc biệt nên trong khoảng giữa hai


cực của nam châm các đường cảm ứng từ là các
đương xuyên tâm.

b) Nguyên tắc hoạt động. Vì ống dây L được đặt


trong từ trường nên khi có dòng điện qua ống dây thì
sẽ xuất hiện lực từ tác dụng lên các vòng dây và do
đó làm cho các ống dây di động. Màng M được gắn
với ống dây nên khi đó M cũng di động theo.

Khi nói trược micrô thì âm đến đập vào màng micrô
làm cho màng micrô bị rung. Do cách cấu tạo của
micrô (ở đây không nói đến) nên khi màng micrô
rung thì dòng điện trong mạch micrô là dòng điện biến đổi. Dòng điện đó được khuếch
đại và đưa vào ống dây động của loa. Vì dòng điện trong ống dây động là dòng điện
biến đổi nên nó làm cho ống dây rung. Do đó màng M gắn với ống dây cũng bị rung
theo và phát ra âm

Trang 51
Kỹ Thuật Điện

3.4.4.2. Sự lệch quỹ đạo của tia êlectrôn

Giả sử ta có một chùm hẹp các êlectrôn có vận tốc như nhau . Ta gọi chùm
êlectrôn đó là tia êlectrôn. Nếu trên đường đi tia êlectrôn không gặp từ trường thì nó sẽ
đi thẳng và đến đập vào màn M tại điểm . Nhưng nếu nó gặp từ trường thì lực
Lorenxơ làm các êlectrôn của tia chuyển động trên cung tròn đến điểm C. Từ C trở đi
không có từ trường nên chúng lại chuyển động thẳng và đến đập vào màn tại điểm .
Ta nói từ trường đã làm lệch quỹ đạo của tia êlectrôn.

Trang 52
Kỹ Thuật Điện
Cách làm lệch của tia êlectrôn
bằng từ được sử dụng trong các
ống phóng điện tử của máy thu
hình. Ở đây từ trường được tạo
ra bằng hai ống dây mang dòng
điện. trục của hai ống dây
vuông góc với nhau và vuông
góc với tia êlectrôn đi tới. Do
đó các êlectrôn của tia sẽ chịu
tác dụng bởi hai từ trường của
hai ống dây. Một từ trường làm
cho tia quét theo phương nằm
ngang và một từ trường làm cho tia quét theo phương thẳng đứng. Dưới tác dụng đồng
thời của hai từ trường của hai ống dây, tia êlectrôn có thể quét khắp màn ảnh.

Màn ảnh là một màn phủ một lớp huỳnh quang nên mỗi khi êlectrôn đập vào màn ảnh
nó tạo nên một chấm sáng. Tia êlectrôn quét hết toàn bộ màn ảnh trong một thời gian
rất ngắn, 1/25 giây. Đó là khoảng thời gian cần thiết để ta có cảm giác về sự liên tục
của các hình ảnh trên màn. Cảm giác này do một đặc tính về sinh lý của mắt gọi là
hiện tượng lưu ảnh gây ra.

3.5. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

3.5.1. Từ thông

Từ thông qua mặt S là đại lượng đo bằng tích của hình chiếu vecsto cường độ từ cảm
lên phương vuông góc với mặt S, với diện tích mặt S đó. Như vậy từ thông là một đại
lượng đại số, ký hiệu là  (phi).

Ta xét 3 trường hợp cụ thể :

a) Từ thông của từ trường đều qua mặt S đặt vuông góc


với đường sức, sẽ bằng tích của cường độ từ cảm với diện
tích mặt S :

 = B.S

b) Từ thông của từ trường đều qua mặt S đặt xiên với đường sức :
Hình chiếu của vecsto B lên phương vuông góc với mặt S là Bn = B.cos 

 là góc giữa vecsto pháp tuyến 
n của diện tích mặt S và vecsto từ trường B .
Từ đó:
 = Bn.S = B.S.cos  n

B B
n
a

Trang 53
Kỹ Thuật Điện
c) Từ thông của từ trường không đều :
Khi đó, ta chia mặt S thành các mặt vô cùng bé dS. ở mỗi mặt dS, ta coi từ trường là
đều, có cường độ từ cảm là B, hình chiếu lên phương vuông góc với dS là B n . Từ
thông qua mặt dS là :
d  = Bn.dS
từ thông qua mặt S là tổng tất cả các từ thông qua các mặt dS :
 =  d =  B
S S
n dS

ở dây, ký hiệu S dưới dấu tích phân chỉ ra rằng phải lấy tổng tất cả các lượng d  qua
các mặt dS trên toàn bộ mặt S đang xét.
Từ các công thức trên, ta thấy đơn vị từ thông chính là đơn vị cường độ từ cảm nhân
với đơn vị diện tích :
Vs 2
[  ] = [B].[S] = m = Vs =Wb.
m2
Vậy đơn vị từ thông là veebe = von-sec.

Từ  = B.S , ta rút ra :


B=
S

Như vậy, trong từ trường đều, cường độ từ cảm chính là lượng từ thông qua một đơn
vị diện tích đặt vuông góc với đường sức. vì thế, cường độ từ cảm còn gọi là mật độ từ
thông.

 Đặc điểm của từ thông :

Từ thông là đại lượng vô hướng, nó phụ thuộc vào B, S, cosα

+ 0 <  < 900  cos > 0  > 0

+ 900 <  < 1800  cos < 0  < 0

Trang 54
Kỹ Thuật Điện

+  = 00  cos = 1  = BS

+  = 900  cos = 0  = 0

+  = 1800  cos = -1  = -BS

 ý nghiã của từ thông:


Trị số tuyệt đối của từ thông  qua diện tích S đặt vuông góc với đường cảm ứng từ
bằng số đường cảm ứng từ qua diện tích đó.

3.5.2. Công của lực điện từ

a) Công của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện:

Dây dẫn thẳng đặt vuông góc với đường sức của
từ trường (Hình 3.9) sẽ chịu lực tác dụng F =
B.I.l.

Giả sử lực F làm dây dẫn dịch chuyển một đoạn


là b theo phương của lực. Công của lực sẽ là :

A = Fb = B.I.l.b = B.I.S

ở đây, S = l.b là diện tích đay dẫn quét qua. Biết


BS =  ,  là từ thông qua diện tích S. từ đó :

Trang 55
Kỹ Thuật Điện
A = I.  Hình 3.9: Công của lực điện từ

Vậy, Khi dây dẫn chuyển động theo phương vuông góc với đường sức, công của lực
điện từ bằng tích của từ thông qua diện tích dây dẫn đã quét qua với dòng điện trong
dây dẫn.

b) Trường hợp tổng quát

Giả sử một dây dẫn cong, đặt xiên góc với đường sức một góc  (hình 3.10). Mỗi đoạn
dây vô cùng bé dl chịu một lực vi
phân dF :

dF = B.I.l.sinα = Bn.I.l

ở đây, Bn = B.sinα = B.cosβ là thành


phần vuông góc với dl của véctơ từ
cảm B.

Công của lực dF, khi dây dẫn dịch


chuyển được một đoạn vô cùng bé
db.

dA = dF.db = I.Bndl.db = I.BndS = I.dΦ Hình 3.10

Ở đây, dS = dl.db ; dФ = Bn.dS là từ thông qua mặt vi phân dS.

Từ đó, công thức của lực điện từ là :

A =  dA =  Id = I  d = I
S S S

ở đây,  = S d là từ thông qua mặt S do dây dẫn đã quét qua.

Vậy trong trường hợp chung, công của lực điện từ bằng tích của dòng điện với từ
thông qua diện tích dây dẫn đã quét qua.

c) Công của lực điện từ tác dụng lên vòng dây có dòng điện

Xét vòng dây abcd có dòng điện I chạy qua (hình 3.11, trên hình không biểu diễn dòng
điện). Nói chung, dòng điện chỉ tồn tại trong các vòng kín, nên khi xét dây dẫn, ta đã
tách ra một phần của cuộn dây lớn. Trường hợp chung, ta xét một vòng kín có dòng
điện đặt trong từ trường. Các cạnh ab, bc, cd, da đều chịu tác dụng lực điện từ có chiều
xác định theo quy tắc bàn tay trái. Giả sừ F 2 = F4, và
F3>F1. Như vậy, vòng sẽ chuyển động theo lực tổng
hợp F = F3 – F1 về phía lực F3.

Gọi từ thông qua vòng là Ф . Khi cạnh cd di chuyển


theo chiều F3 nó có tác dụng làm tăng từ thông. Giả sử
cạnh cd di chuyển theo chiều F3, nó có tác dụng làm
Trang 56
Kỹ Thuật Điện
tăng từ thông. Giả sử cạnh cd cắt qua diện tích có từ thông Ф1 và có trị số là Ф + Ф1 .
Hình 3.11

Công lực của F3 : A3 = I. Ф1. Đồng thời, cạnh ab di chuyển theo chiều F 3 sẽ làm giảm
từ thông. Giả sử từ thông cạnh ab đã quét qua là Ф2, thì từ thông qua vòng sẽ là Ф +
Ф1 – Ф2 . Lực F1 là lực cản, nên công của lực F1 là công cản :

A1 = - I. Ф2

Công tổng hợp sẽ là :

A = A1 + A3 = I.( Ф1 – Ф2)

Từ thông qua vòng đã biến thiên một lượng là :

 = (  1   2 )   = 1   2

Từ đó :

A = I (Ф1 – Ф2) = I. 

Như vậy, công của lực điện từ tác dụng lên một vòng kín có dòng điện trong từ trường
bằng tích của dòng điện với lượng biến thiên từ thông qua vòng khi vòng di chuyển.

Nếu  > 0 thì A > 0 , tức lực điện từ thực hiện công. Như vậy, vòng kín có dòng điện
đặt trong từ trường luôn luôn có xu hướng di chuyển đến vị trí sao cho từ thông qua
vòng tăng lên. Khi vòng đã ở vị trí từ thông cực đại, vòng thôi không di chuyển nữa, vì
lúc này  = 0 và do đó A = 0.

Điều này có thể minh họa bằng hình 3.12

a) b)

Trang 57
Kỹ Thuật Điện
Hình 3.12

Ở vị trí hình 3.12a, từ thông qua vòng kín chưa phải là cực đại, hai lực F tác dụng vào
hai cạnh khung có tác dụng quay khung đến vị trí hình 3.12b.Ở vị trí này, từ thông qua
khung dây là lớn nhất, hai lực F giữ khung ở vị trí cân bằng.

3.5.3. Hiện tượng cảm ưng điện từ

Năm 1831, Faraday đã chứng tỏ bằng thực nghiệm rằng từ trường có thể sinh ra
dòng điện. Thực vậy, khi cho từ thông gửi qua một mạch kín thay đổi thì trong mạch
xuất hiện một dòng điện. Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng đó
được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
3.5.3.1. Các định luật cảm ứng điện từ

1) thí nghiêm Faraday:Lấy một ống dây điện ( gồm nhiều vòng) mắc nối tiếp nó với
một điện kế G thành một mạch kín ( hình 3.13a). Phía trên ống dây ta đặt một thanh
nam châm có hai cực
là bắc (N) và nam (S).
thí nghiệm chứng tỏ :
Nếu di chuyển thanh
nam châm vào trong
ống dây, kim của điện
kế bị lệch đi, điều đó
chứng tỏ tỏng ống dây
xuất hiện một dòng
điện. Dòng điện đó
gọi là dòng điện cảm
ứng, ký hiệu bằng Ic.

Hình 3.13a hình 3.13b

- Nếu rút thanh nam châm ra, dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại (hình 3.13b)
- Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường độ dòng điện cảm ứng Ic càng lớn.
- Giữ thanh nam châm đứng yên so với ống dây, dòng điện cảm ứng sẽ bằng không.
- Nếu thay nam châm bằng một ống dây có dòng điện chạy qua, rồi tiến hành các thí
nghiệm như trên, ta cũng có những kết quả tương tự.
Từ các thí nghiệm đó, Faraday đã rút ra những kết luận sau đây:
a. Từ thông gửi qua mạch kín biến đổi theo thời gian là nguyên nhân sinh ra
dòng điện cảm ứng trong mạch đó.
b. Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ thông gửi qua mạch kín biến
đổi.

Trang 58
Kỹ Thuật Điện
c. Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ biến đổi của từ thông.
d. Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của từ thông
gửi qua mạch.
2) Định luật Lenz
Ðồng thời với Faraday, Lenz cũng nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ và đã
tìm ra định luật tổng quát giúp ta xác định chiều của dòng điện cảm ứng, gọi là định
luật Lenz. Nội dung định luật như sau: Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ
trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó
Ðiều nầy có nghĩa là khi từ thông qua mạch tăng lên, từ trường cảm ứng sinh ra có tác
dụng chống lại sự tăng của từ thông: từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều với từ trường
ngoài. Nếu từ thông qua mạch giảm, từ trường cảm ứng (do dòng điện cảm ứng sinh ra
nó) có tác dụng chống lại sự giảm của từ thông, lúc đó từ trường cảm ứng sẽ cùng
chiều với từ trường ngoài.
Dưới đây, ta hãy vận dụng định luật đó để xác định chiều của dòng điện cảm
ứng trong trường hợp ở trên (hình 3.13a), Cực Bắc của thanh nam châm di chuyển vào
trong lòng ống dây làm cho từ thông ( gửi qua ống dây tăng lên. Theo định luật Lenz,
dòng điện cảm ứng phải sinh ra từ trường ngược chiều với từ trường của thanh nam
châm để từ thông Φc sinh ra có tác dụng làm giảm sự tăng của là nguyên nhân sinh ra
nó. Muốn vậy dòng điện cảm ứng phải có chiều như trên hình vẽ.
Bằng lí luận ta nhận thấy nếu dịch chuyển cực Bắc của thanh nam châm ra xa
ống dây, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch sẽ có chiều ngược với chiều của
dòng điện cảm ứng trong trường hợp trên (Hình 3.13b).
Như vậy, theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng bao giờ cũng có tác dụng
chống lại sự dịch chuyển của thanh nam châm. Do đó, để dịch chuyển thanh nam
châm, ta phải tốn công. Chính công mà ta tốn được biến thành điện năng của dòng
điện cảm ứng.
3) Định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ
Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng tỏ trong mạch có một suất điện
động. Suất điện động ấy được gọi là suất điện động cảm ứng.
Để tìm được biểu thức của suất điện động cảm ứng ta hãy dịch chuyển một vòng dây
dẫn kín (C) trong từ trường sao cho từ thông gửi qua vòng dây đó thay đổi ( hình
3.14). Giả sử trong thời gian dịch chuyển , từ thông gửi qua mặt giới hạn bởi vòng dây

Trang 59
Kỹ Thuật Điện
biến thiên một lượng là dФ, còn dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch đang chuyển
động là Ic. Như vậy, công của lực từ tác dụng lên dòng điện cảm ứng bằng dA = IcdФ.

Hình 3.14
Mặt khác, trong quá trình dịch chuyển vòng dây nói trên, ta đã tốn một công cơ học.
Gọi công đó là dA'. Theo định luật Lenz, lực từ tác dụng lên dòng điện cảm ứng sẽ có
tác dụng ngăn cản sự dịch chuyển của vòng dây là nguyên nhân xuất hiện của dòng
điện đó. Vì vậy công của lực từ dA là công cản. Công này có trị số bằng nhưng ngược
dấu với công dA'. Ta có thể viết:
dA’ = - dA = - Ic. dΦ
Gọi ec là suất điện động cảm ứng, năng lượng của dòng điện cảm ứng tỏa ra trong thời
gian dt bằng dW = Ic. ec.dt. Nhưng như đã nói, công dA’ mà ta tốn được chuyển thành
năng lượng của dòng điện cảm ứng. Do đó :
dA’ = - Ic. dΦ = Ic. ec. dt
d
Từ đó suy ra : ec = 
dt

Vậy: suất điện động cảm ứng về trị số bằng nhưng trái dấu với tốc độ biến thiên của từ
thông gửi qua diện tích mạch điện.
Dấu trừ trong công thức trên nói lên dòng điện cảm ứng có chiều tuân theo định luật
Lenz.

3.5.4. Sức điện động cảm ứng trong vòng dây có từ thông biến thiên

a) Định luật cảm ứng điện từ

Khi từ thông qua một vòng dây biến thiên sẽ làm xuất hiện một sức điện động,
trong vòng dây gọi là sức điện động cảm ứng. Sức điện động cảm ứng có chiều sao
cho dòng điện do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông sinh ra nó.

b) Sức điện động cảm ứng trong vòng dây có từ thông biến thiên

Xét một vòng dây có từ thông xuyên qua là  ( hình 3.15). Quy ước chiều dương cho
vòng dây như sau:

Trang 60
Kỹ Thuật Điện
Vặn cho cái nút chai tiến theo chiều đường sức, chiều quay của cán sẽ là chiều dương
của vòng dây. Với chiều quy ước như vậy, s.đ.đ cảm ứng trong vòng dây có từ thông
biến thiên được xác định bởi công thức Macxoen:

d
e=
dt


Hoặc theo công thức gần đúng : e  
t

Hình 3.15: Quy ước chiều dương cho vòng dây có từ thông xuyên qua

Nghĩa là s.đ.đ cảm ứng xuất hiện trong vòng dây bằng tốc độ biến thiên từ thông qua
nó, nhưng ngược dấu. Dấu trừ thể hiện định luật Lenxo về chiều s.đ.đ cảm ứng.

Ta xét các trường hợp cụ thể sau:

d
- Từ thông không biến thiên: Khi đó = 0 , e = 0 nghĩa là nếu từ thông qua vòng
dt
dây không biến thiên, không có s.đ.đ cảm ứng trong vòng dây.
d
- Từ thông qua vòng dây tăng dần: > 0 . Lúc đó e có giá trị âm, tức ngược chiều
dt
với chiều dương quy ước (hình 3.16a). Dòng điện I do s.đ.đ cảm ứng e sinh ra cùng
chiều với e. Dòng điện cảm ứng sinh ra từ thông   . Chiều của   xác định theo quy
tắc vặn nút chai. Như hình 3.16a đã chỉ rõ,   có chiều ngược với từ thông ban đầu 
, tức   chống lại sự tăng từ thông qua vòng dây, đúng như định luật về chiều s.đ.đ
cảm ứng.

d
- Từ thông qua vòng dây giảm dần: < 0. Lúc đó e có trị dương, tức cùng chiều
dt
dương quy ước (hình 3.16b). Dòng điện cảm ứng i cùng chiều với s.đ.đ. Chiều từ
thông   do dòng điện i sinh ra xác định theo quy tắc vặn nút chai, cùng chiều với từ
thông ban đầu  , tức   bù lại sự giảm của tư thông qua vòng dây. Nói khác đi, từ
thông  của dòng điện cảm ứng có tác dụng chống lại sự giảm từ thông qua vòng dây,
đúng như định luật về chiều s.đ.đ cảm ứng.

Trang 61
Kỹ Thuật Điện

a) b)

Hình 3.16: Chiều s.đ.đ cảm ứng trong vòng dây khi từ thông tăng(a) và giảm(b)

3.5.5. Sức điện động cảm ứng trong dây dẫn thẳng chuyển động cắt từ trường

Giả sử một dây dẫn dài l, chuyển động trong từ trường đều có từ cảm B với tốc độ v,
vuông góc với đường sức từ ( hình 3.17).

Coi như dây dẫn được khép kín qua một vòng lớn, với cạnh đối diện với dây dẫn nằm
ở vị trí có cường độ từ cảm bằng không. Trong thời gian t dây dẫn dịch chuyển một
đoạn b = v.t . Như vậy từ thông qua vòng kín chứa dây dẫn biến thiên một lượng
là :

 = B.S = B.l.b = B.l.v.t

Theo công thức Macxoen, trong dây dẫn sẽ xuất hiện s.đ.đ cảm ứng có trị số là :

 B.l.v.t
e = lim = lim = b.l.v (*)
t t

ở đây, e – s.đ.đ cảm ứng, V; B – cường độ từ cảm, T; l – m; v – m/s.

Công thức (*) phát biểu như sau : s.đ.đ cảm ứng trong dây dẫn thẳng chuyển động
vuông góc với đường sức tỷ lệ với cường độ từ cảm, chiều dài dây dẫn nằm trong từ
trường và tốc độ chuyển động của dây dẫn.

Trang 62
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.17

Ta có thể giải thích sự xuất hiện s.đ.đ cảm ứng trong dây dẫn như sau :

Trong dây dẫn có nhiều điện tử tự do, mỗi điện tử có điện tích trị số là q = e (dấu âm).
Khi dây dẫn chuyển động, mỗi điện tử sẽ chịu tác dụng một lực là F0

F0 = B.e.v = B.q.v

Chiều lực F0 xác định theo quy tắc bàn tay trái ( hình 3.17) . Lực F o sẽ di chuyển các
điện tử về một đầu của dây dẫn, làm cho đầu này tích điện âm, đầu còn lại tích điện
dương.

Trong dây dẫn hình thành một điện trường, cường độ là  . Điện trường này tác dụng
lên điện tử một lực F, có chiều ngược với chiều điện trường ( lực tác dụng lên điện tích
âm) :

F =  .q

Lực F phải cân bằng với lực từ trường Fo :

F = Fo hay  .q = B.q.v

Từ đó, ta xác được cường độ điện trường cảm ứng :

 = B.v

Như vậy, lực Fo ở đây là lực của trường ngoài, duy trì một hiệu thế giữa hai đầu dây
dẫn, và khi đó, dây dẫn trở thành nguồn điện có s.đ.đ chính là hiệu thế đó :

e =  .l = B.l.v

Chiều của s.đ.đ cảm ứng xác định theo quy tắc bàn tay phải (hình 3.18): Cho đường
sức đâm vào lòng bàn tay phải, ngón tay cái choãi ra theo chiều chuyển động cảu dây
dẫn thì chiều bốn ngón tay còn lại là chiều của s.đ.đ cảm ứng. Ta dễ dàng nghiện lại
rằng quy tắc bàn tay phải là trường hợp riêng của định luật về chiều s.đ.đ cảm ứng
( định luật Lenxơ).

Trang 63
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.18: Quy tắc bàn tay phải Hình 3.19: Xác định thành phần vuông góc
(pháp tuyến) của vecsto tốc độ

Trường hợp dây dẫn chuyển động xiên góc với đường sức từ, góc giữa vecto B và v là
α ≠ 900, Hình 3.19 ta phân v làm hai thành phần : thành phần song song với B và thành
phần vuông góc với B, gọi là thành phần pháp tuyến vn :

vn = v.sinα

Thành phần vn là tác nhân gây ra s.đ.đ cảm ứng.Thay vn vào công thức e = B.l.v ta có :

e = B.l.vn = Bl.v.sinα

3.5.6. Ứng dụng

3.5.6.1 Nguyên lý máy phát điện

Cho cơ năng của động cơ sơ cấp tác dụng vào thanh dẫn một lực cơ học F cơ thanh dẫn
sẽ chuyển động với tốc độ v trong từ trường của nam châm N – S (hình 3.20) trong
thanh dẫn sẽ cảm ứng sức điện động e. Nếu nối vào hai cực của thanh dẫn điện trở R
của tải, dòng điện I chạy trong thanh dẫn cung cấp điện cho tải. nếu bỏ qua điện trở
của thanh dẫn, điện áp đặt vào tải u = e. Công suất điện máy phát cung cấp cho tải là
Pđ = ui = ei.

Dòng điện I nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực điện từ F đt = b.i.l có chiều
như hình 3.20.

Khi máy quay với tốc độ không đổi lực điện từ sẽ cân bằng với lực cơ của động cơ sơ
cấp :

Fcơ = Fđt

Nhân hai vế với v ta có :

Fcơ.v = Fđt.v = B.i.l.v = ei

Trang 64
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.20

Như vậy công suất cơ của động cơ sơ cấp P cơ = Fcơ.v đã được biến đổi thành công suất
điện Pđ = ei nghĩa là cơ năng biến thành điện năng.

