You are on page 1of 21

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

HỌC PHẦN: ĐIỆN VÀ TỪ


1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên học phần: Điện và Từ
1.2. Mã học phần: TN 1.4
1.3. Số tín chỉ:03
1.4. Phân bố thời gian: 30/10/3/2/90
1.5. Điều kiện tiên quyết: NMK
1.6. Các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ học phần:
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: ĐIỆN TÍCH VÀ ĐIỆN TRƯỜNG
1.1. Điện tích
1.1.1. Điện tích và sự nhiệm điện của một vật
a) Điện tích
Điện tích là một tính chất cơ bản và không đổi của một số hạt hạ nguyên tử
(hạt sơ cấp), đặc trưng cho tương tác điện từ giữa chúng. Nó được xem là một dạng
năng lượng hoặc điện tử truyền từ vật này sang vật khác bằng các cách khác nhau
như dẫn truyền, cảm ứng hoặc các phương pháp cụ thể khác.
Điện tích được tạo ra từ những hạt mang điện rất nhỏ. Như một chất điểm thì
điện tích được gọi là điện tích điểm. Nếu điện tích điểm được sử dụng trong một thí
nghiệm thì nó được gọi là điện tích thử.
Trên thực tế, điện tích tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, chẳng hạn
như đất, nước, cơ thể, kim loại… Trong khi đó, tất cả những vật không sở hữu điện
tích được gọi là trung gian.
Dưới góc nhìn toán học, điện tích được xác định bằng số lượng của electron (n)
nhân với điện tích trên một electron.
Đơn vị điện tích: C (Culông)
b) Sự nhiễm điện của một vật:
Vật nhiễm điện là vật mang điện tích
Biểu hiện: Một vật được xem là vật nhiễm điện khi chúng có khả năng hút
hoặc đẩy các vật khác, phóng tia lửa điện sang các vật khác và làm sáng bóng đèn của
bút thử điện.
Cho nên muốn biết một vật đã nhiễm điện hay chưa thì ta đưa vật cần nhận biết
đến gần:
- Các vật nhẹ, nếu:
+ Nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nó không hút được các vật nhẹ thì nó chưa nhiễm điện.
- Các vật nhiễm điện khác, nếu có thể:
+ Có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã bị nhiễm điện.
+ Không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
c) Các cách làm một vật nhiễm điện:
Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc, ebonit…. (Nhiễm điện do cọ xát).
- Đưa vật đó đến gần vật đã nhiễm điện thì vật đó sẽ bị nhiễm điện. Nhiễm điện như
vật gọi là nhiễm điện do hưởng ứng.
- Cho vật đó tiếp xúc với vật đã nhiễm điện thì vật đó sẽ bị nhiễm điện. Nhiễm điện
như vậy gọi là nhiễm điện do tiếp xúc.
1.1.2. Điện tích và tương tác giữa các điện tích
Có hai loại điện tích: Điện tích âm (-) và và điện tích dương (+)
Quy ước:
- Thanh thủy tinh cọ xát với lụa thì nhiễm điện dương
- Thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô thì nhiễm điện âm
Tương tác giữa các điện tích: Cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
1.1.3. Giải thích cách làm một vật nhiễm điện
Cơ sở để giải thích: Thuyết electron
- Electron có trong tất cả vật chất, khối lượng nhỏ, tính linh động cao.
- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện do đó khi mất electron nguyên tử
trở thành ion dương, nhân electron nguyên tử thành ion âm.
- Electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác hoặc giữa các phần trong
vật gây ra sự nhiễm điện .
- Điện tích vật bất kì q = Ne suy ra điện tích có giá trị rời rạc, gián đoạn hay bị
lượng tử hoá. a) Sự nhiễm điện do cọ sát: Khi hai vật trung hòa về điện cọ xát với
nhau nguyên tử một vật sẽ bị mất một số electron và tích điện dương. Vật còn lại sẽ
nhận được electron của vật kia và sẽ tích điện âm.
b) Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Hai vật điện tích điện khác nhau, một vật có điện
tích q1, một vật có điện tích q2. Khi tiếp xúc với nhau, một số electron sẽ di chuyển từ
vật này sang vật kia cho đến khi cân bằng mật độ điện tích phân bố trên hai vật bằng
nhau.
c) Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một vật nhiễm điện lại gần một vật chưa
nhiễm điện thì vật đó bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Một vật trung hòa điện đặt gần một vật nhiễm điện. Nếu vật đó nhiễm điện âm
thì nó sẽ đẩy electron của vật trung hòa ra xa nó khiến vật trung hòa phân thành hai
miền điện tích khác nhau nguyên tử miền gần vật nhiễm điện sẽ tích điện dương và
phần xa vật nhiễm điện sẽ tích điện âm (hình 2.1a) . Ngược lại, nếu vật đó nhiễm điện
dương thì nó sẽ hút các electron của vật trung hòa lại gần phía nó, khiến miền của vật
trung hòa gần với vật nhiễm điện sẽ tích điện âm và phần xa vật nhiễm điện sẽ tích
điện dương (hình 2.1b)

