You are on page 1of 3

2/ Khái niệm thế điện động, các yếu tố ảnh hưởng

Người ta quan niệm hạt keo là một micelle trung hoà điện bao gồm một
nhân, thường có cấu tạo tinh thể, ở giữa và một lớp điện kép bao quanh nó. Lớp
kép gồm hai bản. Bản trong gồm các ion cùng một dấu điện nằm trên bề mặt hạt
keo, tạo cho hạt có một điện tích nào đó nên được gọi là các ion quyết định thế.
Bản ngoài gồm các ion điện tích ngược dấu vừa đủ để trung hoà điện tích của hạt
keo - đó là các ion đối.

Sự xuất hiện của lớp điện tích kép dẫn đến việc hình thành giữa hai pha
điện thế φ

Thế zeta là điện thế trên bề mặt nằm giữa lớp ion đối và lớp ion khuếch tán,
giá trị thế zeta âm khi keo tích điện âm, dương khi keo tích điện dương.

Thế điện động chỉ xuất hiện do quá trình chuyển động của các pha trong hệ
dị thể. Hiệu điện thế này được hình thành trên ranh giới giữa màng dung môi cực
mỏng (gọi là lớp hấp phụ) trên bề mặt của hạt và toàn bộ phần chất lỏng còn lại
của dung dịch.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ (Zeta): 6 yếu tố

Ảnh hưởng chất điện ly trơ:

+ Thêm chất điện ly trơ ( tăng nồng độ hay điện tích) thì chiều dày lớp khuếch tán
giảm dẫn đến thế zeta giảm

Ảnh hưởng của chất điện ly không trơ

- Nếu ion của chất điện ly mới thêm vào cùng dấu với ion quyết định hiệu thế, lúc
đầu điện thế zêta tăng, sau đó những ion cùng loại với ion nghịch sẽ nén lớp
khuếch tán lại do đó điện thế zêta lại giảm
- Nếu ion của chất điện ly mới thêm vào khác dấu với ion quyết định điện thế, thì
có thể xảy ra sự đổi dấu điện của hạt keo.

Ví dụ trong sol AgI với ion quyết định hiệu thế là I- , nếu thêm AgNO3 vào hệ,
ion Ag+ có thể làm điện tích của hạt keo chuyển từ âm sang dương

Ảnh hưởng pH:

– pH có ảnh hưởng lớn đến ζ vì H+, OH- có khả năng hấp phụ lớn.

– Trong các dung dịch mà pha phân tán có tính chất kưỡng tính như Al(OH)3 thì
sự biến thiên pH của môi trường có thể gây ra sự đổi dấu điện của hạt keo do sự
thay đổi tính ion hoá của các phân tử trong pha phân tán.

– Sự đổi dấu của ζ trong trường hợp thay đổi pH của môi trường chỉ khác với
trường hợp thêm chất điện ly ở chổ: các ion tao thế mới sau khi đổi dấu không từ
dung dịch chuyển vào hệ.mà được tạo nên chính từ chất tạo nên phan phân tán do
sự thay đổi phản ứng ion hoá.

Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ làm tăng chuyển động nhiệt của các ion đối, phần khuếch tán của lớp
điện kép tăng lên do đó điện thế zêta cũng tăng, nhưng nếu sự tăng nhiệt độ đi
kèm theo sự phản hấp phụ ion tạo thế thì điện thế zêta có thể giảm.

Ảnh hưởng của nồng độ chất keo

Sự pha loãng làm dãn lớp điện kép, do đó điện thế đzeta sẽ tăng (nhưng nếu có sự
phản hấp phụ ion tạo thế thì điện thế zêta lại giảm)

Ảnh hưởng của bản chất môi trường phân tán:

Các hiện tượng điện động học và do đó sự tồn tại của lớp điện kép chỉ duy trì
trong môi trường phân cực. Nếu độ phân cực của môi trường càng nhỏ thì điện
thế zêta càng nhỏ.
3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của một hệ keo

Thế điện động ζ là đại lượng đặc trưng cho độ bền của hệ keo.

Vì vậy những yếu tố ảnh hưởng đến thế zeta thì ảnh hưởng đến độ bền của keo

You might also like