3.5.6.2. Nguyên lý động cơ điện

Cung cấp điện cho máy phát điện, điện áp U của nguồn điện sẽ gây ra dòng điện I
trong thanh dẫn. Dưới tác dụng của từ trường sẽ có lực điện từ F đt = B.i.l tác dụng lên
thanh dây dẫn làm thanh dẫn chuyển động với tốc độ v có chiều như hình 3.21.

Hình 3.21

Như vậy công suất điện Pđt = ui đưa vào động cơ đã được biến thành công suất cơ P cơ =
Fđt.v trên trục động cơ. Điện năng đã được biến đổi thành cơ năng. Ta nhận thấy cùng
một thiết bị điện từ tùy theo năng lượng đưa vào mà máy điện có thể làm việc ở chế độ
động cơ hoặc máy phát điện. Mọi loại máy điện đều có tính chất thuận nghịch.

3.6. HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM VÀ HỖ CẢM

3.6.1. từ thông móc vòng và hệ số tự cảm

3.6.1.1. từ thông móc vòng

Trang 65
Kỹ Thuật Điện
Ta xét cuộn dây đứng yên, có w vòng. Cho một nam châm vĩnh cửu di chuyển
dọc theo trục của cuộn dây. Từ thông qua mỗi vòng dây biến thiên làm xuất hiện s.đ.đ
cảm ứng. S.đ.đ trong các vòng dây được nối tiếp với nhau.

Tổng đại số các từ thông qua từng vòng dây của cuộn dây, được gọi là từ thông móc
vòng, ký hiệu là ψ :

Ψ = 1 +  2 +  3 +……+  w

Nếu từ thông qua các vòng dây là như nhau ( 1 =  2 =….=  w ) như từ thông trong
cuộn dây có lõi thép, thì :

Ψ = 1 +  2 +  3 +……+  w = w 

3.6.1.2. Hệ số từ cảm

Khi cuộn dây có dòng điện, sẽ có từ thông móc vòng qua cuộn dây. Từ thông này gọi
là từ thông tự cảm ψL . Dòng điện qua cuộn dây càng lớn thì trị số ψ L càng lớn. Cùng
một dòng điện I chạy qua các cuộn dây có cấu tạo khác nhau (kích thước và số vòng
khác nhau), từ thông tự cảm ψ L sẽ có giá trị khác nhau. Tỉ số giữa từ thông tự cảm ψ L
với dòng điện I qua cuộn dây đặc trưng cho khả năng tự luyện từ của cuộn dây, được
gọi là hệ số tự cảm hay điện cảm của cuộn dây, ký hiệu là L :

L
L=
I

Nếu hệ số tự cảm L không phụ thuộc trị số dòng điện, cuộn dây là tuyến tính.
Trong một số trường hợp, hệ số L thay đổi theo dòng điện, cuộn dây được gọi là phi
tuyến. Khi đó điện cảm L xác định bằng tỷ số giữa số gia của từ thông tự cảm ψ L với
số gia tương ứng của dòng điện, và gọi là điện cảm động của cuộn dây phi tuyến.

d L  L
Lđ = 
dI I

Cuộn dây có lõi thép chính là cuộn dây phi tuyến.

Nếu cho ψL = 1 wb, I = 1A thì L = 1 đơn vị điện cảm, gọi là Henri, viết tắt là H :

1wb 1VSec
1H = = = 1 sec
1A 1A

Ước số của Henri là milihenri (mH) và microhenri (μH) :

1 mH = 10-3H ; 1 μH = 10-3mH = 10-6H

3.6.2. Sức điện động tự cảm

Trang 66
Kỹ Thuật Điện
Giả sử dòng điện I chạy qua cuộn dây là dòng điện biến đổi, từ thông tự cảm ψ L cũng
biến thiên theo. Sự biến đổi từ thông này sẽ làm xuất hiện S.đ.đ cảm ứng, gọi là s.đ.đ
tự cảm, ký hiệu là eL.

Sức điện động tự cảm là s.đ.đ cảm ứng trong dây dẫn do chính dòng điện qua dây dẫn
biến thiên tạo nên.

Ta có :

ψL = Li

Theo công thức macwxoen, ta có :

 d L d ( Li ) di i
eL = = = L  L
dt dt dt t

Vậy s.đ.đ tự cảm tỉ lệ với điện cảm và tốc độ biến thiên dòng điện. Dòng điện biến
thiên càng nhanh, s.đ.đ tự cảm càng lớn. Ý nghĩa dấu trừ là thể hiện định luật Lenxơ
về chiều s.đ.đ cảm ứng : nếu i tăng, e L sẽ âm ( ngược chiều dòng điện), tức là chống lại
sự tăng dòng điện; nếu I giảm, eL sẽ dương ( cùng chiều dòng điện) để bù lại sự giảm
dòng điện.

Ví dụ:

Cuộn dây có điện cảm L = 0,1H. Dòng điện qua cuộn dây là dòng điện biến đổi theo
quy luật hình sin : i = 5sin314t, A. Tìm s.đ.đ tự cảm trong cuộn dây.

Giải:

S.đ.đ tự cảm xác định theo :

di d (5 sin 314t ) 
EL =  L = 0,1  = 0,1  5  314 cos 314t = 157  sin(314t  ) , V
dt dt 2

3.6.3. Hệ số hỗ cảm

Xét hai cuộn dây W1 và W2 ở gần nhau (hình 3.22). Khi cuộn W 1 có dòng điện i1 qua,
thì ngoài phần tử từ thông 11 móc qua chính nó, còn có một phần từ thông móc qua
cuộn dây W2 (Hình 3.22a). Từ thông 12 được gọi là từ thông móc vòng hỗ cảm.Tổng
từ thông móc vòng hỗ cảm từ cuộn W1 sang cuộn W2 :

Ψ12 = W2 . 12

Từ thông móc vòng Ψ12 tỷ lệ với dòng điện i1 , i1 càng lớn thì Ψ12 càng lớn. Tỉ số giữa
Ψ12 và i1 đặc trưng cho mức độ quan hệ hỗ cảm từ cuộn W 2 được gọi là hệ số hỗ cảm
từ cuộn W1 sang cuộn W2 :

 12
M12 =
i1

Trang 67
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.22 : Liên hệ từ thông giữa hai cuộn dây gần nhau

Dĩ nhiên, nếu cuộn W2 có dòng điện i2, nó sẽ tạo ra từ thông móc vòng hỗ cảm Ψ 12 từ
cuộn W2 sang cuộn W1(hình 3.22b).

Ψ21 = W1  21

Hệ số hỗ cảm từ cuộn W2 sang cuộn W1 :

 21
M 21 =
i2

Theo nguyên lý hỗ cảm, ta luôn luôn có :

 12  21
M 21 = M 12 = M = =
i1 i2

Hệ số M được gọi là hệ số hỗ cảm giữa hai cuộn dây.

Trường hợp các cuộn dây là phi tuyến, hệ số hỗ cảm được định nghĩa là tốc độ biến
thiên từ thông hỗ cảm theo dòng điện :

d 12 d 21  12  21
M= =  
di1 di2 i1 i2

3.6.4. Sức điện động hỗ cảm

Theo sơ đồ hình 3.22, nếu dòng điện i1 biến thiên, thì Ψ12 sẽ biến thiên theo,
làm xuất hiện s.đ.đ cảm ứng trong cuộn W2 gọi là s.đ.đ hỗ cảm e12 :

d 12
E12 = 
dt

Biết Ψ12 = Mi1, thay vào trên ta có :

di1
e M 2 = e12 =  M
dt

Tương tự, nếu i2 biến thiên, Ψ21 sẽ biến thiên theo và làm xuất hiện s.đ.đ từ cảm e21 :

Trang 68
Kỹ Thuật Điện
d 21 di
eM 1 = e21 =  = M 2
dt dt

Như vậy, trị số s.đ.đ hỗ cảm tỉ lệ với tốc độ biến thiên dòng điện trong các cuộn dây
và hệ số hỗ cảm giữa chúng.

Khi các dòng điện i1 và i2 biến thiên, ngoài s.đ.đ hỗ cảm e M1 và eM2, còn các s.đ.đ tự
di1 di 2
cảm eL1 = - L1 dt và e12 = -L2 dt . Điện áp nguồn đặt vào các cuộn dây là U1 và U2.
Theo định luật Kirchoff 2 đối với từng mạch vòng cuộn dây ta có :

U1 ± eM1 + eL1 = i1 r1

U2 ± eM2 + eL2 = i2 r2

Ở đây, dấu + ứng với trường hợp hai cuộn dây đấu cùng cực tính, các từ thông 11 ,
12 cùng chiều, cũng như các từ thông  22 , 12 cùng chiều. Dấu – trong trường hợp
ngược lại. thay các giá trị s.đ.đ tự cảm và hỗ cảm vào và chuyển vế, ta có phương trình
cân bằng s.đ.đ ở các cuộn dây :

di1 di
M 2
U1 = i1 r1 + L1 dt dt

di2 di
M 1
U2 = i2 r2 + L2 dt dt

3.6.5. Ứng dụng

3.6.5.1. Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Trên hình 3.23 vẽ sơ đồ nguyên lý của máy biến áp 1 pha có 2 dây quấn W1 và W2.
Khi ta nối dây quấn sơ cấp W1 vào nguồn điện xoay chiều điện áp u1, sez có
dòng điện sơ cấp i1 chạy trong dây quấn sơ cấp W 1 . Dòng điện i1 sinh ra từ thông biến
thiên chạy trong lõi thép, từ thông này móc vòng ( xuyên qua) đồng thời với cả hai dây
quấn sơ cấp W1 và thứ cấp W2, được gọi là từ thông chính.

Trang 69
Kỹ Thuật Điện

Hình 3.23-Sơ đồ nguyên lý máy biến áp


Theo định luật cảm ứng điện từ, sự biến thiên của từ thông làm cảm ứng vào
dây quấn sơ cấp sức điện động là :
Theo định luật cảm ứng điện từ:
e1 = - W1 dΦ/dt
e2 = - W2 dΦ/dt
W1, W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
Khi máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động e 2, có dòng điện thứ
cấp I2 cung cấp điện cho tải.
Từ thông Φ biến thiên hình sin Φ = Φmax sinωt
Ta có:
e1 = - W1 dΦ/dt = 4,44 f W1Φmax sin(ωt- π/2)
e2 = - W2 dΦ/dt = 4,44 f W2Φmax sin(ωt- π/2)
trong đó :
E1=4,44 f W1 Φmax
E2 =4,44 f W2 Φmax
k = E1/ E2= W1/ W2 , k được gọi là hệ số biến áp.
Bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí ta có:
U1/ U2 ≈ E1/ E2 = W1/ W2 = k
Bỏ qua mọi tổn hao trong máy biến áp, ta có:
U2 I2≈ U1 I1 => U1/U2 ≈ I2/I1 =W1/W2 = k

3.6.6. Dòng điện Foucault và ứng dụng

Dòng điện Foucalt, hay dòng điện Phucô hoặc dòng điện xoáy, là hiện tượng
dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo
Trang 70
Kỹ Thuật Điện
thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon
Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện
cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên.

Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là lực Lorentz hay lực điện
tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn.

Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo định luật Lenz. Nó tạo
ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo
ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển
động của vật dẫn.

Dòng điện Foucault cũng là một hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến
cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất
với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều.

3.6.6.1 Vật dẫn nằm yên trong từ trường biến thiên


dòng điện
Foucalt Sự biến thiên của từ thông qua một môi trường dẫn điện làm
xuất hiện ngay trong môi trường ấy những sđđ cảm ứng. Các
dòng điện cảm ứng trong trường hợp này được gọi là dòng
điện Foucault, biến đổi một số điện năng ra nhiệt năng theo
hiệu ứng Joule – Lenz, và do đó làm tăng nhiệt độ của môi
trường.

Hình 3.24

 Xác định số điện năng bị mất đi vì dòng điện Foucault


Trong một thanh dây dẫn hình trụ tròn xoay,
bán kính a, chiều dài h và chịu tác dụng của
một cảm
ứng từ biến thiên tuần hoàn B song song
song với trục.
Suất điện động cảm ứng trong một mạch
trên mặt trụ
bán kính r là :

dφ 2 dB
ξ=- =-πr .
dt dt
Suất điện động này, sẽ tạo ra dòng điện I
chạy trong mạch điện giới hạn bởi các mặt
trụ bán kính r và r + dr (h.3.25) điện trở của
mạch này là : Hình 3.25

Trang 71
Kỹ Thuật Điện

l 2πr
R= ρ = ( ρ : điện trở suất của môi trướng).
s h.dr

Công suất nhiệt được giải phóng trong mạch là :


2
ξ h dB 2
dP = R.I = 2
= .r2 .( ) dr.
R 2ρ dt
Công suất tỏa nhiệt trên thanh dây dẫn :
a 4
πa h dB 2
P= � dP = ( ) (*)
r=0
8ρ dt
Từ(*), suy ra một định luật cơ bản : Công suất tỏa nhiệt tỉ lệ nghịch với điện
trở suất của môi trường và tỉ lệ thuận với bình phương tần số.
Lõi sắt của các máy biến thế, động cơ điện....được cuốn quanh bởi dòng điện
xoay chiều. dòng điện xoay chiều sinh ra từ trường biến thiên tuần hoàn, xuất hiện
điện trường xoáy sinh ra dòng điện Foucault trong lõi sắt. Hậu quả là lỏi sắt nóng lên
do hiệu ứng Joule- Lenz, một phần năng lượng bị hao phí vô ích và hiệu suất của các
thiết bị đó bị giảm đi.
Để giảm tác dụng có hại này, người ta không để nguyên khối, mà dùng nhiều lá
sắt mỏng sơn cách điện ghép lại. Như vậy, dòng Foucault chỉ xuất hiện trong phạm vi
từng lá mỏng. Từng lá có bề dày nhỏ nên điện trở lớn, dòng điện Foucault yếu đi rất
nhiều.
Chú ý : Các lá sắt mỏng phải ghép theo chiều cắt ngang dòng điện Foucault,
nhưng không cắt ngang đường cảm ứng từ.
Lò điện cao tần : Dòng điện Foucalt để đun nóng kim loại trong các lò điện cao
tần . Quấn quanh lò các vòng dây rồi cho dòng điện xoay chiều cao tần chạy qua.
Dòng điện cao tần sinh ra từ trường biến thiên cao tần , sinh ra dòng điện Foucault gây
nhiệt đủ lớn nung chảy kim loại trong lò. Chỉ có kim loại mới nóng chảy, còn võ lò
bằng gốm ( dòng điện Foucault không làm nóng chảy khối điện môi).
3.6.6.2. Kim loại chuyển động trong từ trường không đổi
Khi kim loại chuyển động trong từ trường thì các electron tư do bị từ trường tác
dụng lực Lorentz, khiến các electron tự do chuyển động có hướng sinh ra dòng điện
cảm ứng và cũng gọi là dòng điện Foucault, dòng điện Foucault vừa sinh ra tức thời
tác dụng lực có chiều cản trở chuyển động của vật dẫn (qui tắc bàn tay trái).
Tác dụng này được ứng dụng trong các dụng cụ đo điện từ như máy đo điện
năng, bộ phận hãm dao động trong các dụng cụ đo, trong những bộ thắng xe (phanh
xe) điện từ trong những ôtô hạng nặng.....
3.3.6.2. Ứng dụng
a) Tác hại

Trong các máy biến thế và động cơ điện, lõi sắt của chúng nằm trong từ trường
biến đổi. Trong lõi có các dòng điện Foucault xuất hiện. Do hiệu ứng Joule-Lenz, năng
lượng của các dòng Foucault bị chuyển hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng, một
phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất máy.

Trang 72
Kỹ Thuật Điện
Để giảm tác hại này, người ta phải giảm dòng Foucault xuống. Muốn vậy, người ta
tăng điện trở của các lõi. Người ta không dùng cả khối sắt lớn làm lõi mà dùng nhiều
lá sắt mỏng được sơn cách điện và ghép lại với nhau sao cho các lát cắt song song với
chiều của từ trường. Dòng điện Foucault do đó chỉ chạy trong từng lá mỏng. Vì từng lá
đơn lẻ có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn, nên cường độ dòng điện Foucault
trong các lá đó bị giảm đi nhiều so với cường độ dòng Foucault trong cả khối sắt lớn.
Vì vậy, năng lượng điện bị hao phí cũng giảm đi. Đó là lý do tại sao các máy biến thế
truyền thống thường dùng các lõi tôn silic (sắt silic) được cán mỏng bởi chúng có điện
trở suất sẽ làm giảm thiểu tổn hao do dòng Foucault; hoặc các lõi biến thế hiện nay sử
dụng các vật liệu từ mềm đặc biệt là hợp kim tinh thể nano có điện trở suất cao. Trong
kỹ thuật cao tần và siêu cao tần, người ta bắt buộc phải sử dụng lõi dẫn từ là các vật
liệu gốm ferit có điện trở suất cao làm tổn hao Foucault được giảm thiểu.

b) Lợi ích
Dòng Foucault không phải là chỉ có hại. Nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực, chẳng hạn như luyện kim, đệm từ trường, phanh từ trường ... Dưới đây liệt kê một
số ứng dụng:
 Đệm từ trường: Đặt một vật dẫn trên một từ trường tăng dần từ cao xuống thấp,
khi vật rơi xuống bởi trọng lực sẽ có từ thông qua nó tăng lên, tạo dòng
Foucault phản kháng lại sự rơi này. Nếu vật làm bằng chất siêu dẫn, có điện trở
bằng không, tạo ra dòng điện Foucault hoàn hảo (hiệu ứng Meissner), sinh ra
lực điện phản kháng đủ lớn để có thể triệt tiêu hoàn toàn trọng lực đối kháng,
cho phép tạo ra đệm từ trường, nâng vật nằm cân bằng trên không trung. Đệm
từ có thể được ứng dụng để nâng tàu cao tốc, giảm ma sát (do ma sát chỉ có
giữa thân tàu và không khí), tăng vận tốc chuyển động của tàu.
 Luyện kim: Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò điện cảm ứng, đặc biệt phù
hợp với nấu chảy kim loại trong chân không để tránh tác dụng hóa học của
không khí xung quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lò và rút không khí bên
trong ra. Xung quanh lò quấn dây điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao
chạy qua cuộn dây đó. Dòng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ trường biến đổi
nhanh, làm xuất hiện dòng điện Foucault mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ
để nấu chảy kim loại. Cuộn dây cho dòng cao tần chạy qua thường là cuộn dây
có dạng các ống rỗng, sử dụng nước làm mát ở bên trong đồng thời dòng điện
cao tần sẽ chỉ dẫn trên lớp vỏ ngoài do hiệu ứng lớp da.
 Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng): bếp từ sử dụng trong nội trợ cũng hoạt động
theo nguyên tắc tương tự. Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề
mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường
này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do
giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của
nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện
chính xác và dễ dàng hơn. Tuy nhiên bếp có thể có các hiệu ứng cảm ứng điện
từ chưa được kiểm chứng đối với sức khỏe con người.
 Đồng hồ đo điện: Trong một số loại đồng hồ đo điện, người ta ứng dụng dòng
điện Foucault để làm tắt nhanh dao động của kim đồng hồ. Người ta gắn vào
một đầu của kim một đĩa kim loại nhỏ (bằng đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này
trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim
loại cũng bị chuyển động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi làm xuất hiện trong
đĩa những dòng điện Foucault. Theo định luật Lenz, dòng điện Foucault tương

Trang 73
Kỹ Thuật Điện
tác với từ trường của nam châm gây ra lực chống lại sự chuyển động của đĩa.
Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh chóng.
 Phanh (hay thắng hay thiết bị giảm tốc): Những loại phanh theo nguyên lý trên
hiện nay được dùng làm phanh hãm cho xe tải, cần trục, tàu hỏa cao tốc, hay
thậm chí xe đẩy, xe đạp, ... Các bánh xe đều có đĩa kim loại. Khi cần giảm tốc
độ, một từ trường mạnh được đưa vào các đĩa này (ví dụ bằng cách di động một
nam châm vĩnh cửu ôm qua đĩa). Lợi điểm của phương pháp phanh này là
phanh không bao giờ bị hao mòn, giảm chi phí bảo dưỡng. Đồng thời việc điều
chỉnh lực giảm tốc cũng có thể được thực hiện chính xác hơn phanh ma sát
thông thường.
 Trong y tế: có một liệu pháp gọi là gắng sức trên xe đạp (ergometry) sử dụng
dòng điện Foucault để xác định bệnh thiếu máu cơ tim: Xe đạp có một bánh
bằng đồng nằm giữa hai cực của một nam châm điện, khi bệnh nhân đạp xe tạo
ra một dòng Foucault, sinh ra một lực cản được tính bằng Ws hay KGm. Người
bệnh ngồi trên xe đạp, đạp với các mức gắng sức tăng dần, mỗi lần thử kéo dài
từ 3 đến 5 phút, ghi lại điện tâm đồ và đo hệ số HA sau mỗi lượt thử (H là viết
tắt của hypokinesia nghĩa là giảm động, A là viết tắt của akinesia nghĩa là bất
động, dyskinesia nghĩa là loạn động).
 Máy phát điện: Dòng Foucault chạy trong kim loại chuyển động năng vật dẫn
thành năng lượng của dòng điện, do vậy cũng được ứng dụng làm máy phát
điện.
 Microphone: Tương tự như hoạt động của máy phát điện nêu trên, năng lượng
của rung động âm thanh có thể được chuyển tải thành dòng điện, mang theo
thông tin của âm thanh, dùng trong một số microphone.
 Dò kim loại: Dòng điện Foucault còn được dùng để tham dò chất lượng các
thiết bị kim loại, như ống đổi nhiệt.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


TỪ THÔNG – CẢM ỨNG TỪ

Câu 1. Véc tơ pháp tuyến của diện tích S là véc tơ


A. có độ lớn bằng 1 đơn vị và có phương vuông góc với diện tích đã cho.
B. có độ lớn bằng 1 đơn vị và song song với diện tích đã cho.
C. có độ lớn bằng 1 đơn vị và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.
D. có độ lớn bằng hằng số và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.
Câu 2. Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. độ lớn cảm ứng từ; B. diện tích đang xét;
C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ; D. nhiệt độ môi trường.
Câu 3. Cho véc tơ pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ thì khi độ
lớn cảm ứng từ tăng 2 lần, từ thông
A. bằng 0. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 4. 1 vêbe bằng
A. 1 T.m2. B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m2.
Câu 5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện;
B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của
nam châm vĩnh cửu;
C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch;

Trang 74
Kỹ Thuật Điện
D. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi.
Câu 6. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua
mạch.
B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Câu 7. Dòng điện Foucault không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ;
B. Lá nhôm dao động trong từ trường;
C. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên;
D. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault?
A. phanh điện từ;
B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên;
C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau;
D. đèn hình TV.
Câu 9. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B
= 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây
đó là
A. 0,048 Wb. B. 24 Wb. C. 480 Wb. D. 0 Wb.
Câu 10. Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường
đều. Khung dây 1 có đường kính 20 cm và từ thông qua nó là 30 mWb. Cuộn dây 2 có
đường kính 40 cm, từ thông qua nó là
A. 60 mWb. B. 120 mWb. C. 15 mWb. D. 7,5 mWb.
Câu 11. Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều. Hỏi trường hợp nào dưới
đây từ thông qua mạch biến thiên?
A. (C) chuyển động tịnh tiến
B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng chứa
mạch
C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với đường sức từ
D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này
không song song với đường sức từ
Câu 12. Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng P với
dòng điện I (hình vẽ )
Hỏi trường hợp nào dưới đây từ thông qua (C) biến thiên? (C)
A. dịch chuyển trong mặt phẳng P lại gần I hoặc ra xa I
B. dịch chuyển trong mặt phẳng P với vận tốc song song với I I
C. cố định, dây dẫn thẳng mang dòng điện I chuyển động tịnh
tiến dọc theo nó
D. quay xung quanh dòng điện thẳng I
Câu 13. Định luật Lenxơ là hệ quả của đinh luật bảo toàn
A. dòng điện B. điện tích C. động lượng D. năng lượng
Câu 14. Trong những phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a/ Từ thông là một đại lượng luôn luôn dương vị nó tỉ lệ với số đường sức đi qua
diện tích có từ thông
b/ Từ thông là một đại lượng có hướng
c/ Từ thông là một đại lượng vô hướng

Trang 75
Kỹ Thuật Điện
d/ Từ thông qua một mặt chỉ phụ thuộc vào độ lớn của diện tích mà không phụ thuộc
vào độ nghiêng của mặt
e/ Từ thông có thể dương, âm hoặc bằng không
f/ Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong mạch kín khi mạch kín chuyển động
g/ Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong mạch kín khi nam châm chuyển động
truớc mạch kín
h/ Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín
biến thiên theo thời gian

SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

Câu 1. Suất điện động cảm ứng là suất điện động


A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong
mạch kín.
C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện
cảm ứng.
Câu 2. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch.
C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch.
Câu 3. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện
dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
A. hóa năng. B. cơ năng. C. quang năng. D. nhiệt năng.
Câu 4. Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn độ trong một từ trường đều
và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5 s, cảm ứng từ của từ trường
giảm từ 1,2 T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ
lớn là
A. 240 mV. B. 240 V. C. 2,4 V. D. 1,2 V.
Câu 5. Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều
mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khi cảm ứng từ tăng từ 0,1
T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V.
thời gian duy trì suất điện động đó là:
A. 0,2 s. B. 0,2 π s. C. 4 s. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 6. Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn
ban đầu xác định. Trong thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó
khung dây xuất hiện suất điện động với độ lớn 100 mV. Nếu từ trường giảm đều về 0
trong thời gian 0,5 s thì suất điện động trong thời gian đó là
A. 40 mV. B. 250 mV. C. 2,5 V. D. 20 mV.
Câu 7. Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạch 20 cm nằm trong từ trường
đều các cạnh vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 trong
thời gian 0,1 s thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,2 A. B. 2 A. C. 2 mA. D. 20 mA.
Câu 8. Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có diện tích S = 200cm 2, ban đầu ở vị
trí song song với các đường sức của một từ trường đều có B = 0,01 T. Khung quay đều
trong thời gian 4 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn của suất điện
động cảm ứng trong khung có giá trị nào sau đây?
A. 0,5.10-5 V B. 5.10-5 V C. 0,25.10-5 V D. 2,5.10-5 V

Trang 76
Kỹ Thuật Điện
Câu 9. Khi một kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa
mạch trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong
A. 1 vòng quay B. 2 vòng quay C. ½ vòng quay D. ¼ vòng quay
Câu 10. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 10cm, đặt cố định trong một từ
trường đều có vec tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian
0,05 s, cho độ lớn của B tăng đều từ 0 đến 0,5T. Xác định độ lớn của suất điện động
cảm ứng xuất hiện trong khung.
A. 1V B. 0,1 V C. 0,01V D. 10V

HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM

Câu 1. Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch.
C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn.

Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây?
A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống; B. phụ thuộc tiết diện ống;
C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh; D. có đơn vị là H (henry).

Câu 3. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua
mạch gây ra bởi
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
B. sự chuyển động của nam châm với mạch.
C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 4. Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với


A. điện trở của mạch. B. từ thông cực đại qua mạch.
C. từ thông cực tiểu qua mạch. D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.

Câu 5. Năng lượng của ống dây tự cảm tỉ lệ với


A. cường độ dòng điện qua ống dây.
B. bình phương cường độ dòng điện trong ống dây.
C. căn bậc hai lần cường độ dòng điện trong ống dây.
D. một trên bình phương cường độ dòng điện trong ống dây.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện tăng nhanh B. dòng điện giảm nhanh
C. dòng điện có giá trị lớn D. dòng điện biến thiên nhanh

Câu 7. Một ống dây có độ tự cảm L, ống thứ hai có số vòng dây gấp đôi và tiết diện
bằng một nửa so với ống thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự
cảm của ống thứ hai là
A. L B. 2L C. L/2 D. 4L

Câu 8. Đơn vị của độ tự cảm là Henri, với 1H bằng


A. 1J.A2 B. 1J/A C. 1V.A D. 1V/A

Trang 77
Kỹ Thuật Điện

Câu 9. Một cuộn cảm có độ tự cảm 100mH, trong đó cường độ dòng điện biến thiên
đều với tốc độ 200A/s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn
bằng bao nhiêu?
A. 10 V B. 20 V C. 0,1 kV D. 2 kV

Câu 10. Dòng điện trong một cuộn cảm giảm đều từ 16 A đến 0 trong 0,01 s, suất điện
động tự cảm có độ lớn 64 V. Độ tự cảm của cuộn cảm đó là
A. 0,032 H B. 0,04 H C. 0,25 H D. 4 H

Câu 11. Cuộn cảm có L = 2 mH, trong đó có cường độ dòng điện 10 A. Năng lượng
tích luỹ trong cuộn cảm đó là bao nhiêu
A. 0,05 J B. 0,5 J C. 1 J D. 0,1 kJ
Câu 12. Ống dây 1 có cùng tiết diện với ống dây 2 nhưng chiều dài ống và số vòng
dây đều nhiều hơn gấp đôi. Tỉ sộ hệ số tự cảm của ống 1 với ống 2 là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.

Câu 13. Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số
tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là
A. 0,2π H. B. 0,2π mH. C. 2 mH. D. 0,2 mH.

Câu 14. Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và tiết
diện S thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng tiết
diện nhưng chiều dài tăng lên gấp đôi thì hệ số tự cảm cảm của ống dây là
A. 0,1 H. B. 0,1 mH. C. 0,4 mH. D. 0,2 mH.

Câu 15. Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và bán
kính ống r thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng
chiều dài nhưng tiết diện tăng gấp đôi thì hệ số từ cảm của ống là
A. 0,1 mH. B. 0,2 mH. C. 0,4 mH. D. 0,8 mH.

Câu 16. Một ống dây có hệ số tự cảm 20 mH đang có dòng điện với cường độ 5 A
chạy qua. Trong thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm
của ống dây có độ lớn là
A. 100 V. B. 1V. C. 0,1 V. D. 0,01 V.

Câu 17. Một ống dây có hệ số tự cảm 0,1 H có dòng điện 200 mA chạy qua. Năng
lượng từ tích lũy ở ống dây này là
A. 2 mJ. B. 4 mJ. C. 2000 mJ. D. 4 J.

Câu 18. Một ống dây 0,4 H đang tích lũy một năng lượng 8 mJ. Dòng điện qua nó là
A. 0,2 A. B. 2 2 A. C. 0,4 A. D. 2 A.

Câu 19. Một ống dây có dòng điện 3 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng từ
trường là 10 mJ. Nếu có một dòng điện 9 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng là
A. 30 mJ. B. 60 mJ. C. 90 mJ. D. 10/3 mJ.

Trang 78
Kỹ Thuật Điện
Câu 20. Suất điện động tự cảm 0,75 V xuất hiện trong một cuộn cảm có độ tự cảm 25
mH ; tại đó cường độ dòng điện giảm từ I xuống 0 trong 0,01 s. Tinh I
A. 0,3 A B. 3 A C. 7,5 A D. 0,75 A

BÀI TẬP TỔNG HỢP


Câu 1: Từ trường không tác dụng lực lên:
a) nam châm khác đặt trong nó
b) dây dẫn tích điện đặt trong nó
c) hạt mang điện chuyển động có hướng đặt trong nó
d) một vòng dạy mang dòng điện đặt trong nó
Câu 2: Tương tác từ là tương tác giữa:
a) nam châm với nam châm
b) dòng điện với dòng điện
c) nam châm với dòng điện
d) cả a, b và c đúng
Câu 3: Trong chân không, dòng điện I sinh ra từ trường B 0. Nếu đặt dòng điện này
trong môi trường đồng chất có độ từ thẩm µ thì cảm ứng từ B do dòng điện I sinh ra
tính bằng công thức:
a) B = B0/ µ b) B = µ2. B0
c) B = B0/ µ2 d) B = µ.B0
Câu 4: Lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động có hướng trong từ trường đều
bằng 0 khi:
a) Hạt chuyển động song song với đường cảm ứng từ.
b) Hạt chuyển động theo một đường thẳng hợp với đường cảm ứng từ một góc bất kì.
c) Hạt chuyển động theo một quỹ đạo tròn vuông góc với đường cảm ứng từ.
d) Hạt chuyển động vuông góc với đường cảm ứng từ.
Câu 5: Một dây dẫn thẳng dài uốn thành dạng như hình vẽ có dòng điện cường độ
I chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại tâm của vòng
dây có độ lớn:
a) 2(  +1)10-7.I/R b) 2(  -1)10-
7
.I/R c) 2.10-7.I/R d) 2  .10-7.I/R
Câu 6: Cho hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện cường độ I chạy qua đặt trong không
khí (như hình vẽ). Dây thứ nhất đặt trong mặt phẳng giấy, dây thứ hai đặt vuông góc
với mặt phẳng giấy. Tính độ lớn vector cảm ứng từ tại điểm D. Biết các điểm ABCD
tạo thành hình vuông cạnh a = 0,5m, I = 10A.
a) 40 2 .10-7 (T) b) 80.10-7 (T)

c) 40  2 .10-7 (T) d) 0 (T)

Trang 79
Kỹ Thuật Điện
Câu 7: Trong các thiết bị điện tử, những dây điện mang dòng điện bằng nhau, ngược
chiều thường được cuốn lại với nhau nhằm mục đích chính là:
a) Làm tăng hiệu ứng từ b) Làm giảm hiệu ứng từ
c) Làm tăng hiệu ứng điện d) Một lí do khác
Câu 8: Ống dây có chiều dài L, có dòng điện I chạy qua thì trong lòng ống dây có cảm
ứng tử B. Nếu kéo giãn cho chiều dài ống dây tăng lên 2 lần thì:
a) B tăng 2 lần b) B giảm 2 lần
c) B tăng 2 lần d) B giảm 2 lần
Câu 9: Khung dây tròn có diện tích S, có dòng điện I chạy qua thì tại tâm vòng dây có
cảm ứng tử B. Nếu giảm diện tích khung dây xuống 2 lần thì cảm ứng từ B tại tâm
vòng dây sẽ:
a) B tăng 2 lần b) B giảm 2 lần
c) B tăng 2 lần d) B giảm 2 lần
Câu 10 :Một thanh dẫn điện dài 20 cm được nối 2 đầu của nó với 2 đầu đọan mạch
điện điện trở .Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ
với vận tốc .Biết véc tơ vận tốc của thanh vuông góc với các đường
sức từ và điện trở của thanh rất nhỏ, coi vận tốc v vuông góc với thanh dẫn. Cường độ
dòng điện qua điện trở là:
a) I = 2240 mA b) I = 448 mA
c) I = 224 mA d) I = 112 mA
Câu 11: Cho hai dây dẫn đặt song song với nhau trong cùng một mặt phẳng, mang hai
dòng điện ngược chièu có cường độ lần lượt là I 1 và I2. Lực do dây dẫn 2 tác dụng lên
1m chièu dài dây dẫn 1 được tính theo biểu thức nào sau đây?
a) F = B2I2 b) F = B1I1
c) F = B2I1 d) F = B1I2
Câu 12: Trong công thức tính lực Lorentz F = qBvsinθ. Hãy chỉ ra câu sai trong
những nhận xét sau:
   
a) F luôn vuông góc với v . b) B luôn vuông góc với v .
   
c) F luôn vuông góc với B . d) v có thể hợp với B góc tùy ý.
Câu 13: Công thức B = 2  .10-7.I/R là công thức tính cảm ứng từ do khung dây tròn
sinh ra tại:
a) Tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với khung dây.
b) Tại một điểm bất kì trong mặt phẳng của khung dây.
c) Tại một điểm ngoài khung dây.
d) Tại tâm khung dây.
Câu 14: Một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều B. Để lực điện từ tác dụng

lên dây cực tiểu thì góc α giữa dây dẫn và B phải bằng:
a) 00 b) 300
c) 600 d) 900

Trang 80
Kỹ Thuật Điện
Câu 15: Khung dây MNPQ mang dòng điện I đặt trong cùng mặt phẳng với dòng điện
I1 như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây đúng?
 
a) hai lực FMN và FPQ làm thành một ngẫu lực.
 
b) hai lực FNP và FQM làm thành một ngẫu lực.
 
c) hai lực FNP và FQM cân bằng nhau.
 
d) hai lực FMN và FPQ cân bằng nhau.
Câu 16: Nam châm điện có cấu tạo như hình vẽ trên. Các cực N, S của nam châm lần
lượt ở các vị trí:
a) A, B b) B, C c) A,C d) B, D
Câu 17: Cho ba dây dẫn thẳng mang dòng điện có cùng cường độ đặt vuông góc với
mặt phẳng giấy tại ba vị trí A, B, C tạo thành tam giác vuông cân tại A. Hình vẽ nào
sau đây xa1 định đúng phương, chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thứ ba đặt tại A?

a) b) c) d)
Câu 18: Hai dây dẫn thẳng song song, có dòng điện cùng cường độ I nhưng ngược
chiều chạy qua đặt vuông góc với mặt phẳng giấy tại hai điểm A B. Dây dẫn thứ ba có
cùng cường độ I chạy qua và cũg đặt vuông góc với mặt phẳng giấy. Hải dây thứ ba
phải đặt ở đâu và có chiều như thế nào để lực từ tác dụng lên nó bằng 0?
a) Trong khoảng AB b) Ngoài khoảng AB
c) Không có vị trí nào d) Giữa AB và có chiều đi vào
Câu 19: Khung dây ABCD nằm cân bằng trong từ trường đều B nếu:
 
a) Cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung dây b) Cảm ứng từ B song song
với cạnh AB
 
c) Cảm ứng từ B song song với cạnh AD d) Cảm ứng từ B song song
mặt phẳng khung
Câu 20: Một thanh dây dẫn dài 20cm chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có B=
(T) .Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh ,vuông góc với vecơ cảm ứng
từ và có dộ lớn 5m/s.Suất điện động cảm ứng trong thanh là bao nhiêu?
a. 0,05V b. 0,05mV
c. 5mV d. đáp án khác
Câu 21: Ống dây mang dòng điện và dang hút nam châm như hình vẽ.
Xác định chiều dòng điện qua ống dây?

Trang 81
Kỹ Thuật Điện
Câu 22: Có bốn đoạn dây điện cùng mang dòng điện có cường độ I. Lực tác dụng lên
mỗi đoạn dây có độ lớn được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như thế nào?

a)
F1
<
F2
< F3 < F4 b) F1 > F2 > F3 > F4
c) F1 = F2 = F3 = F4 d) F4 < F1 < F2 < F3

Câu 23: Nhận xét nào đúng lực do từ trường B 1 và B2 tác dụng lên 1m chiều dài dây
điện mang dòng điện I
a) F1 = 2F2 b) F2 = 2F1
c) F1 = F2 d) F1 = 2
F2
Câu 24: Hạt mang điện khối lượng 1  g, điện tích q = 160  C được bắn vuông góc
với đường cảm ứng từ vào một từ trường đều có B = 1T thì hạt chuyển động theo một
quỹ đạo là một nửa đường tròn bán kính 20m.
Tính vận tốc hạt lúc được bắn vào trong từ trường?
Câu 25: Hạt mang điện dương chuyển động thẳng đều trong
một vùng không gian có cả điện trường và từ trường như hình
vẽ. Biết vận tốc hạt là 8.106m/s,
cảm ứng từ B có độ lớn 0,001T. Xác định chiều và độ lớn của điện trường E.
Câu 26: Ba thanh OA, OB, MN hợp thành một khung dây
dẫn kín, MN có thể trượt trên OA, OB. Đặt khung dây
trong từ trường B. Để dòng điện cảm ứng xuất hiện
trong khung có chiều như hình vẽ, ta có thể:
a) Giữ yên thanh MN, giảm B.
b) Giữ yên thanh MN, tăng B
c) Trượt thanh MN ra xa O, B không đổi
d) a, b đều được.
Câu 27: Cho hai vùng từ trường đều sát nhau, cảm ứng từ có chiều như hình vẽ. Hãy
cho biết ở vị trí nào không có dòng điện cảm ứng, ở vị trí nào dòng điện cảm ứng có
chiều quay theo kim đồng hồ, vị trí nào dòng điện cảm ứng ngược chiều quay kim
đồng hồ?

Trang 82
Kỹ Thuật Điện
Câu 28: Một thanh nam châm thả rơi vuông góc mặt
phẳng khung dây và đi qua tâm. Hãy xác định chiều của
dòng điện cảm ứng xuất hiện trên khung và lực tương tác
giữa nam châm và khung dây trong hai trường hơp:
a) Nam châm ở phía trên khung.
b) Nam châm rơi và ở phía dưới khung
Câu 29: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng qua R
trong mạch điện bên trong các trường hợp sau:
a) Ngay sau khi K dóng.

b) Một lúc sau khi K đóng.


c) Ngay sau khi K mở.
Câu 30: Khung dây kín quay quanh trục ox trong từ
trường đều như hình vẽ. Hỏi trong giai đoạn nào của
chuyển động quay dòng điện cảm ứng có chiều:
a) Từ P đến Q
b) Từ Q đến P
c) Bằng 0.
Câu 31: Trường hợp nào sau đây có dòng điện cảm ứng
trong khung?
a) Cho diện tích giảm đều xuống ½ và cảm ứng từ có độ
lớn tăng đều ½ và hướng không đổi trong cùng một
khoảng thời gian.
b) Chỉ đổi chiều cảm ứng từ nhưng giữ nguyên độ lớn.

c) Cho khung quay đều quanh trục đối xứng song song với B .

d) Cho khung chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều B .
Câu 32: Chọn câu sai: “Đoạn dây dẫn chuyển động trong
từ trường đều như hình vẽ. Hai đầu dây tồn tại một
hiệu điện thế là do:
a) có sự phân bố lại điện tích trên dây dẫn dưới tác
dụng của lực Lorentz.
b) các electron bị lực Lorentz kéo về một đầu, đầu còn
lại thiếu electron sẽ tích điện dương.
c) các electron bị lực Lorentz kéo về một đầu, còn Ion + kim loại bị kéo về đầu dây
dẫn còn lại.
d) Các electron ngoài chuyển động nhiệt còn tham gia chuyển động theo phương của

v nên chịu tác dụng lực Lorentz kéo về một đầu dâu dẫn.

Trang 83
Kỹ Thuật Điện
Câu 33: Một khung dây tròn bán kính , gồm vòng. Trong mỗi vòng dây có
dòng điện chạy qua. Khung dây đặt trong từ trường đều và các đường
sức từ song song với mặt phẳng khung..Momen ngẫu lực tác dụng lên khung là bao
nhiêu?
ĐS: 2,01 N.m
Câu 34 : Một thanh dẫn điện dài 30 cm được nối hai đầu với một ampe kế thành một
mạch kín có điện trở r = 0,8 . Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều
với vận tốc v, số chỉ của ampe kế là 0,5 A. Tính v ? Biết vectơ cảm ứng
từ B hợp với vectơ v một góc bằng .
ĐS: 53,33 m/s
Câu 35 : Một vòng dây dẫn phẳng dạng tròn bán kính R = 10 cm. Đặt trong từ trường
đều có cảm ứng từ . Từ trường qua vòng dây bằng . Góc hợp
bởi vectơ cảm ứng từ B và vectơ pháp tuyến n là một góc nhọn . Tính ?
ĐS : 86o
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Xác định lực từ trong các trường hợp sau:

I I
a/ b/
 
B B

c/ d/ I
+
I  
• B B

Bài 2: Một dòng điện có cường độ là 5A chạy trong một đọan dây dẫn dài 40 cm đặt
trong từ trường đều B = 4.10-6T theo phương hợp với đường sức từ một góc 30 0. Hãy
xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
Bài 3: Một dây dẫn thẳng có cường độ dòng điện là 4A chạy qua. Hãy xác định cảm
ứng từ tại điểm cách dây dẫn 30 cm.
Bài 4: Khung dây hình tròn quấn 500 vòng có cường độ dòng điện chạy qua là 3A.
Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm vòng dây. Biết bán kính của vòng dây là 2cm.
Bài 5: Một ống dây hình trụ có 1000 vòng dây dài 5cm. Cường độ dòng điện chạy qua
ống dây là 2A. Hãy xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây.
Bài 6: Hai dây dẫn thẳng dài song song đặt cách nhau 10cm trong chân không. Cường
độ dòng điện chạy trong hai dây dẫn là I1 = 2A, I2 = 4A. Hãy xác định:
a/ Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn thẳng nối liền hai dây dẫn.
b/ Những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng cộng bằng không.
Bài 7: Một electron chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 30 cm dưới tác dụng của
một từ trường đều có B = 9.10-4 T. Hãy xác định:
a/ Lực lorenxơ tác dụng lên electron.
b/ Tốc độ chuyển động của electron.
c/ Chu kỳ chuyển động của electron.

Trang 84
Kỹ Thuật Điện
Bài 8: Hai dây dẫn thẳng dài song song đặt tại hai đỉnh A, B của một tam giác vuông
tại C. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cường độ là 4A. Hãy xác định cảm ứng từ
tại đỉnh C của tam giác vuông. Biết rằng AB = 5cm, AC = 3cm, BC = 4cm.
Bài 9: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn được đặt cách nhau 5cm. Dòng điện chay trong
hai dây dẫn cùng chiều với nhau và có cường độ 11A. Xác định vectơ cảm ứng từ tại
điểm M cách mỗi dây là 3cm.
Bài 10: Một khung dây cứng đồng chất hình chữ nhật MNPQ, cạnh MN = a = 20 cm,
MQ = 10cm, đặt trong một từ trường đều, vec tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng
MNPQ. Dòng điện có cường độ 3A đi vào M và đi ra N.
a/ Biểu diễn các lực từ tác dụng lên các cạnh ?
b/ Tính độ lớn các lực trên.
c/ Xác định kực từ tổng hợp tác dụng lên toàn bộ khung dây.

Chương 4

Trang 85
Kỹ Thuật Điện
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN

4.1.KHÁI NIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU


4.1.1. Dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời
gian theo quy luật của hàm số sin(cos). i = I0 cos(ωt+ φ).
i : cường độ dòng điện tức thời (A).
I0 >0: cường độ dòng điện cực đại (A).
ω>0: Tần số góc (rad/s).
α=ωt+φ: pha của I (rad).
φ : pha ban đầu (rad).
T : chu kỳ (s).
f : tần số (Hz).
T=2Л/ ω .
4.1.2. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều

- Chu kỳ T của đại lượng hình sin là khoảng thời gian ngắn nhất để đại lượng
hình sin lặp lại về chiều và trị số. Từ hình 2.1, ta có : ωT = 2π. Vậy chu kỳ T là :

2
T= (s)

- Tần số f : là số chu kỳ của dòng điện trong một giây

1
f=
T

Đơn vị của tần số là héc, ký hiệu là Hz.

Tần số góc ω là tốc độ biến thiên của dòng điện hình sin, đơn vị là rad/s.