1.2. Chất dẫn điện và chất cách điện (Phân loại: gồm: Dẫn điện, cách điện, bán dẫn,
siêu dẫn)
1.2.1. Chất dẫn điện
Chất dẫn điện: Là chất trong đó một số lớn các điện tích di chuyển tương đối dễ dàng.
- Chất dẫn điện loại 1: Sự dịch chuyển điện tích bên trong không gây ra một sự biến
đổi hóa học nào và cũng không gây ra một sự chuyển dịch nào có thể thấy được trong
vật.
Ví dụ: Kim loại
- Chất dẫn điện loại 2: Sự dịch chuyển điện tích bên trong gắn liền với những biến
đổi hóa học, dẫn điến sự giải phóng một số thành phần vật chất tại chỗ tiếp xúc với
các chất khác.
*Vật dẫn điện là những vật được làm bằng chất dẫn điện.
1.2.2. Chất cách điện hay điện môi
Chất cách điện: Điện tích không di chuyển được từ chỗ này đến chỗ kia.
1.2.3. Chất bán dẫn
1.2.4. Chất siêu dẫn
Ghi chú: Chất dẫn điện có thể trở thành chất siêu dẫn khi giảm nhiệt độ của
vật xuống dưới một nhiệt độ tới hạn TC (còn gọi là nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn).
Hiện tượng này người ta đã biết và chế tạo được hơn 40 kim loại và hợp kim (Kẽm,
Titan, thori…). Nhưng điều đáng quan tâm là nhiệt độ tới hạn của các chất siêu dẫn
đã biết còn quá thấp, khó thực hiện được trong điều kiện thực tế. Thí dụ Hợp chất
của ni ô bi và thiết (Nb3Ge) có TC = 18K (Tức là -2560C); Hợp chất màng mỏng của
Nb3Ge có TC = 23,3K.
Người ta vẫn đang cố gắng chế tạo được các vật liệu siêu dẫn có nhiệt độ cao
bởi vì khả năng ứng dụng tiềm tàng của các chất siêu dẫn là hết sức rộng lớn và
quan trọng.
1.3. Định luật Culông (Coulomb)
1.3.1. Định luật Culông trong chân không
a) Điện tích điểm: Vật tích điện có kích thước nhỏ xo với khoảng cách giữa chúng.
b) Nội dung định luật:
- Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đứng yên tương đối với nhau, đặt
trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ
lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng.
|q 1 q 2|
F=F 12=F 21=k
r2
- Biểu thức:
q1 q 2 ⃗r 12

F 12=k 2 r 12
r 12
- Dạng véc tơ:
- Ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức:
- k: hệ số tuỳ thuộc hệ đơn vị
⃗r 12
- : véc tơ vạch từ q1 sang q2.
⃗r 12
r 12
- : véc tơ đơn vị hướng từ q1 sang q2
⃗F
12
- Lực do điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2.
- Quy ước: Điện tích dương nhận giá trị dương, điện tích âm nhận giá trị âm.
|q 1 q2| 1 |q1 q2| q1 q 1 ⃗r 12 1 q 1 q2 ⃗ r 12
F=k = ⃗
F 12=k =
r2 4 πε 0 r 2 2
r 12 r 12 4 πε 0 r 212 r 12
- Trong hệ đơn vị SI: và ;
ε 0=8 , 86. 10−12 (C 2 / Nm 2 )
: hằng số điện .
|q 1 q2|
F=9 . 109
k =9 .10 9 ( Nm 2 /C2 ) r2
Suy ra: và
1.3.2. Định luật Culông trong môi trường
1 |q 1 q2| |q 1 q2| ⃗F = 1 q1 q 2 ⃗r 12 q1 q2 ⃗r 12
F= =k 12 =k
4 πε 0 ε r 2 ε . r2 4 πε 0 ε r 212 r 12 ε. r 212 r 12 ε
và ; với goi là hằng số điện môi.
|q 1 q2|
F=9 . 109
ε . r2
Vậy:
Biểu diễn lực trong định luật Culông:

Chú Ý: Lực tĩnh điện tuân theo nguyên lí chồng chất. Nếu ta có n hạt điện tích,
chúng tương tác độc lập với nhau theo từng cặp và lực tác dụng lên một hạt nào đó,
⃗F 1= F⃗ 12+ F⃗ 13 +.. . .+ F⃗ 1 n
chẳng hạn hạt 1, được xác định bởi tổng véc tơ:
1.3.3. Bài tập vận dụng định luật Culông
Bài 1.1. Hai quả cầu A và B dẫn điện, giống nhau và cô lập về phương diện điện
được đặt cách nhau (từ tâm này đến tâm kia) một khoảng a rất lớn so với kích thước
của quả cầu. Quả cầu A có điện tích dương; Quả câu B trung hòa về điện và mới đầu
không có lực tĩnh điện giữa các quả cầu.
a) Giả thử các quả cầu được nối với nhau trong giây lát bởi dây dẫn mảnh. Hỏi
lực tĩnh điện giữa các quả cầu sau khi bỏ dây nối?
b) Quả cầu A được nối đất trong một lát rồi thôi. Hỏi lực tĩnh điện giữa các quả
cầu bây giờ?
Hướng dẫn:
+Q
A
a) Sau khi nối A với B, electron di chuyển từ B sang A đến khi cả hai quả cầu có
điện tích +Q/2 thì dừng lại
Q2 / 4 Q2
F=k =k
a2 4 a2
Lực tương tác giữa A và B:
b) Nối A với mặt đất, electron chuyển từ đất lên quả cầu A cho đến khi A mất hết
điện tích +Q/2, A trung hòa về điện. Lực tương tác giữa hai quả cầu bằng 0.
Bài 1.2. Một đồng xu trung hòa điện khối lượng m = 3,11 g chứa một lượng điện
tích dương và âm như nhau . Giả sử đồng xu được chế tạo hoàn toàn bằng đồng (có
nguyên tử số Z = 29 và khối lượng nguyên tử M = 63,5g/mol)
a) Tìm độ lớn của điện tích dương (hoặc âm) tổng cộng trong đồng xu.
b) Giả sử các điện tích dương và các điện tích âm đó được tập trung vào hai bọc
đặt cách nhau 100m. Tính lực hút tĩnh điện tác dụng lên mỗi bọc.
Hướng dẫn:
a) Độ lớn điện tích của các electron trong một nguyên tử bằng độ lớn điện tích của
các proton trong nguyên tử đó và bằng Ze.
Số nguyên tử đồng chứa trong 3,11g đồng:
m
N=N A =2 , 95 . 1022 (
A
nguyên tử)
Độ lớn điện tích âm (hoặc dương):
q=NZe=1 , 37 . 105 (C )

b) Lực tương tác giữa các điện tích:


1 q2
F= =1 ,69 . 1016 ( N )
4 πε 0 r 2

Bài 1.3. Có ba viên bi nhỏ có thể chuyển động tự do theo phía trong của một vành
tròn không dẫn điện đặt nằm ngang. Nếu một trong ba viên bi mang điện tích q 1, hai
viên bi kia mang điện tích q 2 thì ba viên bi nằm cân bằng trên vòng tròn khi góc ở
đỉnh của tam giác cân tạo bởi ba viên bi bằng 300. Hãy tính tỉ số q1/q2.
Hướng dẫn
Giả sử ta xét trường hợp cả ba điện tích cùng dấu:
⃗ ⃗ ⃗ ⃗
Khi ba điện tích cân bằng thì : F hl = F1 + F 2 + F 3 =0 , điều này thảo mãn khi các lực
đi qua tâm của vành tròn.
Lực điện tác dụng lên q1 luôn đi qua tâm (vì lực do hai điện tích còn lại tác dụng
lên nó bằng nhau về độ lớn), do đó chỉ cần xác định điều kiện cân bằng cho viên bi 2
hoặc viên bi 3.
Xét với viên bi 2 (có điện tích q2 )
q1 q 2 q22
F 12=k 2 F 32=k
Lực tác dung lên viên bi thứ 2: r 12 và R 2

⃗ ⃗ ⃗
Điều kiện cân bằng: F 2= F 12+ F 32 có phương qua tâm O, nên r 12=2 R cos 15 ; r 23=R .
0

Với R là bán kính vành tròn.


