You are on page 1of 7

BÀI TẬP 1

Chương 5
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
ĐỀ BÀI 1: TRẢ LỜI CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

CÂU 1: Nêu nguyên tắc của phương pháp phân tích khối lượng.

- Cơ sở của phương pháp phân tích khối lượng là dựa vào:

+ Bản chất của các phản ứng hóa học: Trong phản ứng hoá học có sự thay đổi
liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến các điện tử còn số
nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử
không đổi, vì thế tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

+ Các định luật hóa học:

 Định luật thành phần không đổi: là tỷ số khối lượng các nguyên tố có trong
thành phần một chất luôn luôn như nhau.
 Định luật đương lượng: là khối lượng các nguyên tố tham gia phản ứng
luôn luôn không đổi và tỷ số giữa chúng không thay đổi.

- Việc phân tích khối lượng sẽ dựa trên sự đo lường khối lượng nhờ cân phân tích,
một dụng cụ cung cấp các kết quả rất đúng và chính xác.

- Trong phương pháp này, chất cần xác định được tách ra dưới dạng hợp chất có
các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố xác định. Từ hợp chất đó, người ta tính được
khối lượng của cầu từ cần xác định và hàm lượng phần trăm của nó nhờ cân phân
tích.

CÂU 2: Phân loại các phương pháp phân tích khối lượng.

a/ Phương pháp tách:

- Phương pháp xách định lượng tro:


Nung Nung → m=const
M (rắn) tro tro (cân) → hàm lượng % của nó trong
mẫu
 Gồm:

+ Tro toàn phần

+ Tro không tan trong acid

+ Tro sulfat

- Phương pháp tách:

Cân 1 lượng chính xác → hòa tan chất cần tách → thu được dung dịch → tách và
lọc → sản phẩm

- Phương pháp điện trọng lượng (điện hóa):

Cho dòng điện đi qua dung dịch cần phân tích → kim loại được tách ra và bám vào
catod → hàm lượng kim loại có trong mẫu phân tích

b/ Phương pháp cất:

- Phương pháp trực tiếp:

Chất sau khi bay hơi được hấp thụ bằng một chất thích hợp đã được xác định khối
lượng → khối lượng cần xác định

- Phương pháp gián tiếp:

Tách hoàn toàn chất cần xác định hàm lượng ra khỏi mẩu phân tích → cân chất
rắn còn lại → hàm lượng chất cần phân tích

c/ Phương pháp kết tủa:


Lọc, rủa, sấy, nung
X (dd) Y↓ Z (dạng cân)

CÂU 3: Trình bày các giai đoạn tiến hành phân tích khối lượng. Nêu cách
tính kết quả.

Các giai đoạn của phương pháp phân tích khối lượng bằng cách tạo kết tủa:

- Xác định lượng mẫu:

+ Mẫu đem phân tích đủ lớn.


+ Sản phẩm tạo ra giữa chất phân tích và thuốc thử đủ lớn.

+ Sản phẩm được lọc, rửa trước khi cân.

* Đối với kết tủa dạng tinh thể:

n1 M A
a   0,5
n2 M B
MA: khối lượng mol của chất cần xác định.

MB: khối lượng mol của chất cân.

n1: hệ số cân bằng của chất A trong phản ứng

n2: hệ số cân bằng của chất B trong phản ứng

* Đối với kết tủa dạng vô định hình:

n1 M A
a   0,1
n2 M B
MA: khối lượng mol của chất cần xác định.

MB: khối lượng mol của chất cân.

n1: hệ số cân bằng của chất A trong phản ứng

n2: hệ số cân bằng của chất B trong phản ứng

- Thuốc thử:

+ Thuốc thử vô cơ:

 Thuốc thử cation


 Thuốc thử anion

+ Thuốc thử hữu cơ


→ Yêu cầu chọn thuốc thử: phải có tính chọn lọc, dễ lọc, dễ rửa, có độ tan
thấp, trơ với các cấu tử của môi trường, có thành phần xác định sau khi làm khô và
nung, luôn cho dư từ 10% - 15% so với lượng tính.

- Sự kết tủa và các yêu cầu đối với dạng tủa và dạng cân:

+ Dạng tủa:

 Tủa phải có độ tan nhỏ để tủa được hoàn toàn.


 Có độ tinh khiết cao, ít hấp phụ hay lẫn chất bẩn.
 Tủa cần có tinh thể lớn để ít bị tan trong quá trình lọc, rửa.
 Tủa phải chuyển sáng dạng cân một cách dễ dàng và hoàn toàn.

+ Dạng cân:

 Phải bền với môi trường, không bị hút ẩm, không bị phá hủy.
 Phải có công thức xác định để tính F đúng.
 Thừa số chuyển F ứng với dạng cân càng nhỏ càng tốt.

CÂU 4: Kể vài ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng.