Quan hệ giữa tần số góc ω và tần số f là:

ω = 2 f

Trang 86
Kỹ Thuật Điện

Hình 4.1

Ví dụ 1: trên hình 4.1 vẽ điện áp xoay chiều hình sin.

Hãy xác định chu kỳ T và tần số f.

Lời giải: Chu kỳ T của điện áp được xác định một cách dễ dàng từ điểm trị số 0
tới thời điểm 0 liền sau đó.

T = 1μs

Tần số của điện áp

1
f= 6
= 10 6 Hz
1.10

Ví dụ 2:

Dòng điện xoay chiều trong sản suất và sinh hoạt ở nước ta có tần số f = 50Hz.

Tính chu kỳ T và tần số góc ω.

Lời giải:

Chu kỳ của dòng điện

1 1
T= = = 0,02s
f 50

Tần số góc của dòng điện

ω = 2πf = 2π.50 = 314rad/s

4.1.3 Dòng điện xoay chiều hình sin

Dòng điện xoay chiều hình sin là dòng điện biến đổi một cách chu kỳ theo quy
luật hình sin với thời gian, được biểu diễn bằng đồ thị hình sin trên hình 3.2

Trang 87
Kỹ Thuật Điện
i = Imax sin (ωt + ψ1)

Hình4.2

 Dạng tổng quát của đại lượng hình sin


Trị số của đại lượng hình sin ở một thời điểm t gọi là trị số tức thời và được biểu diễn
dưới dạng tổng quát là :

x = Xmsin(ωt + Ψx)

Ví dụ, đại lượng hình sin là :

Dòng điện: i = Imsin(ωt + Ψi)

Điện áp : u = Umsin(ωt + Ψu)

Sđđ : e = Emsin(ωt + Ψe))

4.1.4. Các đại lượng đặc trưng của dòng điện hình sin.

1. Biên độ của đại lượng dòng điện hình sin I max : Giá trị cực đại của đại lượng dòng
điện hình sin, nó nói lên đại lượng hình sin đó lớn hay bé. Để phân biệt, trị số tức thời
được ký hiệu bằng chữ in thường i , biên độ được ký hiệu bằng chữ in hoa I max( hay
Im).

2. Góc pha (ωt + Ψi) (hay còn gọi là pha) là xác định chiều và trị số của đại lượng
dòng điện hình sin ở thời điểm t nào đó.

3. Pha ban đầuΨi : xác định chiều và trị số của đại lượng dòng điện hình sin ở thời
điểm t = 0. Hình 4.3 vẽ đại lượng dòng điện hình sin với pha ban đầu bằng 0.

Trang 88
Kỹ Thuật Điện

Hình 4.3

3. Chu kỳ T của đại lượng dòng điện hình sin là khoảng thời gian ngắn nhất để đại
lượng hình sin lặp lại về chiều và trị số. Từ hình 2.1, ta có : ωT = 2π. Vậy chu kỳ T
là :

2
T= (s)

+ Tần số f : Số chu kỳ của đại lượng hình sin trong một giây. Đơn vị của tần số
là Hertz, ký hiệu là Hz.

1
f= (Hz)
T

+ Tần số góc ω (rad/s): Tốc độ biến thiên của góc pha trong một giây.

ω = 2πf (rad/s)

Lưới điện công nghiệp của nước ta có tần số f = 50Hz. Vậy chy kỳ T = 0,02s và
tần số góc là ω = 2πf = 2π.50 = 100π rad/s.

4.1.5. Pha và sự lệch pha

Ở trên ta đã xét biểu thức trị số tức thời của dòng điện:

i = Imsin(ωt + Ψi)

Một cách tương tự, ta có biểu thức trị số tức thời của điện áp:

u = Umsin(ωt + Ψu)

Trong đó Um , Ψu – biên độ, pha ban đầu của điện áp. Điện áp và dòng điện biến
thiên cùng tần số, song phụ thuộc vào tính chất mạch điện, góc pha của chúng có thể

Trang 89
Kỹ Thuật Điện
không trùng nhau, người ta gọi giữa chúng có sự lệch pha. Góc φ thường được dùng
để ký hiệu góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện.

φ = Ψu - Ψi

Ví dụ, ta có điện áp u = U msin(ωt + Ψu) có pha ban đầu ψu > 0 và dòng điện i =
Imsin(ωt + Ψi) có pha ban đầu ψi < 0 được trình bày trên hình 4.4a.

Hình 4.4

Góc lệch pha của điện áp và dòng điện là :

ϕ = Ψu - Ψi

Nếu: ϕ > 0: điện áp vượt trước dòng điện một góc là ϕ (hình 4.4a).

ϕ < 0: điện áp chậm sau dòng điện một góc là ϕ.

ϕ = 0: điện áp và dòng điện trùng pha nhau (hình 4.4b).

ϕ = ±1800: điện áp và dòng điện ngược pha nhau (hình 4.4c).

ϕ = ± 900: điện áp và dòng điện vuông pha nhau

4.1.6. Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin bằng đồ thị vectơ

Đại lượng hình sin tổng quát x(t) = X msin(ωt + ψ) gồm ba thông số: biên độ X m,
tần số góc ω và pha ban đầu ψ. Các thông số như thế được trình bày trên hình 3.5a

bằng một vectơ quay Xm có độ lớn Xm, hình thành từ góc pha (ωt + ψ) với trục hoành.
Hình chiếu vectơ lên trục tung cho ta trị số tức thời của đại lượng hình sin.

Trang 90
Kỹ Thuật Điện

Hình 4.5

Vectơ quay ở trên có thể biểu diễn bằng vectơ đứng yên (tức là ở thời điểm t =
0) như hình 4.5b. Vectơ này chỉ có hai thông số, biên độ và pha ban đầu, và được ký
hiệu :

Xm = X m 

Ký hiệu Xm chỉ rõ vectơ tương ứng với đại lượng hình sin x(t) = X msin(ωt+ψ)
 
và ký hiệu Xm = Xm  có nghĩa là vectơ Xm có biên độ Xm và pha ban đầu ψ. Vậy,
nếu ω cho trước thì đại lượng hình sin hoàn toàn xác định khi ta biết biên độ (hay trị
hiệu dụng X) và pha ban đầu. Như vậy đại lượng hình sin cũng có thể biểu diễn bằng

vectơ có độ lớn bằng trị hiệu dụng X và pha ban đầu ψ, như Xm = X m 

Ví dụ 1: Cho dòng điện I = 2 .6sin(ωt + 400) A;

và điện áp u = 2 .10sin(ωt – 600) V

Biểu diễn chúng sang dạng vectơ như hình 4.6:


 o
I
= 6 40 A
 o
U
= 10   60 V

Trang 91
Kỹ Thuật Điện
Hình 4.6 Biểu diễn dòng điệnvà điện áp hình sin bằng vectơ

Ta thấy ψ > 0, vectơ được vẽ nằm trên trục hoành, còn ψ < 0, vectơ nằm dưới
trục hoành ( góc pha âm, dương được quy ước như hình 4.7).

Hình 4.7

Ví dụ 2:

Tính dòng điện i3 trong hình 4.8a. Cho biết trị số tức thời i1 = 16 2 sinωt;

i2 = 12 2 sin(ωt + 900).

Trang 92
Kỹ Thuật Điện

Hình 4.8a Hình 4.8b

Lời giải:

Áp dụng định luật Kirchooff 1 tại nút ta có

i3 = i1 + i2

Ta không cộng trực tiếp trị số tức thời đã cho, mà biểu diễn chúng thành vectơ (
hình 4.8b)
  
I = I1 + I2

Trị số hiệu dụng của dòng điện I3 là:

I3 = 12 2  16 2 = 20A

Góc pha của dòng điện i3 là:

Trang 93
Kỹ Thuật Điện
12
Tgψ3 = = 0,75
16

Ψ3 = 36.870

Biết được trị số hiệu dụng I và góc pha đầu ψ1 ta xác định dễ dàng trị số tức
thời.

Trị số tức thời dòng điện i3

i3 = 20 2 sin(ωt + 36,870)

Việc ứng dụng vectơ để biểu diễn các đại lượng và các quan hệ trong mạch điện
cũng như để giải mạch điện sẽ được đề cập trong các mục tiếp theo.

4.2. GIẢI MẠCH XOAY CHIỀU KHÔNG PHÂN NHÁNH

4.2.1. Giải mạch xoay chiều thuần trở, thuần cảm và thuần dung

a. Dòng điện sin trong nhánh thuần điện trở R

Giả sử cho qua nhánh thuần trở R dòng điện i = 2I sinωt (hình 4.9). Dòng điện i
quan hệ với điện áp uR theo định luật Ohm:

uR = Ri

=R 2 Isin ωt = 2 UR sin ωt

Từ công thức trên ta suy ra rằng:

- Về trị số hiệu dụng, điện áp gấp dòng điện R lần:

UR = RI

- Về trị số góc lệch pha: điện áp và dòng điện trùng pha nhau

Trang 94
Kỹ Thuật Điện
Hình 4.9

 Quá trình năng lượng

Vì u và i cùng pha, cùng chiều, do đó công suất tiếp nhận luôn đưa từ nguồn
đến và tiêu tán hết. Thật vậy, công suất tức thời là:

pR = u.i = 2URI sin2ωt

pR = URI [1 - cos2ωt ]

Ta thấy công suất tức thời không


cho phép ta tính dễ dàng năng lượng tiêu
tán trong trong một thời gian hữu hạn, vì
vậy ta đưa ra khái niệm công suất tác
dụng, nó là trị số trung bình của công
suất tức thời trong chu kỳ T:
T
1
P=
T  Pdt
0

Tính cho nhánh thuần trở, ta thấy công suất tác dụng tiêu tán trên R:
T
1
P=
T  PR dt = URI = RI2
0

Ví dụ:

Một bàn là điện có điện trở R = 48,4Ω , đầu vào nguồn điện xoay chiều điện áp

U = 220V. Tính trị số dòng điện hiệu dụng I và công suất điện bàn là tiêu thụ. Vẽ đồ

thị vectơ dòng điện, điện áp.

Lời giải:

Trị số hiệu dụng của dòng điện

U 220
I= = = 4,54A
R 48,4

Công suất điện bàn là tiêu thụ Hình 4.10

Trang 95
Kỹ Thuật Điện
P = RI2 = 4,84.4,542  1000 W

Đồ thị vectơ vẽ trên hình 4.10, trong đó dòng điện trùng pha điện áp.

b. Dòng điện sin trong nhánh thuần cảm L

Ta xét một cuộn dây thuần điện cảm L hình 4.11a ( coi điện trở R của cuộn dây
bằng không). Khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây, sẽ có từ thông biến
thiên xuyên qua cuộn dây, trong cuộn dây sẽ cảm ứng sức điện động tự cảm e L và giữa
2 cực của cuộn dây sẽ có điện áp cảm ứng uL:

di
uL = L
dt

Nếu dòng điện i = I 2 sinωt thì

uL = L

d I 2 sin t 
= ωLI 2 cosωt
dt

   
= ωLI 2 sin  t   = U L 2 sin t  
 2  2

So sánh biểu thức của i và uL ta thấy:

- Quan hệ giữa trị số hiệu dụng cảu điện áp và dòng điện :

UL UL
UL = ωLI hoặc I= =
L X L

Đại lượng ωL có thứ nguyên của điện trở, được gọi là cảm kháng X L có đơn vị
là Ôm (Ω)

XL = ωL

Về trị số hiệu dụng: UL = XLI

Về góc lệc pha: Dòng điện I và điện áp u L cùng tần số song điện áp vượt trước
dòng điện một góc π/2 ( hình 4.11b)

Trang 96
Kỹ Thuật Điện
Hình 4.11a Nhánh thuần cảm Hình 4.11b

Hình 4.11c

 Quá trình năng lượng

Công suất tức thời trong nhánh thuần cảm :

pL = uL i =2UL cosωt .2Isin ωt

= ULI sin2ωt

Do điện áp u và dòng điện i lệch pha nhau một góc π/2 nên ta thấy rằng ở phần
tư chu kỳ đầu u và i cùng chiều (p L > 0), lại tiếp 1/4 chu kỳ sau chúng ngược chiều
nhau (pL < 0), .. tức là cứ 1/4 chu kỳ đưa năng lượng từ nguồn đến nạp vào từ trường
điện cảm, lại tiếp theo 1/4 chu kỳ phóng trả năng lượng ra ngoài (hình 4.11c). Vậy
năng lượng điện từ dao động với tần số 2ω, tích phóng và không tiêu tán, nghĩa là
công suất tác dụng P = 0.

Công suất phản kháng điện cảm QL :

QL = ULI = XLI2 (VAR)

Ví dụ : Một cuộn dây thuần điện cảm L = 0,015H đóng vào nguồn điện có điện

 
áp u = 100 2 sin  314t  V .
 3

Tính trị số hiệu dụng I và góc pha đầu dòng điện Ψ 1. Vẽ đồ thị vectơ dòng điện,
điện áp.

Lời giải:

Điện kháng của cuộn dây

Trang 97
Kỹ Thuật Điện
XL = ωL = 314.0,015 = 4,71Ω

U 100
Trị số hiệu dụng của dòng điệnI = X = 4,71 = 21,23A
L

Góc pha đầu của dòng điện

   
Ψi = Ψ u - =  =
2 3 2 6

Trị số tức thời của dòng điện

 
i = 21,23 2 sin  314t  A Hình 4.12
 6

Đồ thị vectơ dòng điện, điện áp vẽ trên hình 4.12

c. Dòng điện hình sin trong nhánh thuần dung C

Khi ta đặt điện áp xoay chiều lên một tụ điện thuần dung C ( hình 3.13a) điện
áp trên tụ điện là uC.

uC = UC 2 sin ωt

Tụ điện được nạp điện tích dq = CduC và dòng điện chạy qua tụ điện là :

dq CduC Cd
dt
=
dt
=
dt

U C 2 sin t 
i=
 
= CU C 2 cos t = I 2 sin  t  
 2

So sánh biểu thức dòng điện và điện áp ta thấy :

- Quan hệ giữa trị số hiệu dụng của dòng điện và điện áp là :

UC UC
=
I = ωCUC = 1 XC
C

UC = I.XC

1
XC =
C

1
Đại lượng XC = có thứ nguyên điện trở (Ω) gọi là điện kháng điện dung.
C

Trang 98
Kỹ Thuật Điện

a) b) c)

Hình 4.13

Dòng điện và điện áp có cùng tần số, song điện áp uC chậm sau dòng điện I một

 
góc pha ( hoặc dòng điện i vượt quá điện áp uC một góc ) hình 4.13b
2 2

Đồ thị vectơ dòng điện và điện áp vẽ trên hình 4.13c.

 Quá trình năng lượng

Công suất tức thời trong nhánh thuần dung :

pc = uc i =- 2 Uccosωt. 2 Isinωt

= -2UcIsinωt. cosωt

pc = - UcIsin2ωt = QC sin2ωt

trong đó, biên độ dao động công suất Q gọi là công suất phản kháng của điện
dung, bằng:

Qc = -Uc I = - XcI2

Sơ đồ mạch điện được vẽ như hình 4.14

Trang 99
Kỹ Thuật Điện
Hình 4.14

Ví dụ:

Trị số tức thời của dòng điện chạy qua tụ điện có điện dung

 
C = 2.10-3F là i = 100 2 sin  314t  A
 4

Tính trị số hiệu dụng và pha ban đầu của điện áp đặt lên tụ điện.

Lời giải:

Dung kháng của tụ điện:

1 1
= = 1.59
XC = C 314.2.10 3

Trị số hiệu dụng điện áp trên tụ điện

UC = XCI = 1,59.100 = 159V

Góc pha ban đầu của điện áp trên tụ điện là:

   
Ψu = Ψ i - =  =-
2 4 2 4

Đồ thị vectơ dòng điện, điện áp vẽ trên hình 4.15

Hình 4.15

4.2.2 Giải mạch xoay chiều RLC.

Trang 100
Kỹ Thuật Điện
Khi cho dòng điện i = 2 sin t chạy trong nhánh có L, R, C mắc nối tiếp, sẽ
 
gây ra điện áp rơi trên điện trở uR, trên điện cảm U L  U C uL, trên điện dung uC ( hình
4.16a).

UL
R i M
uR i
~ uL L
uC  
O
I
N
C

UC
a) b)
Hình 4.16
Trị số tức thời của điện áp u ở hai đầu của nhánh là :
u= uR + uL + uC
Biểu diễn bằng vectơ ta có :
   
U = U R  U L  UC

Để vẽ đồ thị vectơ của mạch, trước hết ta vẽ vecto dòng điện I trùng với trục ox pha
ban đầu của dòng điện đã cho Ψi = 0 ), sau đó, dựa vào các quan hệ vexto trong các

nhánh thuần R, L, C vẽ vectơ UR có độ lớn UR = RI và trùng pha với dòng điện, vectơ
  
UL có độ lớn UL = XLI và vượt trước I một góc 900. vectơ UC có độ lớn UC = XCI
   
và chậm sau I một góc 900 . Tiến hành cộng hình học các vectơ UR , UL , UC ta

được vectơ U (hình 4.16b).
Từ tam giác vuông OMN ta có :
Trị số hiệu dụng của điện áp
2
U R  (U L  U C ) 2 = ( RI ) 2  ( X L I  X C I ) 2
U = OM =
= R 2  ( X L  X C ) 2 .I = zI
 
Góc lệch pha giữa điện áp U và dòng điện I là :
U L  UC ( X L  X C )I X L  X C
Tgφ = = =
UR RI R

XL  XC
 = arctg
R

Trang 101
Kỹ Thuật Điện
Ta có kết luận sau :
- Quan hệ giữa trị số hiệu dụng của điện áp và dòng điện trong nhánh R, L, C nối
tiếp là :
U
U = zI hoặc I=
z

Trong đó z= R 2  ( X L  X C )2

Gọi là tổng trở của nhánh R, L, C nối tiếp.


1
X = XL – XC = ωL - gọi là điện kháng
C
- Góc lệch pha φ giữa điện áp và dòng điện là :
XL  XC
 = arctg
R
Khi XL > XC nhánh có tính cảm, φ > 0, điện áp vượt trước dòng điện.
Khi XL < XC nhánh có tính dung, φ < 0, điện áp chậm sau dòng điện.
Khi XL = XC, X = XL – XC = 0, φ = 0, điện áp trùng pha với dòng điện, nhánh R, L, C
lúc này có hiện tượng cộng hưởng nối tiếp, dòng điện trong mạch có trị số lớn nhất

U
I = và trùng pha với điện áp ( hình 4.17)
R

Hình 4.17
Nếu mạch có XL=XC >> R thì trị số hiệu dụng điện áp UL , UC lớn hơn điện áp U rất
nhiều.
1
Điều kiện để cộng hưởng nối tiếp là : L =
C
1
Tần số góc cộng hưởng là  =
LC

4.2.3 Giải mạch có nhiều phần tử mắc nối tiếp


Ví dụ : Cho mạch điện có R, L, C nối tiếp (hình 4.18a)biết điện áp đầu cực của
nguồn u = 10 2 sinωt.

Trang 102
Kỹ Thuật Điện
Tính dòng điện I và điện áp trên các phần tử U R, UL, UC . Vẽ dồ thị vectơ mạch
điện.
Lời giải : Tổng trở của mạch điện có R, L, C nối tiếp

a) b)
Hình 4.18
z= R2  ( X L  X C )2 = 752  (25  60) 2 = 82,8

Dòng điện I chạy trong mạch


U 10
I = = = 0,121A
z 82,8

Điện áp trên các phần tử


UR = RI = 75.0,121 = 9,08V
UL = XLI =25.0,121 = 3,03V
UC = XCI = 60.0,121 = 7,27V
Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện :
X L  X C 25  60
tg = = = 0,466
R 75
φ = -250
φ < 0 cho ta biết dòng điện vượt trước điện áp.
Để vẽ đồ thị vectơ( hình 3.18b)trước hết vẽ vectơ điện áp trùng với trục ox (Ψ u = 0)
  
sau đó vẽ vectơ dòng điện I vượt trước điện áp U một góc 250. Vectơ UR trùng
   
pha với I , vectơ UL vượt trước I một góc 900, vectơ UC chậm sau dòng điện
    
I một góc 900. Chú ý : U = U R +U L +U C

4.2.4. Công suất và hệ số công suất trong mạch xoay chiều

Trong mạch điện R, L, C nối tiếp có 2 quá trình năng lượng sau:
- Quá trình tiêu thụ điện năng và biến đổi sang dạng năng lượng khác (tiêu tán,
không còn tồn tại trong mạch điện). Thông số đặc trưng cho quá trình này là điện trở
R.
Trang 103
Kỹ Thuật Điện
- Quá trình trao đổi, tích lũy năng lượng điện từ trường trong mạch. Thông số đặc
trưng cho quá trình này là điện cảm L và điện dung C.
Tương ứng với 2 quá trình trên người ta đưa ra các khái niệm công suất tác
dụng P và công suất phản kháng Q.
4.2.4.1. Công suất tác dụng P
Công suất tác dụng P là công suất điện trở R tiêu thụ, đặc trưng cho quá trình
biến đổi điện năng sang nhiệt năng, quang năng,..
P = RI 2
Từ giản đồ vector cho thấy:
U R = RI = U cos 

Suy ra:
P = RI 2 = U R I = UI cos 
Công suất tác dụng là công suất trung bình trong một chu kỳ.
Đơn vị của công suất tác dụng là Oát,kí hiệu là W.
4.2.4.2. Công suất phản kháng Q
Để đặc trưng cho cường độ quá trình trao đổi, tích lũy năng lượng điện từ trường,
người ta đưa ra khái niệm công suất phản kháng Q.
Q = Z LC I 2 = ( Z L  Z C ) I 2

Từ giản đồ vector:
U LC = Z LC I = U sin 

Suy ra, công suất phản kháng Q:


Q = Z LC I 2 = U LC I = UI sin 

Công suất phản kháng của điện cảm QL:


QL = Z L I 2
Công suất phản kháng của điện dung QC:
QC =  Z C I 2

Đơn vị của công suất phản kháng là: VAr.


4.2.4.3. Công suất biểu kiến S
Để đặc trưng cho khả năng của thiết bị và nguồn thực hiện 2 quá trình năng lượng
ở trên, người ta đưa ra khái niệm công suất biểu kiến:
S = UI = P2  Q2

Suy ra:
P = UI cos  = S cos 

Q = UI sin  = S sin 

Đơn vị của công suất biểu kiến S là: Volt Ampe , Kí hiệu :VA.