F 12 F 32
0
=
Áp dụng hệ thức lượng giác trong tam giác sin 60 sin15 0 suy ra
q1 2 0
4 cos 15 sin 60 0
= =12 ,5
q2 sin 150

q1
0
30

150

600
q2 q2
1.4. Điện trường
1.4.1. Khái niệm điện trường
a) Môi trường truyền tương tác điện
Giả sử ta đặt hai quả cầu tích điện trái dấu trong một bình kín rồi hút hết không
khí ra thì lực hút giữa hai quả cầu mạnh lên. Như vậy, phải có một môi trường nào đó
truyền tương tác điện giữa hai quả cầu. Môi trường đó là điện trường
b) Điện trường
Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích đứng yên
và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt
trong nó.
1.4.2. Véc tơ cường độ điện trường
a) Khái niệm cường độ điện trường
Giả sử có một điện tích điểm Q nằm tại điểm O. Điện tích này tạo ra một điện
trường xung quanh nó. Để nghiên cứu điện trường của Q gây ra tại điểm M cách Q
một khoảng r, người ta đặt tại điểm M một điện tích điểm thử q và xét lực điện tác
dụng lên q. Theo định luật Culông, q càng nằm xa Q thì lực điện càng nhỏ. Ta nói
điện trường tại các điểm càng xa Q càng yếu. Từ đó có khái niệm cường độ điện
trường: Cường độ điện trường đặc trưng cho sự mạnh, yếu của điện trường tại một
điểm.
b) Cường độ điện trường tại một điểm
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của
điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác
F
E=
q
dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q :
E là cường độ điện trường tại điểm mà ta xét.
c) Vectơ cường độ điện trường
- Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vectơ gọi là vectơ cường độ điện

⃗E = F
q
trường:
⃗F =q E⃗
- Suy ra lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường :
Vectơ cường độ điện trường tại một điểm có:
+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử
q dương.
+ Chiều dài (môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.
+ Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường (trị số) bằng lực tác dụng của điện trường
lên một đơn vị điện tích dương đặt tại điểm đó.
q >0 F⃗ ⃗
E ⃗
q <0 F ⃗
E
Vì vậy: : cùng hướng ; ngược hướng .

d) Đơn vị đo cường độ điện trường


Dựa vào công thức định nghĩa, đơn vị cường độ điện trường là: Niutơn trên
culông (kí hiệu N/C).
Đơn vị đo cường độ điện trường trong hệ SI : vôn trên mét (kí hiệu là V/m).
e) Cường độ điện trường của một điện tích điểm gây ra tại điểm cách điện tích một
khoảng r
Để tìm điện trường của một điện tích điểm ta đặt một điện tích thử dương q ở
một điểm cách điện tích một khoảng r. Từ định luật Culông độ lớn của của lực tĩnh
1 |q . Q| |q . Q|
F= =k 2
4 πε 0 r 2 r
điện tác dụng lên q bằng:
Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại điểm
F 1 |Q| |Q|
E= = =k 2
q 4 πε 0 r 2 r
cách điện tích một khoảng r:
⃗E == 1 Q ⃗r Q ⃗r
=k 2
4 πε 0 ε r r
2
ε .r r ⃗
r
Dạng véc tơ: ; hướng từ Q ra điểm cần xét
F |Q|
E= =k 2 9 2 2
q r k =9 .10 ( Nm /C )
Trong hệ đơn vị SI: ;
+ Nhận xét:
- Phương: là đường thẳng nối Q với điểm cần xét
Q>0 Q<0
- Chiều: hướng ra xa Q nếu ; hướng lại gần Q nếu

Mặc dù ta dùng điện tích thử dương để xác định điện trường của một vật tích
điện nhưng điện trường tồn tại độc lập với điện tích thử.
f) Nguyên lí chồng chất điện trường
Các điện trường đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập
với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E:

E=⃗ ⃗ +. ..+ ⃗
E1 + E En
2

Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình
bình hành.

Chú ý: Điện trường gây ra bởi vật mang điện liên tục
- Chia vật ra thành các phần tử nhỏ, mỗi phần có điện tích dq coi như điện tích điểm.
- Tính điện trường do dq gây ra:

dE⃗ = 1 dq ⃗r
4 πε 0 ε r 2 r

- Cường độ điện trường do toàn vật gây ra:


E⃗ = ∫ d E⃗
toanvat

1.4.3. Đường sức điện trường


Michael Faraday là người đầu tiên đưa ra khái niệm điện trường ở thế kỉ 18 đã
cho rằng không gian quanh một điện tích đúng yên được lấp đầy bởi các đường sức
điện. Đường sức điện được dùng để mô tả trực quan điện trường.
a) Hình ảnh các đường sức điện
Người ta chứng minh được rằng, các hạt nhỏ đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo
phương của lực điện. Tập hợp các hạt nhỏ sẽ nằm dọc theo những đường mà tiếp
tuyến tại mỗi điểm nằm theo phương của vectơ cường độ điện trường tại đó. Mỗi
đường đó gọi là một đường sức điện.
b) Định nghĩa
Đường sức điện trường là đường vẽ trong điện trường mà tiếp tuyến với nó tại
mỗi điểm trùng với phương (giá) của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Chiều
của đường sức là chiều của véc tơ cường độ điện trường. Nói cách khác, đường sức
điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
c) Các đặc điểm của đường sức điện
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.
Do đó các đường sức điện không cắt nhau.
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại
một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra
điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
+ Tuy các đường sức từ là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo
quy tắc sau: Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường
sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
Hình ảnh một số đường sức điện

d. Điện trường đều


Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm
đều có cùng phương, cùng chiều, và cùng độ lớn; đường sức điện là những đường
thẳng song song cách đều.
Điện trường trong một điện môi đồng chất nằm ở giữa hai bản kim loại phẳng
đặt song song với nhau và điện tích bằng nhau, trái dấu là một điện trường đều.
1.4.4. Bài tập vận dụng
Bài 1.4. Hạt nhân nguyên tử uran có bán kính R = 6,8 fm. Giả thiết điện tích
dương của hạt nhân được phân bố đều. Xác định điện trường do điện tích đó tạo nên
ở một điểm nằm trên mặt của hạt nhân.
Hướng dẫn
Hạt nhân nguyên tử có điện tích dương Ze với Z là nguyên tử số là số hạt
proton trong hạt nhân và e (=1,6.10-19C) là điện tích của 1 proton
q = Z.e = 92.1,6.10-19 C
Điện tích dương của hạt nhân được phân bố đều, lực tình điện tác dụng lên
điện tích thử dương đặt ở gần mặt của hạt nhân cũng bằng lực gây ra nếu điện tích
của hạt nhân tập trung ở tâm của nó. Khi đó sinh ra bởi hạt nhân bằng điện trường
sinh ra nếu điện tích hạt nhân tập trung tại tâm của nó:
q
E=k
R2
Bài 1.5. Hai điện tích q1 = 8q và q2 = 2q được giữa cố định cách nhau một
khoảng l. Tìm vị trí các điểm tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích
đó tạo ra có giá trị bằng không. Xét các trường hợp q 1 và q2 cùng dấu; q1 vad q2 khác
dấu.
Hướng dẫn
a) q1 và q2 cùng dấu thì điểm N có cường độ điện trường bằng 0 nằm trong
⃗ ⃗ ⃗
khoảng giữa của AB, và E = E1 + E 2=0 hay E1 =E2 (1).
q1 q2
E1 = E2 =
Ta có 4 πε 0 r 21 ; 4 πε 0 r 22 , r 2 =l−r 1

l √ q1
r1=
Thay vào giải phương trình với r1 là ẩn số ta tìm được: √ q1 + √ q 2 .
b) q1 và q2 khác dấu thì điểm N có cường độ điện trường bằng 0 nằm ngoài
⃗ ⃗ ⃗
khoảng giữa của AB, và E = E1 + E 2=0 hay E1 =E2 (1).
q1 q2
E1 = E2 =
Ta có 4 πε 0 r 21 ; 4 πε 0 r 22 , r 2 =l +r 1

l √ q2
r1=
Thay vào giải phương trình với r1 là ẩn số ta tìm được: √ q1 + √q 2 .

E2 E1

E2 E1
M

Bài 1.6. Ba điện tích được đặt tại đỉnh của một tam giác đều q 1 = q2 = +10µC.
Điện tích q3 = Q.
a) Tính giá trị cường độ điện trường tổng hợp tại trọng C của tam giác khi q 3 = -
20µC
b) Với giá trị nào của q3 (cả về độ lớn và dấu) thì cường độ điện trường trọng
tâm C bằng 0.
Hướng dẫn
b) Để Ec = 0 thì E3 phải cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn với E12 . Vì vậy
điện tích q3 cũng phải mang dấu dương
E12=E 3 2 E1 . cos600 =E 3
Về độ lớn hay

1.5. Điện thế, hiệu điện thế.