- Xác định nước kết tinh và hút ẩm:

“Giảm khối lượng do sấy khô” trong các chuyên luận để xác định nước hút ẩm
hoặc cả nước hút ẩm và nước kết tinh với nhiệt độ như sau:

+ Nhiệt độ thích hợp để xác định độ ẩm: 105oC ± 5oC

+ Nhiệt độ thích hợp để loại nước kết tinh: 120oC → 200oC

- Xác định hàm lượng Ba2+¿¿ hay SO2−¿


4
¿
:

Để tạo tủa BaSO4 dùng dung dịch H2SO4 hay muối sulfat nếu mẫu là Ba2+¿¿. Dùng
dung dịch BaCl2 nếu mẫu là SO2−¿
4
¿
.

- Định lượng clorid, bromid và iodid:


+ Cho dung dịch AgNO3 vào một dung dịch chứa ion Cl-, Br-, I- sẽ thu được các
tủa bạc halogenid. Rửa tủa, sấy và cân → kết quả.

+ Sấy tủa ở nhiệt độ ≤ 130oC.

+ Tủa bạc dễ bị phân hủy, tránh ánh sáng.

+ Tủa AgCl dễ bị hấp thụ Ag+ tạo ra lớp điện kép trong trường hợp trong dung
−¿¿
dịch có lượng thừa AgNO3 → thêm HNO3 → ion NO 3 phá lớp điện kép.

CÂU 5: Nêu nguyên nhân làm bẩn tủa và cách xử lý.

- Nguyên nhân của sự làm bẩn tủa là sự cộng kết:

+ Cộng kết là hiện tượng khi kết tủa lắng xuống mang theo các tạp chất khác mà
trong điều kiện riêng lẻ thì các tạp chất này không thể kết tủa được.

+ Sự cộng kết có nhiều nguyên nhân khác nhau, người ta phân biệt có 3 dạng
cộng kết: hấp phụ, hấp lưu và nội hấp. Ngoài ra sự hậu tủa cũng là nguyên nhân
gây bẩn tủa.

- Cách xử lý:

+ Đối với sự cộng kết:

 Hấp phụ: có thể xử lý bằng cách tạo tinh thể lớn nếu là tủa tinh thể và
thường có thể loại bỏ bẩn bằng cách rửa.
 Hấp lưu: ngăn sự quá trình tạo thành quá nhanh của các tạp chất và hạn
chế tinh thể mới bọc lấy chất bẩn bên trong.
 Nội hấp: biện pháp tốt nhất để xử lí là chọn thuốc thử khác không gây ra
sự tạo thành tinh thể hỗn hợp.
+ Đối với hậu tủa: cần cho thuốc thử tiếp xúc với chất kết tủa ở nhiệt độ cao để
đẩy nhanh quá trình, chú ý thời gian để tránh bẩn do hậu tủa gây ra.

ĐỀ BÀI 2: HOÀN THÀNH BÀI TẬP TRONG FILE ĐÍNH KÈM

CÂU 1: Nguyên tắc của phương pháp phân tích khối lượng là:

Đáp án a. Dựa vào bản chất của các phản ứng để xác định hàm lượng của nguyên
tố hoặc nhóm nguyên tố trong mẫu thử.

CÂU 2: Yêu cầu chọn thuốc thứ phải luôn cho dư từ ______ so với lượng tính:

Đáp án b. 10 – 15 %

CÂU 3: Acid hóa kháng sinh theo phương trình sau:

NaHCO3 (k/sinh) + H2SO4 → CO2 + H2O + NaHSO4

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Chúng ta đang sử dụng phương pháp _____.

Đáp án d. trực tiếp

CÂU 4: Để xác định độ ẩm của mẫu ta áp dụng công thức:


a  a,
Đáp án c.%đ .m  100
a
CÂU 5: Đặc điểm của phân tích khối lượng là:

Đáp án c. Đánh giá thành phần mẫu, xác định các cation, các anion, thành phần của
hợp kim, các hợp chất hữu cơ,….
CÂU 6: Phương pháp xác định lượng tro
Nung Nung → m=const
M (rắn) tro tro (cân) → hàm lượng % của nó
trong mẫu là:

Đáp án a. Tro toàn phần

CÂU 7: Ứng dụng phương pháp phân tích khối lượng để ______.

Đáp án b. xác định hàm lượng Ba2+¿¿ hay SO2−¿


4
¿

CÂU 8: Ưu điểm của phương pháp phân tích khối lượng: tính đúng chính xác
cao và_____.

Đáp án d. dụng cụ đơn giản

CÂU 9: Ứng dụng phương pháp phân tích khối lượng để _____.

Đáp án a. xác định nước kết tinh và hút ẩm

CÂU 10: Thuốc thử dùng để định lượng nhóm halogen là _____.

Đáp án d. AgNO3

You might also like