Trang 104
Kỹ Thuật Điện
Như vậy, cực đại của công suất tác dụng (khi cos  = 1 ) và cực đại công suất phản
kháng (khi sin  = 1 ) là công suất biểu kiến S.
Trên các nhãn của máy biến áp, máy phát điện người ta thường ghi công suất biểu
kiến S định mức.
4.2.4.4. Hệ số công suất trong mạch xoay chiều
Với một nhánh có thông số R, L, C đã cho ở tần số nhất định sẽ có thông số
(r, x) góc lệch pha xác định do đó hệ số công suất xác định :
R R P P
cos  = = = =
Z R X
2 2 S P  Q2
2

Nó là sự phối hợp các vùng năng lượng P, Q khác nhau về bản chất. Nó là chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng về mặt năng lượng. Có thể thấy điều đó qua phân tích
sau :
Pt
I =
U cos 

Pt , U xác định với một tải, từ đây thấy nếu cosϕ càng nhỏ → dòng I càng lớn
gây mất mát năng lượng Jun và tụt áp đường dây càng lớn. Ngoài ra I càng lớn thì đòi
hỏi tiết diện dây phải lớn làm tăng khối lượng dây dẫn → kém kinh tế.
Mặt khác khi cosϕ thấp máy phát phải cấp ra một dòng điện I lớn mà vẫn không
phát ra được nhiều công suất tác dụng, đường dây phải truyền tải một dòng lớn mà
công suất truyền tải không lớn.
Từ P = Scosϕ thấy rằng cosϕ càng lớn thì công suất tác dụng P càng gần S và
ngược lại cosϕ càng nhỏ thì P càng nhỏ so với S nên việc sử dụng thiết bị kém hiệu
quả.
Như vậy cosϕ thấp có hại về kinh tế, kỹ thuật nên khi tính toán, thiết kế, chọn
lựa, lắp đặt thiết bị điện phải bảo đảm cosϕ trong khoảng giá trị cho phép nếu không
đạt thì phải tìm mọi biện pháp nâng cao hệ số cosϕ của mỗi TBĐ, mỗi phân xưởng và
mỗi nhà máy.
4.2.5. Cộng hưởng điện áp

Mạch cộng hưởng là mạch điện trong đó xuất hiện hiện tượng cộng hưởng.
Cộng hưởng xảy ra trong mạch tại tần số mà ở đó (tổng) điện kháng X(ω) của mạch
triệt tiêu.
Khi cộng hưởng, X= 0 nên Q= 0 (mạch không phóng, tích năng lượng với mạch ngoài,
mà chỉ nhận vừa đủ công suất tác dụng để bù tổn hao bên trong mạch).
Khi X=0 ,dẫn đến góc lệch pha φ=0 (dòng và áp cùng pha).
Khi trong mạch nối tiếp R-L-C có tần số của nguồn ω bằng tần số dao động riêng

1
của mạch ω = ta nói trong mạch có cộng hưởng áp. Khi đó xL = xC (ở tần số ω0)
LC

Trang 105
Kỹ Thuật Điện
nên x = xL - xC = 0, ϕ = 0 nghĩa là cộng hưởng áp tổng trở R = Z, góc lệch pha giữa áp,

dòng ϕ = 0 → áp và dòng trùng pha U/I = R = z = z min . Lúc này dòng điện trong
nhánh đạt giá trị cực đại I = Imax = U/R. Toàn bộ điện áp của mạch đặt lên điện trở R,
UR = U. Trạng thái cộng hưởng áp xem như trạng thái mạch ở đó điện kháng đầu vào
bằng 0. Đồ thị vectơ của áp, dòng khi cộng hưởng áp như hình 4.19

Hình 4.19
     
Phương trình áp : U = U R + U L +UC , do XL = XC nên UL , UC ngược pha nhau
   
UL + UC = 0 <=> U L = - U C nên UR = I.R<< UL = UC = I.xL = I.xC dẫn tới áp đặt
vào thường có trị số khá nhỏ U = U R << UL = UC so với điện áp lấy ở cuộn dây U L hoăc
ở tụ điện UC. Hiện tượng cộng hưởng áp có thể được sử dụng để khuếch đại áp khi
cần, như mạch rađio...Hiện tượng cộng hưởng xuất hiện khi hoặc thay đổi tần số
nguồn hoặc thay đổi L hoặc C để đạt quan hệ :
x = xL - xC
1 L
Khi cộng hưởng thì 0 L = = = không phụ thuộc tần số, ký hiệu ρ gọi là
0C C

U L U C I 
tổng trở đặc tính của mạch vòng. Tỉ số : = = = = Q gọi là hệ số phẩm chất
U U RI R
của vòng dao động L - C.

Nếu như khi cộng hưởng có dòng i = Imsin(ω0t + Ψ1), uC = UCmsin(ω0t + Ψ1 – π/2)

Thì tổng năng lượng của từ trường và điện trường liên quan đến cảm và dung là WM +

Li 2 Cu 2 LI 2 m sin 2 ( 0t   1 ) CU 2 Cm cos 2 (0 t  1 )


W =
E  = 
2 2 2 2
LI 2 m L( 0 CU Cm ) 2 CU 2 Cm 2
LI m CU 2 Cm
Vì = = nên W + W =
M E  = CU 2 Cm = const
2 2 2 2 2

Tức là tổng năng lượng không phụ thuộc vào thời gian, nên sự giảm (hay tăng) của áp

trên dung và sự giảm năng lượng của điện trường sẽ làm tăng ( hay giảm) dòng năng
Trang 106
Kỹ Thuật Điện

lượng cảu từ trường và ngược lại. Năng lượng mạch nhận từ nguồn sau một chu kỳ T

là :

RI 2 mT
2 2 2 2
W = PT = I RT = , Q = I X = 0 = I XL – I C chứng tỏ hai kho không trao đổi
2

năng lượng với bên ngoài mà trao đổi nội tại với nhau hết.
4.3. GIẢI MẠCH XOAY CHIỀU PHÂN NHÁNH

4.3.1 Giải mạch bằng phương pháp đồ thị véctơ (Phương pháp Fresnel)

Ở trên ta đã biểu diễn điện áp, dòng điện bằng đường hình sin, cách biểu diễn
này cũng như biểu thức giải tích trị số tức thời, giúp ta thấy rõ quy luật biến thiên,
song sử dụng để tính toán sẽ không thuận tiện, vì thế ta đưa vào cách biểu diễn bằng
vecto.
Từ biểu thức trị số tức thời dòng điện :
i = Imsin(ωt + Ψ1) = I 2 sin(ωt + Ψ1)
Ta thấy khi tần số đã cho, nếu biết trị số hiệu dụng I và pha ban đầu Ψ 1 , thì dòng điện i
hoàn toàn xác định.
Từ toán học, vecto được đặc trưng bởi độ dài ( độ lớn, mô đun) và góc ( acgumen), từ
đó ta có thể dùng vecto để biểu diễn dòng điện hình sin (hình 4.20) như sau :
Độ dài của vecto biểu diễn trị số hiệu dụng.
Góc của vecto với trục ox biểu diễn góc pha đầu. Ta ký hiệu như sau :

Vecto dòng điện : I = I  i

Vecto điện áp : U = Uu

Ví dụ: Hãy biểu diễn dòng điện, điện áp bằng vecto và chỉ ra góc lệch pha φ, cho biết :
I = 20 2 sin(ωt – 100) A
U = 100 2 sin(ωt +400) V.

Trang 107
Kỹ Thuật Điện

Hình 4.20
Lời giải :

Vecto dòng điện I

I = 20  10 0

Vecto điện áp U

U = 10040 0

Chọn tỷ lệ xích cho dòng điện, và tỷ lệ xích cho điện áp, sau đó biểu diễn chúng bằng
vecto trên hình 4.21. Chú ý góc pha dương, âm được xác định theo quy ước trên hình
4.20
 
Góc lệch pha φ giữa điện áp và dòng điện là góc giữa 2 vecto U và I .

Phương pháp biểu diễn vecto giúp ta dễ dàng cộng hoặc trừ các đại lượng dòng điện,
điện áp xoay chiều hình sin.

Hình 4.21
Ví dụ : Tính dòng điện i3 trong hình 4.22a. Cho biết trị số tức thời i 1 = 16 2 sinωt; i2 =
12 2 sin(ωt + 900).
Lời giải: áp dụng định luật Kirchooff 1 tại nút ta có :
i3 = i1 + i2

Trang 108
Kỹ Thuật Điện

a) b)
Hình 4.22
Ta không cộng trực tiếp trị số tức thời đã cho, mà biểu diễn chúng thành vecto (hình
4.22b)

I1 = 160 0

I 2 = 1290 0

Rồi tiến hành cộng vecto


  
I = I1  I 2

Trị số hiệu dụng của dòng điện là :


I3 = 12 2  16 2 = 20 A

Góc pha của dòng điện I3 là :


12
tgΨ3 = = 0,75
16

Góc Ψ3 = 36,870
Biết được trị số hiệu dụng I và góc pha đầu Ψ1 ta xác định dễ dàng trị số tức thời.
Trị số tức thời dòng điện i3
I3 = 20 2 sin(ωt + 36,870)
Việc ứng dụng vecto để biểu diễn các đại lượng và các quan hệ trong mạch điện cũng
như để giải mạch điện sẽ được đề cập trong các mục tiếp theo.
4.3.2. Giải mạch bằng phương pháp tổng dẫn

a) Tam giác dòng điện nhánh


Ta xét nhánh gồm điện trở R và điện kháng X đặt vào điện áp U ( hình 4.23a) . Dòng
điện nhánh I lệch với điện áp một góc φ ( hình 4.23b). Phân tích dòng điện này thành 2
thành phần:

Trang 109
Kỹ Thuật Điện

a) c)

b) d)
Hình 4.23 Thay thế nhánh bởi các thành phần dòng điện
Và tam giác dẫn điện
- Thành phần IR đồng pha với điện áp gọi là thành phần tác dụng của dòng điện.

U R R
IR = Icosφ = . = U 2 = Ug
Z Z Z
Ở đây, g gọi là điện dẫn tác dụng của nhánh :
R R
g= = 2
Z 2
R X2
- Thành phần IX lệch pha với điện áp một góc 900, gọi là thành phần phản kháng
của dòng điện :

U X X
IX = Isinφ = . = U 2 = Ub
Z Z Z
Ở đây, b gọi là điện dẫn phản kháng của nhánh :
X X
b= = 2
Z 2
R X2
Tam giác ABC (hình 4.23b) có hai cạnh là hai thành phần dòng điện nhánh, còn cạnh
huyền chính là dòng điện nhánh được gọi là tam giác dòng điện nhánh. Từ tam giác
dòng điện nhánh, ta có :

Trang 110
Kỹ Thuật Điện

I = I 2R  I 2 X
IX
tg =
IR

Về mặt vecto dòng điện nhánh I là tổng hai vecto thành phần :
  
I = IR  IX

Từ đó, ta có thể thay thế nhánh R – X (hình 4.23a) bởi sơ đồ tương đương gồm hai
nhánh song song, một nhánh thuần tác dụng g và một nhánh thuần phản kháng b (hình
4.23c).
Đem chia cả ba cạnh của tam giác dòng điện ABC ( hình 4.23b) cho điện áp U, ta
được tam giác mới, đồng dạng có ba cạnh lần lượt là ( hình 4.23d) :
- Cạnh huyền là tổng dẫn nhánh :
I
=y
U

- Hai cạnh góc vuông là các thành phần điện dẫn :


IR
= g là điện dẫn tác dụng
U
IX
= b là điện dẫn phản kháng
U
Vì thế tam giác này gọi là tam giác điện dẫn . Từ tam giác điện dẫn, ta có các quan
hệ :
b
y= g 2  b2 ; tg =
g
g = y cos  ; b = y sin 

Công suất nhánh tiếp nhận :


P = UI.cosφ = UIR = U2g
Q = UI.sinφ = UIX = U2b
S = UI = U2y
Ví dụ : Một nhánh có R = 3Ω; X = 4 Ω đặt vào điện áp xoay chiều U = 10V. Tính
các thành phần của tam giác điện dẫn, tam giác dòng điện và tam giác công suất.
Giải:
Tổng trở nhánh :
Z= R 2  X 2 = 32  4 2 = 5

Điện dẫn tác dụng và phản kháng :

Trang 111
Kỹ Thuật Điện
R 3
g= 2
= 2 = 0,12( simen)
Z 5
XL 4
b = bL = = = 0,16( simen)
Z 2 52
Tổng dẫn nhánh :
1 1
y= = = 0,2( simen)
Z 5

( hoặc y= g 2  b2 = 0,12 2  0,16 2 = 0,2( simen)

Dòng điện nhánh :


I = Uy = 10.0,2 = 2A
Thành phần tác dụng và thành phần phản kháng của dòng điện :
IR = Ug = 10.0,12 = 1,2A
IX = Ub = 10.0,16 = 1,6A
Công suất tác dụng và phản kháng :
P = U2g = 102.0,12 = 12W
Q = U2b = 102. 0,16 = 26 Var
Công suất biểu kiến :
S = U2y = 102.0,2 = 20VA
b) Giải mạch điện gồm các nhánh song song bằng phương pháp điện dẫn :
Ta xét mạch điện gồm hai nhánh song song vẽ trên hình 4.24

Hình 4.24
Thay thế mỗi nhánh đó bởi sơ đồ tương đương ( hình 4.25a)

Trang 112
Kỹ Thuật Điện

a) b)
Hình 4.25 : Sơ đồ tương đương của mạch điện hình
4.24 (a), đồ thị vecto (b) và nhánh tương đương (c)
IX
U IR
c)
X
R Trong đó, điện dẫn tác dụng và phản kháng của mỗi

R R
nhánh xác định theo công thức g = = 2 và
Z 2
R X2

X X
b= = 2
Z 2
R X2
Ta có :
Ri Ri
gi = 2
= 2 2
Zi Ri  X i
Xi Xi
bi = 2
= 2 2
Zi Ri  X i
Dòng điện trong mỗi nhánh sẽ gồm thành phần tác dụng đồng pha với điện áp U, và
thành phần phản kháng lệch với điện áp 900 (đồ thị vecto hình 4.25b) :
IRi = U.gi
IXi = U.bi
Dòng điện trong mạch chính bằng tổng ( vecto) các dòng điện nhánh, cũng gồm hai
thành phần ( hình 4.25b) :
- Thành phần tác dụng :

I = IR1 + IR2 = U.g1 + U.g2 = U.(g1 + g2) = U.g


- Thành phần phản kháng :
IX = IX1 + IX2 = U.b1 + U.b2 = U.(b1 + b2) = U.b
ở đây, g là điện dẫn tác dụng tương đương và b là điện dẫn phản kháng tương
đương của các nhánh song song :

Trang 113
Kỹ Thuật Điện
g = g1 + g2 ; b = b1 + b2
Trong trường hợp tổng quát :
g= g i ; b= b i

Như vậy mạch điện gôm các nhánh song song có thể thay thế tương đương bởi một
nhánh, có điện dẫn tác dụng và phản kháng lần lượt bằng tổng đại số các điện dẫn
tác dụng và phản kháng của mỗi nhánh. Tổng dẫn tương đương và góc lệch pha
giữa dòng điện trong mạch chính với điện áp chung xác định từ tam giác điện dẫn (
hình 4.25c) :
y= g 2  b2

b
tg =
g

Tổng trở của nhánh tương đương :


1 1
Z= =
y g  b2
2

Giải mạch điện gồm các nhánh song song bằng phương pháp tổng dẫn tiến hành
như sau :
Bước 1: Tính điện dẫn tác dụng và phản kháng của mỗi nhánh theo công thức

Ri Ri Xi Xi
gi = 2
= 2 2 và bi = 2
= 2 2 .
Zi Ri  X i Zi Ri  X i
Bước 2: Tính điện dẫn tác dụng và phản kháng của nhánh tương đương theo công
thức g = g1 + g2 ; b = b1 + b2 và g = g i ; b= b .
i

Bước 3: Tính tổng dẫn nhánh tương đương theo công thức : y= g 2  b2 .
Từ đó, dòng điện trong mạch chính là : I = U.y
b
Góc lệc pha giữa dòng điện I và điện áp U xác định theo công thức : tg = .
g

Bước 4: Dòng điện và góc lệch pha ở mội mạch nhánh:


bi
Ii = U.yi = U g 2 i  bi 2 ; tg i =
gi

Hoặc cũng có thể tính theo tam giác trở kháng nhánh :
U U Xi
Ii = = ; tg =
Zi 2
R1  X 1
2
Ri

Ví dụ : Mạch điện gồm hai nhánh song song. Nhánh thứ nhất có R 1 = 2Ω và X1 =
XL1 = 3 Ω; Nhánh thứ hai có R2 = 3 Ω và X2 = XL2 = 1 Ω. Điện áp chung đặt vào
Trang 114
Kỹ Thuật Điện
các nhánh là điện áp xoay chiều U = 230V. Xác định dòng điện và góc lệch pha
trong mỗi nhánh và trong nhánh chung, công suất toàn nhánh tiêu thụ.
Giải:
Các thành phần của tam giác điện dẫn nhánh thứ nhất :
R1 2
g1 = = = 0,154( simen)
R 21  X 21 2 2  3 2
X 3
b1 = 2 1 2 = 2 2 = 0,231( simen)
R 1  X 1 2 3
2
y1 = g1  b 21 = 0,154 2  0,2312 = 0,278( simen)
Và của nhánh thứ hai :
R2 3
g2 = = 2 2 = 0,3( simen)
R 2  X 2 3 1
2 2

X 1
b2 = 2 2 2 = 2 2 = 0,1( simen)
R 2  X 2 3 1
2
y 2 = g 2  b 2 2 = 0,32  0,12 = 0,316( simen)
Các thành phần của tam giác điện dẫn của nhánh tương đương :
g = g1 + g2 = 0,154 + 0,3 = 0,454 (simen)
b = b1 + b2 = 0,231 + 0,1 = 0,331 (simen)
y= g 2  b2 = 0,454 2  0,3312 = 0,55( simen)

Dòng điện và góc lệch pha trong nhánh chính :


I = U.y = 230.0,55 = 127A
b 0,331
tg = = = 0,729   = 35 010 '
g 0,454

Dòng điện và góc lệch pha trong mỗi nhánh rẽ :


I1 = U.y1 = 230.0,278 = 64A
b1 0,231
tg1 = = = 1,5  1 = 36 0 20 '
g1 0,154

I2 = U .y2 = 230. 0,396 = 72,8A


b2 0,1
tg 2 = = = 0,333   2 = 180 25'
g 2 0,3

Công suất tác dụng và phản kháng toàn nhánh :


P = U2.g =2302. 0,454 = 24,016kW
Q = U2.b = 2302. 0,331 = 17510 Var = 17,5KVAr

Trang 115
Kỹ Thuật Điện
Công suất biểu kiến toàn nhánh :
S= P2  Q2 = 24 2  17,5 2 = 29,7 kVA

4.3.3. Cộng hưởng dòng điện (Mạch cộng hưởng song song)
Mạch cộng hưởng song song gồm ba phần tử R, L và C mắc song song (hình 4.26)
Dẫn nạp của mạch:
1 1 1 1  1 
Y=   =  j  C  
R jL 1 R  L 
j
C
Y = G + jB(ω)
1
Với : B(ω) = ωC - là điện nạp của mạch.
L
1 1
1 =
G= : là điện dẫn của mạch. Trở kháng của mạch là :Z = Y G  j  C  1 
R
 L 

Hình 4.26
1 1
Khi cho B(ω) = ωC - = 0 ta suy ra tần số cộng hưởng cũng là ωo =
L LC
1
Z =
2
Mô đun trở kháng : 
G 2   C 
1 

 C 

1
C 
Argumen trở kháng :  ( ) = arctg B ( ) = arctg L
G G
Tại ω0 và Z đạt cực đại là Z max =1/G ứng với dòng
điện có biên độ nhỏ nhất. Mạch cũng có tính chất lọc thông dải, cho qua một dải
tần xung quanh ω0 và chặn lại dải tần còn lại.
Hai tần số cắt ωC1 và ωC2 (giới hạn dải thông) được xác định từ điều kiện:
Z max
Z ( C1 ) = Z (C 2 ) = ,
2

Trang 116
Kỹ Thuật Điện
G 1 4C
Từ đó suy ra : ωC1 =   G2 
2C 2C L

G 1 4C
Và C 2 =  G2 
2C 2C L

Cũng nghiệm đúng ωC1 * ωC2 = ω02


G
Suy ra độ rộng dải thông : BW = C 2  C1 =
C

G càng nhỏ, tức điện trở R càng lớn thì dải thông càng hẹp, mạch có tính lọc tần số tốt
hơn.
Hệ số phẩm chất Q :
0 C 1 R C
Q= = 0 = = =R
BW G 0 GL 0 L L

Khảo sát sự thay đổi các dòng điện trên L,C,R theo tần số :
U U
I R = I L =
R j L

U U
I R = = jCU I L = = U Y
 j1 Z
C
Ta có I = I R  I L  I C

1
Khi cộng hưởng  = 0 = nên Y ( 0 ) = 1 R và Z(ω0) = R
LC

U
I R = I =
R

U RI L 
I L = = =  jR *I
j 0 L 1 C
jL
LC

1 L 
I C = j 0 CU = j CRI = jR *I
LC C

Suy ra giá trị môđun :


U
I = IR =
R
C
IL = R *I
L
C
IC = R *I
L

4.3.4. Phương pháp nâng cao hệ số công suất

Một nhánh với R, L, C đã cho, ở một tần số nhất định sẽ có những thông số (R,
X), góc lệch pha ϕ và do đó có hệ số công suất cosϕ xác định.
Trang 117
Kỹ Thuật Điện
Hệ số công suất cosϕ là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng về mặt năng lượng và
có ý nghiã rất lớn về kinh tế.

a) Sơ đồ truyền tải b) Đường dây truyền tải


Hình 4.27

Trên hình 4.27b, trình bày một đường dây tải điện có điện trở và điện kháng
đường dây là Rd và Xd. Để truyền công suất tác dụng Pt trên đường dây, ta có dòng điện
chạy trên đường dây, tổn hao công suất và điện áp rơi trên đường dây là:

Vậy, nâng cao được hệ số công suất của lưới điện :


• Giảm tổn hao công suất trên đường dây tải điện.
• Phát huy được khả năng phát điện của nguồn.
• Giảm sụt áp trên đường dây truyền tải điện.
Vì vậy cosϕ của tải thấp là có hại về kinh tế và kỹ thuật.
Rõ ràng là việc nâng cao hệ số công suất có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và kỹ thuật,
và trong kỹ thuật sản xuất truyền tải, cung cấp và sử dụng điện, người ta luôn nghiên
cứu các biện pháp nâng cao cosφ tới giá xấp xỉ đơn vị ( tới 0,95 -> 1).
Từ tam giác công suất ta có :
P P
Cosφ = =
S P  Q2
2

Như vậy, muốn nâng cao hệ số công suất, phải tìm mọi cách giảm nhỏ công
suất phản kháng Q. Các hộ dùng điện, vì nhiều nguyên nhân luôn có xu hướng tiêu thụ
nhiều công suất phản kháng. Do đó, việc nâng cao cosφ cuối cùng đều quy về hai
hướng :
i) Hướng thứ nhất là giảm công suất phản kháng của tải ( biện pháp chủ
động). Công suất phản kháng chủ yếu được dùng để luyện từ máy biến áp, động cơ
điện, các cuộn dây lõi thép….Do đó biện pháp chủ động để giảm nhỏ công suất phản

Trang 118
Kỹ Thuật Điện
kháng được quán triệt từ việc chế tạo thiết bị, lựa chọn công suất và thực hiện chế độ
vận hành thích hợp.
ii) Hướng thứ hai là sản xuất phản kháng tại nơi tiêu thụ hoặc gần nơi tiêu thụ,
gọi là phương pháp bù ( biện pháp bù thụ động). Hầu hết các phụ tải công nghiệp và
dân dụng đều có tính cảm, khi vận hành các thiết bị điện do chạy non tải nên cosϕ của
tải thấp. Để nâng cao cosϕ của mạng điện, ta dùng tụ điện nối song song với tải gọi là
bù bằng tụ điện tĩnh.
 Tìm điện dung C của tụ điện để nâng cosϕ lên cosϕ’ :
Một phụ tải làm việc với lưới điện có điện áp U, tần số f, tiêu thụ công suất tác dụng P
có hệ số công suất cosϕ (hình 4.28a). Tính điện dung C của tụ điện ghép song song
với tải (hình 4.28b) để nâng hệ số công suất của lưới điện từ cosϕ lên cosϕ’. Từ đồ
thị vectơ hình 4.28c cho ta thấy ϕ > ϕ’ nên cosϕ’ > cosϕ.