1.5.1. Công của lực tĩnh điện
a) Công của lực điện
⃗F =q E⃗
Một điện tích q đặt trong điện trường E chịu tác dụng của lực điện:
Nếu điện tích q dịch chuyển theo một đường cong L từ điểm A đến điểm B thì
lực điện trường thực hiện công.
A= ⃗F . ⃗l =q ⃗E l
Nếu lực F là lực không đổi thì:
Nếu F có phương trùng với phương dịch chuyển thì công của lực được tính
bằng công thức: A = F.l = qE.l

F
Nhưng ở đây L là đường cong, lực có phương, chiều và độ lớn thay đổi lên
tục, do đó công thức trên không còn đúng. Để có thể áp dụng được công thức trên, ta
chia nhỏ quãng đường dịch chuyển sao cho mỗi đoạn chia là một đoạn thẳng và lực
tác dụng lên điện tích làm điện tích tác di chuyển trên đoạn đường thẳng và nhỏ đó
coi như không đổi. Công của lực điện làm hạt chuyển động trên đoạn đưởng nhỏ gọi
là công nguyên tố.
Để tính được công của lực điện trường trong trường hợp trên, người ta đưa vào
khái niệm công nguyên tố (Công của lực từ làm điện tích dịch chuyển được quãng
dA= F⃗ .d ⃗l =q E⃗ .d ⃗l
đường dl rất nhỏ:
Công của lực điện làm di chuyển điện tích q trong điện trường từ A sang B:
B
A AB=∫ ⃗F d ⃗l = ∫ q ⃗E . d ⃗l =q ∫ E⃗ . d ⃗l A
A AB AB A

M
dl M’
rA

B
B
rB
b) Điện trường do một điện tích điểm gây ra: O

Công nguyên tố:


qQ ⃗r ⃗
dA= F⃗ .d ⃗l =q E⃗ . d ⃗l = .d l
4 πεε 0 r 3
qQ 1
¿ . d (− )
4 πεε 0 r
B
qQ 1 1
A AB=∫ dA= ( − )
A 4 πεε 0 r A r B
Suy ra : (5.1)
Nhận xét: Công của lực điện không phụ thuộc vào đường đi, chỉ phụ thuộc vào
vị trí đầu và cuối, công trên đường cong kín bằng không, công bằng độ giảm thế. Suy
ra điện trường tĩnh là trường thế.
c)Thế năng của điện tích trong điện trường
A AB=W A −W B
- Tính chất của trường thế: (5.2) ; W là thế năng của điện tích trong
qQ qQ
W A= +C W B = +C
4 πε 0 εr A 4 πε 0 εr B
điên trường. Suy ra ; là thế năng của điện tích tại
điểm A và B. Từ đó suy ra thế năng của điện tích điểm trong điện trường:
qQ
W= +C
4 πεε0 r

qQ qQ
W ∞ =0 ⇒C=0 ⇒W = =k
4 πεε 0 r ε .r
Quy ước: (5.3)
Trong môi trường chân không, môi trường không khí Ꜫ = 1.
1.5.2. Điện thế. Hiệu điện thế
a) Điện thế
* Khái niệm: Điện thế tại một điểm đặc trưng cho điện trường về phương diện
tạo ra thế năng của điện tích q. Thế năng trên một đơn vị điện tích ở một điểm trong
điện trường được gọi là điện thế (hoặc đơn giản là thế).
W
V=
q
Nói cách khác, ở điểm điểm nào đó trong điện trường thương số gọi là điện thế
WM
V M=
q
của điện trường tại điểm đang xét. VD điện thế tại điểm M:
* Một cách định nghĩa
Khi đặt điện tích thử q tại điểm M trong điện trường, dưới tác dụng của lực
điện trường điện tích q chuyển động. Lực điện trường sẽ thực hiện công:
A MB=W M −W B
. Như vậy điện thế liên quan với thế năng và cũng liên quan đến công
của lực điện.
Vì vậy: Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng
cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Nó được xác
định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô
AM∞
V M=
q
cực và độ lớn của q: (5.4)
* Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.
Trong công thức (5.4), nếu q = 1 C, AM∞ = 1 J thì VM = 1 V.
* Đặc điểm của điện thế
AM∞
V M=
q
- Điện thế là đại lượng số. Trong công thức vì q > 0 nên nếu AM∞ >
0 thì VM > 0. Nếu AM∞ < 0 thì VM < 0.
- Điện thế của đất và của một điểm ở vô cực thường lấy bằng 0. (Vđất = 0).
Q Q
V M= =k
4 πεε 0 r ε .r
- Điện thế tại điểm M gây bởi điện tích Q: (r là khoảng cách
từ điểm M tới điện tích Q)
- Điện thế tại một điểm do nhiều điện tích gây ra: V=V1+V2+...+VM
b) Hiệu điện thế
- Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là hiệu điện thế giữa VA và VB:
U AB =V A −V B
(5.5)
A A∞ AB∞
U AB =V A −V B = −
q q
Từ công thức (5.4) và (5.5) ta suy ra :
Mặt khác ta có thể viết: AA∞ =AAB + AB∞
A AB
U AB =V A −V B =
q
Kết quả thu được : (5.6)
Vậy hiệu điện thế giữa hai điểm A và B trong điện trường đặc trưng cho khả
năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ A đến B. Nó được
xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di
chuyển từ A đến B và độ lớn của q.
Đơn vị hiệu điện thế cũng là Vôn (V).
Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm mà nếu di chuyển điện tích q = 1 C từ điểm
nọ đến điểm kia thì lực điện sinh công là 1 J.
Đo hiệu điện thế: Người ta đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế (Vôn kế)
Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
A AB U AB U
U AB = =E . d E= =
q d d
hay (5.7)
Công thức này cho thấy tại sao ta lại dùng đơn vị của cường độ điện trường là
Vôn trên mét (V/m).

