You are on page 1of 2

Dòng điện trong bán dẫn Nguyễn Văn Thế

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN


I. CÁC MIỀN NĂNG LƯỢNG
Các đặc điểm:
 Năng lượng của các điện tử trong nguyên tử chỉ nhận các năng lượng gián đoạn và xác định.
 Năng lượng càng cao thì thì các mức năng lượng càng gần nhau, tập hợp các mức năng lượng
gần nhau gọi là vùng năng lượng
 Khi cung cấp năng lượng cho các electron bằng cách đun nóng hay tác dụng điện trường ngoài
chúng sẽ chuyển lên mức năng lượng cao hơn.
Electron trong mạng tinh thể:
 Khi các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành mạng tinh thể, các mức năng lượng của chúng
phủ lên nhau tạo thành vùng năng lượng.
 Các vùng năng lượng các electron có thể tồn tại trong đó được gọi là vùng cho phép
 Giữa hai vùng năng lượng có một vùng năng lượng gọi là vùng cấm
Giải thích hình thành vật dẫn, chất bán dẫn, chất cách điện
 Vật dẫn: (chủ yếu là kim loại) độ rộng vùng
cấm khoảng ∆ ≈ 10 nên các electron
dễ dàng đi từ vùng hóa trị lên vùng dẫn để tham
gia truyền dẫn dòng điện.
 Chất cách điện: độ rộng vùng cấm tương đối
lớn ∆ >5 do vậy electron khó có thể
chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn để tham
gia truyền dẫn dòng điện.
 Chất bán dẫn: độ rộng vùng cấm vừa phải, nên các electron muốn lên được vùng dẫn cần
phải có tác nhân cung cấp năng lượng từ bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng ...
II. DÒNG ĐIỆN TRONG BÁN DẪN
Các đặc điểm:
 Chất bán dẫn có điện trở suất lớn hơn kim loại nhưng nhỏ hơn cách điện ( < < )
 Tính chất dẫn điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tác nhân bên ngoài như ánh sáng,
nhiệt độ, điện trường, áp suất, ...
 Khi pha vào chất bán dẫn tinh khiết một lượng nhỏ tạp chất cũng đủ là điện trở suất chúng
giảm rõ rệt
 Chất bán dẫn có mặt rất nhiều trong đời sống đặt biệt là các linh kiện điện tử, máy tính,...
Chất bán dẫn tinh khiết
 Chất bán dẫn tinh khiết như Si, Ge, ... có độ rộng vùng cấm không quá lớn ( Si: 1,12 eV;
Ge: 0,71 eV) khi đó muốn chúng dẫn được điện ta cần phải kích thích chúng bằng cách tác
nhân như: gia nhiệt, chiếu sáng hay đặt một điện trường đủ mạnh vào,...

Trang 1
Dòng điện trong bán dẫn Nguyễn Văn Thế

Mô tả sơ lược dòng điện trong bán dẫn tinh khiết:


Khi có kích thích bằng cách tác nhân như: gia nhiệt, chiếu sáng hay đặt một điện trường đủ mạnh vào
các electron ở vùng hóa trị nhận đủ năng lượng vượt vùng cấm để chuyển lên vùng dẫn, tại đây chúng
tham gia vào quá trình dẫn điện nên ta gọi chúng là các electron dẫn. Khi electron chuyển lên vùng
dẫn chúng để lại ở vùng hóa trị một lỗ trống, lỗ trống ở vùng hóa trị cũng tham gia vào quá trình dẫn
điện.
Tóm lại: dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron dẫn ngược
chiều điện trường ngoài và các lỗ trống cùng chiều điện trường ngoài.
III. DÒNG ĐIỆN TRONG BÁN DẪN CÓ TẠP
 Chất bán dẫn loại n
 Khi pha một lượng rất bé nguyên tố có hóa trị 5 vào chất bán dẫn tinh khiết ta thu được chất bán
dẫn loại n
Khi đó nguyên tử của nguyên tố được pha có 5 electron ngoài cùng liên kết với 4 nguyên tử chất bán
dẫn lân cận, theo cách này chúng thừa 1 electron khi tham gia liên kết, nên electron đấy liên kết với
hạt nhân rất yếu, dễ dàng bị bức ra khỏi ràng buộc và chuyển lên vùng dẫn tạo nên electron dẫn
 Chất bán dẫn loại p
 Khi pha một lượng rất bé nguyên tố có hóa trị 3 vào chất bán dẫn tinh khiết ta thu được chất bán
dẫn loại p
Khi đó nguyên tử của nguyên tố được pha có 3 electron ngoài cùng liên kết với 4 nguyên tử chất bán
dẫn lân cận, theo cách này chúng thiếu 1 electron vì vậy sẽ tạo nên 1 lỗ trống tại đó. Khi có điện
trường ngoài lỗ trống sẽ di chuyển cùng chiều điện trường ngoài tạo nên dòng điện.
IV. ỨNG DỤNG
Diot bán dẫn
 Diot bán dẫn cấu tạo từ hai khối bán dẫn loại P và loại N ghép với nhau.
Tại nơi tiếp xúc, do nồng độ electron ở loại N cao nên chúng khuếch tán sang lớp P và ngược lại do
nồng độ lỗ trống ở loại P cao nên lỗ trống sẽ khuếch tán sang lớp N. Khi đó chúng sẽ hình thành điện
trường tiếp xúc ngăn cản quá trình khuếch tán xảy ra, ta gọi điện trường này là điện trường tiếp xúc.
 Vùng tiếp xúc lớp N và lớp P được gọi là vùng chuyển tiếp P-N hay vùng nghèo.
Tại đây cũng hình thành điện thế tiếp xúc (Si: U = 0,7 V ; Ge U = 0,2 V)
Điện trường tiếp xúc có chiều là hướng từ N sang P
Phân cực thuận: tạo ra điện trường ngoài bằng cách đặt một nguồn điện sao cho điện trường ngoài
hướng ngược chiều với điện trường tiếp xúc ( cực dương của nguồn nối vào lớp P, cực âm vào lớp N)
Kết quả: khi điện trường ngoài lớn hơn điện trường tiếp xúc, làm phá vỡ điện trường tiếp xúc dẫn đến
hình thành dòng điện đi qua vùng tiếp xúc.
Phân cực nghịch: tạo ra điện trường ngoài bằng cách đặt một nguồn điện sao cho điện trường ngoài
hướng cùng chiều với điện trường tiếp xúc ( cực âm của nguồn nối vào lớp P, cực dương vào lớp N)
Kết quả: làm mở rộng vùng nghèo, không có dòng điện đi qua lớp tiếp xúc.
Trang 2

You might also like