Hình 4.28 Nâng cao hệ số công suất cosφ

Khi chưa nối tải với tụ thì dòng chảy trên lưới điện I và hệ số công suất cosϕ cũng
chính là dòng điện và cosϕ của tải. Khi nối song song với tải tụ C thì dòng điện trên
tải vẫn là I, hệ số công suất vẫn là cosϕ, nhưng dòng điện trên lưới là I’, dòng qua tụ
là Ic và hệ số công suất là cosϕ’. Ta có :

Khi chưa có tụ bù thì công suất phản kháng của lưới điện cung cấp cho tải:
Q = P.tgϕ
Khi có tụ bù, hệ số công suất của lưới điện là cosϕ’. Do đó lúc này lưới điện
chỉ cung cấp cho tải một lượng công suất phản kháng bằng tổng công suất phản kháng
của tải tiêu thụ và công suất phản kháng phát ra của tụ là :
Q’ = Q + QC = P.tgϕ’
Ta thấy rằng lúc này lưới điện cung cấp công suất phản kháng ít hơn nhờ có tụ điện
ghép song song với tải và chính tụ điện cung cấp phần công suất phản kháng còn lại
cho tải. Như vậy công suất phản kháng của tụ điện là:
QC = -XCI2 = -XCU2/X2C = -U2. ωC (*)

QC = Q’ - Q = P (tgϕ’ - tgϕ ) (**)

Trang 119
Kỹ Thuật Điện
Từ (*) và (**), ta tính được:
P
C= (tgϕ - tgϕ’)
U 2

VÍ DỤ :

Cho một mạch điện hai phần tử R,L mắc nối tiếp như hình VD – 1a, có các thông số
như : R = 10(Ω); L = 1/10π(H); và điện áp u = 220 2 sin(100πt – 300) (V)
a. Tính tổng trở phức của nhánh.
b. Hệ số công suất cosϕ và công suất P, Q nhánh tiêu thụ.

c. Để nâng cao hệ số công suất cosϕ, ta nối song song với R-L một tụ điện (hình
VD-1b). Tìm điện dung của tụ điện khi nâng hệ số công suất lên cosϕ’ =0,9.
Bài giải :
a. Tính tổng trở phức của nhánh.
+ Điện kháng điện cảm : XL = ωL = 100π.1/10π= 10Ω
+ Tổng trở phức: Z = R +jXL = 10 + j10 = 10 + 10j = 14,14 45 0 Ω

Hình VD - 1
b. Hệ số công suất cosϕ và công suất P, Q nhánh tiêu thụ.
+ Số phức điện áp : U = 220  30 0 V
U 220  30 0
+ Dòng qua nhánh : I = = = 4,03 – 15,03j = 15,56 75 0 A
Z 10  10 j
+ Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện cũng là góc của tổng trở :
 =  u   i = -300 – (-750) = 450 => cos450 = 0,707
Công suất P, Q nhánh tiêu thụ.
+ Tác dụng : P = R. I2 = 10. 15,562 = 2421W.
+ Phản kháng : Q = XL.I2 10.15,562 = 2421VAR.

c. Điện dung C của tụ điện khi nâng hệ số công suất lên cosϕ’ =0,9
Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện sau khi nối tụ bù ϕ’ =25,84o.
P
C= (tg  tg  )
U 2
2421
C= (tg 450  tg 25,84 0 ) = 82  10 6 F = 82F
100 .220 2

4.4. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

Trang 120
Kỹ Thuật Điện
Ngày nay, điện năng sử dụng trong công nghiệp thường dưới dạng dòng điện
sin ba pha. Động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một
pha, việc truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn hơn
việc truyền tải điện năng bằng dòng điện một pha.
Mạch điện ba pha bao gồm nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các phụ tải ba
pha. Để tạo ra nguồn điện ba pha, ta dùng máy phát điện đồng bộ ba pha (hình 4-
1). Cấu tạo của máy phát điện đồng bộ gồm:

Phần tĩnh (còn gọi là stato) gồm lõi thép có xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn
AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau
một góc 2π/3 trong không gian. Mỗi dây quấn
được gọi là một pha. Dây quấn AX gọi là pha A,
dây quấn BY gọi là pha B, dây quấn CZ là pha C.
Phần quay (còn gọi là rôto) là nam châm điện N –
S
Nguyên lý làm việc như sau: khi quay rôto, từ
trường sẽ lần lượt quét các dây quấn stato, và
cảm ứng vào dây quấn stato các sức điện động
sin cùng biên độ, cùng tần số và lệch nhau một
góc 2π/3.
Hình 4.29 Máy phát điện đồng bộ ba pha
4.4.1. Hệ thống ba pha cân bằng
a. Khái niệm
Nguồn điện gồm ba sức điện động hình sin cùng biên độ, cùng tần số, lệch nhau về
2
pha , gọi là nguồn ba pha đối xứng. Đối với nguồn đối xứng, ta có :
3
e A  e B  eC  0

E A  E B  E C = 0

Nếu các dây quấn AX, BY, CZ của nguồn điện nối riêng rẽ với các tải có tổng trở pha
ZA, ZB, ZC, ta có hệ thống ba pha gồm ba mạch một pha không lien hệ nhau (hình 4-
32). Mỗi mạch điện gọi là một pha của mạch điện ba pha.
Sức điện động, điện áp, dòng điện mỗi pha của nguồn (tải) gọi là sức điện động pha
ký hiệu là Up, dòng điện pha kí hiệu là Ip.
Mạch điện ba pha gồm nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch điện ba pha đối
xứng. Nếu không thoả mãn một trong những điều kiện đã nêu gọi là mạch ba pha
Tải ba pha có tổng trở phức của các pha bằng nhau Z A = ZB = ZC – gọi là tải ba pha đối
xứng.
Mạch điện ba pha gồm nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch ba pha đối xứng
( còn được gọi là mạch ba pha cân bằng). Nếu không thỏa mãn điều kiện đã nêu gọi là
mạch ba pha không đối xứng.

Trang 121
Kỹ Thuật Điện
Ở mạch ba pha đối xứng, các đại lượng điện áp, dòng điện của các pha sẽ đối xứng, có
trị số hiệu dụng bằng nhau và lệch pha nhau 120 0, tạo thành các hình sao đối xứng và
tổng của chúng bằng không :
I A  I B  I C  0
U A  U B  U C = 0

b. Đồ thị sóng dạng và véctơ


Nếu chọn pha đầu của sức điện động e A của dây quấn AX bằng không thì biểu thức
tức thời sức điện động ba pha là:
Sức điện động pha A là :
eA = 2 E. sin t

Sức điện động pha B là :


2
eB = 2 E. sin(t  )
3
Sức điện động pha C là :
4 2
eC = 2 E. sin(t  )= 2 .E. sin(t  )
3 3
Đồ thị song dạng eA, eB và eC trên hình 4-30.

Hình 4-30 Đồ thị song dạng tức thời sức điện động ba pha
Hoặc biểu diễn bằng số phức :
E A = E.e j 0
2
j 1 3
E B = E.e 3
= E (  j )
2 2
2
j 1 3
E C = E.e 3
= E (  j )
2 2
Đồ thị vécto trên hình 4-31.

Trang 122
Kỹ Thuật Điện

Hình 4-31 Đồ thị vecto sức điện động ba pha

Hình 4-32 Mạch ba pha không kết nối


4.4.2. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha
4.4.2.1. Các định nghĩa
a) Nguồn ba pha
Nguồn ba pha là một hệ thống gồm 3 sức điện động pha e A , eB , eC có cùng tần số, và
lệch pha nhau một góc là 2π/3 (hay 1200). Và một nguồn ba pha được gọi là đối xứng,
khi ba sức diện động pha có cùng biên độ E m (hay cùng trị hiệu dụng E), cùng tần số ω
và lệch pha nhau 1200.
Trong chương này ta chỉ đề cập đến nguồn bap ha đối xứng, trong đó ta coi sức điện
động pha A có pha đầu bằng 0 :
eA = Emsinωt = E 2 sin t (V)
eB = Emsin(ωt – 1200)= E 2 sin(t  120 0 )(V )

eC = Emsin(ωt + 1200)= E 2 sin(t  120 0 )(V )

Hay dạng phức :


E A = E m 0 0 (V ); E B = E m   120 0 (V ); E C = E m 120 0 (V )

Chú ý :
1) Khi nguồn ba pha là đối xứng :
Từ các góc pha ban đầu của 3 sức điện động pha ở trên, ta rút ra nguyên tắc lệch pha
giữa ba pha trong một hệ thống ba pha đối xứng như sau:
E A  E B  E C = 0

Trang 123
Kỹ Thuật Điện
- Coi pha A có pha đầu bằng 0 (0 0 ) thì :
- Pha B chậm sau pha A 1200 (   120 0 )
- Pha C vượt trước pha A 1200 (   120 0 )
b. Các đại lượng dây và pha
Thế nào là áp pha, áp dây, dòng pha, dòng dây? Ta hãy quan sát sơ đồ sau đây:

 Áp pha : Điện áp giữa dây pha với dây trung tính.


Cụ thể :
- Giữa dây pha A với dây trung tính : u A =  A   0
- Giữa dây pha B với dây trung tính : u B =  B   0
- Giữa dây pha C với dây trung tính : u C =  C   0
 Áp dây : Điện áp giữa 2 dây pha. Cụ thể:
- Giữa dây pha A với dây pha B : u AB =  A   B = u A  u B
- Giữa dây pha B với dây pha C : u BC =  B   C = u B  u C
- Giữa dây pha C với dây pha A : u CA =  C   A = u C  u A
 Dòng pha : Dòng điện chạy qua mỗi pha của tải
 DÒng dây : Dòng điện chạy trên mỗi dây pha. Cụ thể :
- Chạy trên dây pha A : iA
- Chạy trên dây pha B : iB
- Chạy trên dây pha C : iC
Chú ý: Dòng trên dây trung tính là I0 và : IA + IB + IC = I0
4.4.2.2. Đấu dây hình sao (Y)
Cách nối hình sao là nối ba điểm cuối của các pha lại với nhau tạo thành điểm trung
tính ( hình 4-33).
Khi nối ba điểm cuối X,Y,Z của nguồn lại thành điểm 0, gọi là điểm trung tính của
guồn, còn nối X’,Y’,Z’ của tải lại thành điểm 0’ gọi là điểm trung tính của tải. Dây
00’gọi là dây trung tính. Dây AA’, BB’, CC’ là các dây pha. Mạch điện có ba dây pha
và một dây trung tính gọi là mạch ba pha bốn dây.

Trang 124
Kỹ Thuật Điện

Hình 4-33 Mạng ba pha nguồn và phụ tải nối sao


Qui ước :
+ Dòng pha : dòng chạy trong các pha của nguồn hoặc phụ tải. Ký hiệu : Ip.
+ Dòng dây : dòng chạy trong các dây pha. Ký hiệu : Id.
+ Điện áp pha : điện áp của điểm đầu và điểm cuối của một pha nào đó. Ký hiệu : Up
(hoặc giữa một dây pha với dây trung tính).
+ Điện áp dây : điện áp giữa 2 điểm đầu của các pha. Ký hiệu : Ud (hoặc giữa hai dây
pha với nhau).

Xét quan hệ : Ud và Up ; Id và Ip trong mạch ba pha đối xứng nối Y:


+ Quan hệ : Ud và Up
U AB = U A  U B
Ta có: U BC = U B  U C
U CA = U C  U A

Xét Δ 0AB (hình 4-34), ta có:


OB = 2OAcos300
Ta thấy: Độ dài OB = Ud;
Độ dài OA = Up, nên:
Up = 3U p

Hình 4-34 Đồ thị véctơ


+ Quan hệ : Ip và Id
Id = Ip
Khi nối hình sao phụ tải và nguồn ba pha đối xứng thì hệ thống dòng điện, điện áp dây
và pha cũng đối xứng, về trị số thì điện áp dây lớn hơn 3 điện áp pha. Còn về pha,
điện áp dây U AB U BC U CA lệch pha nhau 1200 và vượt trước điện áp pha tương ứng
một góc 300 (hình 4-34).

Trang 125
Kỹ Thuật Điện
Ta gọi là dòng trong dây trung tính (hình 4-33).
Khi nguồn và cả tải ba pha đối xứng : I A  I B  IC = I 0 = 0 . Khi đó dây trung tính không
có tác dụng nên ta bỏ qua dây trung tính, mạch điện ba pha còn là mạch ba pha ba dây
như hình 4-35.

Hình 4-35 Mạch ba pha ba dây nối sao


Điện thế điểm trung tính tải đối xứng luôn trùng với điện thế điểm trung tính nguồn.
Lúc mạch không đối xứng:
I A  I B  I C = I 0  0

VÍ DỤ 4.1:
Cho mạch ba pha đối xứng như hình VD4.1 có điện áp dây của nguồn u AB = 2 .
380sin(ωt - 60o)V, tần số góc ω=100π (rad/s), tải nối hình sao (Y), một pha có R =20Ω,
1
L= H . Tính :
10
a. Điện áp các pha để ở dạng thời gian.
b. Tổng trở phức pha của tải.
c. Dòng điện dây và dòng điện pha.
Bài giải
a. Điện áp các pha:
Từ hình 4-34, ta thấy khi nguồn ba pha đối xứng thì điện áp dây vượt trước điện áp
pha tương ứng một góc 30o, nên ta có:
 AB =  A  30 0
  A =  B  30 0 = 60 0  30 0

Và trị hiệu dụng điện áp pha:


Ud 380
Up = = = 220V
3 3
Như vậy điện áp các pha của nguồn để dạng phức:

Trang 126
Kỹ Thuật Điện
U A = 22030 0 V
U B = 220  90 0 V
U = 220  210 0 V
C

Điện áp các pha của nguồn để dạng thời gian:


u A = 220 2 sin(t  30 0 )V
u B = 220 2 sin(t  90 0 )V
u C = 220 2 sin(t  210 0 )V

b. Tổng trở phức pha của tải:


Hình VD 4-1
1
Z P = R  jL = 20  j100 . = 20  j10 ()
10

c. Dòng điện qua tải :


UP Ud
IP = Id = =
ZP 3 R2  X 2P
U 380
IP = Id = P = = 9,84 A
ZP 3 20 2  10 2

4.4.2.3. Cách nối hình tam giác (Δ):


Nối hình tam giác của nguồn hoặc phụ tải là nối điểm đầu của pha nầy với điểm cuối
của pha kia. Ví dụ A nối với Z, B nối với X, C nối với Y (hình 4-36).

Hình 4-36: Mạch ba pha ba nguồn và tải nối tam giác


Xét quan hệ : U p và Ud ; Ip và Id trong mạch ba pha đối xứng :
+ Quan hệ : Ud và Up
Ta có:
I A = I AB  I CA
I B = I BC  I AB
I C = I CA  I BC

Xét Δ 0AB, ta có:


OB = 2OA cos 30 0
OB = 3OA

Trang 127
Kỹ Thuật Điện
Ta thấy: Độ dài OB = Id;
độ dài OA = Ip, nên: Hình 4-37 Đồ thị vécto tải nối tam giác
Id = 3I p

Khi nối hình tam giác nguồn và phụ tải ba pha đối xứng thị hệ thống dòng điện, điện
áp dây và pha cũng đối xứng, về trị số thì dòng điện dây lớn hơn 3 dòng điện pha.
1 4.4.3 Công suất mạng ba pha
4.4.3.1 Công suất tác dụng
Công suất tác dụng P(đơn vị Watt, ký hiệu W), của mạch ba pha bằng tổngCông
suất tác dụng của cc pha. Gọi PA, PB, PC tương ứng l Công suất tác dụng của pha A,
B, C ta có:
P= PA + PB + PC
= UAIAcosϕA + UBIBcosϕB + UCICcosϕC
Khi mạch ba pha đối xứng:
Điện p pha hiệu dụng: UA = UB = UC = UP
Dịng điện pha hiệu dụng: IA = IB = IC = IP
CosϕA = cosϕB= cosϕC= cosϕ

Ta có: P = 3UPIP cosϕ Hoặc P = 3RP.I2P


Trong đó: RP – điện trở pha. Thay đại lượng pha bằng đại lượng dây:
Đối với cách nối sao:
Ud
IP = Id; UP =
3
Đối với cách nối tam giác:
Đối với cách nối tam giác:
Id
IP = ; UP = U d
3
Ta có công suất tác dụng ba pha viết theo đại lượng dây, áp dụng cho cả trường hợp
hình sao và tam giác đối xứng:
P= 3 UdId cosϕ

Trong đóϕ - góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện pha.
4.4.3.2 Công suất phản kháng:
Công suất phản kháng Q (đơn vị Var) của ba pha là:
Q= QA+QB+QC
= UAIA sinϕ A + UBIB B sinϕ + UCIC sinϕ
Khi đối xứng ta có:

Trang 128
Kỹ Thuật Điện
Q = 3UPIP sinϕ Hoặc Q=3XP IP2

Q = 3UdId sin ϕ
4.4.3.3 Công suất biểu kiến và công suất phức:
Công suất phức của hệ thống ba pha bằng tổng công suất phức của mỗi pha:
S∑ = SA + SB + SC = ( PA + jQA) + (PB + jQB) + ( PC + jQC)
= ( PA + PB + PC) + j( QA + QB + QC)
Với: │S│ = P2  Q2

Công suất biểu kiến của mỗi pha:


2 2
│SA│ = 2 2
PA  QA ; │SB│ =
2 2
PB  QB ; │SC│ = PC  QC ;

Công suất biểu kiến của hệ thống mạch ba pha:


│S∑│= 2 2
P  Q = (P A P B  P C ) 2  (Q A  QB  QC ) 2

Công suất biểu hệ thống ba pha đối xứng


│S∑│= 3UPIP = 3 UdId
Hệ số công suất của hệ thống ba pha:
P P P
Cosư = = S = 2
3U d I d  P 2   Q

4.4.4. Phương pháp giải mạch ba pha cân bằng


Đối với mạch ba pha đối xứng, dòng điện (điện áp) các pha có trị số bằng nhau
và lệch pha nhau một góc 2π / 3 . Vì vậy khi mạch đối xứng ta tách ra một pha để giải.
4.4.4.1 Nguồn nối sao đối xứng
Đây là trường hợp thường gặp nhất. Dây ON gọi là dây trung tính (hình 4-38b
và hình 4-38a).

Hình 4-38a Nối sao ba giây Hình 4-38b Nối sao 4 giây
Đối với mạch đối xứng ta luôn có quan hệ:
I A  I B  I C = I 0 = 0
Vì thế dây trung tính không có tác dụng, có thể bỏ dây trung tính. Điện thế điểm trung
tính của tải đối xứng luôn luôn trùng với điện thế của trung tính nguồn đối xứng.

Trang 129
Kỹ Thuật Điện
4.4.4.2 Giải mạch điện ba pha tải nối hình sao đối xứng
a. Khi không xét tổng trở đường dây (hình 4-39a).
Ud
Điện áp đặt lên mỗi pha tải là: UP =
3

Tổng trở pha tải: Z P = RP 2  X P 2


RP, XP – điện trở, điện kháng mỗi pha tải.
Ud – điện áp dây của mạch điện ba pha.
Dòng điện pha (bằng dòng dây)của tải:
Up Ud
IP = Id = =
Zp 3 R2  X p
2

Góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện pha:


Xp
 = arctg
Rp

Hình 4-39 Mạch ba pha đối xứng nối sao


Vì tải nối hình sao nên dòng điện dây bằng dòng điện pha: I d = IP Đồ thị vectơ trên
hình 4-39b.
b. Khi có xét tổng trở đường dây pha. Cách tính toán cũng tương tự, nhưng phải gộp
tổng trở đường dây với tổng trở pha tính dòng điện pha và dây:
Ud
IP = Id =
3 ( R  RP ) 2  ( X d  X P ) 2

Hình 4-40 Phụ tải hình sao đối xứng có xét tổng trở dây pha
Trong đó : Zd = Rd +jXd
Rd , Xd – Điện trở, điện kháng đường dây. ( hình 4-40)

Trang 130
Kỹ Thuật Điện
4.4.4.3 Giải mạch điện ba pha tải nối tam giác đối xứng
a. Khi không xét tổng trở đường dây:
Điện áp pha tải bằng điện áp dây (hình 4-41):

Hình 4-41 Mạch ba pha tam giác đối xứng


Ud = U p
Dòng điện pha tải là :
UP Ud
IP = =
Ud R2P  X P
2

Góc lệch pha ϕ giữa điện áp pha và dòng điện pha


XP
tương ứng :  = arctg
RP

Dòng điện dây : Id = 3 .IP


b. Khi có xét tổng trở đường dây: Trên hình 4-42, ta biến đổi tương đương tam giác
đối xứng thành hình sao đối xứng như sau:
Tổng trở mỗi pha lúc nối tam giác:
Z  = R P  jX P
Z  RP X
Biến đổi hình tam giác sang hình sao : ZY = =  j P
3 3 3
Sau đó giải như đã xét ở trên. Dòng điện dây là:
ud
2
Id = 
2
R   X 
3  Rd  P    X d  P 
 3   3 

Id
Dòng điện pha của tải khi nối tam giác: I P =
3

Trang 131
Kỹ Thuật Điện

Hình 4-42 : Mạch ba pha tam giác đối xứng có xét tổng trở đường dây

Ví dụ 4-2:
Mạch điện 3 pha (hình VD 4-2) được cung cấp bởi nguồn 3 pha đối xứng thứ tự
thuận, biết p pha hiệu dụng UA=100  00(V), Zd = j50Ω ; Z1=Zn=100Ω; Z2=300Ω.
a. Xc định gi trị IA, IB, IC.
b. Xc định số chỉ của dụng cụ đo AΣ và A0.
c. Tìm công suất P tiêu thụ trên tải một pha Z1 và Z2 suy ra công suất tổng PΣ ba
pha.