1.5.3. Mặt đẳng thế


*Định nghĩa: Quỹ tích của những điểm trong không gian có cùng điện thế được
gọi là mặt đẳng thế.
*Tính chất:
+ Các mặt đẳng thế không cắt nhau, vì tại mỗi điểm của điện trường chỉ có một
giá trị xác định của điện thế.
+ Công làm dịch chuyển điện tích trên mặt đẳng thế bằng không.
+ Véc tơ cường độ điện trường tại một điểm trên mặt đẳng thế vuông góc với
mặt đẳng thế tại điểm đó.
1.6. Bài tập chương 1
1.6.1. Câu hỏi thảo luận
1. Cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa và cọ xát thanh êbônit vào mảnh len, hỏi
electron đã từ phân tử của chất nào và gia nhập vào phân tử của chất nào trong mỗi
trường hợp?
2. Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là các ngày hanh khô,
khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
3. Hai quả cầu kim loại giống hệt nhau được tích điện trái dấu treo vào hai sợi tơ
mảnh. Cho chúng tiếp xúc nhau, hiện tượng xảy ra như thế nào? Giải thích.
4. Khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần nhưng không chạm vào quả cầu của
điện nghiệm thì các lá nhôm vẫn xòe ra như khi nó chạm vào quả cầu. Nêu sự khác
biệt và giải thích?
5. Cho 3 quả cầu bằng nhau, hai qua A, B cố định tích điện trái dấu. Quả cầu thứ 3
(C) nhẹ tích điện dương và có giá trị q 3, bé hơn giá trị điện tích ở hai quả cầu cố định.
Treo quả cầu C bằng một sợi dây chỉ tơ rồi đưa vào khoảng giữa hai quả cầu A, B
a) Thoạt tiên quả cầu C chuyển động về phía nào?
b) Sau khi chạm vào một quả cầu tích điện, quả cầu C chuyển động về phía nào? Tại
sao?
c) Quả cầu C có thể chuyển động không ngừng giữa hai quả cầu trên hay không? Vì
sao?
6. Bình thường nguyên tử vàng có 79 electron và nguyên tử thủy ngân có 80 electron,
hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng và của nguyên tử thủy ngân là bao nhiêu?
7. Nguyên tử hidro chỉ có một electron, nếu mất electron thì nó trở thành cái gì? Từ
đây em có liên tưởng thế nào với các nguyên tử chất khác mà hạt nhân nguyên tử có
+2e, +3e, v.v…
8. Nguyên nhân nào làm người ta phải bảo vệ xe chở xăng, chở chất nổ bằng cách
buộc dây xích sắt vào bệ xe và thả đầu kia xuống đất?
9. Đưa một quả cầu nhiễm điện dương lại gần ống nhôm nhẹ treo vào sợi tơ mảnh.
Mô tả và giải thích hiện tượng.
10. Một ống nhôm nhẹ nhiễm điện dương treo vào đầu một sợi dây tơ mảnh khá dài
được đưa vào khoảng giữa hai tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu. Mô tả và
giải thích hiện tượng. Biết rằng điện tích ống nhôm rất nhỏ so với điện tích của 2 bản.
11. Một vật A mang điện tích dương hút một quả cầu kim loại nhỏ treo bằng sợi tơ.
a) Từ đó ta có thể suy ra rằng quả cầu kim loại mang điện tích âm được không?
b) Với điều kiện nào thì quả cầu và vật tích điện cùng dấu lại hút nhau.
c) Với điều kiện nào thì quả cầu và vật tích điện trái dấu lại đẩy nhau.
12. Làm cách nào để một vật nhiễm điện dương làm cho quả cầu kim loại nhiễm điện
âm?
1.6.2. Bài tập
q 1=q2 =20 μC
Bài 1. Hai điện tích q1 và q2 được giữ ở một khoảng cách d cố định. ;d
= 1,50cm.
a) Tính độ lớn của lực tĩnh điện tác dụng lên q1.
q 3 =20 μC
b) Đặt thêm một điện tích thêm ba sao cho ba điện tích lập thành tam
giác đều canh d. Tính lực tĩnh điện tác dụng lên q1 khi đó.
Bài 2. Hai quả cầu 1 và 2 giống nhau, dẫn điện, cô lập có một lượng điện tích bằng
nhau và cách nhau một khoảng lớn so với đường kính của chúng. Lực tĩnh điện do
quả cầu 1 tác dụng lên quả cầu 2 bằng F. Bây giờ giả thiết có một quả cầu thứ 3
tương tự được gắn vào cán cách điện và mới đầu trung hòa về điện. Quả cầu 3 trước
hết được chạm vào quả cầu 1 sau đó vào quả cầu 2 và cuối cùng đưa ra xa. Hỏi lực
tĩnh điện F’ (Tính theo F) bây giờ tác dụng lên quả cầu 2.
Bài 3. Ba hạt mang điện tích nằm trên một đường thẳng và cách nhau một khoảng d.
Các điện tích q1 và q2 được giữa cố định. Điện tích q 3 có thể chuyển động tự do di
chuyển nhưng nó lại rơi vào trong trạng thái cân bằng (lực tổng hợp tác dụng lên nó
bằng 0). Xác định q1 theo q2.
Bài 4. Các điện tích q1 và q2 nằm trên trụ x ở các điểm x = -a và x = a
a) q1 và q2 phải như thế nào để lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích +Q
đặt ở vị trí x = +a/2 bằng 0.
b) Lặp lại như câu a nhưng với điện tích +Q nằm ở vị trí x = + 3a/2.
Bài 5. Bốn điện tích điểm +q, -q, -2q, +2q lần lượt nằm trên bốn đỉnh của một hình
vuông cạnh a. Tính lực điện tổng hợp tác dụng các điện tích, biết q = 10 -7 (C) và a =
5,0cm.
q 1=q2 =1 μC
Bài 6. Ba điện tích được đặt ở đỉnh của một tam giác đều cạnh a. Có .
Hỏi giá trị của điện tích q3 (cả về dấu và độ lớn) để cho điện trường tổng hợp triệt tiêu
ở tâm C của tam giác.
q 1=2 . 10−7 C q 2=8 ,5 . 10−8 C
Bài 7. Hai điện tích và cách nhau 12cm.
a) Tính độ lớn của điện trường mà mỗi điện tích tạo ra ở vị trí của điện tích kia.
b) Tính độ lớn lực điện tác dụng lên mỗi điện tích.
2 .10−7 C
Bài 8. Hai điện tích có độ lớn bằng nhau và bằng nhưng trái dấu được giữa
cách nhau 15cm
a) Tìm độ lớn và hướng của véc tơ cường độ điện trường ở điểm nằm chính giữa
các điện tích,
b) Tìm độ lớn và hướng của lực điện tác dụng lên một electron đặt ở điểm đó.
Bài 9. Bốn điện tích nằm ở bốn đỉnh của hình vuông cạnh có độ lớn lần lượt +3q, -5q,
+3q và -5q. Bốn điện tích khác nằm ở trung điểm của các cạnh hình vuông có độ lớn
là +q. Khoảng cách giữa các điện tích kề nhau trên chu vi hình vuông là d. Hỏi độ lớn
và hướng của điện trường tại tâm của hình vuông.
q 1 =+ q q 2=−2 q
Bài 10. Hai điện tích ; được cố định cách nhau một khoảng d
a) Tìm véc tơ cường độ điện trường tại điểm A nằm ngoài hai điện tích, trên
đường thẳng nối hai điện tích và cách điện tích gần nó nhất một khoảng d.
b) Tìm véc tơ cường độ điện trường tại điểm B nằm trên đường trung trực của
đường nối hai điện tích và cách điện tích một khoảng d.
Bài 11. Tính điện thế ở điểm P nằm ở tâm của một hình vuông mà đỉnh là các điện
tích điểm q1, q2, q3, q4. Giả sử cạnh hình vuông d = 1,3 m và các điện tích bằng
q1 = +12nC; q2 = -24nC; q3 = +31nC; q4 = +17nC.
Bài 12. Các electron (điện tích –e) được cố định cách đều nhau trên đường tròn bán
kính R. Lấy điện thế V = 0 ở vô cực. Tính điện thế và điện trường ở tâm đường tròn
do các electron đó tạo nên.

You might also like