Hình VD 4-2a Hình VD 4-2b


Nhận xét thấy tải của mạch có một phần dạng tam giác, ta biến đổi về dạng hình sao
như sau:
Từ hình VD4-2b, ta có mạch ba pha nguồn đối xứng, tải đối xứng ta sẽ giải cho mạch
pha A với sơ đồ mạch như hình VD4-2c và hình VD 4-2d, trong đó bỏ Zn, vì dòng qua
Zn bằng không.
Ta dễ dàng tìm được các dòng điện:
1000
I A = = 2  45 0 ( A)
50  j 50
2
I A1 = I A 2 =   45 0 ( A)
2
Số chỉ của đồng hồ AΣ là 2 (ampe)

Trang 132
Kỹ Thuật Điện
Hình VD 4-2c
Số chỉ của đồng hồ A0 là 0 (vì mạch ba pha nguồn đối xứng tải đối xứng)
2
 2
PZ 1 = 100 *   = 50(W )

 2 
2
 2
PZ 2 = 100 *   = 50(W )

 2 

Hình VD 4-2d
Công suất tác dụng toàn mạch sẽ là P=3(50+50)=300(W)
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1. Định nghĩa dòng điện xoay chiều hình sin ? Biểu thức trị số tức thời, trị số
hiệu dụng ? Ý nghĩa trị số hiệu dụng?
2. Định nghĩa góc lệch pha ?
3. Cho biết quan hệ giữa dòng điện và điện áp của các nhánh sau: R ; L ; C ;
RL ; RC ; LC; RLC nối tiếp.
4. Nêu các biểu thức tính công suất tác dụng P ? P là công suất tiêu thụ của phần
tử nào trong mạch điện ? Đơn vị của P ?
5. Nêu các biểu thức tính công suất phản kháng Q ? Q là công suất tiêu thụ của
phần tử nào trong mạch điện ? Đơn vị của Q ?
6. Nêu các biểu thức tính công suất biểu kiến ? Đơn vị của S ?
7. Nêu cách biểu diễn dòng điện, điện áp hình sin bằng vecto.
8. Nêu những ưu điểm của mạch điện ba pha.
9. Trình bày các đặc điểm của mạch điện ba pha đối xứng ?
10. Định nghĩa điện áp pha, điện áp dây, dòng điện pha dòng điện dây và quan
hệ giữa chúng khi nối sao và tam giác.
11. Trình bày các bước giải mạch điện ba pha đối xứng ?
12. Nêu các công thức của công suất P, Q, S trong mạch điện ba pha đối xứng ?
13. Vai trò của dây trung tính trong mạch ba pha tải không đối xứng.
14. Một nguồn điện 3 pha nối sao, U pn= 120V cung cấp điện cho tải nối sao có
dây trung tính. Tải có điện trở pha Rp=180? Tính Ud, Id, Ip, Io,P của mạch ba pha.
Đáp số : Ud=207,84V ; Id=Ip=666mA ;Io=0 ;P=240W
15. Một nguồn điện ba pha đối xứng đấu sao cung cấp điện cho tải ba pha đối
xứng đấu tam giác. Biết dòng điện pha của nguồn I pn=17,32A, điện trở mỗi pha của
tải Rp=38?.Tính điện áp pha của nguồn và công suất P của nguồn cung cấp cho tải
3 pha
Đáp số : Upn=220V ; Pn=Pt=11400W.
16. Một tải 3 pha đối xứng đấu hình tam giác, biết Rp=15  ; Xp=6  , đấu
vào mạng điện 3 pha Ud=380V.Tính Ip, Id, P, Q của tải.
Đáp số : Ip=23,52A ; Id = 40,74A ; P=24893,5W ; Q=9957,4Var

Trang 133
Kỹ Thuật Điện
17. Một động cơ điện 3 pha đấu sao, đấu vào mạng 3 pha U d=380V. Biết dòng
điện dây Id=26,81A ; hệ số công suất cos  =0,85.Tính dòng điện pha của động
cơ,công suất điện động cơ tiêu thụ.
Đáp số : Ip= Id=26,81A ; P=15kW
18. Một động cơ điện đấu hình sao, làm việc với mạng điện có U d=380V ;động
cơ tiêu thụ công suất điện 20kW ; cos  =0,885.Tính công suất phản kháng của
động cơ tiêu thụ, dòng điện dây Id và dòng điện pha của động cơ.
Đáp số : Q=10,52kVAr ; Id = Ip= 34,33A.
19. Một mạng điện 3 pha 4 dây 380V/220V, các tải một pha nối giũa dây pha và
dây trung tính. Tải pha A và B thuần trở R A=RB=10  ;tải pha C là cuộn dây R c=5
 ; XL=8,666?.Tính dòng điện các pha IA, IB,IC và dòng điện trong dây trung tính
Io?
Đáp số : IA= IB = IC = 22A ; Io=22A
20. Cho biểu thức trị số tức thời của dòng điện và điện áp một nhánh là
I = 10 2 sin(ωt – 15o) và u = 200 2 sin(ωt +25o). Hãy xác định Umax, Imax, U, I, φu, φi,
và Δφ. Đây là nhánh có tính chất gì?
21. Nguồn điện U = 230V đấu vào mạch điện có R = 57Ω ;XL=100Ω mắc nối
tiếp. Tính I, UR, UL, cosφ, P, Q của mạch.
Đáp số: I = 2A ; UR = 114V ; UL = 200V ; cosφ = 0,495 ;
P = 228W ; Q = 400 VAr
22. Một nguồn điện có tần số f = 10kHz cung cấp điện cho tải có R = 10kΩ ; L
= 100mH nối tiếp. Người ta muốn có I = 0,2 mA. Xác định điện áp nguồn U.
Đáp số : U = 2,36V
23. Một nguồn điện U = 15V ; f = 10kHz cung cấp điện cho tải có C = 0,005µF,
R = 1kΩ nối tiếp. Tính I, cosφ, P, Q, UC, UR
Đáp số: I = 4,5mA ; cosφ = 0,3 ; P = 20,25mW ; QC = -64,395mVAr
UR = 4,5V ; UC = 14,31V
24. Một nguồn điện có điện có điện áp U, cung cấp điện cho tải có R = 15Ω ;
XC = 20Ω mắc nối tiếp. Biết công suất tác dụng của mạch điện P = 240W. Tính I, U R,
UC, U, cosφ, Q của mạch điện
Đáp số : I = 4A ; UR = 60V, UC = 80V; U = 100V; cosφ = 0,6; QC = -320VAr
25. Bốn bóng đèn có ghi U = 110V; P = 150W, mắc trong mạch điện xoay chiều
có điện áp Un= 220V. Vẽ sơ đồ mắc các đèn đó và tìm dòng điện qua mỗi bóng đèn,
công suất cả 4 bóng
Đáp số : I = 1,36A ; P = 600W
26. Một tải có R = 6Ω, XL= 8Ω. Tính hệ số công suất của tải. Người ta đấu vào
nguồn U = 120V. Tính công suất P, Q của tải. Để nâng cosφ của mạch điện lên bằng 1.
Tính dung lượng QC của bộ tụ mắc song song với tải. Tính điện dung C của bộ tụ cho
biết tần số của nguồn điện f = 50 Hz
Đáp số : cosφ = 0,6 ; P = 864W ; Q = 1152VAr ;QC = -1152 VAr ; C = 2,547.10-4F
Trang 134
Kỹ Thuật Điện

5.1.3. Phi
tuyến nhiều
(lớn), phi
tuyến nhỏ
(ít) :
a. Về mặt
toán học : Ta
biết do có
tính phi
tuyến nên
xuất hiện số
hạng bậc cao
trong hàm
xấp xỉ đặc
tính nên nếu
số hạng bậc

Trang 90
Kỹ Thuật Điện
cao có vai trò đáng kể trong biểu thức thì mạch phi tuyến lớn, ngược lại là mạch phi
tuyến nhỏ.
Vậy khi phi tuyến nhỏ, số hạng bậc cao không có vai trò trong biểu thức nên
gần đúng ta có thể bỏ qua, lúc đó mạch coi là tuyến tính, đây là tinh thần phương pháp
tuyến tính hóa là phương pháp sẽ dùng để tính gần đúng mạch phi tuyến.
Ví dụ : xét mạch cuộn dây lõi thép như hình (h.5.6 ). Vì là mạch phi tuyến nên tính
được dễ dàng theo các phương pháp tuyến tính.
b. Về mặt hình học :
Phi tuyên nhỏ : Số hạng phi tuyến có vai trò không đáng kể, tuyến tính hóa mạch làm
việc như tuyến tính nên điểm làm việc xê dịch trên một đoạn thẳng.
Điều này xảy ra khi biến làm việc có cường độ nho (quanh gốc) hoặc giá trị
biến thiên lớn nhưng trong quá trình làm việc biến chỉ thay đổi trong phạm vi nhỏ
(đoạn nhỏ coi như là đoạn thẳng) như biểu diễn ở hình (h. 5 .6) lúc đó Rđ = const,
Vậy phi tuyến nhỏ thì điểm làm việc của mạch biến thiên trên đoạn thẳng, lúc đó
mạch tuyến tính, là tinh thần phương pháp tuyến tính hóa.
5.1.4. Tính quán tính của phân tử phi tuyến – quán tính hóa.
Có một số vật liệu có tính quán tính (ví dụ tính quán tính nhiệt). Với vật liệu có tính
quán tính nhiệt thì R(I), úng với nhiệt độ nhất định sẽ có R xác định ứng với dòng điện
I , khi dòng điện thay đổi đủ nhanh (ứng với Ihd trên) thì do quán tính nhiệt mà nhiệt độ
dây sẽ hầu như hằng số trong thời gian t, khiến R(I) hằng trong quan hệ tức thời giữa
điện áp và dòng điện, tức là :
u (i) = R(I).i mà R(I) là hằng nên u(i) là tuyến tính.
Ta có quan hệ tức thời u(i) là tuyến tính.
5.1.5 Tính chất của mạch phi tuyến.
1. Tính tạo tần : Là tính chất chỉ có ở mạch phi tuyến khi kích thích có tần số  thì
đáp ứng có các tần số 1 , 2 , 3 , 4 …khác 

Hình 5.6
Ví dụ: phần tử phi tuyến có hàm đặc tính y = x2 nếu kích thích x - Asin(A)t thì đáp
A2 A 2
ứng y = A2 sin 2 t =  cos 2 t
2 2

Trang 91
Kỹ Thuật Điện
chứa điều hòa 2  . Nói chung đáp ứng có thể chứa điều hòa đến bậc n bằng số bậc
cao nhất trong các số hạng của hàm đặc tính y(x). Tính chất này được ứng dụng trong
kỹ thuật nhân, chia tần số.
2. Hai hay nhiều kho có thể trao đổi năng lượng qua lại với nhau gây nên tự dao động,
có thể điều chỉnh sự xê dịch lôi kéo tần số tự dao động.
3 . Hệ phi tuyến có thể có nhiều trạng thái cân bằng.
4. Có thể xảy ra hiện tượng Trigơ
5. Có thể xảy ra cộng hưởng sắt từ.
6. Không có tính xếp chồng.
5.1.6 Mạch từ
- Nhiều TBĐ được tạo nên trên nguyên tắc là phải tập trung đường sức từ trường thành
các dòng từ thông F theo những đường nhất định nên cần xét cấu trúc này.
a. Nguồn từ : Để tạo B, F cần có nguồn từ :
Có hai loại nguồn từ :
- Nam châm vĩnh cửu : được làm từ các vật liệu có tính giữ từ cao . Xác định
nguồn này qua các đường cong từ trễ và kích thước của nam châm.
- Nam châm điện là cuộn dây lõi thép có dòng điện, có iw = F gọi là sức từ
động (như Sđđ mạch điện).
b. Gông từ : Vật liệu dẫn từ được ghép lại với nhau tạo nên dường đi cho từ
thông gọi là gông từ.
Vật liệu từ hay vật liệu sắt từ (VLST) (pecma lôi, tôn silic,...) có tính dẫn từ cao.Đánh
giá độ dẫn từ ở hệ số :từ thẩm  (giống như điện dẫn trong mạch điện)
 = 4.107 H/m (độ từ thẩm của không khí  h )VLST > 1 tùy loại vật liệu sắt từ (từ
1000 10000Gaus). Gông từ thường được ghép từ các tấm silic thành các dạng �� ,
rồi ghép thành mạch từ không phân nhánh, có phân nhánh tùy vào yêu cầu sử dụng rồi
ghép thành mạch từ không phân nhánh, có phân nhánh tùy vào yêu cầu sử dụng.
c. Điều kiện mạch hóa – sự phân bố từ thông F :
Nếu xét một cách tuyệt đối, nói chung F phân bố cả thời gian, không gian nên rất bài
toán mạch từ tương ứng là bài toán trường (hệ phương trình vi phân riêng phần) rất
phức tạp . Nên với độ chính xác đủ dùng chỉ xét F phân bố theo t, mô hình mạch (nên
gọi là mạch từ, quá trình phân bố theo thời gian được xét dưới mô hình mạch)
Muốn F chỉ phân bố theo thời gian phải thỏa mãn điều kiện mạch hóa:
+ Bước sóng kích thích đủ lớn so với kích thước cuộn dây, lõi thép (kích thước).
+ Gông từ có  >>môi trường .
+ Dây dẫn có  >>môi trường.
Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì coi F chạy trên một đoạn mạch từ là như nhau.
Tức là F (t). Lúc đó hệ phương trình liên hệ các biến sẽ là hệ phương trình K1, K2 ta
có mô hình mạch từ.

Trang 92
Kỹ Thuật Điện
Vậy định nghĩa : Mạch từ là hệ thống gồm nguồn từ, gông từ để chảy trong đó dòng từ
thông F phân bố theo thời gian.
d. Đoạn mạch từ: Ta biết VLST khác nhau thì  khác nhau, kích thước gông gồm 1,S
khác nhau thì F khác nhau vì F = B.S
Vậy một đoạn mạch từ được đặc trưng bởi: VLST (tức quan hệ B=  .H) và kích thước
(1,S).
Phải xác định một biểu thức gồm các đặc trưng trên để mô tả, biểu diễn đoạn mạch từ
(giống như biểu diễn vùng trở phi tuyến bằng hàm đặc tính U(I), R(I). Từ B =  .H
(của VLST nào đó), ở đây  (H) nên quan hệ đường cong(đường song từ hóa ) có
được bằng thực nghiệm, như hình (h5.7 a,b)
Đưa thông số kích thước vào quan hện B=  (H).H được B.S =  (H).H .S, hay có
thể viết : F =f( H.1), còn kí hiệu là F = f(UM) chính là đường cong tạo được cho từng
đoạn mạch từ.
H.1 = UM (Từ áp rơi)

B
B

H
Đường trung bình
H

a b
Hình 5.7 a,b

Vậy một đoạn mạch từ được đặc trưng bởi quan hệ hàm (l) .= f(H.l) = f(u )
đây chính là hàm đặc tính của đoạn mạch từ ; là thông số đặc trưng cơ bản của một
đoạn mạch từ trong mô hình mạch.
Trong đó :
: là dòng từ thông (giống dòng điện trong mạch điện).
H.1= UM : là p rơi (giống điện áp rơi).
Nên F , H.1 là hai biến đo quá trình hệ thống tù được mô tả bởi mô hình mạch.
Vậy ta có nguồn tù F = i.W, đoạn mạch từ F (UM) phải được dẫn ra một thông số đặc
trưng nào nó (RM ), với hai biến số là F ,UM liên hệ nhau trong luật K1 , K2 qua R M
tạo nên hệ phương trình của mạch từ.
5.1.7 Mạch điện phi tuyến ở chế độ xác lập xoay chiều.

Trang 93
Kỹ Thuật Điện
Mạch phi tuyến xác lập dao động là trạng thái phổ biến như : MBA, động cơ,
máy phát tần số, phát xung, bộ dao động đa hài, ổn áp ... Dao động phi tuyến xác lập
chia thành hai loại :
+ Dao động cưỡng bức xảy ra trong mạch có kích thích cưỡng bức. Được biểu diễn
bởi hệ phương trình vi phân phi tuyến có vế 2.
Ví dụ : Mạch hình (h.5.8)
Phương trình của mạch là :
ur + nL = e(t)
d
có : r.i + = e(t )
dt

d di
được : r.i + . = e(t )
dt dt

+ Dao động tự do (tự dao động) là quá trình xảy ra trong mạch không có kích thích
cưỡng bức. Được biểu diễn bởi phương trình vi phân không vế 2. Đây là sự phóng
tích giữa các kho sau khi được tích lũy.
2. Đặc điểm riêng của các dao động phi tuyến :
a. Phổ tần của dao động phi tuyến thưởng chứa nhiều điều hòa bội (về
nguyên tắc là vô hạn)
Có thể xếp phương trình mạch phi tuyến thành dạng :
f1 ( x, x ', t )  f 2 ( x, x ', t )  
{ (t ) = 0
14 2 43 14 2 43

Nhóm số hạng tuyến tính Nhóm số hạng phi tuyến kích thích
Trong đó : f (x,x',t) : 0 là phương trình tuyến tính suy biến, có nghiệm x là
điều hòa có tần số  và f2 (x,x',t) = 0 cho nghiệm có nhiều tần số khác nhau. Các
nghiệm ở tần số khác nhau ứng với các hàm cos, sin độc lập tuyến tính. Nên để có sự
cân bằng thì nghiệm của mạch phi tuyến phải chu kỳ không sin gồm tổng của nhiều
điều hòa thành phần. Đây chính là cơ sở của nguyên lý cân bằng điều hòa dùng tỉnh
mạch phi tuyến dao động.
b. Tự dao động phi tuyến không có tần số riêng, nó tùy thuộc cường độ quá
trình mức độ phi tuyến (dao động tuyến tính có tần số riêng )
c. Dưới kích thích chu kỳ cố định về biên, tần, pha có thể tồn tại một số đáp
ứng cưỡng bức có biên, pha khác nhau (trong đó có thể có những điểm không ổn định)
d. Mô hình cửa mạch phi tuyến xác lập xoay chiều là hệ phương trình vi
phân phi tuyến viết theo luật K1, K2. Vì vậy không có phương pháp chung để giải mà
chỉ có các phương pháp gần đúng cho tùng bài toán cụ thể.

5.2 DÒNG ĐIỆN TRONG MẠCH NẮN ĐIỆN

Trang 94
Kỹ Thuật Điện
5.2.1 Sơ đồ thay thế gần đúng của van điện từ
Mạch nắn điện sử dụng các phần tử phi tuyến là các van điện từ. Đặc tính cơ
bản của van điện từ là có điện trở thay đổi theo chiều dòng điện : điện trở theo chiều
dòng điện thuận rv rất nhỏ, ngược lại điện trở theo chiều dòng điện ngược rng rất lớn.
Đối với van điện lý tưởng, điện trở thuận rv coi như bằng không, còn điện trở ngược
rng coi như vô cùng lớn. Van điện thực tế có điện trở thuận rv khác không, và điện trở
ngược rng có trị số xác định.
Để dễ dàng cho việc phân tích mạch điện, các van điện được lý tưởng. Có hai cách
thay thế:
1) Thay van điện bằng một van lý tưởng và một điện trở thuận rv, đặc tính vôn –
Ampe dạng hình 5.7 a.
2) Thay van điện bằng van lý tưởng và một nguồn sức điện động E = Uv, đặc tính vôn
– Ampe dạng hình 5.7 b.
Tùy theo đặc tính Vôn –Ampe thực của van điện giống với đặc tính dạng 5.7 a, 5.7b
mà ta chọn sơ đồ thay thế thích hợp.

Hình 5.9 – Sơ đồ thay thế gần đúng của van điện và đường đặc tính vôn – ampe tương
ứng.
5.2.2 Dòng điện trong mạch nắn
Hình 5.10a là sơ đồ mạch nắn đơn giản, gồm van điện V nôi nối tiếp với tải r ,
đặt vào điện áp xoay chiều u = UmSinɷt.
Ở nửa chu kỳ đương của điện áp, dòng điện trong mạch:

i=
Coi rv ( điện trở thuận của van lý tưởng), ta có :

i
Ở nửa chu kỳ âm của điện áp, dòng điện trong mạch :

Trang 95
Kỹ Thuật Điện

i=

Hình 5.10 – Sơ đồ nắn điện nửa sóng (a) và đồ thị dòng áp trong mạch (b)
Điện trở ngược rng của van lý tưởng coi như bằng vô cùng nên i = 0. Như vậy,
dòng điện chỉ qua tải trong nửa chu kỳ dương của điện áp. Đồ thị dòng điện trong
mạch vẽ trên hình 5.10 b. Mạch nắn này gọi là mạch nắn nửa sóng ( hay nửa chu kỳ).
Van điện V thông mạch ở nửa chu kỳ dương và khóa mạch ở nửa chu kỳ âm của điện
áp.
Ở nửa chu kỳ dương, điện áp đặt vào van điện:

uv = i.rv ≈ 0
Điện áp nguồn coi như đặt toàn bộ vào tải : ut = u = Um.Sinωt.
Ở nửa chu kỳ âm, điện áp đặt vào tải:

Ut = ir = 0 (vì I = 0). Như vậy điện áp nguồn đặt toàn bộ vào van điện uv = u =
Um.sinωt. Để van điện làm việc bình thường, điện áp này phải nhỏ hơn điện áp ngược
cho phép của van điện.
Dòng điện qua tải chỉ tồn tại ở nửa chu kỳ dương, nên có độ đập mạch lớn.
Dòng điện nắn trung bình:
Itb = Io = Im/π
Để giảm mức độ đập mạch của dòng nắn, người ta dùng mạch nắn toàn sóng.

Trang 96
Kỹ Thuật Điện

Hình 5.11 – Sơ đồ nắn điện cầu (a) và đồ thị dòng áp của mạch nắn toàn sóng (b)
Mạch nắn gồm 04 van điện đấu theo kiểu cầu, trên đường chéo thứ nhất đặt tải r, còn
đường chéo thứ hai đặt vào điện áp xoay chiều u = Um.Sinωt.
Ở nửa chu kỳ dương của điện áp, van V1, V2 thông, còn V3, V4 phân cực ngược nên
khóa mạch. Dòng điện đi theo trình tự A-V1 –B – tải r –D –V2 – C. Ở nửa chu kỳ âm
của điện áp, van điện V3, V4 thông, còn V1, V2 khóa mạch. Dòng điện đi theo trình tự
C – V3 – B - tải r – D – V4 – A. Như vậy luôn luôn có một cặp van điện thông và một
cặp van điện khóa, dòng điện qua tải từ B hướng tới D. Trị số dòng điện :

I=

Đồ thị điện áp và dòng điện vẽ trên hình 5.12. Trị số trung bình của dòng điện :

Itb = Io =

Trang 97
Kỹ Thuật Điện

Hình 5.12 – Sơ đồ nắn điện ba pha nửa sóng (a) và đồ thị dòng áp trong mạch (b)

5.3 DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP TRONG MẠCH CUỘN DÂY LÕI THÉP
5.3.1 Cuộn dây có lõi thép bỏ qua hiện tượng từ trể
Cuộn dây lõi thép là loại điện cảm phi tuyến rất hay gặp, như cuộn dây các máy điện,
máy biến áp, khí cụ điện, dụng cụ đo.
Khi cuộn dây đặt vào điện áp u, có dòng điện i qua mạch, tạo ra từ thông ∅ trong mạch
từ. Quan hệ giữa dòng điện i và từ thông ∅ là đặc tính luyện từ. Nếu bỏ qua hiên tượng
từ trể thì đường đặc tính luyện từ có dạng như hình vẽ 5.11b. Đường đặc tính có một
đoạn thẳng (đoạn AOB), ứng với trị số tuyệt đối của dòng điện luyện từ i không quá trị
số iA. Khi đó, cuộn dây là một phần tử tuyến tính, và được đặc trưng bởi điện cảm
không đổi L. Khi trị số dòng điện i lớn hơn trị số iA, quan hệ ∅(i) là quan hệ phi tuyến,
và điện cảm L sẽ là điện cảm phi tuyến.
Giả sử từ thông ∅ trong mạch biến thiên theo quy luật hình sin:
∅ = ∅mSinωt.
Sức điện động cảm ứng eL do từ thông biến thiên tạo thành trong cuộn dây:

eL =- )

Trang 98
Kỹ Thuật Điện
Bỏ qua điện trở cuộn dây, thì điện áp nguồn u sẽ cân bằng với sức điện động tự cảm:

) = Um.Sin )
Như vậy, nếu từ thông trong lõi thép có dạng hình sin thì điện áp đặt vào cuộn dây
cũng dạng hình sin, vượt pha trước từ thông 900. Ngược lại, nếu điện áp đặt vào cuộn
dây có dạng hình sin thì từ thông trong lõi thép cũng có dạng hình sin và chậm pha sau
điện áp 900.

Hình 5.13- Cuộn dây có lõi thép kín (a) và đặc tính luyện từ bỏ qua từ trễ (b)
Biên độ từ thông :

∅m =

Vì quan hệ ∅ (i) là phi tuyến, nên ta sẽ dựa vào đường cong từ thông ∅(t) và đặc tính
luyện từ ∅(i) để xây dựng đồ thị dòng điện theo thời gian i(t) hình 5.14
Tại mỗi thời điểm trên trục thời gian (điểm 1), xác định trị số từ thông ∅(t) tương ứng
(điểm 2). Dòng trị số này sang đặc tính luyện từ, ta có điểm 3. Từ điểm này tìm trị số
dòng điện i tương ứng (điểm 4). Đặt trị số này lên trục tung (điểm 4’) rồi đóng lại tới
thời điểm đang xét, ta được một điểm trên đồ thị dòng điện i(t) (điểm 5). Lần lượt tìm
một số điểm, rồi nối lại, ta được đồ thị đầy đủ của i(t). Do tính chất bảo hòa của đặc
tính luyện từ, ta thấy, nếu từ thông có dạng hình sin thì dòng điện luyện từ có dạng
nhọn đầu.

Trang 99
Kỹ Thuật Điện

Hình 5.14 – Xây dựng đường cong điện theo đường cong từ thông và đặc tuyến luyện
từ
5.3.2 Ảnh hưởng của từ trễ đến dòng điện trong mạch cuộn dây và lõi thép
Trên thực tế, đặc tính từ hóa có dạng mắt từ trễ ABCDEFA hình 5.15. Trong quá trình
tăng, đặc tính luyện từ di theo nhánh DEFA, còn khi giảm sẽ đi theo nhánh ABCD.

Hình 5.15 - Xây dựng đường cong điện theo đường cong từ thông và mắt từ trễ.

Trang 100
Kỹ Thuật Điện
Giả sử từ thông trong lõi thép ∅(t) có dạng hình sin. Ta xây dựng đồ thị thời gian của
dòng điện i(t). Phương pháp xây dựng đồ thị tương tự như trước, nhưng chú ý là khi từ
thông tăng thì dùng nhánh DFEA, còn khi từ thông giảm thì dùng nhánh ABCD.
Kết quả, đường cong dòng điện vẫn có dạng nhọn đầu, nhưng mất tính đối xứng qua
góc tọa độ, dòng điện và từ thông không đồng thời triệt tiêu.
Do đó, thành phần cơ bản i1 của dòng điện lệch pha với điện áp u một góc φ1 ≠ π/2.
(hình 5.16)

Hình 5.16 – Đồ thị dòng điện, điện áp, từ thông trong mạch cuộn dây, lõi thép có từ
trễ.
5.4 CỘNG HƯỞNG SẮT TỪ
5.4.1 Hiện tượng trigơ trong mạch tụ điện nối tiếp với cuộn dây lõi thép
Xét mạch điện gồm tụ điện tuyến tính C nối tiếp với cuộn dây lõi thép L ( hình 5.17a),
đặt vào điện áp hình sin U. thành phần phả kháng của điện áp:
Ux = UL –Uc
Ở đây, UL là điện áp trên cuộn dây lõi thép, có đặc tính V-A phi tuyến, chính là đặc
tính luyện từ (đường UL(I) trên hình 5.17b), Uc là điện áp trên tụ điện : Uc = Ixc. Vì
tụ C là tuyến tính, nên đặc tính Uc(I) là đường thẳng qua góc tọa độ. Từ đó, ta sẽ được
đường đặc tính Ux(I) = UL(I) – Uc(I) bằng cách trừ tung độ của hai đường cong tương
ứng.
Điện áp đặt vào mạch:

Trang 101
Kỹ Thuật Điện

U=

Do đó, đặc tính U(I) cao hơn đặc tính Ux(I) một chút ( hình 5.17b)

Hình 5.17 – Mạch điện nối tiếp tụ điện với cuộn dây lõi thép và đặc tính vôn – ampe
tương ứng.
Giả sử tăng dần điện áp từ U = 0 trở lên. Ban đầu, U tăng thì I tăng tương ứng theo
đoạn Oa ( Hình 5.18a). Khi U =Ua thì trong mạch xảy ra hiện tượng đột biến: điểm
làm việc nhảy từ điểm a sang điểm c. Lúc đó, dòng điện, điện áp UL và Uc đều có sự
nhảy vọt: I nhảy từ sang giá trị Io sang Ic; UL nhảy từ ULa sang Ulc; Uc nhảy từ Uca
sang Ucc ( Hình 5.18b)
Khi U > Ua, điểm làm việc sẽ chạy trên đoạn ce. Từ đấy, nếu ta giảm dần trị số điện
áp, lúc đầu dòng điện giảm từ từ theo điện áp, điểm làm việc chạy từ e về b. Khi U =
Ub, Trong mạch xảy ra hiện tượng đột biến ; điểm làm việc nhảy từ điểm b sang điểm
d. Lúc đó, dòng điện giảm đột ngột từ Ib = I(o) xuống Id . Điện áp UL và UC cũng có
sự giảm đột ngột tương ứng. Sau đó, nếu U giảm từ Ub về 0 thì dòng điện cũng giảm
dần theo điện áp, điểm làm việc chạy trên đoạn dO.
Như vậy, trong mạch tụ điện nối tiếp với cuộn dây lõi thép, nếu tăng hay giảm điện áp
nguồn từ từ, sẽ xảy ra hiện tượng biến thiên đột ngột dòng điện ứng với U = Ua (khi
tăng) và U = Ub ( Khi giảm, Hình 5.18a). Đó là hiện tượng trigơ trong mạch, nghĩa là
hiện tượng biến đổi trạng thái đột ngột.

Trang 102
Kỹ Thuật Điện

I, UL, Uc I

U Ic Uc

U(I)
e
a c
Ua
Ia UCc
UL c
UL a
Ub
d b I Uca

0
Id Ia I(o) Ic Ua U
b)
a)
Hình 5.18 – Đặc tính vôn – ampe của mạch tụ điện nối tiếp với cuộn dây lõi thép.
5.4.2 Cộng hưởng sắt từ
Tại điểm I = I(o) ( Hình 5.17b), điện áp trên điện cảm và điện dung bằng nhau : UL =
Uc, do đõ, Ux = 0. Mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện áp. Điện áp nguồn lúc đó
bằng điện áp tác dụng trong mạch, U =Ur.
Hiện tượng cộng hưởng trong mạch cuộn dây lõi thép do biến thiên trị số điện áp (hay
dòng điện) trong mạch tạo nên gọi là hiện tượng cộng hưởng sắt từ. Hiện tượng cộng
hưởng sắt từ trong mạch tụ điện nối tiếp với cuộn dây (Hình 5.17a) gọi là hiện tượng
cộng hưởng điện áp sắt từ. nếu hiện tượng cộng hưởng sắt từ xảy ra trong mạch tụ điện
đấu song song với cuộn dây lõi thép, ta có hiện tượng cộng hưởng dòng điện sắt từ.
5.5 ĐIỆN CẢM ĐIỀU KHIỂN VÀ KHUYẾT ĐẠI TỪ
5.5.1 Điện cảm điều khiển
Điện cảm điều khiển đơn giản nhất gồm một lõi thép quấn trên hai cuộn dây:
cuộn dây làm việc Wlv và cuộn điều khiển Wđk. Cuộn dây làm việc đặt vào điện áp
xoay chiều u, dòng điện tương ứng i. Cuộn điều khiển đặt vào điện áp điều khiển là
điện áp một chiều Udk. Biến trở Rđk để điều chỉnh dòng điện Idk trong mạch điều
khiển (Hình 5.19)
Điện cảm L của cuộn dây được xác định theo biểu thức

Trang 103
Kỹ Thuật Điện

L=

Mạch từ của điện cảm điều khiển gồm hai sức điện động : Sức từ động của cuộn dây
điều khiển là Idk wdk và cuộn công tác iwdk:

Hình 5.19 – Điện cảm điều khiển (a) và đặc tính luyện từ φ = φ (Σiw)

Σ iw = Idk wdk + iwlv L

Đặc tính từ hóa φ = φ (Σiw)

L = f(idk)

Idk

Hình 5.20 – Sự phụ thuộc của điện cảm vào dòng điện điều khiển.
Từ công thức trên ta thấy trị số điện cảm L tỷ lệ với hệ số góc tiếp tuyến với
đường cong từ hóa tại điểm làm việc, do đó, phụ thuộc vào trị số Σiw. Nếu Σiw =
Σi1w, điểm làm việc là điểm a, thì L = Ktgα, k là hệ số tỷ lệ; Nếu Σiw = Σi2w, điểm
làm việc là điểm b, thì L’ = Ktgα’. Rõ ràng l’ < L ( vì α’ < α ).
Như vậy, bằng cách thay đổi dòng điện điều khiển Idk, ta sẽ thay đổi được trị số điện
cảm của cuộn dây làm việc. Đặc tính L = f(Idk) biểu thị sự phụ thuộc của trị số điện

Trang 104
Kỹ Thuật Điện
cảm vào dòng điện điều khiển. Ta thấy là nếu tăng dòng điện điều khiển thì nói chung
trị số điện cảm sẽ giảm.
Có thể dùng đồ thị để giải thích điều đó( hình 5.21). Khi Idk =0, ∅dk = 0 thì trong
mạch từ chỉ có từ thông làm việc có dạng hình sin. Dùng đường cong từ hóa, ta vẽ
được đường cong dòng điện tương ứng. Khi Idk ≠0, ∅dk ≠0, từ thông trong mạch từ
là ∅ + ∅dk. Dùng đường cong từ hóa, ta vẽ được đường cong dòng điện tương
ứng. Rõ ràng trong trường hợp này, dòng điện lớn hơn trước, tức điện cảm L trong
mạch đã giảm đi.
Ta nhận xét là nếu Idk càng lớn, thì đoạn làm việc trên đặc tính từ hóa càng cong,
và do đó dòng điện i trong cuộn làm việc càng khác hình sin.

Hình 5.21 – Đồ thị giải thích sự biến đổi điện cảm theo dòng điện điều khiển.
Điện cảm điều khiển được ứng dụng trong thực tế với nhiều mục đích khác nhau, như
dùng làm điện cảm biến đổi, làm thiết bị biến đổi dòng điện một chiều, dùng sơ đồ
máy phát dao động, dùng làm khuếch đại công suất sắt từ (thường gọi là khuếch đại
từ)…
5.5.2 Khuếch đại từ
Khuếch đại công suất là thiết bị dùng một công suất nhỏ ( công suất đầu vào) để
điều khiển một công suất lớn trên tải ( công suất ra).

Trang 105
Kỹ Thuật Điện
Hình vẽ sơ đồ khuếch đại từ dùng điện cảm điều khiển công suất vào là công suất
mạch điều khiển :
Pv = Uv.Iv = Udk. Idk = Pdk
Mạch ra là tải Rt mắc nối tiếp trong mạch cuộn làm việc. Công suất ra chính là công
suất tải:
Pra = Pt = Ura.I = I2 Rt

Hình 5.22 – Sơ đồ khuếch đại từ(a) và đặc tính khuếch đại(b)


Thông thường, công suất mạch điều khiển Pdk nhỏ hơn nhiều so với công suất từ Pt.
Để đặc trưng cho tác dụng khuếch đại của khuếch đại từ, người ta dùng hệ số khuếch
đại công suất Kp, đo bằng tỉ số giữa số gia công suất trên tải với só gia tương ứng
mạch điều khiển.

Kp =

Đặc tính biến đổi công suất trên tải Pt và hệ số khuếch đại Kp theo công suất điều
khiển Pdk ( hoặc Idk, vì Pdk = Idk Udk, với Udk = hằng số thì Pdk tỷ lệ với Idk) như
hình 5.22 b. Khi dòng điện điều khiển Idk càng lớn, lõi thép càng bảo hòa, tác dụng
làm thay đổi điện cảm của Idk càng giảm, do đó dòng điện công tác I càng ít thay đổi.
Lúc đó tác dụng điều khiển của Idk càng giảm. Khuếch đại từ dùng điện cảm điều
khiển đơn như hình 5.19a có nhược điểm lớn là từ thông xoay chiều của dòng điện làm
việc sẽ cảm ứng ra sức điện động xoay chiều trong cuộn điều khiển. do dòng điện làm
việc I ở khuếch đại từ lớn, nên s.đ.đ. cảm ứng cũng lớn, sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự
hoạt động của nguồn điều khiển, làm thay đổi đặc tính điều khiển của mạch. Để khắc
phục, người ta chế tạo khuếch đại từ kép, gồm có hai điện cảm điều khiển đơn giống

Trang 106
Kỹ Thuật Điện
nhau. Ở mạch làm việc, hai cuộn dây làm việc Wlv đấu thuận. Khi có dòng điện làm
việc i qua mạch, từ thông xoay chiều ∅ sẽ có chiều giống nhau. Ở mạch điều khiển, hai
cuộn dây điều khiển Wdk đấu ngược chiều. Các S.đ.đ e do từ thông ∅ cảm ứng ở hai
cuộn dây điều khiển sẽ có chiều ngược nhau trong mạch điều khiển, và sẽ khử lẫn
nhau, đảm bảo cho mạch điều khiển làm việc bình thường.

Hình 5.23 – Sơ đồ khuếch đại từ kép.


5.6 THIẾT BỊ NHÂN BA TẦN SỐ
Thiết bị nhân ba tần số dùng để tạo ra nguồn điện áp có tần số 3f từ nguồn điện
có tần số f. Nếu nguồn điện cung cấp là nguồn điện công nghiệp (f =50Hz) thì thiết bị
nhân ba tần số sẽ cho ta điện áp tần số 50Hz.

Trang 107
Kỹ Thuật Điện

Hình 5.24 – Sơ đồ thiết bị nhân ba tần số dùng biến áp đấu tam giác hở (a) và dùng
cuộn dây lõi thép (b)

SÁCH GIÁO KHOA VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Kỹ thuật điện, Đặng Văn Đào & Lê Văn Doanh, NXB Giáo Dục, 1 999
[2]. Kỹ thuật điện, Nguyễn Kim Đính, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 1998
[3]. Kỹ thuật điện, TS Phan Ngọc Bích, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2002
[4]. Cơ sở kỹ thuật điện, Hoàng Hữu Thuận, NXB khoa học và kỹ thuật,2006

Trang 108
Kỹ Thuật Điện
MỤC LỤC

Chương 1
TĨNH ĐIỆN
Trang
1. HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN.............................................................................. 1
1.1. Sự nhiễm điện..................................................................................................... 1
1.2. Hai loại điện tích................................................................................................ 1
1.3. Chất dẫn điện và chất cách điện.......................................................................... 1
1.4. Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng bằng thuyết điện tử................. 2
1.5. Nhiễm điện do hưởng ứng.................................................................................. 2
2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TRƯỜNG........................................................................ 2
2.1. Định luật Coulomb............................................................................................ 2
2.2. Định nghĩa và tính chất điện trường................................................................... 4
2.2.1. Định nghĩa....................................................................................................... 4
2.2.2. Tính chất của điện trường................................................................................ 4
2.3. Cường độ điện trường và đường sức điện trường............................................... 4
2.3.1. Cường độ điện trường...................................................................................... 4
2.3.2. Đường sức điện trường.................................................................................... 6
3. ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ (ĐIỆN ÁP).......................................................... 7
3.1. Công của lực điện trường .................................................................................. 7
3.2. Điện thế.............................................................................................................. 9
3.3. Hiệu điện thế (điện áp)....................................................................................... 9
4. TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN TRƯỜNG LÊN VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI................10
4.1. Vật dẫn trong điện trường..................................................................................10
4.2. Điện môi trong điện trường...............................................................................11
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP............................................................................12

Chương 2
MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU

2.1. KHÁI NIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU VÀ MẠCH ĐIỆN ...................16
2.1.1. Dòng điện và dòng điện một chiều.................................................................16
2.1.2. Chiều quy ước của dòng điện ........................................................................16
2.1.3. Cường độ và mật độ dòng điện.......................................................................17
2.1.3.1. Cường độ dòng điện....................................................................................17
2.1.3.2. Mật độ dòng điện.........................................................................................17

Trang 109
Kỹ Thuật Điện
2.2. MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH ĐIỆN..................................18
2.2.1. Mạch điện.......................................................................................................18
2.2.2. Các phần tử cấu thành mạch điện ..................................................................18
2.3. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch điện một chiều...........................20
2.3.1. Định luật Joule – Lenz....................................................................................22
2.3.4. Định luật Faraday...........................................................................................22
2.3.5. Hiện tượng nhiệt điện.....................................................................................23
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH MỘT CHIỀU.........................................24
2.4.1. Phương pháp biến đổi điện trở........................................................................24
2.4.2. Phương pháp xếp chồng dòng điện.................................................................25
2.4.3. Các phương pháp ứng dụng định luật Kirhooff..............................................26
2.4.3.1. Các khái niệm..............................................................................................26
2.4.3.2. Các định luật Kirhooff.................................................................................27
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP............................................................................30

Chương 3
TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỂN TỬ

3.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỪ TRƯỜNG .....................................................................38


3.1.1. Tương tác từ ..................................................................................................38
3.1.2. Khái niệm về từ trường ..................................................................................39
3.1.3. Đường sức từ .................................................................................................39
3.2. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN....................................................................39
3.2.1. Từ trường của dây dẫn thẳng .........................................................................42
3.2.2. Từ trường của vòng dây và từ trường ống dây ...............................................43
3.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA TỪ TRƯỜNG...................................45
3.3.1. Sức từ động ....................................................................................................45
3.3.2. Cường độ từ trường........................................................................................46
3.3.3. Cường độ từ cảm............................................................................................47
3.3.4. Hệ số từ thẩm..................................................................................................47
3.3.5. Vật liệu từ.......................................................................................................48
3.4. LỰC TỪ............................................................................................................52
3.4.1. Công thức ampe..............................................................................................52
3.4.2. Quy tắc bàn tay trái.........................................................................................53
3.4.3. Lực từ tác dụng lên 2 dây dẫn thẳng...............................................................53
3.4.4. Ứng dụng........................................................................................................54
3.4.4.1. Loa điện động..............................................................................................54

Trang 110
Kỹ Thuật Điện
3.4.4.2. Sự lệch quỹ đạo của tia êlectrôn..................................................................55
3.5. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ..............................................................56
3.5.1. Từ thông.........................................................................................................56
3.5.2. Công của lực điện từ.......................................................................................58
3.5.3. Hiện tượng cảm ứng điện từ...........................................................................61
3.5.3.1. Các định luật cảm ứng điện từ.....................................................................61
3.5.4. Sức điện động cảm ứng trong vòng dây có từ thông biến thiên......................64
3.5.5. Sức điện động cảm ứng trong dây dẫn thẳng chuyển động cắt từ trường.......65
3.5.6. Ứng dụng........................................................................................................67
3.5.6.1. Nguyên lý máy phát điện.............................................................................67
3.5.6.2. Nguyên lý động cơ điện...............................................................................68
3.6. HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM VÀ HỖ CẢM...........................................................68
3.6.1. Từ thông móc vòng và hệ số tự cảm...............................................................68
3.6.1.1. Từ thông móc vòng......................................................................................68
3.6.1.2. Hệ số từ cảm................................................................................................69
3.6.2. Sực điện động tự cảm.....................................................................................69
3.6.3. Hệ số hỗ cảm..................................................................................................70
3.6.4. Sức điện động hỗ cảm....................................................................................71
3.6.5. Ứng dụng........................................................................................................72
3.6.5.1. Nguyên lý làm việc của máy biến áp...........................................................72
3.6.6. Dòng điện Foucalt và ứng dụng......................................................................73
3.6.6.1. Vật dẫn nằm yên trong từ trường biến thiên................................................74
3.6.6.2. Kim loại chuyển động trong từ trường không đổi........................................75
3.3.6.2. Ứng dụng.....................................................................................................75
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..........................................................................................77

Chương 4
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN

4.1. KHÁI NIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU................................................89


4.1.1. Dòng điện xoay chiều.....................................................................................89
4.1.2. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều....................................................89
4.1.3. Dòng điện xoay chiều hình sin.......................................................................90
4.1.4. Các đại lượng đặc trưng của dòng điện hình sin.............................................91
4.1.5. Pha và sự lệch pha..........................................................................................92
4.1.6. Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin bằng đồ thị vectơ............................93
4.2. GIẢI MẠCH XOAY CHIỀU KHÔNG PHÂN NHÁNH..................................96

Trang 111
Kỹ Thuật Điện
4.2.1. Giải mạch xoay chiều thuần trở, thuần cảm và thuần dung............................96
4.2.2 Giải mạch xoay chiều RLC............................................................................103
4.2.3. Giải mạch có nhiều phần tử mắc nối tiếp......................................................104
4.2.4. Công suất và hệ thống công suất trong mạch xoay chiều..............................106
4.2.4.1. Công suất tác dụng P.................................................................................106
4.2.4.2. Công suất phản kháng Q............................................................................106
4.2.4.3. Hệ số công suất trong mạch xoay chiều.....................................................107
4.2.5. Cộng hưởng điện áp......................................................................................108
4.3. GIẢI MẠCH XOAY CHIỀU PHÂN NHÁNH................................................109
4.3.1. Giải mạch bằng phương pháp đồ thị véctơ (Phương pháp Fresnel)..............109
4.3.2. Giải mạch bằng phương pháp tổng dẫn ........................................................112
4.3.3. Cộng hưởng dòng điện (Mạch cộng hưởng song song)................................118
4.3.4. Phương pháp nâng cao hệ số công suất........................................................120
4.4. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA..........................................................123
4.4.1. Hệ thống ba pha cân bằng.............................................................................124
4.4.1.1 Khái niệm...................................................................................................124
4.4.1.2. Đồ thị sóng dạng và véctơ.........................................................................124
4.4.2. Sơ đồ đấu dây trong mạng ba pha.................................................................126
4.4.2.1. Các định nghĩa...........................................................................................126
4.4.2.2. Đấu dây hình sao (Y).................................................................................127
4.4.2.3. Cách nối hình tam giác ().......................................................................130
4.4.3. Công suất mạng ba pha ................................................................................131
4.4.3.1. Công suất tác dụng....................................................................................131
4.4.3.2. Công suất phản kháng................................................................................132
4.4.3.3. Công suất biểu kiến ..................................................................................132
4.4.4. Phương pháp giải mạch ba pha cân bằng......................................................132
4.4.4.1. Nguồn nối sao đối xứng.............................................................................132
4.4.4.2. Giải mạch điện ba pha tải nối hình sao đối xứng.......................................133
4.4.4.3. Giải mạch điện ba pha tải nối hình tam đối xứng......................................134
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP..........................................................................136

Chương 5
MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU PHI TUYẾN

5.1. KHÁI NIỆM....................................................................................................139


5.1.1 Định nghĩa phần tử phi tuyến, mạch phi tuyến..............................................139
5.1.2 Biểu diễn phần tử phi tuyến...........................................................................139

Trang 112
Kỹ Thuật Điện
5.1.3 Phi tuyến nhiều, phi tuyến nhỏ......................................................................141
5.1.4 Tính quán tính của phần tử phi tuyến – quán tính hóa...................................142
5.1.5 Tính chất của mạch phi tuyến........................................................................142
5.1.6 Mạch từ.........................................................................................................142
5.1.7 Mạch điện phi tuyến ở chế độ xác lập xoay chiều .......................................144
5.2. DÒNG ĐIỆN TRONG MẠCH NẮN ĐIỆN....................................................145
5.2.1 Sơ đồ thay thế gần đúng của van điện từ.......................................................145
5.2.2 Dòng điện trong mạch nắn.............................................................................146
5.3. DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP TRONG MẠCH CUỘN DÂY VÀ LÕI THÉP. .148
5.3.1 Cuộn dây có lõi thép bỏ qua hiện tượng từ trễ...............................................148
5.3.2 Ảnh hưởng của từ trễ đến dòng điện trong mạch cuộn dây và lõi thép..........150
5.4. CỘNG HƯỞNG SẮT TỪ...............................................................................151
5.4.1 Hiện tượng tri gơ trong mạch tụ điện nối tiếp với cuộn dây lõi thép.............151
5.4.2 Cộng hưởng sắt từ.........................................................................................153
5.5 ĐIỆN CẢM ĐIỀU KHIỂN VÀ KHUẾCH ĐẠI TỪ........................................153
5.5.1 Điện cẩm điều khiển......................................................................................153
5.5.2 Khuếch đại từ................................................................................................155
5.6 THIẾT BỊ NHÂN BA TẦN SỐ........................................................................157
SÁCH GIÁO KHOA VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................158
MỤC LỤC.............................................................................................................. 159

Trang 113

You might also like